Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG CA CAO CHỨNG NHẬN UTZ TẠI HUYỆN CHÂU ĐỨC TỈNH BÀ RỊAVŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

ĐÀO XUÂN HIẾU

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ CỦA MÔ HÌNH
TRỒNG CA CAO CHỨNG NHẬN UTZ TẠI HUYỆN
CHÂU ĐỨC TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Lợi Ích-Chi
Phí của mô hình trồng cây cacao theo chứng nhận UTZ tại huyện Châu Đức, tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu” do Đào Xuân Hiếu, sinh viên khóa 34, ngành Kinh Tế Tài
Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
…………………….

TS.PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn

________________________
Ngày



tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

__________________________

________________________

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Sau những cố gắng và nỗ lực hết mình, cuối cùng khóa luận tốt nghiệp cũng đã
được hoàn thành. Trong suốt thời gian qua, tôi luôn nhận được sự quan tâm động viên,
giúp đỡ hỗ trợ rất nhiều của thầy cô, bạn bè và đặc biệt là những người thân trong gia

đình.
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ và anh chị luôn bên cạnh
động viên, vận động và hỗ trợ hết mực cả về vật chất lẫn tinh thần.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Phan Thị Giác Tâm, cô đã tận tình chỉ
bảo hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu để hoàn thành tốt khóa
luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh cùng toàn thể các quý thầy cô Khoa Kinh tế đã truyền đạt những kiến
thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn chú Trịnh Văn Thành – Giám đốc công ty TNHH cacao
Thành Đạt đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp những thông tin cần thiết
cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Bà RịaVũng Tàu, Ủy ban Nhân dân xã Xà Bang đã tạo điều kiện tốt cho tôi trong thời gian
thực tập.
Cảm ơn các bạn, những người luôn bên cạnh giúp đỡ và ủng hộ tôi.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Đào Xuân Hiếu

năm


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐÀO XUAN HIEU. Tháng 06 năm 2012. “Phân Tích Lợi Ích-Chi Phí của
mô hình trồng cây ca cao chứng nhận UTZ tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà RịaVũng Tàu”.

DAO XUAN HIEU. June 2012. “Cost – Benefit Analysis of Cocoa UTZ
Certified Model in Chau Duc District, Ba Ria-Vung Tau”.
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng, hiệu quả mang lại cho người
dân, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn
UTZ tại huyện Châu Đức. Từ đó có những chính sách trồng phù hợp để phát triển mô
hình trồng cây cacao bền vững.
Đề tài đã sử dụng phương pháp phỏng vấn điều tra hộ, thông qua thu thập điều
tra 60 hộ để đánh giá năng suất cây cacao. Đề tài sử dụng hàm sản xuất để ước lượng
các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cacao, giải thích mối quan hệ giữa chúng. Với lợi
thế về địa hình, đất đai và khí hâu, hiện nay mô hình trồng cây ca cao theo tiêu chuẩn
UTZ mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân ở huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu, giúp cho người dân ở địa phương có thêm nguồn thu nhập trên phần diện tích đất
đất canh tác.
Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây ca cao, kết quả là các
yếu tố LNCAY, LNBVTV, LNNUOC, LNLD, LNHUUCO đều có mối quan hệ đồng
biến và ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cacao. Và nêu ra những thuận lợi và tồn tại
của mô hình trồng cây ca cao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Châu Đức, hướng đi
trong tương lai của trồng cây ca cao ở địa phương.


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ

iii

NỘI DUNG TÓM TẮT

4

MỤC LỤC


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Giả thiết của vấn đề nghiên cứu:

3


1.4. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

3

1.4.1. Không gian nghiên cứu

3

1.4.2. Thời gian nghiên cứu

3

1.5.Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

5

2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu

5

2.1.1 Tổng quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

5

2.1.2 Tổng quan huyện Châu Đức


6

2.2. Tình hình phát triển ca cao

8

2.2.1. Tình hình phát triển ca cao trên thế giới

8

2.2.2. Tình hình phát triển ca cao ở Việt Nam

10

2.2.3 Tình hình sản xuất ca cao tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

11

2.3 Tổng quan tài liệu liên quan

14
v


CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

17

3.1 Cơ sở lý luận


17

3.1.1 Các chứng nhận

17

3.1.2 Các khái niệm

19

3.2. Phương pháp nghiên cứu

21

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

21

3.2.3.Phương pháp phân tích

23

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28

4.1. Thông tin tổng quát về nông hộ

28


4.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của người phỏng vấn

28

4.1.2 Tình hình tín dụng

29

4.1.3 Tình hình thu nhập

29

4.2. Tình hình sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn UTZ

30

4.2.1. Nội dung triển khai trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ

30

4.2.2 Tình hình tưới nước cho ca cao của nông dân

31

4.2.3 Hình thức xử lý cành, lá, trái bị sâu bệnh

31

4.2.4 Cách thức sử dụng phân bón và thuốc BVTV của nông dân


32

4.2.5. Ưu điểm của trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ

33

4.3. Phân tích lợi ích – chi phí của mô hình trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ

34

4.4. Mô hình ước lượng hàm năng suất

36

4.4.1. Kết quả ước lượng các thông số của mô hình

36

4.4.2. Kiểm định các vi phạm của mô hình

38

4.4.3. Nhận xét về dấu và độ lớn của từng hệ số hồi quy

39

4.5 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng mô hình trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ 44
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
vi


45


5.1. Kết luận

45

5.2. Kiến nghị

45

5.2.1. Đối với người trồng ca cao

45

5.2.2. Đối với ban điều phối, phát triển ca cao và chủ nhiệm CLB

46

5.2.3. Đối với chính quyền địa phương

46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

47

PHỤ LỤC


49

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CLB

Câu lạc bộ

DA

Dự án

DT

Diện tích

KH

Kế hoạch

BR-VT

Bà Rịa-Vũng Tàu

KNKN

Khuyến Nông Khuyến Ngư


KHCN

Khoa hoc Công nghệ

CN

Công nghiệp

ĐT-TTTH

Điều tra- thực tập tổng hợp

NN & PTNT

Nông Nhiệp và Phát Triển Nông Thôn

BVTV

Bảo vệ thực vật

BCN CLB

Ban chủ nhiệm câu lạc bộ

ICS

Hệ thống kiểm soát nội bộ

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

GAP

Thực hành nông nghiệp tốt

Global GAP

thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu

ASEAN GAP

Thực hành nông nghiệp tốt Đông Nam Á

Viet GAP

Thực hành nông nghiệp tốt Việt Nam

OLS

Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất

ATVS

An toàn vệ sinh

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

 
Bảng 2.1. Sản lượng ca cao trên thế giới trong các năm ................................................8 
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ca cao của tỉnh: ...........................................12 
Bảng 2.3. So sánh hiệu quả kinh tế 1 ha ca cao so với cây tiêu,điều,cà phê: ................14 
Bảng 3.1. Nhận Dạng Các Lợi Ích -Chi Phí Của Trồng Cacao Theo Tiêu Chuẩn UTZ
.......................................................................................................................................23 
Bảng 3.2 Ước Lượng Dấu Của Hàm Năng Suất ...........................................................26 
Bảng 4.1. Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội của Người được Phỏng Vấn ...........................28 
Bảng 4.2. Tình Hình Tín Dụng ......................................................................................29 
Bảng 4.3. Tình Hình Tưới Nước Cho Ca Cao Của Nông Hộ .......................................31 
Bảng 4.4. Hình Thức Xử Lý Cành, Lá, Trái bị Sâu Bệnh của Nông Dân.....................32 
Bảng 4.5. Cách Thức Sử Dụng Phân Bón và Thuốc BVTV cho Cây Ca cao của Nông
Dân.................................................................................................................................33 
Bảng 4.6. Nhận Thức của Nông Dân về Ưu Điểm của Ca cao Tiêu Chuẩn UTZ ........34 
Bảng 4.7. Chi phí đầu tư cho 1000 m2 ca cao ...............................................................35 
Bảng 4.8. So sánh chi phí trung bình của hai nhóm hộ .................................................36 
Bảng 4.9. Các Thông Số Ước Lượng Của Mô hình Hàm Năng Suất ...........................37 
Bảng 4.10. Bảng Thống Kê Đặc Điểm các Biến Mô Hình Hàm Năng Suất ..........38 
Bảng 4.11. Kiểm Tra Về Dấu Kì Vọng của Mô Hình ...................................................39 
Bảng 4.12. Lợi Ích – Chi Phí Của Trồng Ca Cao theo UTZ So Với Trồng Ca Cao
Thường ..........................................................................................................................41 
Bảng 4.13. Đánh Giá Nông Dân về Lợi Ích Của Trồng Ca Cao UTZ đối với Môi
Trường ..........................................................................................................................42 
Bảng 4.14. Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng của Người Dân về Áp Dụng Trồng Ca
Cao UTZ ......................................................................................................................43 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Bản Đồ Ranh Giới Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu .....................................................5 
Hình 2.2. Bản Đồ Ranh Giới Huyện Châu Đức Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ........................7 
Hình 2.3 Đồ thị giá ca cao của Ino.com ........................................................................9 
Hình 2.4. Diện Tích Ca cao Việt Nam Qua Các Năm...................................................10 
Hình 2.5. Bọ Xít Muỗi Trên Trái Ca Cao......................................................................13 
Hình 4.1. Tỷ Lệ Thu Nhập Của Hai Nhóm Nông Dân Trồng Ca cao..........................30 

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cacao là cây thường xanh tầng trung, ưa bóng rợp, có khả năng chịu bóng tốt
nên thường được trồng xen dưới tán cây khác như trong các vườn dừa, cao su, vườn
rừng... có sẵn để tăng hiệu quả sử dụng đất. Cây thích hợp với những vùng có nhiệt độ
trung bình 25 - 28 độ, độ ẩm trung bình 85%, lượng mưa hàng năm 1.500 - 2.000mm..
Hạt cacao là nguyên liệu dùng để chế biến ra những loại thức uống, bánh kẹo,
chocolate… Những sản phẩm làm từ cacao ngày càng được người dân khắp nơi trên
thế giới ưa chuộng.
Cacao chứng nhận UTZ là mô hình trồng cacao mà người người nông dân phải
đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như sau: sử dụng thốc BVTV và phân bón hóa học có
kiểm soát; khuyến cáo sử dụng phân ủ hữu cơ từ nguồn nguyên liệu địa phương; có hệ
thống kiểm soát nội bộ để kiểm soát việc áp dụng tiêu chuẩn chứng nhận và truy
nguyên; nông dân được tổ chức thành các câu lạc bộ sản xuất cacao; người trồng
cacao phải ghi chép nhật kí nông hộ. Nếu cacao đạt chứng nhận UTZ thì thị trường
tiêu thụ rất ổn định và nhiều tiềm năng: công ty Cargill đã cam kết thu mua 100%
cacao chứng nhận UTZ ở Việt Nam với mức giá thưởng 100 USD/tấn hạt khô; ngoài
ra còn có nhiều công ty trong trong và ngoài nước cũng rất quan tâm đến cacao chứng
nhận UTZ. Rõ ràng, với những lợi ích về mặt kinh tế cũng như môi trường thì việc sản

xuất cacao theo tiêu chuẩn UTZ là một hướng đi đúng đắn cho cacao Bà Rịa-Vũng
Tàu nói riêng và Việt Nam nói chung nhằm hướng tới phát triển nông nghiệp theo
hướng bền vững. Tuy nhiên, để đạt được tiêu chuẩn cacao chứng nhận, người nông
dân phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc, tiêu chuẩn mà dự án đề ra trong suốt
1


quá trình sản xuất. Nó đòi hỏi chi phí và công sức bỏ ra cũng không phải nhỏ. Đây là
một vấn đề hết sức khó khăn bởi vì nó không phù hợp với thói quen canh tác của
người nông dân Việt Nam.
Ngoài ra, cacao là loài cây trồng xen nên việc phát triển diện tích trồng cacao
sẽ góp phần không nhỏ vào giải quyết mâu thuẫn giữa tăng diện tích cây công nghiệp
để phát triển Kinh tế mà vẫn kìm hãm được tốc độ phá rừng.Bên cạnh đó, nước ta
đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường và mở rộng phát triển các
ngành công nghiệp. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn còn đóng vai trò khá quan trọng đối
với nền kinh tế cả nước.
Với những lợi ích kinh tế và môi trường như trên, câu hỏi đặt ra là có nên mở
rộng diện tích ca cao hay không, mở rộng bao nhiêu, yếu tố nào sẽ quyết định đến việc
mở rộng, với mức giá nào thì người nông dân chấp nhận trồng cacao ? Đề tài “Phân
tích lợi ích-chi phí của mô hình trồng cacao theo chứng nhận UTZ tại huyện
Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ” được thực hiện sẽ làm rõ các vấn đề trên và định
hướng chính sách phát triển ca cao tại Bà Rịa-Vũng Tàu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
a) Mục tiêu chung
Phân tích lợi ích-chi phí mô hình trồng theo chứng nhận UTZ tại huyện Châu
Đức,tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
b) Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng sản xuất ca cao tại huyện Châu Đức,tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu.
- Phân tích lợi ích-chi phí của mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ.

- Đề xuất một số biện pháp nhằm khuyến khích mở rộng phát triển mô hình sản
xuất ca cao tại địa phương.

2


1.3. Giả thiết của vấn đề nghiên cứu:
Lợi ích kinh tế của việc trồng cacao theo mô hình cacao UTZ cao hơn so với
mô hình trồng cacao thường
Lợi ích kinh tế và môi trường của mô hình trồng ca cao xen canh cây công
nghiệp lớn hơn mô hình trồng đơn canh cây công nghiệp.
1.4. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.4.1. Không gian nghiên cứu
Tiến hành khảo sát, điều tra chọn 60 mẫu và phân tích hiện trạng trồng cây ca
cao theo tiêu chuẩn UTZ tại xã Xà Bang, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài: nghiên cứu, thu thập, xử lý số liệu từ ngày 01 thàng
04 năm 2012 đến ngày 30 tháng 5 năm 2012.
1.5.Cấu trúc của khóa luận
Luận văn gồm 5 chương. Chương I: Trình bày lý do chịn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu chung và mục tiêu cụ thể, phạm vi nghiên cứu và trình bày tóm tắt bố cục
luận văn. Chương II: Giới thiệu tổng quan về các tài liệu có liên quan đến vấn đề trồng
ca cao xen trong vườn dừa, các chương trình hợp tác quốc tế phát triển ca cao sạch ở
Việt Nam, sơ lược về chương trình ca cao chứng nhận UTZ tại Việt Nam, lợi ích kinh
tế khi tham gia ca cao chứng nhận UTZ; tổng quan địa bàn nghiên cứu: Giới thiệu về
điều kiện tự nhiên, kinh tế , xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Châu
Đức; tình hình phát triển ca cao ở Việt Nam về diện tích và năng suất; tình hình phát
triển ca cao ở Bà Rịa-Vũng Tàu: Diện tích, năng suất, tình hình sâu bệnh, tình hình
cung ứng giống, tiêu thụ sản phẩm; tình hình thực hiện ca cao chứng nhận UTZ tại Bà
Rịa-Vũng Tàu. Chương III: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, trình bày các

khái niệm, định nghĩa về chứng nhận, lợi ích – chi phí của chứng nhận, các loại chứng
nhận trong nông nghiệp, chứng nhận UTZ đối với ca cao. Nêu lên phương pháp sử
dụng trong đề tài là phương pháp phân tích lợi ích – chi phí. Chương IV: Trình bày
câc kết quả đạt được của đề tài dựa vào các mục tiêu đề ra như tình hình sản xuất, kinh
doanh ca cao của hai nhóm nông dân trồng ca cao UTZ và trồng ca cao thường, tính
3


toán lợi ích – chi phí khi trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ; phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ. Chương V: Dựa vào kết quả
được trình bày ở chương IV, tác giả đưa ra kết luận và một số kiến nghị cho việc mở
rộng mô hình ca cao tiêu chuẩn UTZ.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Tổng quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
a) Vị trí địa lý
Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh nằm
trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc vùng Đô thị Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tỉnh lỵ của tỉnh và đô thị lớn nhất tỉnh là thành phố du lịch thành phố Vũng Tàu. Diện
tích 1.982 km2, mật độ: 503 người/Km2 , dân số: 1.009.719 người (1/04/2010).
Hình 2.1. Bản Đồ Ranh Giới Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Nguồn: Báo Bà Rịa-Vũng Tàu
5



b) Đặc điểm địa hình
Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vị
hành chính hải đảo là huyện Côn Đảo. Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán đảo
hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Vùng đồi
núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở huyện Tân Thành,
Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm
một phần đất của các huyện Tân Thanh Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ.
c) Khí hậu
Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai
mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây
Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa
Đông Bắc.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27°C, tháng thấp nhất khoảng 24,8°C, tháng
cao nhất khoảng 28,6°C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ.
Lượng mưa trung bình 1500mm.
d) Xã hội
Dân số thành thị chiếm 49,85% dân số toàn tỉnh. Nam giới chiếm 49,99% dân
số toàn tỉnh. Thành phần dân tộc: Kinh (97,53%), Hoa (1,01%), Chơ Ro (0,76%),
Khmer (0,23%), Tày (0,14%). Các dân tộc khác chiếm 0,33% dân số tỉnh, trong đó
người nước ngoài là 59 người(tháng 4/2009).
2.1.2 Tổng quan huyện Châu Đức
a) Vị trí địa lý
Châu Đức là một huyện nông nghiệp của tỉnh, phía bắc giáp huyện Long
Khánh, tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp huyện Đất Đỏ và thị xă Bà Rịa, phía Tây giáp
huyện Tân Thành, phía Đông giáp huyện Xuyên Mộc. Tổng diện tích đất tự nhiên là
42.104 ha với trên 140 ngàn dân, trong đó khoảng 71 ngàn người trong độ tuổi lao

6



động, mật độ dân số 325,4 người/km2, có 15 đơn vị hành chính, gồm 14 xă và 1 thị
trấn.
Hình 2.2. Bản Đồ Ranh Giới Huyện Châu Đức Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Nguồn: Báo BR-VT
b) Đất đai
Hầu hết đất đai của huyện là đất đỏ, vàng và đen trên nền đất Bazan (chiếm tỷ
lệ 85,8% tổng diện tích đất) thuộc loại đất rất tốt, có độ phì cao, rất thích hợp cho việc
trồng các loại cây lâu năm như: cao su, cà phê, tiêu, điều, cây ăn trái và các cây hàng
năm như: bắp, khoai mì, đậu các loại, bông vải... Đây thực sự là một thế mạnh so với
các huyện khác trong tỉnh. Một số cây trồng tuy không chiếm tỷ lệ cao, song có diện
tích trồng khá lớn như cây điều khoảng 2.850 ha, cây ăn trái khoảng 1.080 ha, khoai
mì khoảng 2.400 ha.
c) Kinh tế
Về chăn nuôi, huyện Châu Đức có diện tích đồng cỏ khá lớn, lại có sẵn nguồn
thức ăn gia súc từ bắp, khoai mì, đậu các loại... nên có điều kiện phát triển chăn nuôi
bò, heo, gà.
7


Thu nhập từ nông nghiệp là nguồn thu chính của huyện, giá trị sản xuất hàng
năm khoảng 400tỷ đồng chiếm tỷ lệ 34,4% tổng số toàn tỉnh.
d) Cơ sỡ hạ tầng
Về hạ tầng kỹ thuật, Châu Đức có nhiều hồ thủy lợi để tưới tiêu cho nông
nghiệp như: hồ Tầm Bó, hồ Suối Giàu, hồ Kim Long, hồ Đá Đen. Điện và đường nhựa
đã về đến tất cả các xã, số hộ dân được sử dụng điện năm 2000 là 71%.
2.2. Tình hình phát triển ca cao
2.2.1. Tình hình phát triển ca cao trên thế giới
Bảng 2.1. Sản lượng ca cao trên thế giới trong các năm

(đơn vị: ngàn tấn)
1999

2000

2001

2002

Thế giới

2737

3073

2825

2807

Brazil

164

124

163

125

Cộng hòaDominica


49

37

45

45

Ecuador

69

95

89

80

Cameron

121

115

135

125

Bờ biển ngà


1128

1409

1175

1210

Ghana

377

437

395

355

Nigeria

174

165

180

170

Indonesia


349

410

385

420

Malaysia

80

45

35

45

Nguồn: Tổ chức lương thực thế giới, FAO

Theo dự báo cuối năm 2009 thì tiêu thụ sẽ tiếp tục tập trung ở các nước phát
triển - chiếm khoảng 64% tổng nhu cầu cacao thế giới năm 2010. Từ mức 1,8 triệu tấn
năm 2009, tiêu thụ ở nhóm này sẽ tăng lên 2,3 triệu tấn. Châu Âu tiếp tục là khu vực
sử dụng nhiều cacao nhất thế giới, chiếm 40% tổng tiêu thụ cacao toàn cầu, với tiêu
thụ dự kiến sẽ tăng 1,7% và đạt 1,4 triệu tấn. Không chỉ sôcôla, cacao còn là nguyên
liệu sản xuất nhiều sản phẩm rất được ưa chuộng khác như bơ cacao. Bắc Mỹ, khu vực
8



tiêu thụ lớn thứ 2 thế giới, sẽ tăng tiêu thụ thêm 3,6% trong năm nay lên 703.000 tấn.
Ở Liên xô cũ, tiêu thụ sẽ tăng 0,8% từ mức 65.000 tấn lên 71.000 tấn, phản ánh thu
nhập tăng.
Trong khi đó, tiêu thụ ở Nhật Bản dự kiến tăng từ 48.000 tấn lên 56.000 tấn. Ở
các nước đang phát triển, các sản phẩm cacao cũng ngày càng trở nên phổ biến, với
tiêu thụ dự kiến tăng lên 1,3 triệu tấn vào năm 2010, tức là tăng 1,8% so với năm
ngoái. Châu Phi, nơi nhu cầu của người dân tăng rất mạnh trong thập kỷ qua, sẽ vẫn là
khu vực tiêu thụ lớn nhất nhóm các quốc gia đang phát triển, với 35%. Phần của Mỹ
Latinh và Caribê trong nhóm giảm từ 32% năm 2009 xuống 28% năm nay bởi chi phí
xay nghiền cao hơn khác nhiều so với Châu Phi. Tại Viễn Đông, mặc dù mức tiêu thụ
còn rất khiêm tốn, song tốc độ tăng khá nhanh, nên thị phần cũng tăng từ 31% lên
34%.
Hình 2.3 Đồ thị giá ca cao của Ino.com

Nguồn: Thống kê của Ino.com
9


2.2.2. Tình hình phát triển ca cao ở Việt Nam
Theo số liệu thống kêu của ngành nông nghiệp các tỉnh, tính đến cuối năm
2011 tổng diện tích ca cao đạt 20100 ha, tăng bình quân 2638 ha/năm (từ năm 2005
đến 2011). Trong đó có khoảng 2300 ha ca cao trồng thuần, diện tích còn lại là ca cao
trồng xen với một số cây công nghiệp như: dừa, điều, cà phê, tiêu và cây ăn quả.
Hình 2.4. Diện Tích Ca cao Việt Nam Qua Các Năm

Nguồn: Cục Trồng Trọt
Diện tích ca cao thu hoạch đến nay khoảng 8062 ha, chiếm khoảng 40,1% tổng
diện tích trồng, nhưng đa số diện tích ca cao kinh doanh chỉ mới ở năm thứ 1 đến năm
thứ 3 trong chu kỳ kinh doanh 20 năm, do đó năng suất bình quân còn hạn chế. Vùng
có diện tích ca cao nhiều nhất là Đồng bằng Sông Cửu Long với tổng diện tích là

12115 ha (chiếm 60,3%), tiếp đến là vùng Tây Nguyên với 4555 ha (chiếm 22,7%),
vùng Đông Nam Bộ 3405 ha (chiếm 16,9%) và ít nhất là vùng Duyên Hải Nam Trung
Bộ chỉ có 25 ha (chiếm 0,1%). Mặc dù diện tích ca cao trên địa bàn cả nước có tăng
hàng năm nhưng vẫn còn chậm so với đề án phát triển ca cao của Bộ NN & PTNT đưa
ra 60.000 ha vào năm 2015 và 80.000 ha vào năm 2020. Năng suất ca cao bình quân
của cả nước (khoảng 7,1 tạ/ha) và có sự chênh lệch rất lớn tùy thuộc vào điều kiện
chăm sóc. Ngoài các diện tích mới trồng chưa cho thu hoạch, nhiều diện tích trồng ca
10


cao đã lâu nhưng không chăm sóc đúng kỹ thuật nên năng suất rất thấp chỉ đạt khoảng
2-3 tạ/ha, trong khi nếu có đầu tư thâm canh tốt thì nhiều vườn sẽ cho năng suất từ
1,5-2,5 tấn/ha.
2.2.3 Tình hình sản xuất ca cao tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
a) Thuận lợi và khó khăn:


Thuận lợi:

Điều kiện về đất đai,khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển cây ca cao.
Được sự hỗ trợ của tổ chức ACDI/VOCA,Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã xây dựng “Chương trình phát triển cây ca cao bền vững
cho các hộ nông dân tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2004-2006”. Thông qua
chương trình này đã hình thành vùng trồng ca cao tập trung tại huyện Tân Thành và
huyện Châu Đức,đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật sản xuất về cây ca cao, hình thành
các câu lạc bộ tham gia trồng ca cao, và các điểm sơ chế, thu mua ca cao.
Được sự quan tâm của UBND tỉnh,Bộ Nông Nghiệp và PTNT(Trung tâm
Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc gia), hằng năm hỗ trợ hỗ kinh phí để tâm Khuyến
nông-Khuyến ngư triển khai các mô hình thâm canh ca cao.
Ca cao là cây ưa bóng,rất thích hơp trồng xen trong vườn cà phê,điều và cây ăn

trái góp phần tăng doanh thu và thu nhập trên diện tích đất sản xuất trồng trọt trong
năm.
Chi phí đầu tư trồng mới, chăm sóc ở mức trung bình,tận dụng được nguồn
công lao động sẵn co trong gia đình, việc thu hái và sơ chế phù hợp với mô hình nông
hộ.
Năm 2011, trên địa bàn tỉnh có khoảng 191 ha ca cao của 192 hộ trồng ca cao
tại huyện Châu Đức và Tân Thành đã được cấp giấy chứng nhận UTZ.

11




Khó khăn:

Hiện nay,tỉnh chưa lập quy hoạch phát triển ca cao và chưa xây dựng đề án
thâm canh ca cao tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Kỹ thuật thâm canh, thhu hoạch sơ chế ca cao còn mới đối với hầu hết nông
dân nên chưa phát huy hết lợi thế của loại cây trồng này.
Nông dân sản xuất nhỏ lẻ, thiếu kinh nghiệm và ca cao là cây trồng mới nên bị
cạnh tranh bởi các cây trồng khác như tiêu, điều, cà phê…
Công tác quản lý chất lượng giống ca cao còn nhiều bất cập, việc sản xuất cây
giống của các doanh nghiệp chưa đảm bảo đủ điều kiện theo quy định(vật liệu nhân
giống từ nguồn giống chưa được công nhận).
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ca cao của tỉnh:
Nội dung

Năm 2010

Năm 2011


Dự kiến

Dự kiến

KH đến

KH đến

2015

2015

Tổng diện tích(ha)‫٭‬

500

640

1180

1300

Diện tích cho thu hoạch(ha)

410

437

820


901

Năng suất(tấn/ha)

1,2

1,33

1,48

1,55

Ước sản lượng(tấn)

492

581,9

1210

1398

Ghi chú:(‫ ) ٭‬Diện tích ca cao xen với cây điều,tiêu, cà phê, cây ăn trái các loại.
Nguồn: Báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

b) Tình hình sâu bệnh hại:
Các loại sâu, bệnh gây hại khá phổ biến như: bọ xít muỗi, rầy mềm, bệnh khô
cành, khô quả, bệnh nấm hồng, bệnh thối trái và một số loài gậm nhấm hại
trái(nhen,sóc). Hiện tại các đối tượng dịch hại này chỉ xuất hiện cục bộ, tác hại chưa

lớn và chưa gây thành dịch trên diện rộng.
12


Hình 2.5. Bọ Xít Muỗi Trên Trái Ca Cao

Nguồn: ĐT-TTTH

c) Tình hình tiêu thụ sản phẩm:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 doanh nghiệp lớn thu mua ca cao đó là công ty
tu mua ca cao Thành Đạt (Công ty Cargill) và Doanh nghiệp tư nhân Lý Hồng Hải
(Công ty Armajaro). Giá thu mua từ 54.000-60.000 đồng/kg(hạt khô).
Những vướng mắc trong việc tiêu thụ sản phẩm: Tiêu chuẩn sản phẩm hiện nay
chưa được thống nhất, có một số đơn vị thu mua sản phẩm giá thấp hơn và không yêu
cầu chất lượng tạo cho người dân thu hái và lên men sản phẩm còn tùy tiện làm cho
chất lượng ca cao bị giảm.

d) Tình hình sản xuất ca cao có chứng nhận UTZ:
Chương trình ca cao UTZ được thực hiện từ tháng 6/2010 trên địa bàn tỉnh,đến
ngày 25/01/2011 có 192 hộ thuộc huyện Tân Thành và Châu Đức được Tổ chức
Chứng nhận ca cao UTZ toàn cầu(Solidaridad) cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn UTZ
với diện tích là 191 ha, ước sản lượng thu được là 240 tấn.
13


Bảng 2.3. So sánh hiệu quả kinh tế 1 ha ca cao so với cây tiêu,điều,cà phê:
Chỉ tiêu

ĐVT


Ca cao

Cà phê

Điều

50-60

Triệu đồng

16-18

20

10

1,6-2

Tấn/ha

1-1,5

2

2

100.000

Giá bán


Đồng/kg

60.000

51.000

35.000

Tổng thu

Triệu đồng

60-90

102

70

160-200

Lợi nhuận

Triệu đồng

44-72

82

60


110-140

Chi phí
Năng suất bình quân

Nguồn: Báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

2.3 Tổng quan tài liệu liên quan
Chương trình phát triển ca cao WCF-GTZ-NLU (1998 - 2002) là chương trình
hợp tác quốc tế đầu tiên của ca cao được thực hiện với sự hợp tác giữa Trường đại học
Nông Lâm ở Thành phố Hồ Chí Minh, WCF và GTZ của Đức. Chương trình nhằm
mục đích hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nông dân phát triển mô
hình trồng ca cao ở Việt Nam theo hướng bền vững và có thế mạnh về thương mại.
Thông qua đó, Việt Nam sẽ phát triển được năng lực sản xuất cây giống ca cao có chất
lượng, kỹ thuật trồng và sơ chế ca cao để chuyển giao cho nông dân.
Nghiên cứu của Bùi Đức Anh (2008) trên thế giới hiện nay có nhiều mô hình xen
canh đã được các tiểu điền, nông trường ứng dụng, đem lại hiệu quả cao về kinh tế cao
trong việc sữ dụng đất và bền vững môi trường:
-Tại huyện Châu Đức, mô hình trồng xen canh ca cao với cây điều góp phần
giảm độ xói mòn,tăng hiệu quả kinh tế của việc sữ dụng đất.
-Tai Bến Tre,mô hình trồng xen canh cây ca cao trong vườn dừa đã tạo nên hiệu
quả kinh tế hơn trên phần đất canh tác.

14


Cơ sở chấp nhận chuyển sang nông nghiệp bền vững thông qua hoạt động nông
nghiệp: truyền thống canh tác của nông dân có những hoạt động theo hướng nông
nghiệp bền vững như luân canh cây trồng, cây che phủ, cho đất nghỉ ngơi, kiểm soát
sâu bệnh, cải tạo đất và một số hình thức khác (SARE 2003; Horrigan et al 2002.).

Cơ sở chấp nhận chuyển sang nông nghiệp bền vững thông qua công nghệ mới:
Các nghiên cứu của các ngành như xã hội học, kinh tế, khoa học chính trị, truyền
thông và y tế công cộng đã góp phần đổi mới phương thức canh tác nông nghiệp của
nông dân (Wejnert 2002).
Tác giả Nguyễn Hữu Nam báo cáo về tình hình thực hiện các mô hình ca cao hữu cơ
sau 5 năm tại Bà Rịa-Vũng Tàu và Dak Lak tại hội nghị quốc tế về ca cao Việt Nam
đã đưa ra những lợi ích của việc sử dụng phân sinh học WEHG (Worldwise
Enterprises Heavens Green). Ở Bà Rịa-Vũng Tàu cũng như ở DakLak, việc sử dụng
phân sinh học WEHG giúp cây phát triển tốt, nhiều chồi và cành, lá bóng và dày và có
màu xanh đậm hơn, kháng được nhiều sâu bệnh, giảm chi phí do không sử dụng phân
hóa học và thuốc BVTV, quả bóng và đẹp hơn, phát sinh nhiều thiên địch hơn, làm
cho đất ngày càng tơi xốp và giữ ẩm tốt, năng suất trái liên tục tăng qua các năm dù
thời tiết bất thường hay mưa nhiều. Sử dụng phân sinh học WEHG còn bảo vệ môi
trường và an toàn cho người sản xuất lẫn người tiêu dùng, tăng thu nhập cho người
nông dân, tạo ra một nền nông nghiệp bền vững cho đất nước.
Trong đề tài nghiên cứu của Trần Sỹ Nam “Phân tích hiệu quả kinh tế của các
biện pháp chống xói mòn trên đất trồng cà phê huyện Tuy Đức, Đăknông”, tác giả đã
nêu lên ảnh hưởng của xói mòn đất năng suất cây trồng. Xói mòn càng nghiêm trọng
đất càng trở nên khô cằn, nghèo chất dinh dưỡng, giảm hiệu quả phân bón. Mô hình
xen canh không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn cả hiệu quả môi trường. Cụ thể
là giảm xói mòn đất. Đặc biệt khóa luận đã xác định được giá trị kinh tế của lượng đất
bị xói mòn. Phương trình xác định lượng đất xói mòn và bồi lắng là USLE (unversal
soil loss equation). Đây là phương trình dự đoán lượng đất mất do xói mòn, hình thành
dựa trên cơ sở nhiều nghiên cứu trên các lô đất dốc và lưu vực nước nhỏ.
15


×