Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Vai trò của cây khoai tây trong sinh kế và kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.24 KB, 84 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng dùng bảo
vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng
11 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Đàm


2

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Dương Văn Sơn người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi với sự tận
tâm, tinh thần trách nhiệm cao và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các
thầy, cô trong nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và có những góp ý
chân thành cho luận văn.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh động viên,
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn.
Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Đàm


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... ii
MỤC LỤC....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 3
3. Ý nghĩa nghiên cứu............................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận......................................................................................................... 4
1.1.1. Tổng quan về cây khoai tây................................................................................. 4
1.1.2. Một số khái niệm có liên quan............................................................................. 8
1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................... 10
1.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây ở một số nước trên thế giới.................................10
1.2.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở một số địa phương trong nước.........................12
1.2.3. Tình hình sản xuất khoai tây tại tỉnh Bắc Ninh................................................... 13
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 16
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 16
2.2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 17
2.2.1. Vai trò của cây khoai tây trong sinh kế và kinh tế nông hộ tại địa bàn nghiên
cứu..................................................................................................................... 17
2.2.2. Thực trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ khoai tây tại huyện Quế Võ............17
2.2.3. Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến phát triển khoai tây tại huyện
Quế Võ......................................................................................................................... 17

2.2.4. Giải pháp phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ khoai tây tại huyện


Quế Võ......................................................................................................................... 17
2.3. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu................................................................ 18
2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu........................................................................................... 18
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 18
2.3.3. Phương pháp phân tích, xử lý thông tin, số liệu................................................ 21
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu....................................................................... 21
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................. 23
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................ 23
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên............................................................................................. 23
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................... 24
3.2. Vai trò của khoai tây trong sinh kế và kinh tế nông hộ tại huyện Quế Võ..........26
3.2.1. Cây khoai tây trong cơ cấu cây trồng và sinh kế nông hộ...................................26
3.2.2.Thu nhập từ khoai tây và đóng góp của khoai tây về kinh tế đối với nông hộ.......27
3.3. Thực trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ khoai tây tại huyện Quế Võ............34
3.3.1. Thực trạng tổ chức sản xuất khoai tây............................................................... 34
3.3.2. Thực trạng phát triển diện tích, năng suất và sản lượng.................................... 38
3.3.3. Thực trạng cơ cấu giống..................................................................................... 41
3.3.4. Thực trạng kỹ thuật sản xuất canh tác............................................................... 44
3.3.5. Thực trạng thị trường tiêu thụ........................................................................... 48
3.4. Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển khoai tây tại huyện Quế Võ.........50
3.4.1 Thuận lợi............................................................................................................ 50
3.4.2 Khó khăn............................................................................................................ 52
3.5. Giải pháp phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ khoai tây tại huyện Quế Võ.....59
3.5.1. Căn cứ đề xuất các giải pháp.............................................................................. 59
3.5.2. Giải pháp chung................................................................................................. 61
3.5.3. Các giải pháp cụ thể........................................................................................... 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................. 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 70


5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghịêp Liên Hiệp Quốc
GTZ: Hiệp hội hợp tác kỹ thuật Đức
TN&MT : Tài nguyên và Môi trường
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
UBND : Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Giá trị dinh dưỡng của một số sản phẩm....................................................... 5
Bảng 1.2: Diện tích, sản lượng và năng suất khoai tây trên thế giới năm 2016...........10
Bảng 1.3: Một số quốc gia sản xuất khoai nhiều nhất trên thế giới năm 2016............11
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất khoai tây tại Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2016................14
Bảng 3.1: Cơ cấu các loại cây rau màu của nông hộ..................................................... 26
Bảng 3.2: Dự định của hộ về phát triển sản xuất khoai tây.......................................... 27
Bảng 3.3: Một số thông tin chung của hộ điều tra....................................................... 28
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo kinh tế hộ...................................... 29
Bảng 3.5: Sản xuất và thu nhập khoai tây phân theo loại kinh tế hộ...........................30
Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế trung bình 1ha sản xuất khoai tây tại các xã điều tra
năm 2016.................................................................................................... 32
Bảng 3.7: Hiệu quả kinh tế trung bình 1ha sản xuất một số loại cây trồng tại các
xã điều tra năm 2016.................................................................................. 33

Bảng 3.8: Thời vụ sản xuất khoai tây tại Quế Võ.......................................................... 34
Bảng 3.9: Đặc điểm của tổ chức sản xuất theo hộ gia đình......................................... 36
Bảng 3.10: Đặc điểm của tổ chức sản xuất theo hình thức liên kết hộ gia đình,
cá nhân....................................................................................................... 37
Bảng 3.11: Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất theo hộ thu gom......................38
Bảng 3.12: Diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây của huyện Quế Võ giai
đoạn 2014 - 2016........................................................................................ 39
Bảng 3.13: Diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây của các xã điều tra giai
đoạn 2014 - 2016........................................................................................ 40
Bảng 3.14: Cơ cấu và năng suất các giống khoai tây năm 2016.................................... 41
Bảng 3.15: Một số thông tin cơ bản nguồn giống khoai tây........................................ 43
Bảng 3.16: Biện pháp chủ yếu phòng trừ sâu bệnh hại khoai tây................................46
Bảng 3.17: Những khó khăn chủ yếu trong sản xuất khoai tây tại các hộ điều tra.......52
Bảng 3.18: Nhu cầu trong phát triển sản xuất khoai tây tại các hộ điều tra.................60


7

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
đặc biệt với các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam, ngành sản xuất nông
nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nó đảm bảo an ninh lương
thực, thực phẩm cho khoảng 88,7 triệu người, là một ngành sản xuất có thặng
dư xuất khẩu. Sản lượng lương thực qua các năm tăng lên, năm 1980 là 10 triệu
tấn, đến năm 2011 là 47,12 triệu tấn, đóng góp 22% giá trị GDP. Bên cạnh đó,
ngành nông nghiệp còn cung cấp lao động cho các ngành khác. Năm 2012, cơ cấu
dân cư sống ở nông thôn là 68,06%, cơ cấu lao động trong nông nghiệp chiếm
47,4%, hàng năm chuyển sang các ngành khác từ 2,4 - 2,5 triệu lao động (Đỗ Kim
Chung, 2013) [3].

Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
(FAO), Cây khoai tây là một cây trồng có vai trò rất to lớn trong việc cung cấp
lương thực trên thế giới, là loài cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi,
xếp sau lúa, lúa mì và ngô, sản lượng khoai tây toàn thế giới năm 2009 là 330 triệu
tấn, trong đó chỉ hơn 2/3 là thức ăn trực tiếp của con người, còn lại thức ăn cho
động vật và nguyên liệu sản xuất tinh bột. Điều này cho thấy chế độ ăn hàng
năm của mỗi công dân toàn cầu trung bình trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21 là 33
kg khoai tây.
Cây khoai tây được người Pháp mang đến Việt Nam hơn 100 năm trước đây.
Sản xuất khoai tây tại Việt Nam phát triển mạnh từ năm 1998. Đến nay, cây khoai
tây ở Việt Nam có diện tích khoảng 35.000 - 37.000 ha, sản lượng đạt từ 420.000 450.000 tấn, đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu trong nước (GTZ, 2010) [10].
Tại tỉnh Bắc Ninh, vào những năm đầu của thế kỷ XXI cây khoai tây phát
triển mạnh, nhưng một vài năm gần đây do chất lượng một số nguồn giống thấp,
khí hậu cực đoan, thị trường đầu ra sản phẩm không ổn định nên diện tích sản
xuất cây khoai tây có chiều hướng tăng giảm không ổn định. Năm 2010, diện tích
đạt 2.477,8 ha, sản lượng đạt 36.868 tấn, đến năm 2016 diện tích còn 2.213 ha,
sản lượng là 36.071,9 tấn (Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2010 - 2016) [9]..


Cây khoai tây được người nông dân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh làm quen
và trồng từ những năm 70 của thế kỷ XX. Trong giai đoạn 1996 - 1998 đối với các
xã như Việt Hùng, Nhân Hoà, Quế Tân, Bằng An, Mộ Đạo,…cây khoai tây đã được
sản xuất đại trà ở vụ đông. Hàng năm, toàn huyện gieo trồng cây vụ đông với diện
tích giao động từ 2.690 ha đến 3.196 ha, trong đó diện tích khoai tây khoảng
từ
1.150 ha đến 1.550 ha. Trong những năm gần đây, diện tích, năng suất và sản
lượng khoai tây của huyện Quế Võ tăng giảm không ổn định. Năm 2014, tổng diện
tích là
1.215 ha, năng suất đạt 180,1 tạ/ha, sản lượng đạt 21.882,1 tấn. Năm 2016, diện
tích đạt 1.516,5 ha, năng suất 176,2 tạ/ha và sản lượng là 26.720,7 tấn (Chi cục

thống kê huyện Quế Võ, 2014 - 2016) [8]..
Mặc dù, với vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế, bên cạnh đó tiềm
năng về đất đai, kinh nghiệm sản xuất, rất thuận lợi trong phát triển kinh tế
nói chung, phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng. Nhưng trong những năm gần
đây, phát triển sản xuất khoai tây tại huyện Quế Võ cũng gặp không ít khó khăn,
đó là: Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, diện tích đất sản
xuất nông nghiệp bị thu hẹp dần; một số giống đã được sản xuất qua nhiều vụ do
đó củ giống bị thoái hoá, chất lượng thấp, bộ giống còn nghèo nàn, nguồn giống
chất lượng cao còn thiếu; các nguồn lực đầu vào như vốn, kỹ thuật sản xuất còn
hạn chế; giá chi phí đầu vào cho sản xuất cao, giá thị trường sản phẩm đầu ra
thấp, không ổn định, khả năng cạnh tranh thấp, do đó thường bị tư thương ép giá;
hệ thống cơ sở hạ tầng kênh tưới tiêu, đường giao thông nội đồng chưa được đầu
tư nhiều; tình hình sâu hại dịch bệnh, thời tiết cực đoan diễn biến bất thường.
Do đó, đã làm cho diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây của huyện Quế Võ
tăng giảm không ổn định và có chiều hướng giảm dần, sản xuất của ngành chưa
phát triển ổn định, chưa khai thác hết tiềm năng đất đai và lợi thế so sánh của
Huyện, ý nghĩa kinh tế của cây khoai tây trong dân chúng bị hạn chế.
Từ những lý do trên, nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất và
chất lượng sản phẩm, nâng cao vai trò khoai tây trong sinh kế và kinh tế nông hộ
thì vấn


đề nghiên cứu đề tài: “Vai trò của cây khoai tây trong sinh kế và kinh tế nông
hộ trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” là rất cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá vai trò của cây khoai tây trong sinh kế nông hộ, thu
nhập và sự đóng góp của khoai tây trong phát triển kinh tế nông hộ tại địa
bàn nghiên cứu. Đánh giá thực trạng hệ thống sản xuất, diện tích, sản lượng,
giống, kỹ thuật canh tá, thị trường tiêu thụ và chuỗi cung cấp sản phẩm củ khoai
tây. Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ khoai tây, cải thiện

sinh kế theo hướng bền vững, góp phần phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn
nghiên cứu.
3. Ý nghĩa nghiên cứu
+ Ý nghĩa khoa học
- Đánh giá được vai trò của khoai tây trong sinh kế và kinh tế hộ trên địa bàn huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ bổ sung thêm những tài liệu khoa học về cây khoai
tây phục vụ cho công tác nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất trong phát triển
ngành nông nghiệp.
+ Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để đề xuất định hướng giải pháp phát triển
sản xuất và thị trường tiêu thụ khoai tây, cải thiện sinh kế theo hướng bền
vững và góp phần phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn nghiên cứu.
- Góp phần thúc đẩy việc mở rộng và đưa cây khoai tây vào hệ thống cây trồng
trong quá trình luân canh tăng vụ, tăng hiệu quả kinh tế của sản xuất khoai tây và
góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan về cây khoai tây
+ Nguồn gốc và lịch sử phát triển của khoai tây. Khoai tây thuộc họ cà, có
nguồn gốc từ dãy núi Andes. Nơi khởi thủy của cây khoai tây trồng ở quanh hồ Titicca
giáp ranh thuộc Peru và Bolivia. Những di tích khảo cổ tìm thấy ở vùng này đã tìm
thấy cây khoai tây làm thức ăn cho người đã có từ thời đại 500 năm trước công
nguyên. Những hóa thạch củ khoai tây khô và những đồ vật hình dáng khoai tây có
khá nhiều ở thế kỷ thứ II sau công nguyên. Hiện nay, ở dãy núi Andes còn có rất
nhiều loài khoai tây hoang dại, bán hoang dại, loài khoai tây trồng (Trương Văn Hộ,
2010) [5]..

Người Tây Ban Nha phát hiện ra cây khoai tây tại lưu vực sông Canca
(Colombia), nơi thổ dân da đỏ cư trú vào năm 1538. Cây khoai tây được du nhập
vào Tây Ban Nha vào khoảng năm 1570. Từ đó khoai tây được truyền sang Italia,
Đức. Vào cuối thế kỷ XVI, khoai tây được mang về trồng ở Mỹ. Năm 1586, một nhà
hàng hải đem khoai tây về trồng ở Anh. Năm 1785, khoai tây được mang về trồng ở
Pháp. Từ đó khoai tây được đưa vào trồng ở các nước Châu Âu khác. Qua gần
100 năm khoai tây được trồng rộng rãi và phát triển rộng lớn ở Châu Âu, khoai tây
được du nhập sang các nước ở các châu lục khác: Ấn Độ (1610), Trung Quốc (1700)
(Đường Hồng Dật, 2004) [4]..
Ở Việt Nam, khoai tây được đưa vào năm 1890 do những nhà truyền giáo
người Pháp đem đến. Trước năm 1970, khoai tây được trồng rải rác ở Sapa - Lào
Cai, Đồ Sơn - Hải Phòng, Trà Lĩnh - Cao Bằng, Đông Anh - Phúc Yên, Đà Lạt - Lâm
Đồng ... Diện tích tất cả khoảng 3 nghìn ha. Thời gian này, khoai tây được coi là loại
rau cao cấp (Trương Văn Hộ, 2010) [5]..
+ Đặc điểm trong sản xuất khoai tây. Cây khoai tây là cây trồng ngắn ngày
(khoảng 90 ngày) nhưng lại cho năng suất cao. Thời điểm sản xuất cây khoai tây


được thực hiện sau khi thu hoạch song các cây trồng vụ mùa trên các chân
ruộng


vàn, vàn cao, đất tơi xốp, đất cát pha, đất thịt nhẹ và đất phù xa phù hợp với các
loại cây trồng ưa lạnh, khí hậu ôn đới. Do đó, điều kiện sản xuất, chăm sóc cây
khoai tây có sự khác biệt với các loại cây trồng được sản xuất ở các vụ khác trong
năm.
+ Giá trị dinh dưỡng của khoai tây. Cây khoai tây là cây có giá trị dinh
dưỡng cao như: Protein, đường, lipit và các loại vitamin B, vitamin C, khoáng
chất,... và được chế biến thành nhiều sản phẩm, món ăn có giá trị dinh dưỡng và
giá trị kinh tế cao.

Bảng 1.1: Giá trị dinh dưỡng của một số sản phẩm
Tỷ lệ protein sử dụng (% so với trứng)
Sản phẩm
Trứng

100

Khoai tây

71

Đậu tương
Ngô

56
55

Bột mì

52

Đậu Hà Lan

44
(Nguồn: Beukema, Vander Zaag, 1979)

Theo Beukema, Vander Zaag (1979) [11], nếu “tỷ lệ Protein sử dụng ở trứng
gà là 100 thì ở khoai tây là 71, đậu tương là 56, ngô là 55, bột mỳ là 52 và đậu Hà
Lan là 44”. Nên hiện nay trên khắp thế giới, từ khoai tây đã chế biến ra hàng trăm
sản phẩm, món ăn khác nhau. Trong củ khoai tây có 2% protein bao gồm cả lysine

(một axít amin thường không có trong protein thực vật) phối hợp tốt với ngũ cốc.
Theo Burton (1974) [12], thì “khi sử dụng 100g khoai tây có thể đảm bảo ít
nhất 8% nhu cầu năng lượng, 10% nhu cầu Fe, 10% vitamin B1, 20 - 50% nhu cầu
về vitamin C của một người/ngày”.
+ Vai trò của cây khoai tây. Khoai tây là loại cây trồng có giá trị kinh tế
cao trong sản xuất, là cây vụ đông quan trọng trong công thức luân canh lúa xuân
- lúa mùa - cây vụ đông. Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng khoai tây
thương phẩm ngày càng tăng do khoai tây được coi là sản phẩm sạch, người
trồng khoai tây cũng có thu nhập cao hơn so với các loại cây trồng khác. Thị
trường tiêu dùng


hiện nay bao gồm khoai tây tươi cho chế biến trong gia đình và nhà hàng, cho
chế biến trong nhà máy và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp chế
biến phát triển. Bên cạnh đó, khoai tây còn được dùng làm nguyên liệu thức
ăn cho ngành chăn nuôi phát triển. Cây khoai tây có vai trò rất to lớn trong việc
cung cấp lương thực thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), cây khoai tây có vai trò rất to lớn trong việc cung
cấp lương thực trên thế giới, là loài cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng
tươi - xếp sau lúa, lúa mì và ngô, năm 2009 là 330 triệu tấn. Trong đó chỉ hơn 2/3
là thức ăn trực tiếp của con người, còn lại thức ăn cho động vật và nguyên liệu
sản xuất tinh bột. Điều này cho thấy chế độ ăn hàng năm của mỗi công dân toàn
cầu trung bình trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21 là 33 kg khoai tây.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến cây khoai tây. Cây khoai tây cũng như một số
loại cây trồng khác trong năm, chịu ảnh hưởng bởi một số các yếu tố chủ yếu sau:
* Nhiệt độ. Cây khoai tây là cây yêu cầu khí hậu mát mẻ và ôn hoà. Mỗi một giai
đoạn sinh trưởng và phát triển của cây chúng yêu cầu nhiệt độ khác nhau. Nhiệt
độ thích hợp cho thân lá phát triển là 200C - 220C. Nếu nhiệt độ xuống thấp
dưới 70C, cây khoai tây ngừng sinh trưởng. Ở thời kỳ hình thành và phát triển củ
nhiệt độ cần đạt được từ 150C - 220C, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 160C - 180C.

Trong điều kiện nhiệt độ cao, khoai tây thường kéo dài thời gian sinh trưởng và
cho năng suất thấp (Đường Hồng Dật, 2004) [4].
* Ánh sáng. Ánh sáng là yếu tố cần thiết cho cây quang hợp để tích luỹ vật chất.
Khoai tây là cây ưa ánh sáng, cường độ ánh sáng mạnh có lợi cho quá trình
quang hợp của khoai tây, thúc đẩy tốt cho việc hình thành củ và tích luỹ hàm lượng
chất khô. Tuy nhiên, trong mỗi thời kỳ sinh trưởng và phát triển chúng yêu cầu ánh
sáng khác nhau. Thời kỳ mọc mầm khỏi mặt đất đến lúc cây có nụ hoa, khoai tây
yêu cầu ánh sáng ngày dài sẽ có lợi cho sự phát triển thân lá và thúc đẩy mạnh
quá trình quang hợp. Đến thời kỳ hình thành tia củ chúng yêu cầu thời gian chiếu
sáng ngắn (Đường Hồng Dật, 2004) [4].


* Nước. Trong thời kỳ sinh trưởng phát triển khoai tây cần lượng nước lớn và phải
được cung cấp thường xuyên.
Theo Ngô Đức Thiệu (1978) [7], giai đoạn từ khi trồng đến bắt đầu ra nụ hoa
khoai tây yêu cầu 60% độ ẩm đồng ruộng, các giai đoạn sau chúng yêu cầu 80% và
sẽ cho năng suất cao nhất. Trong điều kiện thiếu và thừa độ ẩm trong các giai
đoạn trên thì rễ, thân, lá đều phát triển kém, củ ít, nhỏ chống chịu sâu bệnh kém
dẫn đến năng suất thấp.
* Đất trồng và dinh dưỡng. Khoai tây có khả năng thích ứng với nhiều loại đất khác
nhau trừ đất thịt nặng và đất sét ngập úng. Đất có tầng canh tác dày và tơi xốp
khả năng giữ nước và thông khí tốt là thích hợp nhất với khoai tây và sẽ cho
năng suất cao nhất. Đất có pH từ 5-7, nhưng thích hợp nhất là 6 - 6,5. Độ pH cao
hơn có thể bị bệnh ghẻ trên củ cho năng suất thấp (Nguyễn Văn Bộ, 2004) [1].
Yếu tố dinh dưỡng như lân, đạm, kali có ảnh hưởng rất lớn đến quá
trình sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây.
Theo Ngô Đức Thiệu (1978) [7], Đạm là nguyên tố cần thiết để hình thành
tế bào mới cấu tạo nên các bộ phận như rễ, thân, lá, củ. Nếu bón không đấy đủ
cây sẽ kém phát triển năng suất thấp, nhưng nếu bón quá nhiều đạm sẽ ảnh
hưởng không tốt đến sự sinh trưởng của cây làm mất cân đối giữa các bộ phận

trên mặt đất và dưới mặt đất đồng thời tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
Đối với lân có vai trò đặc biệt quan trọng giúp tăng cường quá trình sinh
trưởng thân lá, quá trình hình thành tia củ sớm tăng số lượng củ và tăng năng
suất. Lân cần trong giai đoạn đầu sinh trưởng của cây vì kích thích bộ rễ phát
triển. Thiếu lân sẽ làm cho cây phát triển không bình thường.
Khoai tây cần nhiều kali hơn cả, nó có tác dụng làm tăng quá trình sinh
trưởng, đặc biệt khả năng quang hợp và khả năng vận chuyển các chất về củ,
tăng chất lượng củ, tăng khả năng chống chịu một số bệnh quan trọng trên củ.


1.1.2. Một số khái niệm có liên quan
+ Sinh kế. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sinh kế. Theo một
số tác giả, sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (gồm các nguồn lực vật chất
và xã hội như: cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, nước mặt, đường xá,…) cùng
các hoạt động cần thiết làm phương tiện để kiếm sống của con người.
Sinh kế là hoạt động kiếm sống của con người. Một sinh kế được xem là bền
vững khi nó phải phát huy được tiềm năng con người để từ đó sản xuất và duy
trì phương tiện kiếm sống của họ. Nó phải có khả năng đương đầu và vượt qua áp
lực cũng như các thay đổi bất ngờ. Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc
gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai. Trên
thực tế thì nó nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt
đẹp cho tương lai. Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này, phải hội đủ những
nguyên tắc sau: Lấy con người làm trung tâm, dễ tiếp cận, có sự tham gia của
người dân, xây dựng dựa trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng
dễ bị tổn thương, tổng thể, thực hiện ở nhiều cấp, trong mối quan hệ với đối tác,
bền vững và năng động.
Về cơ bản, các loại vốn sinh kế có 5 loại cơ bản là: vốn vật chất, vốn tài chính,
vốn xã hội, vốn con người và vốn tự nhiên. Sinh kế bền vững của đồng bào dân tộc
thiểu số là sinh kế có thể đương đầu với khủng hoảng và phục hồi sau khủng
hoảng, duy trì hoặc nâng cao năng lực, tài sản và cung cấp những cơ hội sinh kế

bền vững cho những thế hệ tương lai của họ và đóng góp lợi ích lâu dài cho
những nghề nghiệp khác ở các cấp địa phương, quốc gia trong một thời gian
ngắn và dài hạn (Ngô Quang Sơn, 2014) [6].
Như vậy, phương pháp tiếp cận sinh kế là một trong các phương pháp tiếp
cận mới trong phát triển nông thôn nhằm không chỉ nâng cao mọi mặt đời sống
của hộ gia đình mà còn phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững và hiệu quả.
Ta thấy sinh kế bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người để đạt được
mục tiêu dựa trên những nguồn lực sẵn có của con người như các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, vốn, lao động, trình độ phát triển của khoa học công nghệ.


+ Kinh tế nông hộ. Trong từ điển ngôn ngữ của Mỹ (Oxford Press - 1987), có
nghĩa “Hộ là tất cả những người cùng sống chung trong một mái nhà. Nhóm người
đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm ăn
chung” (English Dictionary, 1964) [13]..
Theo Frank Ellis (1988) [14]., Kinh tế nông hộ là kinh tế của những hộ gia
đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động
gia đình. Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham
gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường.
Kinh tế nông hộ có các đặc điểm cơ bản sau:
- Kinh tế nông hộ là hình thức kinh tế có quy mô gia đình, các thành viên có mối
quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế cũng như huyết thống. Về mức độ phát
triển có thể trải qua các hình thức: kinh tế hộ sinh tồn, kinh tế hộ tự túc tự cấp
và kinh tế hộ sản xuất hàng hoá.
- Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất không thể thiếu của sản xuất kinh tế
hộ nông dân.
- Người nông dân là người chủ thật sự của quá trình sản xuất trực tiếp tác động
vào sinh trưởng, phát triển của cây trồng vật nuôi, không qua khâu trung gian, họ
làm việc không kể giờ giấc và bám sát vào tư liệu sản xuất của họ.
- Kinh tế nông hộ có cấu trúc lao động đa dạng, phức tạp, trong một hộ có nhiều

loại lao động vì vậy chủ hộ vừa có khả năng trực tiếp điều hành, quản lý tất cả các
khâu trong sản xuất, vừa có khả năng tham gia trực tiếp quá trình đó.
- Do có tính thống nhất giữa lao động quản lý và lao động sản xuất nên kinh tế hộ
nông dân giảm tối đa chi phí sản xuất và nó tác động trực tiếp lên lao động
trong hộ nên có tính tự giác để nâng cao hiệu quả và năng suất lao động.
Như vậy, kinh tế nông hộ: Là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của xã hội,
trong đó các nguồn lực như đất đai, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là
của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn
chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống tuỳ thuộc vào chủ
hộ, được


Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển. Kinh tế hộ nông dân là
kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng
chủ yếu sức lao động gia đình. Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản
xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn toàn vào hoạt động của thị trường.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây ở một số nước trên thế giới
Vào thế kỷ XVI người Tây Ba Nha đến Nam Mỹ và đã tìm thấy cây khoai
tây ở thung lũng Ander, và sau đó cây khoai tây được đưa từ Peru về Châu Âu. Vài
thế kỷ sau đó nó trở thành thức ăn hàng ngày của người Châu Âu. Theo kết quả
thống kê mới nhất của FAO (2016) cho ta thấy, diện tích trồng khoai tây của
Châu Á là châu lục đứng đầu với hơn 9,9 triệu ha chiếm hơn nửa tổng diện tích
trồng khoai tây trên thế giới, nhưng năng suất khoai tây của Châu Á không cao
18,9 tấn/ha. Trong khi đó Châu Úc là châu lục có diện tích sản xuất và sản
lượng khoai tây nhỏ nhất trên thế giới với diện tích hơn 38 nghìn ha; sản
lượng là 1,6 triệu tấn, nhưng lại có năng suất cao nhất thế giới, đạt 41,6
tấn/ha, cao gấp 2,2 lần Châu Á và 2,07 lần thế giới. Dưới đây là bảng thống
kê diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây của các khu vực năm 2016 trên
thế giới.

Bảng 1.2: Diện tích, sản lượng và năng suất khoai tây
trên thế giới năm 2016
Diện Tích
Khu vực

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

Sản Lượng
(tấn)

Năng suất
(tấn/ha)

Thế Giới

19.204.609

100,00

385.074.114

20,1

Châu Á

9.969.284


51,91

188.732.501

18,9

Châu Âu

5.613.462

29,23

122.617.713

21,8

Châu Phi

1.982.186

10,32

29.478.923

14,9

Châu Mỹ

1.600.480


8,33

42.632.899

26,6

Châu Úc

38.668

0,20

1.608.709

41,6

(Nguồn: FAO, 2016 [15].)


Diện tích trồng khoai tây sau Châu Á là Châu Âu có tổng diện tích là hơn 5,6
triệu ha với sản lượng 122,6 triệu tấn và năng suất bình quân là 21,8 tấn/ha.
Đứng thứ 3 là Châu Phi với gần 2 triệu ha có năng suất bình quân là 14,9
tấn/ha thấp nhất thế giới.
Đứng thứ 4 là Châu Mỹ hơn 1,6 triệu ha với tổng sản lượng là 42,6 triệu tấn
và năng suất là 26,6 tấn/ha, năng suất cao đứng sau Châu Úc.
Cây khoai tây là cây trồng chủ lực của Châu Âu, nơi sản xuất khoai tây bình
quân đầu người lớn nhất. Nhưng việc mở rộng diện tích trồng khoai tây lại
phát triển mạnh ở Nam Á và Đông Á trong vài thập kỷ qua. Trung Quốc hiện là
nước sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới, gần 1/3 sản lượng khoai tây được

thu hoạch ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Bảng 1.3: Một số quốc gia sản xuất khoai nhiều nhất trên thế giới năm 2016
Quốc gia

STT

Sản lượng(tấn )

1

Trung Quốc

87.260.000

2

Ấn Độ

41.483.000

3

Liên Bang Nga

29.532.530

4

Ukraine


23.250.200

5

Hoa Kỳ

20.990.738

6

CHLB Đức

10.665.600

7

Bangladesh

8.205.470

8

Ba Lan

9.091.900

9

Hà Lan


6.765.618

10

Pháp

6.340.807
(Nguồn: FAOSTAT, 2016) [15].


Qua bảng 1.3 cho thấy, năm 2016 tổng sản lượng khoai tây của Trung Quốc
đạt trên 87 triệu tấn, là quốc gia thu được sản lượng khoai tây lớn nhất trên thế
giới. Sau Trung Quốc là Ấn Độ với sản lượng hơn 41 triệu tấn. Lần lượt tới các
nước: Liên Bang Nga, Ukraine, Hoa Kỳ, CHLB Đức, Bangladesh, Ba Lan, Hà Lan
và đứng thứ 10 là Pháp.
1.2.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở một số địa phương trong nước
Khoai tây không phải là cây bản địa nhưng đã được trồng ở Việt Nam từ hơn
100 năm nay, do người Pháp đưa vào. Cây khoai tây được trồng chủ yếu ở Đồng
bằng Sông Hồng, là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, nhưng lại cho
năng suất cao, sản phẩm dễ tiêu thụ (Đường Hồng Dật, 2004) [4].
Theo tác giả Đỗ Kim Chung (2006) [2]: Khí hậu nhiệt đới của Việt Nam là
một điểm không mấy phù hợp cho sản xuất cây khoai tây và phần nhiều các vùng
không hề thuận lợi cho việc trồng khoai tây. Phần lớn khoai tây được sản xuất ở
vùng Đồng bằng sông Hồng. Ở đây khoai tây được trồng chủ yếu vào các tháng
mùa đông. Tất cả các tỉnh miền Bắc đều có vùng sản xuất khoai tây. Nhưng từ
Hà Tĩnh trở vào Nam, khoai tây chỉ được trồng ở Lâm Đồng nơi có khí hậu ôn
hoà nhờ độ cao đáng kể so với mực nước biển nên khoai tây có thể được
trồng quanh năm. Khoai có thể trồng được ba vụ trong năm ở Lâm Đồng. Nhìn
chung, thực trạng sản xuất khoai tây ở trong nước luôn biến động và phát triển theo
nhiều giai đoạn, chưa phản ánh đúng với tiềm năng mà chúng ta có, cụ thể từng giai

đoạn sau:
Giai đoạn 1971 - 1979, cây khoai tây được coi là cây lương thực, diện tích
khoai tây tăng nhanh từ vài nghìn ha quanh các thành phố lớn và năm 1979,
diện tích cao nhất đã đạt 104.600 ha. Tuy nhiên, năng suất khoai tây bình quân
còn ở mức độ thấp khoảng 7 - 10 tấn/ha. Sản lượng khoai tây giao động từ
45.100 đến
721.100 tấn/năm.
Giai đoạn 1980 - 2000, cây khoai tây không chỉ là cây trồng quan trọng trong
cơ cấu luân canh vụ Đông, mà còn được coi là cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên, năm 1985 diện tích khoai tây giảm mạnh, chỉ còn 23.600 ha và đến năm


1990 diện tích khoai tây lại tăng lên gần 40.000 ha. Năng suất khoai tây thời kỳ này
cũng tăng lên nhanh chóng, đạt trung bình 12 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt
15 tấn/ha. Sản lượng khoai tây từ 342.100 - 576.000 tấn/năm.
Giai đoạn từ năm 2000 đến nay, diện tích khoai tây tăng dần và giữ ở mức
30.000 - 35.000 ha. Thời kỳ đầu, nguồn giống chủ yếu được nhập từ Trung Quốc,
tuy giá thành rẻ nhưng chất lượng giống kém, sâu bệnh nhiều, nên năng suất
thấp, bình quân đạt 10 - 12 tấn/ha. Do giống nhập không chủ động được nên diện
tích và thời vụ trồng bấp bênh.
Nếu so sánh năng suất khoai tây của nước ta thì chỉ bằng khoảng 62% năng
suất bình quân chung của thế giới, bằng 51,3 % năng suất của Châu Âu. Có nhiều
nguyên nhân làm cho diện tích trồng khoai tây ở nước ta bị giảm, năng suất thấp,
đó là sử dụng giống không đảm bảo chất lượng, củ giống đã thoái hóa, điều kiện
bảo quản giống kém, kỹ thuật canh tác chưa hoàn thiện,... trong khi đầu tư
sản xuất khoai tây lại cao, đặc biệt là chi phí giống và phân bón dẫn đến hiệu
quả sản xuất thấp.
1.2.3. Tình hình sản xuất khoai tây tại tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở vùng Đồng bằng sông Hồng, liền kề với thủ đô
Hà Nội, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là điều kiện thuận lợi trong quá

trình giao thương, phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm gần đây, với chủ
trương phát triển cây vụ đông của tỉnh đã đưa thời vụ sản xuất cây vụ đông
trở thành một trong ba vụ sản xuất chính trong năm (lúa chiêm - lúa mùa - cây vụ
đông) và chú trọng đưa cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như khoai tây và một
số loại rau. Cây khoai tây là cây chủ lực trong vụ đông của tỉnh. Bởi cây khoai tây
không yêu cầu thời vụ khắt khe, dễ canh tác, cho hiệu quả kinh tế cao, tăng thu
nhập cho người dân.
Tỉnh Bắc Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, rất phù hợp
với cây khoai tây sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, khoai tây được trồng ở tất cả các
huyện trong tỉnh.


Bảng 1.4: Tình hình sản xuất khoai tây tại Bắc Ninh giai
đoạn 2010 – 2016
Năm

Diện tích
(ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(tấn)

2010

2.477,8

140,3


36.868,0

2011

2.122,7

147,0

43.365,0

2012

2.187,5

157,6

34.475,0

2013

2.100,0

161,0

33.810,0

2014

2.195,0


160,0

35.120,0

2015

2.190,0

161,0

35.259,0

2016

2.213,0

163,0

36.071,9

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2010 - 2016) [9].
Qua bảng 1.4 cho thấy, diện tích trồng cây khoai tây của tỉnh Bắc Ninh trong
những năm gần đây tăng giảm không ổn định. Năm 2011, diện tích trồng khoai tây
giảm mạnh do nguồn cung ứng giống không đáp ứng được yêu cầu sản xuất, chất
lượng giống thấp. Rất nhiều khoai thương phẩm được đưa ra xử lý để trở thành
khoai giống, do vậy năng suất khoai thấp, sâu bệnh hại phát triển mạnh, trong khi đó
đầu ra không ổn định. Nhưng, từ năm 2012 đến nay tỉnh đã mạnh dạn đưa một số
giống khoai tây có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất như giống Atlantic, Solara,
Marabel, Daimant, KT2 và có chính sách trợ giá giống, hỗ trợ công chỉ đạo sản xuất

nên diện tích trồng khoai tây tăng trở lại và đạt 2.213 ha vào năm 2016. Bên cạnh đó,
một bộ phận người trồng khoai tây không phải lo lắng về đầu ra bởi công ty trách
nhiệm hữu hạn (TNHH) Orion đặt tại huyện Yên Phong đã bao tiêu toàn bộ khoai tây
thương phẩm giống Atlantic (chiếm 35% sản lượng khoai tây của tỉnh) cho người dân.
Còn những giống khác thì tiêu thụ tại các thị trường trong và ngoài tỉnh. Có những
thời điểm người nông dân thu hoạch đến đâu có thương lái đến tận nhà thu mua
với giá thành khá cao, đã tạo tâm lý cho người trồng khoai tây yên tâm sản xuất.


Về năng suất khoai tây: Năm 2010 năng suất đạt 140,3 tạ/ha đến năm 2016
tăng lên 163 tạ/ha. Năng suất khoai tây tăng là do tỉnh đã đưa nguồn giống chất
lượng cao nhập khẩu từ Mỹ, Hà Lan vào sản xuất như giống Atlantic, Solara,
Marabel... thay thế một số giống cho năng suất thấp như những giống địa phương,
giống khoai tây nhập từ Trung Quốc không rõ nguồn gốc.
Nhìn chung, diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây của tỉnh Bắc Ninh
cũng chưa thực sự ổn định. Bởi nguồn giống chất lượng cao còn thiếu, giá giống
cao, nhiều người dân tự để khoai thịt làm giống, do vậy chất lượng giống thấp
dẫn đến năng suất thấp,... Bên cạnh đó, do quy trình kỹ thuật chưa đảm bảo, tác
động của các điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi làm cho năng suất khoai tây
chưa cao.


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò, đóng góp của
cây khoai tây trong sinh kế và kinh tế nông hộ.
- Đối tượng khảo sát: Hộ nông dân sản xuất khoai tây, hộ thu gom, hộ chế biến và
sử dụng khoai tây thành phẩm trên địa bàn nghiên cứu cùng với các thành viên

thị trường khác trong chuỗi giá trị khoai tây trên địa bàn nghiên cứu.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
+ Vai trò của cây khoai tây trong sinh kế và kinh tế nông hộ tại địa bàn
nghiên cứu
+ Thực trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ khoai tây tại huyện Quế Võ
+ Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển sản xuất khoai tây
+ Giải pháp phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ khoai tây, cải thiện
sinh kế theo hướng bền vững và góp phần phát triển kinh tế nông hộ tại địa
bàn nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: Thời gian thu thập thông tin giai đoạn 2014 - 2016, đề xuất
một số giải pháp cho những năm tiếp theo
- Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại 3 xã đại diện của huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh là Việt Hùng, Phù Lương và Mộ Đạo. Mô tả lý do lựa chọn 3
xã này sẽ được trình bày ở mục tiếp theo.


2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Vai trò của cây khoai tây trong sinh kế và kinh tế nông hộ tại địa bàn
nghiên cứu
- Cây khoai tây trong cơ cấu cây trồng và sinh kế nông hộ
- Thu nhập của cây khoai tây và đóng góp của cây khoai tây về kinh tế đối với kinh
tế nông hộ (kết quả, hiệu quả trong sản xuất cây khoai tây)
2.2.2. Thực trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ khoai tây tại huyện Quế Vo
- Thực trạng tổ chức sản xuất
- Thực trạng phát triển diện tích, năng suất và sản lượng
- Thực trạng cơ cấu giống
- Thực trạng kỹ thuật sản xuất canh tác
- Thực trạng thị trường tiêu thụ
2.2.3. Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến phát triển khoai tây tại huyện

Quế Vo
- Yếu tố thuận lợi
- Yếu tố khó khăn
2.2.4. Giải pháp phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ khoai tây tại huyện
Quế Vo
- Căn cứ đề xuất các giải pháp
- Giải pháp chung
- Giải pháp cụ thể
+ Đối với nông hộ sản xuất khoai tây
+ Giải pháp về kỹ thuật sản xuất
+ Giải pháp về thị trường tiêu thụ


2.3. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu
- Tiếp cận vĩ mô: Huyện, xã
- Tiếp cận vi mô: Điều tra khảo sát nông hộ bằng phiếu điều tra đã chuẩn bị trước
và phỏng vấn bán cấu trúc với người cung cấp thông tin chính.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin số liệu từ các báo cáo, tài liệu của các ngành, phòng
ban (Phòng TN&MT, Phòng NN&PTNT, Trạm khuyến nông huyện, Chi cục thống
kê huyện.…).
2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
a.

Phương pháp chọn địa điểm và mẫu nghiên cứu
Chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề quan trọng, bởi vì địa điểm nghiên cứu
ảnh hưởng khách quan tới kết quả phân tích và mang tính đại diện cho toàn bộ
địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đã lựa chọn được địa điểm

nghiên cứu đề tài tiến hành lựa chọn mẫu nghiên cứu và tính số lượng mẫu nghiên
cứu phù hợp.
* Chọn điểm nghiên cứu
Chọn xã nghiên cứu: để đảm bảo tính khách quan của tài liệu điều tra,
trước khi chọn hộ, tác giả chọn 3 xã sau đây để điều tra sản xuất khoai tây:

- Xã Việt Hùng, là một xã có vị trí địa lý gần trung tâm huyện lỵ, có quốc lộ 18 chạy
qua, điều kiện đồng đất và cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc sản xuất và tiêu thụ
khoai tây tại địa bàn nghiên cứu.
- Xã Phù Lương, là một xã nằm ở phía Đông của huyện, xa khu trung tâm huyện
lỵ, là một xã có điều kiện sản xuất và tiêu thụ khoai tây khó khăn.
- Xã Mộ Đạo thuộc phía Tây của huyện, có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
trung bình khá.


×