Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KÊNH PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BECAMEX BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

HUỲNH XUÂN THƯ

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KÊNH PHÂN PHỐI DƯỢC
PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM
BECAMEX BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố, Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

HUỲNH XUÂN THƯ

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KÊNH PHÂN PHỐI DƯỢC
PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM
BECAMEX BÌNH DƯƠNG

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. LÊ ÁNH TUYẾT

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 6/2012


Hội đồng báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
KÊNH PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM
BECAMEX BÌNH DƯƠNG” do HUỲNH XUÂN THƯ, sinh viên khoá 34 ngành
Quản Trị Kinh Doanh đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày ____/_____/______.

Th.s Lê Ánh Tuyết
Người hướng dẫn

____________________________
Ngày ……tháng …….năm 2012

Chủ tịch Hội Đồng chấm báo cáo

Thư ký Hội Đồng chấm báo cáo

_________________________

____________________________

Ngày…..tháng……năm 2012

Ngày……tháng……năm 2012


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, trước hết con xin bày tỏ lòng biết ơn

sâu sắc đến Ba, Mẹ, Anh chị em trong gia đình đã nuôi nấng, dạy dỗ và ủng hộ để con
có được như ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo, đặc biệt là Quý thầy cô Khoa
Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt những
kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đó
sẽ là hành trang vững chắc cho em bước vào đời.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Lê Ánh Tuyết, người đã tận tình
giảng dạy, chỉ bảo và hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Quý lãnh đạo công ty Cổ phần Becamex
Pharma, đặc biệt là chú Hiếu, chú Thanh, anh Thắng cùng tất cả các anh chị tại các
phòng ban công ty đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại công ty.
Tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người luôn bên cạnh giúp đỡ khi tôi gặp
khó khăn, cũng như đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả mọi người, những người đã động viên, giúp đỡ
tôi hay thậm chí cho tôi những bài học để từ đó giúp tôi trưởng thành hơn trong cuộc
sống.
Tôi luôn ghi nhận những giá trị cao quý đó bằng lòng biết ơn vô hạn và kính
chúc mọi người được nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 6 năm 2012
Sinh viên
Huỳnh Xuân Thư


NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH XUÂN THƯ, Tháng 6 năm 2012. “Đánh Giá Hoạt Động Kênh Phân Phối
Dược Phẩm tại Công Ty Cổ Phần Dược Becamex Pharma Bình Dương”
HUYNH XUAN THU, June 2012. “Evaluating The Activity of Pharmaceutical
Distribution Channel of Becamex Pharma Join Stock Company Binh Duong”.
Khóa luận tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kênh phân phối;
đồng thời kết hợp với tìm hiểu mức độ hài lòng của khách hàng về hoạt động kênh

phân phối của công ty, đồng thời nhận ra những hạn chế của kênh. Từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa kênh phân phối dựa trên những thế mạnh và
định hướng phát triển của công ty.
Khóa luận đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp bao gồm các báo
cáo kết quả kinh doanh, thông tin về hoạt động phân phối của công ty được thu thập từ
các phòng ban có liên quan, các thông tin về các khách hàng trên địa bàn Bình Dương
được thu thập qua kết quả điều tra với bảng câu hỏi có sẵn. Các phương pháp phân
tích, so sánh và thống kê mô tả cũng được sử dụng trong bài viết.
Kết quả đánh giá cho thấy hệ thống phân phối của Công ty Cổ phần dược
Becamex Pharma hoạt động khá tốt, đáp ứng hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Doanh
thu của công ty thông qua hoạt động phân phối ngày càng đi lên chứng tỏ mạng lưới
kênh đã đi đúng hướng. Tuy nhiên bề rộng mạng lưới của kênh phân phối chỉ bao quát
trong phạm vi trong tỉnh. Cần khai thác triệt để hơn và mở rộng hơn nữa hệ thống phân
phối ra các tỉnh lân cận. Ngoài ra cần chú trọng hơn các chiến lược xúc tiến bán hàng,
đưa hình ảnh sản phẩm công ty đến với người tiêu dùng nhiều hơn.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii 

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii 

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix 


CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU



1.1. Đặt vấn đề



1.2. Mục tiêu nghiên cứu



1.2.1. Mục tiêu chung



1.2.2. Mục tiêu cụ thể



1.3. Phạm vi nghiên cứu



1.4. Cấu trúc khóa luận gồm 5 chương



CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN




2.1. Tổng quan về công ty cổ phần dược Bercamex Pharma



2.1.1. Giới thiệu khái quát công ty



2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển



2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh



2.1.4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý



2.1.5. Quy trình sản xuất của công ty

10 

2.1.6. Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp khác trong ngành

10 


2.1.7. Định hướng phát triển công ty

11 

2.1.8. Sơ lược kết quả kinh doanh của công ty

12 

2.2. Tổng quan về thị trường dược phẩm Việt Nam

14 

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

19 
19 

3.1.1. Khái niệm phân phối

19 

3.1.2. Khái niệm kênh phân phối

19 

3.1.3. Vai trò của phân phối trong hoạt động Marketing

20 


3.1.4. Chức năng kênh phân phối

21 

3.1.5. Các thành viên trong kênh phân phối

22 

v


3.1.6. Cấu trúc và tổ chức hoạt động của hệ thống phân phối
3.2. Phương pháp nghiên cứu

24 
26 

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

26 

3.2.2. Phương pháp phân tích

27 

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kênh phân phối của công ty

28 
28 


4.1.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

28 

4.1.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô

33 

4.2. Đánh giá chung hoạt động Marketing của công ty

36 

4.2.1. Chính sách sản phẩm của công ty

36 

4.2.2. Về chính sách xúc tiến của công ty

40 

4.2.3. Về chính sách giá

41 

4.2.4. Về chính sách phân phối của công ty

42 

4.3. Đánh giá hoạt động kênh phân phối của công ty


43 

4.3.1. Cấu trúc và tổ chức hoạt động trong kênh phân phối của công ty

43 

4.3.2. Quy mô hệ thống kênh phân phối của công ty

44 

4.3.3. Các chính sách cho các trung gian phân phối của công ty

45 

4.3.4. Hệ thống thông tin phục vụ kênh phân phối của công ty

49 

4.3.5. Doanh thu bán hàng qua các kênh phân phối của công ty

51 

4.4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối dược phẩm cho các nhà thuốc
tại Bình Dương

52 

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


54 

5.1. Kết luận

54 

5.2. Kiến nghị

55 

5.2.1. Đối với công ty

55 

5.2.2. Đối với Nhà nước

57 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

58 

PHỤ LỤC  

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CB CNV


Cán bộ công nhân viên

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

ĐVT

Đơn vị tính

GMP

Thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing Practice)

WHO

Tổ chứ y tế thế giới (World Health Organisation)

R&D

Nghiên cứu và phát triển (Research & Development)

PTTH

Phân tích tổng hợp

SXKD

Sản xuất kinh doanh


TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTTH

Tính toán tổng hợp

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization)

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Năm 2010 và Năm 2011

12 

Bảng 2.2. Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty

13 

Bảng 4.1. Tình Hình Kinh Tế tỉnh Bình Dương Năm 2010 So với Năm 2005

30 

Bảng 4.2. Cơ Cấu Lao Động Trong Công Ty Năm 2011


35 

Bảng 4.3. Kết Quả Điều Tra Mức Độ Hài Lòng Của Khách Hàng Về Các Chỉ Tiêu
Đánh Giá Công Ty

37 

Bảng 4.4. Cơ Cấu Chi Phí Bán Hàng

40 

Bảng 4.5. Bảng Doanh Thu Bán Hàng Qua Các Kênh Phân Phối

51 

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Toàn Cảnh Công Ty Cổ Phần Dược Becamex Pharma



Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty



Hình 2.3. Quy Trình Sản Xuất Dược Phẩm Tại Công Ty

10 


Hình 3.1. Cấu Trúc Hệ Thống Phân Phối

24 

Hình 4.1. Tỷ Lệ (%) Lao Động Của Công Ty Năm 2011

35 

Hình 4.2. Tỷ Lệ Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Sản
Phẩm Của Công Ty

38 

Hình 4.3. Hình Ảnh Một Số Sản Phẩm Của Công Ty Becamex Pharma

39 

Hình 4.4. Tỷ Lệ Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Khách Hàng Về Giá Sản Phẩm Của
Công Ty

42 

Hình 4.5. Tỷ Lệ Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Khách Hàng Về Mẫu Mã Của Sản
Phẩm Của Công Ty

43 

Hình 4.6. Sơ Đồ Cấu Trúc Kênh Phân Phối Sản Phẩm Của Becamex Pharma


44 

Hình 4.7. Tỷ Lệ Doanh Thu Từng Khu Vực Của Công Ty

45 

Hình 4.8. Tỷ Lệ Đánh Giá Của Khách Hàng Về Quy Trình Mua Hàng

46 

Hình 4.9. Tỷ Lệ Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Khách Hàng Về Thời Gian Giao
Hàng Của Công Ty

47 

Hình 4.10. Tỷ Lệ Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Khách Hàng Về Hình Thức Thanh
Toán

48 

Hình 4.11. Tỷ Lệ Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Khách Hàng Về Dịch Vụ Hậu Mãi
Của Công Ty

49 

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu thăm dò ý kiến khách hàng


x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, tạo được lợi thế
cạnh tranh ngày càng khó, duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài lại còn khó hơn nhiều. Phát
triển các chiến lược marketing thành công trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày
nay là một công việc khó khăn phức tạp. Việc đạt được lợi thế so với đối thủ về tính
ưu việt của sản phẩm ngày càng khó. Các chiến lược cắt giảm giá không chỉ nhanh
chóng và dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh bắt chước mà còn dẫn đến sự giảm sút lợi
nhuận. Các chiến dịch quảng cáo và xúc tiến sáng tạo thường chỉ có kết quả trong
ngắn hạn, chi phí cao và cũng dễ mất tác dụng trong dài hạn. Vì vậy dễ hiểu là các nhà
quản trị marketing ở các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều muốn tìm ra một công cụ
marketing phù hợp nhất để các chiến lược marketing đạt kết quả cao trong dài hạn. Có
thể đã đến lúc họ phải tập trung sự chú ý nhiều hơn vào các kênh phân phối và xem đó
như là một cơ sở cho sự cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường. Ngày càng nhiều công
ty thấy rằng để kinh doanh thành công, không chỉ cần cung cấp sản phẩm và dịch vụ
tốt hơn đối thủ cạnh tranh mà còn phải làm cho chúng có mặt ở đúng địa điểm, thời
gian và theo phương thức mà người tiêu dùng mong muốn. Chỉ có qua tổ chức và quản
lý mạng lưới kênh phân phối một cách khoa học thì những khả năng này mới được
thực hiện.
Hiện nay, hệ thống phân phối thuốc ở Việt Nam có rất nhiều công ty với quá
nhiều tầng cấp tham gia, việc phân phối cũng rắc rối khi ai cũng có thể phân phối cho
nhau. Nhiều nhà sản xuất tự đi phân phối thuốc cho bệnh viện, các công ty phân phối
thuốc cho nhau, các trung tâm phân phối có thể đưa trực tiếp đến đại lý thuốc hoặc
bệnh viện; các đại lý cũng làm công việc phân phối thuốc cho đại lý khác và các nhà
thuốc. Đường đi của thuốc từ nhà sản xuất tới người sử dụng phải đi qua không ít công


1


ty trung gian, nhiều khâu lòng vòng. Do vậy giá thành đến tay người tay sử dụng tăng
cao và việc kiểm soát chất lượng thuốc trong khâu bảo quản và phân phối còn rất khó.
Khi Việt Nam mở cửa, các công ty dược phẩm đa quốc gia nhanh chóng nhảy
vào Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường. Việc ngày càng có nhiều công ty tham gia vào
lĩnh vực phân phối dược phẩm, bên cạnh nhiều tác động tích cực, cũng làm cho hệ
thống này ngày càng phức tạp. Becamex Pharma cũng không nằm ngoài phạm vi ảnh
hưởng của những thay đổi này. Với thương hiệu còn non trẻ chưa được nhiều người
tiêu dùng biết đến, mạng lưới kênh phân phối vẫn còn nhỏ hẹp, sự cạnh tranh gay gắt
và mạnh mẽ của những công ty dược phẩm lâu năm và các công ty dược phẩm nước
ngoài đã gây ra không ít khó khăn cho công ty Becamex Pharma. Vì vậy công ty
Becamex Pharma cần thường xuyên nghiên cứu, nắm rõ tình hình hoạt động của kênh
phân phối kết hợp với việc đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối. Đây là
điều hết sức cần thiết, không những nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh, giữ
vững và mợ rộng thị trường của công ty mà còn đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng lúc,
đúng nơi, đảm bảo cho người tiêu dùng có thể mua hàng hóa với điều kiện thuận lợi
nhất.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kênh phân phối; đồng thời kết hợp với
tìm hiểu mức độ hài lòng của khách hàng về hoạt động kênh phân phối của công ty,
đồng thời nhận ra những hạn chế của kênh. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện hơn nữa kênh phân phối dựa trên những thế mạnh và định hướng phát triển của
công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể



Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phân phối của công ty.



Đánh giá chung về hoạt động marketing của công ty;



Đánh giá hoạt động trong công tác quản lý kênh phân phối của công ty;



Từ những hạn chế trong công tác quản lý kênh đề xuất một số giải pháp nhằm

hoàn thiện kênh phân phối dược phẩm của công ty.

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại phòng kế hoạch kinh doanh

của công ty Cổ phần dược Becamex Pharma


Phạm vi thời gian: số liệu nghiên cứu được giới hạn trong 2 năm tài chính 2010

và 2011



Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012

1.4. Cấu trúc khóa luận gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Chương này nêu lên các vấn đề: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm
vi nghiên cứu (thời gian, địa bàn và đối tượng nghiên cứu), cấu trúc của khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Chương này bao gồm phần tổng quan về tài liệu nghiên cứu, tổng quan về công
ty nghiên cứu bao gồm việc giới thiệu chung về công ty, lịch sử hình thành và phát
triển của công ty. Nêu lên nhận định chung về thị trường dược phẩm Việt Nam hiện
nay.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu bao gồm những lý thuyết có liên quan đến đề tài: các khái
niệm cơ bản về phân phối, kênh phân phối, bản chất, vai trò, chức năng, phân loại
kênh phân phối, các thành viên trong hệ thống phân phối, cấu trúc và tổ chức hoạt
động của kênh phân phối. Ngoài ra còn có những dòng lưu chuyển trong kênh phân
phối và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống phân phối. Các phương
pháp nghiên cứu của đề tài cũng được trình bày trong chương này.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Giới thiệu khái quát về hệ thống phân phối nói chung và kênh phân phối dược
phẩm cho nhà thuốc nói riêng của công ty. Phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, phân
tích điểm mạnh, điểm yếu liên quan đến kênh phân phối và đưa ra những kết quả đạt
được trong nghiên cứu. Đồng thời thảo luận để đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện
kênh phân phối dược phẩm cho nhà thuốc tại Bình Dương của công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này trình bày những kết quả chính mà khóa luận đã đạt được trong quá
trình thực hiện khóa luận là những nội dung đã thực hiện và phân tích trong chương 4,
3



các ý nghĩa được rút ra từ các kết quả này. Chương này cũng nêu lên những mặt đạt và
những hạn chế của khóa luận để giúp những người nghiên cứu tương tự sau này tiếp
tục giải quyết. Trên cơ sở các kết quả đã đạt được sẽ đề ra các kiến nghị có liên quan.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần dược Bercamex Pharma
Hình 2.1. Toàn Cảnh Công Ty Cổ Phần Dược Becamex Pharma

Nguồn: Becamexpharma.com.vn
2.1.1. Giới thiệu khái quát công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần dược Becamex Pharma
Trụ sở:

NA6, Khu công nghiệp Mỹ Phước 2, Bến Cát, Bình Dương

Điện thoại:

0650 3553326 – 0650 3553327

Email:



Giấy đăng ký kinh doanh số: 4603000202 do Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Bình

Dương cấp ngày 21/02/2008
Mã số thuế: 3700683163
Vốn điều lệ: 40.400.000.000 đồng
Chủ tịch hội đồng quản trị: Phạm Ngọc Thuận

5


2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Dược BECAMEX, tiền thân là công ty Dược phẩm tỉnh Sông Bé, là
doanh nghiệp nhà nước được thành lập trên cơ sở tiếp quản từ sau ngày miền Nam
hoàn toàn giải phóng nhằm phục vụ nhu cầu thuốc chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh.
Năm 1992, Nghị định 338/HDBT ban hành quy chế thành lập và giải thể Doanh
nghiệp nhà nước, căn cứ vào nghị định này UBND tỉnh Sông Bé ký quyết định số 25
và số 26/QDUB ngày 23/03/1991 với nội dung giải thể các công ty dược cấp III
huyện, thị và nhập thành công ty Dược phẩm tỉnh Sông Bé là công ty dược duy nhất
tại tỉnh.
Song song với việc thay đổi cơ cấu tổ chức, với chủ trương đăng ký lại doanh
nghiệp trong tổng thể toàn xã hội, UBND tỉnh Sông Bé đã ký giấy phép số 132 ngày
14/11/1992 và giấy phép kinh doanh số 103734 ngày 08/12/1992 chính thức thành lập
công ty Dược Vật tư Y tế Sông Bé.
Ngày 10/11/2004, UBND tỉnh Bình Dương ra quyết định số 155/2004/QD-UB
về việc sáp nhập Công ty cổ phần dược và vật tư y tế Bình Dương vào công ty đầu tư
và phát triển công nghiệp (Becamex IDC) và quyết định số 30/QĐUB ngày
07/01/2005 về việc thành lập công ty Dược và Vật tư Y tế Bình Dương trực thuộc
công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp (Becamex IDC).
Ngày 29/12/2005 Công ty chính thức chuyển thể thành Công ty cổ phần với tên
gọi là Công ty CP Dược và vật tư y tế Bình Dương với vốn điều lệ là 15 tỷ đồng. Với
chức năng sản xuất và kinh doanh dược phẩm, vật tư y tế, kinh doanh mỹ phẩm.
Đầu năm 2007, công ty khởi công xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm đạt

tiêu chuẩn GMP-WHO tại khu công nghiệp Mỹ Phước 2, huyện Bến Cát, tỉnh Bình
Dương, hoàn thành vào cuối năm 2008 và tiến hành đi vào hoạt động. Công ty đã đổi
tên Công ty Cổ phần Dược Vật Tư Y Tế Bình Dương thành Công ty Cổ Phần Dược
Becamex.
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh
Hiện nay, công ty đã được Cục quản lý dược- Bộ y tế cấp số đăng ký sản xuất
và lưu hành 25 mặt hàng và đang sản xuất các chủng loại như sau:
o Thuốc giảm đau – hạ sốt
o Thuốc Vitamin – khoáng chất
6


o Thuốc kháng Histamin
o Thuốc kháng viêm Steriod
o Thuốc kháng sinh
o Thuốc giải độc gan
o Thuốc chữa trị ho
o Thuốc dùng ngoài
Các nhóm sản phẩm trên được sản xuất dưới dạng: viên nén, viên bao phim,
viên nang cứng, thuốc bột đóng gói, thực phẩm chức năng… Với nhiều quy cách đóng
gói khác nhau như đóng chai, ép vỹ, ép gói… Mẫu mã bao bì được thiết kế có tính
chuyên môn cao và đẹp mắt, đảm bảo yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn GMP-WHO.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty. Đại hội
đồng cổ đông thường niên của công ty được tổ chức mỗi năm một lần, trong thời hạn 4
tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đặc biệt, các cổ đông sẽ thông báo qua báo
cáo tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tài chính tiếp theo.
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ
quan quản lý công ty cò toàn quyền nhân danh công ty để quyết định các vấn đề liên
quan đến quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng

cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát tổng giám đốc điều hành và những
người quản lý khác. Hiện tại, Hội đồng quản trị tại công ty có 3 thành viên, nhiệm kỳ
mỗi thành viên là 5 năm.
Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do đại hội đồng
cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều
hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty. Ban kiểm soát hoạt động
độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Hiện tại, Ban kiểm soát công ty có 3
thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ là 3 năm.
Ban Giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành
và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty theo những
chiến lược, kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông thông qua.
Ban Tổng giám đốc hiện có 3 thành viên.

7


Các phòng chức năng và xưởng sản xuất: Chịu trách nhiệm điều hành trực
tiếp và triển khai các kế hoạch theo từng chức năng quản lý, hỗ trợ đắc lực cho Ban
Tổng giám đốc về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung
thực, vì lợi ích của cổ đông và công ty.
Phòng tổ chức – nhân sự: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về bộ máy
sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự cho phù hợp với nhu cầu phát triển của công ty,
quản lý hồ sơ lý lịch của công nhân viên, quản lý lao động tiền lương, xây dựng kế
hoạch đào tạo nghiệp vụ, đồng thời thực hiện công tác hành chính như công tác an
ninh quốc phòng, bảo vệ cơ quan, mội trường, phòng cháy chữa cháy.
Phòng nghiệp vụ kinh doanh: Có chức năng tham mưu cho ban giám đốc
trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, tham mưu cho ban
giám đốc trong việc ký kết hợp đồng mua bán giữa các khách hàng và công ty, kiểm
soát và quản lý quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế đã được ban giám đốc phê
duyệt và xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh

doanh.
Phòng kế toán tài chính: Có chức năng tham mưu cho ban giám đốc xây dựng
kế hoạch tài chính hàng năm, tổ chức bộ máy kế toán thực hiện quản lý nguồn vốn, tài
sản, thực hiện các nhiệm vụ về kế toán và thủ quỹ, thống kê, nghiệp vụ ngân hàng, lập
báo cáo quyết toán hàng quý, năm và quyết toán đầu tư.
Nhà máy dược phẩm trực thuộc Công ty Cổ phần Dược Becamex có các phòng
chức năng và xưởng sản xuất thực phẩm chức năng và xưởng sản xuất GMP-WHO.
Nonbeta-lactam.
Các phòng ban và xưởng chịu sự điều hành trực tiếp của Phó tổng giám đốc phụ
trách sản xuất, có quyền và chịu trách nhiệm sản xuất thoe đúng tiêu chuẩn GMPWHO và cung cấp kịp thời, đầy đủ sản phẩm theo kế hoạch kinh doanh.
Hệ thống phân phối trực thuộc công ty: Hệ thống phân phối của công ty được
quản lý theo hệ thống chiều dọc và trực thuộc phòng kế hoạch - kinh doanh. Hiện tại
công ty có 3 trung tâm phân phối nằm ở các huyện thị, trực thuộc và 107 hiệu thuốc
bán lẻ, công ty đang triển khai một văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh.

8


Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Phòng
Marketing

Hệ thống

bán buôn

Phòng
KHKD

Các
cửa
hàng
bán lẻ

Tổng
kho

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Phòng
TCHC

Phòng
KTTC

Phòng
nghiên cứu
phát triển

Phòng
Thiết
bị cơ
điện


Phòng đảm
bảo chất
lượng

Phòng
Kiểm
nghiệm

Xưởng
thực phẩm
chức năng

Xưởng
Betalactam

Kho
nguyên
liệu-bao bì

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chánh

9

Xưởng
NonBeta


2.1.5. Quy trình sản xuất của công ty
Hình 2.3. Quy Trình Sản Xuất Dược Phẩm Tại Công Ty
CÁC GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT


VIÊN
BAO
PHILM

LƯU MẪU

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

CẤP PHÁT

KIỂM SOÁT CẢM QUAN CÂN ĐONG

PHA CHẾ

KIỂM SOÁT KIỂM NGHIỆM

VIÊN
NÉN

VIÊN
NANG
CỨNG

THUỐC
CỐM,
BỘT
CỨNG

KIỂM SOÁT KIỂM NGHIỆM


ĐÓNG
CHAI,
ÉP GÓI,
ÉP VĨ

KIỂM SOÁT KIỂM NGHIỆM

NHẬP
KHO

QUY TRÌNH NHẬP KHO

QUY TRÌNH LƯU TRỮ

LƯU HỒ SƠ

Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh

2.1.6. Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp khác trong ngành
a) Vị thế của công ty trong ngành
So với các công ty sản xuất dược phẩm khác, công ty cổ phần dược Becamex là
một công ty trẻ, chỉ chiếm một thị phần rất khiêm tốn trên thị trường, thương hiệu
Becamex Pharma chỉ mới xuất hiện từ đầu năm 2009. Hiện công ty cố gắng tạo nên
một thương hiệu với mục tiêu sản xuất các sản phẩm tân dược với giá thành thấp
nhưng chất lượng cao đạt hiệu quả trong điều trị, được thị trường chấp nhận và tin
tưởng. Becamex Pharma phấn đấu gia tăng dần thị phần trong những năm sắp tới.

10



b) Triển vọng phát triển của ngành
Ngành sản xuất dược phẩm là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng và
lợi nhuận biên cao của thế giới. Việt Nam là nước chủ yếu sản xuất thuốc từ nguyên
liệu nhập khẩu, với trên 90% nguyên liệu được nhập khẩu từ các nước công nghiệp
phát triển. Các doanh nghiệp dược Việt Nam chủ yếu sản xuất các loại thuốc điều trị
các bệnh thông thường với các dạng bào chế đơn giản. Doanh thu thuần sản xuất trong
nước năm 2009 đạt 760 tỷ USD. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành
đạt từ 18-20% năm, tốc độ này ở mức khá cao so với các ngành khác và cao hơn hẳn
tốc độ GDP hàng năm.
2.1.7. Định hướng phát triển công ty
 Tiếp tục đầu tư nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu để đưa vào sản xuất các sản
phẩm mới có chất lượng cao, giá cả phù hợp;
 Mở rộng quan hệ hợp tác sản xuất - kinh doanh với các đối tác torng và ngoài
nước, tìm kiếm, đàm phán việc hợp tác sản xuất, sản xuất nhượng quyền với một số
công ty nước ngoài có uy tín;
 Triển khai hoạt động nhập khẩu trực tiếp nguyên liệu sản xuất để giảm giá
thành sản phẩm;
 Đầu tư bổ sung dây chuyền sản xuất thuốc gói, trang bị bổ sung máy dập viên,
máy đóng nang, máy ép vĩ, để tăng nhanh sản lượng hàng sản xuất;
 Huấn luyện, xây dựng đội ngũ marketing, đẩy mạnh bán hàng công ty sản xuất,
thiết lập dần mạng lưới phân phối ở các tỉnh thành trong cả nước;
 Đào tạo bổ sung đội ngũ chuyên môn nhằm đáp ứng nhiệm vụ sản xuất-kinh
doanh của công ty.

11


2.1.8. Sơ lược kết quả kinh doanh của công ty
Bảng 2.1. Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Năm 2010 và Năm 2011

ĐVT: triệu đồng
So sánh 2011/2010
±∆
%
51.589
73,16
11.823
2295,73
39.766
56,81
32.399
57,91
7.367
52,41

Năm
2010
70.517
515
70.002
55.946
14.056

Năm
2011
122.106
12.338
109.768
88.345
21.423


6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí hoạt động tài chính
8. Chi phí bán hàng

117
2.803
2.773

1.022
6.718
4.715

905
3.915
1.942

773,5
139,67
70,03

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

5.962

6.494

532

8,92


10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh (10=(5+6)- (7+8+9))
11. Lợi nhuận khác
12. Tổng LNTT (12= 10+11)

2.635
633
3.268

4.518
190
4.708

1.883
(443)
1.440

71,46
(69,98)
44,06

484

1.108

624

128,93


Chỉ tiêu
1. Doanh thu
2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp (5=3-4)

13. Các khoản chi phí trừ vào LNTT
14. Lợi nhuận sau thuế (14= 12-13)

2.784
3.600
816
29,31
Nguồn: Phòng Kế Toán Tài Chính và TTTH

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm 2010 và 2011
trình bày ở bảng 2.1 cho thấy doanh thu năm 2011 tăng nhiều so với năm 2010 là từ
doanh thu từ hoạt động tài chính thông qua việc kinh doanh bất động sản. Ta cũng dễ
dàng thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang phát triển tích cực, doanh
thu và lợi nhuận không ngừng tăng lên. Năm 2010, doanh thu tụt giảm do ảnh hưởng
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo theo Việt nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề, chi
phí nguyên vật liệu tăng làm cho giá vốn hàng bán tăng lên. Đứng trước những khó
khăn đó, nhờ có những biện pháp chiến lược phân phối sản phẩm hợp lý, sự đầu tư cẩn
thận về kỹ thuật công nghệ của công ty nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng cao có
sức cạnh tranh trên thị trường. Kết quả doanh thu và lợi nhuận năm 2011, lợi nhuận
sau thuế đạt được năm 2011 so với năm 2010 tăng 29,31%. Điều này chứng tỏ công ty
12



làm ăn ngày càng có hiệu quả với tình hình hoạt động kinh doanh như hiện nay thì
trong tương lai không xa công ty sẽ đạt lợi nhuận cao hơn nữa góp phần đóng góp
nhiều hơn cho ngân sách Nhà nước và cải thiện đời sống CBCNV.
Bảng 2.2. Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty
Năm
2010
Giá trị
50.915
1.858

Chỉ tiêu
A. TS NH & ĐTNH
I. Tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính NH
III. Các khoản phải thu
IV. Hàng tồn kho
V. TSNH khác
B. TSDH & ĐTDH
I. TSCĐ
II. TSDH khác
Tổng tài sản
A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
B. Nguồn vốn CSH
Tổng nguồn vốn

30.001
18.044
1.012

70.546
69.328
1.218

Năm
2011
Giá trị
95.628
1.911
7.185
56.833
35.190
1.694
70.448
69.263
1.185

ĐVT: triệu đồng
So sánh
2011/2010
±∆
%
44.713
87,82
53
2,85
7.185
26.832
89,44
17.146

95,02
682
67,39
(98) (7,47)
(65) (7,60)
(33) (2,71)

121.461 166.076
44.615
36,73
70.721 117.147
46.426
65,65
55.904 101.521
45.617
81,6
14.817
15.626
809
5,46
50.739
48.929
(1.810) (3,57)
121.460 166.076
44.616
36,73
Nguồn: Phòng Kế Toán và TTTH

Kết quả bảng 2.2 cho thấy tổng tài sản năm 2011 so với năm 2010 tăng từ
121.461 triệu đồng lên 166.016 triệu đồng, tương đương với mức tăng 44.615 triệu

(36,73%). Lượng tăng tổng tài sản này chủ yếu do lượng tăng của TS NH và ĐTNH từ
50.915 triệu đồng lên 95.628 triệu đồng. Về nguồn vốn của công ty cũng tăng tương
ứng như lượng tăng của tổng tài sản, do nợ phải trả tăng mạnh từ 70.721 triệu đồng lên
117.147 triệu đồng (65,65%).
Từ bảng 2.2 cũng cho ta thấy tài sản và nguồn vốn của công ty tăng lên qua các
năm. Xét về tỷ lệ TSLĐ/TSCĐ
Năm 2010 = 50.915 trđ /70.546 trđ = 0,72
Năm 2011 = 95.628 trđ / 70.448 trđ = 1,36
Tỷ suất tài trợ = Vốn CSH / Tổng nguồn vốn
Năm 2010 = 50.739 trđ / 121.460 trđ = 0,42
13


Năm 2011 = 48.929 trđ/ 166.076 trđ = 0,30
Chỉ số này cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu năm 2010, 2011 thấp chiếm 42% và
30% trong tổng nguồn vốn. Khả năng độc lập về tài chính của công ty không cao.
Tỷ lệ hàng tồn kho = Hàng tồn kho / TSLĐ
Năm 2010 = 18.044 trđ / 50.915 trđ = 0,35
Năm 2011 = 35.190 trđ / 95.628 trđ = 0,37
Ta thấy tỷ lệ hàng tồn kho qua các năm có phần tăng, từ 35% năm 2010 lên 37% năm
2011. Điều này cho thấy tỷ lệ hàng hóa ứ đọng tăng, công ty cần chú trọng quản lý tốt
hơn để khắc phục tình trạng này.
2.2 Tổng quan về thị trường dược phẩm Việt Nam
Ngành công nghiệp dược Việt Nam là một ngành công nghiệp hội tụ nhiều tiềm
năng tăng trưởng, nhu cầu về dược phẩm ngày càng tăng cao và đa dạng. Do đó ngày
càng nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này với nhiều chủng loại sản phẩm
vô cùng phong phú. Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, tình trạng sức
khỏe cũng được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy nhu cầu sử dụng thuốc để chăm sóc sức
khỏe cũng tăng lên. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành
dược Việt Nam. Với tỷ lệ tăng trưởng dân số 1,3%/năm, xấp xỉ 1 triệu người/năm và

tốc độ tăng trưởng GDP dài hạn từ 6 - 7%, BMI dự báo, trong khoảng thời gian từ
2009 - 2014, ngành dược Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng bình quân 16 17%/năm.
Theo đánh giá của WHO, công nghiệp dược Việt Nam đang ở mức phát triển.
Việt Nam đã có công nghiệp dược nội địa, nhưng đa số phải nhập khẩu nguyên vật
liệu, do đó nhìn nhận một cách khách quan có thể nói rằng công nghiệp dược Việt
Nam vẫn ở mức phát triển trung bình thấp.
Phát biểu ngày 17/6/2011, Tiến sỹ Cao Minh Quang, Thứ trưởng Bộ Y tế, tại
hội thảo hợp tác giữa Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và tổ chức phát triển
công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) về đẩy mạnh sản xuất dược phẩm tại Việt Nam,
Thứ trưởng cũng nhận định sau hơn hai thập kỷ nỗ lực đổi mới, ngành công nghiệp
dược Việt Nam đang ngày càng phát triển và hiện đã đáp ứng được gần 50% nhu cầu
thuốc trong nước. Năm 2010 thu gần 1 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009.

14


×