BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********
HÀ THỊ KIM YẾN
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA CÔNG NHÂN VIÊN VỀ CHÍNH
SÁCH ĐÃI NGỘ TẠI TRẠM NGHIỀN THỦ ĐỨC - CÔNG TY
CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********
HÀ THỊ KIM YẾN
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA CÔNG NHÂN VIÊN VỀ CHÍNH
SÁCH ĐÃI NGỘ TẠI TRẠM NGHIỀN THỦ ĐỨC - CÔNG TY
CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS PHẠM THANH BÌNH
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI
LÒNG CỦA CÔNG NHÂN VIÊN VỀ CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ TẠI TRẠM
NGHIỀN THỦ ĐỨC – CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1” do HÀ THỊ
KIM YẾN, sinh viên khóa 34, ngành Quản trị kinh doanh, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày
TS. PHẠM THANH BÌNH
Người hướng dẫn
Ngày
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng
năm 2012
tháng
năm 2012
Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày
tháng
năm 2012
LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin dành những tình cảm trân trọng nhất của mình để gởi đến
Ba, Mẹ. Cảm ơn Ba, Mẹ đã cho con chào đời, tần tảo nuôi con ăn học cho đến ngày
hôm nay và tất cả những người thân trong gia đình đã luôn ủng hộ, động viên con. Đó
là nguồn động lực và niềm tin giúp con vững bước trong học tập cũng như trên đường
đời.
Em xin cảm ơn tất cả các thầy, cô trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh,
đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh tế đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức cơ bản
về chuyên ngành, cũng như những kinh nghiệm, những lời khuyên thật quý báu trong
cuộc sống. Những điều này sẽ là nền tảng giúp cho em xây dựng con đường đi tới
tương lai.
Em xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến thầy Phạm Thanh Bình đã nhiệt tình
hướng dẫn cho em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành gửi lòng biết ơn sâu sắc và những lời chúc tốt đẹp nhất đến Ban
Giám đốc cùng toàn thể CBCNV tại Trạm nghiền Thủ Đức – Công ty cổ phần xi măng
Hà Tiên 1, đặc biệt là chị Phương, chị Nga phòng Hành chính – nhân sự đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt bài khóa luận của
mình. Xin kính chúc quý công ty gặt hái nhiều thành công trong sản xuất kinh doanh
và ngày càng mở rộng hoạt động của mình.
Xin cảm ơn tất cả những người bạn đã cùng chia sẻ những buồn vui trong suốt
quãng đời sinh viên của mình.
Cuối cùng, em xin chúc toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM luôn dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp
trồng người.
Chân thành cảm ơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 01/06/2012
Sinh viên
Hà Thị Kim Yến
NỘI DUNG TÓM TẮT
HÀ THỊ KIM YẾN, Tháng 06 năm 2012. “Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Công
Nhân Viên Về Chính Sách Đãi Ngộ Tại Trạm Nghiền Thủ Đức – Công Ty Cổ
Phần Xi Măng Hà Tiên 1 ”.
HA THI KIM YEN, June 2012. “Evaluating Employees’s Satisfaction about
Compensation Policies at The Thu Duc Crushing Station - Ha Tien 1 Cement
Joint - Stock Company”.
Khóa luận đánh giá sự hài lòng của công nhân viên về chính sách đãi ngộ tại
Trạm nghiền Thủ Đức – Công ty CP XM HT 1, trên cơ sở phân tích các số liệu thứ cấp
và điều tra 116 công nhân viên đang làm việc tại Trạm, liên quan đến các vấn đề như:
tiền lương, thưởng, trợ cấp phúc lợi, cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc, các mối
quan hệ trong tổ chức…Từ phân tích những thực trạng đó để thấy được những ưu
khuyết điểm, những điều Trạm đã thực hiện được như chính sách tiền lương ổn định,
thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, xây dựng các mối quan hệ trong công việc tốt
đẹp,…Bên cạnh đó, vẫn còn một số điều mà Trạm thực hiện chưa tốt như: mức thưởng
còn hạn chế chưa tạo động lực cho NLĐ, môi trường làm việc chưa tốt... Từ đó, căn cứ
trên cơ sở lý thuyết để đưa ra những biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác đãi
ngộ công nhân viên chẳng hạn hoàn thiện hơn nữa hệ thống lương, thưởng, trợ cấp, cải
thiện điều kiện làm việc, thực hiện trẻ hóa đội ngũ quản lý…, giúp Trạm có thể động
viên khuyến khích NLĐ tốt hơn, để Trạm ngày một phát triển hơn.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề: .............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu: ...............................................................................................3
1.4 Cấu trúc khóa luận: ................................................................................................3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ...........................................................................................5
2.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1: ...............................................5
2.1.1 Sơ lược chung: .................................................................................................5
2.1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển: ......................................................7
2.1.3 Các sản phẩm tiêu biểu: ...................................................................................9
2.1.4 Những thành tích Công ty đạt được:..............................................................10
2.1.5 Định hướng và mục tiêu chất lượng của Công ty: .........................................11
2.2 Giới thiệu chung về Trạm Nghiền Thủ Đức: .......................................................11
2.2.1 Sơ lược chung: ...............................................................................................11
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trạm:....................................................................12
2.2.3 Cơ cấu tổ chức: ..............................................................................................13
2.2.4 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của Trạm nghiền.................................13
2.3 Đánh giá chung về tình hình nhân sự của Trạm: ................................................16
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................20
3.1 Cơ sở lý luận:.........................................................................................................20
3.1.1. Khái niệm về chính sách đãi ngộ: .................................................................20
3.1.2. Các lý thuyết về đãi ngộ: ..............................................................................22
3.1.3. Mục tiêu của chính sách đãi
ngộ: ...............................................................................
v
3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách đãi ngộ: ............................................27
3.1.5. Các hình thức đãi ngộ: ..................................................................................28
3.2. Phương pháp nghiên cứu: .....................................................................................33
3.2.1. Phương pháp phân tích: ................................................................................33
3.2.2. Phương pháp chọn mẫu: ...............................................................................33
3.2.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: ........................................................34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................35
4.1 Giới thiệu mẫu điều tra: .........................................................................................35
4.1.1 Giới tính của những người được khảo sát: ....................................................35
4.1.2 Độ tuổi của những người được khảo sát: .......................................................36
4.1.3 Thâm niên của những người được khảo sát ...................................................36
4.1.4 Trình độ của những người được khảo sát ......................................................37
4.2 Thực trạng việc áp dụng chính sách đãi ngộ và sự hài lòng của NLĐ về chính
sách đãi ngộ nguồn nhân lực tại Trạm nghiền Thủ Đức – Công ty Cổ phần xi măng Hà
Tiên:………. ..................................................................................................................37
4.2.1 Đãi ngộ vật chất: ............................................................................................38
4.2.2. Đãi ngộ tinh thần: .........................................................................................49
4.2.3 Đánh giá chung của NLĐ về chính sách đãi ngộ tại Trạm: ...........................58
4.3. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân sự tại Trạm nghiền Thủ
Đức – Công ty CP XM HT1: .........................................................................................59
4.3.1. Đãi ngộ thông qua hoàn thiện hệ thống tiền lương: .....................................60
4.3.2. Đãi ngộ thông qua phần thưởng: ..................................................................60
4.3.3. Đãi ngộ thông qua phúc lợi: .........................................................................62
4.3.4. Đãi ngộ thông qua cải thiện điều kiện làm việc ...........................................62
4.3.5. Đãi ngộ thông qua thiết kế công việc ...........................................................63
4.3.6. Đãi ngộ thông qua đào tạo và phát triển nhân viên: .....................................63
4.3.7. Đãi ngộ thông qua môi trường làm việc .......................................................64
4.3.8. Một số biện pháp đãi ngộ khác: ....................................................................64
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................66
5.1. Kết luận: ..............................................................................................................66
5.2. Kiến nghị: ............................................................................................................67
vi
5.2.1. Đối với Trạm: ...............................................................................................67
5.2.2. Đối với Nhà nước .........................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................69
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLĐTBXH
Bộ lao động thương binh xã hội
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
BHTN
Bảo hiểm tai nạn
BQ
Bình quân
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
CBQL
Cán bộ quản lý
CP
Cổ phần
DN
Doanh nghiệp
ĐVT
Đơn vị tính
HC – NS
Hành chính – Nhân sự
HĐQT
Hội đồng quản trị
HT1
Hà Tiên 1
KHKT
Khoa học kỹ thuật
LĐ
Lao động
NLĐ
Người lao động
NĐ
Nghị định
TP. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
XM
Xi măng
VN
Việt Nam
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các chủng loại xi măng của công ty CP Xi Măng HT1 ..................................9
Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động và Trình Độ Lao Động của Trạm Năm 2010 - 2011 ......16
Bảng 2.3. Cơ Cấu Lao Động Phân Bổ Theo Các Phòng Ban Tại Trạm năm 2011 ......19
Bảng 4.1. Độ tuổi của Những Người Được Khảo Sát ...................................................36
Bảng 4.2. Thâm niên của Những Người Được Khảo Sát ..............................................36
Bảng 4.3. Trình Độ của Những Người Được Khảo Sát ................................................37
Bảng 4.4 Thu Nhập Bình Quân Tháng Của NLĐ Qua Các Năm: ................................41
Bảng 4.5. Mức Tiền Thưởng Cho Các Ngày Lễ của Trạm ...........................................43
Bảng 4.6. Tỷ Lệ Đánh Giá của NLĐ về Hình Thức Thưởng Được Ưa Thích..............44
Bảng 4.7. Kết Quả Trợ Cấp NLĐ tại Trạm ..................................................................46
Bảng 4.7. Tỷ Lệ Đánh Giá của NLĐ Về Điều Kiện Làm Việc của Trạm ....................50
Bảng 4.8. Tỷ Lệ Đánh Giá của NLĐ Về Thời Gian Làm Việc và Nghỉ Ngơi ..............52
Bảng 4.9. Tỷ Lệ Đánh Giá về Mối Quan Hệ Đồng Nghiệp ..........................................56
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Trạm Nghiền Thủ Đức: ..........................................13
Hình 2.2. Cơ Cấu Lao Động Phân Chia Theo Giới Năm 2011 .....................................17
Hình 2.3. Cơ Cấu Lao Động Phân Chia Theo Trình Độ Năm 2011 .............................17
Hình 2.4. Cơ Cấu Lao Động Phân Chia Theo Tính Chất Sản Xuất Năm 2011 ............18
Hình 3.1. Các Yếu Tố của Một Chương Trình Lương Bổng và Đãi Ngộ .....................21
Hình 4.1. Giới Tính của Những Người Được Khảo Sát ................................................35
Hình 4.2. Tỷ Lệ Đánh Giá của NLĐ về Tiền Lương Trạm So Với Công Ty Khác......41
Hình 4.3. Tỷ Lệ Đánh Giá của NLĐ về Mức Thưởng của Trạm ..................................44
Hình 4.4. Tỷ Lệ Đánh Giá của NLĐ về Chính Sách Trợ Cấp của Trạm ......................46
Hình 4.5. Tỷ Lệ Đánh Giá của NLĐ về BH, Y Tế và Chế Độ An Toàn LĐ ................48
Hình 4.6. Tỷ Lệ Đánh Giá của NLĐ về Cách Bố Trí Công Việc .................................51
Hình 4.7. Tỷ Lệ Đánh Giá của NLĐ về Đào Tạo Nâng Cao Trình Độ Tay Nghề........54
Hình 4.8. Đánh Giá của NLĐ Về Khả Năng Thăng Tiến Trong Công Việc ................54
Hình 4.9. Nhận Xét Về Mối Quan Hệ của Lãnh Đạo Đối Với NLĐ ............................57
x
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng Câu Hỏi Thăm Dò Ý Kiến
Phụ lục 2: Một Số Hình Ảnh về Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên 1
Phụ lục 3: Một Số Hình Ảnh về Các Sản Phẩm của Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà
Tiên 1
xi
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề:
Một nền kinh tế muốn phát triển cần có các nguồn lực chính: vốn, khoa học –
công nghệ, tài nguyên và nguồn nhân lực. Hơn bất cứ nguồn lực nào khác, nguồn nhân
lực luôn chiếm vị trí trung tâm và đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày nay, khi thế giới bước vào nền kinh tế tri
thức thì vấn đề nhân tài đang thực sự là vấn đề cấp thiết, vì nhân tài là hạt nhân của
nền kinh tế tri thức. Tuy rằng, nhân tài thời nào cũng quý, cũng quan trọng, nhưng
ngày nay lại càng quan trọng hơn. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đã trở thành
một trong những nhiệm vụ hàng đầu của mỗi tổ chức, doanh nghiệp và mỗi quốc gia
trên thế giới. Nhiều tổ chức đã đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển và
đề ra các chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt các yêu cầu phát triển
trước mắt và lâu dài của mình.
Nhân tố con người ở đây chính là đội ngũ công nhân viên làm việc trong tổ
chức. Cùng với sự phát triển của công nghệ thời đại, trình độ của đội ngũ cũng được
nâng cao, khả năng nhận thức của họ cũng tốt hơn. Điều này ảnh hưởng đến cách nhìn
nhận của họ về công việc. Trải qua các thời kì khác nhau thì nhu cầu thị hiếu, sở thích
của mỗi cá nhân cũng khác đi, điều này tác động rất lớn đến công tác quản trị nhân sự.
Nhiệm vụ của công tác quản trị nhân sự là phải nắm bắt được những thay đổi này,
nhằm tạo môi trường để NLĐ cảm thấy thỏa mãn, hài lòng và gắn bó với tổ chức.
Một tổ chức muốn phát triển tốt phải biết dùng người phù hợp với công việc.
Quan trọng hơn nữa, nhà quản trị còn phải biết giữ chân nhân tài. Một đội ngũ nhân
viên giỏi, một lực lượng lao động nhiệt tình, tận tâm có kinh nghiệm với công việc sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. NLĐ sẽ giảm nhiệt tình và tinh
thần trách nhiệm nếu công tác đãi ngộ không phù hợp. Khi đó, sẽ dẫn đến tình trạng
“chảy máu chất xám”, sự ra đi của NLĐ cũng có thể gây thiệt hại đến uy tín và thương
hiệu của tổ chức. Chính vì vậy, muốn tạo được môi trường làm việc phù hợp, phải hiểu
được nhu cầu của NLĐ, từ đó đáp ứng được nguyện vọng của họ trong khả năng của
nhà quản trị. Tổ chức cần xây dựng một chính sách đãi ngộ thỏa đáng, đó là một chính
sách mang lại cho NLĐ những lợi ích vật chất trực tiếp cũng như gián tiếp làm thỏa
mãn về mặt tâm lý.
Cũng giống như các cơ quan, đơn vị khác tồn tại trong nền kinh tế thị trường,
Trạm nghiền Thủ Đức - Công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên 1 đã đặc biệt quan tâm chú
trọng đến công tác quản trị nguồn nhân lực, hoạch định, bố trí và sử dụng con người.
Chính công tác đãi ngộ nhân sự khi đã áp dụng một cách đúng đắn và khoa học đã giúp
cho công ty tồn tại, hiện nay đang từng bước lớn mạnh và ngày càng phát triển. Xuất
phát từ yêu cầu thực tiễn và tầm quan trọng của chính sách đãi ngộ trong công tác quản
trị nguồn nhân lực, tôi chọn đề tài “Đánh giá sự hài lòng của công nhân viên về
chính sách đãi ngộ tại Trạm Nghiền Thủ Đức – Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên
1” làm khóa luận tốt nghiệp, với mong muốn tìm hiểu và góp phần nâng cao tính hiệu
quả của chính sách đãi ngộ tại Trạm nói riêng và công tác quản trị nguồn nhân lực nói
chung.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Trong bài khóa luận này, tôi muốn đề cập đến vai trò của công tác đãi ngộ
nguồn nhân lực thông qua đề tài: “Đánh giá sự hài lòng của công nhân viên về chính
sách đãi ngộ tại Trạm nghiền Thủ Đức – Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1”, mục
tiêu của đề tài là:
a. Mục tiêu tổng quát
Thứ nhất, tìm hiểu thực trạng việc áp dụng chính sách đãi ngộ tại Trạm nghiền
Thủ Đức – Công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên 1.
Thứ hai, nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của đội ngũ công nhân viên thông qua
chính sách đãi ngộ tại Trạm. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Trạm. Giúp Trạm có cái nhìn tổng quát về
2
tình hình quản trị nguồn nhân lực nói chung và các chính sách đãi ngộ nói riêng, để có
những hướng đi đúng đắn trong tương lai.
b. Mục tiêu cụ thể:
Dựa vào thông tin thứ cấp và sơ cấp, đề tài cố gắng đạt được những mục tiêu cụ
thể sau:
Mô tả và đánh giá cơ chế đãi ngộ trong năm gần đây.
Đánh giá sự hài lòng của NLĐ về chính sách đãi ngộ tại Trạm thông qua bảng
câu hỏi thăm dò ý kiến. Từ đó, đề ra những biện pháp góp phần hoàn thiện hơn nữa
công tác đãi ngộ.
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện ở Trạm nghiền Thủ Đức - Công ty cổ phần xi măng Hà
Tiên 1 trong khoản thời gian thực tập từ ngày 13/02/2012 đến 20/04/2012. Phương
châm trong việc nghiên cứu là tôn trọng hiện thực khách quan dựa trên những số liệu
sơ cấp, thứ cấp, thống kê, báo cáo của Trạm trong 2 năm 2010 – 2011.
1.4 Cấu trúc khóa luận:
Luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
-
Giới thiệu khái quát lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu cần đạt được,
thể hiện nội dung nghiên cứu một cách vắn tắt, thời gian, không gian và sơ lược cấu
trúc của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
-
Giới thiệu tổng quát và sơ lược quá trình hình thành và phát triển; cơ cấu
tổ chức; các thành tích đạt được.của Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1. Bên cạnh đó,
giới thiệu về Trạm nghiền Thủ Đức: sơ đồ tổ chức; chức năng nhiệm vụ của Trạm và
các phòng ban; đánh giá chung về tình hình lao động của Trạm.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
-
Đi vào cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực, vận dụng những kiến
thức có liên quan vào đề tài, cũng như nói rõ về phương pháp nghiên cứu. Từ những lý
thuyết làm nền tảng đi vào nghiên cứu tình hình thực tế tại Trạm.
3
Chương 4: Kết quả và thảo luận
-
Làm rõ những vấn đề đã nêu trong phần mục tiêu nghiên cứu và đề xuất
một số giải pháp nhằm giúp công tác đãi ngộ nguồn nhân lực đạt hiệu quả hơn trong
thời gian tới.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
-
Nêu kết luận tổng quát về kết quả nghiên cứu, đồng thời chỉ ra những
mặt còn hạn chế và đưa ra một số kiến nghị đối với Trạm nghiền Thủ Đức và Nhà
nước.
4
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1:
2.1.1 Sơ lược chung:
Công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 1 là một thành viên của Tổng công ty xi
măng Việt Nam, là một trong những công ty hàng đầu về sản xuất và tiêu thụ xi măng
của Việt Nam tại khu vực phía Nam.
- Tên công ty: Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1.
- Tên tiếng Anh: HA TIEN 1 CEMENT JOINT STOCK COMPANY.
- Tên viết tắt: HA TIEN 1.J.S.CO
- Biểu tượng của Công ty:
- Giấy CNĐKKD: Số 4103005941 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp,
đăng kí lần đầu ngày 18/01/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 25/06/2010.
- Vốn điều lệ: 1.980.000.000.000 (VNĐ)
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
- Mã niêm yết/ Mã OTC: HT1
- Trụ sở chính: 360 Bến Chương Dương, Phường Cầu Kho, Quận 1, TP.HCM,
Việt Nam. Điện thoại: (84-8)38 368 363 – (84-8)38 367 195. Fax: (84-8) 38 361 278.
- Email:
- Website: www.hatien1.com.vn
- Các chi nhánh trực thuộc:
Trạm nghiền Thủ Đức: Km 8, Xa lộ Hà Nội, Phường Trường Thọ, Quận
Thủ Đức, TP.HCM. Điện thoại: (84-8)38 966 608 – (84-8)38 964 484. Fax: (84-8)38
967 645.
Trạm nghiền Phú Hữu: Tổ dân phố 8, khu phố 4, phường Phú Hữu, quận
9, TP.HCM. Điện thoại (84-8)22 468 117.
Trạm nghiền Long An: Khu công nghiệp Long Định, ấp 4, Xã Long
Định, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Điện thoại 072 3634 888. Fax: 072 3634 887.
Nhà máy xi măng Bình Phước: Ấp Thanh Bình, xã Thanh Lương, huyện
Bình Long, tỉnh Bình Phước. Điện thoại 0651 3630 888. Fax: 0651 3630 630.
Nhà máy Kiên Lương: Quốc lộ 80, ấp Lò Bom, thị trấn Kiên Lương, tỉnh
Kiên Giang. Điện thoại 077 3853 004. Fax: 077 3853 005.
Xí nghiệp Tiêu thụ và Dịch vụ: 19 Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé,
quận 1, TP.HCM. Điện thoại: (84-8)38 215 521 – (84-8)38 215 534. Fax: (84-8)38 215
540.
Xí nghiệp Xây dựng: Km 8, Xa lộ Hà Nội, phường Bình Thọ, quận Thủ
Đức, TP.HCM. Điện thoại: (84-8)38 966 608 – (84-8)38 964 484. Fax: (84-8)38 967
635.
- Lĩnh vực hoạt động:
o
Sản xuất, mua bán xi măng và các sản phẩm từ xi măng.
o
Sản xuất và mua bán Clinker.
o
Nguyên vật liệu, vật tư ngành xây dựng.
o
Xây dựng dân dụng và kinh doanh bất động sản (cao ốc văn phòng).
o
Dịch vụ bến cảng, dịch vụ bốc, xếp hàng hóa, cho thuê kho bãi.
o
Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô, đường thủy nội địa, đường sắt.
o
Trồng, khai thác: rừng, cây công nghiệp.
o
Chế biến gỗ (không chế biến tại trụ sở).
o
Khai thác, chế biến khoáng sản (không khai thác, chế biến tại trụ sở).
6
o
Xây dựng công trình công nghiệp.
- Slogan: “Lớn mạnh do bạn và vì bạn”
- Ý nghĩa thương hiệu: Kỳ lân là linh vật thứ hai trong bộ tứ linh theo truyền
thuyết Á Đông. Kỳ lân biểu hiện sức mạnh, đem lại sự vui tươi, tốt lành, phú quý cho
gia chủ. Chọn Kỳ lân làm biểu tượng cho thương hiệu mình, Công ty cổ phần xi măng
Hà Tiên 1, ngay từ những năm 1964, đã đặt lên hàng đầu mục tiêu phục vụ khách hàng
là: đem lại hạnh phúc, an khang được tạo dựng nên từ những ngôi nhà bằng xi măng
Hà Tiên 1 với chất lượng tốt nhất.
2.1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển:
Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 là thành viên của Tổng Công ty công
nghiệp Xi măng Việt Nam. Tiền thân của công ty là nhà máy xi măng Hà Tiên do hãng
VENOT.PIC của Cộng hòa Pháp cung cấp thiết bị.
Năm 1964, Nhà máy chính thức đưa vào hoạt động với công suất ban đầu là
240.000 tấn clinker/năm tại Kiên Lương, 280.000 tấn xi măng/năm tại nhà máy Thủ
Đức.
Năm 1974, Nhà máy xi măng Hà Tiên đã kí thỏa ước tín dụng và hợp tác với
hãng POLYSIUS (Pháp) để mở rộng nhà máy, nâng cao công suất thiết kế từ 300.000
tấn xi măng/năm lên đến 1.300.000 tấn xi măng/năm.
Năm 1981, nhà máy xi măng Hà Tiên được tách ra thành Nhà máy xi măng
Kiên Lương và Nhà máy xi măng Thủ Đức. Năm 1983, hai nhà máy được sáp nhập và
đổi tên là Nhà máy Liên Hợp xi măng Hà Tiên.
Ngày 19/08/1986, Máy nghiền số 3 chính thức đi vào hoạt động và đến tháng
2/1991 dây chuyền nung clinker ở Kiên Lương cũng được đưa vào hoạt động, đưa
công suất của toàn nhà máy lên 1.300.000 tấn xi măng/năm.
Năm 1993, Nhà máy lại tách thành hai công ty là Nhà máy xi măng Hà Tiên 2
(Kiên Lương) với công suất là 1.100.000 tấn clinker/năm và 500.000 tấn xi măng/năm;
Nhà máy xi măng Hà Tiên 1 (Thủ Đức – TP.HCM) với công suất là 800.000 tấn xi
măng/năm.
7
Ngày 01/04/1993, Công ty Cung ứng Vật tư số 1 được sáp nhập vào Nhà máy xi
măng Hà Tiên 1 theo quyết định số 139/BXD – TCLĐ của Bộ Xây Dựng.
Ngày 30/09/1993, Nhà máy xi măng Hà Tiên 1 được đổi thành Công ty xi măng
Hà Tiên 1 theo quyết định số 441/BXD – TCLĐ của Bộ Xây Dựng.
Ngày 03/12/1993, Công ty xi măng Hà Tiên 1 đã kí hợp đồng liên doanh với tập
đoàn Holderbank – Thụy Sĩ thành lập Công ty Liên Doanh Xi măng Sao Mai có công
suất là 1.760.000 tấn xi măng/năm. Tổng vốn đầu tư 441 triệu USD, vốn pháp định
112,4 triệu USD trong đó Công ty xi măng Hà Tiên 1 đại diện 35% tương đương với
39,34 triệu USD.
Tháng 10/1999, cải tổ công tác tiêu thụ sản phẩm, thành lập hệ thống các hà
phân phối chính.
Ngày 21/01/2000, Công ty xi măng Hà Tiên 1 đã thực hiện cổ phần hóa Xí
nghiệp Vận tải trực thuộc Công ty thành Công ty Cổ phần Vận tải Hà Tiên, trong đó
Công ty Xi măng Hà Tiên 1 nắm giữ 30% cổ phần tương đương với 14,4 tỷ đồng.
Tháng 01/2001, hoàn thành cơ bản dự án Cải Tạo Môi Trường, có thêm dây
chuyền nghiền 500.000 tấn xi măng/năm.
Ngày 30/12/2003, lễ động thổ Dự án Nhà máy xi măng Bình Phước, tổng công
suất 2.200.000 tấn xi măng/năm.
Tháng 12/2004, phòng thí nghiệm Hà Tiên 1 được công nhận đạt chuẩn Quốc
gia với số hiệu VILAS 125.
Ngày 06/02/2007, Công ty xi măng Hà Tiên 1 đã chính thức làm lễ công bố
chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Quyết định số 1774/QĐ
– BXD của Bộ Xây Dựng về việc điều chỉnh phương án cổ phần và chuyển Công ty Xi
măng Hà Tiên 1 thành công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1. Đồng thời chính thức hoạt
động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103005941 của Sở Kế hoạch –
Đầu tư TP.HCM cấp ngày 18/01/2007 với vốn điều lệ ban đầu là 870 tỷ đồng.
Ngày 30/03/2007, lễ khởi công xây dựng Trạm nghiền và Phân phối xi măng
phía Nam tại Phú Hữu, Quận 9, TP.HCM.
8
Ngày 31/03/2007, lễ khởi công xây dựng Nhà máy xi măng Bình Phước tại
huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước.
Ngày 13/11/2007, ngày giao dịch cổ phiếu đầu tiên của Công ty Cổ phần xi
măng Hà Tiên 1 với mã chứng khoán HT1, là doanh nghiệp đầu tiên ngành xi măng
phía Nam niêm yết trên Sàn Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM.
Ngày 24/12/2008 ra mắt thương hiệu xi măng ViCem Hà Tiên 1 đồng bộ với
Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (ViCEM), đây là một trong những
bước đi nhằm thực hiện chiến lược củng cố thị phần và duy trì vị trí số 1 tại thị trường
xi măng Việt Nam.
Năm 2009, xây dựng thêm nhà máy xi măng Bình Phước và Trạm nghiền xi
măng Phú Hữu. Chuyển trụ sở về 360 Bến Chương Dương, phường Cầu Kho, Quận 1,
TP.HCM. Địa điểm Thủ Đức được đổi tên thành Trạm nghiền Thủ Đức (Xa lộ Hà
Nội).
Năm 2010, hợp nhất hai công ty xi măng Hà Tiên 1 và xi măng Hà Tiên 2,
thành lập thêm 2 chi nhánh: Nhà máy Kiên Lương và Trạm nghiền Long An.
2.1.3 Các sản phẩm tiêu biểu:
a. Xi măng:
Bảng 2.1. Các chủng loại xi măng của công ty CP Xi Măng HT1
Loại xi măng
Tiêu chuẩn VN
Xi măng HT1 PCB – 40
6260-1997
Công dụng
Dùng cho các công trình
thông dụng, đúc bê tông,
đà kiểng...
Xi măng HT1 PC – 40
2682-1999
Xây nhà cao tầng, trụ
cầu, bến cảng, sân bay...
Xi măng HT1 PCs – 40
6069-1995
Dùng trong các công
trình thủ điện, bê tông khối
lớn...
Xi măng HT1 PCHs – 40
6067-1995
Dùng trong môi trường
nước mặn.
9
Nguồn: www.hatien1.com.vn
Các chủng loại xi măng đều mang nhãn hiệu “Kỳ lân xanh” nổi tiếng với phụ
gia Puzolan có hoạt tính cao, tăng độ dẻo khi thi công, chống thấm tốt hơn, bền vững
hơn trong môi trường xâm thực.
b.
Các sản phẩm khác:
Các sản phẩm khác của Công ty CP XM HT 1 bao gồm: vữa xây, vữa tô, cát
tiêu chuẩn, gạch Block, gạch lát tự chèn...
Vữa xây, vữa tô: Chỉ cần trộn đều với nước sạch là dùng được ngay, tiện lợi và
an toàn, gồm 2 loại:
Vữa công nghiệp (# mác 50)
Vữa cao cấp (# mác 75 và trở lên)
Cát tiêu chuẩn: Sản xuất từ nguồn cát giàu silic trong nước, đóng bao nylon
1.350g/bao. Cát tiêu chuẩn HT1 thay thế cát thí nghiệm nhập cảng, cung cấp cho các
phòng thí nghiệm chuyên ngành VLXD trên toàn quốc.
Gạch Block: Sản xuất từ XM HT1, bột đá, phụ gia theo phối liệu đúng tiêu
chuẩn. Dùng xây tường nhà, cao ốc, công trình công nghiệp. Mang nhiều ưu điểm:
cách âm, cách nhiệt tốt, hạn chế phát tán lửa, thuận tiện, tiết kiệm, bền vững. Kích
thước đa dạng, có 3 loại gạch Block: gạch xây, gạch đờ mi, gạch cột.
Gạch lát tự chèn: Sản xuất từ XM HT1, bột đá, phụ gia. Dùng để lát vỉa hè,
công viên, gia trang. Không tốn hồ chèn mạch, có thể thay thế từng viên khi cần. Lớp
mặt bền chắc với các màu cơ bản: xanh, đỏ, vàng, xám.
2.1.4 Những thành tích Công ty đạt được:
-
Giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình
chọn liên tục từ năm 1997 cho đến nay.
-
Huân chương Lao động hạng III.
-
Cúp vàng vì sự phát triển cộng đồng.
-
Năm 2005 đạt danh hiệu: “Đứng đầu ngành xây dựng cơ bản”.
-
Đạt chứng nhận ISO 9001: 2000 do Quacert và DNV cấp.
-
Hơn 20 huy chương vàng từ Hội chợ triển lãm quốc tế tại Giảng Võ – Hà
Nội.
10
-
Sao Vàng Đất Việt (lần thứ 2) cho niên hạn 2005-2007.
-
Cúp vàng Vietbuild (lần thứ 3)
-
Cúp vàng nhãn hiệu và thương hiệu, lần đầu tiên tổ chức do Hội Nghiên
cứu Châu Á và Trung Tâm Văn Hóa Doanh Nhân.
-
Cúp vàng thương hiệu Ngành Xây dựng.
2.1.5 Định hướng và mục tiêu chất lượng của Công ty:
a. Định hướng:
Hoàn thiện dự án cải tạo môi trường để đạt chứng chỉ ISO 14000.
Cải tạo máy nghiền 1 và kho hở, cải tạo nâng cấp hệ thống máy nghiền 3: hai dự
án này sẽ tăng thêm 350.000 tấn xi măng/năm. Nâng cấp Trạm Đập pu-dô-lan Mỏ
Vĩnh Tân, lên 440.000 tấn/năm, đáp ứng đủ phụ gia cho sản xuất xi măng.
Xúc tiến đầu tư cảng Phước Thắng (Vũng Tàu).
Đa dạng hóa sản phẩm và ngành nghề kinh doanh.
b.
Mục tiêu chất lượng:
Thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng trong Công ty theo TCVN ISO
9001:2008.
Duy trì chất lượng sản xuất xi măng, cát tiêu chuẩn, clinker và các sản phẩm
khác phù hợp với TCVN.
Giữ vững thị trường truyền thống, phát triển thị trường tiềm năng và các kênh
phân phối, tăng độ phủ ở các thị trường khó khăn. Duy trì họp mặt các nhà phân phối
chính mỗi quý một lần.
Thực hiện kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý
và đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu SXKD trong tình hình mới.
Đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong SXKD và thi công các dự
án.
2.2 Giới thiệu chung về Trạm Nghiền Thủ Đức:
2.2.1 Sơ lược chung:
Địa chỉ: Km8, Xa Lộ Hà Nội, P. Trường Thọ, Q. Thủ Đức, TP.HCM.
Điện thoại: (84-8)38 966 608
Fax: (84-8)38 967 635
11
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trạm:
a. Chức năng
- Trạm Nghiền Thủ Đức là một chi nhánh của Công ty CP XM HT 1, đảm trách
việc tiếp nhận, nghiền, tồn trữ nguyên vật liệu, phụ gia và phân phối các chủng loại xi
măng cho khách hàng trong sự điều phối chung của Công ty.
- Sản xuất phân phối vỏ bao và các sản phẩm mới theo sự điều phối chung của
Công ty.
- Quản lý, khai thác bến cảng Trạm. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân
công, phân cấp của Công ty.
b. Nhiệm vụ
- Tổ chức, quản lý các hoạt động sản xuất, tồn trữ, cung ứng nguyên nhiên liệu,
phụ gia và phân phối các chủng loại xi măng, vỏ bao và các sản phẩm mới cho khách
hàng, các đơn vị trực thuộc Công ty theo đúng sự phân công của Công ty và mục tiêu
ngân sách hàng năm.
- Xây dựng phòng thí nghiệm hợp chuẩn phục vụ tốt nhiệm vụ sản xuất, đáp
ứng nhu cầu kiểm soát chặt chẽ chất lượng các nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào và
thành phẩm xuất ra thị trường. Tuân thủ sự quản lý thống nhất về quy cách, tiêu chuẩn,
chất lượng nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm của toàn Công ty.
- Tổ chức hiệu quả công tác tự sửa chữa, phối hợp sửa chữa hoặc thuê ngoài sửa
chữa; công tác tiếp nhận, cung ứng, quản lý tồn kho vật tư, phụ tùng, thiết bị và sẵn
sàng đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ của các đơn vị khác theo sự điều phối chung của
Công ty.
- Quản lý và phát triển nguồn nhân lực thêo định hướng chung của Công ty,
hình thành lực lượng nhân viên quản lý, kỹ thuật và lao động có tay nghề cao.
- Xác lập các mục tiêu ngắn hạn và trung dài hạn, phân tích kết quả thực hiện
trong hoạt động của Trạm, bảo đảm tuân thủ điều lệ, quy chế, quy định thống nhất
trong toàn Công ty và phù hợp với định hướng phát triển của toàn Công ty.
- Bảo đàm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn lao động cho người và tài
sản thuộc sự quản lý của Trạm.
- Phối hợp thực hiện tốt các yêu cầu của cơ quan chức năng địa phương nhằm
12
bảo đảm tuân thủ pháp luật, góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn trú đóng.
2.2.3 Cơ cấu tổ chức:
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Trạm Nghiền Thủ Đức:
GIÁM ĐỐC
VP. CÔNG ĐOÀN
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG
PHÒNG
PHÒNG
PHÒNG
HC-NS
H. CẦN
TN-KCS
KT-TC
PHÒNG
TRẠM Y
TẾ
NC-TK-MT
PHÒNG
PX SC
CNTT
PX SX
XM
PX SX
VB
PX SX
CSPM
Nguồn: Phòng HC - NS
2.2.4 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của Trạm nghiền
Giám đốc Trạm:
-
Là người báo cáo trực tiếp lên Giám đốc Công ty.
-
Quản lý trực tiếp: Hệ thống tổ chức và phân cấp của Trạm.
-
Tổ chức, chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm cá nhân về toàn bộ hoạt
động thuộc chức năng của Trạm.
-
Tuân thủ hệ thống các quy chế, quy định, quy trình có liên quan của
Công ty trong triển khai hoạt động của Trạm.
-
Phối hợp chỉ đạo, yêu cầu theo chức năng đối với các đơn vị trong Công
-
Có quyền quyết định trên cơ sở tuân thủ các quy định, quy chế về hoạt
ty.
động và phân cấp hoạt động của Trạm.
Phòng Hành chánh - Nhân sự
13