Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH



HỒ THỊ HỒNG THẮM

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC
LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN SINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH



HỒ THỊ HỒNG THẮM

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC
LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN SINH

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. PHẠM THỊ NHIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích thực trạng
công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần Thiên Sinh”
do Hồ Thị Hồng Thắm, sinh viên khóa 34, ngành Quản Trị Kinh Doanh đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .

Phạm Thị Nhiên
Người hướng dẫn

________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

 
 

tháng

năm


tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Thấm thoát đã bốn năm trôi qua và giờ đây tôi sắp rời xa giảng đường đại học,
nơi tôi đã được nuôi dưỡng, rèn luyện không chỉ kiến thức từ sách vở mà cả những
kinh nghiệm sống và các kỹ năng mềm từ nhiều thầy cô nơi đây. Giờ hồi tưởng lại
quãng thời gian qua khiến tôi cảm thấy chạnh lòng vì biết bao kỉ niệm vui buồn lẫn
lộn. Nhớ sao những giờ học trên giảng đường, những giờ học nhóm nghịch ngộm,
những buổi vui chơi, tán gẫu cùng bạn bè… tất cả, tất cả đều để lại cho tôi những kỉ
niệm đáng quý. Khi sắp phải xa mái trường, xa bạn bè để bước vào chặn đường mới,
tôi không biết trên chặn đường đó có suôn sẻ hay nhiều chông gai nữa nhưng dù sao
thì tôi cũng sẽ cố gắng hết sức mình.
Tôi có được ngày hôm nay, đó là nhờ công dạy dỗ của cha mẹ và tất cả các thầy
cô cùng mọi người xung quanh. Nên tôi muốn gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc
đến tất cả mọi người. Cám ơn gia đình đã nuôi nấng và là chỗ dựa vững chắc, cám ơn
thầy cô đã truyền đạt cho những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, cám ơn bạn bè đã
giúp đỡ và chia sẻ tận tình. Tôi xin cám ơn tất cả.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Phạm Thị Nhiên đã tận tình chỉ

dạy giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn đến
ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phần Thiên Sinh, nhất là
các anh chị phòng nhân sự và anh Mai Xuân Sinh- bộ phận kế toán đã nhiệt tình giúp
đỡ, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện cho tôi được tiếp xúc thực tế và hoàn thành khóa
luận của mình.
Cuối cùng, tôi xin chúc tất cả mọi người luôn dồi dào sức khỏe và gặt hái được
nhiều thành công trong sự nghiệp của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 01/06/2012
Sinh viên
Hồ Thị Hồng Thắm

 
 


NỘI DUNG TÓM TẮT
HỒ THỊ HỒNG THẮM. Tháng 2, năm 2012. “Phân Tích Thực Trạng Công Tác
Tạo Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Thiên
Sinh”.
HO THI HONG THAM. February, 2012. “Analysis Real Situation About Working
Motivation For The Employee At Thien Sinh Stock Company”.
Đề tài sử dụng phương pháp bảng câu hỏi để phỏng vấn 60 người trong công ty,
kết hợp với các phương pháp mô tả, so sánh, phân tích các chỉ tiêu tài chánh từ số liệu
thứ cấp của công ty và các số liệu khác từ các phòng ban, sách, báo, internet… để hiểu
rõ hơn về công tác tạo động lực tại công ty từ năm 2009-2011. Phân tích các hình thức
tạo động lực thông qua kích thích vật chất như: lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi; và
kích thích tinh thần: điều kiện làm việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, mối quan hệ giữa
mọi người và các nhân tố ảnh hưởng tới tạo động lực để thấy được thực trạng của công
tác này tại công ty. Sau đó đánh giá hiệu quả của công tác để tìm ra những mặt công ty
đã đạt được và chưa đạt được, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công

tác hơn.
Kết quả phân tích cho thấy công ty thực hiện công tác tạo động lực khá tốt về
kích thích vật chất lẫn tinh thần, nhưng bên cạnh đó vẫn còn hạn chế ở lương bổng, cơ
hội thăng tiến, chưa đảm bảo công bằng trong việc đánh giá CNV vì thế công ty cần
điều chỉnh tốt hơn.

 
 


MỤC LỤC
 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii 

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix 

DANH MỤC CÁC HÌNH



DANH MỤC PHỤ LỤC

xi 

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU




1.1. Đặt vấn đề



1.2. Mục tiêu nghiên cứu



1.2.1. Mục tiêu chung



1.2.2. Mục tiêu cụ thể



1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu



1.3.1. Đối tượng nghiên cứu



1.3.2. Phạm vi nghiên cứu




1.4. Cấu trúc khóa luận



CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN



2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan



2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu



2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty



2.2.2. Ngành nghề kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ của công ty



2.2.3. Cơ cấu tổ chức, quản lý tại công ty



2.2.4. Tình hình lao động của công ty


13 

2.2.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

15 

2.2.6. Những thuận lợi, khó khăn và hướng sắp tới của công ty

16 

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18 

3.1. Cơ sở lý luận

18 

3.1.1. Một số khái niệm

18 

3.1.2. Các học thuyết về tạo động lực và ứng dụng của chúng

18 

v
 



3.1.3. Các hình thức và sự cần thiết phải tạo động lực làm viêc
3.2. Phương pháp nghiên cứu

25
29 

3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

29 

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

30 

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

31 

4.1. Thực trạng nguồn lao động của công ty trong 3 năm
4.1.1. Kết cấu lao động theo tính chất

31 

4.1.2. Kết cấu lao động theo trình độ

33 

4.1.3. Kết cấu lao động theo thâm niên

34 


4.2. Phân tích thực trạng công tác tạo động lực tại công ty

35 

4.2.1. Tạo động lực thông qua kích thích vật chất

35 

4.2.2. Tạo động lực thông qua kích thích tinh thần

47 

4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực

59 

4.3.1. Môi trường kinh doanh bên trong doanh nghiệp

59 

4.3.2. Môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp

61 

4.3.3. Các nhân tố thuộc về bản thân NLĐ

62 

4.4. Đánh giá hiệu quả công tác tạo động lực


63 

4.4.1. Đánh giá chung về công tác tạo động lực của công ty

63 

4.4.2. Mặt đạt được và chưa đạt được của công tác tạo động lực

66 

4.5. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho công ty

67 

4.5.1. Hoàn thiện chế độ lương bổng

68 

4.5.2. Tăng chế độ thưởng sáng kiến

69 

4.5.3. Hoàn thiện đánh giá công nhân viên

69 

4.5.4. Tạo cơ hội đào tạo ngoài nước và thăng tiến nhiều hơn

70 


CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

71 

5.1. Kết luận

71 

5.2. Kiến nghị

72 

vi
 

31 


5.2.1. Đối với công ty

72 

5.2.2. Đối với nhà nước

72 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

74 


PHỤ LỤC

 
 
 
 
 
 
 
 

vii
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATLĐ

An toàn lao động

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT


Bảo hiểm y tế

CNV

Công nhân viên

CP

Chi phí

ĐVT

Đơn vị tính

HC-NS

Hành chính nhân sự

KHKT

Khoa học kỹ thuật



Lao động

NLĐ

Người lao động


NNL

Nguồn nhân lực

NQT

Nhà quản trị

NSLĐ

Năng suất lao động

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

viii
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ Cấu Lao Động Của Công Ty Qua 3 Năm 2009-2011

13 


Bảng 2.2. Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động SXKD Trong 3 Năm 2009-2011

15 

Bảng 4.1. Số Lao Động Của Công Ty Qua Các Năm 2009-2011

31 

Bảng 4.2. Lao Động Thời Vụ Qua Các Năm 2009-2011

32 

Bảng 4.3. Trình Độ Lao Động Năm 2011 Của Công Ty

33 

Bảng 4.4. Thâm Niên Làm Việc Của Người Lao Động Năm 2011

34 

Bảng 4.5. Tổng Quỹ Lương, Tiền Lương Bình Quân Tháng Của Năm 2009-2011

37 

Bảng 4.6. Chi Phí Khen Thưởng NLĐ Năm 2009-2011

42 

Bảng 4.7. Tổng CP Thưởng, Doanh Thu, Lợi Nhuận của Công Ty Năm 2009-2011 42 
Bảng 4.8. CP Phúc Lợi Cho NLĐ Năm 2009-2011


46 

Bảng 4.9. Số lượng và Tổng Chi Phí Đào Tạo Năm 2009-2012

51 

Bảng 4.10. Mối Quan Hệ Giữa Tiền Lương Bình Quân và Năng Suất Bình Quân

63 

ix
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Công Ty Cổ Phần Thiên Sinh



Hình 2.2. Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý của Công Ty



Hình 2.3. Cơ Cấu Sản Xuất Tại Công Ty

11 

Hình 3.1. Tháp Nhu Cầu Theo Thứ Bậc


19 

Hình 3.2. Mối Quan Hệ Các Yếu Tố Thuyết Kỳ Vọng

21 

Hình 3.3. Sơ Đồ Các Hình Thức Tạo Động Lực Cho NLĐ

25 

Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Số Lao Động Của Công Ty Năm 2009-2011

31 

Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Trình Độ Lao Động Của Công Ty Năm 2011

33 

Hình 4.3. Biểu Đồ Kết Cấu LĐ Theo Thâm Niên Của Công Ty Năm 2011

34 

Hình 4.4. Đánh Giá Của NLĐ về Mức Lương Hiện Nay Của Công Ty

37 

Hình 4.5. Đánh Giá Của NLĐ Về Thời Gian Làm Việc, Nghỉ Ngơi

39 


Hình 4.6. Đánh Giá của NLĐ về Công Tác Đánh Giá CNV

41 

Hình 4.7. Đánh Giá Của NLĐ Về Chính Sách Thưởng- Phạt

44 

Hình 4.8. Đánh Giá Của NLĐ về Chế Độ Phụ Cấp- Phúc Lợi

47 

Hình 4.9. Đánh Giá của NLĐ về Năng Lực So Với Công Việc

48 

Hình 4.10. Đánh Giá Của NLĐ về Tính Ổn Định Của Công Việc

50 

Hình 4.11. Đánh Giá Của NLĐ Về Công Tác Đào Tạo Tại Công Ty

52 

Hình 4.12. Đánh Giá Của NLĐ Về Cơ Hội Thăng Tiến Tại Công Ty

53 

Hình 4.13. Đánh Giá Của NLĐ Về Điều Kiện Làm Việc Tại Công Ty


55 

Hình 4.14. Đánh Giá Của NLĐ Về Điều Kiện An Toàn Lao Động

56 

Hình 4.15. Đánh Giá Của NLĐ Về Mối Quan Hệ Lao Động Tại Công Ty

57 

Hình 4.16. Đánh Giá của NLĐ về Chăm Lo Đời Sống Tinh Thần

59 

Hình 4.17. Đánh Giá của NLĐ về Mức Đáp Ứng Cuộc Sống của Thu Nhập

65 

Hình 4.18. Đánh Giá Của NLĐ về Công Việc Hiện Tại

66 

x
 


DANH MỤC PHỤ LỤC
 

Phụ lục 1 HỆ SỐ TIỀN LƯƠNG CÔNG TY THIÊN SINH  

Phụ lục 2 BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG NHÂN VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC  
Phụ lục 3 BẢNG CÂU HỎI  
Phụ lục 4 THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA  
Phụ lục 5 QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN BÓN  
 

xi
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Từ cuối những năm 1970, vấn đề cạnh tranh gay gắt trên thị trường cùng với sự
chuyển đổi từ quá trình sản xuất công nghiệp theo lối cổ truyền sang quá trình sản xuất
theo lối công nghệ hiện đại, những biến đổi trong cơ cấu nghề nghiệp, việc làm và nhu
cầu ngày càng nâng cao của NLĐ đã tạo ra cách tiếp cận mới về quản trị con người
trong các tổ chức, doanh nghiệp. Trong các hình thức quản trị con người từ xưa đến
nay, các tổ chức, doanh nghiệp đã áp dụng ba cách chủ yếu: quản trị trên cơ sở khoa
học, quản trị theo các mối quan hệ của con người và quản trị nguồn nhân lực. Tuy
nhiên hai cách quản trị đầu đã phai nhạt do không quan tâm nhiều đến yếu tố con
người. Điều này cho thấy vị trí của con người ngày càng được chú trọng, nâng cao
hơn, nó gắn liền với sự thành bại của doanh nghiệp. Một tổ chức, một doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển thì yếu tố đầu tiên là cần có NNL vì con người là nguồn gốc
để sáng tạo ra giá trị mới, có con người thì các nguồn lực khác mới có khả năng phát
huy tác dụng. Đầu tư vào yếu tố con người mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với đầu
tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh.
Vì thế mỗi doanh nghiệp đều nhận thức được rằng cần phải xây dựng một đội ngũ
nhân sự chất lượng, có nhiệt huyết thì mới đảm bảo sự cạnh tranh mạnh mẽ, sự thành

công lâu dài của mình.
Các nhà quản trị doanh nghiệp luôn cho rằng quản lý con người khó hơn rất
nhiều so với việc vận hành máy móc với những nút bấm và công tắc. Vì mỗi người có
những tính cách cũng như cách xử lý công việc khác nhau. Nếu ta biết cách quản lý tốt
thì nguồn lực con người sẽ là chìa khóa cho sự thành công. Ngược lại, nó cũng có thể
1
 


là tiềm ẩn rủi ro nhất. Hơn nữa, trong các nguồn lực của công ty như vốn, trang thiết bị
sản xuất, công nghệ…ta có thể huy động được dễ nhưng để xây dựng một đội ngũ
nhân sự tận tình, có nhiệt huyết và trung thành với công ty thì không dễ tí nào. Sự
thiếu quan tâm hay quan tâm không đúng mức đối với yếu tố nhân sự có thể dẫn tới
tình trạng “hụt hơi” hay “bị loại” khỏi vòng chiến khi mức độ cạnh tranh đang diễn ra
gay gắt, nhất là trong thời kì khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Vấn đề về lao động luôn làm các NQT phải đau đầu. Vì tuyển chọn được NLĐ
đã khó mà muốn giữ họ gắn bó lâu dài với công ty lại càng khó hơn nhiều. Bài toán
nan giải ở đây là làm sao để duy trì một NNL tốt. Phải chăng việc tạo cho NLĐ một
nguồn động lực làm việc tốt sẽ giữ được chân họ? Đó có thể là cách tốt mà các nhà
quản trị ở công ty cổ phần Thiên Sinh đã làm.
Chính vì ý thức được tầm quan trọng của con người trong tổ chức nên các NQT
của công ty cổ phần Thiên Sinh đã vạch ra cho mình kế hoạch thu hút, xây dựng và
duy trì NNL nhằm kích thích tinh thần làm việc của NLĐ, làm tăng tính trách nhiệm
và sự gắn bó của họ với công ty hơn. Để có thể thực hiện được những kế hoạch đó,
công ty cũng đã tạo ra một hệ thống các động lực giúp cho mỗi thành viên của công ty
cảm nhận, thoả mãn và tích cực sát cánh cùng công ty đi đến thành công.
Mặc dù công ty cổ phần Thiên Sinh là công ty phân bón- một ngành nghề kinh
doanh sản phẩm có tính chất độc hại nhưng lại có nguồn lao động ổn định và gắn bó
tốt với công ty, đưa công ty lên vị trí hàng đầu với thương hiệu Komix trong nhiều
năm qua. Vì lý do này nên tôi đã chọn đề tài: “Phân Tích Thực Trạng Công Tác

Tạo Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Thiên
Sinh” với hi vọng học hỏi được những kinh nghiệm và hiểu sâu hơn những mong
muốn của NLĐ. Đồng thời đóng góp một số ý kiến của bản thân đến ban lãnh đạo của
công ty nhằm hoàn thiện tốt hơn công tác tạo động lực này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở tìm hiểu về thực trạng công tác tạo động lực kích thích NLĐ làm
việc tại công ty cổ phần Thiên Sinh. Từ đó phân tích để tìm ra những ưu- nhược điểm
và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tốt hơn công tác duy trì nguồn nhân lực
cho công ty.
2
 


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng nguồn nhân sự tại công ty cổ phần Thiên Sinh qua 3 năm
2009- 2011.
Phân tích công tác tạo động lực tại công ty qua 3 năm từ 2009 đến 2011.
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực của công ty.
Đánh giá hiệu quả của công tác tạo động lực tại công ty qua 3 năm 2009-2011.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác tạo động lực làm việc cho người lao động nhằm duy trì tốt nguồn nhân
sự của công ty cổ phần Thiên Sinh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
a) Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012 để thu thập số liệu trong 3
năm từ 2009-2011 về công tác tạo động lực làm việc cho NLĐ của công ty.
b) Phạm vi không gian

Đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần Thiên Sinh, ấp 3, đường ĐT 744, xã
An Tây, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Kết cấu của bài luận văn được chia làm 5 chương. Trong đó:
Chương 1: nêu lên sự cần thiết phải chọn đề tài, xác định mục tiêu, giả thiết và
phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: giới thiệu tổng quan về các tài liệu có liên quan cũng như các tài liệu
trước đây có nghiên cứu về công tác tạo động lực cho NLĐ. Đồng thời giới thiệu tổng
quan về công ty Cổ Phần Thiên Sinh để có thể hiểu sơ về công tác tạo động lực ở công
ty.
Chương 3: đưa ra một số khái niệm, các học thuyết để chứng minh rõ hơn về sự
cần thiết phải tạo động lực và nêu ra các phương pháp mà đề tài đã sử dụng.
Chương 4: trình bày nội dung và kết quả nghiên cứu. Đề tài cũng đưa ra các bản
đánh giá về công tác tạo động lực của công ty và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện.
3
 


Chương 5: rút ra các kết luận về vấn đề nghiên cứu, từ đó có các kiến nghị
nhằm hoàn thiện tốt hơn cho công tác tạo động lực mà công ty đã thực hiện.

4
 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Các nguyên tắc tạo động lực làm việc hiệu quả đã có từ rất lâu. Có lẽ ở giai

đoạn nào các NQT cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo động lực nên đã
thử nghiệm nhiều cách khác nhau để truyền cảm hứng cho nó. Nhưng không phải công
ty nào cũng thành công vì mỗi người có những tính cách khác nhau khó mà hiểu và
đáp ứng được. Các nhà nghiên cứu đã cho ra đời nhiều học thuyết như Maslow và
Herzberg đã chỉ ra được những nhu cầu của con người và các yếu tố để duy trì và tạo
động lực hay các học thuyết quá trình của Adams, Skinner… nhẳm giúp các nhà quản
trị NNL được tốt hơn. Năm 1987 Kovach đã tìm hiểu và chỉ ra 10 yếu tố ảnh hưởng
đến động lực. Trong đó công việc thích thú càng quan trong khi thu nhập tăng, còn
lương cao quan trọng hơn khi thu nhập thấp.
Mặc dù có nhiều nghiên cứu hay và đúng nhưng việc áp dụng chúng vào vận
hành cơ chế quản lý nhân sự thì lại rất khó. Chính vì thế ngày nay con người cũng
không ngừng hoàn thiện và nâng cao công tác tạo động lực cho NLĐ để cho doanh
nghiệp được tồn tại và phát triển mạnh hơn. Ta có thể tìm kiếm các thông tin này qua
rất nhiều phương tiện như: sách, báo, internet, các bài tiểu luận, luận văn của sinh viên
hay chính sách quản lý nhân sự của các công ty… Tuy nhiên các nguồn trên sẽ khác
nhau và được ứng dụng tùy vào loại hình, hoàn cảnh của mỗi doanh nghiệp. Đối với
công ty Thiên Sinh thì lại có cách tạo động lực khác hẳn. Nó có thể là việc kết hợp mỗi
công trình nghiên cứu với nhau phù hợp với hoàn cảnh của công ty nhưng cũng có thể
là cách quản lý riêng và kết hợp một phần nào đó các nghiên cứu trước… đã hình
thành nên một công tác tạo động lực tốt cho NLĐ tại đây. Đây cũng là lý do mà đề tài
5
 


cần tìm hiểu, phân tích xem những ưu nhược điểm của công tác này. Đồng thời tìm ra
những mặt đạt được, chưa đạt được và đề xuất một số biện pháp hoàn thiện hơn.
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
a) Những nét chính về công ty
Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần Thiên Sinh

Tên tiếng Anh: Thien Sinh Joint Stock Company
Trụ sở chính: ấp 3, đường ĐT 744, An Tây, Bến Cát, Bình Dương.
Điện thoại: (0650) 3578 313- 3578 444
Fax: (0650) 3578 445
Email:
Website: www.komix.vn
Vốn điều lệ: 35.650.000.000 đồng.
Mã số thuế: 3700477499
Số tài khoản: 5503201001462 tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn huyện Bến Cát, Bình Dương.
Đặc điểm: là công ty sản xuất phân bón nên mang nặng tính thời vụ, vì thế về
mặt tài chính và nhân sự của công ty cũng rất nhạy cảm.
b) Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Thiên Sinh được thành lập vào ngày 25/12/2002 và nhờ vào sự kế thừa
quá trình phát triển lâu dài có định hướng của sự nghiệp Komix nên công ty đã có
những bước đi vững chắc.
Khởi đầu sự nghiệp là công ty

Hình 2.1. Công Ty Cổ Phần Thiên Sinh

Donall (liên doanh giữa Everich
Development Ltd HongKong với
tỉnh Đồng Tháp) được thành lập vào
năm 1987. Năm 1990 công ty
Donall chuyển giao công nghệ sản
xuất phân bón sinh hóa hữu cơ
Komix cho xí nghiệp BFC (trực
Nguồn: Phòng HC-NS
6
 



thuộc công ty Thanh Bình- Bộ Quốc Phòng). Sau đó xí Nghiệp BFC tách khỏi công ty
Thanh Bình hoạt động độc lập, lấy tên gọi đầu tiên là công ty Sinh Hóa Nông Nghiệp
và Thương Mại Thiên Sinh.
Ngày 05/05/1994 công ty Thiên Sinh chính thức được thành lập theo giấy phép
số 587/GB-UB do Uỷ Ban Nhân Dân thành phố cấp và đi vào hoạt động ngày
02/08/1994. Năm 2003 do chủ trương của nhà nước di dời những công ty sản xuất ra
khỏi thành phố lớn, nên công ty Thiên Sinh đã chuyển cơ sở đến địa bàn Bình Dương.
Ngày 08/06/2006 công ty đã đổi tên thành công ty cổ phần Thiên Sinh.
c) Năng lực công ty:
Được thành lập vào ngày 25/12/2002 và đi vào hoạt động từ tháng 02/2004
nhưng thực chất đã kế thừa quá trình nghiên cứu, phát triển sản xuất của công ty
TNHH Sinh Hóa Nông Nghiệp Thương Mại Thiên Sinh cùng với sự thành công nhất
định ban đầu của sản phẩm với thương hiệu Komix từ những đơn vị tiền thân như:
Công ty liên doanh Donall và xí nghiệp BFC... Công ty Thiên Sinh đã khẳng định
hướng đi dựa trên nền móng nông nghiệp nước nhà theo trào lưu chung trên thế giới là
tạo một nền nông nghiệp bền vững, an toàn sinh thái môi trường.
Trong năm 1996 hàng chục ngàn tấn phân bón ở cả hai dạng bột và dạng lỏng
theo định hướng chuyên dùng đã được đưa ra thị trường và được công nhận bởi nông
dân khắp cả nước.
Sự phát triển của công ty Thiên Sinh một mặt dựa trên hệ thống liên doanh, liên
kết ở nhiều địa phương như: Kiên Giang, La Ngà, Khánh Hòa, ĐăkLắk, Gia Lai,…
nhằm sử dụng nguồn nguyên liệu dồi dào tại địa phương kết hợp với thành tựu KHKT
mà công ty đã đầu tư nghiên cứu chuyên sâu với sự hỗ trợ và cố vấn của chuyên viên
nước ngoài. Mặc khác dựa trên mạng lưới kinh doanh khắp các tỉnh từ miền Bắc tới
miền Nam được sự hỗ trợ hệ thống khuyến nông quốc gia để đưa sản phẩm đến tận tay
người nông dân kịp thời vụ, đồng thời giảm được sự chi phối của các đại lý tư thương
cấp trung gian.
Trong phiên họp ngày 02/11/1996 của hội đồng khoa học Bộ Nông Nghiệp và

phát triển Nông Thôn, toàn bộ các sản phẩm Komix dưới dạng bột và dạng lỏng của
công ty được đánh giá xuất sắc và được khuyến khích sử dụng rộng rãi trong nông
nghiệp Việt Nam.
7
 


Các sản phẩm: Komix 201, Komix 301, Komix Super Zink, Komix FT liên tục
đạt huy chương vàng tại hội chợ quốc tế nông nghiệp Cần Thơ và hội chợ thương mại
Quang Trung năm 1994-1995. Năm 2007 công ty nhận được giải thưởng “Bông lúa
vàng Việt Nam”, năm 2008 Bộ khoa học và công nghệ chứng nhận sản phẩm của công
ty là top 100 sản phẩm tiêu biểu ứng dụng khoa học - công nghệ và chứng nhận công
ty đạt cúp vàng ISO.
2.2.2. Ngành nghề kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ của công ty
a) Ngành nghề kinh doanh
Sản xuất phân bón sinh hóa hữu cơ vi sinh.
Xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông thủy lợi
Mua bán nông lâm sản, khai thác và thu gom than bùn.
Khai thác khoáng chất và khoáng phân bón: Dolomite, Zeolute.
Sản xuất thuốc thú y thủy sản.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước và một phần xuất khẩu ra nước ngoài.
b) Chức năng
Chuyên nghiên cứu và sản xuất phân bón sinh hóa hữu cơ Komix với hai dạng:
sản phẩm bột dùng để bón gốc và sản phẩm lỏng dùng để phun lên lá.
Công ty chủ yếu sản xuất và tiêu thụ phân bón sinh hóa hữu cơ rộng rã trên cả
nước dựa trên mạng lưới kinh doanh khắp các tỉnh từ Nam ra Bắc.
c) Nhiệm vụ:
Qua nhiều năm nghiên cứu và phát triển công ty đã khẳng định được hướng đi
của mình là dựa vào nền móng nông nghiệp nước nhà, đến nay sản phẩm Komix của
công ty đã tạo được niềm tin cho người nông dân Việt Nam. Bên cạnh đó công ty đã

đề ra một số nhiệm vụ chính để phục vụ cho sự phát triển của mình.
Luôn hướng về vấn đề phục vụ tốt khách hàng cả về số lượng và chất lượng.
Luôn hướng vào vấn đề giải quyết an toàn môi trường sinh thái. Củng cố và
nâng cao nâng suất máy, mở rộng đầu tư chiều sâu và ngày càng phát triển công nghệ
sinh học trong sản xuất.
Các sản phẩm của công ty đều được kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc về
chất lượng, hiệu quả, tăng năng suất trước khi nhập kho và xuất xưởng.
8
 


Chăm lo từng bước cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của các CNV
trong công ty.
Cùng với việc SXKD, công ty luôn chú trọng đào tạo đội ngũ CNV ngày càng
đầy đủ trình độ, đủ năng lực và kinh nghiệm để thích ứng với quy mô SX ngày càng đa
dạng và mở rộng, phù hợp với cơ chế thị trường.
2.2.3. Cơ cấu tổ chức, quản lý tại công ty
Hình 2.2. Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý của Công Ty
HĐQT

Giám đốc

PGĐ Sản Xuất

P. Kỹ
Thuật

P. Sản
Xuất


Phân Xưởng SX phân
lỏng

PGĐ Kinh Doanh

P. HC- NS

P. Kế Toán

P.
Maketing

P. Kế Hoạch

Phân Xưởng SX phân bột
Nguồn: Phòng HC-NS

a) Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
 Hội Đồng Quản Trị
Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề
có tính chiến lược liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.
 Ban Giám Đốc: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
Giám đốc: là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành công ty theo chế độ
chủ trương của Nhà nước, được quyền quyết định mọi hoạt động của công ty và chịu
trách nhiệm về kết quả SXKD của công ty cũng như tình hình hoạt động của các phân
xưởng sản xuất.
9
 



Phó giám đốc: là người trợ giúp cho giám đốc, được giám đốc ủy quyền một số
công việc nhất định hoặc cấp trên bổ nhiệm.
 Phòng hành chánh:
Có nhiệm vụ quản lý nhân sự, theo dõi và tính lương, kiểm tra công tác bảo vệ
an toàn công ty: công tác phòng cháy chữa cháy, công tác văn phòng và tính toán định
mức lao động.
 Phòng kế hoạch:
Thiết lập kế hoạch SXKD của công ty hàng năm.
Điều chỉnh kế hoạch và dự báo tiêu thụ hàng tuần, tháng, quý. Điều phối hoạch
định sản xuất và giao nhận hàng ngày, tuần, tháng.
Hướng dẫn các bộ phận thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đề ra các biện pháp khắc
phục khó khăn. Tổng kết kết quả thực hiện kế hoạch SXKD và đầu tư của công ty.
Tìm kiếm, lựa chọn nhà cung ứng nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất tại
công ty về chất lượng, giá cả, số lượng.
Tổ chức giao dịch thực hiện hợp đồng kinh tế, xây dựng mối quan hệ với khách
hàng, tìm kiếm mở rộng thị trường phát triển hoạt động kinh doanh và luôn đảm bảo
hiệu quả kinh doanh mang lại là cao nhất.
 Phòng Maketing:
Trực tiếp tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức nghiên cứu thị
trường, hình thức tiếp thị nhằm mục đích tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường.
Tổ chức và quản lý kênh phân phối nhằm đảm bảo mạng lưới kênh phân phối
của công ty rộng khắp trong vùng thị trường đang quản lý.
Chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đại lý và khách hàng nhằm
phục vụ tốt cho công tác bán hàng và mở rộng thị phần.
 Phòng kế toán:
Sử dụng và quản lý các nguồn vốn của công ty, lập kế hoạch tài chính để đảm
bảo nhu cầu vốn cần thiết cho SXKD và nộp ngân sách nhà nước. Giám sát mọi hoạt
động tài chính, quan hệ vói ngân hàng, tính toán kết quả SXKD và phân tích kết quả
hoạt động của công ty.


10
 


 Phòng kỹ thuật:
Quản lý quá trình công nghệ sản xuất, quản lý chất lượng nguyên liệu, kiểm tra
chất lượng sản phẩm, định mức vật tư kỹ thuật. Tiến hành nghiên cứu ứng dụng KHKT
vào trong sản xuất. Theo dõi, điều chỉnh kịp thời công nghệ sản xuất cho phù hợp
nhằm tạo sản phẩm có chất lượng cao để phục vụ nhu cầu thị trường.
 Phòng sản xuất:
Trực tiếp quản lý công nhân sản xuất thành phẩm, quản lý kỹ thuật và công
nghệ sản xuất, kiểm tra giám sát chất lượng nguyên vật liệu, vật tư và các yếu tố đầu
vào khác. Kiểm tra chất lượng sản phẩm, định mức vật tư kỹ thuật nhằm tạo ra chất
lượng sản phẩm cao, đáp ứng mọi nhu cầu thị trường. Quản lý, theo dõi toàn bộ hoạt
động của các phân xưởng, nhanh chóng khắc phục, sữa chữa những sự cố có thể xảy ra
để quá trình sản xuất được liên tục.
b) Cơ cấu tổ chức sản xuất tại công ty
Hình 2.3. Cơ Cấu Sản Xuất Tại Công Ty

Cơ cấu sản xuất

Bộ phận sản xuất phụ

Bộ phận sản xuất chính

Phân
xưởng
komix
dạng
bột


Phân
xưởng
komix
dạng
lỏng

Phân
xưởng
cơ khí

Phân
xưởng
bao bì

Nguồn: Phòng sản xuất
Nhiệm vụ của từng phân xưởng:
 Phân xưởng cơ khí: phục vụ cho xưởng bao bì, xưởng komix bột, xưởng
komix lỏng.
11
 


 Phân xưởng bao bì: cung cấp bao bì dùng chứa sản phẩm komix dạng bột.
 Phân xưởng Komix bột: sản xuất vào bao cho ra sản phẩm komix bột.
 Phân xưởng komix lỏng: sản xuất đóng chai cho ra sản phẩm komix lỏng.
Hình thức tổ chức công ty
Thông thường sản xuất theo đơn đặt hàng. Phương pháp sản xuất theo hướng
dây chuyền công nghệ nhưng do sản phẩm tương đối đa dạng về chủng loại nên mức
độ ổn định chưa cao, dây chuyền sản xuất tương đối chặt chẽ về lao động trên từng

công đoạn sản xuất từ khâu đầu đến cuối.
Tổ chức về thời gian
Do tính chất mùa vụ của nông nghiệp nên cách tổ chức sản xuất phải phù hợp
để đáp ứng đủ nhu cầu phân bón cho người dân. Vào mùa vụ, nhu cầu phân bón tăng
lên, do đó công ty phải ký thêm hợp đồng thời vụ với công nhân để phục vụ tốt cho
quá trình sản xuất.

12
 


2.2.4. Tình hình lao động của công ty
Bảng 2.1. Cơ Cấu Lao Động Của Công Ty Qua 3 Năm 2009-2011
Số lượng

So sánh

Năm

Năm

Năm

2010/2009

2011/2010

2009

2010


2011

±∆

±∆

%

Tổng lao động

407

399

364

(8)

(2) (35)

(8,8)

LĐ thời vụ

147

135

98 (12)


(8,2) (37)

(27)

LĐ chính thức

260

264

266

4

1,5

2

0,8

204

205

209

1

0,5


4

2

56

59

57

3

5,4

(2)

(3,4)

LĐ trực tiếp

143

148

148

5

3,5


-

-

LĐ gián tiếp

117

116

118

(1)

(0,9)

2

1,7

Dưới 2 năm

9

14

13

5


55,6

(1)

(7,1)

Từ 2-5 năm

57

56

58

(1)

(1,8)

2

3,6

Từ 5-10 năm

129

127

126


(2)

(1,6)

(1)

(0,8)

Trên 10 năm

65

67

69

2

(3,1)

2

3

Tiến sĩ

1

1


1

-

-

-

-

Thạc sĩ

3

3

3

-

-

-

-

Đại học

82


82

83

-

-

1

1,2

Cao đăng+ trung cấp

20

19

23

(1)

(5)

4

21,1

110


114

109

4

3,6

(5)

(4,4)

44

45

47

1

2,3

2

4,4

Chỉ tiêu

%


Theo giới tính
Nam
Nữ
Theo TCSX

Theo thâm niên

Theo trình độ

LĐ phổ thông
Dưới phổ thông

Nguồn: Phòng HC-NS
Bảng 2.1 cho thấy tổng lao động ở công ty qua các năm giảm từ 407 năm 2009
xuống còn 399 LĐ ở năm 2010 tức giảm đi 8 LĐ ứng với 2%. Đến năm 2011 lại giảm
nhiều hơn chỉ còn 364 LĐ giảm tới 8,8% tương ứng 35 LĐ. Nguyên nhân chủ yếu là
13
 


×