Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA NGƯỜI DÂN TRỒNG NHO Ở HUYỆN NINH PHƯỚC TỈNH NINH THUẬN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.41 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

KIỀU THỊ HUYỀN TRANG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT CỦA NGƯỜI DÂN TRỒNG NHO Ở HUYỆN NINH
PHƯỚC TỈNH NINH THUẬN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

KIỀU THỊ HUYỀN TRANG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT CỦA NGƯỜI DÂN TRỒNG NHO Ở HUYỆN NINH
PHƯỚC TỈNH NINH THUẬN

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG THANH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Hiệu Quả
Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Của Người Dân Trồng Nho Ở Huyện Ninh
Phước Tỉnh Ninh Thuận” do Kiều Thị Huyền Trang sinh viên khóa 34 ngành Kinh
Tế Tài Nguyên Và Môi Trường thực hiện, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày_______________________.

TS. ĐẶNG THANH HÀ
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm


Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, Con thành kính cảm ơn ba mẹ đã nuôi nấng và dạy dỗ con thành
người, trở thành người có ích cho xã hội. Em xin chân thành cảm ơn tất cả các anh chị
đã động viên và giúp đỡ em vượt qua những lúc khó khăn.
Xin cảm ơn các quý Thầy, Cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu làm hành trang để em bước vào
đời.
Em xin trân trọng tỏ lòng biết ơn đến các Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế. Đặc
biệt là Thầy Đặng Thanh Hà, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt
quá trình nghiên cứu đề tài.
Xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến Trung tâm khuyến nông thị trấn Phước
Dân, huyện Ninh Phước và những người dân sinh sống tại đây, đã rất nhiệt tình và hỗ
trợ em rất nhiều tr4ong việc điều tra và thu thập số liệu, giúp em hoàn thành khóa luận
này.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn lớp DH08KM đã động
viên khích lệ và giúp đỡ rất nhiều.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012
Sinh viên thực hiện


Kiều Thị Huyền Trang


NỘI DUNG TÓM TẮT
KIỀU THỊ HUYỀN TRANG Tháng.Tháng 06 năm 2012.“Phân tích hiệu quả
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân trồng nho ở huyện Ninh Phước tỉnh
Ninh Thuận”.
KIEU THI HUYEN TRANG. June 2012.“Analyzing the efficiency of using
pesticides in grape production in Ninh Phuoc district, Ninh Thuan province”.
Đề tài đã tiến hành thu thập số liệu thứ cấp và điều tra 111 hộ nông dân thuộc
địa bàn 2 xã Phước Dân huyện ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Đề tài được thực hiện
nhằm phân tích tình hình sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nho tại huyện Ninh
Phước, tỉnh Ninh Thuận, phân tích tác động của việc sử dụng thuốc BVTV đối với
năng suất nho, đánh giá mức độ lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân trồng
nho, xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng quá mức thuốc BVTV.
Nghiên cứu sử dụng hàm năng suất và hàm logistic để xác định nhân tố chính
ảnh hưởng đến năng suất cây nho và các nhân tố ảnh hưởng đến việc lạm dụng thuốc
BVTV của nông dân. Qua nghiên cứu trên cây nho tại huyện Ninh Phước thông qua
hàm năng suất đề tài cho thấy các nhân tố chính ảnh hưởng đến doanh thu cây nho của
người dân là số lần tham gia tập huấn, số công lao động và kinh nghiệm sản xuất,
lượng phân bón, lượng thuốc bảo vệ thực vật. Việc tính mức tối ưu của thuốc BVTV
cho kết quả là có 12 hộ không lạm dụng thuốc BVTV và có 99 hộ lạm dụng thuốc
BVTV. Các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất lạm dụng thuốc BVTV là mật độ, trình độ
học vấn, tuổi của nông hộ.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận ..................................................................3
1.3.1. Phạm vi thời gian ...................................................................................3
1.3.2. Phạm vi không gian ...............................................................................3
1.4. Cấu trúc của khóa luận ....................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................5
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ....................................................................5
2.2. Sơ lược tình hình sản xuất nho ở Việt Nam và trên thế giới ...........................6
2.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu.......................................................................10
2.3.1. Lịch sử hình thànhtỉnh Ninh Thuận .....................................................10
2.3.2. Điều kiện tự nhiên tỉnh Ninh Thuận ....................................................11
2.4 Xu hướng phát triển cây nho tại Ninh Thuận .................................................12
2.4.1 Định hướng phát triển ...........................................................................12
2.4.2 Chuyển giao tiến bộ khoa học cho nông dân ........................................13
2.4.3 Xây dựng chương trình nghiên cứu ......................................................13
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................14
3.1. Cơ sở lí luận ...................................................................................................14
3.1.1. Khái niệm nông nghiệp bền vững ........................................................14
3.1.2. Khái niệm thuốc BVTV ......................................................................14
3.1.3. Tác dụng của thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp .....................18
3.1.4. Những ảnh hưởng của thuốc BVTV ....................................................18
v


3.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................23
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................23

3.2.2.Phương pháp thống kê mô tả ................................................................23
3.2.3. Phương pháp phân tích hồi quy ...........................................................24
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................28
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................29
4.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nho tại tỉnh Ninh Thuận ......29
4.1.1. Tình hình sản xuất nho ở Ninh Thuận ................................................29
4.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của các hộ trồng nho...............................................33
4.3. Đặc điểm sản xuất của các hộ điều tra ...........................................................35
4.4. Phân tích ảnh hưởng của thuốc BVTV đến năng suất nho ............................38
4.4.1. Mô hình ước lượng hàm năng suất nho ...............................................38
4.4.2. Đánh giá mức độ làm dụng thuốc BVTV của nông dân .....................44
4.4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lạm dụng thuốc của
nông dân .................................................................................................................45
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................48
5.1. Kết luận ..........................................................................................................48
5.2. Kiến nghị........................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................50

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HTX

Hợp tác xã

BVTV

Bảo vệ thực vật


T.p HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

WTO

Tổ chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization)

NN và PTNN

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TCCN/CĐ/ĐH

Trung cấp chuyên nghiệp/Cao đẳng/Đại học

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

CSVC


Cơ sở vật chất

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu Các Hệ Số của Mô Hình Hàm Năng Suất .............................25
Bảng 3.2. Dấu Kì Vọng Cho Hệ Số Của Mô Hình Ước Lượng ....................................27
Bảng 4.1: Sản Lượng Và Diện Tích Nho của Ninh Thuận từ 2005 – 2010. .................31
Bảng 4.2. Cơ cấu trình độ học vấn của các chủ hộ .......................................................32
Bảng 4.3. Một Số Đặc Điểm kinh Tế Xã Hội của Người Được Phỏng Vấn................34
Bảng 4.4. Đặc Điểm Sản Xuất Và Chi Phí Đầu Vào Của Các Hộ Trồng Nho .............35
Bảng 4.5. Năng Suất Và Giá Bán Sản Phẩm Của Các Hộ Điều Tra Năm 2010 ...........36
Bảng 4.6. Nguồn Thông Tin Về Kỹ Thuật Canh Tác Nho Của Các Hộ Điều Tra .......37
Bảng 4.7. Đánh Giá Của Nông Dân Về Giống, Yếu Tố Sản Xuất Và Xu Hướng Thay
Đổi Sản Lượng Nho.......................................................................................................37
Bảng 4.8. Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình Năng Suất Cây Nho.....................39
Bảng 4.9Kết Quả Dấu Ước Lượng Và Kết Quả Kiểm Định P-Value Với Mức Ý Nghĩa
10% ................................................................................................................................40
Bảng 4.10. Kết Quả Kiểm Định Đa Cộng Tuyến Bằng Hồi Qui Bổ Sung ...................43
Bảng 4.11. Kiểm Tra Về Dấu Kì Vọng của Mô Hình ...................................................44
Bảng 4.12. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logistic ......................................................45
Bảng4.13. Kết quả Dấu Ước lượng và kết quả kiểm định Pvalue với  = 10% ..............46
Bảng 4.14. Bảng Dự Đoán Đúng của Mô Hình ............................................................47

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 4.1. Tình Hình Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật của Mẫu Điều Tra ................33
Hình 4.2. Tỷ Lệ Thu nhập của Người Được Phỏng Vấn ..............................................35

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Mô hình hàm năng suất
Phụ lục 2. Mô hình hồi quy phụ (kiểm định phương sai sai số thay đổi
Phụ lục 3. Mô hình kiểm định tự tương quan
Phụ lục 4. Mô hình kiểm tra đa cộng tuyến
Phụ lục 5. Mô hình logistic
Phụ lục 6. Bảng dự đoán đúng của mô hình
Phụ lục 7. Bảng giá trị trung bình của các biến
Phụ lục 8. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Nông Hộ

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam, nông nghiệp đang là nguồn sinh kế chính của hơn 60% dân số cả
nước, có ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 2/3 hộ gia đình làm nông nghiệp, với vị trí quan
trọng như vậy nông nghiệp là chìa khoá của sự ổn định và phát triển đối với người dân.
Trong bối cảnh hội nhập WTO, nông nghiệp nước ta có thể có thêm nhiều cơ
hội phát triển, nhưng cũng có không ít những tác động ảnh hưởng đến sự phát triển ổn
định của nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực cho người nông dân, đặc biệt

là người nông dân nghèo. Do đó, bên cạnh mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp
và dịch vụ để hiện đại hoá đất nước, thì việc phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng là
một yếu tố then chốt để phát triển kinh tế, ổn định xã hội và nâng cao đời sống nhân
dân.
Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất
thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh,
phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng.Khi nền nông nghiệp càng phát triển,
đi vào thâm canh, sản xuất hàng hoá thì vai trò của công tác bảo vệ thực vật, đặc biệt
là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng quan trọng đối với sản xuất.Do vậy
việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững
an ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Thuốc bảo
vệ thực vật đã góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, ngăn chặn và
dập tắt các đợt dịch bệnh trên phạm vi lớn, bảo đảm được năng suất cây trồng, giảm
thiểu thiệt hại cho nông dân. Cùng với phân bón hóa học, thuốc BVTV là yếu tố rất
quan trọng để bảo đảm an ninh lương thực cho loài người.
Ninh Thuận là quê hương của Nho, một đặc sản nổi tiếng trong nước. Diện tích
trồng nho của tỉnh khoảng 2.500 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Ninh Phước, Ninh Hải
1


và thị xã Phan Rang – Tháp Chàm, với nhiều loại giống nho mới năng suất chất lượng
cao, sản lượng ổn định.Điều kiện khí hậu ở Ninh Thuận khá thuận lợi để phát triển một
số cây đặc thù, đặc biệt cây nho rất phù hợp với điều kiện khí hậu kể trên so với các
nơi khác.
Những năm trước đây, cây nho đã đem lại nguồn lợi kinh tế cho hàng ngàn
người nông dân, từ đó từng bước vượt qua nghèo khó, cải thiện đời sống đáng kể.
Phong trào trồng nho lan rộng đến nhiều vùng nông thôn của tỉnh Ninh Thuận. Nhưng
từ đầu năm 2000, nguồn lợi kinh tế do cây nho mang lại cho nông dân sụt giảm, giá
nho tụt xuống quá thấp. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại
Hội thảo sản xuất và tiêu thụ nho lần 1 do Phân Viện tổ chức cho biết từ năm 1997 trở

lại đây, diện tích và năng suất nho có chiều hướng giảm, năm 2000 diện tích chỉ còn
1.809 ha, đồng thời năng suất bình quân chỉ đạt 13,9 tấn/ha; năm 2006 diện tích giảm
còn 1.143 ha, cuối năm 2010 diện tích còn lại là 773 ha.
Ngành sản xuất nho hiện nay đã và đang gặp nhiều khó khăn, trong đó khó
khăn nổi bật là tình trạng giống nho bị thoái hóa nặng, khả năng chống chịu với điều
kiện môi trường kém, năng suất thấp và chất lượng chưa cao, dịch hại phát triển mạnh
và những năm gần đây khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, việc sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật trong thâm canh sản xuất, đặc biệt trong sản xuất nho có
xu hướng gia tăng cả về chất lượng lẫn chủng loại. Người trồng nho sử dụng một
lượng thuốc BVTV lớn,có nhiều hộ trồng nho sử dụng thuốc BVTV không đúng theo
khuyến cáo nên bị thiệt hại dẫn đến giảm giá trị sử dụng của sản phẩm và ảnh hưởng
tới sức khỏe người nông dân.
Do đó, đề tài nghiên cứu: “Phân tích hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
của người dân trồng nho ở huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận” được thực hiện
nhằm tìm hiểu tình hình sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nho của nông dân tại
huyện Ninh Phước, phân tích hiệu quả của việc sử dụng thuốc BVTV đối với năng
suất nho và mức độ lạm dụng thuốc BVTV của nông dân trồng nho tại huyện Ninh
Phước, tỉnh Ninh Thuận.

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân trồng nho tại huyện Ninh Phước, tỉnh
Ninh Thuận.
1.2.1. Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài bao gồm:
-


Phân tích tình hình sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nho tại huyện
Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

-

Phân tích tác động của việc sử dụng thuốc BVTV đối với năng suất nho.

-

Đánh giá mức độ lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân trồng nho.

-

Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng quá mức thuốc BVTV.

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1. Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu từ 20/03/2012 đến 20/06/2012
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương.
Chương 1: Đặt vấn đề
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội
dung nghiên cứu và cấu trúc của luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về tài liệu tham khảo, trình bày về điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội của huyện Ninh Phước.
Chương 3: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng và
phương pháp để tiến hành nghiên cứu. Những cơ sở này giúp người đọc hiểu rõ hơn
những vấn đề trình bày trong khóa luận.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này trình bày chi tiết những kết quả nghiên cứu chính bao gồm: tổng
quan về thị trường thuốc BVTV ở Việt Nam và địa bàn nghiên cứu; đặc điểm mẫu
3


nghiên cứu; tình hình sản xuất, sử dụng phân bón, thuốc BVTV của nông dân trồng
nho tại huyện Ninh Phước; đánh giá tác động của thuốc BVTV đến năng suất và sức
khỏe của nông dân.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Chương cuối cùng tóm lược lại các kết quả chính của nghiên cứu, đánh giá các
kết quả đó và rút ra kết quả đó có ý nghĩa như thế nào đối với người dân trồng nho. Từ
đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình khuyến nông và
cải thiện thói quen canh tác hiện tại.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của một loại cây trồng và tính mức tối ưu của
các yếu tố đầu vào như thuốc BVTV, phân bón luôn là đề tài mà các nhà kinh tế học
quan tâm và đang cố gắng tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc sử dụng các
yếu tố đầu vào một cách hợp lý và hiệu quả.

Viện Nghiên Cứu Bông Và Phát Triển Nông Nghiệp Nha Hố - 2008: Quy
hoạch phát triển cây nho Ninh Thuận năm 2015 trên cơ sở dự báo về cơ cấu giống
phục vụ sản xuất, điều kiện đất đai, thủy lợi, thị trường tiêu thụ và công tác nghiên cứu
nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Chú trọng công tác bảo quản chế biến
sản phẫm sau thu hoạch và mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm ổn định giá cả sản phẫm.
Từng bước mở rộng và xây dựng mới các thương hiệu của nho ninh thuận để mở rộng
khả năng cạnh tranh của nho Ninh Thuận trên thị trường trong nước và thế giới, xây
dụng chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất và chế
biến nho tại Ninh Thuận.
Nghiên cứu “Kết quả kinh tế và sức khỏe của sử dụng thuốc trừ sâu trong sản
xuất lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long” của Nguyen Huu Dung và Tran Thi Thanh
Dung được thực hiện năm 1999. Các tác giả đã tập trung đánh giá tác động của việc sử
dụng thuốc BVTV lên sức khỏe và năng suất lúa ở ĐBSCL. Thông qua việc ước lượng
hàm hồi quy, nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa thuốc BVTV và năng suất lúa.
Các tác giả đã thấy rằng trung bình nông dân lạm dụng 274,4 gram thành phần hoạt
chất thuốc trừ sâu, gây thiệt hại khoảng 105,644 đồng (6,25 USD)/ha.
Nghiên cứu “Đánh giá tác động của việc sử dụng thuốc BVTV trên năng suất
lúa, sức khỏe nông dân và chất lượng môi trường tại xã an phú, thành phố pleiku, tỉnh
Gia Lai” của Hà Thanh Trí 07/2010. Tác giả đã tập trung đánh giá tác động của việc
5


sử dụng thuốc BVTV lên sức khỏe và năng suất lúa ở tỉnh Gia Lai. Thông qua việc
ước lượng hàm hồi quy, nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa thuốc BVTV và năng
suất lúa. Tác giả đã thấy rằng trung bình nông dân lạm dụng 0,162 kg/sào thành phần
hoạt chất thuốc trừ sâu, gây thiệt hại khoảng 52,377 VNĐ/sào.
2.2. Sơ lược tình hình sản xuất nho ở Việt Nam và trên thế giới
2.2.1. Lịch sử cây nho và nghề trồng nho
Nho là một trong số những cây trồng có nguồn gốc sớm nhất trên trái đất. Qua
những mẫu hóa thạch của cây và lá nho trong các trầm tích đá phấn, các nhà khoa học

đã đi đến kết luận rằng cây nho có cùng tuổi phát sinh với loài người. Cây nho dại có
nguồn gốc ở vùng bắc bán cầu, đặc biệt là vùng khí hậu ôn đới thuộc Châu Âu, Bắc
Mỹ, Trung Mỹ và Tây Bắc của Nam Mỹ. Nho là một cây trồng chủ yếu vào thế kỷ 11
– 12 sau công nguyên. Những giống nho ưu việt ở vùng Trung Đông và nam Châu Âu
được chọn ra từ nho dại và dần được địa phương hóa. Cho tới hiện nay, cây nho đã
được trồng trên cả năm châu lục. Đối với vùng khí hậu ôn đới, cây nho chỉ cho thu
hoạch mỗi năm một vụ, trong khi ở các khi vực nhiệt đới và bán nhiệt đới cây nho có
khả năng sinh trưởng liên tục và cho thu hoạch 2,5 – 3 vụ mỗi năm.
Tại Việt Nam, thông qua Trung tâm khảo cứu Nông nghiệp Ninh Thuận, cây
nho đã được du nhập vào từ Thái Lan, Nam Triều Tiên và Mỹ năm 1971 với trên 70
giống có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới. Sau năm 1975, do chưa có định hướng phát
triển cây nho nên vườn tập đoàn giống cây nho đã bị phá bỏ. Cho đến những năm 1980
– 1990, chỉ còn tồn tại bốn giống nho là giống Cardinal, Ribier, Muscat de St. vallier
và Alden trong vườn cây ăn quả của Trung Tâm Nghiên cứu Cây bông Nha Hố.
Những năm gần đây chỉ còn lại giống nho đỏ Cardinal được trồng rộng rãi chiếm 99%
tổng diện tích trồng nho của Ninh Thuận và Bắc Bình Thuận.
Hiện nay, thông qua nhiều nguồn khác nhau, nhiều giống nho mới hơn đã được
du nhập thêm vào Việt Nam với khoảng trên 60 giống. Những giống này chủ yếu tập
trung ở vườn tập đoàn của Trung tâm Nghiên Cứu Cây bông Nha Hố và Trung tâm
Khuyến khích Phát triển Kinh tế Xã hội Duyên hải Miền trung (Bình Thuận). Tập
đoàn các giống nho này bao gồm cả các giống nho ăn tươi, nho dùng làm rượu và nho
để sấy khô.

6


2.2.2. Diện tích và sản lượng
Cây nho được trồng ở tỉnh Ninh Thuận với diện tích khoảng 1.700 – 2.000 ha
(năm 2005 – 2010).
Bảng 2.1: Sản lượng và diện tích nho của Ninh Thuận từ 2005 – 2010.

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Diện tích (ha)

1.615

1.511

1.292

1.145

1.113

773

Năng suất (100g/ha)


177,5

199,9

220,0

236,3

228,4

215,0

26.000

27.660

26.860

25.660 23.933

15.325

Sản lượng(tấn)

Nguồn: Niên giám tống kê Ninh Thuận
Tại vùng Ninh Thuận, cây nho có tiềm năng năng suất rất cao với mức năng
suất có thể đạt tới 30 – 40 tấn/ha/năm. Mức năng suất này có thể cho ổn định qua các
năm nếu có kỹ thuật chăm sóc khoa học. Theo số liệu điều tra của trung tâm nghiên
cứu cây bông (TTNCCB) Nha Hố, cây nho ở vùng Ninh Thuận có năng suất dao động
từ 20 – 60 tấn/ha/năm. Mức năng suất này có thể so sánh với các nước như Ấn Độ và

ngay cả Hà Lan. Nho ở nước ta chủ yếu được sử dụng để ăn tươi, một số ít cũng được
sử dụng đề làm rượu và nước ngọt.
2.2.3. Điều kiện khí hậu và đất đai đối với cây nho
Thực tế trồng nho trên thế giới cho thấy, cây nho có thể chịu đựng được nhiệt
độ khắc nghiệt từ - 200C. Cây nho cần nhiệt độ cao vừa phải cho sự nở hoa và thụ
phấn. Những vùng trồng nho yêu cầu khí hậu khô, nhiều nắng và ít mưa. Những vùng
mưa nhiều, ẩm ướt quanh năm không thích hợp trồng nho.
Vùng Ninh Thuận với những đặc điểm khí hậu như nhiệt độ cao quanh năm,
không có mùa đông lạnh, ẩm độ không khí thấp nên khá thích hợp cho cây nho sinh
trưởng, phát triển và cho năng suất cao.
2.2.4. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng giúp cây sinh trưởng sinh dưỡng cũng như sinh
thực. Nhiệt độ cao vừa phải xúc tiến quá trình ra hoa, đậu quả. Cụ thể là nhiệt độ cao
thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các bộ phận của hoa nho, ảnh hưởng tới sự
nảy mầm của hạt phấn. Nhưng nhiệt độ quá cao làm cho hạt phấn bị khô và không thụ
tinh được. Nhiệt độ cao trong giai đoạn chín làm cho trái chín không có màu và có
chất lượng thấp.
7


Tỉnh Ninh Thuận nằm trong vùng khô hạn nhất nước ta, có nền khí hậu nhiệt
đới gió mùa điển hình với các đặc trưng là khô nóng, gió nhiều và lượng bốc hơi lớn.
Lượng bức xạ dồi dào đem lại một nền nhiệt độ cao, phân bố đồng đều giữa các tháng.
Đây là điều kiện thuận lợi để canh tác nhiều vụ cây trồng trong năm.
Ninh Thuận nằm ở vĩ độ thấp, quanh năm có thời gian chiếu sáng dài. Mùa khô
kéo dài tới 8 – 9 tháng, trời thường ít hoặc quang mây nên ở Ninh Thuận trung bình
năm có tới 2.800 – 2900 giờ nắng. Số ngày nắng và giờ nắng nhiều là điều kiện thích
hợp cho trồng trọt nhiều vụ trong một năm với năng suất và chất lượng cao.
Nhiệt độ trung bình năm trên 26oC và tổng nhiệt năm trên 9.400oC, điều này
cho phép canh tác nhiều vụ/năm. Ninh Thuận có nền nhiệt độ cao quanh năm và ít biến

động, không có mùa đông lạnh, trừ vùng núi cao trên 1000m. Đây là điều kiện thuận
lợi cho cây trồng phát triển nhanh và điều kiện đảm bảo để tăng vụ.
Ninh thuận được coi là một trong những tỉnh ít mưa nhất ở nước ta. Phần lớn
các vùng ở ninh thuận có lượng mưa hằng năm khoảng 1.300 – 1400 mm và số ngày
mưa từ 45 đến 90 ngày. Độ ẩm tương đối trung bình năm ở ninh thuận từ 75 – 80%.
Khu vực Phan Rang có độ ẩm tương đối trung bình năm dưới 75% (tại Phan Rang
71%) Thấp nhất trong tỉnh và cả nước.
2.2.5. Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố cần thiết để cây quang hợp. Thiếu ánh sáng làm cho cây
rụng quả, năng suất và phẩm chất giảm.
2.2.6. Ẩm độ
Ẩm độ không khí lá yếu tố quyết định để nói rằng vùng này hay vùng kia có
thích hợp cho việc trồng nho hay không. Ở Việt Nam, vùng Ninh Thuận có khí hậu
khô, ẩm độ thấp, trung bình 76,67%, tương đối phù hợp với cây nho. Ẩm độ cao trên
80% vào các tháng mùa mưa là điều kiện thuận lợi để cho nấm bệnh phát triển và tấn
công bộ là. Chính vì vậy mà nho thường không thể trồng được ở các tỉnh phía Bắc
Việt Nam. Các bệnh thường gặp trên nho là: gỉ sắt, mốc sương và nấm cuống.
2.2.7. Lượng mưa
Cây nho cũng giống cây bông vải là cây thích điều kiện “đầu khô chân ướt”. Do
đó, mưa nhiều sẽ làm cho việc phòng trừ sâu bệnh gặp nhiều khó khăn hơn. Mưa nhiều
làm cho người trồng nho khó chủ động trong việc điều khiển cây để cắt cành. Mưa
8


nhiều trong thời gian ra hoa làm cho hạt phấn nảy mầm kém, làm cho chùm quả phát
triển không bình thường. Mưa nhiều trong giai đoạn chín xấu đến cây nho hơn là vùng
có lượng mưa phân bố đều. Do vậy, điều kiện mưa thấp ở các tỉnh Ninh Thuận, Bắc
Bình Thuận và một số nơi khác như An Giang và Khánh Hòa khá phù hợp để trồng
nho.
2.2.8. Đất trồng nho

Cây nho phù hợp với nhiều loại đất. Ở các vùng nho thương mại trên thế giới,
nho được trồng trên hầu hết các loại đất từ đất cát thô, đất sỏi đá cho đến đất thịt nặng
với các độ sâu tầng đất và độ phì thay đổi khác nhau. Tránh trồng nho trên các loại đất
sét nặng, tầng canh tác nông, thoát nước kém, đất mặn và đất quá chua không cải tạo
được. Đất lý tưởng để trồng nho là đất có độ phì cao, sa cấu nhẹ, tầng đất sâu trên 2
mét và thoát nước tốt. Đất không thoát nước thì phải lập hệ thống thoát nước trước khi
trồng nho.
Bảng 2.2: Tính Chất Hóa Học của Hai Loại Đất Có Diện Tích Lớn ở Ninh Thuận
STT

Loại đất

Chỉ tiêu

Đất cát đỏ

Đất phù sa

1

pHKCl

6,24

5,48

2

Ca++ (meq/100 g đất)


4,98

4,29

3

Mg++ (meq/100 g đất)

1,81

1,54

4

S-SO4 (meq/100 g đất)

0,56

0,63

5

CEC (meq/100 g đất)

8,36

9,30

6


P2O5 dễ tiêu(mg/100 g đất)

4,50

17,28

7

K2O dễ tiêu (mg/100 g đất)

22,80

14,03

8

Mùn tổng số (%)

0,83

0,87

9

Đạm tổng số (%)

0,04

0,05


10

Tỷ lệ sét (%)

19,25

20,67

Nguồn: Lê Công Nông, 1985
Hiện nay, nho ở vùng Ninh Thuận đang được trồng trên nhiều loại đất khác
nhau từ đất cát thô ven biển đến đất thịt đỏ.Trên đất cát thô nhờ thoáng khí nho có khả
năng ra rễ nhanh, sinh trưởng nhanh trong ba năm đầu. Nhưng sinh trưởng yếu đi

9


trong các năm tiếp theo nếu không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Đất thịt pha cát
cho năng suất cao nhất.
Những nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy, cây nho có thể chịu được độ pH khác
nhau từ 5,5 – 9,5 tùy từng giống, nhưng pH tối thích cho các giống nho nằm gần điểm
trung tính từ 6,5 – 7,5. Đất nhiễm mặn làm cho cây nho hút nước chậm không đáp ứng
được nhu cầu của cây, cây mau tàn, cây sinh trưởng yếu và cho năng suất thấp. Muốn
trồng nho trên đất nhiễm mặn phải cải tạo đất.
Tóm lại, đất tốt cho trồng nho là đất có sa cấu 35 – 40 cát, 35 – 40% thịt, và 10
– 25% sét. Các loại đất thịt pha cát có kết cấu tốt, thoát nước tốt, và không chưa nhiều
tác nhân gây bệnh đều thích hợp cho cây nho.
2.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.3.1. Lịch sử hình thànhtỉnh Ninh Thuận
Ngày 20 tháng 5 năm 1901, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập
tỉnh Phan Rang, tỉnh lị cũng là Phan Rang. Năm 1913, tỉnh Phan Rang bị xóa bỏ, phần

phía bắc nhập vào tỉnh Khánh Hòa, còn phần phía nam gọi là đại lý hành chính, thuộc
tỉnh Bình Thuận.
Ngày 5 tháng 7 năm 1922, tỉnh Phan Rang, còn gọi là tỉnh Ninh Thuận, được tái
lập. Tỉnh gồm phủ Ninh Thuận và huyện An Phước (nơi người Chăm cư trú), do
một Công sứ Pháp cai trị. Dưới Công sứ còn có một Quản đạo. Năm 1958, tỉnh Ninh
Thuận gồm có 3 quận (24 xã): Thanh Hải (quận lị Khánh Hải), An Phước (quận lị Hậu
Phước), Bửu Sơn (quận lị An Sơn). Ngày 6 tháng 4 năm 1960, thành lập quận Du
Long, do tách một phần đất quận Bửu Sơn và một phần đất của quận Cam Lâm, tỉnh
Khánh Hòa. Quận lị đặt tại Karom, xã Cam Ly.
Trước ngày 16 tháng 4 năm 1975, tỉnh Ninh Thuận gồm có 5 quận: Thanh Hải,
An Phước, Bửu Sơn, Du Long và Sông Pha. Sau 30 tháng 4 năm 1975, Ninh Thuận
được sáp nhập với Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng thành tỉnh Thuận Lâm.
Tháng 2 năm 1976, thực hiện chủ trương giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền
Nam Việt Nam, ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành
tỉnh Thuận Hải. Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũ có một thị xã (Phan Rang) và 3
huyện (Ninh Sơn, Ninh Hải, An Phước).

10


Từ 1977 đến 1981, địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ một thị xã và ba huyện hợp nhất
thành hai huyện là huyện An Sơn với thị trấn huyện lỵ Tháp Chàm và huyện Ninh Hải
(mới) với thị trấn huyện lỵ Phan Rang.
Từ 1981 lại quay lại các đơn vị hành chính cũ là 1 thị xã và 3 huyện. Ngày 26
tháng 12 năm 1991, Theo nghị quyết của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 10, tỉnh
Thuận Hải được chia tách thành hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận.
Ngày 1 tháng 4 năm 1992, tỉnh Ninh Thuận chính thức đi vào hoạt động. Khi
đó, tỉnh Ninh Thuận có diện tích 3.530,4 km², dân số 406.732 người và gồm có 1 thị
xã (Phan Rang) và 3 huyện (Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước). Ngày 6 tháng 11
năm 2000, huyện Bác Ái được thành lập. Ngày 1 tháng 10 năm 2005, huyện Thuận

Bắc được thành lập. Ngày 10 tháng 6 năm 2009, huyện Thuận Nam được thành lập.
2.3.2. Điều kiện tự nhiên tỉnh Ninh Thuận
a) Vị trí địa lý
Tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh
Khánh Hoà, Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía
đông giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên 3.360 km2, có 7 đơn vị hành chính gồm 1
thành phố và 6 huyện. Thành phố Phan Rang Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh,
trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của tỉnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 350km,
cách sân bay quốc tế Cam Ranh 60 km, cách thành phố Nha Trang 105 km và cách
thành phố Đà Lạt 110 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.
b) Địa hình
Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với 3 dạng địa
hình: núi chiếm 63,2%, đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven biển chiếm
22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
c) Khí hậu
Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng, gió
nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-270C, lượng mưa trung bình
700-800mm ở Phan Rang và tăng dần đến trên 1.100mm ở miền núi, độ ẩm không khí
từ 75-77%. Năng lượng bức xạ lớn 160 Kcl/cm2. Tổng lượng nhiệt 9.500– 10.0000C.

11


d) Thời tiết
Ninh Thuận có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11; mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 9 năm sau.
e) Thủy văn
Nguồn nước ở Ninh Thuận phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực
phía bắc và trung tâm tỉnh. Nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả nước.
f) Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên 3.358 km2, trong đó đất dùng vào sản xuất nông nghiệp
69.698 ha; đất lâm nghiệp 185.955 ha; đất nuôi trồng thủy sản 1.825 ha; đất làm muối
1.292 ha; đất chuyên dùng 16.069 ha; đất ở 3.820 ha; đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng 5.676 ha; còn lại đất chưa sử dụng.
g) Điều kiện kinh tế xã hội
Tính đến ngày 31/12/2009 dân số toàn tỉnh là 571.230 người, trong đó có
228.792 nữ và 282.438 nam. Mật độ dân số là 168 người/km2. Phân bố dân cư có sự
chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn. Ở thành thị chiếm 32,27% và ở nông thôn
chiếm 67,73%. Lao động toàn tỉnh là 341.140 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm
dần từ 17,12 0/00 năm 2002 xuống 12,94 0/00 năm 2006 số lao động đang làm trong
ngành nghề nông nghiệp và lâm nghiệp có xu hướng giảm dần. Tính đến ngày 1 tháng
7 năm 2006, số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp là 133.447 người.
Lực lượng lao động dồi dào, trong đó hầu hết là lao động ngành nông lâm
nghiệp, tuy nhiên chất lượng lao động trong tỉnh hiện nay khá thấp, lao động chuyên
môn chỉ chiếm 8%, lao động đang làm việc và 92% còn lại là lao động phổ thông chưa
qua đào tạo. Riêng lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản thì chất lượng lao động còn
thấp hơn so với bình quân chung của tỉnh, lao động có chuyên môn chỉ chiếm 4% lao
động có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên rất ít (chiếm khoảng 2,6% – 2,7% ),
riêng ngành nông lâm nghiệp chỉ có 1,1% – 1,2%.
2.4 Xu hướng phát triển cây nho tại Ninh Thuận
2.4.1 Định hướng phát triển
Xác định nho là cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng của tỉnh, là cây đặc
thù, có giá trị kinh tế cao, phải tập trung phát triển. Tỉnh Ninh Thuận định hướng mở
rộng cơ cấu giống nho (cả ăn trái – nho rượu) đến 2015 diện tích nho đạt 2.500ha,
12


trong đó gống mới 1000 ha và 100 ha nho rượu; tập trung đầu tư theo hướng công 
nghệ cao; sản xuất theo hướng nho an toàn – thị trường chấp nhận.  
2.4.2 Chuyển giao tiến bộ khoa học cho nông dân

Tăng cường công tác Hội thảo khoa học, chuyển giao nhanh tiến bộ khoa học
đầy đủ cho nông dân, xây dựng “chương trình khuyến nông đặc biệt”. Chương trình
tuyên truyền, các hỗ trợ phòng chống dịch bệnh cho giống nho NH 01.
2.4.3 Xây dựng chương trình nghiên cứu
Triển khai chương trình nghiên cứu, cụ thể gồm đa dạng hoá các giống nho ăn
tươi, giống nho làm rượu, phát triển giống nho kháng bệnh, mở rộng diện tích phục
tráng giống nho đỏ.
Hoàn thiện quy trình sản xuất nho an toàn theo hướng hữu cơ sinh học phổ biến
cho nông dân. Sử dụng phân bón hợp lý theo nhu cầu dinh dưỡng của cây nho theo
từng mùa vụ/năm.
Hoàn thiện quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) trên nho, kết hợp biện
pháp hoá học và sinh học một cách hợp lý nhằm giảm dư lượng thuốc BVTV trên quả
nho.

13


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lí luận
3.1.1. Khái niệm nông nghiệp bền vững
Nông nghiệp bền vững trước hết năng suất cây trồng, vật nuôi trên cùng một
mảnh đất phải ổn định và có xu hướng ngày càng được nâng cao, hiệu quả kinh tế thu
được cũng phải được nâng cao, nuôi sống được nhiều người và mức thu nhập cũng
ngày càng được cải thiện mà không làm hủy hoại môi trường của tự nhiên và của cộng
đồng.
3.1.2. Khái niệm thuốc BVTV
a) Khái niệm
Theo FIFRA (Federal Insecticde, Fungicide, and Rodenticide Act – Đạo luật

liên bang Mỹ về thuốc trừ côn trùng, nấm và bọn gậm nhấm) định nghĩa về thuốc bảo
vệ thực vật (BVTV) như sau: “Thuốc BVTV là đơn chất hoặc hỗn hợp các chất thuốc
được dùng để: ngăn ngừa, tiêu diệt, xua đuổi hoặc làm giảm bớt côn trùng, bọn gậm
nhấm, tuyến trùng, nấm, cỏ dại hoặc các dạng sinh vật hại khác được xem như là dịch
hại; kích thích tăng trưởng cây trồng, gây rụng hoặc làm khô lá”.
Thuốc BVTV là một vật tư kỹ thuật cần thiết để góp phần hạn chế dịch hại, bảo
vệ cây trồng, giữ vững và nâng cao sản lượng, chất lượng nông sản. Hiện nay sử dụng
thuốc BVTV cũng là một biện pháp quan trọng trong hệ thống các biện pháp quản lý
dịch hại tổng hợp (IPM – Integrated Pest Managernent).
Thuốc BVTV có nhiều cách phân loại:
- Phân loại theo đối tượng phòng trừ: sâu, bệnh, cỏ, chuột, nhện, ốc sên, điều
tiết sinh trưởng cây trồng (kích thích sinh trưởng).
- Phân loại theo gốc hóa học

14


×