Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM MÔN SINH HỌC THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.8 KB, 55 trang )

CHƯƠNG TRÌNH TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC NĂM 2017

TÊN SÁNG KIẾN:
GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM
VỚI MÔN SINH HỌC THPT.
Lĩnh vực áp dụng: Đổi mới dạy học Sinh học THPT
Người thực hiện:
BÙI THỊ LIÊN
VŨ THỊ THANH NHÀN

Ninh Bình, ngày 15 tháng 9 năm 2017
1


MỤC LỤC
Trang
I. Nội dung
A. Giải pháp cũ thường làm:………………………………………………….............3
B. Giải pháp mới cải tiến:……………………………………………………..............4
1. Quan điểm chung về dạy học trải nghiệm sáng tạo………………………………...4
2. Giải pháp tổ chức dạy học trải nghiệm đối với môn Sinh học THPT……………...6
2.1. Giải pháp 1: Tổ chức dạy học trải nghiệm theo chủ đề tích hợp - liên bài, liên
môn……………………………………………………………………………………7
2.1.1. Các bước tổ chức……………………………………………………………….8
2.1.2. Minh họa các bước tổ chức……………………………………………………10
2.2 Giải pháp 2: Tổ chức dạy học trải nghiệm theo bài học………………………...39
2.2.1. Các bước tổ chức ……………………………………………………………..
2.2.2. Minh họa các bước tổ chức…………………………………………………..
II. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
1. Hiệu quả kinh tế: …………………………………………………………..59
2. Hiệu quả xã hội: …………………………………………………………...62


III. Điều kiện và khả năng áp dụng
1. Điều kiện áp dụng: ………………………………………………………...67
2. Khả năng áp dụng: ………………………………………………………....67
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC I: Bài báo cáo của học sinh về chủ đề tìm hiểu công nghệ nuôi
trồng nấm ăn và nấm dược liệu…………………………………………………………….68
PHỤ LỤC II: Một số hình ảnh tổ chức dạy học trải nghiệm theo chủ đề tích
hợp - liên bài, liên môn; theo bài học……………………………………………………..72

2


GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM
VỚI MÔN SINH HỌC THPT.
Lĩnh vực áp dụng: Đổi mới dạy học Sinh học THPT
I. NỘI DUNG
A. Giải pháp cũ thường làm:
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo không phải là vấn đề mới trong giáo dục. Thực
tế trong chương trình, sách giáo khoa hiện tại nội dung này được thể hiện ở các bài
thực hành, lồng ghép liên hệ thực tế trong bài học. Việc tổ chức hoạt động trải
nghiệm ngoài nhà trường là tổ chức cho các em đi tham quan, dã ngoại, lao động
công ích, lao động cùng gia đình…Tuy nhiên, cách thức tổ chức chưa đạt hiệu quả
giáo dục cao.
Việc tổ chức trải nghiệm trên lớp học: Số bài thực hành trong sách giáo khoa
hiện tại tương đối ít, một số bài thực hành trong chương trình do điều kiện tiến hành
phức tạp, không phù hợp với điều kiện địa phương, nhà trường. Sách giáo khoa Sinh
học 12 có 3 bài thực hành trên tổng số 48 bài học, trong 3 bài thực hành có tới 2 bài
khó thực hiện thành công được như Bài 7, Thực hành quan sát các dạng đột biến số
lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và tiêu bản tạm thời; Bài 14, Lai giống.
Trong chương trình Sinh học 11 có 7 bài thực hành trên tổng số 48 bài học; Sinh học

10 có 5 bài trên tổng số 33 bài. Trong năm vừa qua, khi nhà trường được chủ động về
phân phối chương trình, giáo viên thường chủ động xây dựng chương trình chuyển số
bài thực thực hành thành bài tập, ôn lí thuyết để phục vụ cho việc học “ứng thi”. Việc
học trên lớp, giáo viên thường chú trọng đến việc tìm kiến thức ôn tập phục vụ thi
hơn là tìm hiều vấn đề có thể tổ chức cho học sinh trải nghiệm.
Việc tổ chức trải nghiệm ngoài lớp học: Cách thức tổ chức học tập trải nghiệm
thường làm là:
Bước 1: Lựa chọn địa điểm:
Địa điểm lựa chọn để trải nghiệm thường là các khu du lịch, khu vui chơi, giải
trí,.. theo sở thích của học sinh.
Bước 2: Lên kế hoạch cho chuyến đi:
Giáo viên, phụ huynh, nhà trường lên kế hoạch cho chuyến đi nhưng công việc
này chủ yếu chú trọng đến việc thời gian, phương tiện, sinh hoạt, chi phí cho chuyến
đi.
3


Bước 3: Làm công tác xã hội hóa:
Công việc chủ yếu là huy động sự đóng góp vật chất cho chuyến đi. Chính vì
mục đích học tập không rõ ràng, phụ huynh không thấy được vai trò của chuyến đi
học tập trải nghiệm nên sẽ khó khăn trong công tác huy động sức dân, chưa kể sẽ gây
hiểu lầm chủ chương của Bộ về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.
Bước 4: Tổ chức chuyến đi:
Trong quá trình tổ các chuyến đi, giáo viên cùng với các lực lượng giáo dục
ngoài nhà trường chủ yếu chú trọng vào nội quy của chuyến đi và việc quản lí học
sinh làm sao để được thuận tiện, dễ dàng nhất.
Bước 5: Tổng kết rút kinh nghiệm chuyến đi:
Công việc chủ yếu của công tác này là tổng kết các chi phí của chuyến đi; đánh
giá chuyến đi có được đảm bảo bảo an toàn hay không, đồng thời rút kinh nghiệm về
cách thức quản lí học sinh dễ dàng hơn.

Bước 6: Học sinh viết bài thu hoạch:
Do không có định hướng về nội dung học tập trải nghiệm nên khi viết bài thu
hoạch, học sinh chủ yếu viết bài thiên về cảm xúc, suy nghĩ trước cảnh đẹp, không
gian mới lạ… Bài thu hoạch của học sinh, giáo viên đánh giá theo cách cảm tính hoặc
không đánh giá.
Nguyên nhân của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm chưa đạt hiệu quả cao là:
 Do nhận thức chưa đầy đủ về mục tiêu giáo dục trong thời đại mới. Nhận thức
chưa sâu sắc hệ thống lí luận về họat động trải nghiệm sáng tạo.
 Do ý thức trách nhiệm với công việc chưa cao. Việc tổ chức hoạt động dạy
học trải nghiệm đòi hỏi giáo viên luôn phải nỗ lực hơn rất nhiều so với việc
dạy “chay”.
 Do hạn chế về kĩ năng, năng lực tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm sáng
tạo.
B. Giải pháp mới cải tiến:
1. Quan điểm chung về dạy học trải nghiệm sáng tạo:
Theo chương trình đổi mới tổng thể GDPT, hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TNST)
là một hình thức tổ chức dạy học thay thế cho cách dạy học truyền thống, trong mỗi hoạt
động học đều chứa đựng nội dung môn học, nội dung tiết học. Trong mỗi hoạt động cụ thể
cần chỉ ra hoạt động này sẽ thay thế tiết học nào của môn học nào. Hình thức tổ chức hoạt
động TNST phải đơn giản, ít tốn kém và hiệu quả.
* Vị trí của hoạt động TNST trong chương trình GDPT:
4


- Giai đoạn giáo dục cơ bản:
+ Tập trung vào việc hình thành các phẩm chất nhân cách, những thói quen, kỹ năng
sống...;
+ Học sinh được bước vào cuộc sống xã hội, được tham gia các đề án, dự án, các
hoạt động thiện nguyện, hoạt động lao động... cũng như tham gia các loại hình câu lạc bộ
khác nhau...;

+ Bản thân mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức
các hoạt động cho chính mình nên học sinh không những biết cách tích cực hóa bản thân,
khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc
sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm;
+ Mỗi học sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường, và chuẩn bị một số
năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.
- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp:
+ Chương trình hoạt động TNST được tổ chức gắn với nghề nghiệp tương lai chặt
chẽ hơn, hình thức câu lạc bộ nghề nghiệp phát triển mạnh hơn;
+ Học sinh sẽ được đánh giá về năng lực, hứng thú... và được tư vấn để lựa chọn và
định hướng nghề nghiệp;
+ Ở giai đoạn này, chương trình có tính phân hóa và tự chọn cao. Học sinh được trải
nghiệm với các ngành nghề khác nhau dưới các hình thức khác nhau.
* Nội dung hoạt động TNST cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học,
nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng
sống, giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, an toàn giao thông, giáo
dục môi trường, giáo dục phòng chống HIV/AIDS…
- Thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của
HS, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách
dễ dàng, thuận lợi.
* Quy mô và địa điểm tổ chức hoạt động TNST:
- Về quy mô: Tổ chức theo những quy mô khác nhau: theo nhóm, theo lớp, theo khối,
theo trường hoặc liên trường. Tuy nhiên, tổ chức theo quy mô nhóm, lớp có ưu thế hơn về
nhiều mặt như tổ chức đơn giản, không tốn kém, mất ít thời gian, HS tham gia nhiều hơn, có
nhiều khả năng phát triển kĩ năng hơn.
- Về địa điểm: Có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở trong và ngoài nhà
trường: lớp học, thư viện, phòng đa năng, phòng truyền thống, sân trường, vườn trường,
viện bảo tàng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nhà các nghệ nhân, làng nghề, cơ sở sản
xuất... liên quan đến chủ đề hoạt động.

* Hình thức tổ chức hoạt động TNST:
- Hình thức có tính Khám phá (Hoạt động tự chủ):
- Hình thức có tính Tham gia lâu dài (Hoạt động câu lạc bộ);
- Hình thức có tính Thể nghiệm (Hoạt động hướng nghiệp);
- Hình thức có tính Cống hiến xã hội (Hoạt động tình nguyện).
5


* Các lực lượng phối hợp hoạt động TNST:
- Có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong
và ngoài nhà trường như: GV chủ nhiệm lớp, GV bộ môn, cán bộ Đoàn, Tổng phụ trách đội,
Ban Giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương các Hội, tổ chức,
doanh nghiệp, các nghệ nhân, …
- Tùy nội dung và tính chất từng hoạt động mà sự tham gia của các lực lượng có thể
là trực tiếp hoặc gián tiếp; có thể là chủ trì hoặc phối hợp, có thể là những mặt khác nhau:
kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ chức, đóng góp về chuyên môn, trí tuệ, chất xám hay ủng
hộ tinh thần, vật chất.
* Lợi ích mang lại từ hoạt động TNST:
- Cầu nối nhà trường, kiến thức các môn học…. với thực tiễn cuộc sống một cách có
tổ chức, có định hướng… góp phần tích cực vào hình thành và củng cố năng lực và phẩm
chất nhân cách;
- Giúp giáo dục thực hiện được mục đích tích hợp và phân hóa của mình nhằm phát
triển năng lực thực tiễn và cá nhân hóa, đa dạng hóa tiềm năng sáng tạo;
- Nuôi dưỡng và phát triển đời sống tình cảm, ý chí tạo động lực hoạt động, tích cực
hóa bản thân…

2. Giải pháp tổ chức dạy học trải nghiệm đối với môn Sinh học THPT.
Mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo được nêu trong dự thảo chương trình
giáo dục phổ thông chương trình tổng thể. Bộ đề cao phẩm chất, năng lực của người
học. Phẩm chất của người học bao gồm: Yêu đất nước, yêu con người, chăm học,

chăm làm, trung thực, trách nhiệm. Năng lực của người học bao gồm: Năng lực
chung và năng lực chuyên môn. Năng lực chung có các năng lực như năng lực tự chủ
và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Các
năng lực chuyên môn có các năng lực như năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán,
năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tìm hiểu xã hội,
năng lực tin học, năng lực thể chất.
Để đạt được phẩm chất, năng lực trên chương trình đổi mới giáo dục trong đó
hoạt động trải nghiệm chính thức bắt buộc trong chương trình sách giáo khoa mới.
Đứng trước yêu cầu của đổi mới giáo dục, yêu cầu của xã hội về “chuẩn đầu ra” của
người học. Không đợi đến khi ban hành sách giao khoa mới, ngay từ đầu năm học
2016-2017 Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình yêu cầu các trường làm kế hoạch giảng
dạy các môn phải có kế hoạch tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo.
Trong năm học 2016 -2017, nhóm Sinh cũng như các nhóm chuyên môn khác
của trường THPT Nho Quan C đã rất tích cực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
6


cho học sinh. Các hoạt động trải nghiệm của tất cả các nhóm có thể nói bước đầu đã
mang lại những thành công. Sự thành công ấy có được trước hết phải nhờ vào tư
tưởng tiến bộ, bắt kịp xu thế của thời đại, dám nghĩ dám làm của BGH trường THPT
Nho Quan C. Mặc dù đóng trên địa bàn khó khăn của tỉnh, Ban giám hiệu trường
THPT Nho Quan C đã luôn nỗ lực học hỏi, chủ động sáng tạo trong việc quản lí, tổ
chức để giáo viên có điều kiện thuận lợi thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong thời đại
mới. Trong 4 năm trở lại đây, năm nào trường THPT Nho Quan C cũng có hoạt động
thường niên giúp học sinh và giáo viên có nhiều động lực hứng thú với công việc
được giao. Trong năm học 2016 -2017, đáp ứng yêu cầu học tập trải nghiệm sáng tạo
nhà trường tổ chức cuộc thi “HÀNH TRÌNH VỀ MIỀN DI SẢN”. Cuộc thi đã tạo ra
sân chơi rất hấp dẫn các em học sinh cũng như các thầy cô trong các nhóm chuyên
môn. Sáng thứ 2 chào cờ là một buổi sinh hoạt rất được mong chờ của học sinh cũng
như giáo viên. Bản thân chúng tôi cũng như nhiều giáo viên khác nhận thấy sự thay

đổi rất tích cực của các em qua hình thức học tập trải nghiệm sáng tạo. Đối với nhóm
Sinh đây là điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này từ năm
học 2015 -2016. Dạy học trải nghiệm sáng tạo chính là cách hòa nhập các hoạt động
của nhà trường vào thực tế cuộc sống. Do gắn với bối cảnh thực tế và gắn với nhu
cầu của người học cho phép dạy học kéo theo những ích lợi, sự tích cực và sự chịu
trách nhiệm của người học. Khi việc học được đặt trong bối cảnh gần gũi với thực
tiễn với cuộc sống sẽ cho phép tạo ra niềm tin ở người học, giúp họ tích cực huy động
và tận dụng tối đa vốn kinh nghiệm của mình để đáp ứng yêu cầu của hoạt động học.
Hiểu rõ mục đích của các hoạt động học khi đó hoạt động học sẽ trở thành nhu cầu
tự thân và có ý nghĩa.
Qua quá trình nghiên cứu trên nền tảng chương trình, sách giáo khoa hiện hành
đối với môn Sinh học 10, 11, 12. Việc tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo
với môn Sinh học chúng tôi thực hiện theo 2 giải pháp sau:
2. 1 GIẢI PHÁP 1: TỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ
TÍCH HỢP - LIÊN BÀI, LIÊN MÔN.
Để học sinh phát huy được năng lực của mình, giáo viên phải tạo cơ hội cho học
sinh được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó học sinh
vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng chuyên biệt của môn học vừa phải vận
dụng khả năng, năng lực riêng của bản thân để giải quyết vấn đề. Như vậy, thông qua
việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, giáo viên vừa tạo điều kiện cho
7


học sinh phát triển được năng lực chuyên biệt môn học vừa phát triển năng lực
chung của mỗi học sinh. Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản
năng di truyền của con người, quá trình giáo dục trải nghiệm trong cuộc sống. Khi đó
người học sẽ đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau trong thời đại
mới.
Khi tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm theo chủ đề tích hợp - liên bài, liên
môn vấn đề cần giải quyết thường tích hợp trong nội môn, liên môn ở các mức độ

khác nhau.Việc tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm theo chủ đề - liên bài, liên
môn cần thực hiện qua các bước sau:
2.1.1 CÁC BƯỚC TỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ LIÊN BÀI, LIÊN MÔN
Bước 1:Tìm hiểu thực trạng, lựa chọn chủ đề.
Các nội dung kiến thức học tập phải gắn liền với các tình huống từ thực tiễn địa
phương, những vấn đề cần giải quyết ở địa phương. Việc lựa chọn chủ đề đối với
môn Sinh học cần lựa chọn những chủ để gần gũi với đời sống. Nội dung phải phù
hợp với việc học tập trải nghiệm của học sinh, kiến thức không ngoài tầm với của học
sinh, không ôm đồm nhiều kiến thức, đi từ thấp đến cao, cân đối giữa chiều sâu kiến
thức và bề rộng vận dụng.
Đối với môn Sinh học có nhiều chủ đề lớn để giáo viên có thể lựa chọn cho học
sinh trải nghiệm gắn với thực tế địa phương như:
 Nhân giống, trồng, chăm sóc cây trồng.
 Nhân giống và chăm sóc vật nuôi.
 Nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu.
 Bảo quản nông sản.
 Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con người.
 Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
Bước 2: Lập kế hoạch.
Kế hoạch chung: Việc tổ chức học tập trải nghiệm có thành công hay không phụ
thuộc rất nhiều vào việc lập kế hoạch. Công việc này là tìm các nguồn lực và thời
gian không gian cần cho việc hoàn thành các mục tiêu. Kế hoạch chung thể hiện
những hoạt động chính trong chủ đề dạy học ai là người phụ trách phối hợp làm việc.

8


Kế hoạch chi tiết: Được thể hiện trong giáo án trong đó giáo viên dự kiến
thiết kế chi tiết các hoạt động. Dự kiến các phương án, kịch bản của buổi học tập hoạt
động trải nghiệm sáng tạo.

Bước 2: Tìm kiếm thông tin liên quan.
Đối với giáo viên: Tìm kiếm thông tin về chủ đề lựa chọn tại nơi có thể tổ chức
cho học sinh học tập trải nghiệm. Liên hệ nhờ tư vấn giúp đỡ chia sẻ của chuyên gia,
nhà khoa học…..
Đối với học sinh: Giáo viên phân công nhiệm vụ cho các nhóm tìm kiếm thông
tin có thể bằng các phương pháp như tìm kiếm tài liệu, sách báo, thư viện điện tử,
phỏng vấn…
Bước 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm.
Trên cơ sở lập kế hoạch chung và kế hoạch chi tiết giáo viên tổ chức hoạt động
theo dự kiến. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện tùy vào tình hình thực tế mà
giáo viên thay đổi cho phù hợp để đạt mục tiêu giáo dục cao nhất.
Bước 4: Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.
- Về phía giáo viên:
Xây dựng các loại phiếu đánh giá để đánh giá hoạt động dạy học trải nghiệm từ
đó đánh giá khách quan hiệu quả của tổ chức hoạt động học, điều chỉnh cho phù hợp
với mục tiêu giáo dục.
+ Phiếu đánh giá năng lực khoa học Sinh học: Phiếu này giáo viên thiết kế theo
nội dung kiến thức khoa học trong chủ đề để kiểm tra học sinh.
+ Phiếu đánh giá năng lực hợp tác nhóm: Phiếu này giáo viên xây dựng dựa
trên các tiêu chí hoạt động nhóm.
+ Phiếu đánh giá sự phát triển bản thân: Phiếu này giúp học sinh tự đánh giá
được những sự thay đổi của bản thân sau hoạt động học.
Tổng kết các loại phiếu đánh giá, từ đó đánh giá khách quan hiệu quả của hoạt
động học, điều chỉnh phù hợp với mục tiêu giáo dục.
- Về phía học sinh: Hoàn thành các loại phiếu đánh giá.
2.1.2 MINH HỌA CÁC BƯỚC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP - LIÊN BÀI, LIÊN MÔN VỚI CHỦ ĐỀ“SINH
SẢN Ở THỰC VẬT - ỨNG DỤNG TRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG”
9



Bước 1: Tìm hiểu thực trạng, lựa chọn chủ đề “Sinh sản ở thực vật - Ứng
dụng trong nhân giống cây trồng”.
Địa phương của học sinh nhà trường là những xã nông thôn, phần lớn gia đình
học sinh sản xuất nông nghiệp như: trồng lúa, trồng rau, trồng cây ăn quả, trồng cây
hoa, trồng cây cảnh…Các sản phẩm từ nông nghiệp là nguồn thu nhập chủ yếu của
gia đình nhưng các em lại ngại, không hứng thú, ít tham gia dẫn đến chốn tránh công
việc, lười lao động. Trong chương trình Sinh học 11 kiến thức sinh lí thực vật học
sinh học trải dài suốt năm học có nhiều kiến thức thực tế. Do nội dung kiến thức môn
sinh học 11 ít được đề cập đến trong đề thi THPT nên các em ít có nhu cầu học tập
tích cực. Chính vì vậy cần có hoạt động giúp các em học sinh yêu thích bộ môn, vận
dựng kiến thức được học vào thực tiễn, sẵn sàng tham gia tích cực, sáng tạo trong các
hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn với gia đình, địa phương.
Bước 2: Lập kế hoạch.
Kế hoạch chung:
- Từ 01/5 đến 09/5/2016: Tìm hiểu thực trạng, lựa chọn chủ đề.
- Từ 10/5 đến 19/5/2016: Tìm hiểu thông tin liên quan.
- 20/5/2016: Họp toàn thể phụ huynh học sinh lớp 10E cùng các giáo viên nhóm
Sinh trường THPT Nho Quan C .
- Từ 21/5 đến 27/7/2016: Tiếp tục tìm hiểu về các kiến thức liên quan, tìm hiểu
về học viện Nông Nghiệp Việt Nam; Liên hệ với một số chuyên gia của học
viện, thống nhất hành trình ngày trải nghiệm, liên hệ xe, chuẩn bị các điều kiện
cho ngày đi trải nghiệm.
- Ngày 28/7/2016 tổ chức học tập trải nghiệm tại Học viện nông nghiệp Việt
Nam.
- Từ ngày 29/7/2016 - 17/10/2016 . Tổ chức hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị
báo cáo trải nghiệm.
- 18 /10/2016 đến 25/10 /2016 Giáo viên cho học sinh hoàn thành các tiêu chí
đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm cho buổi tổ chức hoạt động dạy học trải
nghiệm sáng tạo.

Kế hoạch chi tiết: Thể hiện trong giáo án dạy học
GIÁO ÁN TỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM VỚI CHỦ ĐỀ “SINH
SẢN Ở THỰC VẬT - ỨNG DỤNG TRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG”
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1.1. Kiến thức: Tính tích hợp của chủ đề :
10


 Vận dụng kiến thức môn Sinh11 ( Bài 41, 42, 43) giúp học sinh:
Nắm được khái niệm chung về sinh sản, các hình thức sinh sản ở thực vật.
Nắm được cơ sở khoa học của các biện pháp giâm, chiết, ghép và nuôi cấy mô
tế bào thực vật.
 Thực hành được giâm, chiết, ghép đối với một số loại cây.
 Thấy được những ứng dụng to lớn của nuôi cấy mô tế bào trong các lĩnh vực
của đời sống như nhân nhanh giống cây trồng tốt, cây hoa, cây dược liệu quý,
bảo vệ các loài thực vật...
 Vận dụng kiến thức môn Công nghệ 10 – Bài 6 “Nuôi cấy mô tế bào” để
học sinh nắm được:
 Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào.
 Quy trình nuôi cấy mô tế bào.
 Ý nghĩa của nuôi cấy mô tế bào.


Vận dụng kiến thức môn Địa Lý, Bài 6 “Hệ quả chuyển động xung quanh
mặt trời của trái đất” – Địa lý 10, Bài 9 “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” –
Địa lý 12 giúp học sinh:
 Nắm được đặc điểm thời tiết, khí hậu của từng mùa trong năm.
 Từ việc nắm bắt đặc điểm của từng mùa trong năm học sinh sẽ hiểu được nên




nhân giống trồng cây nào vào mùa nào trong năm để cây sinh trưởng, phát triển
tốt nhất và thu được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân10 - Bài 1 “Thực hiện bảo vệ

môi trường ở tỉnh Ninh Bình” – Giúp học sinh hình thành những tư tưởng,
tình cảm như:
Biết yêu quý và bảo vệ tài nguyên sinh vật.

Vận dụng kiến thức môn Tiếng Anh:
 Từ vựng, cấu trúc ngữ pháp học được từ môn tiếng anh giúp các em dịch bài
báo cáo từ tiếng Việt sang tiếng Anh.
 Kĩ năng nói tiếng Anh giúp các em tự tin đọc bài báo cáo bằng song ngữ trước


toàn trường.
Vận dụng kiến thức Môn Tin:
 Thu thập thông tin liên quan đến bài học.
 Học sinh tự mình đánh máy được bản báo cáo.
 Dịch tiếng Việt sang tiếng Anh.
11




Vận dụng kiếm thức môn Toán:

Lên dự trù kinh phí, tính toán chi phí cho các hoạt động, đưa ra các phương án
chi phí để đạt hiệu quả, tiết kiệm nhất.


Vận dụng kiến thức môn Văn:
 Vận dụng kiến thức môn Văn để trình bày một vấn đề.
“Cách trình bày một vấn đề” trong Văn học 10 - Tiết 49.
 Vận dụng kiến thức môn Văn thể loại kịch để sân khấu hóa nội dung kiến thức
chuyên môn.
1.2. Kỹ năng:
 Kĩ năng tích hợp tri thức liên môn trong việc giải quyết một vấn đề.
 Kĩ năng làm việc nhóm.
 Kĩ năng trình bày một vấn đề một cách tự tin, sáng tạo, thu hút trước tập thể.
 Kỹ năng thực hiện một số các thao tác trong giâm, chiết ghép, nuôi cấy mô tế



bào thực vật.
1.3. Các năng lực hướng tới:
Năng lực tự học: Thông qua việc giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu nội kiến

thức
- Sinh sản ở thực vật.
- Ứng dụng sinh sản ở thực vật trong nhân giống cây trồng.

Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc giáo viên giao
nhiệm vụ cho các nhóm tổ chức, biên tập, đạo diễn để trình bày nội dung kiến
thức các em đã học thông qua hội thi “ Hành trình về miền di sản” do trường tổ
chức.

Ở năng lực thẩm mỹ: Thông qua việc học sinh biết cách lựa chọn trang phục
hợp lí cho mỗi phần thi, cách diễn xuất, cách học sinh giới thiệu mẫu vật.

Năng lực thể chất: Thông qua việc giao lưu kiến thức bằng thể loại kịch hài

hước, thời trang ngộ nghĩnh giúp các em nâng cao sức khỏe tinh thần.Việc phải
luôn sẵn sàng cho các hoạt động ngoài trời giúp các em luôn có ý thức rèn luyện
sức khỏe để có thể tham gia tốt các hoạt động.

Năng lực giao tiếp: Thông qua nhiều hoạt động, làm việc nhóm, môi trường
mới….đòi hỏi các em phải biết lựa chọn phương thức giao tiếp phù hợp để đạt
được mục đích giao tiếp. Báo cáo song ngữ Anh – Việt giúp các em cải thiện kĩ
năng nói tiếng Anh.
12


Năng lực hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm nên mỗi học sinh phải biết xác



định trách nhiệm và hoạt động của bản thân, tổ chức và thuyết phục người khác,
để đạt hiệu quả cao cho cả nhóm.

Năng lực tính toán: Thông qua việc tính toán chi phí cho các hoạt động, lên
các phương án chi phí để đạt hiệu quả tiết kiệm nhất.

Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng và quản lí các
phương tiện, công cụ của công nghệ kĩ thuật số như : Điện thoại, máy quay phim,
máy ảnh, máy tính… lựa chọn nội dung phù hợp làm tư liệu học tập cũng như làm
kỉ niệm.
1.4. Phẩm chất hướng tới:
 Phẩm chất sống yêu thương.
 Phẩm chất sống tự chủ.
 Phẩm chất sống trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:
 Chuẩn bị chủ đề.
 Lên kế hoạch, soạn giáo án.
 Phân công nhiệm vụ cho học sinh.
 Làm công tác xã hội hóa.
 Đi liên hệ thực tế.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Thành lập 4 nhóm học tập: Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu tham khảo, soạn bài
trình bày tích hợp kiến thức có tranh ảnh, mẫu vật minh họa.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC DỰ KIẾN
Ngày 18/7/2016. Địa điểm: Trường THPT Nho Quan C
Thời

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lí

gian

thuyết về sinh sản ở thực vật.

Nội dung

13


10
phút

10
phút


- Giáo viên làm công tác tư tưởng cho học sinh
về học tập liên môn.
- Học sinh: Nghe và đưa ra các ý kiến.
Sinh sản ở thực vật- ứng
- Giáo viên giới thiệu chủ đề học tập trải dụng trong nhân giống cây
nghiệm.
trồng.
- Phân công nhiệm vụ cho các nhóm, chia lớp + Nội dung:
thành 4 nhóm, nhóm 1, nhóm 2 tìm hiểu về
Sinh sản ở thực vật.
Sinh sản ở thực vật:
- Khái niệm:
+ Sinh sản ở thực vật là gì? Gồm có các hình
- Hình thức sinh sản:
thức sinh sản nào? Ưu điểm của mỗi hình thức?
+ Sinh sản vô tính:
( Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu bài 41,
+ Sinh sản hữu tính:
42, Sinh học 11 và các tài liệu tham khảo, mạng
- Ưu, nhược điểm
Internet .. viết bài báo cáo về nội dung trêncủa mỗi hình thức
cách trình bày liên hệ Tiết 49 Văn 10 Trình bày
sinh sản.
một vấn đề.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng sản vô tính ở
Nội dung
thực vật trong nhân giống cây trồng.
- Giáo viên phân công nhiệm vụ cho các nhóm.
- Nhóm 3,4 tìm hiểu về:
Các phương pháp nhân giống vô tính ở thực

Các phương pháp nhân
vật:
giống vô tính ở thực vật:
+ Cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống - Cơ sở khoa học của các
vô tính? Các phương pháp nhân giống vô tính
phương pháp
là gì? Trình bày cách tiến hành nhân giống của
+ Giâm cành.
các phương pháp trên? ( Giáo viên yêu cầu học +Chiết cành.
sinh nghiên cứu bài thực hành 43 Sinh học 11 + Ghép cành.
và bài 6 Công nghệ 10 về phương pháp nuôi
+ Nuôi cấy mô.
cấy mô, ngoài ra tham khảo tài liệu, tìm hiểu
- Cách tiến hành các
trên mạng Internet về các phương pháp trên).
phương pháp trên.
+ Thời điểm nào trong năm thuận lợi nhất để
-Thực hành giâm, chiết,
tiến hành giâm, chiết, ghép cành?( Giáo viên
ghép.
yêu cầu học sinh liên hệ môn Địa lý Bài 6 “Hệ
quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái
14


25
phút

đất” – Địa lý 10; Bài 9 “Thiên nhiên nhiệt đới
ẩm gió mùa” – Địa lý 12

Giúp học sinh: Nắm được đặc điểm thời tiết,
khí hậu của từng mùa trong năm.Từ việc nắm
bắt đặc điểm của từng mùa trong năm HS sẽ
hiểu được nên trồng cây nào vào mùa nào trong
năm để cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất và
đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.)
Hoạt động 3: Chuẩn bị các điều kiện cho buổi
học tập tại Học viện nông nghiệp Việt Nam.
- Giáo viên thống nhất thời gian nộp báo cáo.
( Ngày 20/ 07/2016).
- Ngày 21, 22/7/2016 học sinh chấm bài cho
nhau. (Nhóm 1, 2 chấm bài nhóm 3,4 và ngược
lại)
- Giáo viên nhận lại bài và sửa bài, trả bài cho
học sinh ngày 23/07/2016.

Nội dung
-Hoàn thiện nội dung báo
cáo lí thuyết về sinh sản ở
thực vật, ứng dụng sinh
sản vô tính ở thực vật
trong nhân giống cây
trồng.

- Lên phương án chi phí
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên các phương án cho chuyến đi.
chi phí cho chuyến đi.
- Học sinh 4 nhóm mỗi nhóm độc lập lên
phương án chi phí cho chuyến đi.
- Giáo viên nhận xét kết luận phương án tiết

kiệm nhất.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra nội quy, quy - Nội quy, quy định học
định cho chuyến đi.
sinh tham gia buổi học tại
4 nhóm độc lập đề xuất các nội quy, quy định
Học viện nông nghiệp
của chuyến đi.
Việt Nam.
- Giáo viên thống nhất đưa ra nội quy, quy định
của chuyến đi.
- Các địa tham quan trên
đường về:
Làng gốm Bát Tràng.
- Thống nhất các địa điểm tham quan khác trên Royal city
đường về.
15


Thời
gian
Từ
5h
sáng
Đến
8h
Sáng

Từ
8h
sáng

đến
9h
sáng

Ngày 24/7/ 2016. Địa điểm: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Hoạt động thầy trò và các chuyên gia.
Nội dung
HS:
- Nhóm trưởng điểm danh các thành viên của
nhóm mình báo cáo với giáo viên.
- Các thành viên báo cáo sự chuẩn bị với nhóm
trưởng; Nhóm trưởng báo cáo giáo viên.

- Kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra sự chuẩn của
học sinh.

GV: Quán triệt kỉ luật chuyến đi, phát ngôn, tinh
thần thái độ khi tham gia các hoạt động.
HS: Đóng góp, phát biểu ý kiến cá nhân, văn
nghệ, giao lưu với các bạn và thầy cô, các bác
phụ huynh trên chuyến xe.
GV: Quan tâm đến sức khỏe học sinh trên
đường di chuyển.
GV: Chia lớp thành 2 nhóm
-Nhóm 1 do cô Trần Thị Hoa làm trưởng nhóm
tìm hiểu về công nghệ nuôi cấy mô tại khoa
Công nghệ sinh học.
Chuyên gia hướng dẫn: Tiến sĩ Đồng Huy Giới,
Phó trưởng khoa Công nghệ sinh học, Trường

Học viện nông nghiệp Việt Nam.
HS:
+ Ghi chép chọn lọc nội dung, quay phim, chụp
ảnh lấy tư liệu, đặt câu hỏi cho chuyên gia.
+ Thực hành một số công đoạn trong quy trình
nuôi cấy mô.
-Nhóm 2 do cô Bùi Thị Liên làm trưởng nhóm
tìm hiểu về các loại giống cây trồng và kĩ thuật
giâm, chiết, ghép tại vườn ươm cây.
Chuyên gia hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị
Lan giảng viên bộ môn Sinh lí thực vật.

Quy trình nuôi cấy mô,
cách tiến hành, ý nghĩa
của công nghệ nuôi cấy
mô.

Kĩ thuật giâm, chiết,
ghép. Ý nghĩa, ưu nhược
điểm của phương pháp
trên.
16


Từ
9h
đến
10h
sáng


HS:
+ Ghi chép chọn lọc nội dung, quay phim, chụp
ảnh lấy tư liệu, đặt câu hỏi cho chuyên gia.
+ Thực hành kĩ thuật ghép cành.
 Nhóm 2 do cô Bùi Thị Liên làm trưởng
nhóm tìm hiểu về cong ng
Chuyên gia hướng dẫn: Tiến sĩ Đồng Huy Giới,
Phó trưởng khoa Công nghệ sinh học, Trường
Học viện nông nghiệp Việt Nam.
HS:
+ Ghi chép chọn lọc nội dung, quay phim, chụp
ảnh lấy tư liệu, đặt câu hỏi cho chuyên gia.
+ Thực hành một số công đoạn trong quy trình
nuôi cấy mô.

Các loại giống cây trồng
ăn quả phổ biến hiện nay.
Các loại cây hoa, cây
cảnh.
Quy trình nuôi cấy mô,
cách tiến hành, ý nghĩa
của công nghệ nuôi cấy
mô.

 Nhóm 1 do cô Trần Thị Hoa làm trưởng

Từ
10 h
sáng
Đến

11 h
45
phút

nhóm tìm hiểu về công nghệ nuôi cấy mô Kĩ thuật giâm, chiết,
ghép. Ý nghĩa, ưu nhược
tại khoa Công nghệ sinh học.
điểm của phương pháp
Chuyên gia hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị
trên.
Lan giảng viên bộ môn Sinh lí thực vật.
Các loại giống cây trồng
HS:
ăn quả phổ biến hiện nay.
+ Ghi chép chọn lọc nội dung, quay phim, chụp
Các loại cây hoa, cây
ảnh lấy tư liệu, đặt câu hỏi cho chuyên gia.
cảnh.
+ Thực hành kĩ thuật ghép cành.
+Thầy cô, phụ huynh, học sinh trong đoàn lựa
+ Lựa chọn cây và mua
chọn mua cây. ( Mỗi em được lựa chọn miễn phí cây.
1 cây- đã tính trong chi phí chuyến đi).
- GV nhận xét về ý thức, thái độ và các hoạt
động diễn trong buổi học tập.
Ngày 19/9/ 2016. Địa điểm trường THPT Nho Quan C
Giáo viên: Phân công nhiệm vụ cho các nhóm
lên ý tưởng, kịch bản, cho bài báo cáo bằng cuộc
thi “Học tập trải nghiệm gắn với môn học” gồm
3 phần dự thi:

+ Phần thi 1: Giới thiệu.
17


-

+ Phần thi 2: Nội dung buổi học tập trải nghiệm. Ba tiết mục dự thi:
+Phần thi 3: Kết thúc.
+ Kịch: Sân khấu hóa nội
Học sinh:Dựa trên tinh thần xung phong và sự
dung sinh sản ở thực vật
đề xuất của học sinh trong lớp.
lồng ghép với kế hoạch
+Nhóm 1: viết kịch bản, sân khấu hóa nội dung hóa gia đình.
buổi trải nghiệm dự thi phần giới thiệu.
+ Báo cáo về nội dung
+ Nhóm 2: Xử lí thông tin thu thập được viết bài học tập trải nghiệm bằng
báo cáo về nội dung học tập “ Công nghệ nuôi
song ngữ Anh - Việt.
cấy mô”
+Thời trang: Tự chế
+Nhóm 3: Xử lí thông tin thu thập được viết bài hướng tới chuyên đề tiếp
báo cáo về nội dung học tập “ Tìm hiểu về các
theo về “ Bảo vệ môi
loại giống cây trồng và kĩ thuật giâm, chiết,
trường”.
ghép”
Nhóm 2,3 dự thi phần nội dung học tập trải
nghiệm.
Nhóm 4: Thiết kế thời trang dự thi phần kết.

Thời gian cho các nhóm làm việc 4 tuần các em
độc lập phân chia nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm
vụ. Giáo viên kiểm tra, tư vấn học sinh vào các
giờ sinh hoạt lớp tiết 1 thứ 7 hàng tuần.
Bước 3: Tìm hiểu thực trạng.
Học sinh chia làm các nhóm tìm hiểu các thông tin sau:
Cách thức nhân các gống cây trồng tại khu vực đang sống.
Tỉ lệ học sinh tham gia hoạt động nông nghiệp tại gia đình.
Thái độ của học sinh khi tham gia các hoạt động nông nghiệp.
Tìm hiểu một số gia đình làm nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.
Tìm hiểu một số gia đình làm nông nghiệp hiệu quả kinh tế thấp.
Bước 4: Tìm hiểu các thông tin liên quan.
Kiến thức về các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
Kiến thức về hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật.
Ứng dụng sinh sản vô tính trong nhân giông cây trồng: Giâm, chiết, ghép, nuôi
cấy mô tế bào.
Tìm hiểu về khoa Công nghệ sinh học của Học viện nông nghiệp Việt Nam
Tìm hiểu thông tin về các địa điểm tham quan trên đường về:
18


-



+ Làng gốm Bát Tràng.
+ Royal city
Bước 5: Tổ chức hoạt động.
Họp phụ huynh học sinh thống nhất kinh phí, cách thức thực hiện.
Tổ chức học tập trải nghiệm tại khoa Công nghệ sinh học của Học viện nông

nghiệp Việt Nam.
Học sinh báo cáo bài học thu được sau trải nghiệm trước toàn trường.
Học sinh tham gia các hoạt động nhân giống tại gia đình, địa phương (giâm,
chiết, ghép) với các loại cây trồng cơ bản tại địa phương như: trồng đào, ghép
đào, chiết, ghép cam, bưởi, tranh, táo; trồng hoa…
Chăm sóc các mẫu đã tiến hành.
Bước 6: Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm.
Sử dụng phiếu điều tra để đánh giá hiệu quả của hoạt động dạy học trải nghiệm
theo 3 loại phiếu đánh giá:
Phiếu đánh giá năng lực khoa học Sinh học.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC KHOA HỌC
Họ và tên học sinh:……………..…….Lớp:………Trường:……………………Điểm:…
Thời gian làm bài: 15 phút.
Em hãy chọn đáp án đúng trong mỗi câu sau và điền vào bảng:
Câu 1
ĐN

2

3

4

5

6

7


8

9

10

Câu 1: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản
A. Chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ. B. Không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái.
C. Bằng giao tử cái.
D. Có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái.
Câu 2: Trong phương pháp sinh dưỡng bằng ghép cành, mục đích quan trọng nhất
của việc buộc chặt cành ghép với gốc ghép là
A. Cành ghép không bị rơi
B. Nước di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép không bị chảy ra ngoài
C. Giảm sẹo lồi ở điểm ghép
D. Dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép
Câu 3: Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi tế bào mô thực vật là tính
A. Toàn năng
B. Phân hóa
C. Chuyên hóa
D. Cảm ứng
Câu 4: Phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép vì?
A. Để loại bỏ sâu bệnh trên lá
B. Để tránh gió làm lay cành ghép
19


C. Để tập trung nước và các chất khoáng nuôi cành ghép
D. Để tiết kiệm nguồn năng lượng cung cấp cho lá
Câu 5: Cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành vì?

A. Dễ trồng và ít tốn công chăm sóc
B. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch
C. Tránh sâu bệnh gây hại
D. Ít tốn diện tích đất trồng
Câu 6: Đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính là
A. Giảm phân và thụ tinh
B. Nguyên phân và giảm phân
C. Kiểu gen của thế hệ sau không thay đổi trong quá trình sinh sản
D. Bộ nhiễm sắc thể của loài không thay đổi
Câu 7: Thụ tinh là quá trình
A. Hình thành giao tử đực và cái
B. Hợp nhất giữa con đực và cái
C. Hợp nhất giữa giao tử đơn bội đực và cái
D. Hình thành cá thể đực và cá thể cái
Câu 8: Hạt lúa thuộc loại
A. Quả giả
B. Hạt không nội nhũ
C. Quả đơn tính
D. Hạt có nội nhũ
Câu 9: Đặc trưng không thuộc sinh sản hữu tính là
A. Tạo ra thế hệ sau luôn thích nghi với môi trường sống ổn định
B. Luôn có quá trình hình thành và hợp nhất của các giao tử
C. Luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen
D. Sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử
Câu 10: Thụ tinh kép là
A. Sự kết hợp nhân của 2 giao tử đực và cái trong túi phôi tạo thành hợp tử
B. Sự kết hợp 2 nhân của giao tử đực với tế bào trứng và nhân cực tạo thành hợp tử
và nhân nội nhũ
C. Sự kết hợp nhân của 2 giao tử đực và tế bào trứng tạo thành hợp tử
D. Sự kết hợp giữa giao tử đực và cái trong túi phôi tạo thành hợp

………………..Hết…………………

 Phiếu đánh giá năng lực hoạt động nhóm.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỢP TÁC NHÓM
Họ và tên học sinh:……………………...Lớp:………Trường:………………………………

20


I. Hãy đánh giá sự đóng góp của em trong nhóm theo thang điểm 5 (5 là điểm
cao nhất):
1 điểm: Không có đóng góp thực sự nào (không đưa ra gợi ý gì, không giúp đỡ ai
nghiên cứu, không hoàn thành việc được giao, lãng phí thời gian).
2 điểm: Có đóng góp nhỏ (đưa ra ít nhất 1 gợi ý hữu ích, đôi khi giúp đỡ người khác,
lãnh phí thời gian, có vai trò nhỏ trong hoạt động của nhóm).
3 điểm: Có một số đóng góp (đưa ra một số góp ý hữu ích, giúp những người khác
nghiên cứu, giải quyết vấn đề, có một số đóng góp trong thành công của nhóm).
4 điểm: Có đóng góp ý nghĩa (đưa ra những gợi ý quan trọng và giúp đỡ những
người khác một cách có hiệu quả, có vai trò với tất cả các phần của nhóm).
5 điểm: Có những đóng góp rất quan trọng (đối với tất cả các phần của nhóm và
trong tất cả các giai đoạn thực hiện nhiệm vụ của nhóm, tạo điều kiện giúp đỡ các bạn
khác trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ mà không làm thay).
Điểm:
Lý giải ngắn gọn tại sao em lại cho điểm bản thân như vậy:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………
II. Hãy cho điểm từng bạn trong nhóm:

1. Bạn:……………………Điểm:……
6. Bạn:……………………Điểm:……
2. Bạn:……………………Điểm:……

7. Bạn:……………………Điểm:……

3. Bạn:……………………Điểm:……

8. Bạn:……………………Điểm:……

4. Bạn:……………………Điểm:……

9. Bạn:……………………Điểm:……

5. Bạn:……………………Điểm:……

10. Bạn:……………………Điểm:……

 Phiếu đánh giá sự phát triển bản thân.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
Họ và tên học sinh:………………..……….Lớp:………Trường:……………………………
21


Qua quá trình học tập trải nghiệm với chủ đề “ Sinh sản ở thực vật - Ứng dụng trong
nhân giống cây trồng” bản thân em nhận thấy mình trưởng thành nhất ở mặt nào?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………
Tổng kết các phiếu điều tra: Trên cơ sở các phiếu đánh giá , đánh giá học sinh
về các mặt sau:
22



+ Khả năng phát triển năng lực chuyên biệt của môn học.
+ Khả năng phát triển năng lực hợp tác nhóm.
+ Khả năng phát năng lực chung của bản thân.
MINH CHỨNG PHẦN MINH HỌA
MINH CHỨNG I: BÀI BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “SINH SẢN Ở THỰC VẬT ỨNG DỤNG TRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG”
( Thực hiện: Học sinh lớp 11E Trường THPT Nho Quan C
Thời gian: Sáng thứ 2, Tiết Chào cờ,Ngày 17/10/ 2016 ).
Hình ảnh cắt từ video ghi hình 2 em Tuấn và Dung dẫn chương trình
MC TUẤN (nói tiếng Anh):

MC DUNG ( nói tiếng Việt):

- His excellency, Mr Le Thanh Duong –
The principle - Secretary of Nho Quan
C’s cell of communist Party of Vietnam.
Dear all the teachers and students at Nho
Quan C high school.
- We are: Pham Thuy Dung and Tran
Quoc Tuan
- Before starting for our report about
"Agricultural Academy – an agricultural
knowledge
destination
of
high
technology". Now, I would like to invite
all of you enjoy the duet Corn and Rice.

- Kính thưa thầy giáo Lê Thành Dương

- Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường!
Kính thưa các thầy cô giáo trong hội
đồng sư phạm nhà trường! Thưa toàn
thể các bạn học sinh thân mến!
- Chúng em là: Phạm Thùy Dung và
Trần Quốc Tuấn
- Để mở đầu cho bài báo cáo của chúng
em về “ SINH SẢN Ở THỰC VẬT ỨNG DỤNG TRONG NHÂN GIỐNG
CÂY TRỒNG”. Xin mời các thầy cô và
các bạn thưởng thức vở diễn song tấu
Ngô – Lúa.
- Bạn CAO VĂN CÔNG Lớp 11E
vai Ngô.
- Bạn TRẦN THỊ HIỀN
Lớp 11E
vai Lúa.
- Sau đây vở diễn xin được bắt đầu.

- Cao Van Cong from 11E, role-playes
Corn.
- Tran Thi Hien from 11E, role- playes
Rice.
- Now, the play will start.

Hình ảnh cắt từ video ghi hình 2 em Công và Hiền diễn kịch
23


NỘI DUNG VỞ SONG TẤU NGÔ - LÚA
( Sáng tác học sinh lớp 11 E THPT Nho Quan C)

NGÔ: Làm trai cho đáng nên trai – thân cao thước rưỡi, râu dài, ấy to.( Xin
lỗi, xin lỗi, bắp tôi to, bắp tôi to).
Nói vọng: Giống lai thì làm gì mà chả to.
LÚA: (Hát) Em xinh là xinh như cây lúa.
Ối giời ơi sao hôm nay mình đẹp thế nhỉ, đẹp tuyệt vời.
(Hát) A lúa đẹp lúa xinh ý ỳ y.
NGÔ – LÚA : ( chạm lưng) quay lại đều nói: Đi đâu mà vội mà vàng.
LÚA: Mà vấp phải lúa.
NGÔ: Mà quàng phải ngô.
LÚA: Gớm ai người ta thèm quàng vào cái của cao nghểu, cao nghều, râu thì
thâm xì xì, da thì xanh ngăn ngắt trông chẳng có tí màu vàng gì cả.
NGÔ: Này cô em hạt mới trổ tí vàng mà em đã vội vênh vang. Vàng của anh á,
anh dấu tận ở 7 lần áo xanh khi nào em chết, anh sẽ tìm chỗ anh ngồi anh đăng
quang. (Cười hí hí hí).
LÚA: Anh kia, anh là cái thớ gì mà độc mồn ác miệng. Tôi đây, tôi đang mơn
mởn, bông trổ trũi vàng báo hiệu một mùa bội thu cho người nông dân mà anh nỡ
rủa tôi là “ chết” ( Khóc).
NGÔ: Này em lúa ơi! Gặp đây, anh đùa tí cho vui chứ anh thương em,
thương nhiều lắm.
LÚA: Gớm anh đùa ác nghê.
NGÔ: Em lúa ơi! Anh và em là 2 cây thế mạnh, được nhà nông rất đỗi quan
tâm đặc biệt, ưu tiên quay nhanh mùa vụ, chọn giống gieo trồng cùng với kĩ thuật
thâm canh. Nên mỗi khi các em đến mùa thu hoạch xong là bọn anh lại sẵn sàng
trồng luôn vụ đông nên anh mới lỡ..
LÚA: Gớm anh này chỉ được cái vụng chèo khéo chống. À mà anh ngô ơi!
NGÔ: Ơi!
LÚA: Có rất nhiều loại giống ngô nào là ngô tẻ, ngô nếp, ngô lai thế anh
thuộc loại giống ngô nào nhỉ?
NGÔ: À các loại giống ngô cũ đã vứt bỏ từ lâu, anh đây, anh đây chính ngô lai
đẹp trai nhất họ.

- Giống ngô lai còn cho năng xuất cao và phù hợp với rất nhiều các loại đất.
- Năng xuất cao góp thêm phần thu nhập cho bà con nông dân.
24


- Ngô còn là vị thuốc nữa đấy nhá!
LÚA: Gớm sao mà khéo khoe khoang thế! Tiểu muộn em xin bái phục, bái
phục sư huynh. Nhưng chúng em cũng không kém phần tiêu biểu. Này nhá, nào là
nếp thơm, tẻ thơm, hương thơm, bắc thơm..v.v.. các loại thơm.
NGÔ: Quả thật là kì diệu nhưng lúa ơi dù 2 ta có bao nhiêu kiêu hãnh nhưng
anh vẫn thấy buồn cho bà chị bên cạnh bà chị ấy suốt ngày bận bịu.
LÚA: Là là chị Lạc có đúng không ?
NGÔ: Ừ đúng, Chị Lạc, chị Lạc là loại cây công nghiệp kể cũng phải đưa lên
loại điển hình nhưng cảnh báo cảnh báo: Sinh đẻ không có kế hoạch cả một đàn con
lít nhít. Người thì lùn tin tít mà sao đẻ con lắm thế.
LÚA: Em thấy anh đứng núp ở hai bên mép luống mà vẫn không đủ cho chị ấy
xum xuê thế 2 gia đình có cãi nhau không anh ngô.
NGÔ: Hừ cãi nhau là cái chắc. Em xem họ hàng nhà anh sống rất nguyên tắc
kế hoạch hóa gia đình mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1-2 con gia đình sống rất hạnh
phúc. Ấy thế mà chị ta cứ luôn mồm nói rằng đẻ nhiều con mới là phúc đức. Gớm sao
mà lạc hậu, lạc hậu thế.
LÚA: Em thấy cả 2 đều đúng: Lạc nhiều củ thì cho năng xuất càng cao, ngô 2
bắp càng to càng mẩy.
NGÔ: Ừ đúng thật lúa ơi! Cũng từ thế mạnh của 3 ta mà các bác phụ huynh
hưởng ứng rất nhiệt tình cho con em mình đi học tập trải nghiệp sáng tạo thực hiện
chuyên đề “ HÀNH TRÌNH VỀ MIỀN DI SẢN” của trường THPT Nho Quan C.
LÚA: Vâng! Nhưng chuyện này cũng không đơn giản đâu anh ngô ạ! Lúc đầu
các bác nhà ta cứ nghĩ chúng em chỉ thích chơi bời lêu lổng nên khi chúng em nói là
là có chuyện muốn nói các bác ấy “hình sự lắm”. Ôi! Nhưng cô giáo chủ nhiệm lớp
11E mới tuyệt vời làm sao không biết cô đã phù phép kiểu gì mà các bác nhà ta ủng

hộ rất nhiệt tình còn bỏ công, bỏ của cho chúng em đến
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP ĐIỂM ĐẾN TRI THỨC NÔNG NGHIỆP CÔNG
NGHỆ CAO.
NGÔ: Bật mí với các bạn nhé! Sau khi đến học viện nông nghiệp chúng em còn
được các bác cùng các thầy cô đến:
- Bát tràng nhá!
- Royal city nhá!
- Lúc về còn mua bao nhiêu là quà nhá sướng ơi là sướng nhá!

25


×