Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH SÀI GÒN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.68 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

HUỲNH THỊ MỘNG THU

PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QN ĐỘI
CHI NHÁNH SÀI GỊN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng i6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

HUỲNH THỊ MỘNG THU

PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
CHI NHÁNH SÀI GÒN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH


Người hướng dẫn: TRẦN HỒI NAM

Thành phố Hồ Chí Minh
ii
Tháng 6/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khố luận “PHÂN TÍCH RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH SÀI GÒN” do HUỲNH THỊ MỘNG THU, sinh viên khóa 34, ngành
quản trị kinh doanh, chuyên ngành quản trị tài chính, đã bảo vệ thành cơng trước hội
đồng vào ngày

ThS. Trần Hoài Nam
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2012

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


năm 2012

Ngày

iii

tháng

năm 2012


LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên con xin gửi đến ba mẹ kính yêu và chị hai kính mến.
Những người luôn luôn dõi theo từng bước chân của con và là điểm tựa tinh thần cho
con có đủ sức vượt qua những khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập.
Và để có được như ngày hơm nay em phải gửi lời tri ân sâu sắc đến quý thầy
cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nơng Lâm, đã hết lịng giảng
dạy, truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích cả về chuyên môn và cuộc sống trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Hồi Nam – người đã tận tình
hướng dẫn, cho em những lời khuyên thật hữu ích, giúp đỡ và động viên em để em có
thể hồn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời em xin cảm ơn các anh chị trong ngân hàng TMCP Quân Đội, đã tạo
điều kiện thật tốt cho em có thể hồn thành tốt khóa thực tập của mình. Đặc biệt em
xin cám ơn anh Trịnh Văn Hải – giám đốc phòng giao dịch Võ Văn Tần đã cho em cơ
hội thực tập tại phòng giao dịch. Kế đến em muốn gửi lời cảm ơn chị Vũ Hải Hà –
chuyên viên quan hệ khách hàng đã trực tiếp chỉ dẫn em tiếp cận công việc thực tế.
Cảm ơn những người bạn đã cùng mình chia sẽ những vui buồn trong cuộc
sống, những khó khăn trong học tập, luôn sát cánh cùng nhau trong suốt quãng đời
sinh viên.

Xin chúc mọi người luôn mạnh khỏe, đạt được những ước mơ của mình và ln
thành cơng trong sự nghiệp và trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 6 năm 2012
Sinh viên
Huỳnh Thị Mộng Thu

iv


NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH THỊ MỘNG THU. Tháng 6 năm 2012. “Phân Tích Rủi Ro Tín
Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân
Đội - Chi Nhánh Sài Gòn”.
HUYNH THI MONG THU. June 2012. “Analyzing Credit Risk In Lending
Activity In Joint – Stock Commercial Banks Army – Sai Gon Branch”.
Khóa luận tìm hiểu về thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại
ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội – chi nhánh Sài Gịn. Cụ thể như phân tích
và đánh giá về tình hình hoạt động tín dụng, cơng tác quản lý rủi ro thơng qua tình
hình huy động vốn, tình hình dư nợ, nợ xấu của ngân hàng, các chính sách và quy trình
cho vay, các chính sách hạn chế- phịng ngừa- xử lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
Khóa luận áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi, dùng
phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay tại
ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội – chi nhánh Sài Gòn là rất tốt. Dư nợ của
ngân hàng hai năm qua có sự tăng trưởng liên tục, dư nợ cho vay năm sau cao hơn
năm trước. Nợ quá hạn ở ngân hàng ln được kiểm sốt ở mức thấp. Trên cơ sở đó
khóa luận đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện hơn nữa cơng tác quản lý rủi ro tín
dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội – chi
nhánh Sài Gòn.


v


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. xi
DANH MỤC PHỤ LỤC .............................................................................................. xii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề .......................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ........................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ........................................................................................2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................2


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................2

1.3.2.

Địa bàn nghiên cứu ..................................................................................2

1.3.3.

Thời gian nghiên cứu ...............................................................................2

1.4.

Cấu trúc khóa luận ..........................................................................................2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1.

Tổng quan về ngân hàng TMCP Quân Đội và chi nhánh Sài ........................4

2.1.1.
a)

Thông tin cơ bản .........................................................................................4

b)

Các mốc lịch sử và sự kiện quan trọng .......................................................5


2.1.2.

2.2.

Sơ lược về ngân hàng Quân Đội ..............................................................4

Giới thiệu về chi nhánh Sài Gịn ..............................................................8

a)

Q trình hình thành và phát triển ..............................................................8

b)

Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh Sài Gòn .........................................................8

c)

Nhiệm vụ phòng ban .................................................................................10

d)

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Sài Gòn .............................11
Vị thế cạnh tranh ngân hàng Quân Đội – chi nhánh Sài Gòn ......................11

vi


2.3.


Tầm nhìn và sứ mệnh ...................................................................................12

2.3.1.

Tầm nhìn ................................................................................................12

2.3.2.

Phương châm chiến lược .......................................................................12

2.3.3.

Giá trị cốt lõi ..........................................................................................12

2.4.

Định hướng phát triển năm 2012 của ngân hàng TMCP Quân Đội .............12

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................13
3.1.

Cơ sở lý luận .....................................................................................................13
3.1.1.

Tín dụng ngân hàng thương mại ............................................................13

a)

Khái quát về sự ra đời và phát triển của tín dụng .....................................13


b)

Bản chất và chức năng của tín dụng..........................................................14

c)

Vai trị của tín dụng ...................................................................................15

3.1.2.

Nghiệp vụ hoạt động ..............................................................................17

a)

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại ...............................17

b)

Hoạt động cho vay ngân hàng thương mại ...............................................17

3.1.3.

Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng .......................23

a)

Quan niệm về rủi ro trong cho vay............................................................23

b)


Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ................24

c)

Những thiệt hại của rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ...................29

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................30

3.2.1.

Phương pháp thống kê mô tả .................................................................30

a)

Thu thập số liệu .........................................................................................30

b)

Xử lý số liệu ..............................................................................................30

3.2.2.

Phương pháp so sánh .............................................................................30

3.2.3.

Phương pháp phân tích ..........................................................................31


a)

Các khái niệm ............................................................................................31

b)

Các chỉ tiêu đánh giá .................................................................................31

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................34
4.1.
Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Sài
Gòn qua 2 năm 2010 – 2011 .....................................................................................34
4.1.1.

Kết quả hoạt động kinh doanh ...............................................................34

vii


4.1.2.

Phân tích tình hình huy động vốn ..........................................................35

4.1.3.

Phân tích hoạt động cho vay ..................................................................39

a)


Tình hình dư nợ theo thời gian cho vay tại chi nhánh ..............................40

b)

Tình hình dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế.....................................41

c)

Tình hình dư nợ theo cơ cấu ngành kinh tế...............................................44

4.2.
Phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP
Quân Đội chi nhánh Sài Gịn 2010 – 2011 ...............................................................45
4.2.1.

Tình hình chất lượng tín dụng ...............................................................45

4.2.2.

Tình hình nợ q hạn .............................................................................49

4.2.3.

Mơ hình đo lường rủi ro tín dụng tại chi nhánh.....................................50

4.2.4.

Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh .....................51

4.2.5.


Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại chi nhánh ...................53

a)

Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan ............................................54

b)

Rủi ro do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng ...............................57

c)

Rủi ro do nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng .................................60

4.3.
Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng
TMCP Quân Đội – chi nhánh Sài Gòn......................................................................62
4.3.1.

Nâng cao chất lượng tín dụng ................................................................62

4.3.2.

Hồn thiện quy trình cấp tín dụng .........................................................62

4.3.3.

Nâng cao chun mơn và nghiệp vụ của cán bộ tín dụng .....................63


CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................65
5.1.

Kết luận.........................................................................................................65

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................66

5.2.1.

Kiến nghị với nhà nước .........................................................................66

5.2.2.

Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước ..................................................66

5.2.3.

Kiến nghị đối với chi nhánh Sài Gòn ....................................................66

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBNV


cán bộ nhân viên

CBTD

cán bộ tín dụng

DN

doanh nghiệp

DNNN

doanh nghiệp nhà nước

DKKD

đăng kí kinh doanh

MB

ngân hàng Quân Đội

NHTM

ngân hàng thương mại

NHNN

ngân hàng nhà nước


NHNN VN

ngân hàng nhà nước Việt Nam

NHTMCP

ngân hàng thương mại cổ phần

TCKT

tổ chức kinh tế

TCTC

tổ chức tài chính

TMCP

thương mại cổ phần

TNHH

trách nhiệm hữu hạn

TGKKH

tiền gửi khơng kỳ hạn

TGCKH


tiền gửi có kỳ hạn

TSĐB

tài sản đảm bảo

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Chi Nhánh Sài Gòn ..........................34 
Bảng 4.2. Cơ Cấu Vốn Của Chi Nhánh Sài Gòn Qua 2 Năm 2010 – 2011 ..................36 
Bảng 4.3. Tình Hình Huy Động Vốn Theo Loại Tiền Gửi ...........................................38 
Bảng 4.4. Tình Hình Dư Nợ Theo Thời Gian Cho Vay ................................................40 
Bảng 4.5. Tình Hình Dư Nợ Cho Vay Theo Thành Phần Kinh Tế ...............................41 
Bảng 4.6. Tình Hình Dư Nợ Cho Vay Theo Cơ Cấu Ngành Kinh Tế ..........................44 
Bảng 4.7. Đánh Giá Chất Lượng Tín Dụng Chi Nhánh Sài Gòn ..................................45 
Bảng 4.8. Bảng Tổng Hợp Phân Loại Nợ Tại Chi Nhánh 2010 – 2011 .......................49 
Bảng 4.9. Rủi Ro Tín Dụng Do Nguyên Nhân Khách Quan ........................................54 
Bảng 4.10. Rủi Ro Tín Dụng Do Nguyên Nhân Khách Hàng ......................................57 
Bảng 4.11. Rủi Ro Tín Dụng Do Nguyên Nhân Ngân Hàng ........................................60 

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức NHTMCP Qn Đội – Chi Nhánh Sài Gịn ............9 
Hình 3.1. Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại .......................................20 

Hình 4.1. Biểu Đồ Huy Động Vốn Từ Tiền Gửi Của Khách Hàng ..............................37
Hình 4.2. Biểu Đồ Dư Nợ Cho Vay Theo Thành Phần Kinh Tế ..................................42 
Hình 4.3. Biểu Đồ Hiệu Suất Sử Dụng Vốn Của Chi Nhánh........................................47

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi
Phụ lục 2. Quy trình cấp tín dụng NHTMCP Qn Đội – chi nhánh Sài Gịn
Phụ lục 3. Mơ hình đo lường rủi ro tín dụng bằng điểm số Z

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Vậy đã hơn 4 năm kể từ ngày 12/01/2007, Việt Nam chính thức là thành viên

thứ 150 của tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Nhìn lại thời gian qua, Việt Nam đã
có khơng ít cơ hội để phát triển và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế nhưng
bên cạnh đó cũng đối mặt khá nhiều khó khăn ở các lĩnh vực kinh doanh trong nước.
Đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, vì theo như cam kết với WTO thì từ
ngày 1/1/2011 các ngân hàng nước ngoài sẽ được đối xử bình đẳng như các ngân hàng
trong nước và theo lộ trình tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng vào năm 2015. Điều
này đã đặt ra những thách thức mới cho các ngân hàng Việt Nam, để có thể tồn tại và

phát triển bền vững ngân hàng thương mại, phải năng cao năng lực cạnh tranh, một
mặt không ngừng gia tăng các dịch vụ và mặt khác nâng cao năng lực quản trị trong đó
quản trị rủi ro được xem là quan trọng hàng đầu. “Hãy nói cho tơi biết bạn quản lý rủi
ro ra sao, tơi sẽ nói ngân hàng bạn thế nào” – câu nói của tiến sĩ S.L. Srinivasulu, chủ
tịch tập đoàn KESDEE Inc cho chúng ta thấy cơng tác quản lý rủi ro tín dụng là thước
đo chính xác nhất cho sự phát triển của ngân hàng trong tương lai. Hiện nay, hoạt động
cho vay chiếm hơn 80% thu nhập trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại, tuy nhiên nó cũng chính là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất.
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội là một ngân hàng lớn mạnh, có
kinh nghiệm và có uy tín trên thị trường tài chính trong và ngồi nước. Tuy vậy, với
mức độ cạnh tranh gay gắt như hiện nay giữa các ngân hàng thương mại, cùng với sự
biến động của thị trường tài chính trong khu vực và trên thế giới, ngân hàng Thương
Mại Cổ Phần Quân Đội nói chung và chi nhánh Sài Gịn nói riêng cũng đã và đang đối
mặt với những thách thức về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay. Sau một thời

1


gian thực tập tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội – chi nhánh Sài Gòn, trên
cơ sở những kiến thức đã được học ở trường và qua nghiên cứu tài liệu, kết hợp với
những kinh nghiệm thực tế thu được trong quá trình thực tập, em đã chọn đề tài “Phân
tích rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần
Quân Đội – chi nhánh Sài Gòn” làm luận văn tốt nghiệp đại học.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân
hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội – chi nhánh Sài Gịn để thấy rõ tình hình hoạt

động tín dụng trong 2 năm 2010-2011. Qua đó đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế
rủi ro cho ngân hàng trong hoạt động này.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

 Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội –
chi nhánh Sài Gòn trong 2 năm 2010 -2011.

 Phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng Thương Mại Cổ
Phần Quân Đội – chi nhánh Sài Gòn trong 2 năm 2010 - 2011.

 Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
tại ngân hàng.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là rủi ro trong hoạt động cho vay tại
ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội – chi nhánh Sài Gòn.
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội – chi
nhánh Sài Gòn.
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 5/ 2012.
1.4.

Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:

2



Chương 1

Mở Đầu

Đầu tiên nêu lên lý do chọn đề tài, đưa ra mục tiêu nghiên cứu và phạm vi
nghiên cứu của tồn khóa luận giúp người đọc nắm được nội dung của đề tài nghiên
cứu.
Chương 2

Tổng Quan Về Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội – chi

nhánh Sài Gịn
Giới thiệu về q trình hình thành và phát triển, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ
chức, vị thế cạnh tranh cùng với những với những định hướng phát triển trong tương
lai của ngân hàng.
Chương 3

Nội dung và Phương Pháp Nghiên Cứu

Chương này trình bày những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động tín dụng
ngân hàng thương mại và vấn đề về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay và những
phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận để đạt được mục tiêu chung.
Chương 4

Kết Quả Nghiên Cứu và Thảo Luận

Từ những số liệu thu thập được từ kết quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng mà
ta tiến hành phân tích những vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng, từ đó rút ra những

nhận xét đánh giá chung và những giải pháp nhằm hạn chế tình hình rủi ro tín dụng
trong hoạt động cho vay tại ngân hàng Quân Đội – chi nhánh Sài Gòn.
Chương 5

Kết Luận và Kiến Nghị

Từ những kết quả nghiên cứu ở chương 4, chương này tập trung nêu lên kết
luận và những kiến nghị với ngân hàng nhà nước và ngân hàng Quân Đội nhằm hạn
chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH SÀI GÒN
2.1.

Tổng quan về ngân hàng TMCP Quân Đội và chi nhánh Sài

2.1.1. Sơ lược về ngân hàng Quân Đội
a) Thông tin cơ bản
Tên ngân hàng:

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội

Tên tiếng anh:

Military Commercial Joint – Stock Bank


Tên viết tắt:

MB

Vốn điều lệ:

7.300 tỷ đồng

Trụ sở chính:

Số 03, đường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại:

(84 – 4) 6266 1088

Fax:

(84 – 4) 6266 1080

Website:

www.mbbank.com.vn

Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0100283873 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà
Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 30/09/1994, thay đổi lần thứ 29 ngày 27/06/2011 và
giấy phép số 0054/NH-GP ngày 14 tháng 9 năm 1994 kèm theo Quyết định 194/QĐNH5 ngày 14 tháng 9 năm 1994 của NHNN VN.
Ngành nghề kinh doanh:

 Kinh doanh ngân hàng theo các quy định của thống đốc NHNNVN

 Cung cấp sản phẩm phái sinh theo quy định của pháp luật
 Đại lý bảo hiểm và các dịch vụ liên quan khác theo quy định của pháp luật
 Mua bán, gia công, chế tác vàng
 Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngân hàng chỉ kinh doanh khi
có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

4


b) Các mốc lịch sử và sự kiện quan trọng

 Năm 1994
MB được thành lập, vốn điều lệ 20 tỷ đồng và bắt đầu cung cấp tài chính cho
một số doanh nghiệp quân đội.

 Năm 2000
MB vượt qua khuôn khổ của một ngân hàng, từng bước lớn mạnh thành một tập
đồn bắt đầu bằng việc thành lập hai cơng ty thành viên là cơng ty TNHH Chứng
khốn Thăng Long, hiện nay là Cơng ty cổ phần Chứng Khốn Thăng Long (TLS) và
công ty Quản Lý Nợ và khai thác tài sản Ngân Hàng Quân Đội (AMC) nhằm đa dạng
hóa dịch vụ, hướng tới mơ hình một tổ chức tài chính đa năng và hiện đại.

 Năm 2003
Sau 7 năm kinh doanh hiệu quả (1994 – 2002) MB quyết định cải tổ để phát
triển nhanh, mạnh, bền vững theo đề án cải tổ MB. Vì vậy MB đã cùng với cơng ty tư
vấn nước ngoài xây dựng chiến lược 2004 – 2008, với tầm nhìn 2015.

 Năm 2004
MB với hệ thống quản trị kinh doanh và tài chính minh bạch, hoạt động có hiểu
quả mạnh dạn đi tiên phong trở thành NHTMCP đầu tiên phát hành cổ phần thông qua

bán đấu giá ra công chúng với tổng mệnh giá là 20 tỷ đồng.
MB tiếp tục tiến xa hơn nữa bằng việc thực hiện dự án tái cấu trúc mơ hình tổ
chức giai đoạn 2004 – 2008, chuyển đổi theo hướng tách biệt hoạt động quản lý và
kinh doanh mục tiêu hướng tới khách hàng và từng bước hồn thiện quy trình, thể chế
đáp ứng tốt nhất hoạt động của một công ty đại chúng.
MB tham gia vào thị trường thẻ Active Plus đầy tiềm năng bằng việc phát hành
thẻ ghi nợ trong khi chủ thẻ được bảo hiểm an toàn cá nhân với số tiền tương đối lớn,
hàng chục triệu đồng.

 Năm 2005
MB tiến hành ký kết thỏa thuận ba bên với Vietcombank và Tập đồn viễn
thơng Qn Đội ( Viettel) về việc thanh tốn cước viễn thơng của Viettel và thỏa thuận

5


hợp tác với Citibank việc kí hợp tác có chiến lược này cho phép MB tiếp cận được
nhiều khách hàng hơn, phục vụ khách hàng nhanh chóng hơn.

 Năm 2006
MB tiếp tục được mở rộng bằng việc thành lập công ty Quản lý Quỹ Đầu Tư
Chứng Khoán Hà Nội (HFM) nay là công ty Quản lý Quỹ Đầu Tư MB (MB Capital)
nhằm tối ưu hóa nguồn vốn đầu tư đồng thời tăng cường năng lực quản trị rủi ro thông
qua việc hợp tác với tổ chức hợp tác và phát triển Quốc tế của Thủy Điển (CIDA).
Triển khai thành công dự án hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin nhằm tăng sức
mạnh cạnh tranh và mang lại cho khách hàng những tiện ích ngân hàng tốt nhất bằng
phần mềm của tập đồn Temenos (Thủy Sĩ).
Phát hành thành cơng 220 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi với kỳ hạn 5 năm.
MB đã cho ra mắt dịch vụ Mobile Banking và Internet Banking


 Năm 2007
Tiếp nối tiến trình hiện đại hóa hệ thống công nghệ của ngân hàng, năm 2007,
MB triển khai thành công hệ thống Core Banking T24, phát hành thành công 1000 tỷ
đồng trái phiếu chuyển đổi với kỳ hạn 2 năm.
MB cũng đồng thời đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh thông qua việc hợp tác chiến
lược với các đối tác lớn trên cả nước như Vietcombank, Sacombank, Tổng công ty lắp
máy Việt Nam (LILAMA).

 Năm 2008
Tái cấu trúc lại Mơ hình tổ chức, hồn thiện và triển khai chiến lược nhân sự
theo mơ hình tổ chức giai đoạn từ 2008 – 2012. Tập đồn Viễn thơng Qn Đội
(Viettel) trở thành cổ đông chiến lược và MB tăng vốn điều lệ lên 3.400 tỷ đồng tăng
cường năng lực tài chính của ngân hàng thêm một bước nữa. Hệ thống các điểm giao
dịch của MB đã được nâng lên con số 90.
Bắt đầu mở rộng việc cung cấp dịch vụ cho một phân khúc thị trường rộng lớn
và tiềm năng là doanh nghiệp vừa và nhỏ của khu vực tư nhân bằng việc thông qua các
hợp đồng thỏa thuận hợp tác toàn diện với nhiều các đối tác quan trọng trong đó có:

6


Liên hiệp hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (Dona Coop),
công ty cổ phần An Phú Long, Tổng cơng ty Viễn Thơng tồn cầu (GTel), cơng ty
TNHH Phú Thái, Tập Đoàn Mai Linh …
MB liên tục nhận được nhiều giải thưởng như Thương hiệu chứng khoán uy tín
lần thứ IV liên tiếp, thương hiệu mạnh Việt Nam, nhận bằng khen của Thủ Tướng
Chính Phủ vì những thành tích xuất sắc trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế
vĩ mô. MB là ngân hàng cổ phần đầu tiên hoàn thành việc xây dựng hệ thống xếp hạn
tín dụng nội bộ và được NHNN VN phê duyệt.


 Năm 2009
MB hoàn thành việc tăng mức vốn điều lệ lên 5.300 tỷ đồng, nâng tổng điểm số
giao dịch của MB lên 103 điểm. Đồng thời, tăng cường phục vụ các tập đồn kinh tế
lớn : Tổng cơng ty Than Khốn Sản Việt Nam (TKV), Tập đồn dầu khí Quốc Gia
Việt Nam (PVN) , Tập đồn Viễn Thơng Qn Đội Viettel. Ngân hàng cho ra mắt
trung tâm dịch vụ khách hàng 247, tăng cường hiện đại hóa và gia tăng dịch vụ tiện ích
với 3 dịch vụ chính là tài khoản BankPlus, thẻ BankPlus, Mobile BankPlus.
MB nhận được nhiều giải thưởng quan trọng trong nước do các cơ quan, tổ
chức có uy tín trao tặng như hn chương lao động hạng 3, cờ thi đua của Ủy Ban
Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, thương hiệu chứng khốn uy tín, top 500 doanh nghiệp
lớn nhất Việt Nam, top 200 sản phẩm Tin & Dùng. Cuối năm 2009, MB nhận chứng
chỉ ISO 9001 – 2008.

 Năm 2010
MB đánh dấu một giai đoạn phát triển mới với những thành công mới, vững
vàng ở vị trí là một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. MB được tổ chức
xếp hạn uy tín thế giới đánh giá và xếp hạng MB ở mức E+, mức xếp hạng tín nhiệm
cao nhất đối với các ngân hàng Việt Nam.
Trong năm 2010, ngân hàng TMCP Quân Đội chính thức khai trươn hoạt động
chi nhánh tại Lào – chi nhánh đầu tiên của MB tại nước ngoài, đánh dấu bước mở rộng
đầu tư ra nước ngoài của MB.

7


 Năm 2011
Có thể khẳng định rằng năm 2011 là năm mà MB gặt hái được nhiều thành
công nhất. Điều này được minh chứng qua những giải thưởng như Top 500 Doanh
nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, Giải Tin và Dùng năm 2011, Top 20 những
thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam. Đặc biệt, MB nhận giải thưởng thanh toán quốc

tế xuất sắc do HSBC trao tặng.
2.1.2. Giới thiệu về chi nhánh Sài Gịn
a) Q trình hình thành và phát triển
Chi nhánh Sài Gịn có văn phịng tại số 172 – Hai Bà Trưng – P. Đa Kao – Quận 1 –
Thành Phố Hồ Chí Minh, được thành lập vào năm 2009. Đây là một trong những chi
nhánh miền Nam hoạt động có hiệu quả của ngân hàng Quân Đội. Sau 4 năm đi vào
hoạt động, chi nhánh đã từng bước khẳng định vị trí thương hiệu của mình. Để có
được kết quả đó là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của ban quản trị cùng với nỗ lực phấn
đầu toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh Sài Gòn, với mong muốn đem đến sản phẩm
dịch vụ ngân hàng tốt nhất đáp ứng nhu cầu khách hàng.
b) Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh Sài Gòn

8


Hình 2.1.Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức NHTMCP Quân Đội – Chi Nhánh Sài Gịn

PHỊNG

PHỊNG

PHỊNG

KẾ

KẾ

SME

GIAO


CIB

TỐN

TỐN

DỊCH

TÀI

VỤ

CHÍNH

DỊCH

KẾ TỐN

P. QUAN HỆ

GIAO DỊCH

KHÁCH HÀNG
Nguồn: phịng hành chính nhân sự

9


c) Nhiệm vụ phòng ban


 Ban giám đốc
Điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi
hoạt động của chi nhánh do hội sở quy định.
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thơng tin phản hồi từ các
phịng ban.

 Phịng quản lý tín dụng
Trực tiếp cơng tác thẩm định, tái thẩm định theo quy định của NN và các quy
trình nghiệp vụ có liên quan đối với các khoản vay,bảo lãnh, đánh giá tài sản đảm bảo,
có ý kiến độc lập về quyết định cấp tín dụng, phê duyệt khoản vay, bảo lãnh khách
hàng.
Tham gia ý kiến về chính sách tín dụng của chi nhánh, quy trình tín dụng, quy
trình quản lý rủi ro, quản lý thông tin, và lập các báo cáo về cơng tác tín dụng.

 Phịng hành chính nhân sự
Trực tiếp thực hiện cơng tác quản lý hồ sơ thông tin cán bộ nhân viên, chế độ
tiền lương, chế độ bảo hiểm.

 Phòng kinh doanh
Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ huy động vốn và cho vay theo đúng quy định của
NHNN và quy định cụ thể của NH TMCP Quân Đội.
Tham mưu đề xuất với giám đốc chi nhánh xây dựng quy trình tín dụng phù
hợp với điều kiện của chi nhánh.
Thực hiện chính sách marketing sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm đáp ứng
nhu cầu khách hàng.
Tư vấn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ ngân
hàng.

 Phịng kế tốn dịch vụ khách hàng

Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị những sản phẩm
dịch vụ và hạch tốn kế tốn những nghiệp vụ có liên quan.
Đề xuất tham mưu với giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển sản phẩm dịch
vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch.

10


d) Lĩnh vực hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Sài Gòn

 Huy động vốn
 Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn và khơng kỳ hạn của tất cả các cá
nhân và tổ chức bằng VND và ngoại tệ.
 Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng và các hình thức huy
động khác theo quy định của NH TMCP Quân Đội.

 Hoạt động cho vay
 Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các cá nhân, tổ chức thuộc mọi
thành phần kinh tế để phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, trên cơ sở tính
chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng.
 Cho vay chiết khấu thương phiếu trái phiếu, thẻ tiết kiệm và các giấy tờ có giá
khác.

 Thực hiện nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền cho tất cả khách hàng trong và
ngoài nước.

 Thực hiện các nghiệp vụ tư vấn, bảo hiểm và các dịch vụ ngân hàng khác
được NHNN cho phép.
2.2.


Vị thế cạnh tranh ngân hàng Quân Đội – chi nhánh Sài Gòn

Trải qua 17 năm xây dựng và phát triển, MB đã khẳng định vững chắc vị thế của
một trong các ngân hàng TMCP lớn của Việt Nam, tạo dựng được niềm tin với khách
hàng. Đạt được những kết quả ấn tượng trên đó là do MB đã tận dụng triệt để những
thế mạnh của mình.
Trong nhiều năm qua, MB Sài Gịn ln nhận được sự quan tâm hỗ trợ kịp thời của
ban lãnh đạo ngân hàng và các phòng ban hội sở, cũng như sự hỗ trợ và tạo điều kiện
thuận lợi cho các cấp chính quyền địa phương. Sự đồn kết và nhiệt huyết của cán bộ
nhân viên đã tạo nên sức mạnh tập thể hướng đến mục tiêu chung là cùng nhau chung
sức xây dựng một chi nhánh vững mạnh về mọi mặt. đội ngũ CBNV trẻ - năng động
cùng kỹ năng chuyên nghiệp, kiến thức vững vàng về sản phẩm và dịch vụ của ngân
hàng, sẵn sàng phục vụ hết lịng vì khách hàng nên đã xây dựng được niềm tin và sự
tín nhiệm của khách hàng đến giao dịch.

11


2.3.

Tầm nhìn và sứ mệnh

2.3.1. Tầm nhìn
MB phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng tốt nhất Việt Nam, hướng tới
vị trí trong nhóm top 3, với định hướng là một ngân hàng cộng đồng, có đội ngũ nhân
viên thân thiện và điểm giao dịch thuận lợi.
2.3.2. Phương châm chiến lược
Phương châm chiến lược: tăng trưởng mạnh, tạo ra sự khác biệt và bền vững bằng
văn hóa kỷ luật, đội ngũ nhân sự tinh thông nghiệp vụ.
2.3.3. Giá trị cốt lõi

Giá trị của MB không nằm ở tài sản mà ở giá trị tinh thần, mà mỗi thành viên MB
luôn coi trong và phát huy 6 giá trị:
 Tin cậy
 Hợp tác
 Chăm sóc khách hàng
 Sáng tạo
 Chuyên nghiệp
 Hiệu quả
2.4.

Định hướng phát triển năm 2012 của ngân hàng TMCP Quân Đội
Nhìn thấy trước những cơ hội phát triển cũng như những thách thức khó khăn,

MB đã xây dựng một chiến lược phát triển toàn diện. Với tầm nhìn trở thành một trong
ba ngân hàng cổ phần hàng đầu tại Việt Nam trong mọi khía cạnh.
Phương châm phát triển năm 2012 của MB là tăng trưởng nhanh, bền vững và
tạo ra sự khác biệt bằng văn hóa doanh nghiệp mạnh, đội ngũ nhân sự tinh thông
nghiệp vụ, cam kết cao và được tổ chức khoa học.
Chiến lược phát triển năm 2012 của MB được xây dựng trên định hướng trở
thành một ngân hàng thuận tiện cho mọi phân khúc khách hàng:
Ngân hàng cộng đồng với phân khúc khách hàng cá nhân và SME
Ngân hàng chuyên nghiệp phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và lớn
Ngân hàng thuận tiện trong giao dịch trong mọi phân khúc khách hàng.

12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1.

Cơ sở lý luận

3.1.1. Tín dụng ngân hàng thương mại
a) Khái quát về sự ra đời và phát triển của tín dụng
Tín dụng là một trong những quan hệ xã hội hình thành từ rất sớm gắn liền với sự
ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa. Cơ sở hình thành và ra đời của tín dụng,
trước hết, xuất phát từ nhu cầu bù đắp thiếu hụt tiền bạc trong sản xuất kinh doanh và
trong cuộc sống.Vậy tín dụng là gì?
Tín dụng, theo tiếng Latinh gọi là creditium, theo tiếng Anh gọi là credit, có nghĩa
là sự tin tưởng và tín nhiệm. Theo ngơn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng có nghĩa là
sự vay mượn. Về mặt tài chính, tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn
từ người sở hữu sang người sử dụng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi
phí nhất định. Một quan hệ được xem là quan hệ tín dụng khi nào chứa đựng đầy đủ ba
nội dung:

 Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử
dụng.

 Sự chuyển nhượng này có thời hạn.
 Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
Nếu thiếu một trong những nội dung trên thì khơng cịn là quan hệ tín dụng nữa.
Chẳng hạn, trong ba nội dung trên, nếu chúng ta bỏ bớt đi nội dung thứ ba thì quan hệ
khơng cịn là quan hệ cho vay mà chỉ là quan hệ cho mượn, vì khơng có chi phí có
nghĩa là khơng có kèm theo lãi. Nếu thiếu cả nội dung thứ hai thì quan hệ cũng khơng
phải là quan hệ cho vay hay quan hệ cho mượn mà là cho ln. Cịn nếu thiếu cả nội

13



×