Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ THỦ ĐỨC LÊ TRANG THU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KẾ TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.78 MB, 172 trang )

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ
THỦ ĐỨC

LÊ TRANG THU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế Toán Tập Hợp Chi
Phí Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Điện Tử Thủ Đức”. Do
LÊ TRANG THU, sinh viên khóa 34, ngành KẾ TOÁN, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày:

BÙI CÔNG LUẬN
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

năm


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian học tập ở trường và quá trình thực tập tại Công ty Cổ Phần Điện
Tử Thủ Đức, cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy cô cũng như các cô chú anh chị
trong công ty đã trang bị cho tôi kiến thức vô cùng quý giá giúp tôi hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp của mình.
Lời nói đầu tiên tôi xin dành cho bố mẹ và em trai, rất cảm ơn gia đình đã luôn
bên cạnh ủng hộ, động viên và cổ vũ tinh thần cho tôi trong suốt chặng đường vừa qua.
Tôi xin gửi đến quý thầy cô Khoa Kinh Tế_Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM lòng biết ơn sâu sắc vì thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên
môn và những kinh nghiệm quý báu để tôi có thể tiếp cận với thực tế và bước đầu làm
quen với công việc thực tiễn một cách tốt nhất.
Đặc biệt tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy_Th.S BÙI CÔNG LUẬN
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi hoàn thành khóa luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể các cô chú, anh chị tại
Công ty Cổ Phần Điện Tử THỦ ĐỨC, đặc biệt là chú LÊ MẬU THUYÊN đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi tiếp cận và tìm hiểu thực tế về tình hình công tác kế toán tại
Công ty.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè của tôi, những người bạn
chân thành và luôn giúp đỡ tôi trong cuộc sống.
Một lần nữa, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe, lòng biết ơn chân thành nhất đến quý
thầy cô, những người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Kính chúc Ban Giám Đốc, chú Thuyên cùng toàn thể cô chú, anh chị trong Công
ty thật nhiều sức khỏe và thành công. Chúc Công ty ngày càng phát triển vững mạnh
và có những bước tiến vượt bậc trong tương lai.
Dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không thể tránh khỏi những sai sót, kính
mong quý thầy cô và các cô chú, anh chị trong công ty chỉ dạy thêm nữa để tôi có
thêm kinh nghiệm trong chặng đường vào nghề sắp tới. Tôi xin vô cùng biết ơn.

TP. HCM, Ngày

Tháng

Sinh viên
LÊ TRANG THU

Năm 2012


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ TRANG THU, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh. Tháng 06 năm 2012. “Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá
Thành Sản Phẩm Xây Lắp Tại Công Ty Cổ Phần Điện Tử Thủ Đức”.


LE TRANG THU, Faculty Of Economics, Nong Lam University Of Ho Chi
Minh City. June 2012. “Cost Accounting And Determining Products Cost Price
At Thu Duc Electronics Join Stock Company”.

Khóa luận tìm hiểu về tình hình tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Thông qua việc phân tích quá trình tập hợp chi
phí để chỉ ra một số vấn đề của mô hình hạch toán đang áp dụng, từ đó đưa ra một số
đề xuất để hướng tới hoàn thiện quy trình kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
tại đơn vị.
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, thu thập số liệu tại các phòng
ban của công ty kết hợp với quá trình phân tích chi phí dưới góc độ kế toán giá thành
để xem xét và đánh giá công tác kế toán chi phí tại Doanh nghiệp, đưa ra những biện
pháp góp phần hoàn thiện hơn công tác tổ chức kế toán giá thành tại Doanh nghiệp.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BQGQ

Bình quân gia quyền

CBCNV


Cán bộ Công nhân viên

CK

Cuối kỳ

CPSX

Chi phí sản xuất

CT

Chứng từ

ĐK

Đầu kỳ

DN

Doanh nghiệp

GTGT

Giá trị gia tăng

GVHB

Giá vốn hàng bán




Hợp đồng

KHSX

Kế hoạch sản xuất

KKĐK

Kiểm kê định kỳ

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

KT

Kế toán

KTTC

Kế toán tài chính

LCB

Lương cơ bản

VLP


Vật liệu phụ

NVL

Nguyên vật liệu

PL

Pháp luật

PX

Phân xưởng

PS

Phát sinh

SL

Số lượng

SP

Sản phẩm

STT

Số thứ tự


SX

Sản xuất

SXC

Sản xuất chung


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TK

Tài khoản

TP

Thành phẩm

TSCĐ

Tài sản cố định

VT

Vật tư

XN


Xí nghiệp

XNK

Xuất nhập khẩu

Z

Giá thành


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Quy Trình Lắp Ráp Đầu Đĩa
Bảng 4.2. Chi Tiết Bảng Phân Tích Giá Thành Sản Phẩm


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lí Của Công ty
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán:
Hình 2.3. Sơ Đồ Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Trên Máy Ví
Tính
Hình 3.1. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí NVL Trực Tiếp
Hình 3.2. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp
Hình 3.3. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Chung
Hình 3.4. Sơ Đồ Hạch Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất theo Phương Pháp Kê Khai
Thường Xuyên
Hình 4.1. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Quá Trình Nhập Kho
Hình 4.2. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Quá Trình Xuất Kho
Hình 4.3. Sơ Đồ Mô Tả Quy Trình Tính Lương

Hình 4.4. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ
Hình 4.5. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí NVL Nhân Công Trực Tiếp Sản Xuất
Hình 4.6. Sơ Đồ Kết Cuyển Chi Phí Cuối Kỳ


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1.

Danh Mục Một Số Vật Tư Tồn Kho

Phụ lục 2.

Định mức vật tư cho Midi Boston MD-838

Phụ lục 3.

Parking List lô hàng 17.000 sản phẩm Arirang 909A

Phụ lục 4.

Hợp Đồng Kinh Tế Mua Linh Kiện Từ Công Ty Vĩnh Lợi

Phụ lục 5.

Bảng phân tích giá vật tư của lô hàng mua từ Cty Vĩnh Lợi

Phụ lục 6.

Phiếu nhập kho số 0051- P. Vật tư


Phụ lục 7.

Hóa đơn GTGT số 07594

Phụ lục 8. Ủy nhiệm chi số 0041
Phụ lục 9.

Phiếu nhập kho số 00100 -P. Vật tư

Phụ lục 10. Bảng định mức vật tư cho sản phẩm Midi Boston MD-838
Phụ lục 11. Phiếu nhập kho số 00098 -P. Vật tư
Phụ lục 12. Hóa đơn số 238797
Phụ lục 13. Bill of Lading
Phụ lục 14. Tờ khai Hải quan
Phụ lục 15. Packing List
Phụ lục 16. Contract
Phụ lục 17. Lệnh chuển tiền
Phụ lục 18. Phiếu nhập kho 0058 P. Vật tư
Phụ lục 19. Invoice
Phụ lục 20. Phiếu xuất kho số 0025
Phụ lục 21. Đơn đặt hàng số 06/VTD/12/11/KN
Phụ lục 22. Phiếu xuất kho số 00002
Phụ lục 23. Sổ cái chi tiết chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp TK621
Phụ lục 24. Bảng tổng hợp ngày công
Phụ lục 25. Bảng thanh toán tiền lương
Phụ lục 26. Bảng tổng hợp thanh toán tiền
Phụ lục 27. Bảng kê chi phí hạch toán BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
Phụ lục 28. Bảng kê chi phí hạch toán tiền lương



Phụ lục 29. Phiếu chi lương cho CBCNV
Phụ lục 30. Hệ số lương căn bản
Phụ lục 31. Chi tiết về các loại hệ số tính lương công việc
Phụ lục 32. Sổ cái chi tiết TK622
Phụ lục 33. Phiếu xuất kho số 0056
Phụ lục 34. Phiếu xuất kho số 0057
Phụ lục 35. Phiếu xuất kho số 0058
Phụ lục 36. Bảng tính và phân bổ chi phí khấu hao
Phụ lục 37. Hóa đơn số 0778351
Phụ lục 38. Ủy nhiệm chi số 0082
Phụ lục 39. Hóa đơn số 0258183
Phụ lục 41. Phiếu hạch toán với Ngân Hàng
Phụ lục 41. Sổ cái chi tiết TK627
Phụ lục 42. Sổ cái chi tiết TK154 tháng 12/2011
Phụ lục 43. Sổ cái TK154 tháng 12/2011
Phụ lục 44. Phiếu nhập kho thành phẩm
Phụ lục 45. Phiếu chi số 0014/12C
Phụ lục 46. Sổ cái chi tiết TK155
Phụ lục 47. Bảng cân đối số phát sinh


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề:
Kết thúc một năm 2011 đầy khó khăn của nền kinh tế, những tín hiệu tích cực


vĩ mô cùng những chính sách điều hành cứng rắn của Nhà nước trong nhiệm kỳ mới
đang mở ra sự kỳ vọng sáng sủa hơn cho nền kinh tế năm 2012 mặc dù với thách
thức không nhỏ. Đứng trước tình hình đó để tồn tại và đứng vững trong môi trường
cạnh tranh khốc liệt thì các nhà quản lý phải đương đầu với hàng loạt những thách
thức về sản phẩm của mình như: giá cả, mẫu mã, tính năng, chất lượng….nhằm đáp
ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, quá trình sản xuất là một quá trình luôn luôn tồn
tại 2 mặt: chi phí bỏ ra và kết quả thu lại. Đó là một quá trình kết tinh giữa lao động
sống và lao động vật hóa để tạo ra sản phẩm của xã hội.
Trong điều kiện như vậy, cùng với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá
thành sản phẩm là một vấn đề trọng yếu để doanh nghiệp có thể tái sản xuất và tìm
kiếm lợi nhuận. Giá thành sản phẩm với các chức năng vốn có đã trở thành chỉ tiêu
kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh
doanh. Có thể nói rằng giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện
pháp kinh tế, tổ chức, quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện
trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Hạch toán giá thành là khâu phức tạp nhất trong toàn bộ công tác kế toán ở
doanh nghiệp. Hạch toán giá thành liên quan đến hầu hết các yếu tố của đầu vào và
đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đảm bảo việc hạch toán giá thành chính
xác, kịp thời, phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ở doanh nghiệp là
yêu cầu có tính xuyên suốt trong quá trình hạch toán ở các doanh nghiệp. Điều này


đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải vận dụng các phương thức tổ chức, quản lý sản xuất
kinh doanh sao cho có hiệu quả để hạ thấp giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp có
thể tự tin, đứng vững trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện
nay.
Vì vậy hạch toán giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các
doanh nghiệp, đồng thời nó cũng là mối quan tâm của các cơ quan chức năng của Nhà
nước thực hiện công tác quản lý các doanh nghiệp.

Với những ý nghĩa như trên, được sự đồng ý của khoa Kinh tế trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Bùi Công
Luận, cũng như sự giúp đỡ của Công ty Cổ Phần Điện Tử Thủ Đức, tôi tiến hành thực
hiện đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ
Phần Điện Tử Thủ Đức” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về tình hình thực tế việc tổ chức và hạch toán kế toán giá thành tại
công ty Cổ Phần Điện Tử Thủ Đức để có nhận định và đánh giá một cách đầy đủ đối
với công tác kế toán giá thành tại công ty.
Nghiên cứu thủ tục hạch toán, cách thức ghi sổ cũng như trình tự luân chuyển
các chứng từ liên quan đến kế toán giá thành tại công ty.
Trong quá trình nghiên cứu sẽ đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố
cấu thành nên giá thành và xem xét các chỉ tiêu trong mối quan hệ hữu cơ giữa các
nhân tố đó. Từ đó làm rõ quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành của dự án tại công
ty và đề xuất ra một số ý kiến góp phần làm cho công tác kế toán tại công ty thêm
hoàn thiện và phù hợp với quy định của nhà nước.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu như sau:
- Phạm vi không gian: Tại công ty cổ phần điện tử Thủ Đức.
- Phạm vi thời gian: Từ 03/01/2011 đến 03/04/2012.
- Nội dung nghiên cứu: Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty cổ phần điện tử Thủ Đức tháng 12/2011.
1.4. Sơ lược cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương:


- Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.
- Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng công ty Cổ phần điện tử Thủ Đức.

- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những nội dung có tính lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả và thảo luận
Mô tả công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
cổ phần điện tử Thủ Đức. Từ đó, rút ra nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trình bày những kết quả chính mà quá trình nghiên cứu đạt được. Từ đó đưa ra
các đề xuất hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm..


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần điện tử Thủ Đức:
- Tên Công ty

: Công ty cổ phần điện tử Thủ Đức

- Tên giao dịch : Công ty cổ phần Điện tử VTD
- Tên Quốc tế : VTD ELECTRONICS JOIN STOCK COMPANY
- Tên thương hiệu: Vietronics Thu Duc
- Giám đốc : Dương Minh
- Chủ tịch Hội đồng quản trị : Trần Thanh Lưu
Tổng diện tích đất đai hiện đang sở hữu:
+ Diện tích nhà, xưởng đang sử dụng: 8.553 m2.
+ Diện tích đất đang sử dụng trong kinh doanh: 15.864 m2.
+ Diện tích đất đang quản lý: 15.864 m2.
Bao gồm:
+ Trụ sở Công ty : 15C Nguyễn Văn Trỗi, P.12, Q.Phú Nhuận, TP. HCM.

+ Nhà máy VTD: 30 Đỗ Xuân Hợp, P.Phước Long A, Q.9, TP. HCM.
+ Nhà máy cho PAVCV thuê: 75 Đỗ Xuân Hợp, P.Phước Long B, Q.9, TP. HCM.
- Điện thoại : 7313563- Fax:8444829
- Email :
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần điện tử Thủ Đức:
1971: Xí nghiệp National được thành lập từ liên doanh giữa Tập đoàn Matsushita
Electric Industrial Co., Ltd (Nhật Bản) và doanh nhân Nguyễn Thành Nam vào tháng
3/1971 cơ sở sản xuất lắp đặt tại phường Phước Long B, Quận 9. Sản phẩm chính là


lắp ráp Radio các loại mang thương hiệu National.
1973: Bắt đầu lắp ráp TV trắng đen nhãn hiệu National từ 14” – 20”, đặc biệt TV 20”
cửa lùa TR-300 (rất nổi tiếng lúc bấy giờ).
1977: Quốc hữu hóa và lấy tên là Xí nghiệp Việt Nam National.
1982: Bắt đầu lắp ráp Radio cassette.
1983: Đổi tên thành Xí nghiệp Viettronics Thủ Đức trực thuộc Liên Hiệp các xí
nghiệp Điện tử (Viettronics).
1984: Là doanh nghiệp đầu tiên lắp ráp các sản phẩm TV Nepture và Saturn của Tiệp
Khắc và Ba Lan.
1985: Là doanh nghiệp đầu tiên lắp ráp TV màu hiệu Philip và JVC.
1986: Lắp ráp các loại TV màu với licence của Sony, Sanyo, Toshiba, Samsung,
Goldstar, Deawoo, Thomson, …
1992: Đổi tên thành Công ty Viettronics Thủ Đức trực thuộc Liên Hiệp Điện tử - Tin
học Việt Nam.
1993: Thành lập lại với tên gọi là Công ty Điện tử Thủ Đức (VTD).
1993: Lắp ráp độc quyền TV màu nhãn hiệu Toshiba.
1994: Lắp ráp độc quyền TV màu nhãn hiệu Panasonic
1996: Liên doanh với Matsushita Electric Industrial Co., Ltd thành lập Công ty
TNHH Panasonic AVC Networks Việt Nam (PAVCV).
1997: Liên doanh với Toshiba Singapore Pte., Ltd. thành lập Công ty TNHH sản

phẩm tiêu dùng Toshiba Việt Nam (TVCP).
2000: Bắt đầu sản xuất TV màu nhãn hiệu VTD.
2003: Chuyển thành Công ty TNHH một thành viên Điện tử Thủ Đức (VTD)..
2006: Chuyển thành Công ty cổ phần Điện tử Thủ Đức (VTD) căn cứ theo giấy phép
kinh doanh số 4103004562, đăng kí lần đầu ngày 30/03/2006 do Sở kế hoạch và đầu tư
Thành phố cấp.
2008: Phát triển sản phẩm đèn Compact.


2009: Triển khai chương trình LEDs.
Thành lập Trung tâm Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp – VietBMS.
2010: Thành lập Công ty TNHH Công Nghệ LED Ánh Sáng Mới - 100% vốn VTD.
2011: Thành lập Công ty Cổ Phần Điện Tử Thủ Đức 1 - 78% vốn VTD.
Do có nhiều thành tích trong quá trình hoạt động, Công ty đã được Nhà nước và
Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba, Cờ thi đua và
nhiều Bằng khen.
2.3 Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty:
2.3.1 Mục tiêu:
-

Tối đa hóa lợi nhuận

-

Tạo công ăn, việc làm cho người lao động

-

Đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội


2.3.2 Chức năng:
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty là:
-

Sản xuất, mua bán, gia công, lắp ráp, bảo hành sản phẩm điện, điện tử, công
nghệ thông tin, thiết kế thiết bị điện tử y tế chuyên dụng và dân dụng.

-

Mua bán, gia công thiết bị, phụ tùng, vật liệu, linh kiện.

-

Kinh doanh nhà, dịch vụ nhà đất, cho thuê văn phòng.

2.3.3 Nhiệm vụ:
-

Thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

-

Đảm bảo chất lượng hàng hóa.

-

Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ báo cáo.

-


Quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp

đồng thời bảo tồn và phát triển nguồn vốn của Công ty.
-

Hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho Công ty.

-

Cung cấp các sản phẩm điện tử phục vụ nhu cầu giải trí trong nước.


-

Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và thực hiện nghĩa vụ nộp

thuế cho Nhà nước,đồng thời góp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế Nhà nước phát
triển, sánh vai với các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới.
2.3.4 Quyền hạn:
-

Chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh

-

Tự chủ về tài chính.

2.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Điện Tử Thủ Đức
2.5.1. Nguồn nhân lực:
- Công ty gồm 3 phòng,1 phân xưởng và bộ phận phát triển phần mềm. Các

phòng ban phân xương đặt ở Thủ Đức chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó giám đốc sản
xuất, riêng Bộ phận phát triển phần mềm đặt tại văn phòng 15 C Nguyễn Văn Trỗi,
quận Phú Nhuận, tất cả chịu sự lãnh đạo của giám đốc.
-

Đội ngũ cán bộ công nhân viên : 120 người trong đó có

+ Số lao động đăng ký HĐLĐ không xác định thời hạn : 56 người
+ Số lao động đăng ký HĐLĐ có thời hạn từ 1 đến 3 năm : 36 người
+ Số lao đông đăng ký HĐLĐ mùa vụ theo công việc dưới 1 năm hoặc người lao
động đang trong thời gian thử việc : 28 người
2.5.2 Nguồn vật lực:
Tính tới hết 31/12/2011:
- Máy móc thiết bị: gồm 35 loại máy móc với nguyên giá ban đầu
3.591.779.983 đồng và giá trị còn lại phải khấu hao là 941.074.487 đồng.
- Phương tiện vận tải: gồm 7 loại phương tiện với nguyên giá ban đầu
2.884.827.898 đồng và giá trị còn lại phải khấu hao là 1.056.273.639 đồng.
- Thiết bị dụng cụ quản lý: gồm 30 loại với nguyên giá ban đầu 599.502.902
đồng và giá trị còn lại phải khấu hao là 90.412.636 đồng.
- Vật kiến trúc: gồm 8 loại với nguyên giá ban đầu là 2.119.280.861 đồng và
gía trị còn lại phải khấu hao là 980.637.588 đồng.


2.5.4 Cơ cấu tổ chức:
Tổ chức bộ máy quản lý hợp lý là yêu cầu quan trọng đối với tất cả các doanh
nghiệp, nó tạo thành một hệ thống liên hệ chặt chẽ giúp cho việc thực thi các nhiệm vụ
sản xuất có hiệu quả. Với quy mô sản xuất cũng như đặc điểm ngành hoạt động, bộ
phận quản lý của Công ty được tổ chức với 2 mối quan hệ: quan hệ trực tuyến và quan
hệ chức năng bao gồm Giám đốc và các phòng ban phân xưởng.
Hình 2.1 Tổ Chức Bộ Máy Quản Lí Của Công ty Được Mô Tả Theo Sơ Đồ Sau:


Đại Hội Đồng cổ đông

Hội Đồng QT

Ban Kiểm Soát

Tổng Giám Đốc

Phó Tổng GĐ

Phòng TC - KT

P. Tổng hợp

P. Vật tư

Xưởng Sản xuất

2.5.4 Chức năng từng bộ phận:
-

Đại hội đồng cổ đông:

Đại Hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất của Công
ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 1 lần. Đại hội


đồng cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách
tài chính cho năm tiếp theo, sẽ bầu hoặc bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và

Ban kiểm soát của Công ty.
-

Hội đồng quản trị :

Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền
nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông, có trách
nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều hành và các người quản lý khác.quyết định cơ cấu
tổ chức của công ty....
-

Ban lãnh đạo công ty : Gồm Tổng Giám Đốc và Phó Tổng Giám Đốc.

Tổng giám đốc :
Tổng giám đốc điều hành có thể đồng thời cùng là thành viên Hội đồng quản trị
và do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm theo nghị quyết được thông qua một
cách hợp thức.
Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế
hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty đã được thông qua.
Kiến nghị số lượng và các loại cán bộ quản lý mà công ty cần thuê.
Phó Tổng giám đốc :
Phụ trách công tác kỹ thuật, giúp Tổng giám đốc quản lý quy trình sản xuất sản
phẩm.
-

Ban Kiểm Soát :

Ban kiểm soát có quyền kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng, hàng
quý trước khi trình hôi đồng quản trị, thảo luận với kiểm toán viên độc lập về tính chất
và phạm vi kiểm toán, chỉ định công ty kiểm toán độc lập.

Xem xét báo cáo của công ty về các hệ thông kiểm soat nội bộ trươc khi Hội
đồng Quản trị chấp thuận, đồng thời xem xét những kết quả điều tra nội bộ và ý kiến
phản hồi của Ban quản lý.
-

Phòng tổng hợp :


Tổ chức lao động tiền lương : thực hiện tính toán và phân chia mức lương, cấp
bậc lương, chế độ thưởng phạt của cán bộ công nhân viên tổ chức, điều hành nhân sự
trong Công ty.
Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật cũng như chăm lo đời sống cán bộ công
nhân viên về các khoản ăn sáng, ăn trưa và các hoạt động thể thao giải trí khác.
Sửa chữa và xây dựng các công trình của Công ty.
-

Phòng tài chính kế toán :

Quản lý tài chính của công ty ;tổ chức ghi chép, lưu trữ sổ sách kế toán ; lập các
báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý, năm ; cung cấp số liệu cần thiết cho Đại hội
đồng cổ đông, Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát làm cơ sở cho Đại hội đồng thường
niên hàng năm.
Tư vấn tham mưu cho Tổng giám đốc nhằm tiết kiệm và quản lý tốt chi phí.
-

Phòng vật tư :

Quản lý định mức tiêu hao vật tư, thiết bị và các cơ sở vật chất khác cấu thành
giá thành sản phẩm.
Đảm nhận các vị trí chủ chốt về mặt quản lý vật tư, thiết bị ( nhập kho, xuất

kho), quản lý về kho bãi trong công tác sản xuất .
Là đầu mối hoạch định,tiếp nhận, tổng hợp nhu cầu, mua bán, tồn trữ và cấp
phát vật tư nguyên liệu, công cụ dụng cụ cho xưởng sản xuất của Công ty.
Giao nhận, bảo quản, vận chuyển hàng hóa, vật tư nguyên liệu trong nội bộ
công ty và cho khách hàng.
-

Xưởng sản xuất:

Tiến hành sản xuất tạo ra sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng

2.6 Tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.6.1 Bộ máy kế toán
-

Công ty Cổ phần Điện tử Thủ Đức là một doanh nghiệp có quy mô không

lớn, đơn vị đã tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung. Theo mô hình
này tất cả các công việc kế toán đều phải tập trung tại phòng kế toán công ty, chịu sự


chỉ đạo và phân công trực tiếp của phó Giám đốc Tài chính kiêm kế toán trưởng. Mọi
công việc kế toán đều được giải quyết từ phòng kế toán của công ty, từ việc định
khoản lên sổ chi tiết, sổ tổng hợp, lập báo cáo kế toán và thực hiện công tác phân tích.
Công ty có 3 nhân viên hổ trợ cho kế toán trưởng là kế toán tổng hợp (đồng thời là thủ
quỹ, kế toán kho), kế toán thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước và kế toán thanh
toán.
-

Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.


-

Đơn vị tiền tệ sử dụng hạch toán là Việt Nam đồng, các nghiệp vụ kinh tế

phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi sang Việt Nam đồng theo tỉ giá tương đươngthực
tế do Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
-

Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung.

-

Chế độ kế toán tại công ty: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam được

ban hành theo Quyết định số 15/ 2006 QĐ – BTC ngày 20/ 03/ 2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài Chính.
- Hình thức kê khai nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí thu mua, chi phí chế biến và các
chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng
thái như hiện tại, trừ dự phòng giảm giá và dự phòng do hàng lỗi thời.
- Phương pháp định giá xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.

Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán:
Phó tổng GĐ Tài chính
Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ và KT kho


Kế toán thanh toán

Kế toán thuế và các
khoản nộp nhà nước


2.6.2 Nhiệm vụ của từng kế toán:
- Phó tổng Giám đốc Tài chính-Kế toán trưởng :
Là người điều hành mọi hoạt động của phòng kế Toán tài vụ, là người giúp
Tổng Giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê thông tin kinh tế,
đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát kế toán tài chính của Nhà nước tại doanh nghiệp. Là
người phụ trách kế toán, có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán về bộ máy kế toán của
doanh nghiệp,tổ chức kế toán nội bộ, kiểm tra việc chấp hành các chế độ quản lý tài
sản,vật tư, tiền vốn trong doanh nghiệp… giúp Tổng Giám đốc phân tích hoat động
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kế toán tổng hợp (kiêm thủ quỹ và kế toán kho) :
Theo dõi và chỉ đạo các kế toán chi tiết thực hiện phần hành kế toán, tập hợp số
liệu từ kế toán chi tiết đưa lên tiến hành hạch toán tổng hợp lên sổ cái, lên báo cáo
tổng hợp, lập báo cáo quyết toán; đồng thời phụ trách việc nhập xuất quỹ tiền mặt và
theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho vật tư, thành phẩm tại Công ty trong kỳ. Việc thu
chi tiền mặt căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi,phiếu thanh toán tạm ứng từ kế toán thanh
toán, có trách nhiệm đối chiếu với kế toán thanh toán và kiểm quỹ theo quy định.
- Kế toán thanh toán :
Theo dõi và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế về công nhân liên quan đến thu chi,
tiền vay, tiền gửi ngân hàng. Đồng thời chịu trách nhiệm theo dõi các khoản thu chi
quỹ tiền mặt, lập phiếu thu, phiếu chi, phiếu thanh toán tạm ứng. Ghi các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh hằng ngày vào sổ chi tiết. Cuối mỗi tháng khóa sổ tiền mặt, đối chiếu
với sổ quỹ kèm theo biên bản kiểm kê quỹ. Cuối mỗi tháng, kế toán thanh toán lập
nhật ký chứng từ gửi cho kế toán tổng hợp.

- Kế toán thuế:
Thực hiện việc tính thuế theo đúng quy định của nhà nước một cách kịp thời và
chính xác, lập quyết toán thuế, xác định các khoản phải nộp cho nhà nước, chịu trách
nhiệm về các loại thuế hiện hành của nhà nước sao cho hợp lý nhất.

2.4.3. Hình thức tổ chức kế toán:


Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính. Công ty sử dụng phần mềm
Gcam. Phần mềm này được thiết kế theo hình thức kế toán Nhật ký chung.

Hình 2.3 Sơ Đồ Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Trên Máy
Ví Tính

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH

SỔ KẾ TOÁN

PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết

MÁY VI TÍNH

- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán

quản trị

Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
1. Công ty sử dụng phần mềm Gcam cho chương trình kế toán máy. Hàng ngày
kết toán căn cứ vào chứng từ phát sinh, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để
nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế
toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động cập nhật vào
sổ kế toán tổng hợp và các sổ kế toán chi tiết liên quan.
2. Cuối tháng kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính.
Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn
đảm bảo chính xác, trung thực theo theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Cuối tháng,


cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển
và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.
2.7 Khó khăn và thuận lợi của công ty trong thời điểm hiện tại:
2.7.1 Thuận lợi:
- Công ty Cổ phần Điện tử Thủ Đức là một doanh nghiệp vốn có truyền thống
lắp ráp theo dây chuyền của nước ngoài từ xưa đến nay. Vì vậy Công ty có đội ngũ
công nhân lắp ráp lâu đời có tay nghề cao.
- Sau nhiều năm hoạt động kinh doanh, tích lũy vốn, doanh nghiệp có được
một nguồn vốn kinh doanh rất lớn. Với nguồn vốn kinh doanh dồi dào này đảm bảo
cho doanh nghiệp có đủ vốn để đầu tư phát triển sản xuất.
- Tháng 10/2006, công ty Cổ phần Điện tử Thủ Đức đã liên doanh với công ty
Panasonic với vốn góp theo tỉ lệ 60% Panasonic và 40% VTD, đồng thời công ty đã
cho công ty Panasonic thuê mặt bằng để kinh doanh sản xuất. Vì có mối quan hệ liên
doanh với Panasonic, doanh nghiệp được bên đối tác giúp đỡ về mặt kĩ thuật, đưa hàng

gia công, đặc biệt ta thu được một khoản lợi không nhỏ từ việc cho thuê nhà xưởng.
- Bên cạnh đó, doanh nghiệp luôn chú ý đến việc đầu tư thêm thiết bị máy móc
để hiện đại hóa dây chuyền lắp ráp và xây dựng thêm phân xưởng mới với tổng diện
tích 8500 m2 .Và với lợi thế về mặt bằng, vốn TSCĐ, chẳng những phục vụ tốt cho sản
xuất mà còn giúp cho doanh nghiệp thu được một khoản lợi nhuận từ việc cho thuê
TSCĐ.
- Doanh nghiệp có trụ sở chính ngay tại trung tâm thành phố nên thuận tiện cho
việc giao dịch và buôn bán.
2.7.2 Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên doanh nghiệp gặp không ít khó khăn ảnh hưởng
đến tình hình sản xuất kinh doanh.
- Thị trường:
Ngày nay với xu thế toàn cầu hóa, Nhà nước ta chủ trương xây dựng nền kinh
tế mở cửa nên các sản phẩm nước ngoài ồ ạt tràn vào nước ta. Do đó thị trường điện tử


trong nước sản phẩm rất đa dạng, phong phú như Sony, JVC… tạo nên sức cạnh tranh
ngày càng khốc liệt giữa các hãng sản xuất, càng làm tăng sự khó khăn trong việc bán
hàng. Các doanh nghiệp muốn bán được nhiều hàng phải tìm ra các hình thức như
quảng cáo, hoa hồng, khuyến mãi… để lôi kéo khách hàng.
- Yếu tố cạnh tranh:
Một bộ phận lớn khách hàng bán lẻ vẫn giữ tâm lý thích bán hàng có thương
hiệu nổi tiếng trên thế giới hơn là sản phẩm trong nước cho dù sản phẩm đó có giá cả
phải chăng và chất lượng tốt vì hiện nay thị hiếu người tiêu dùng chuộng ngoại hơn
nội. Chính điều này vô tình đã giết chết các DN nhỏ trong nước, không cho các công
ty này có cơ hội tự khẳng định mình trong thị trường. Đối với các công ty có thế mạnh
về vốn thì gần như không thể sản xuất theo thương hiệu trong nước mà bắt buộc phải
tìm cách thoát thân nhờ vào liên doanh, liên kết.
Công nghệ lắp ráp sản phẩm trong nước đang có một khoảng cách tương đối
lớn so với các nước có kĩ thuật phát triển như: Nhật, Hàn Quốc, Mĩ,… chính vì vậy

hầu hết các sản phẩm công nghệ cao trong nước thường không tạo được uy tín như
mong muốn khiến sản phẩm làm ra không thể tiêu thụ nhanh được.


×