Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC E MARKETING HẠT SALBA CỦA CÔNG TY TNHH TMDV NÔNG SẢN VIỆT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******************

DƯƠNG THỊ THU

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC E - MARKETING HẠT
SALBA CỦA CÔNG TY TNHH TM-DV
NÔNG SẢN VIỆT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******************

DƯƠNG THỊ THU

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC E - MARKETING HẠT
SALBA CỦA CÔNG TY TNHH TM-DV
NÔNG SẢN VIỆT

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS.LÊ VĂN LẠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp khoa khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NGHIÊN CỨU CHIẾN
LƯỢC E-MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH TM-DV NÔNG SẢN VIỆT” do
DƯƠNG THỊ THU, sinh viên khóa 34, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày ___________________

ThS. LÊ VĂN LẠNG
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ người đã sinh thành và
nuôi nấng dạy dỗ con đến ngày hôm nay. Xin cảm ơn các anh, chị và những người thân
đã luôn động viên tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế đã
nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt khóa học
tại trường.
Xin chân thành cảm tạ và biết ơn sâu sắc Thầy Lê Văn Lạng, người đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị thuộc phòng marketing của công ty TNHH
TM-DV Nông Sản Việt đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin cần thiết
giúp tôi hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn tất cả những người bạn đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Xin chân thành cảm ơn!

TP. HCM, ngày 08 tháng 06 năm 2012
Sinh viên

DƯƠNG THỊ THU


NỘI DUNG TÓM TẮT


DƯƠNG THỊ THU, Tháng 6 năm 2012. “Nghiên Cứu Chiến Lược E –
Marketing Hạt Salba Của Công Ty TNHH TM DV Nông Sản Việt”.
DƯƠNG THỊ THU, June 2012. “A Study on E - Marketing Strategy of
Salba Seed in Trading and Services Co., Ltd Vietnam”.
Ngày nay đối với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thông
tin đã mang lại ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có thương mại dịch vụ. Đối
với khía cạnh marketing, internet và các phương tiện điện tử bổ trợ rất hiệu quả mà ta
hay gọi là E-marketing. Việc tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu chiến lược Emarketing hạt salba của công ty TNHH TM DV Nông Sản Việt” dựa trên sự ứng dụng
rộng rãi của E-marketing trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay và nhất là tình
hình kinh doanh thực tế cuả công ty.
Thông qua khóa luận, tác giả đã tiến hành tìm hiểu nghiên cứu các khái niệm, lý
thuyết, cơ sở lý luận của e-marketing. Đồng thời đánh giá hoạt động kinh doanh và xây
dựng kế hoạch ứng dụng e-marketing cho sản phẩm hạt salba của công ty bằng các
phương pháp nghiên cứu định tính. Từ đó sử dụng các công cụ để đề ra các giải pháp
e-marketing nhằm hoàn thiện hệ thống marketing của công ty.
Bằng việc phân tích môi trường E-marketing cũng như khả năng ứng dụng thương mại
điện tử của công ty Nông sản việt cho sản phẩm hạt salba nhập khẩu, đề tài đã đưa ra
được những mục tiêu và chiến lược E-marketing một cách cụ thể. Tuy nhiên với kiến
thức còn hạn hẹp cùng với thời gian không cho phép chắc chắn đề tài sẽ còn nhiều
thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý bổ sung từ phía thầy cô, quý công
ty và từ bạn bè để đề tài được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn cao hơn.


MỤC LỤC
Trang 
DANH MỤC CÁC BẢNG


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi không gian

2

1.3.2. Phạm vi thời gian

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

4

2.2. Tổng quan về công ty TNHH TM DV Nông Sản Việt

5

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển


5

2.2.2. Cơ cấu quản lý của công ty

7

2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

7

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

11

3.1.1. Những vấn đề cơ bản về marketing

11

3.1.2. Thương mại điện tử

12

3.1.3. Phân khúc thị trường và thị trường mục tiêu

15

3.1.4. Khái niệm e-marketing


16

3.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường công ty

20

3.2. Phương pháp nghiên cứu

21

3.2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

21

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu

21
v

 

11


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân khúc thị trường và thị trường mục tiêu

24

4.1.1. Phân khúc thị trường


24

4.1.2. Xác định thị trường mục tiêu

27

4.2. Thực trạng hoạt động E-marketing của công ty

27

4.2.1. Cách thức bán hàng trực tuyến tại công ty

27

4.2.2. Các công cụ E-marketing được áp dụng

29

4.2.3. Một số chiến dịch e-marketing tiểu biểu của công ty năm 2011

35

4.3. Phân tích các môi trường ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty

39

4.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài

39


4.3.2. Phân tích môi trường cạnh tranh

41

4.3.3. Phân tích môi trường bên trong

41

4.4 Ma trận SWOT

43

4.5 Phối thức e-marketing-mix

45

4.6. Giải pháp E-marketing cho công ty

51

4.6.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của website www.salbadinhduong.vn

51

4.6.2. Giải pháp E-marketing đang thực hiện tại công ty

55

4.6.3. Một số giải pháp e-marketing khác


56

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

60

5.1. Kết luận

60

5.2. Kiến nghị

61

5.2.1. Đối với công ty

61

5.2.2. Đối với Nhà Nước

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

63

PHỤ LỤC

vi

 

24


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACC

Việt agricultural commondities Co., Ltd (Công ty TNHH TM-DV

Nông Sản Việt).
CRM

Chương trình quản lý quản hệ khách hàng

DN

Doanh nghiệp

FAQs

Frequently Asked Questions (Những câu thường hỏi)

PR

Public Promotion (Quan hệ công chúng).

SEO

Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm).


TMDT

Thương mại điện tử

TM-DV

Thương mại dịch vụ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VNNIC

Trung tâm internet Việt Nam

vii
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Bảng Phân Loại Tài Liệu và Nguồn Cung Cấp Thông Tin Thứ Cấp

22

Bảng 3.2. Bảng Nội Dung và Đối Tượng Quan Sát Phục Vụ Công Tác Thu Thập
Thông Tin Sơ Cấp


22

Bảng 3.3. Bảng Đối Tượng và Nội Dung Của Phỏng Vấn Chuyên Sâu

23

Bảng 4.1: Bảng Giá Hạt Salba

24

Bảng 4.2: Bảng Kế Hoạch Marketing Online Năm 2012

30

Bảng 4.3. Bảng Thống Kê Số Lượt Visits Của Website

31

Bảng 4.4. Bảng Các Từ Khóa Được Mua Trên Google

34

Bảng 4.5. Bảng Kế Hoạch Thực Hiện Chiến Dịch SEO Năm 2011-2012

35

Bảng 4.6: Bảng Tổng Hợp Chương Trình E-marketing Chiến Dịch Valentine

35


Bảng 4.7: Bảng Tổng Hợp Chương Trình E-marketing Chiến Dịch 8/3 37
Bảng 4.8. Bảng Thành Phần Dinh Dưỡng Có Trong 100g Hạt Salba

46

Bảng 4.9. Bảng Kế Hoạch Thực Hiện Chiến Dịch Hưởng Ứng Giờ Trái Đất

57

viii
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
 
Trang
Hình 3.1. Sơ Đồ Thiết Kế Nghiên Cứu

21

Hình 4.1. Hình Ảnh Trang Chủ www.salbadinhduong.vn

28

Hình 4.2. Hình Ảnh Về Hạt Salba 46
Hình 4.3. Hình Ảnh Minh Họa Cách Sử Dụng Hạt Salba

47

Hình 4.4. Hình Ảnh Mẫu Mã Bao Bì Hạt Salba


48

Hình 4.5 Hình Ảnh Logo Hạt Salba

48

Hình 4.6. Bản Demo Chia Sẻ Ý Kiến Trên Website

54

ix
 


DANH MỤC PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU
Bảng Kế Hoạch SEO Audit
Bảng Kế Hoạch Gửi Email marketing
Bảng Kế Hoạch Bán Hàng Từ Tháng 12/2011- 7/2012
Bảng Kế Hoạch Chi Tiêu Từ Tháng 12/2011- 7/2012 

x
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, người tiêu dùng dần trở thành
những người mua sắm thông minh, thì điều họ quan tâm không chỉ là giá cả, chất
lượng mà bao gồm cả thành phần dinh dưỡng, công dụng…. Khi chị em phụ nữ muốn
giảm cân hay duy trì vóc dáng, khi tỉ lệ người ăn chay ngày càng nhiều, họ tìm kiếm
các loại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cao, không gây béo…có một số thực
phẩm đáp ứng yêu cầu đó, và một trong số đó là hạt salba. Thực phẩm này hiện đang
được phân phối độc quyền tại công ty TNHH TM - DV Nông Sản Việt.
Trong những năm đầu tiên của thiên niên kỉ mới, Internet phát triển mạnh mẽ
đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của ngành marketing nói chung và các loại hình
quảng cáo nói riêng. Hoạt động marketing truyền thống vẫn có sức mạnh đáng kể
nhưng không còn quan trọng tuyệt đối như trước. Các kênh truyền thông mới như
Internet và điện thoại di động xuất hiện và phát triển với tốc độ chóng mặt đã phá vỡ
thế độc quyền của marketing truyền thống. Điều này đang tác động mạnh mẽ tới các
công ty nhất là những công ty ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh
doanh. Một trong những ứng dụng nổi bật là tiếp thị qua mạng hay e-marketing.
E-markting đang được các chuyên gia hàng đầu về kinh tế nước ta nhận đinh sẽ
thay đổi thói quen người tiêu dùng Việt Nam trong tương lai gần. Theo số liệu thống
kê từ trung tâm internet Việt Nam VNNIC, tính đến tháng 2/2011 cả nước có gần 30
triệu người sử dụng internet chiếm 31.9% dân số. Trong đó có hơn 38% doanh nghiệp
có website và hơn 93% doanh nghiệp kết nối internet sử dụng vào sản xuất kinh doanh.
Trong xu thế sử dụng internet như một phương tiện mua bán hàng ngày càng phát triển
ở Việt Nam thì công ty cũng xác định E-marketing là một nhân tố nằm trong định
hướng phát triển marketing cho các ngành hàng của mình. Dựa trên cơ sở đó, cùng với
những kì vọng mà lợi ích do E-marketing mang lại trong thời đại bùng nổ công nghệ
1
 


thông tin như hiện nay, đề tài “Nghiên cứu chiến lược E-marketing hạt salba của
công ty TNHH DV TM Nông Sản Việt” ra đời hy vọng nó sẽ là một chìa khóa mang

lại sự thành công cho hoạt động marketing của công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu chiến lược E-marketing hạt salba của công ty TNHH TM-DV
Nông Sản Việt.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mô tả và phân tích chiến lược E-marketing hiện tại cho sản phẩm hạt salba của
công ty.
Xác định thị trường và thị trường mục tiêu cho sản phẩm hạt salba của công ty.
Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho sản phẩm hạt salba của công ty.
Đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng E-marketing.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Nghiên cứu được thực hiện tại công ty TNHH TM-DV Nông Sản Việt.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Từ ngày 8/2/2011 – 15/5/2012
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Luận văn nghiên cứu về chiến lược E-Marketing hạt salba của công ty TNHH
TM-DV Nông Sản Việt. Cấu trúc luận văn gồm 5 chương. Trong đó, chương 1: đặt
vấn đề: Nêu lên sự cần thiết khi tiến hành nghiên cứu đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạn
vi nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận. Chương 2: Tổng quan: Giới thiệu về công ty
và tình hình chung về hoạt động săn xuất kinh doanh của công ty cũng như những
chiến lược E- Marketing dành cho sản phẩm hạt salba trong thời gian qua. Chương 3:
Nội dung và phương pháp nghiên cứuTrình bày các khái niệm và cơ sở lí luận liên
quan đến vấn đề nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa
luận.Chương 4: Kết quả và thảo luận: Tìm hiểu và đánh giá hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty. Phân tích tình hình kinh doanh, môi trường hoạt động của công ty
và các giải pháp chiến lược có thể áp dụng cho công ty. Chương 4 sẽ đưa ra các kết
quả nghiên cứu được mà trong phần mục tiêu nghiên cứu ở chương I đã đề cập. Và
2

 


chương cuối cùng: Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Đưa ra kết luận chung cho đề tài
và kiến nghị.

3
 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Đa số các doanh nghiệp Việt Nam vẫn lựa chọn lối tiếp thị truyền thống với các
hình thức chiêu thị cổ động như quảng cáo, bán hàng cá nhân… Tuy nhiên, cùng với
sự phát triển của công nghệ thông tin, lối mua sắm của người tiêu dùng cũng dần thay
đổi.
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử phát triển một cách nhanh chóng. Năm
2004, thương mại điện tử phát triển mọi mặt và tăng trưởng cao về số lượng doanh
nghiệp tham gia. Về tỉ lệ doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử: năm 2004 có
5-6%, tỉ lệ này hiện nay là 15%.
Mặc dù có những tín hiệu tích cực về thương mại điện tử nhưng tiếp thị trực
tuyến ở nước ta vẫn chưa phát triển mạnh. Tính đến tháng 1/2011 số người dùng
internet ở Việt Nam đã gần 30 triệu người, đứng thứ 7 tại châu Á, bên cạnh số lượng
trang web của Việt Nam cũng tiếp tục tăng trưởng mạnh, điều đó cho thấy tiềm năng
rất lớn của lĩnh vực Internet Marketing. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chưa nhận
thức được tầm quan trọng cũng như chưa khai thác hết thế mạnh của E-marketing.
Salba là một loại hạt từ cây Salvia Hispanica L. thuộc họ tinh dầu, phân bố ở
Peru. Loại hạt này rất giàu chất xơ, axít béo omega-3, canxi, sắt, chất chống oxi hóa và

các chất dinh dưỡng khác.
Khoảng 3500 năm trước Công Nguyên ở Mexico, hạt Chia (tên khoa học: Salvia
Hispanica L.) được người Aztec cổ đại sử dụng làm thực phẩm hằng ngày. Họ tin rằng
loại hạt này cho năng lượng thần bí và sức mạnh siêu nhiên. Sau khi đế chế Aztec sụp
đổ, loại hạt này cũng bị lãng quên qua hàng thế kỉ.
Năm 1991, một lần nữa loại hạt này được tái phát hiện bởi hai anh em Adoflo
và Alfredo Mealla. Mất 14 năm nghiên cứu, tìm kiếm, trồng thử nghiệm ở nhiều nơi,
4
 


đầu tiên là Colombia, sau đó ở Bolivia và cuối cùng họ đã tìm được vùng đầt có thổ
nhưỡng và khí hậu phù hợp là Peru.
Ngày nay, Salba được trồng ở lưu vực Amazon, ven biển phía Nam Peru dưới
điều kiện được kiểm soát gắt gao ở môi trường còn nguyên sơ và khí hậu lý tưởng.
Năm 2004, Salba được giới thiệu ở Canada và thành công rực rỡ. Giáo sư y khoa tại
Đại Học Toronto, tiến sĩ Vladimir Vuksan, đã nghiên cứu loại ngũ cốc này và phát
hiện ra nhiều lợi ích, đặc biệt trong phòng trị bệnh tiểu đường, tim mạch... Ông kết
luận Salba là “thực phẩm dinh dưỡng hoàn hảo nhất”.
2.2. Tổng quan về công ty TNHH TM DV Nông Sản Việt
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
a) Giới thiệu
Tên công ty: công ty TNHH dịch vụ thương mại Nông Sản Việt.
Tên viết tắt: ACC (Việt agricultural commondities Co.,Ltd).
Trụ sở công ty: 69/2/40 Đường D2 P.2 Q.Bình Thạnh, TP. HCM, Việt Nam.
Giám đốc: Nguyễn Thị Chí Linh.
Tel: (84-8) 35129360
FAX: (84-8) 35127947
Website:
Email:

b) Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty
2005 – ACC bắt đầu tham gia thị trường. Được biết đến với việc cung ứng hàng
bột xương thịt Châu Âu từ nhà cung ứng Cagemax.
2006 – được các công ty thương mại hàng đầu từ Mỹ như The Scoular,
Fornazor, Gavilon chọn làm đại diện/đại lý tại Việt Nam.
2007 – Chiến lược mở rộng hợp tác với các công ty thương mại hàng đầu Việt
Nam như Aprocimex, Animex, Vinalivesco,...
2008 – Một trong số ít công ty đi tiên phong trong triển thị trường đậu nành hạt
từ Mỹ, dùng cho người và thức ăn chăn nuôi.
Trong cùng năm 2008, được chọn làm nhà phân phối độc quyền cho DSM, nhà
sản xuất premix, vitamin, khoáng hàng đầu thế giới.
2009 – Phát triển thêm bộ phận kinh doanh phụ gia thực phẩm, mỹ phẩm.
5
 


Trong cùng năm được chọn làm nhà phân phối cho Olmix, Công ty của Pháp chuyên
về chất hấp thụ độc tố trong thức ăn chăn nuôi.
2010 – đặt mục tiêu tăng trưởng 30% về doanh số trong thời điểm thị trường hết
sức khó khăn do biến động về kinh tế và dịch bệnh.
c) Giá trị thương hiệu
ACC là một tập thể những thành viên năng động, sáng tạo, có chuyên môn tốt
và có đầy đủ kinh nghiệm để đảm bảo khách hàng sẽ luôn được phục vụ chất lượng và
dịch vụ tốt nhất.
ACC luôn hướng đến sự phát triển bền vững, chú trọng yếu tố đạo đức trong
kinh doanh với mục đích tuyệt đối là đem lại lợi ích song phương với các đối tác trong
và ngoài nước.
Tầm nhìn: Là một trong những thương nhân hàng đầu trong các lĩnh vực xuất
nhập khẩu các mặt hàng như gạo tiêu, hạt salba, phân phối thức ăn gia súc bằng cách là
một đối tác kinh doanh đáng tin cậy cho cả những đối tác quốc tế và cả những nhà hợp

tác trong nước.
Nhiệm vụ:
- Giữ thị trường phát triển và là doanh nghiệp tiềm năng.
- Tìm kiếm các cơ hội và hợp tác với các nhà cung cấp đáng tin cậy hơn.
- Mang lại giá trị đích thực cho khách hàng.
d) Thành tựu đạt được
Khách hàng trong nước:
Có quan hệ thương mại với hầu hết trong tổng số hơn 150 nhà máy sản xuất
thức ăn chăn nuôi có uy tín trên toàn quốc như là CP, Proconco, Cargill, Grobest, Uni
President, Green Feed,...
Đối tác nước ngoài:
Là đối tác được tin cậy của các nhà cung ứng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
hàng đầu thế giới như The DeLong, The Scoular, Fornazor, Gavilon, Touton, Ruchi,
Gujarat Ambuja,...
Được sự hổ trợ và hợp tác tích cực từ các hiệp hội như US Grains Coucil,
American Soybean Association, Midwest Shippers Associations,...
Tổng doanh số năm 2009 của ACC ước tính khoảng 65 triệu USD/năm
6
 


Mặc dù thị trường và hoạt động kinh doanh trong ngành sản xuất và chế biến
thức ăn chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh nhưng dự kiến tổng doanh số năm
2010 sẽ tăng từ 10 – 15% so với năm 2009.
Công ty luôn mong muốn được mở rộng quan hệ hợp tác bền vững với tất cả
các đối tác trong và ngoài nước trong việc tìm kiếm cơ hội và phát triển thương mại
một cách hiệu quả tại Việt Nam.
2.2.2. Cơ cấu quản lý của công ty
Do tính chất quy mô còn nhỏ thêm vào đó công ty mới đi vào hoạt động 8 năm
nên bộ máy hành chính vẫn còn chưa hoàn thiện tuy nhiên công ty cũng chia ra các

phòng ban khác nhau đảm nhận những công việc cụ thể.
Hệ thống phòng ban trong công ty bao gồm các phòng chính như:
Ban Giám đốc điều hành

: 02 người

Phòng Kế toán tài chính

: 04 người

Phòng hành chính nhân sự

: 06 người

Phòng Kinh doanh, kế hoạch

: 18 người

Phòng marketing, bán hàng

: 14 người

2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
a) Ban giám đốc
Gồm giám đốc và phó giám đốc:
Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công
ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm
vụ của mình.
Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên

- Quyết định vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ
các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của
Chủ tịch Hội đồng thành viên.
7
 


- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty.
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
- Tuyển dụng lao động.
- Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao
động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo quyết định của Hội đồng
thành viên.
b) Phòng tài chính kế toán
Chức năng:
Tổ chức hệ thống quản lý tài chính toàn Công ty.
Nhiệm vụ:
Lập trình, quản lý tài chính nhanh gọn, chính xác.
Thực hiện các nghiệp vụ thu – chi đúng chính sách.
Lập báo cáo tài chính của Công ty.
Giám sát bán hàng thông qua hoạt động tài chính.
Xây dựng, đề xuất chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban.
Phối hợp với phòng nhân sự tổ chức tuyển dụng, đào tạo cho nhân viên.
c) Phòng hành chính nhân sự
Với chiến lược "Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp" thì việc xây dựng hệ

thống nhân sự luôn chiếm nhiều sự quan tâm của Công ty. Công ty thường xuyên tổ
chức các khóa huấn luyện nội bộ, thỉnh giảng hoặc đăng ký các khóa đào tạo bên ngoài
cho nhân viên. Công ty luôn tìm kiếm những ứng viên có nhiều kinh nghiệm chuyên
môn, có hoài bão phát triển công việc ở mọi vị trí. Ứng viên được trả lương xứng đáng
theo năng lực và khả năng đóng góp.
Hệ thống nhân sự cao cấp chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản từ các nước tư
bản phát triển.
Cũng như tất cả các phòng ban khác tại công ty, Phòng Nhân sự là một trong
số những bộ phận chủ chốt góp phần tăng tốc phát triển của Công ty.
d) Phòng Marketing
Chức năng nhiệm vụ:
8
 


Định hướng chiến lược các hoạt động Marketing tại công ty. Xây dựng chiến
lược và các hoạt động Marketing cụ thể cho từng thương hiệu. Sáng tạo các hình thức
Marketing phù hợp với đặc tính của thương hiệu.
Phối hợp với bộ phận kinh doanh theo dõi hiện trạng từng nhãn hiệu của công
ty.
Phối hợp với bộ phận kinh trong việc sáng tạo và phát triển các vật phẩm quảng
cáo tại cửa hiệu, các chương trình khuyến mãi.
Lên kế hoạch các hoạt động PR và lập ngân sách theo chiến lược ngắn hạn và
dài hạn của Công ty. Tổ chức các sự kiện (họp báo, hội thảo, soạn thông cáo báo chí,
cung cấp thông tin ra bên ngoài). Xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ với
các cơ quan truyền thông. Đánh giá kết quả truyền thông dựa trên khảo sát. Chăm sóc
website, đưa tin bài lên website. Tổ chức các hoạt động trong nội bộ công ty nhằm tạo
tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong công ty.
Thu thập các ý kiến đóng góp trong nội bộ và bên ngoài và chuyển các bộ phận
liên quan giải quyết. Xây dựng, triển khai, kiểm soát các chương trình hỗ trợ cho tất cả

các kênh phân phối như khuyến mãi cho các kênh phân phối, trưng bày tại các điểm
bán (siêu thị, cửa hàng tự chọn, điểm bán sỉ, điểm bán lẻ).
Đảm bảo mục tiêu của Marketing luôn gắn liền với Kinh Doanh.
Tạo mối quan hệ với các khách hàng trung gian để thúc đẩy doanh số thông qua
việc tổ chức các hội nghị khách hàng, chương trình khách hàng thân thiết…
Cập nhập và đưa ra những phản hồi về thị trường và thông tin đối thủ cạnh
tranh, đề xuất những hoạt động phản ứng lại đối thủ cạnh tranh nhằm chiếm ưu thế trên
thị trường.
Tổ chức các hội chợ thương mại trong nước và quốc tế.
Phối hợp với bộ phận kinh doanh đưa ra chiến lược phát triển kênh phân phối
mới.
e) Phòng kinh doanh kế hoạch
Phòng Kế hoạch - Kinh doanh có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng
Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành công việc thuộc các lĩnh vực kế
hoạch, kinh doanh, tiếp thị, quảng cáo và ứng dụng công nghệ thông tin.
Phòng Kế hoạch - Kinh doanh có nhiệm vụ chính như sau:
9
 


Nghiên cứu, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, kế
hoạch hoạt động và kế hoạch kinh doanh hàng năm, hàng quý của Công ty.
Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty giao chỉ tiêu kinh doanh cho các đơn vị
trực thuộc Công ty. Theo dõi, thúc đẩy tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh và
chương trình công tác của Công ty và của các đơn vị trực thuộc Công ty.
Tổng hợp, phân tích và lập báo cáo tình hình hoạt động và tình hình kinh
doanh tháng, quí, 6 tháng, cả năm và theo yêu cầu của Ban Tổng Giám đốc Công ty.
Lập các báo cáo về tình hình hoạt động và kinh doanh theo yêu cầu của cấp trên.
Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin thị trường; xây dựng và triển khai thực
hiện kế hoạch tiếp thị, quảng cáo của Công ty.

Quản lý hệ thống máy vi tính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
quản lý và hoạt động kinh doanh của Công ty.

10
 


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Những vấn đề cơ bản về marketing
a) Khái niệm marketing
Có nhiều định nghĩa về Marketing tùy theo lĩnh vực mà nó vận dụng. Theo
quan điểm quản lý, Marketing được định nghĩa:
- Thỏa mãn nhu cầu thông qua việc tạo ra và trao đổi sản phẩm, dịch vụ có giá
trị đối với người khác (P. Kotler – 1991).
- Marketing là quá trình xã hội và quản lý trong đó các tổ chức và cá nhân thỏa
Marketing là quá trình kinh tế - xã hội nhằm chuyển dịch có định hướng các sản phẩm,
dịch vụ có giá trị kinh tế từ người sản xuất đến người sử dụng sao cho thỏa mãn tốt
nhất sự cân bằng cung cầu và đạt mục tiêu xã hội (McCathy et al, 1987).
b) Vai trò Marketing
Theo quá trình phát triển kinh tế xã hội các doanh nghiệp càng nhận thức cao về
vai trò của Marketing trong kinh doanh. Nếu trước đây người ta xem Marketing có vai
trò ngang bằng như các yếu tố khác của doanh nghiệp như yếu tố sản xuất tài chính,
nhân sự thì bây giờ vai trò của Marketing đã được xem trọng hơn, Marketing trở thành
triết lý mới trong kinh doanh. Vai trò của Marketing có thể khái quát như sau:
Marketing có 4 vai trò:
Thứ nhất: Marketing hướng dẫn cho DN nghệ thuật phát hiện nhu cầu khách
hàng cũng như nghệ thuật làm hài long khách hàng, Marketing định hướng cho hoạt

động kinh doanh và tạo thế chủ động cho DN.
Thứ hai: Marketing là cầu nối giúp DN giải quyết tốt các mối quan hệ và dung
hòa lợi ích của DN mình với lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích xã hội.
11
 


Thứ ba: Marketing là công cụ cạnh tranh giúp DN xác lập vị trí, uy tín của mình
trên thị trường.
Thứ tư: Marketing trở thành trái tim của mọi hoạt động trong DN, các quyết
định khác về công nghệ tài chính, nhân lực đều phụ thuộc phần lớn vào các quyết định
Marketing như: sản xuất sản phẩm gì?, cho thị trường nào?, sản phẩm như thế nào?,
với số lượng bao nhiêu?.
3.1.2. Thương mại điện tử
a) Khái niệm thương mại điện tử
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp trong việc mua bán
hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các
mạng liên thông khác.
Theo nghĩa rộng, TMDT được hiểu là kinh doanh điện tử. Đó không chỉ là quá
trình mua và bán mà còn là dịch vụ khách hàng, kết nối với các đối tác kinh doanh,
thực hiện các giao dịch điện tử theo phạm vi một tổ chức.
b) Phân loại thương mại điện tử
Thương mại điện tử giữa các công ty với nhau (B2B: Business-business)
Trong loại này, các công ty sử dụng mạng để đặt hàng từ phía người cung cấp,
nhận các hoá đơn và thanh toán. Loại hình này đã hoạt động rất tốt trong mấy năm gần
đây, đặc biệt là trong việc sử dụng EDI trong mạng cá nhân hoặc mạng giá trị gia tăng
WAN.
Thương mại điện tử giữa các công ty và cá nhân (B2C: Business- consumer)
Loại thương mại điện tử thứ hai này tương đương với hình thức bán hàng qua
mạng. Cùng với sự phát triển của mạng www, thương mại điện tử giữa các công ty và

khách hàng cũng đạt được nhiều bước tiến. Hiện nay trên mạng Interrnet có rất nhiều
các trang bán hàng với đủ mọi loại mặt hàng tiêu dùng từ bánh kẹo, rượu bia cho đến
máy tính, xe hơi.
Thương mại điện tử giữa các công ty và chính phủ (B2A: BusinessAdminitration)
TMDT giữa công ty và chính phủ bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa các công
ty và các tố chức chính phủ. Hình thức này mới ra đời song có thể sẽ phát triển nhanh
chóng nếu như các chính phủ thúc đẩy sự nhận thức và phát triển của thương mại điện
12
 


tử trong các cơ quan của mình. Ngoài các giao dịch mua bán hàng hoá, đây cũng là
phương thức mà các doanh nghiệp nộp thuế doanh thu và thuế giá trị gia tăng cho Nhà
nước.
TMDT giữa cá nhân và chính phủ (C2A: Consumer- Administration)
TMDT giữa cá nhân và chính phủ tuy chưa xuất hiện song cùng với sự phát
triển của các loại hình thương mại điện tử kể trên, các chính phủ sẽ mở rộng quan hệ
với các cá nhân trong các lĩnh vực chẳng hạn như chi trả các khoản trợ cấp xã hội.
Thương mại điện tử giữa các khách hàng với nhau (C2C: ConsumerConsumer)
TMDT giữa các khách hàng với nhau là hình thức đã đang xuất hiện và ngày
càng phổ biến rộn grãi như các web site đấu giá, mua bán,rao vặt, hiệp hội các khách
hàng mua sỉ để được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà sản xuất.
c) Những lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử
Những lợi ích
Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền
thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách
hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng,
cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiêu sản phẩm
hơn.
Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia xẻ thông tin, chi

phí in ấn, gửi văn bản truyền thống.
Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân
phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các
showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví dụ như Ford Motor) tiết kiệm được
chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho.
Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và
Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều
chi phí biến đổi.
Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”,
lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của
khách hàng. Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp.
13
 


Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá
trị mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá
nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này.
Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng
phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản
phẩm ra thị trường.
Giảm chi phí thông tin liên lạc:
Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%);
giảm giá mua hàng (5-15%)
Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng,
quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá
biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng
cố lòng trung thành.
Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả... đều
có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.

Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách
giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng. Thực tế, việc thu nếu triển
khai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet.
Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng
dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình
giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và
giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh.
Những hạn chế
Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy.
An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia TMĐT.
Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng,
nhất là trong Thương mại điện tử.
Thiếu lòng tin và TMĐT và người bán hàng trong TMĐT do không được gặp
trực tiếp.
Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển.
Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ.
14
 


×