Tải bản đầy đủ (.pptx) (29 trang)

Kỹ thuật bào chế thuốc cốm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 29 trang )

THUỐC CỐM


MỤC TIÊU HỌC TẬP
•Trình bày được định nghĩa, thành phần của thuốc
cốm
•Kể được 6 giai đoạn điều chế thuốc cốm bằng
phương pháp xát qua rây
•Kể được 3 yêu cầu kiểm soát chất lượng thuốc cốm


NỘI DUNG
1. Định nghĩa
2. Thành phần
3. Kỹ thuật điều chế
4. Kiểm soát chất lượng
5. Một số công thức thuốc cốm


1. Định nghĩa
Thuốc cốm là dạng thuốc rắn, được điều chế từ bột
thuốc và tá dược dính, có dạng hạt nhỏ xốp hay sợi
ngắn xốp, thường dùng để uống bằng cách hòa với
nước hay một chất lỏng thích hợp hoặc pha thành
dung dịch, hỗn dịch hay siro


2. Thành phần
* Dược chất:
hoặc


Có thể là hóa chất, cao thuốc

dịch chiết dược liệu…
Bao gồm:

* Tá dược:
Tá dược dính:
Tinh bột, siro, dung dịch PVP, dung dịch CMC,
cao dược liệu, mật ong…
Tá dược độn:
Bột saccarose, lactose, đường glucose…
Tá dược điều hương, vị…
Nếu là cốm pha hỗn dịch, có thể dùng
thêm tá dược rã, gây thấm, ổn định…


3. Kỹ thuật điều chế
Thuốc cốm được điều chế bằng 2 phương pháp sau:
xát qua rây hoặc phun sấy

3.1. Phương pháp xát qua rây : Gồm 6 giai
đoạn
G1: Trộn bột kép: tiến hành trộn bột kép các dược
chất với tá dược rắn theo nguyên tắc chung
G2 : Tạo khối ẩm: trộn bột kép với tá dược dính
lỏng để tạo thành khối bột dẻo đồng nhất


3.1. Phương pháp xát qua rây (tt)
G3. Xát cốm: Bằng tay hay bằng máy xát cốm qua

cỡ rây thích hợp.( không di chuyển khối bột)
G4. Sấy cốm: Ở nhiệt độ thích hợp 30-60°C
cho tới khô (độ ẩm <5%)
G5. Sửa hạt: Sửa hạt qua cỡ rây qui định để
loại bỏ bột mịn và cục vón.
G6. Đóng gói, bảo quản: Thuốc cốm dễ hút ẩm, kết

dính, chảy nhão, nên phải bảo quản trong chai lọ bằng

chất dẻo, túi PE, lọ thủy tinh


3.2 Phương pháp phun sấy
Thường dùng để bào chế cốm hòa tan,
cốm từ các dịch chiết dược liệu


4. Kiểm soát chất lượng
Theo DĐVN III, thuốc cốm được kiểm soát chất lượng về
các tiêu chuẩn sau:
+ Độ ẩm không quá 5%
+ Độ đồng đều khối lượng khi đóng gói: ± 5%
+ Độ hòa tan (với cốm hòa tan):
Thêm 20 phần nước nóng vào 1 phần thuốc cốm,
khuấy trong 5 phút, cốm phải tan hoàn toàn
Đối với cốm sủi bọt: dược điển Anh (BP 1998) quy định
phải rã trong vòng 5 phút khi cho vào cốc có chứa 200ml
nước ở 15-250C



5. Một số công thức thuốc cốm
5.1 Cốm Phytin
Công thức:
Phytin
Tricalci phosphat
Bột đường
Siro

110g
10g
750g
250g


Tiến hành:
- Chuẩn bị : Cối chày, dao vét, rây, giấy gói….
- Cân dược chất.
- Nghiền bột đơn
- Trộn bột kép
- Tạo thành khối dẻo với siro đơn


- Xát cốm và sấy cốm
- Loại bỏ bột vụn
- Đóng gói 100g trong 2 lần túi PE hàn kín
- Dán nhãn thành phẩm, thuốc thường dùng trong

Công dụng: Dùng làm thuốc bổ cho trẻ em, chống
còi xương chậm lớn, uống 2-3 thìa cà phê/ 1 lần,
2-3 lần/24 giờ



5.2 Cốm Calci

Công thức:
Calci gluconat…………………....2,4g
Calci glycerophosphat…………..8,8g
Calciphosphat……………………8,8g
Đường trắng……………………..80g
Siro đơn…………………………..vđ


Tiến hành:
- Chuẩn bị : Cối chày, dao vét,rây, giấy gói…
- Cân dược chất
+ Nghiền bột đơn
+ Trộn bột kép
+ Tạo thành khối dẻo với siro đơn


+ Xát cốm
+ Sấy từ 40-50°C cho khô
+ Loại bỏ bột vụn và các hạt bị vón
+ Đóng gói 100g trong 2 lần túi PE hàn kín
Công dụng:
Làm thuốc bổ, cung cấp calci cho cơ thể,
dùng cho
trẻ em còi xương, chậm lớn, phụ nữ có thai



5.3 Cốm nghệ

Công thức:
Nghệ khô
Mai mực
Cam thảo
Tiểu hồi
Bột Saccarose
Mật ong

500g
200 g
100g
50 g
100g



Tiến hành:
- Nghiền nghệ thành bột thô, ngâm kiệt với cồn 60,
làm thành cao đặc
- Nghiền trộn mai mực, cam thảo, tiểu hồi, bột
Saccarose thành bột kép
- Trộn bột kép với cao nghệ, thêm dần mật ong vào
tạo thành khối dẻo


- Xát cốm
- Sấy từ 40-50°C
- Đóng gói


Công dụng: trị đau dạ dày


PHẦN LƯỢNG GIÁ
I TRẢ LỜI CÂU HỎI NGẮN
1.Kể 2 phương pháp điều chế thuốc cốm.


2.Kể tóm tắt 6 giai đoạn điều chế thuốc cốm
theo phương pháp xát qua rây


3.Kể 2 loại tá dược độn thường dùng để bào chế
thuốc cốm

4.Kể 3 loại tá dược dính thường dùng để bào chế
thuốc cốm


5. Kể 3 tiêu chuẩn cần được kiểm soát đối với
thuốc cốm


II TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐÚNG SAI
1. Điều chế thuốc cốm bằng phương pháp phun sấy
thường được dùng bào chế cốm thuốc từ các dịch
chiết dược liệu.
2. Độ ẩm của thuốc cốm không được vượt quá 10%.
3. Thuốc cốm chủ yếu dùng đường uống.

4. Cao dược liệu có thể vừa là hoạt chất vừa là tá
dược dính cho thuốc.
5. Tá dược dính cho thuốc cốm thường kết hợp tác
dụng điều vị (làm ngọt).
6. Thuốc cốm pha hỗn dịch không cần điều hương vị
7. Thuốc cốm dễ bảo quản hơn thuốc bột, thuốc viên


III CHỌH CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT
1. Trong bào chế thuốc cốm , giai đoạn ảnh
hưởng đến sự đồng đều của thuốc cốm
A. Nghiền bột đơn
B. Xát cốm
C. Trộn bột kép
D. Sấy cốm
E. Tạo khối bột dẻo


2. Trong qui trình điều chế thuốc cốm, giai
đoạn sấy như sau:
A. Sấy Ở nhiệt độ 100-1200 C/60 phút
B.Sấy owrnhieetj độ 160-1800 C/ 15 phút
C.Sấy ở nhiệt độ 30-600 C cho tới khô
D.Sấy ở nhiệt độ 80-900 C / 120 phút
E.Sấy nhanh ở nhiệt độ cao tốt.


×