Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH NGUYỄN CHÂU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

HOÀNG NGỌC THÀNH

XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH
NGUYỄN CHÂU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********

HOÀNG NGỌC THÀNH

XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH
NGUYỄN CHÂU

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Giáo viên hướng dẫn: Ths. NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÂY DỰNG VĂN
HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU
LỊCH NGUYỄN CHÂU” do Hoàng Ngọc Thành, sinh viên khóa K34, ngành Quản trị
kinh doanh tổng hợp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
________________
Nguyễn Thị Bích Phương
Giáo viên hướng dẫn

________________________
Ngày

tháng

năm 2012

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày


tháng

năm 2012

tháng

năm 2012


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận này, không những là sự nỗ lực của bản thân tôi mà
còn là sự giúp đỡ của rất nhiều người.
Trước hết con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Bố, Mẹ và gia đình, người đã sinh
ra con và nuôi dạy con khôn lớn, là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần cho con, là
niềm tự hào của bản thân con. Chúc cho gia đình ta luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
nói chung và Khoa Kinh tế nói riêng, đã truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm
cho em. Đặc biệt cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cô Nguyễn Thị Bích Phương đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong học tập và trong quá trình làm khóa luận.
Cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý Anh/Chị nhân viên Công ty TNHH TMDV Du
Lịch Nguyễn Châu đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập. Đặc biệt anh Nguyễn Hữu
Châu giám đốc công ty, anh Nguyễn Hữu Thế trưởng phòng hành chính tổng hợp và
các anh chị trong công ty đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Ngoài ra cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý anh chị, bạn bè, các đồng chí cùng hoạt
động trong Ban Chấp Hành Đoàn Thanh Niên - Hội Sinh Viên khoa Kinh tế, những
người đã luôn quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận cũng như cuộc
sống hàng ngày.
Cuối cùng cho tôi gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới trường Đại học Nông Lâm
TpHCM, công ty TNHH TMDV Du Lịch Nguyễn Châu. Kính chúc quý Thầy, quý
Cô, quý Anh Chị và toàn thể bạn bè mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.

Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Hoàng Ngọc Thành


NỘI DUNG TÓM TẮT
HOÀNG NGỌC THÀNH. Tháng 6 năm 2012. “Xây Dựng Văn Hóa Doanh
Nghiệp tại Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Du Lịch Nguyễn Châu”.
HOANG NGOC THANH. June 2012. “Building up the Corporate Culture
at Nguyen Chau’s Commerce and Tourism Services Limited Company”.
Đề tài “Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp tại Công ty TNHH TMDV Du
Lịch Nguyễn Châu” tập trung nghiên cứu VHDN tại công ty TNHH TMDV Du Lịch
Nguyễn Châu. Cụ thể đề tài đi sâu vào nghiên cứu các mặt sau: Quá trình hình thành,
thực trạng, và những đặc trưng về VHDN tại công ty; sau đó, đánh giá và đo lường
văn hóa doanh nghiệp ở hiện tại và mong muốn trong tương lai. Qua đó phản ánh một
cách chân thực và sống động thực tế văn hóa hiện tại của công ty, những mặt đã đạt
được, những điểm hạn chế… từ đó đề xuất một số giải pháp và lập kế hoạch để xây
dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp theo định hướng của ban lãnh đạo và mong
muốn của CB - CNV công ty, góp phần xây dựng văn hóa của công ty ngày một tốt
hơn.
Để thực hiện đề tài, tác giả thu thập số liệu tại các phòng ban trong công ty,
qua báo chí và internet... Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc điều tra phỏng
vấn 60 công nhân viên trong công ty sử dụng bảng câu hỏi trong công cụ đánh giá văn
hóa tổ chức (Organizational Culture Assessment Instrument - OCAI) của
Cameron.K.S và Quinn.R.E (2006). Phân tích số liệu bằng phương pháp thống kê mô
tả kết hợp với phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu
bằng phần mềm Excel, công cụ OCAI.

 



 

MỤC LỤC
Trang 
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. ix
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................. x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề. ......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu. ......................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. .......................................................................... 2
1.4. Cấu trúc của đề tài.............................................................................................. 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 4
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu. ....................................................................... 4
2.2. Tổng quan về công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Du Lịch Nguyễn Châu. .. 6
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển. ................................................................ 6
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. .................................................. 7
2.2.3. Tình hình hoạt động SXKD của công ty Nguyễn Châu. ............................ 9
2.2.4. Tình hình nhân sự tại công ty. .................................................................. 10
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 13
3.1. Cơ sở lý luận: ................................................................................................... 13
3.1.1. Khái niệm văn hóa. ................................................................................... 13
3.1.2. Văn hóa doanh nghiệp. ............................................................................. 14
3.1.3. Các dạng văn hóa doanh nghiệp. .............................................................. 19
3.1.4. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp. ............................................................. 22
3.2. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................ 26
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu. .................................................................. 26
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu. ....................................................................... 29

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu.................................................................. 29

v
 


 

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 30
4.1. Những đặc trưng văn hóa doanh nghiệp hiện tại ở công ty Nguyễn Châu. ..... 30
4.1.1. Văn hóa doanh nghiệp thông qua các yếu tố giá trị của công ty. ............. 30
4.1.2. Văn hóa thông qua các yếu tố chuẩn mực của công ty. ........................... 32
4.1.3. Văn hóa thông qua các yếu tố hữu hình của công ty. ............................... 35
4.1.4. Văn hóa thông qua yếu tố không khí làm việc và phong cách lãnh đạo. . 38
4.2. Đánh giá văn hóa doanh nghiệp tại công ty Nguyễn Châu.............................. 39
4.2.1. Tiêu chí để đánh giá và tôn vinh doanh nghiệp thực hiện tốt VHDN. ..... 39
4.2.2. Những thành công hiện tại của mô hình văn hóa Nguyễn Châu. ............. 40
4.2.3. Một số vấn đề tồn tại của mô hình văn hóa Nguyễn Châu. ...................... 42
4.3. Đo lường VHDN hiện tại và mong muốn tại công ty Nguyễn Châu............... 42
4.3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu. ....................................................................... 42
4.3.2. Đo lường loại hình văn hóa doanh nghiệp tổng quát tại Nguyễn Châu. .. 45
4.3.3. Đo lường loại hình VHDN của Nguyễn Châu qua các yếu tố cấu thành . 47
4.4. Một số giải pháp hoàn thiện VHDN tại công ty Nguyễn Châu. ...................... 52
4.4.1. Định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp........................................... 52
4.4.2. Một số giải pháp hoàn thiện VHDN tại công ty Nguyễn Châu................ 53
4.4.3. Kế hoạch xây dựng và phát triển VHDN tại Công ty Nguyễn Châu. ...... 56
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 60
5.1. Kết luận. ........................................................................................................... 60
5.2. Kiến nghị. ......................................................................................................... 61
5.2.1. Đối với nhà nước. ..................................................................................... 61

5.2.2. Đối với công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Du Lịch Nguyễn Châu.... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 63
PHỤ LỤC

vi
 


 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A

: Văn hóa Sáng tạo (Adhocracy Culture).

C

: Văn hóa Hợp tác (Clan Culture).

CB - CNV

: Cán bộ công nhân viên.

DN

: Doanh nghiệp.

ĐH

: Đại học.


ĐVT

: Đơn vị tính.

GĐ - PGĐ

: Giám đốc - Phó Giám đốc.

H

: Văn hóa Kiểm soát (Hierarchy Culture).

ILO

: Tổ chức lao động quốc tế
(International Labour Organization).

KH

: Khách hàng.

M

: Văn hóa Cạnh tranh (Market Culture).

OCAI

: Công cụ đánh giá văn hóa doanh nghiệp
(Organizational Culture Assessment Instrument).


SXKD

: Sản xuất kinh doanh.

TNHH TMDV

: Trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ.

TP.HCM

: Thành Phố Hồ Chí Minh.

VH

: Văn hóa.

VHDN

: Văn hóa doanh nghiệp.

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization).

XHCN

: Xã Hội Chủ Nghĩa.

 


vii
 


 

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Hiệu Quả Hoạt Động SXKD của Công Ty trong Năm 2010 và 2011. ........... 9 
Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính của Công ty Nguyễn Châu. ................... 10 
Bảng 2.3. Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi của Công ty Nguyễn Châu. ..................... 11
Bảng 3.1. Các Kiểu VHDN và Quy Ước các Ký Hiệu. ................................................ 28 
Bảng 4.1. Chi Trả Tiền Lương tại Công ty Năm 2010 và 2011. ................................... 40 
Bảng 4.2. Kết Quả Khảo Sát Khách Hàng của Công ty Năm 2011. ............................. 41 
Bảng 4.3. Cơ Cấu Chức Vụ của Mẫu Nghiên Cứu. ...................................................... 44 
Bảng 4.4. Thời Gian Công Tác của Mẫu Nghiên Cứu. ................................................. 44 
Bảng 4.5. Tổng Hợp Đánh Giá Loại Hình VHDN qua Các Yếu Tố............................. 45 
Bảng 4.6. Loại Hình VHDN Tổng Quát (Sắp Theo Tỷ lệ %). ...................................... 45 
Bảng 4.7. Loại Hình VHDN Tổng Quát (Sắp Theo Thứ Tự Ưu Tiên). ........................ 46 
Bảng 4.8. Bảng Kế Hoạch Xây Dựng và Phát Triển VHDN tại Nguyễn Châu. ........... 56 
Bảng 4.9. Phân Bổ Ngân Sách Dự Kiến Xây Dựng VHDN của Nguyễn Châu............ 57 

viii
 


 

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính Năm 2011. .............................. 11 
Hình 2.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi Năm 2011. ................................. 11 
Hình 2.2. Biểu Đồ Kết Quả Hoạt Động SXKD trong năm 2010 và 2011. ................... 10 
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty TNHH TMDV Du Lịch Nguyễn Châu. ................. 7 
Hình 3.1. Cấu Trúc của Văn Hóa Doanh Nghiệp. ......................................................... 17 
Hình 3.2. Các Dạng VHDN theo quan điểm Trompenaars. .......................................... 20 
Hình 3.3. Khung Giá Trị Cạnh Tranh theo quan điểm Quinn và Cameron. ................ 22 
Hình 4.1. Hình Ảnh Logo Công ty. ............................................................................... 34 
Hình 4.2. Cơ Cấu Giới Tính của Mẫu Nghiên Cứu....................................................... 43 
Hình 4.3. Trình Độ Học Vấn của Mẫu Nghiên Cứu. .................................................... 43 
Hình 4.4. Loại Hình VHDN Tổng Quát tại Công ty. .................................................... 46 
Hình 4.5. Đặc Tính Nổi Trội của Công ty. .................................................................... 47
Hình 4.6. Nhà Lãnh Đạo trong Công ty. ....................................................................... 48
Hình 4.7. Cách Quản Lý Nhân Viên của Công ty. ........................................................ 49
Hình 4.8. Chất Keo Gắn Kết Con Người trong Công ty. .............................................. 50 
Hình 4.9. Chiến Lược Tập Trung của Công ty.............................................................. 51 
Hình 4.10. Tiêu Chí Thành Công của Công ty. ............................................................. 51 
 

ix
 


 

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên.
Phụ lục 2: Bảng Chi Tiết Kế Hoạch Xây Dựng và Phát Triển VHDN tại Nguyễn Châu.


x
 


 

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề.
Toàn cầu hóa và xu thế hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, trước tình hình đó, để
hòa nhập và phát triển thành công buộc các doanh nghiệp phải tìm cho mình con
đường và cách thức hội nhập đúng đắn. Doanh nghiệp phải nắm bắt được những yếu
tố cơ bản trong hội nhập, đó không chỉ là vấn đề về thể chế chính trị, kinh tế hay sự
thay đổi của khoa học kỹ thuật mà còn là vấn đề về nhận thức, quan điểm, phong
cách,… hay nói cách khác là vấn đề văn hóa và sự phát triển trong ý thức hệ của toàn
xã hội. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cần xây dựng cho mình một nền văn hóa
đủ mạnh để tự tin hòa nhập và phát triển bền vững.
Có thế nói VHDN là tài sản vô hình, một vũ khí cạnh tranh sắc bén của doanh
nghiệp. Một nền văn hóa tích cực sẽ giúp thu hút và gìn giữ nhân tài, gắn kết các
thành viên trong doanh nghiệp, khơi dậy niềm tin, niềm tự hào về doanh nghiệp, tạo
sự ổn định và làm giảm bớt rủi ro trong kinh doanh,… VHDN chính là chìa khóa cho
sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Tuy nhiên hiện nay, vấn đề văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung còn chưa được quan tâm đúng mức: VHDN được xây dựng một cách
rời rạc, chưa có hệ thống và mang tính chuyên nghiệp, nhiều doanh nghiêp chưa coi
trọng vai trò của văn hóa như một vũ khí cạnh tranh,… Các doanh nghiệp cần phải
nhanh chóng khắc phục những hạn chế này, xây dựng cho mình một bản sắc văn hóa
doanh nghiệp riêng, tạo được lợi thế cạnh tranh.
Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ du lịch Nguyễn Châu là một

doanh nghiệp còn khá trẻ, đang trong quá trình xây dựng thương hiệu của mình trên
địa bàn tỉnh Bình Dương và cả nước, vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngày
1
 


 

càng được ban lãnh đạo công ty coi trọng và phát triển nhưng việc thực hiện vẫn còn
nhiều bất cập. Trong bối cảnh đó, trong thời gian thực tập tại công ty tôi chọn đề tài
“Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Du
Lịch Nguyễn Châu” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình, với mong muốn sẽ có
điều kiện để hiểu biết thêm và đóng góp phần nào trong việc xây dựng và hoàn thiện
VHDN tại công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
a. Mục tiêu chung:
Đề tài tập trung vào nghiên cứu thực trạng văn hóa doanh nghiệp và đề xuất
một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển VHDN tại công ty TNHH TMDV Du
Lịch Nguyễn Châu.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công.
- Xác định thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty .
- Đánh giá VHDN của công ty đồng thời sử dụng công cụ đo lường VHDN
(OCAI) để đo lường VHDN hiện tại và mong muốn trong tương lai của công ty nhằm
thấy được thành công và hạn chế trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Đề xuất một số giải pháp và lập kế hoạch nhằm xây dựng và phát triển văn
hóa doanh nghiệp tại công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Giới hạn về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại công ty TNHH
TMDV Du Lịch Nguyễn Châu.

Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian
từ 25/03/2012 đến 25/05/2012.
1.4. Cấu trúc của đề tài.
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1. Mở đầu:
Nêu lý do chọn đề tài và đề ra mục tiêu nghiên cứu, chương này cũng nêu lên
phạm vi nghiên cứu và cấu trúc khóa luận.

2
 


 

Chương 2. Tổng quan:
Nêu tổng quan về tài liệu nghiên cứu và quá trình hình thành, phát triển, chức
năng và nhiệm vụ cũng như những vấn đề liên quan đến bộ máy tổ chức, quản lý, điều
hành của công ty TNHH TMDV du lịch Nguyễn Châu, kết quả kinh doanh và phương
hướng hoạt động công ty cũng được đề cập đến.
Chương 3. Nội dung và Phương pháp nghiên cứu:
Trình bày cơ sở lý luận về VHDN, văn hóa kinh doanh, cách thức để xây dựng
và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Nêu lên các phương pháp nghiên cứu mà tác giả
đã sử dụng trong đề tài.
Chương 4. Kết quả và thảo luận:
Trình bày kết quả và thảo luận mà tác giả đã thu thập trong quá trình điều tra
nghiên cứu, biết được: Thực trạng về VHDN của công ty, những vấn đề còn tồn tại,
đo lường, nhận xét VHDN của công ty qua các yếu tố cấu thành. Từ đó đề xuất các
giải pháp và lập kế hoạch để xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty được tốt
hơn.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị

Tổng hợp, đánh giá lại những vấn đề nghiên cứu. Nêu ra những nhận xét từ kết
quả nghiên cứu. Từ đó đưa ra những kiến nghị đối với nhà nước và công ty Nguyễn
Châu để xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp ngày cành hoàn thiện hơn.

 

3
 


 

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu.
Vấn đề văn hóa doanh nghiệp trên thế giới mới được nghiên cứu trong mấy
thập niên gần đây. Trong cuốn sách “văn hóa học” những bài giảng của A.A.Radghin,
nhà xã hội học người Mỹ, E.N.Schein đưa ra định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp hay
văn hóa tổ chức (E. Schein. San Francínco. 1985). Trong cuốn “Dự báo thế kỷ XXI”
của các nhà khoa học Trung Quốc, đã đề cập đến vai trò của doanh nghiệp ở thế kỷ
XXI và đưa ra lời khuyến cáo rằng: “Nếu không chú ý đến văn hóa, thì doanh nghiệp
không thể phát triển được; đạo đức, lương tâm nghề nghiệp còn quan trọng hơn việc
phát triển kỹ thuật mũi nhọn và cải cách thể chế của doanh nghiệp”.
Về mặt lý luận và thực tiễn việc nghiên cứu VHDN ở nước ta chưa được chú ý.
Hiện nay, một số nhà nghiên cứu chỉ đề cập đến VHDN trên phương diện văn hóa
trong kinh doanh, hoặc khai thác một vài khía cạnh của VHDN như: tinh thần doanh
nghiệp, đạo đức kinh doanh, triết lý kinh doanh, chưa có đề tài nào nghiên cứu văn
hóa doanh nghiệp trên phương diện chung. Đặc biệt rất ít đề tài nào nghiên cứu xây
dựng VHDN trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp

mới thành lập.
Hơn nữa, việc đề cập đến mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế ở nước ta là khá
muộn. Trước đây người ta cho rằng, văn hóa và kinh tế là hai lĩnh vực hoàn toàn tách
biệt nhau, không có mối quan hệ hỗ trợ, gắn bó nào. Đấy là một nhận thức sai lầm và
sau 25 năm đổi mới, chúng ta bắt đầu thay đổi về tư duy và nhận thức, trước hết là
đổi mới tư duy về kinh tế. Chúng ta đã nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa
trong phát triển kinh tế. Mãi đến năm 1995, tại Hà Nội, Trung tâm Khoa học xã hội -

4
 


 

Nhân văn Quốc gia cùng với Ủy ban Quốc gia Unesco của Việt Nam mới phối hợp tổ
chức cuộc Hội thảo "văn hóa và kinh doanh”.
Đến năm 2001, ban tư tưởng - văn hóa Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa Thông tin và viện Quản trị Doanh nghiệp, xuất bản cuốn sách văn hóa và kinh doanh.
Trong cuốn sách này các tác giả không đề cập đến “văn hóa doanh nghiệp” mà chỉ nói
đến văn hóa trong kinh doanh, quan hệ giữa văn hóa với kinh doanh. Đây chỉ là những
ý kiến gợi mở để chúng ta có thể tham khảo, đồng thời bước đầu làm cơ sở cho việc
xây dựng lý luận về hình thành văn hóa doanh nghiệp.
Ngoài ra, còn có một số công trình đã được nghiên cứu về VHDN và được
công bố như: Văn hóa và triết lý kinh doanh của tiến sĩ Đỗ Minh Cương (xuất bản
năm 2000). Trong tác phẩm này, tiến sĩ Đỗ Minh Cương đã đưa ra định nghĩa về
VHDN và cấu trúc của nó. Nhưng tiến sĩ Đỗ Minh Cương lại không đi sâu hướng
nghiên cứu này, mà chỉ chọn vấn đề triết lý kinh doanh để nghiên cứu.
Năm 2003, tác giả Trần Quốc Dân đã cho ra đời cuốn sách “Tinh thần doanh
nghiệp giá trị định hướng của kinh doanh Việt Nam”. Tác giả xác định: tinh thần
doanh nghiệp chính là giá trị định hướng của văn hóa kinh doanh Việt Nam. Như vậy
tác giả mới chỉ đi sâu nghiên cứu một yếu tố trong VHDN đó là “tinh thần”.

Ngoài ra có nhiều bài viết liên quan đến VHDN, được đăng rải rác trên các tạp
chí khoa học. Nổi bật hơn cả là bài: Bàn về văn hóa và văn hóa kinh doanh của GS TS Hoàng Vinh, đăng trong “ Thông tin văn hóa và phát triển” của Khoa văn hóa
XHCN, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tháng 8 năm 2004. GS - TS Hoàng
Vinh đã đưa ra một quan niệm, muốn xây dựng thuật ngữ “Văn hóa kinh doanh”.
Năm 2004, PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân biên soạn cuốn “Bài giảng Đạo đức
kinh doanh và văn hóa công ty”. PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân đưa ra các chủ đề mang
tính thời sự, không chỉ được quan tâm nhiều ở trong nước mà còn được nghiên cứu và
vận dụng trong quản lý từ một vài thập kỷ qua. Qua đó, tác giả liên hệ với tình hình
kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi, nhiều doanh nghiệp mới sẽ hình
thành, rất cần định hướng đúng đắn và nhanh chóng định hình phong cách riêng, bản
sắc riêng để có thể nhanh chóng hội nhập thuận lợi với nền kinh tế trong nước, kinh tế
khu vực.
5
 


 

Gần đây tại khoa văn hóa XHCN, Học viện Hành Chính quốc gia Hồ Chí
Minh, học viên Cao học chuyên nghành văn hóa học, Trần Thị Thúy Vân đã bảo vệ
thành công luận văn “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh”. Luận văn này đã có những đóng góp nhất định về phương diện thực tiễn của
VHDN nói chung ở một địa phương (TPHCM).
Những công trình nghiên cứu, bài viết nêu trên của các tác giả rất có ý nghĩa
cho việc hình thành cơ sở lý luận về VHDN. Nhưng chưa có công trình nào nghiên
cứu chuyên sâu và có hệ thống về VHDN ở các công ty Việt Nam, đặc biệt ở các công
ty vừa và nhỏ, công ty tư nhân. Đề tài “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty
trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ du lịch Nguyễn Châu” còn sử dụng công cụ
đánh giá văn hóa doanh nghiệp (OCAI) đồng thời tiến hành đo lường các yếu tố cấu
thành của VHDN, nhằm phân tích và đánh giá thực trạng mô hình VHDN tại Nguyễn

Châu một cách chân thực nhất với mong muốn được góp một phần nhỏ vào việc xây
dựng VHDN cho công ty Nguyễn Châu nói riêng và hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ có
giá trị tham khảo cho các công ty nhỏ và vừa, công ty tư nhân khác của Việt Nam.
2.2. Tổng quan về công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Du Lịch Nguyễn Châu.
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Du Lịch Nguyễn Châu được thành lập
theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 4602003395 do Sở Kế Hoạch và
Đầu Tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 07/04/2008.
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH
NGUYỄN CHÂU
- Trụ sở chính: 13A/20 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, tỉnh
Bình Dương.
- Điện thoại: 0650.3752731 - Fax: 0650.3752731
- Mã số thuế: 3700894982
- Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
 Dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và nước ngoài.
 Vận tải hành khách bằng ô tô và taxi.
- Vốn điều lệ: 40.000.000.000 đồng.
6
 


 

Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Nguyễn Hữu Châu, chức danh:
Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc công ty.
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty TNHH TMDV Du Lịch Nguyễn Châu.

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - lao động

a) Hội đồng thành viên.
Là cơ quan quản lý cao nhất của Nguyễn Châu, có toàn quyền nhân danh công
ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Hội đồng thành viên
có trách nhiệm giám sát hoạt động của ban giám đốc. Quyền và nghĩa vụ của hội đồng
thành viên do luật pháp, điều lệ công ty và các quy chế nội bộ của công ty quy định.
b) Ban giám đốc.
Bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc trực tiếp lãnh đạo và quản lý các
phòng tại trụ sở chính và các bộ phận kinh doanh trực thuộc Công ty.
c) Phòng hành chính tổng hợp.
Tổ chức phục vụ trên lĩnh vực văn thư, lưu trữ, hành chánh quản trị, phương
tiện vận chuyển phục vụ cho quá trình sản xuất, công tác bảo vệ an toàn mạng lưới và
an ninh cơ quan đơn vị, bảo vệ bí mật và phòng cháy chữa cháy, quản lý và chăm sóc
sức khoẻ cho CB - CNV, phối hợp giải quyết các khiếu nại tố cáo, kiến nghị có liên
quan đến CB - CNV công ty và các vấn đề nội bộ khác. Là đầu mối tiếp nhận và xử lý
thông tin, sắp xếp lịch làm việc cho Giám đốc.
7
 


 

d) Phòng tổ chức cán bộ.
Tổ chức quản lý và đề xuất điều chỉnh tổ chức sản xuất của công ty, thực hiện
công tác đào tạo, lao động; quản lý lao động tiền lương, tổ chức tuyển dụng nhân sự
khi có yêu cầu của các bộ phận, chế độ chính sách, bảo hộ lao động đối với người lao
động của công ty. Tổ chức lao động khoa học, định mức, quản lý chặt chẽ đội ngũ CB
- CNV.
e) Phòng kế hoạch.
Xây dựng triển khai thực hiện và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất
kinh doanh hàng năm của công ty, quản lý vốn, xây dựng các chỉ tiêu SXKD, phân bổ,

theo dõi việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn nội bộ trong công ty. Tổ chức cung ứng
vật tư, thiết bị phục vụ cho SXKD. Tham mưu nghiệp vụ pháp lý có liên quan đến
công tác quản lý kinh tế, kinh doanh của công ty.
f) Phòng quản lý dự án.
Tổ chức quản lý thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh và kiến trúc của công
ty. Tổ chức thực hiện các dự án đấu thầu thi công xây lắp mua sắm vật tư thiết bị cho
các bộ phận kinh doanh đúng pháp luật. Tổ chức đàm phán hợp đồng kinh doanh, ký
kết các hợp đồng đầu tư theo đúng quy định hiện hành.
g) Phòng tài chính kế toán.
Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo
đúng quy định về chuẩn mực kế toán, đảm bảo nguyên tắc kế toán; theo dõi phản ánh
vận động vốn kinh doanh của công ty; tham mưu cho ban giám đốc về chế độ kế toán
và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt kinh doanh; cùng với các bộ
phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hiệu quả; tham gia xây
dựng hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý môi trường và hệ thống quản lý
trách nhiệm xã hội.
h) Bộ phận kinh doanh.
Tổ chức quản lý, chăm sóc khách hàng, kiểm tra đối chiếu số liệu chỉ tiêu, trực
tiếp kinh doanh, tìm nguồn khách hàng tiềm năng để ký kết hợp đồng; quản lý và điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh của bộ phận theo nhiệm vụ được giao; đảm bảo
sản xuất đúng quy trình, đúng tiến độ, đảm bảo các quy trình lao động, sản xuất; theo
8
 


 

dõi hoạt động kinh doanh hàng ngày; định kỳ báo cáo số liệu và thực hiện các nhiệm
vụ khác liên quan đến bộ phận theo sự chỉ đạo của ban giám đốc.
2.2.3. Tình hình hoạt động SXKD của công ty Nguyễn Châu.

Hiện nay, tình hình kinh tế trong nước nói chung và Nguyễn Châu nói riêng
gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Nguyễn Châu vẫn luôn cố gắng duy trì ổn định hoạt
động của mình. Trong các năm qua, Nguyễn Châu đã đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh
và hiện đang quản lý hơn 500 tour dịch vụ lữ hành trong và ngoài nước, 2 khách sạn,
1 khu du lịch sinh thái và 5 nhà hàng với đầy đủ tiện nghi. Tại địa bàn tỉnh Bình
Dương, công ty Nguyễn Châu có 19 điểm kinh doanh xăng dầu, hơn 200 đầu xe taxi,
3 xí nghiệp sản xuất nước suối.
Trong lĩnh vực liên doanh, Nguyễn Châu đã đầu tư vào hơn 5 công ty cổ phần
và trách nhiệm hữu hạn trong nước hoạt động tại Bình Thuận, Đà Nẵng và Huế, đồng
thời có mối quan hệ hợp tác với hơn 60 công ty dịch vụ lữ hành trong nước và quốc tế.
Với niềm tin và tầm nhìn vào tương lai của ngành du lịch Việt Nam, Nguyễn Châu sẽ
tiếp tục tập trung vào việc phát triển thị trường thông qua việc quảng cáo các sản
phẩm mới về lưu trú, nhà hàng, lữ hành, du lịch sông và tàu biển.
Dưới đây là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm
2010 - 2011 với các lĩnh vực: Dịch vụ du lịch lữ hành; vận tải hành khách; sản xuất
kinh doanh nước suối tinh khiết; kinh doanh xăng dầu.
Bảng 2.1. Hiệu Quả Hoạt Động SXKD của Công Ty trong Năm 2010 và 2011.
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Lợi nhuận ròng
Lợi nhuận/Tổng doanh thu
Lợi nhuận/Tổng chi phí

ĐVT
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Lần
Lần


Năm
2010
49.382,224
37.925,064
11.457,160
0,232
0,302

2011
60.572,931
45.568,681
15.004,250
0,248
0,329

So sánh (2011/2010)
+/-
11.190,707
7.643,617
3.547,090
0,016
0,027

%
22,7
20,2
31,0
6,8
9,0


Nguồn: Phòng Tài chính kế toán

9
 


 

Hình 2.2. Biểu Đồ Kết Quả Hoạt Động SXKD trong năm 2010 và 2011.

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán (ĐVT: triệu đồng)
Dựa vào Bảng 2.1 ta thấy doanh thu và lợi nhuận của Nguyễn Châu năm sau
cao hơn năm trước. Trong năm 2011, lợi nhuận của Nguyễn Châu chiếm 24,8% tổng
doanh thu. Chỉ số này phản ánh cứ 1 đồng doanh thu thì Nguyễn Châu có 0,248 đồng
lợi nhuận. Mặt khác, tỷ số lợi nhuận trên chi phí của công ty trong năm 2011 là
32,9%, chỉ số này tính toán 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 0,329 đồng lợi nhuận.
Từ kết quả trên cho thấy công ty đang kinh doanh tương đối hiệu quả và là một dấu
hiệu tích cực thể hiện Nguyễn Châu đang đi đúng hướng, cần phải phát huy hơn nữa
tiềm lực của công ty để đạt được lợi nhuận cao hơn nữa trong những năm kế tiếp.
2.2.4. Tình hình nhân sự tại công ty.
Công ty TNHH TMDV Du Lịch Nguyễn Châu là một đơn vị có vai trò quan
trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của địa bàn huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương;
với đội ngũ CB - CNV ngày càng tăng về số lượng và chất lượng.
a) Cơ cấu lao động theo giới tính.
Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính của Công ty Nguyễn Châu.

Giới tính

Năm 2010

Số lượng
(người)

Tỷ lệ
(%)

Năm 2011
Số lượng
(người)

Tỷ lệ
(%)

Nam
Nữ

612
323

65,45
34,55

677
403

62,69
37,31

Tổng


935

100

1080

100

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - lao động

10
 


 

Hình 2.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính Năm 2011.

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - lao động
Theo Bảng 2.2 số lượng nhân viên nữ đã có sự gia tăng trong năm 2011 so với
năm 2010, cụ thể số tăng là 80 nhân viên ứng với mức tăng là 24,8%.
b) Cơ cấu lao động theo độ tuổi.
Bảng 2.3. Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi của Công ty Nguyễn Châu.

Tuổi

Năm 2010
Số lượng
(người)


Tỷ lệ
(%)

Năm 2011
Số lượng
(người)

Tỷ lệ
(%)

18-30
31-45
46-60
Trên 60

307
408
185
35

32,83
43,64
19,79
3,74

402
478
170
30


30,19
44,86
21,92
3,04

Tổng

935

100

1080

100

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - lao động
Hình 2.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi Năm 2011.

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - lao động

11
 


 

Có thể thấy ở Bảng 2.3 lao động tuổi từ 18 - 45 chiếm 75,05% trên tổng số lao
động. Như vậy công ty đang sở hữu một đội ngũ lao động trẻ tuổi, ưu điểm của đội
ngũ này là nhiều sáng tạo, năng động và nhiệt huyết trong công việc. Công ty nên tổ
chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao giữa các bộ phận

kinh doanh, tạo ra một sân chơi lành mạnh giúp gắn kết tình bạn, tình đồng nghiệp
trong công ty nhằm mục đích gắn bó họ lâu dài với công ty.

12
 


 

CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận:
3.1.1. Khái niệm văn hóa.
Tại phương Tây, văn hóa - culture (trong tiếng Anh, tiếng Pháp) hay kultur
(tiếng Đức)… đều xuất phát từ tiếng Latinh - cultus có nghĩa là khai hoang, trồng trọt,
trông nom cây lương thực, nói ngắn gọn là sự vun trồng. Sau đó từ cultus được mở
rộng nghĩa, dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng, giáo dục, đào tạo và phát
triển mọi khả năng của con người.
Ở phương Đông, trong tiếng Hán cổ, từ văn hóa bao hàm ý nghĩa: văn là vẻ đẹp
của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể đạt được bằng sự tu dưỡng
của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền. Còn chữ hóa trong từ
văn hóa là việc đem cái văn (cái đẹp, cái tốt, cái đúng) để cảm hóa, giáo dục và hiện
thực hóa trong thực tiễn đời sống. Vậy văn hóa chính là nhân hóa hay nhân văn hóa.
Đường lối văn trị hay đức trị của Khổng Tử là từ quan điểm cơ bản này về văn hóa
(văn hóa là văn trị giáo hóa, là giáo dục, cảm hóa bằng điển chương, lễ nhạc, không
dùng hình phạt tàn bạo và sự cưỡng bức).
Như vậy, văn hóa trong từ nguyên của cả phương Đông và phương Tây định
nghĩa chung căn bản là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người (bao gồm cá nhân,
cộng đồng và xã hội loài người), cũng có nghĩa là làm cho con người và cuộc sống trở

nên tốt đẹp hơn.
Theo UNESCO, quan niệm về văn hóa như sau: “Văn hóa là một phức hợp,
tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, linh cản… khắc họa
nên bản sắc của một cộng đồng, gia đình, xóm làng, quốc gia, xã hội… Văn hóa

13
 


 

không chỉ bao gồm về nghệ thuật, văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ
bản của con người, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”
Hay theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống, loài
người mới sáng tạo phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,
tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các
phương tiện, phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó
mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống, và đòi hỏi của
sự sinh tồn”
Từ những quan niệm trên, chúng ta thấy quan niệm văn hóa rất rộng, trong đó
những giá trị vật chất và tinh thần được sử dụng làm nền tảng định hướng cho lối
sống, đạo lý, tâm hồn và hành động của mỗi dân tộc và các thành viên để vươn tới cái
đúng, cái tốt, cái đẹp, cái mỹ trong mối quan hệ giữa người với người, giữa người với
tự nhiên và môi trường xã hội. Chính vì vậy, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất
và tinh thần mà loài người tạo ra trong quá trình lịch sử.
3.1.2. Văn hóa doanh nghiệp.
a) Khái niệm văn hoá doanh nghiệp.
Trong một xã hội rộng lớn, mỗi doanh nghiệp được coi là một xã hội thu nhỏ.
Xã hội lớn có nền văn hoá lớn, xã hội nhỏ (doanh nghiệp) cũng cần xây dựng cho

mình một nền văn hoá riêng biệt. Nền văn hoá ấy chịu ảnh hưởng và đồng thời cũng là
một bộ phận cấu thành nền văn hoá lớn. Như Edgar Schein, một nhà quản trị nổi tiếng
người Mỹ đã nói: “Văn hoá doanh nghiệp gắn với văn hoá xã hội, là một bước tiến
của văn hoá xã hội, là tầng sâu của văn hoá xã hội. Văn hoá doanh nghiệp đòi hỏi
vừa chú ý tới năng suất và hiệu quả sản xuất, vừa chú ý quan hệ chủ thợ, quan hệ
giữa người với người. Nói rộng ra nếu toàn bộ nền sản xuất đều được xây dựng trên
một nền văn hoá doanh nghiệp có trình độ cao, nền sản xuất sẽ vừa mang bản sắc dân
tộc, vừa thích ứng với thời đại hiện nay”.
Vào đầu những năm 70, sau sự thành công rực rỡ của các công ty Nhật Bản,
các công ty Mỹ chú ý tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thành công đó. Cụm từ Corporate
Culture (Văn hoá doanh nghiệp) đã được các chuyên gia nghiên cứu về tổ chức và các
14
 


×