BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************
DƯƠNG LÊ QUANG THẮNG
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KHU DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN XOÀI
HUYỆN LONG THÀNH - ĐỒNG NAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************
DƯƠNG LÊ QUANG THẮNG
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KHU DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN XOÀI
HUYỆN LONG THÀNH - ĐỒNG NAI
Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN VŨ HUY
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tháng 6/2012
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Xác Định Giá Trị Khu
Du Lịch Sinh Thái Vườn Xoài - Huyện Long Thành - Đồng Nai” do Dương lê Quang
Thắng, sinh viên khóa 34, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày
TS. Nguyễn Vũ Huy
Người hướng dẫn
Ngày
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
Ngày
Tháng
Năm
Tháng
Năm
Thư kí hội đồng chấm báo cáo
Ngày
Tháng
Năm
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên con xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ba mẹ, người đã có công sinh
thành, giáo dưỡng, tạo điều kiện cho con được ngồi trên giảng đường đại học để con
đạt được kết quả như ngày hôm nay.
Xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM,
đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức chuyên
môn cần thiết trong quá trình học tập bốn năm học qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Vũ Huy, người đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp
này.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban Quản Lí Khu Du Lịch
Sinh Thái Vườn Xoài - tỉnh Đồng Nai, các phòng ban Uỷ Ban Nhân Dân Xã Phước
Tân - huyện Long Thành - tỉnh Đồng Nai đã nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ và tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực tập và thực hiện đề tài này.
Cảm ơn bạn bè, những người thân đã luôn ở bên tôi, giúp đỡ, động viên tôi
trong quá trình thực hiện đề tài này.
Sinh viên thực hiện
Dương Lê Quang Thắng
NỘI DUNG TÓM TẮT
DƯƠNG LÊ QUANG THĂNG. Tháng 07 năm 2012.“Xác Định Giá Trị Khu
Du Lịch Sinh Thái Vườn Xoài – Huyên Long Thành - Đồng Nai”.
Dương Lê Quang Thắng, July 2012. “Evaluation of The Ecotourim ofVuon
Xoai –Nhon Trach District – Dong Nai Province”.
Đề tài hướng đến mục tiêu là xác định được giá trị khu du lịch sinh thái Vườn
Xoài –huyện Long Thành - Đồng Nai trên cơ sở phương pháp chi phí du hành (TCM Travel Cost Method) thông qua điều tra số liệu sơ cấp, tổng hợp các số liệu thứ cấp,
sau đó phân tích số liệu về các đặc điểm kinh tế xã hội của khách du lịch khi đến Khu
Du lịch Sinh thái Vườn Xoài và xây dựng được hàm cầu du lịch dựa vào các nhân tố
ảnh hưởng đến cầu du lịch sinh thái Vườn Xoài. Trên cơ sở các mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đối với cầu du lịch phản ánh trong hàm cầu du lịch đã được xây dựng để
đưa ra một số phương hướng phát triển du lịch sinh thái. Trong nội dung đề tài, việc
xác định giá trị khu du lịch được tính dựa trên phương pháp chi phí du hành cá nhân ITCM (Individual Travel Cost Model).
Hàm cầu du lịch xây dựng theo ITCM:
E ( x ) e ( 2,7029 0,0041COST 0,1563 INCOME 0,4505 ALL _ TRIP )
Qua đó xác định giá trị khu du lịch trong năm 2011là 36,786 tỷ đồng.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
ix
DANH MỤC PHỤ LỤC
x
1.1. Đặt vấn đề
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
2
1.2.1. Mục tiêu chung
2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
2
1.3. Phạm vi nghiên cứu
3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
3
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
3
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
3
1.3.4. Phạm vi nội dung thực hiện
3
1.4. Cấu trúc của khóa luận
3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
5
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
5
2.2. Tổng quan về huyện Long Thành
6
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
6
2.2.2. Điều kiện khinh tế xã hội
8
2.2.3. Đặc điểm Văn hoá - Xã hội
10
2.3. Khái quát chung về Khu Du Lịch Sinh Thái Vườn Xoài
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận
12
15
15
3.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái
15
3.1.2. Khái niệm về khách du lịch
15
3.1.3. Cầu du lịch
16
3.1.4. Cung du lịch
21
3.1.5. Các thể loại du lịch
21
v
3.1.6. Một số phương pháp xác định giá trị du lịch giải trí
3.2. Phương pháp nghiên cứu
24
29
3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
29
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
29
3.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa
30
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
30
3.2.5. Phương pháp chi phí du hành cá nhân (ITCM)
30
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
35
4.1. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch
35
4.1.1. Những đặc điểm kinh tế xã hội của du khách
35
4.1.3. Đánh giá của du khách khi đến KDLST Vườn Xoài và những dự định tiếp
theo
42
4.2. Xây dựng hàm cầu du lịch KDLST
45
4.2.1. Xác định và nêu ra giả thiết về mối quan hệ giữa các nhân tố
45
4.2.2. Kết quả ước lượng các tham số của mô hình
46
4.2.3. Phương trình hàm cầu du lịch sinh thái Vườn Xoài
48
4.2.4. Xác định giá trị khu du lịch sinh thái Vườn Xoài
49
CHƯƠNG 5
54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
54
5.1. Kết luận
54
5.2. Kiến nghị
54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
56
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CĐ - ĐH
Cao Đẳng - Đại Học
CN – TTCN
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
CPDH
Chi Phí Du Hành
CVM
Phương Pháp Đánh Giá Ngẫu Nhiên (Contingent Valuation
Method)
ĐVT
Đơn Vị Tính
HTX
Hợp tác xã
ITCM
Phương Pháp Chi Phí Du Hành Cá Nhân (Individual Travel Cost
Method)
KDLST
Khu Du Lịch Sinh Thái
NPV
Hiện Giá Ròng (Net Present Value)
TCM
Phương Pháp Chi Phí Du Hành (Travel Cost Method)
UBND
Uỷ Ban Nhân Dân
ZTCM
Phương Pháp Chi Phí Du Hành Theo Vùng (Zone Travel Cost
Method)
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Số Lượt Du Khách đến KDLST Vườn Xoài qua Các Năm
35
Bảng 4.2. Tỷ Lệ Khách Du Lịch từ Nơi Xuất Phát
40
Bảng 4.3. Giá Trị Trung Bình Các Biến của Mô Hình
46
Bảng 4.4. Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình Đầy Đủ Biến
47
Bảng 4.5. Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình
47
Bảng 4.6. Kiểm Tra Lại Dấu Các Thông Số Ước Lượng Mô Hình Đường Cầu
48
Bảng 4.7. Giá Trị KDLST Vườn Xoài Được Thể Hiện ở Các Mức Suất Chiết Khấu 52
Bảng 4.8. Khoảng Giá Trị KDLST Vườn Xoài Được Thể Hiện ở Các Mức Suất Chiết
Khấu
52
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Khách Du Lịch Phân Theo Trình Độ
36
Hình 4.2. Khách Du Lịch Phân Theo Nghề Nghiệp
36
Hình 4.3. Khách Du Lịch Phân Theo Giới Tính
37
Hình 4.4. Khách Du Lịch Phân Theo Độ Tuổi
38
Hình 4.5. Khách Du Lịch Phân Theo Thu Nhập
39
Hình 4.6. Khách Du Lịch Phân Theo Phương Tiện
40
Hình 4.7. Khách Du Lịch Phân Theo Hình Thức Đi
41
Hình 4.8. Thời Gian Lưu Trú Phân Theo Ngày của Du Khách
42
Hình 4.9. Đánh Giá Của Du Khách về Loại Hình Dịch Vụ
42
Hình 4.10. Đánh Giá Của Du Khách về Chất Lượng Phục Vụ
43
Hình 4.11. Đánh Giá Của Du Khách về Chất Lượng Môi Trường
43
Hình 4.12. Tỷ Lệ Khách Du Lịch Cho Chuyến Đi Lần Sau
44
Hình 4.13. Đường Cầu Du Lịch KDLST Vườn Xoài
49
ix
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phụ Lục Tiêu Chuẩn các Biến Số của Mô Hình
Phụ lục 2. Kết Xuất của Mô Hình Đầy Đủ Biến
Phụ lục 3. Kết Xuất của Mô Hình Bỏ Biến EDUC và AGE
Phụ lục 4. Bảng Phỏng Vấn Du Khách
x
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu vật chất của
người dân ngày càng được đáp ứng đầy đủ, con người càng có xu hướng tiến tới sự
thoả mãn về nhu cầu tinh thần, trong đó nhu cầu du lịch giải trí là cần thiết để đáp ứng
đời sống tinh thần của con người. Hiện nay du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, đóng góp rất lớn cho
thu nhập kinh tế quốc dân của các nước trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng.
Năm 2011, ngành du lịch Việt Nam đón hơn 6 triệu lượt khách quốc tế, 30 triệu lượt
khách nội địa, tổng thu du lịch đạt hơn 130 nghìn tỷ đồng, đóng góp trên 5% GDP và
tạo ra trên 1,3 triệu việc làm.
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đang được ưa chuộng hiện nay, là hình
thức du lịch thiên nhiên với mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường, giúp con
người gẫn gũi với thiên nhiên, có tác động trực tiếp đến công tác bảo vệ môi trường và
văn hóa. Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng ở
nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các
tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch, nghỉ ngơi
và giải trí. Sự phát triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế
to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng như
cộng đồng người dân các địa phương. Ngoài ra, du lịch sinh thái cũng góp phần bảo
tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng. Chính vì vậy ở nhiều
nước trên thế giới và trong khu vực, bên cạnh các lợi ích về kinh tế, du lịch sinh thái
còn được xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái thông qua
quá trình làm giảm sức ép khai thác các nguồn lợi tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu
khách du lịch của người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch.
Khu Du Lịch Sinh Thái Vườn Xoài là một trong những khu du lịch sinh thái
mang lại giá trị kinh tế to lớn cho Huyện Long Thành nói riêng và Tỉnh Đồng Nai nói
chung. Ðây là một địa điểm nghỉ ngơi, giải trí hấp dẫn của khách du lịch, để thấy được
giá trị của khu du lịch này nhằm khai thác theo hướng bền vững, đưa ra các quyết định
dự án chính sách có liên quan đến tài sản này thì trước tiên cần phải xác định giá trị
của nó dưới một giá cả nhất định. Đồng thời việc xác định giá trị kinh tế của Khu Du
Lịch Sinh Thái Vườn Xoài sẽ là cơ sở để đưa ra những phương án sử dụng hợp lý
nhằm mang đến giá trị cao hơn, mang lại lợi ích không những cho dân cư trong vùng
mà còn cả các đơn vị kinh doanh du lịch nơi đây cũng như đóng góp một khoản thu
lớn cho ngân sách của tỉnh. Chính những nhận thức trên đã giúp tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “Xác Định Giá Giá Trị Khu Du Lịch Sinh Thái Vườn Xoài - huyện Long Thành
- tỉnh Đồng Nai”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài làxác định giá trị Khu Du Lịch Sinh Thái Vườn Xoài
- huyện Long Thành - tỉnh Đồng Nai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, đề tài xác định một số mục tiêu cụ thể sau:
- Đánh giá nhận thức và mối quan tâm của du khách về các loại hình dịch vụ
của khu du lịch.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch của du khách nội địa đến
KDL Sinh Thái Vườn Xoài, đồng thời dựa trên mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
được phản ánh trong hàm cầu du lịch từ đó đưa ra những phương án sử dụng hợp lý
nhằm thúc đẩy ngành du lịch nơi đây phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
- Xây dựng hàm cầu du lịch đối với Khu Du Lịch Sinh Thái Vườn Xoài, xác
định giá trị Khu Du Lịch Sinh Thái Vườn Xoài.
2
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu, thu thập số liệu thống kê và những thông tin về đặc
điểm kinh tế xã hội thông qua phỏng vấn một cách ngẫu nhiên 100 khách du lịch trong
vùng. Đồng thời tiến hành khảo sát thực địa và tìm hiểu thực tế ở khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Khu Du lịch Sinh thái Vườn Xoài xã
Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong vòng 3 tháng từ tháng 04/2012 9/06/2012 theo quy định của khoa.
1.3.4. Phạm vi nội dung thực hiện
Đề tài đi vào xác định giá trị Khu Du lịch Sinh thái Vườn Xoài - huyện Long
Thành- tỉnh Đồng Nai bằng phương pháp chi phí du hành (TCM) cụ thể là phương
pháp chi phí du hành cá nhân (ITCM).
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Chương 1. Mở đầu
Nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
Chương 2. Tổng quan
Tổng quan về một số nghiên cứu có liên quan đến ứng dụng phương pháp TCM
trong tính toán giá trị khu du lịch
Giới thiệu tổng quan về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, dân
số… của địa bàn nghiên cứu.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu một số khái niệm về du lịch sinh thái, cầu và cung du lịch, các nhân
tố ảnh hưởng đến cầu du lịch, các nguyên tắc và quan điểm về phát triển du lịch sinh
thái.
Giới thiệu phương pháp chi phí du hành TCM được thực hiện trong đề tài.
3
Chương 4. Kết quả và thảo luận
Trình bày chi tiết về kết quả đạt được của nghiên cứu.
Thảo luận các kết quả đạt được về mặt lí luận cũng như thực tiễn.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị.
Trình bày kết quả nghiên cứu một cách ngắn gọn.Đồng thời trên cơ sở đó đưa
ra các kiến nghị, các giải pháp, chính sách cần thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động du lịch sinh thái Vườn Xoài - huyện Long thành- tỉnh Đồng Nai.
4
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Để tiến hành thực hiện đề tài này, có nhiều tài liệu có liên quan được tham khảo
bao gồm những đề tài tốt nghiệp của các khóa trước, các bài giảng của thầy cô có liên
quan đều là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho đề tài.
Theo luận văn Nguyễn Thị Thuỳ Nga (2005) với mục tiêu chính của đề tài là
xác định được giá trị của toàn bãi tắm biển ở Vũng Tàu (gồm Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi
Nghinh Phong, Bãi Dâu, Bãi Dứa) đối với khách trong nước bằng phương pháp chi phí
du hành (TCM-Travel Cost Method). Đây sẽ là cơ sở để đưa ra kế hoạch và định
hướng phát triển ngành du lịch Tp Vũng Tàu. Thông qua việc điều tra 87 khách du lịch
nội địa khi đến tham quan Khu Du Lịch Biển Đông - một khu du lịch thuộc Bãi Sau về
các đặc điểm kinh tế xã hội như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, chi phí bỏ ra
trong chuyến đi … và thông qua việc sử dụng phần mềm Excel và Eviews, đề tài đã
tiến hành xây dựng hàm cầu du lịch bãi tắm Vũng Tàu theo phương pháp chi phí du
hành cá nhân (ITCM) và phương pháp chi phí du hành vùng (ZTCM) dựa trên hai hàm
cơ bản là hàm cầu tuyến tính và hàm cầu dạng log-log. Dạng hàm cầu được lựa chọn
để tính toán giá trị bãi tắm theo phương pháp chi phí du hành cá nhân và phương pháp
chi phí du hành vùng là hàm cầu dạng log-log. Từ đó xác định giá trị của bãi tắm Vũng
Tàu bằng cách dựa vào hàm cầu đã được xây dựng, tiến hành xây dựng giá trị thặng dư
cho mỗi du khách nội địa tới khu du lịch này (phần diện tích dưới đường cầu và trên
đường giá). Nhân nó với số lượng du khách hàng năm sẽ ước lượng được tổng giá trị
giải trí hàng năm bãi tắm Vũng Tàu. Theo đó giá trị bãi tắm biển tại bãi tắm Vũng Tàu
năm 2003 theo ITCM là 2.131 tỷ đồng, theo ZTCM là 371 tỷ đồng. Theo tác giả
nguyên nhân của sự khác nhau trong kết quả giữa hai cách tính là do khi tiến hành
ZTCM đã bỏ qua các nhân tố khác tác động đến cầu du lịch của từng vùng, việc bỏ
biến cũng như việc gộp một số lượng khách du lịch vào trong 7 vùng được điều tra
ngẫu nhiên trong mẫu. Tuy nhiên cả hai phương pháp đều cho ra một giá trị rất lớn
Theo đề tài nghiên cứu của Trần Thị Hương Giang (2007) nhằm xác định giá trị
tiềm năng du lịch sinh thái của vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà tỉnh Lâm Đồng. Nội
dung của đề tài này cũng có những phần nghiên cứu tương tự đề tài trên. Cụ thể đề tài
này xác định giá trị tiềm năng du lịch sinh thái của vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà
tỉnh Lâm Đồng thông qua việc điều tra 97 khách du lịch khi đến Đà Lạt. Đề tài tiến
hành xây dựng hàm cầu du lịch của vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà theo ITCM chủ
yếu dựa vào các yếu tố kinh tế xã hội của du khách đi du lịch ở Đà Lạt để suy ra giá trị
tiềm năng du lịch sinh thái của vườn quốc gia dựa trên cơ sở mức sẵn lòng trả để đến
thăm vườn quốc gia và tỷ lệ số người có dự định đến thăm vườn quốc gia trong thời
gian tới. Giá trị tiềm năng du lịch sinh thái của vườn quốc gia trong năm 2006 được
tính theo ITCM là 32.787 tỷ đồng ở mức suất chiết khấu là 8%; ở mức suất chiết khấu
10%, giá trị do du lịch sinh thái mang lại là 26.230 tỷ đồng và ở mức suất chiết khầu
12% giá trị du lịch sinh thái là 21.858 tỷ đồng.
Tóm lại tổng quan về tài liệu không chỉ là một số bài nghiên cứu mà nó còn
được tổng hợp từ nhiều nguồn, từ thực tế cuộc sống, các bài giảng của thầy cô trong
quá trình thực tập, từ hệ thống internet và từ việc thăm dò ý kiến của khách tham quan.
2.2. Tổng quan về huyện Long Thành
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lí
Huyện Long Thành nằm ở phía Tây nam tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích tự
nhiên là 538,82 km2, chiếm 9,07% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có vị trí chiến lược
trong vùng kinh tế động lực miền Đông Nam Bộ. Địa bàn huyện giáp với các khu công
nghiệp của TP. Biên Hòa và huyện Nhơn Trạch, trong quy hoạch phát triển lên đô thị,
có quốc lộ 51 là huyết mạch giao thông đường bộ chính nối Sài Gòn, Biên Hòa đến
thành phố biển Vũng Tàu. Phía Tây nam có sông Đồng Nai dài 15km và sông Thị Vải
dài 13km. Trong quy hoạch phát triển, trên địa bàn huyện Long Thành hình thành
nhiều tuyến đường: tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu, tuyến đường
cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành - Dầu Giây (nối với quốc lộ 20 đi Đà
6
Lạt), xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành…Huyện Long Thành đã được
Chính phủ phê duyệt 04 khu công nghiệp gồm: Khu công nghiệp Gò Dầu, Khu công
nghiệp An Phước, Khu công nghiệp Tam Phước và Khu công nghiệp Long Thành.
Vị trí hành chính, ranh giới:
- Phía Nam - Đông nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh
- Phía Tây namgiáp huyện Nhơn Trạch
- Phía Bắc giáp tỉnh TP. Biên Hòa và huyện Thống Nhất
b) Địa hình
Địa hình khu vực là vùng chuyển tiếp từ miền Đông sang miền Tây khu vực
Đông Nam Bộ, có địa hình dạng bán sơn địa với độ cao từ 23 – 25m nằm ở rìa đường
Quốc lộ 51 có mặt nghiêng khoảng 100, mặt địa hình cấu trúc bằng lớp bột, sét bột bị
phong hóa rất cứng và bên dưới là lớp sét gạch ngói có chất lượng tốt. Còn vùng địa
hình đồng bằng có độ cao dưới 5m, tập trung dọc theo sông Sài Gòn, địa hình này có
nhiều diện tích bị lầy hóa dọc theo sông Sài Gòn và kênh rạch. Nhìn chung, địa hình
khu vực đơn giản và thuận tiện cho giao thông và thủy văn.
c) Khí hậu
Huyện Long Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai
mùa rõ rệt, mùa mưa thường từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 hoặc tháng 12. Thời
gian còn lại là thuộc vào mùa khô.Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho
phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.
Nhiệt độkhông khí trung bình hàng năm toàn huyện là 26 – 270C, chênh lệch
giữa hai mùa không quá 1 – 20C.Thời gian có nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 12 và
tháng 1, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 4 và tháng 5.
Lượng mưa lớn và phân hóa theo mùa tạo ra hai mùa trái ngược nhau: mùa khô
và mùa mưa. Mùa khô kéo dài sáu tháng từ tháng 11 đên tháng 4 năm sau, lượng mưa
rất thấp chỉ chiếm 10 đến 15% lượng mưa cả năm. Mùa mưa kéo dài sáu tháng từ
tháng 5 đén tháng 10, lượng mưa rất tập trung trong sáu tháng mùa mưa chiếm 85 đến
90% tổng lượng mưa cả năm.
7
Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa và theo vùng, chênh lệch giữa nơi khô nhất
và ẩm nhất không quá 5%. Độ ẩm trung bình từ 82 – 87% vào mùa mưa, từ 66 –80%
vào mùa khô.
2.2.2. Điều kiện khinh tế xã hội
a) Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
Từ một huyện thuần nông, Long Thành đang ra sức phấn đấu đến năm 2015 sẽ
trở thành huyện công nghiệp với cơ cấu kinh tế: công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.
Để đạt được mục tiêu này, Long Thành đã và đang triển khai xây dựng hàng loạt các
cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nằm rải đều ở các vùng dân cư trong huyện.
Song song với việc hình thành 5 khu công nghiệp tập trung là Vedan, Gò Dầu,
Tam Phước, Long Thành và An Phước, cho đến nay huyện Long Thành đã chính thức
quy hoạch được 7 cụm CN-TTCN : Bình Sơn (xã Bình Sơn), Tam Phước, dốc 47 (xã
Tam Phước), Long Phước 1, Long Phước 2 (xã Long Phước), An Phước (xã An
Phước) và Phước Bình (xã Phước Bình) với tổng diện tích lên đến gần 700 hécta.
Trong đó cụm Tam Phước đã có nhiều nhà máy đi vào hoạt động và huyện hiện đang
gấp rút triển khai xây dựng cơ sở kỹ thuật cho cụm Bình Sơn và Phước Bình. Ngoài ra,
huyện Long Thành còn đang phát triển thêm một số ngành công nghiệp sản xuất mới,
sản xuất công nghệ cao như: cáp quang, nhựa dẻo, nam châm, linh kiện điện tử, cùng
với việc quy hoạch 500 ha đất cho khu công nghệ cao sẽ tạo điều kiện thu hút các
ngành nghề công nghệ cao về địa bàn huyện.
Sở dĩ huyện Long Thành chú trọng phát triển các cụm CN-TTCN là nhằm thu
hút các nhà đầu tư trong nước có vốn vừa và nhỏ vào địa phương. Thực tế cho thấy
Long Thành hiện có số lượng doanh nghiệp tư nhân (169 doanh nghiệp) nhiều hơn so
với các công ty trách nhiệm hữu hạn (107 công ty), công ty cổ phần (11 công ty) và kể
cả các dự án có vốn đầu tư từ nước ngoài (78 dự án). Tính đến nay, trên địa bàn huyện
có 1.291 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn 7.402 tỷ đồng và 182 dự án đầu tư
nước ngoài với tổng vốn 3.124 triệu USD.
b) Thương mại - Dịch vụ
Khu vực dịch vụ-thương mại phát triển với quy mô và tốc độ tăng khá nhanh,
đáp ứng nhu cầu phát triển trên địa bàn. Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng bình
quân 19,62%/năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tăng bình quân 19,54%/năm.
8
Trên địa bàn toàn xã hiện có 949 hộ kinh doanh, trong đó lĩnh vực thương mại,
dịch vụ có 872 cơ sở, đạt 92%/ tổng số hộ kinh doanh và chiếm tỷ trọng là 20%, tăng
108 cơ sở so với năm. Mạng lưới thương mại, dịch vụ trên địa bàn phát triển khá
nhanh do tiến trình đô thị hóa, chủ yếu tập trung ở chợ Phước Thái, chợ Long Phú và
dọc theo quốc lộ 51 rất thuận tiện cho việc thông thương, trao đổi hàng hóa, mua bán
các nhu yếu phẩm, dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sông nhân dân và công nhân khu
công nghiệp.
Do có sự phát triển của khu công nghiệp nên ở địa phương đã hình thành 80 cơ
sở cho thuê phòng trọ (tăng 40 cơ sở so với năm 2005) phục vụ cho công nhân từ các
nơi đến ở và làm việc; dịch vụ vận tải có 26 cơ sở đáp ứng nhu cầu chuyên chở hàng
hóa và hành khách ở địa phương.
Về kinh tế hợp tác xã vẫn duy trì được hợp tác xã Quyết Tiến được thành lập từ
năm 1999 với trên 200 lao động làm việc theo các ngành nghề phổ thông, mức lương
trung bình từ 1.500.000đ - 2.500.000đ/người/tháng. Giải quyết một phần lao động
không có tay nghề của địa phương.
Hoạt động tín dụng ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ phục vụ công
nhân trên địa bàn được đẩy mạnh, dịch vụ du lịch đã hình thành nhiều điểm du lịch
sinh thái với quy mô khá lớn và có sức thu hút khách du lịch, tham quan đến vui chơi
giải trí; dịch vụ nhà hàng, khách sạn, nhà trọ cho công nhân thuê phát triển đáng kể.
Công tác đầu tư hạ tầng thương mại dịch vụ được chú trọng, đã quy hoạch và đang tổ
chức triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số dự án như: Trung tâm hội chợ triển
lãm và hội nghị quốc tế, Trung tâm thương mại ngã 3 Mũi Tàu, Trung tâm cao ốc
thương mại dịch vụ Long Thành, Chợ, khu phố chợ Quản Thủ.
c) Nông - Lâm nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp hàng năm thu hẹp khá lớn (mỗi năm giảm từ 200-300
ha) do chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp để phục vụ cho phát triển
công nghiệp – dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, giá trị sản xuất toàn ngành
nông nghiệp vẫn tăng bình quân 4,73%/năm, đã tận dụng được các nguồn nước gắn
với chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản
xuất, nhất là sử dụng các giống mới, chất lượng cao, đầu tư thâm canh để tăng năng
9
suất, chất lượng và hiệu quả cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hầu hết diện tích lúa năng suất cao đều đạt giá trị nông sản hàng hoá từ 50 triệu
đồng/ha/năm. Dự án cây trồng chủ lực được triển khai, tổ chức hướng dẫn hỗ trợ nông
dân xây dựng các mô hình cây ăn trái thực hiện quy trình công nghệ cao như sử dụng
giống mới, hệ thống tưới nước tiết kiệm, bón phân qua đường ống, các mô hình ở giai
đoạn khai thác đã tạo ra sản phẩm hàng hóa từ 150-200 triệu đồng/ha/năm.
Chăn nuôi phát triển mạnh, đã hình thành nhiều trang trại có quy mô công
nghiệp, sức cạnh tranh cao, công nghệ chăn nuôi hiện đại được các trang trại chăn nuôi
lớn áp dụng như: xây dựng trại kín, trại lạnh, dây chuyền tự động hóa cung cấp thức
ăn. Hiện có 161 trang trại trên địa bàn huyện, trong đó 123 trang trại chăn nuôi, còn lại
là các trang trại hoạt động ở loại hình trồng cây hàng năm, trang trại lâm nghiệp. Tổ
chức thực hiện tốt các điều kiện về an toàn dịch bệnh, nhờ vậy tổng đàn gia súc tăng
bình quân 4,65%/năm, tỷ trọng chăn nuôi đạt 33,83% giá trị sản xuất nông nghiệp.
Công tác xây dựng kinh tế tập thể được quan tâm thường xuyên, đã tạo sự
chuyển biến một bước về chất lượng hoạt động, các hoạt động hỗ trợ Hợp tác xã như
tuyên truyền, đào tạo nguồn nhân lực, giao đất được quan tâm. Tuy số lượng HTX
không tăng nhiều so với đầu nhiệm kỳ (21 HTX so với 18 HTX ở đầu nhiệm kỳ)
nhưng có sự chuyển biến một bước về chất lượng hoạt động của HTX, việc tăng vốn
điều lệ của HTX và thành lập mới các HTX đa dạng, hoạt động đa ngành là nét mới,
nổi bật về HTX trong nhiệm kỳ qua. Hoạt động của các câu lạc bộ năng suất cao được
duy trì hoạt động, trong 5 năm qua đã thành lập 42 câu lạc bộ năng suất cao, trong đó
có 16 câu lạc bộ cây lúa, còn lại là các câu lạc bộ trên các cây rau màu và chăn nuôi.
Công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng và trồng rừng được quan tâm chỉ đạo,
trong 5 năm qua đã trồng trên 40 ngàn cây gỗ lớn ở các nơi công cộng, nâng tỷ lệ che
phủ cây xanh đến năm 2010 đạt 40,81%, trong đó tỷ lệ che phủ của rừng đạt 6,05%.
Diện tích rừng tự trồng, tự hưởng trong cộng đồng dân cư ngày càng được phát triển
do điều kiện tiêu thụ, lưu thông sản phẩm được thuận lợi.
2.2.3. Đặc điểm Văn hoá - Xã hội
a) Giáo dục – đào tạo
Chất lượng giáo dục ở các cấp học có nhiều chuyển biến, tỷ lệ học sinh huy
động ra lớp hàng năm ở các cấp học đạt chỉ tiêu đề ra, trong đó trẻ 5 tuổi học mẫu giáo
10
trên 96%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu
học đạt 99,8%, tốt nghiệp THCS đạt 95,9%, tốt nghiệp THPT đạt 83,81%, học sinh thi
đỗ vào các trường đại học, cao đẳng bình quân đạt tỷ lệ 28,5%/năm. Giữ vững chuẩn
quốc gia phổ cập THCS, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành giáo dục đào tạo được quan tâm đầu
tư, đã xóa được các phòng học tạm, nâng tỷ lệ phòng học kiên cố cấp 4 đạt 100%,
trong 5 năm (2005 – 2010) đã đầu tư trên 200 tỷ đồng xây dựng gần 400 phòng học,
các công trình giếng nước, nhà vệ sinh và các trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy và
học, đến nay có 11 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 6 trường so năm 2005. Đào tạo,
đào tạo lại trình độ cao đẳng, đại học cho 700 giáo viên và 38 cán bộ quản lý giáo dục;
đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa về chuyên môn đạt trên 98%, trong đó có 17 giáo
viên đạt trình độ cao học.
b) Văn hóa – Thông tin
Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động văn hóa - thể thao,
đến nay có 09 trung tâm văn hóa - thể thao ở các xã, thị trấn và 77/118 khu, ấp có nhà
văn hóa đạt 65,25%. Công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, thông
tin, thể dục thể thao đã đi vào nề nếp góp phần hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật,
tệ nạn xã hội trên địa bàn.
Công tác thông tin và truyền thông tập trung tuyên truyền nhiệm vụ chính trị
địa phương, các ngày lễ lớn và các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà
nước đến người dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Hệ thống Đài phát sóng
FM, loa phát thanh không dây được đầu tư đến 100% ấp, khu. Đã phát triển gần 50
ngàn thuê bao các loại đạt mật độ 16,37 máy/100 dân (mạng thuê bao cố định VNPT),
Internet trên 6 ngàn thuê bao đạt 2,2 thuê bao/100 dân và duy trì hoạt động 16 điểm
bưu điện văn hóa xã.
Đội ngũ cán bộ văn hóa thông tin - thể thao từng bước chuẩn hóa về chuyên
môn. Các di tích lịch sử-văn hóa đã được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh trên địa
bàn được trùng tu, tôn tạo và bảo quản tốt; văn hóa vật thể, phi vật thể, nhất là văn hóa
truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn được chú trọng sưu tầm, khôi
phục, đã phát huy giá trị văn hóa-lịch sử địa phương và nâng cao hiệu quả giáo dục
truyền thống cho thế hệ trẻ.
11
c) Y tế
Hoạt động y tế chuyển biến tích cực, mạng lưới y tế, cơ sở vật chất, trang thiết
bị phục vụ và đội ngũ y bác sĩ được tăng cường và phát triển, trong đó nhiều trang
thiết bị kỹ thuật cao được xã hội hóa, đội ngũ y, bác sĩ được quan tâm đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng nhu cầu khám và điều trị bệnh cho nhân dân.
Đến nay 100% trạm y tế xã, thị trấn đều có bác sĩ phục vụ thường xuyên, tăng 9 bác sĩ
so năm 2005, đã đầu tư trên 40 tỉ đồng nâng cấp Bệnh viện đa khoa khu vực nâng số
giường bệnh từ 170 giường năm 2005 lên 350 giường năm 2010, gần 15 tỉ đồng xây
mới và nâng cấp các trạm y tế xã, đã có 19/19 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế,
tăng 11 xã so năm 2005. Các chương trình quốc gia phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc
sức khỏe ban đầu cho nhân dân đạt và vượt chỉ tiêu tỉnh giao hàng năm, không để dịch
bệnh xảy ra trên địa bàn; chương trình quản lý, giám sát, phòng chống lây nhiễm
HIV/AIDS được thực hiện tốt, tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi từ 18,15%
năm 2005 giảm còn 12,01% năm 2010, hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 95%, hộ
gia đình sử dụng 03 công trình vệ sinh (hố xí, giếng nước, nhà tắm) đạt trên 98% .
Công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch vụ y, dược tư nhân được chú trọng,
thường xuyên tổ chức kiểm tra, kịp thời xử lý các vi phạm. Công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ
em, dân số kế hoạch hóa gia đình đạt được kết quả tích cực, giảm tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên còn 1,1%.
2.3. Khái quát chung về Khu Du Lịch Sinh Thái Vườn Xoài
Khu Du Lịch Sinh thái Vườn Xoài nằm trên địa bàn ấp Tân Cang, xã Phước
Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Cách TP.HCM chưa đầy 30km, Khu Du Lịch
có diện tích khoảng 35ha là một mảng xanh đặc biệt với những nét chấm phá hấp dẫn,
ẩn chứa nhiều thú vị bất ngờ cho du khách đến tham quan. Khu Du lịch Sinh thái
Vườn Xoài hội đủ các điều kiện để du khách các nơi đến tham quan, vui chơi, giải trí,
nghỉ dưỡnghoặc tổ chức nghiên cứu và học tập.
Các dịch vụ phục vụ du khách trong Khu Du lịch Sinh thái Vườn Xoài bao
gồm:
a) Khu tham quan
- Vườn cây: Nằm gần cổng vào, phía tay phải là Vườn Phong Lan với diện tích
gần 1,2ha quy tụ nhiều loại lan quý hiếm, lan vũ nữ, lan ngọc điểm… tham quan hết
12
vườn Phong Lan quý khách sẽ nhìn thấy Vườn Tre rộng 7,2ha. Khu Vườn cây này
đóng vai trò là tạo môi trường cảnh quan, mang lại bầu không khí trong lành, mát mẻ
cho KDLST Vườn Xoài.
- Chuồng nuôi gấu, chuồng cá sấu, chuồng chim, khu nuôi đà điểu, khu nuôi cá
hải tượng: rất nhiều loài động vật được nuôi trong môi trường bán hoang dã , đến đây
du khách như lạc vào một khu rừng thiên nhiên hoang dã, tạo cho du khách cảm giác
gần gũi với thiên nhiên.
- Chụp hình cùng bộ sưu tập xe cổ: Với hơn 13 chiếc xe vespa cổ đang được
chưng quanh khu khách sạn nhà cổ đủ để quý khách thỏa sức niềm đam mê khám phá,
hay lưu giữ những bức hình tuyệt đẹp làm kỷ niệm sau chuyến đi lần này. Vườn Xoài
tự hào là nơi tổ chức thành công lễ hội xe cổ năm 2008 quy tụ hơn 120.000 chiếc xe cổ
các loại về Vườn Xoài trưng bày.
b) Khu nghĩ dưỡng
- Khách sạn nhà cổ: đây là loại phòng được thiết kế liền kề, độc đáo, ấm cúng
với đầy đủ tiện nghi như máy lạnh, tivi màu, nước nóng lạnh, mini bar….với giá cả
phải chăng.
- Khu bungalow: đây là loại phòng hiện đại, đẹp trang nhã, ấm cúng nằm cách
biệt nhau dưới tán cây tỏa bóng mát do đó rất yên tĩnh. Đội ngũ nhân viên phục vụ chu
đáo tận tình sẽ đem lại cho quý khách một kỳ nghĩ sau những ngày làm việc dài mệt
nhọc.
- Khu nhà vườn ven suối:một khu vườn rộng với bãi cỏ xanh, bốn căn nhà vườn
mái tranh vách đất với chín phòng ở được sắp đặt ven dòng suối Huynh Đệ tạo ra một
không gian gần gũi, đậm nét thôn quê.Giữa cuộc sống sôi động của phố phường quý
khách sẽ được hòa mình vào khung cảnh thôn quê để nghe tiếng suối chảy róc rách,
tiếng dế kêu sau buổi chiều tà.
c) Khu vui chơi giải trí
- Trượt cỏ: với diện tích 2ha, rộng rãi và sạch sẽ, cỏ được chăm sóc kỹ lưỡng và
không dùng hóa chất. Một màu xanh ngút mắt của đồi cỏ đem lại cho du khách sự
sảng khoái, và bỏ lại sau lưng những mệt nhọc và bụi đường. Người chơi có thể thử
khả năng khéo léo của mình khi điều khiển những chiếc giày trượt trên thảm cỏ xanh
hay tìm cảm giác mạnh khi ngồi trên xe lao như bay từ dốc cỏ cao.
13
- Cưỡi đà điểu: đến Vườn Xoài, trò vui mà bất cứ ai cũng không thể bỏ qua, đó
là cưỡi đà điểu. Bạn sẽ được trải nghiệm nhiều xúc cảm khác nhau khi ngồi trên lưng
những chú đà điểu cao to. Đầu tiên là cảm giác hồi hộp sợ bị rớt xuống đất, nhưng sau
đó lại là cảm giác thích thú đầy hứng khởi khi lần đầu tiên được cưỡi trên lưng con vật
ngộ nghĩnh này.
- Chèo thuyền: muốn thử sức chèo chống những chiếc xuồng ba lá hay thuyền
kayak, thuyền mủng… bạn có thể đến Vườn Xoài để thỏa mãn ước muốn này. Trên hồ
nước Mẫu Tử mênh mông, thật thú vị khi bạn được tự tayđiều khiển những chiếc
thuyền mủng bơi trên mặt nước xanh thẳm hoặc có thể chia nhóm ra thành các đội thi
chèo mủng cũng rất thú vị. Ngoài việc giúp bạn xả tress, trò chơi còn rèn luyện sự
đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm.
- Đi xe đạp: với không gian rộng rãi thoáng mát, những con đường nhựa dài
nằm dưới tán cây xanh rất thuận tiện cho việc khám phá Vườn Xoài với nhiều loại
hình khác nhau như: đi bộ, xe điện, xe ngựa ngoài ra KDL Vườn Xoài còn trang bị cho
du khách những chiếc xe đạp đơn, xe đạp đôi để quý khách bớt mệt nhọc trong quá
trình khám phá thiên nhiên Vườn Xoài.
- Hồ bơi: Vườn xoài có hệ thống hồ bơi hiện đại với từng khu riêng dành cho
người lớn và trẻ em. Thiết kế của hồ rất độc đáo và bắt mắt, bạn có thể vừa thư giãn
dưới nước vừa ngắm cảnh xung quanh. Đặc biệt, giữa hồ còn có cồn cát nhân tạo đầy
thú vị bạn có thể bơi ra cồn thử khám phá cảnh vật trên đó.
- Các dịch vụ khác: ngoài ra còn có các dịch vụ giải trí khác như: karaoke,
Vườn trẻ thơ, sân tenis, sân đá bóng, câu cá giải trí, ....trong tương lai khu du lịch sẽ
đưa vào nhiều dịch vụ khác mới mẻ và hấp dẫn hơn phục vụ du khách.
d) Dịch vụ ăn uống
- Với 11 nhà hàng sức chứa lớn nhỏ khác nhau đủ để đáp ứng nhu cầu ăn uống,
tổ chức tiệc, hội nghị, sinh nhật, đám cưới hay các lễ hội lớn của cơ quan xí nghiệp.
Các món ăn do chính đội ngũ anh chị em đầu bếp của Khu Du Lịch được đào tạo bài
bản chế biến phục vụ du khách. Một số món ngon tiêu biểu như: đà điểu nướng, đà
điểu tái chanh, đà điểu hấp gừng, gỏi đà điểu, cá sấu nướng, gỏi cá sấu…
14