Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.62 KB, 99 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

CGH

Cơ giới hóa

CNTT

Công nghệ thông tin


ĐVT

Đơn vị tính

FDI

Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm nội địa

GDP/PPP

Tổng sản phẩm quốc nội theo sức mua tương đương

GRDP

Tổng sản phẩm

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

IFMC


Tổ hợp cơ giới hóa nông nghiệp tổng hợp

IPSARD

Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PTNT

Phát triển nông thôn

R&D

Research and Development: Nghiên cứu và phát triển

RDA

Rural Development Aministration: Cục quản lý phát triển nông thôn

RPC

Rice Processing Combination: Tổ hợp chế biến lúa gạo

SXNN

Sản xuất nông nghiệp


THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

2


DANH MỤC BẢNG

3


DANH MỤC HỘP

4


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Thị Chinh
Tên luận văn: “Cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh
Bắc Ninh”
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn.
Mã số: 60.62.01.16
Cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Kết quả nghiên cứu chính
Quế Võ là huyện lớn nhất tỉnh Bắc Ninh với diện tích trên 170km2, dân số tính đến
31/12/2015 là hơn 160 nghìn người, Quế Võ có đầy đủ tiềm năng và thế mạnh trong
phát triển kinh tế - xã hội. Theo Quy hoạch, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai
đoạn 2016-2020 của huyện đạt 10,5%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt từ 9,5%/năm; GDP
bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 3.230 USD và đến năm 2030 đạt 10.390
USD. Đô thị Quế Võ sẽ trở thành đô thị loại 4 và hình thành thị xã, bổ trợ trực tiếp cho
đô thị lõi (Bắc Ninh- Tiên Du- Từ Sơn), từ đó tạo điều kiện thuận lợi để Quế Võ phát
triển dich vụ khu công nghiệp và đô thị, tạo cơ hội trở thành cầu nối liên kết sản xuất và
phát triển công nghệ cao và công nghệ sạch trong vùng, khu vực trong tương lai. Trong
sự phát triển chung, Huyện vẫn ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hoá, ứng dụng công nghệ cao, tạo đột phá về năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả kinh
tế cao, tăng giá trị kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích đất, xây dựng các vùng sản xuất
hàng hoá tập trung trên cơ sở khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên để nông nghiệp được phát triển một cách mạnh mẽ và có
hiệu quả thì cần phải cơ giới hóa. Trên thực tế, thực trạng cơ giới hóa nông nghiệp, đặc
biệt là trong trồng trọt trên địa bàn huyện thời gian qua còn gặp nhiều hạn chế từ công
tác quy hoạch, hỗ trợ nguồn vốn, hạ tầng nông thôn tới kĩ thuật áp dụng máy móc vào
trong trồng trọt… Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh”.
Đề tài có mục tiêu chung là trên cơ sở đánh giá thực trạng cơ giới hóa trong lĩnh
vực trồng trọt trên địa bàn huyện Quế Võ; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh hơn nữa cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt. Để thực hiện mục tiêu chung, đề tài

có một số mục tiêu cụ thể như: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ giới hóa
trong lĩnh vực trồng trọt; Đánh giá thực trạng cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt; Phân

5


tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện
Quế Võ; Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên
địa bàn huyện Quế Võ. Đề tài có hệ thống hóa một số lý luận về cơ giới hóa, cơ giới hóa
trong lĩnh vực trồng trọt. Đề tài có sử dụng một số phương pháp phân tích: phương pháp
so sánh, phương pháp thống kê mô tả.
Qua nghiên cứu đề tài thu được một số kết quả như sau:
Đến nay Quế Võ đã cơ bản hoàn thiện các khâu trong sản xuất nông nghiệp. Cụ
thể những công đoạn như làm đất, thu hoạch đã cơ giới hóa thành công, giúp giảm đáng
kể chi phí lao động và tăng năng suất cũng như hiệu quả trồng trọt. Điều đáng nói là là
tất cả các công cụ đều là công cụ chuyên dụng, tách rời và đều sử dụng động cơ của
máy kéo đa năng Kubota có hiệu quả gấp hàng chục lần lao động chân tay. Công tác
quy hoạch đất đai đã và đang được triển khai có hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn
chế. Tỉnh Bắc Ninh cũng như UBND huyện Quế Võ cũng đã có những chính sách hỗ
trợ mua máy móc và tập huấn kĩ thuật vận hành, sửa chữa máy móc khi gặp sự cố cho
người dân. Đến nay, gần 100% đường trục xã, đường liên thôn và gần 80% ngõ xóm
được cứng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Năm
2015 cơ bản các thôn, xã đã thực hiện dồn điền đổi thửa. Đường giao thông nội đồng
được cải thiện, kiên cố hóa. Bên cạnh đó đã huy động nhân dân tự đóng góp lên đến 813
triệu đồng để thực hiện công tác dồn điền đổi thửa. UBND tỉnh Bắc Ninh cũng đã ra
Quyết định hỗ trợ đầu tư xây dựng kênh mương, ngân sách tỉnh hỗ trợ 250.000.000
đồng/1km.
Qua nghiên cứu thực trạng đề tài có phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến cơ giới
hóa trong lĩnh vực trồng trọt: Điều kiện đất đai và địa hình; Điều kiện khí hậu; Điều
kiện nuôi trâu, bò kéo; Hệ thống tưới tiêu, giao thông nội đồng; Phong tục tập quán và

phương thức sản xuất; Chi phí dịch vụ cơ giới hóa trong trồng trọt; Nguồn lao động gia
đình. Từ kết quả trên tôi đã đề xuất phương hướng và những giải pháp đẩy mạnh cơ giới
hóa trong lĩnh vực trồng trọt trong thời gian tới. Giải pháp nên hướng vào những vấn đề
chủ yếu sau: Thực hiện tốt công tác quy hoạch đất đai, dồn điền đổi thửa, vùng sản xuất
tập trung; Nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông nội đồng phù hợp với việc đưa máy móc
vào trồng trọt; Nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông nội đồng phù hợp với cơ giới hóa
trong trồng trọt; Hỗ trợ, khuyến khích đầu tư máy móc, thiết bị vào trong trồng trọt; Đào
tạo nguồn nhân lực phục vụ cơ giới hóa trồng trọt.

6


7


THESIS ABSTRACT

8


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay với sự phát triển ngày càng cao của ngành công nghiệp, dịch vụ thì
ngành nông nghiệp đang dần chuyển dịch theo cơ cấu giảm dần. Tuy nhiên nông
nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với nông thôn cũng như nền kinh tế quốc
dân, là nền tảng góp phần phát triển và ổn định kinh tế- xã hội. Để nền nông
nghiệp được đẩy mạnh, phát triển hơn nữa thì cần phải đưa khoa học công nghệ,
kỹ thuật vào trong sản xuất. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện
nay, công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn được coi là yêu cầu
cấp thiết, nhất là khi nước ta đang nỗ lực tập trung triển khai quá trình nông thôn

mới. Quá trình đó không thể không nhắc đến cơ giới hóa nông nghiệp. Cơ giới
hóa nông nghiệp là một trong những thành tựu vĩ đại của thế kỷ 20, là yếu tố tác
động trực tiếp đến việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Cơ giới hóa đóng vai trò quyết định trong sản xuất nông nghiệp như giảm lao
động thủ công, lao động nặng nhọc và giảm tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật cho cây trồng phát triển..., làm tăng năng suất và chất lượng. Cơ giới
hóa được thực hiện bằng công nghệ cao đã tạo ra những giá trị to lớn trong sản
xuất thông qua việc sử dụng có hiệu quả hơn về lao động, kịp thời của các hoạt
động và quản lý đầu vào hiệu quả hơn, với trọng tâm là năng suất cao bền vững.
Trong lịch sử hiện đại máy móc được sản xuất giúp con người tăng năng lực và
đạt các tiêu chuẩn hóa các hoạt động đánh giá thông qua việc nâng cao năng suất
và hiệu quả lao động, đó chính là chìa khóa của cơ giới hóa nông nghiệp.
Trong xu thế hội nhập kinh tế của nước ta đặt ra câu hỏi lớn là làm thế nào để
nâng cao chất lượng, giá cả hợp lý và sản xuất có hiệu quả là rất có ý nghĩa trong
lĩnh vực trồng trọt. Chính vì vậy cần đẩy nhanh việc nâng cao năng suất, hiệu quả
lao động. Để làm được điều này thì Nhà nước cần phải giải quyết hàng loạt các
vấn đề có liên quan trực tiếp hay gián tiếp về đầu tư vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng,
cơ giới hóa, các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy chế tạo máy nông nghiệp, hỗ trợ
nông dân hay doanh nghiệp đầu tư máy móc phục vụ sản xuất… Trên thực tế vấn
đề cơ giới hóa trong nông nghiệp đang ngày càng được đẩy mạnh, tuy nhiên vẫn
còn nhiều khó khăn hạn chế như diện tích đất canh tác còn manh mún, nhỏ lẻ, hệ
thống thủy lợi tưới tiêu chưa hợp lý…. Trong những năm qua tại nhiều địa

9


phương đã mạnh dạn đưa công nghệ, máy móc vào các khâu trong sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là trong trồng trọt. Điều này mang lại lợi ích lớn cho nông dân
trong phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho người nông dân thâm
canh tăng vụ, nâng cao giá trị sản xuất cây trồng.

Bắc Ninh đến nay đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao, hạ tầng phục vụ sản xuất như hệ thống đê điều, hệ
thống tưới tiêu, công tác dồn điền đổi thửa cơ bản được hoàn thành, góp phần
không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại. Nông
nghiệp các địa phương trong tỉnh cũng đang dần có sự chuyển đổi từ sản xuất
nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung
như: vùng rau xanh 300 triệu/ha/năm, thị xã Từ Sơn, các huyện Tiên Du, Yên
Phong, Thuận Thành, thành phố Bắc Ninh; vùng hành tỏi 150 triệu/ha tại huyện
Gia Bình, Lương Tài; vùng cà rốt 120 triệu/ha tại Gia Bình, Lương Tài; vùng
khoai tây từ 70-90 triệu/ha tại Quế Võ, Yên Phong; vùng bí xanh, bí đỏ 60-70
triệu/ha tại Lương Tài, Gia Bình. Tuy nhiên hiện nay Tỉnh có tốc độ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nhanh, lao động nông nghiệp trong những năm gần đây có xu
hướng giảm mạnh. Điều này đặt ra cho ngành nông nghiệp tỉnh bài toán làm thế
nào để sản xuất đạt hiệu quả cao trong tình trạng lao động ngày càng ít đi. Đẩy
mạnh tích tụ ruộng đất, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp là một trong
những giải pháp quan trọng đã góp phần đem lại sức sống mới cho sản xuất.
Quế Võ là huyện thuôc tỉnh Bắc Ninh, diện tích canh tác đất nông nghiệp
đang dần bị thu hẹp bởi hiện nay sự phát triển của các khu công nghiệp ngày
càng mạnh mẽ, các khu đô thị được xây dựng nhiều hơn. Tốc độ công nghiệp
hóa, đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ
nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ ngày càng lớn. Chính vì vậy mà yêu cầu
cấp thiết đặt ra là ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất, trồng
trọt nhằm làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp cũng như hiệu
quả lao động, đảm bảo nguồn an ninh lương thực của địa phương. Trong thời
gian vừa qua Huyện cũng đã có những chủ trương để hỗ trợ người dân đưa máy
móc vào trong lĩnh vực trồng trọt, cũng như cơ bản thực hiện công tác dồn điền
đổi thửa. Ngoài ra nhiều hộ nông dân cũng đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng cơ giới
hóa vào sản xuất. Tuy nhiên việc ứng dụng này còn gặp nhiều hạn chế và chưa
được mở rộng.


10


Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Cơ giới hóa
trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên địa
bàn huyện Quế Võ; từ đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh cơ giới hóa trong lĩnh vực
trồng trọt trên địa bàn huyện Quế Võ.
(1)
(2)
(3)
(4)

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt.
Đánh giá thực trạng cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện Quế
Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên địa
bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Đề xuất giải pháp đẩy mạnh cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

(1) Thế nào là cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt? Cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng
(2)
(3)
(4)
(5)


trọt bao gồm những nội dung gì?
Kinh nghiệm cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên thế giới và Việt Nam như
thế nào?
Thực trạng cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh
Bắc Ninh trong những năm qua như thế nào?
Cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố nào?
Những giải pháp nào nhằm đẩy mạnh cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt trên
địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt, trong đó
chủ thể là các hộ gia đình tiêu biểu, hợp tác xã…đã cơ giới hóa tại các xã trên địa
bàn huyện như Mộ Đạo và các xã chưa cơ giới hóa (hay cơ giới hóa một phần):
Nhân Hòa, Chi Lăng.

11


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung
Do có hạn chế về thời gian nên đề tài nghiên cứu về thực trạng cơ giới hóa
trong lĩnh vực trồng trọt tại ba xã là xã Mộ Đạo, xã Chi Lăng và xã Nhân Hòa.
Qua đó thấy được những hạn chế và lợi thế của huyện Quế Võ khi cơ giới hóa
trong lĩnh vực trồng trọt, làm cơ sở để đánh giá thực trạng cơ giới hóa trong lĩnh
vực trồng trọt.
Phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến cơ giới hóa trong trồng trọt.
Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt.
1.4.2.2. Phạm vi về không gian

Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
1.4.2.3. Phạm vi về thời gian
+ Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài từ tháng 10 năm 2016 đến tháng
10 năm 2017
+ Thời gian thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2014 đến năm 2016, số liệu sơ
cấp được tiến hành điều tra từ cuối năm 2016 đến đầu năm 2017.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ giới hóa
trong lĩnh vực trồng trọt gắn với lợi thế của huyện Quế Võ. Luận văn đã tổng hợp
bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và của Việt Nam, từ đó rút ra
bài học cho vùng nghiên cứu.
Luận văn là công trình nghiên cứu đã đánh giá thực trạng cơ giới hóa trên địa
bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; tiến hành phân tích những hạn chế và lợi thế
của vùng để cơ giới hóa.
Luận văn cũng đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến cơ giới hóa trong
lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Trong đó bao gồm:
(i) Điều kiện đất đai và địa hình; (ii) Điều kiện khí hậu; (iii) Điều kiện nuôi trâu,
bò kéo; (iv) Hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng; (v) Điều kiện phong tục tập
quán và phương thức sản xuất; (vi) Chi phí dịch vụ cơ giới hóa; (vii) Nguồn lao
động gia đình; (viii) Mối liên kết giữa các bên liên quan.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt, luận văn
đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt
trên địa bàn huyện Quế Võ, tìn Bắc Ninh trong thời gian tới.

12


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm

2.1.1.1. Cơ giới hóa
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về cơ giới hóa. Cơ giới hóa là quá
trình thay thế công cụ thô sơ bằng công cụ cơ giới, động lực của con người và gia
súc bằng công cụ cơ giới, lao động thủ công bằng công cụ cơ giới, thay thế
phương pháp sản xuất lạc hậu bằng phương pháp sản xuất khoa học. (Cù Ngọc
Bắc và cs, 2008).
Trước đây nước ta làm nông nghiệp bằng hình thức thủ công (như gieo trồng,
chăm sóc, thu hoạch và chế biến sản phẩm) đều bằng lao động chân tay . Cơ giới
hóa nông nghiệp là đưa các trang thiết bị máy móc và hỗ trợ người nông dân
trong sản xuất nông nghiệp, như các loại máy cày, máy gieo hạt, máy phun thuốc
trừ sâu, thiết bị hỗ trợ làm cỏ lúa, máy gặt đập, máy xay xát lúa gạo, tách ngô,
máy lột vỏ củ sắn (khoai mì) ... Hay nói cách khác thì cơ giới hóa nông nghiệp là
quá trình sử dụng máy móc thay thế một phần hoặc toàn bộ sức người hoặc súc
vật nhằm tăng năng suất lao động và giảm nhẹ cường độ lao động. Cơ giới hóa
nông nghiệp có các mức độ khác nhau từ cơ giới hóa từng công việc riêng lẻ,
việc cơ giới hóa liên hoàn đồng bộ một quy trình sản xuất một cây trồng, một vật
nuôi, một sản phẩm nông nghiệp (Từ điển Bách Khoa Nông Nghiệp, 1991).
2.1.1.2. Lĩnh vực trồng trọt
Nông nghiệp là ngành đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, đây
là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và
chăn nuôi. Chủ yếu là tạo ra lương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho công
nghiệp, bên cạnh đó phục vụ cho xuất khẩu. Nông nghiệp bao gồm các lĩnh vực:
trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp. Trong đó trồng trọt là
lĩnh vực nền tảng, chiếm hơn 70% cơ cấu GDP của nông nghiệp. Cơ sở để phát
triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng sinh học - cây trồng, vật nuôi và ứng
dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất.
Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nông nghiệp. Cung cấp lương
thực, thực phẩm cho dân cư, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, là
cơ sở để phát triển chăn nuôi và còn là nguồn xuất khẩu có giá trị theo giá trị sử
dụng. Cây trồng được phân thành các nhóm: cây lương thực, cây công nghiệp,

13


cây thực phẩm. Nhóm cây lương thực là cây trồng cung cấp sản phẩm dùng làm
lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn. Trong đó lúa và khoai là hai cây trồng có
diện tích lớn nhất, cung cấp nguồn lương thực lớn nhất và có lượng xuất khẩu
cao. Chính vì thế cơ giới hóa nhóm cây này là chủ yếu và có tỉ lệ cơ giới cao hơn
cả. Nhóm cây công nghiệp gồm cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, đỗ
tương, bông,…, cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè, điều, các loại
cây ăn quả… Hiện sản phẩm của nhóm cây này chỉ phục vụ 5-10% cho thị
trường nội địa, còn lại là xuất khẩu nên mức độ cơ giới hóa còn thấp. Nhóm cây
thực phẩm gồm các loại rau, củ, quả khác hiện nay có khả năng phát triển nhưng
chủ yếu tiêu thụ trong nước, sản phẩm cho chế biến chiếm tỉ lệ không cao, sản
phẩm xuất khẩu cũng hạn chế, chỉ một số loại như cà chua, dưa chuột, dưa hấu ở
dạng sấy khô, đóng hộp, ngô rau, ớt. Công tác quy hoạch vùng trồng rau, củ, quả
hàng hóa chưa rõ ràng trong phạm vi toàn quốc và từng vùng sinh thái, các địa
phương còn lúng túng trong hoạch định lâu dài, chủ yếu là tự cung tự cấp, buôn
bán nhỏ lẻ. Chính vì vậy việc đưa máy móc để phục vụ nhóm cây này chỉ có ở
khâu làm đất, còn khó khăn ở các khâu còn lại và bước đầu mới sản xuất với
công nghệ cao như trồng trong nhà lưới, trồng bằng kĩ thuật thủy canh, nhân
giống và sản xuất cây trồng năng suất cao bằng công nghệ nhà kính.
2.1.1.3. Cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt
Cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt là việc là đưa máy móc, tiến bộ khoa
học kĩ thuật vào trong các khâu làm đất, tưới tiêu, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch
và sau thu hoạch. Trong đó khâu làm đất và khâu thu hoạch chiếm nhiều công
sức lao động hơn so với các khâu còn lại. Việc đưa máy móc vào trồng trọt đã
giải phóng sức lao động cho con người, đồng thời tăng năng suất lao động.
Cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt cũng giống như cơ giới hóa nông
nghiệp và được tiến hành qua cơ giới hóa bộ phận và tiến lên cơ giới hóa
tổng hợp.

a) Cơ giới hóa khâu làm đất
Làm đất là làm cho đất tới xốp, tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng,
diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh. Các công việc làm đất như cày đất làm đất
tơi xốp, vùi dập cỏ dại và thoáng khí; bừa và đập đất để làm nhỏ đất, thu gom cỏ
dại và san phẳng mặt ruộng; lên luống để dễ dàng chăm sóc, chống ngập úng và
tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng và phát triển.

14


Cơ giới hóa khâu làm đất là đưa máy móc công nghiệp có năng suất cao
vào thay thế công cụ lao động thô sơ và thay thế sức người, gia súc kéo trong làm
đất canh tác. Trong khâu này người dân sử dụng máy cày, bừa thay thế cho sức
kéo của trâu, bò và con người. Đây là khâu cơ giới hóa đạt tỷ lệ cao nhất vì mất
nhiều công sức lao động, thời gian và chi phí. Cơ giới hóa khâu làm đất bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố như diện tích đất trồng trọt, việc nuôi trâu bò kéo, giới tính
của chủ hộ.
a) Cơ giới hóa khâu tưới tiêu, gieo trồng, chăm sóc

Hiện nay trên địa bàn huyện Quế Võ cơ giới hóa khâu gieo trồng còn
nhiều hạn chế, sử dụng sức lao động của con người là chủ yếu. Điều này bị ảnh
hưởng do tập quán làm nông nghiệp của nông dân, vẫn có thói quen gieo trồng
lạc hậu, chưa được cải tiến. Chăm sóc cây trồng vẫn là bón phân và phun thuốc
bằng tay và để kịp thời vụ, nhà nông thường thuê nhân công để gieo trồng.
b) Cơ giới hóa khâu thu hoạch

Cơ giới hóa khâu thu hoạch là chủ yếu sử dụng máy móc vào trong thu
hoạch lúa và thu hoạch khoai tây. Trong thu hoạch lúa sử dụng máy gặt đập liên
hợp và máy phụt lúa và sử dụng máy thu hoạch khoai tây. Khâu thu hoạch tốn
nhiều công sức lao động, thời gian cũng như chi phí thuê nhân công. Chính vì thế

việc cơ giới hóa đã nâng cao năng suất lao động, giải phóng sức lao động cho con
người và đảm bảo kịp thời vụ.
c) Cơ giới hóa sau thu hoạch

Sau khi thu hoạch, thay vì sử dụng sức trâu, bò kéo để vận chuyển nông
sản về thi người dân sử dụng xe công nông (hoặc thuê xe). Đối với các loại cây
rau, diện tích trồng nhỏ hẹp, tính thương mại thấp nên phương tiện vận chuyển
vẫn là xe cơ giới (xe đạp, xe máy). Khoai tây thu hoạch được các lái buôn vận
chuyển đến kho lạnh bảo quản bằng xe ô tô. Số ít khoai tây được buôn bán nhỏ
lẻ, được người dân vận chuyển bằng xe cơ giới.
2.1.2. Vai trò, đặc điểm của cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt
2.1.2.1. Vai trò của cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt
Trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, cơ giới hóa
trong nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt là một khâu không thể thiếu
của công cuộc này. Cơ giới hóa sẽ làm thay đổi phương thức sản xuất, giảm nhẹ
sức lao động cho con người, nâng cao năng suất lao động, giảm chí phí trong sản
15


xuất nông nghiệp. Cơ giới hóa là một nhiệm vụ hết sức quan trọng góp phần
nâng cao năng suất, chất lượng, thúc đẩy chuyển đổi dần cơ cấu nông nghiệp.
Trên thế giới cơ giới hóa nông nghiệp cũng như trong trồng trọt dẫn đến
sự thay đổi về phương thức sản xuất, đảm bảo sự phát triển nông nghiệp, đảm
bảo an ninh lương thực và nâng cao năng suất lao động. Cơ giới hóa sẽ góp phần:
(1) Nâng cao hiệu quả kinh tế: diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng giảm

xuống làm cho thu nhập của người dân khó được cải thiện nếu chỉ canh tác thuần
túy. Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp chỉ tập trung vào một số thời điểm trong năm
(tính thời vụ), thời gian còn lại công việc ít, nếu không có nghề phụ thì kinh tế hộ
gia đình gặp nhiều khó khăn. Hiện nay có xu thế lao động nông thôn đi làm thuê

tại các thành phố lớn hay các khu công nghiệp để cải thiện thu nhập. Chính xu thế
này đã làm cho lao động nông nghiệp giảm đi, đến lúc mùa vụ phải thuê lao động
hay máy móc. Vào chính mùa vụ sẽ khiến cho giá nhân công tăng lên. Nếu so với
giá thuê dịch vụ cơ giới hóa thì giá thuê lao động thủ công đắt hơn. So sánh giá cả
của một máy kéo nhỏ cùng với một số máy nông nghiệp kèm theo nhiều hơn giá
của một con trâu/bò cày không đáng kể. Trong khi đó số lượng, khối lượng công
việc, năng suất khi dùng máy cao hơn, thời gian phục vụ của máy dài hơn; như vậy
hiệu quả kinh tế của cơ giới hóa là cao hơn.
(2) Nâng cao năng suất lao động: ví dụ: việc cuốc đất một người khỏe mạnh chỉ có thể
cuốc được 40m2/h. Nếu sử dụng sức kéo của trâu, bò có thể cày được 300m2/h.
Nếu sử dụng máy kéo nhỏ, năng suất cao lên từ 360- 720m2/h. Còn khi sử dụng
máy kéo lớn thì năng suất là 0,5ha/h. Ngoài ra khi làm thủ công thì chỉ lao động
được một thời gian ngắn trong ngày, còn khi sử dụng máy thì thời gian làm việc có
thể tăng lên từ 2- 3 lần nên năng suất khi sử dụng máy cao hơn gấp nhiều lần so
với lao động thủ công. (Giáo trình cơ khí máy Nông nghiệp)
(3) Giải quyết yêu cầu bức thiết về thời vụ: Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ
rất chặt chẽ. Tùy từng loại cây trồng, môi trường, điều kiện sống của cây, đậc
điểm sinh trưởng... cây trồng đòi hỏi điều kiện sống, phát triển, cho năng suất và
thời vụ trong năm là điều không thể thiếu. Thời gian để thực hiện mỗi khâu canh
tác sẽ được rút ngắn lại do sử dụng máy có thể làm nhiều ca/ngày, việc này làm
thủ công sẽ không thể làm được. Nhờ vậy mà có thể tăng thêm vụ sản xuất (hệ số
sử dụng đất) từ 1- 2 vụ/năm lên 2- 3 vụ/năm, tăng thu nhập cho người sản xuất.
(4) Nâng cao hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm ...có thể đạt được trên một đơn
vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất nông nghiệp trong điều
kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp.
16


(5) Giải phóng bớt lực lượng lao động nông nghiệp, giảm cường độ lao động nặng


nhọc cho nông dân: cơ giới hóa trồng trọt cho phép giảm bớt lao động chân tay
nặng nhọc, giải phóng sức lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động. Khi sử
dụng máy móc ngoài việc giảm nhẹ công việc cho người lao động thì họ còn
được bảo vệ, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại. Đồng thời cơ giới hóa còn tạo
nên nguồn lao động cho các ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế quốc dân.
Cụ thể:
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)

Tăng hiệu quả sử dụng đất đai và lao động.
Mở rộng diện tích canh tác và đáp ứng yêu cầu sản xuất lớn.
Tiết kiệm các nguồn: giống, phân bón, lao động…
Cải thiện chất lượng nông sản, sản phầm.
Tăng cường khả năng bền vững của sản xuất nông nghiệp; bảo vệ môi trường.
Giảm bớt cường độ lao động nặng nhọc và vất vả cho người lao động.
Tăng lợi tức trong sản xuất nông nghiệp.
Đáp ứng kịp thời vụ, tăng mùa vụ, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu.
Trong lĩnh vực trồng trọt, cơ giới hóa được áp dụng vào các khâu chính như:

(1)
(2)
(3)
(4)
(5)

(6)
(7)

Cơ giới hóa làm đất (cày, bừa, xới, tạo luống…)
Cơ giới hóa khâu tưới tiêu (máy bơm nước, máy phun thuốc sâu)
Cơ giới hóa khâu gieo cấy (máy cấy...)
Cơ giới hóa khâu chăm sóc, bón phân, bảo vệ thực vật.
Cơ giới hóa trong khâu thu hoạch (máy gặt, tuốt, máy thu hoạch khoai tây…)
Cơ giới hóa sau thu hoạch (bảo quản tồn trữ, xay sát)
Cơ giới hóa trong khâu vận chuyển.
Tuy nhiên, cơ giới hóa cũng có tác động tiêu cực tới đối với nguồn lao
động. Tại những vùng có nguồn lao động dồi dào, cơ giới hóa sẽ gây hiện tượng
dư thừa lao động, dẫn đến hiện tượng thất nghiệp, ảnh hưởng đến thu nhập và đời
sống của họ.
2.1.2.2. Đặc điểm của cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt
Cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt là một quá trình. Quá trình này được
tiến hành qua các giai đoạn bao gồm có cơ giới hóa bộ phận (từng khâu lẻ tẻ):
chủ yếu được thực hiện ở những công việc nặng nhọc, tốn nhiều sức lao động
nhưng dễ dàng thực hiện. Ở giai đoạn này mới chỉ sử dụng máy móc lẻ tẻ. Cơ
giới hóa tổng hợp. Giai đoạn này sử dụng liên tiếp các hệ thống máy móc vào tất
cả các giai đoạn của quá trình sản xuất. Đặc trưng của giai đoạn này là sự ra đời
của hệ thống máy móc trong nông nghiệp, đó là tổng thể những máy móc bổ
sung lẫn nhau và hoàn thành liên tiếp tất cả các quá trình lao động sản xuất của
17


a)

b)


a)

b)

c)

từng vùng, địa phương. Cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt cũng giống như cơ
giới hóa nông nghiệp và được tiến hành qua cơ giới hóa bộ phận và tiến lên cơ
giới hóa tổng hợp.
Quá trình cơ giới hóa được tiến hành qua các khâu:
Cơ giới hóa khâu làm đất
Cơ giới hóa khâu làm đất là đưa máy móc công nghiệp có năng suất cao
vào thay thế công cụ lao động thô sơ và thay thế sức người, gia súc kéo trong làm
đất canh tác. Đây là khâu cơ giới hóa đạt tỉ lệ cao nhất vì mất nhiều công sức lao
động. Cụm máy làm đất là các máy phá vỡ, làm tới nhuyễn lớp đất trồng trọt đến
độ sâu nhất định để canh tác cho từng loại cây trồng. Mặc dù có nhiều loại máy
làm đất dành cho các loại cây trồng khác nhau, với kích cỡ khác nhau nhưng nhìn
chung chúng có nguyên lý làm việc giống nhau. (giáo trình cơ khí máy NN).
Hay máy làm đất là máy phá vỡ, làm tơi đất trồng trọt đến độ sâu nhất định để
canh tác cho từng loại cây trồng. Mục đích của việc sử dụng máy làm đất là
nâng cao độ phì cho đất, tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển của hạt
giống và cây trồng. (Cù Ngọc Bắc và cs, 2008).
Ví dụ:
Máy tạo luống: là loại máy chuyên dùng để chăm sóc khoai tây, lên
luống cao và làm rãnh. Có thể điều chỉnh bề rộng luống từ 0,6-1 mét với chiều
cao luống 30cm.
Cơ giới hóa khâu gieo trồng, tưới tiêu, chăm sóc
Gieo cấy: theo phương thức canh tác thủ công thì gieo cấy bao gồm các
giai đoạn xử lý ngâm ủ thóc giống, gieo mạ, chăm sóc mạ, nhổ mạ và cấy. Cơ
giới hóa khâu gieo cấy là sử dụng công cụ, máy móc công nghiệp vào thay thế

cho lao động thủ công của con người như máy cấy.
Bình phun thuốc trừ sâu sử dụng lực đẩy của tay và bơm từ 10-18 lít và
bình phun thuốc trừ sâu bằng điện với dung tích từ 18-20 lít. Loại bình này giúp
tiết kiệm thời gian, sức lao động cũng như hiệu quả cao hơn.
Máy phun thuốc kết hợp trên máy cày Kubota với hệ thống 7-9-11 bép phun
tương đương với 7-9-11 luống/ lượt đi. Một máy có thể phun từ 4-6,5 ha một
ngày.
Công cụ xới: bằng việc cải tiến phay làm đất có sẵn đã tạo ra công cụ xới với
hiệu suất gấp 40-60 lần lao động. Tuy nhiên công cụ này chỉ áp dụng được với
quy trình một lần bón thúc và khi cây còn thấp.
Máy thu hoạch (lúa): thu hoạch là khâu cuối cùng của quá trình canh tác, bao
gồm các giai đoạn: gặt lúa, thu gom, tuốt đập, làm sạch và vận chuyển. Ở
nước ta hiện nay, khâu thu hoạch được phân ra nhiều giai đoạn hoặc thu hoạch
18


một giai đoạn.
+ Thu hoạch bộ phận (nhiều giai đoạn): gặt, gom, tuốt, làm sạch. Trong
giai đoạn này có sử dụng chủ yếu là thủ công, bằng sức người; một phần bằng
máy.
+ Thu hoạch một giai đoạn: được thực hiện trên một máy thu hoạch liên
hợp với các bộ phận cắt, gom, vận chuyển, tuốt, làm sạch, đóng bao.
+ Công cụ thu hoạch khoai tây: đây là công cụ được nông dân Đà Lạt chế
tạo, áp dụng ở Quế Võ từ năm 2012, công cụ giúp tách 70-85% củ ra khỏi đất.
Công cụ này chỉ áp dụng với sản xuất luống đơn.
d) Các khâu vận chuyển sản phẩm cũng được cơ giới hóa bẳng việc sử dụng máy
cày Kubota với mỗi lần vận chuyển 400-500kg.
2.1.3. Nội dung của cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt
Xuất phát từ những vấn đề lý luận về cơ giới hóa, trồng trọt và cơ giới hóa
trong lĩnh vực trồng trọt thì nội dung của cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt

gồm có:
2.1.3.1. Quy hoạch đất đai cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt
Tích tụ ruộng đất được xem như một quy luật tất yếu đối với ngành nông
nghiệp, nhưng vấn đề thường được đưa ra là tích tụ như thế nào, quy mô bao
nhiêu và ở đâu cho phù hợp. Hình thức dồn điền, đổi thửa để phát triển kinh tế
nông hộ, có dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp là hình thức phổ biến đã và đang
được áp dụng rộng rãi trên địa bàn huyện Quế Võ. Với hình thức các hộ tự
nguyện góp đất, vốn mua máy lập tổ hợp tác sản xuất, Nhà nước hỗ trợ vốn để
mua máy, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả cho từng hộ
theo mức tích tụ đất và vốn của mỗi hộ. Đây là một hình thức tích tụ hợp lý thỏa
mãn được đầy đủ các yêu cầu của tích tụ ruộng đất và sẽ hoàn thiện dần từ thấp
đến cao, từ ít đến nhiều, từ nông đến sâu, từ tổ hợp tác sản xuất đến chế biến và
tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở liên kết nông - công - thương trong tương lai.
Khuyến khích tích tụ đất đai thông qua cơ chế góp vốn bằng giá trị quyền sử
dụng đất, nhận quyền thuê đất để thuận lợi cho ứng dụng khoa học và công nghệ,
cơ giới hóa và phát triển sản xuất hàng hóa. Đây là điều kiện thuận lợi để ngành
nông nghiệp tổ chức thực hiện tái cơ cấu ngành nhanh và bền vững.
2.1.3.2. Tổ chức đầu tư, huy động vốn cơ giới hóa

19


Thiếu vốn đầu tư, nên cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp
vẫn còn lạc hậu. Nền nông nghiệp hiện đại phải là nền nông nghiệp được phát
triển dựa trên cơ sở: thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, tự động
hóa và sinh học hóa. Thế nhưng, sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực trồng
trọt của huyện hiện nay về cơ bản vẫn dựa trên lao động thủ công, sức lao động
của người nông dân là chính. Tự động hóa về cơ bản chưa được ứng dụng. Cơ sở
vật chất–kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp lạc hậu dẫn đến năng suất lao
động của địa phương rất thấp.

Do hạn chế của việc thiếu vốn đầu tư nên việc mở rộng các ngành, các lĩnh
vực sản xuất trong nông nghiệp đều gặp khó khăn và diễn ra chậm chạp. chính vì
thế đầu tư, hỗ trợ mua bán, sản suất máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp vô
cùng quan trọng.
2.1.3.3. Tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho nguồn lao động nông nghiệp, đặc
biệt là trong lĩnh vực trồng trọt
Nguồn nhân lực trong khu vực nông nghiệp dồi dào, nhưng trình độ thấp.
Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này diễn ra khá chậm
chạp do thiếu vốn để tổ chức đào tạo nghề trên quy mô rộng. Hiện tại, vẫn còn
trên 70% lao động trong nông nghiệp chưa được đào tạo về chuyên môn, kỹ
thuật, nghiệp vụ. Sản xuất nông nghiệp của đất nước vẫn dựa trên nền tảng của
kinh tế hộ nông dân là chính; người nông dân thực hiện công việc sản xuất chủ
yếu là dựa trên kinh nghiệm lạc hậu từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hơn nữa kỹ
năng áp dụng máy móc của nguồn lao động còn nhiều hạn chế và yếu kém. Công
tác tuyên truyền, đào tạo và mở các lớp tập huấn cho nguồn lao động là vô cùng
cần thiết.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt
2.1.4.1. Điều kiện về đất đai và địa hình
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong nông nghiệp, đặc biệt là
trong trồng trọt. Chính vì thế nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến cơ giới hóa trong
lĩnh vực trồng trọt là đất đai, sau đó mới đến khí hậu và nguồn nước. Những
ruộng có diện tích manh mún, nhỏ lẻ hoặc địa hình không bằng phẳng sẽ gây khó
khăn trong việc đưa máy móc vào sản xuất. Ngược lại, những vùng đồng bằng có
địa hình bằng phẳng, thửa ruộng có diện tích lớn là điều kiện thuận lợi để thực
hiện cơ giới hóa.

20


Phần lớn nông dân canh tác với quy mô nhỏ lẻ, manh mún nên không thu

hút được các doanh nghiệp vào hợp tác, liên kết. Do vậy, lâu nay việc sản xuất
các loại cây trồng phổ biến dưới hình thức tự sản, tự tiêu và nhà nông luôn đối
diện với thực trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa.
2.1.4.2. Điều kiện khí hậu
Việc cung cấp lượng lớn bức xạ mặt trời, nguồn ánh sáng dồi dào, nguồn
nhiệt phong phú cho cây trồng phát triển quanh năm và cho năng suất cao. Khí
hậu ngoài việc ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng còn ảnh hưởng
đến việc đưa máy móc vào sản xuất. Vào mùa mưa đồng ruộng bị ngập úng, lầy
thụt gây khó khăn cho việc sử dụng máy vào canh tác.
Đối với khâu làm đất nếu gặp trời mưa sẽ gây hiện tượng sa lầy, máy
không hoạt động được, hoặc nếu vào thời tiết khô hạn, ruộng bị cứng sẽ làm
giảm năng suất hoạt động của máy.
Đối với khâu thu hoạch, sử dụng máy gặt đập liên hợp yêu cầu ruộng có
độ lầy thụt bùn không quá 15cm. Nếu vào những ngày mưa, có hiện tượng sa lầy
máy không thể hoạt động, đồng thời việc thu hoạch lúa vào trời mưa sẽ làm giảm
sản lượng lúa, gây ảnh hưởng đến hoạt động của máy, chất lượng gặt.
2.1.4.3. Điều kiện nuôi trâu, bò kéo
Nông nghiệp nước ta với lúa là cây trồng chính, quy mô hộ gia đình nhỏ,
trâu bò là nguồn sức kéo chính khó thay thế, là nguồn năng lượng rẻ tiền, dễ sử
dụng, đẩu tư ít và còn có khả năng tái sản xuất. Trâu bò có thể cày bừa với năng
suất khá cao (2-3 sào/buổi). Trâu bò cũng có thể dùng để kéo xe trong các loại
đường nhỏ hẹp, địa hình phức tạp. Từ sau khi áp dụng chế độ khoán đến hộ gia
đình, ruộng đất ở các cánh đồng bị cắt thành nhiều mảnh nhỏ, có hộ làm chủ tới
5-10 mảnh nhỏ ở những vị trí khác nhau. Rõ ràng trong những điều kiện này sử
dụng máy cày sẽ rất hạn chế, mà ưu thế sẽ là sử dụng sức kéo gia súc hơn.
2.1.4.4. Hệ thống tưới tiêu, giao thông nội đồng
Hệ thống công trình thuỷ lợi là cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ tưới tiêu
cho 85% diện tích đất trồng trọt, góp phần quan trọng làm tăng năng suất, sản
lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản, đồng thời góp phần phòng
chống giảm nhẹ thiên tai và thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác.

Hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng (GTNĐ) với chức năng cơ bản là
điều tiết nước mặt ruộng, có ý nghĩa quyết định đến cách thức điều tiết và hiệu

21


quả sử dụng nước tại mặt ruộng, đặc biệt là khi thực hiện các phương thức canh
tác tốt, canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi
phí sản xuất, đáp ứng linh hoạt yêu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập của
nông dân. Do đó, nhu cầu phát triển hệ thống GTNĐ phải dồn điền, đổi thửa,
kiến thiết lại đồng ruộng cho phù hợp là xu hướng tất yếu và là sự vận động đúng
quy luật. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này, ngoài những yếu tố kỹ thuật
đơn thuần còn phụ thuộc vào thể chế/chính sách đất đai, điều kiện kinh tế, xã hội,
lịch sử và quan trọng là sự tham gia đóng góp của người dân bởi đây là những
người quyết định phương thức sản xuất đồng thời cũng là nguồn đầu tư chủ yếu
cho xây dựng và trực tiếp tổ chức quản lý các hệ thống GTNĐ.
2.1.4.5. Điều kiện phong tục tập quán và phương thức sản xuất
Điều kiện phong tục, tập quán, phương thức sản xuất ảnh hưởng đến việc sử
dụng máy móc vì đa số nông dân vẫn còn tư tưởng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ,
tiểu nông với công cụ thô sơ và dùng sức lao động là chính.
2.1.4.6. Chi phí dịch vụ cơ giới hóa
Chi phí dịch vụ cơ giới hóa là khoản tiền mà người dân phải bỏ ra trả cho
người cung cấp dịch vụ khi thuê dịch vụ cơ giới hóa. Nó có ảnh hưởng đến hiệu
quả và kết quả sản xuất của hộ. Do đó, nếu chi phí dịch vụ cơ giới hóa thấp hơn
với chi phí thuê lao động thủ công thì người dân sẽ chủ động thuê dịch vụ cơ giới
hóa nhiều hơn. Và ngược lại, nếu chi phí dịch vụ cơ giới hóa cao hơn chi phí thuê
lao động thủ công thì người dân sẽ chủ động thuê lao động thủ công và ít sử dụng
dịch vụ cơ giới hóa hơn.
2.1.4.7. Nguồn lao động gia đình
Nguồn lao động trong nông nghiệp, nông thôn hiện nay tương còn tương đối

dồi dào. Điều này ảnh hưởng tới việc đưa máy móc vào trong trồng trọt. Bởi vì
nó sẽ ảnh hưởng tới tình trạng việc làm trong nông nghiệp, nông thôn khá là
phức tạp. Tuy nhiên với tình hình chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công
nghiệp dịch vụ ngày càng tăng thì trong tương lai gần, nguồn lao động nông
nghiệp sẽ giảm nhanh chóng và việc phải cơ giới hóa trong trồng trọt là nhu cầu
thiết yếu. Cơ giới hóa trong trồng trọt đòi hỏi người nông dân phải thay đổi tư
duy sản xuất tiểu nông, nhỏ lẻ sang sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn. Do vậy,
nhận thức cũng như trình độ của người nông dân có ảnh hưởng rất lớn đến quá
trình phát triển cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
22


2.2.1. Kinh nghiệm về cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt của một số nước
trên thế giới
2.2.1.1. Mỹ
Mỹ là nước có GDP/PPP tới 14.660 tỷ USD (2010), nông nghiệp chỉ
chiếm tỷ lệ có 1,1% trong GDP. Vậy mà nông nghiệp Mỹ lại là một mô hình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất điển hình. Nước Mỹ có ngành nông nghiệp tân
tiến, hiện đại nhất thế giới. Lao động nông nghiệp chiếm khoảng 1% trong tổng
dân số 322 triệu người. Nếu tính dưới góc độ lực lượng lao động thì lao động
ngành nông nghiệp của Mỹ chỉ chiếm 0,7% tổng số lực lượng lao động của toàn
nước Mỹ tính đến thời điểm năm 2014 (với 155.421.000 người). Họ không phải
là nông dân theo cách hiểu thông thường, họ là công nhân nông nghiệp vì lao
động hoàn toàn bằng các phương tiện cơ giới hóa. Để có được thành công đó,
không thể không kể tới các chính sách của Chính phủ Mỹ. Một chính sách quan
trọng của Chính phủ Mỹ là trợ cấp của Chính phủ cho nông nghiệp. Năm 2006
Chính phủ đã trợ cấp tới 25 tỷ USD để hỗ trợ về thu nhập, bảo lãnh giá cả hoặc
giống cây trồng cho nhà nông. Chính nhờ trợ cấp của Chính phủ mà nhiều trang
trại ở Mỹ đã chuyển đổi từ mô hình trang trại gia đình quy mô nhỏ sang tập đoàn

nông nghiệp trang bị công nghiệp hóa ở mức hiện đại. Riêng 25000 người trồng
bông ở Mỹ mỗi năm đã nhận được tiền trợ cấp từ Chính phủ lên đến 2,5-3 tỷ
USD. Vào những thời điểm sản xuất dư thừa, nông dân bán lại sản phẩm cho
Chính phủ, khi giá nông sản cao nông dân có quyền bán sản phẩm cho các công
ty kinh doanh lương thực để tăng lợi tức. Hiện nay Chính phủ đang chú trọng đến
xuất khẩu nông sản, quan tâm đến tính bền vững của lực lượng lao động nông
nghiệp. Thượng viện thông qua luật di dân nhằm đảm bảo có đủ lực lượng lao
động cần thiết cho nền nông nghiệp, đặc biệt là vào mùa thu hoạch và sản xuất
nông sản cần thiết cho xuất khẩu. Điều này mở đường cho những người làm việc
trong ngành nông nghiệp Mỹ mà chưa có giấy tờ hợp lệ để nhập cư vào Mỹ.
Bên cạnh đó tính tự chủ và sáng kiến của nông dân Mỹ rất cao, cần cù,
sáng tạo, kiên nhẫn và nhiệt huyết. Họ vận hành các nông trại nhỏ và vừa của
chính gia đình họ, hay thành lập nên công ty do chính họ làm chủ, chiếm tới 95%
diện tích đất nông nghiệp, còn lại 5% là thuộc sở hữu của các tập đoàn lớn. Nông
dân Mỹ sử dụng máy móc rất thành thạo, có trình độ hiểu biết cao về nông
nghiệp và kinh tế, nhiều người có bằng đại học. Thu nhập của nông dân Mỹ có
thu nhập khá cao, mức lương trung bình hiện nay của một nông dân Mỹ là

23


61.000 USD/năm. Họ áp dụng máy móc, phương tiện và kỹ thuật hiện đại trong
sản xuất nông nghiệp. Chi phí máy móc chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng chi phí đầu
tư vào sản xuất nông nghiệp. Hầu như các khâu trong trồng trọt đều được áp
dụng máy móc, từ làm đất, gieo trồng, bón phân, tưới tiêu đến gặt hái. Nông dân
còn dùng máy bay để phun thuốc trừ sâu, dùng máy điện toán để theo dõi kết quả
thu hoạch. Có thể thấy người dân lái máy kéo với cabin lắp điều hòa nhiệt độ,
gắn kèm theo máy cày, máy xới, máy gặt với tốc độ nhanh và rất đắt tiền. Khi
cần thu hoạch cà chua hay các sản phẩm không sử dụng được máy móc người ta
thuê lao động từ nước Mexico láng giềng. Nước Mỹ có khoảng 2,1 triệu trang

trại với diện tích bình quân mỗi trang trại là 446 acres (1 acre= 0,4ha). Các trang
trại chiếm mật độ cao ở một số bang ở vùng Trung Tây nước Mỹ (ví dụ ở Texas
là 230 nghìn trang trại, Montana- 105 nghìn, Indiana- 88,6 nghìn, Kentucky- 84,0
nghìn…). Đối với toàn nước Mỹ thì diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm có 18,01%
đất đai, trong đó diện tích trồng trọt thường xuyên chỉ chiếm có 0,21% đất đai.
Nước Mỹ rất rộng lớn (9.161.923 km2 đất đai- không kể diện tích nước). Chính
nhờ cơ giới hóa triệt để nên sản lượng nông nghiệp của Mỹ là rất lớn tuy với số
lao động không nhiều. Lấy số liệu năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu là 1.289
tỷ USD và tuy tỷ lệ nông sản phẩm xuất khẩu chỉ chiếm 9,2% cũng đã là 118,58
tỷ USD (chủ yếu là ngô, đậu tương, hoa quả…). Lương thực được sản xuất ra rất
an toàn, có chất lượng cao, phong phú và giá cả phải chăng. Đứng trước cánh
đồng trồng cà chua ở Mỹ không nhìn thấy đất vì toàn bộ diện tích đất được phủ
kín bằng màng chất dẻo (để tránh bay hơi nước). Cây cà chua mọc lên từ các lỗ
khoét nhỏ, cao đến đâu lại được che tiếp bằng màng chất dẻo (để lọc ánh sáng có
hại và phòng tránh sâu bệnh). Nước hòa phân bón được nhỏ giọt vào từng gốc cà
chua bằng những ống chất dẻo rất nhỏ (để tiết kiệm nước và phân bón). Người
nông dân lái máy kéo ngồi trong cabin có lắp điều hòa nhiệt độ và hầu như mọi
hoạt động trên đồng ruộng đều đã được cơ giới hóa. Công nghệ sinh học đã có
đất phát triển nhanh chóng ở Mỹ. Bên cạnh việc cải tiến về phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật thì Mỹ là nước đã đi đầu trong số 23 nước trên thế giới triển khai
rộng lớn cây trồng chuyển gen (GMC-genetically modified culture). Kỹ thuật tạo
giống cổ điển kiểu “cách mạng xanh” của thập niên 60 thế kỷ XX đã không còn
có khả năng tăng năng suất cao như trước (75%), mà chỉ còn khoảng 1,5% mỗi
năm. Trong khi đó, kỹ thuật chuyển đổi gen đã cho thấy có khả năng tạo một
bước nhảy vọt, không những trong việc tăng năng suất và chất lượng cây trồng

24


(năng suất cao, chống lại sâu bệnh, chống chịu với khí hậu nóng hay lạnh, chống

chịu với nồng độ cao của thuốc trừ cỏ, kéo dài thời gian bảo quản…) mà còn cải
thiện được môi trường (giảm lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng
phân bón hóa học…) và bảo vệ sức khoẻ của nông dân (ít tiếp cận với hoá chất)
và người tiêu thụ (thức ăn không có tồn dư hoá chất, kim loại nặng, vi sinh vật…
vượt ngưỡng cho phép. Theo ước tính từ năm 1996 đến năm 2012, nhờ áp dụng
trồng cây GMC thu nhập gia tăng lên 117 tỷ USD, trong đó 58% do giảm chi phí
sản xuất, 42% do tăng năng suất. Nông nghiệp Mỹ, đặc biệt là trồng trọt đóng vai
trò rất quan trọng trong nền kinh tế Mỹ, đây là vựa lương thực cung cấp và nuôi
sống dân số Mỹ cũng như các nước trên thế giới.
2.2.1.2. Israel
Israel là quốc gia nhỏ với diện tích 21.000 km 2. Đất đai tại đây chủ yếu là
hoang mạc, bán hoang mạc, rừng và đồi dốc, chỉ có 20% diện tích đất đai
(khoảng 4,100 km2) là có thể trồng trọt được. Bất chấp điều kiện địa lý, khí hậu
không thích hợp cho nông nghiệp, Israel là một nhà xuất khẩu nông sản lớn của
thế giới nhờ vào việc phát triển và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao trong nông
nghiệp. Để hỗ trợ nông dân xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới, Chính phủ
nước này cũng chủ trương đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị trực tiếp sản phẩm sang
các thị trường tiềm năng thông qua mạng Internet. Do đó, đến nay, khoảng 60%
tổng sản lượng hoa sản xuất ra được bán trực tiếp từ nông dân cho các nhà đấu
giá hoa ở Tây Âu; 20% còn lại xuất sang các thị trường truyền thống như Đông
Âu, Mỹ; một phần nhỏ bán sang châu Á – chủ yếu là Nhật Bản. Mỗi năm Israel
xuất khẩu nông sản trên 3,5 tỷ USD. Với máy móc công nghệ, người nông dân tự
quản lý toàn bộ các khâu sản xuất từ làm đất tới thu hoạch trên diện tích 5.0006.000 ha mà không cần phải mất quá nhiều thời gian và công sức làm việc ngoài
đồng ruộng. Israel cũng kỳ diệu về xây dựng một nền nông nghiệp kỹ thuật cao.
Trên vùng đất bán sa mạc và sa mạc khắc nghiệt, những cánh đồng ô liu, cam,
lựu, vải thiều, nho, chuối… vẫn xanh tươi mơn mởn, những khu nhà kính (che
bằng vải ni-lông trong suốt) ngập tràn hoa, rau sạch, cà chua bi, cà chua nhót,
dưa chuột, cà tím… Tất cả cây trồng đều được ứng dụng công nghệ tưới nhỏ
giọt. Chất dinh dưỡng theo các ống dẫn nước tới từng gốc cây, gốc rau và được
tưới bón nhỏ giọt tùy theo từng loại cây củ quả bởi một phần mềm điều khiển tự

động sau khi đã nạp đủ thông tin về độ ẩm không khí, đất đai, tuổi và nhu cầu
tăng trưởng của từng loại cây. Hệ thống này tự động đóng mở van khi độ ẩm của

25


×