BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***********
LƯU DUY TOÀN
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THẺ THANH TOÁN TẠI TRUNG TÂM BÁN
MIỀN NAM – NGÂN HÀNG
TECHCOMBANK
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/ 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***********
LƯU DUY TOÀN
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THẺ THANH TOÁN TẠI TRUNG TÂM BÁN
MIỀN NAM – NGÂN HÀNG
TECHCOMBANK
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TH.S HÀ THỊ THU HÒA
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/ 2012
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích thực trạng hoạt động
kinh doanh thẻ thanh toán tại Trung tâm bán miền Nam – Ngân hàng Techcombank”
do Lưu Duy Toàn, sinh viên khóa 34, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng ngày………………………………
.
Th.S Hà Thị Thu Hòa
Người hướng dẫn
Ngày
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
Ngày
tháng
năm
tháng
năm
Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày
tháng
năm
LỜI CẢM TẠ
Tôi rất vui mừng và hãnh diện khi được thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp này,
với những nỗ lực của bản thân, bên cạnh đó tôi cũng được sự giúp đỡ rất lớn từ phía
gia đình, thầy cô và bạn bè. Nay tôi xin gởi lời cảm ơn đến:
Ba mẹ, những người luôn là hậu phương vững chắc luôn ủng hộ và sát cánh bên
tôi, ngoài công dưỡng dục sinh thành ba mẹ cũng là động lực lớn nhất giúp và tạo điều
kiện cho tôi được học tập tại giảng đường đại học này.
Các thầy cô thuộc khoa kinh tế trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM, đã tận tình
giảng dạy cho tôi những kiến thức hết sức bổ ích trong suốt bốn năm học qua.
Cô Hà Thị Thu Hòa, giáo viên hướng dẫn tôi thực hiện bài khóa luận này, đã
hướng dẫn hết sức nhiệt tình cho tôi để hoàn thành tốt đề tài này.
Ban Giám đốc, các anh chị ở Trung tâm bán miền Nam – Ngân hàng
Techcombank. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Anh Cường –
Giám đốc Trung tâm bán miền Nam; Chị Tâm, Anh Tùng, Anh Tuấn – Chuyên viên
khách hàng cá nhân; Anh Linh, Chị Nghi – Telesales và nhiều anh chị khác nữa, đã
nhiệt tình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn cho em trong suốt thời gian thực
tập.
Sau cùng là tất cả các bạn bè của tôi, những người đã đồng hành và sẻ chia với
tôi trong suốt thời gian học tập và hoạt động tại trường đại học này.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lưu Duy Toàn
NỘI DUNG TÓM TẮT
LƯU DUY TOÀN. Tháng 06 năm 2012. Phân Tích Thực Trạng Hoạt Động Kinh
Doanh Thẻ Thanh Toán Tại Trung Tâm Bán Miền Nam – Ngân Hàng
Techcombank.
LUU DUY TOAN. June 2012. Analyzing The Reality Of Business Activities Of
Payment Cards At The Southern Sales Center – Techcombank.
Khóa luận phân tích về thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại
Trung tâm bán miền Nam – Ngân hàng Techcombank. Qua việc thực hiện đề tài này,
giúp tôi tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của thẻ thanh toán hiện nay, những cơ
sở lý luận thực tiễn liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại ngân hàng
Techcombank.
Dựa trên các nội dung nghiên cứu và cơ sở lý luận của ngành, hướng tới việc
phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm bán miền Nam và của Ngân
hàng Techcombank. Giới thiệu các sản phẩm thẻ thanh toán hiện đang được phát hành
tại Ngân hàng Techcombank, qua đó giúp khách hàng có thể hiểu rõ hơn về những đặc
điểm và tiện ích, quy trình phát hành và thanh toán. Tập trung phân tích doanh số phát
hành và doanh số thanh toán của các loại thẻ thanh toán thông thường tại Trung tâm
bán miền Nam và Ngân hàng Techcombank. Bên cạnh đó cũng đưa ra các nhận xét về
các thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát hành và thanh toán thẻ thanh toán. Và
từ đó đưa ra các thuận lợi và hạn chế trong hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán đồng
thời đưa ra các nguyên nhân của các tồn tại đó.
Điểm khác của khóa luận này là đã đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh thẻ thanh toán và tiềm năng phát triển của loại thẻ này.Sau đó, đưa ra
các giải pháp nhằm giúp hoàn thiện hơn hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Trung
tâm bán miền Nam – Ngân hàng Techcombank.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
1.4. Cấu trúc khóa luận ................................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ..........................................................................4
2.2. Tổng quan về Ngân hàng Techcombank...............................................................6
2.2.1. Lịch sử hình thành ..........................................................................................6
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................................7
2.2.3 Cơ cấu tổ chức ...............................................................................................10
2.3. Tổng quan về Trung tâm bán miền Nam – Ngân hàng Techcombank ...............10
2.3.1. Quá trình hình thành .....................................................................................10
2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm bán miền Nam ...............................11
2.3.3. Cơ cấu tổ chức Trung tâm bán......................................................................12
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................13
3.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................13
3.1.1. Tổng quan về thẻ thanh toán .........................................................................13
3.1.2. Các chủ thể tham gia vào nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ................19
3.1.3. Trình tự các bước của nghiệp vụ kinh doanh thẻ thanh toán........................20
3.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................22
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................22
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................22
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................23
4.1. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Techcombank và tại
Trung tâm bán miền Nam ..........................................................................................23
v
4.1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Techcombank....................23
4.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Trung tâm bán miền Nam – Ngân hàng
Techcombank ..........................................................................................................29
4.2. Các sản phẩm thẻ thanh toán đang được phát hành tại Trung tâm bán miền Nam
– Ngân hàng Techcombank ........................................................................................32
4.2.1. Nhóm thẻ ghi nợ ...........................................................................................32
4.2.2. Nhóm thẻ tín dụng ........................................................................................34
4.3. Những lợi ích và rủi ro của việc sử dụng thẻ thanh toán ....................................36
4.3.1. Lợi ích ...........................................................................................................36
4.3.2. Rủi ro ............................................................................................................38
4.4. Phân tích thực trạng kinh doanh thẻ thanh toán tại Trung tâm bán miền Nam –
Ngân hàng Techcombank ...........................................................................................40
4.4.1. Doanh số phát hành thẻ thanh toán ...............................................................40
4.4.2. Doanh số thanh toán thẻ thanh toán..............................................................43
4.4.3. Các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán
tại TTBMN – Ngân hàng Techcombank ................................................................44
4.5. Đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Trung tâm bán miền Nam –
Ngân hàng Techcombank ...........................................................................................47
4.5.1. Thuận lợi .......................................................................................................47
4.5.2. Khó khăn .......................................................................................................48
4.5.3. Nguyên nhân của các khó khăn ....................................................................50
4.6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại
Trung tâm bán miền Nam - Ngân hàng Techcombank ..............................................53
4.6.1. Các nhân tố nội bộ ngân hàng.......................................................................53
4.6.2. Các nhân tố từ bên ngoài ..............................................................................53
4.7. Tiềm năng phát triển của thẻ thanh toán tại Việt Nam .......................................55
4.7.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội ...............................................................................55
4.7.2. Thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam ........................................................56
4.7.3. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Trung tâm bán miền
Nam - Ngân hàng Techcombank ............................................................................59
vi
4.8. Các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Trung
tâm bán miền Nam – Ngân hàng Techcombank ........................................................61
4.8.1. Nâng cao tiện ích của thẻ do Techcombank phát hành ................................61
4.8.2. Điều chỉnh hạn mức tín dụng để thu hút khách hàng ...................................61
4.8.3. Nghiên cứu và phân tích thị trường ..............................................................62
4.8.4. Chính sách phí hợp lý để thu hút khách hàng ...............................................62
4.8.5. Chính sách khuyếch trương sản phẩm và quan hệ khách hàng ....................62
4.8.6. Mở rộng mạng lưới dịch vụ và các ĐVCNT ................................................63
4.8.7. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ...........................................................64
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................66
5.1. Kết luận ...............................................................................................................66
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................70
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHNN
Ngân hàng nhà nước
TMCP
Thương mại cổ phần
UBCK
Ủy ban chứng khoán
NHPH
Ngân hàng phát hành
NHPHT
Ngân hàng phát hành thẻ
NHTTT
Ngân hàng thanh toán thẻ
CSCNT
Cơ sở chấp nhận thẻ
ĐVCNT
Đơn vị chấp nhận thẻ
CMND
Chứng minh nhân dân
HĐKD
Hoạt động kinh doanh
CV
Cho vay
TTBMN
Trung tâm bán miền Nam
HĐLĐ
Hợp đồng lao động
TTTM
Trung tâm thương mại
TCB
Techcombank
NHTM
Ngân hàng thương mại
CNTT
Công nghệ thông tin
TCTQT
Tổ chức thẻ quốc tế
VNA-TCB
Vietnam Airlines Techcombank
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Kết Quả HĐKD Của Ngân Hàng Techcombank Năm 2010 – 2011 .............23
Bảng 4.2 Hoạt Động Tài Chính Tại Ngân Hàng Techcombank Năm 2010 – 2011......28
Bảng 4.3 Kết Quả HĐKD Tại TTBMN – Ngân hàng Techcombank Năm 2010 – 2011
.......................................................................................................................................29
Bảng 4.4 Hoạt Động Cho Vay Tại TTBMN Năm 2010 – 2011 ...................................30
Bảng 4.5 Hạn Mức Sử Dụng Của Thẻ Ghi Nợ Techcombank ......................................34
Bảng 4.6 Hạn Mức Sử Dụng Của Thẻ Tín Dụng Techcombank ..................................35
Bảng 4.7 Doanh Số Phát Hành Thẻ Ghi Nợ Tại TTBMN Năm 2010 - 2011 ...............40
Bảng 4.8 Doanh Số Phát Hành Thẻ Tín Dụng Tại TTBMN Năm 2010 – 2011 ...........42
Bảng 4.9 Doanh Số Thanh Toán Thẻ Thanh Toán Tại TTBMN Năm 2010 – 2011 ....43
Bảng 4.10 Số Lượng Máy ATM - POS Của Techcombank Năm 2010 – 2011 ............44
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Ngân Hàng Techcombank ...............................10
Hình 2.2 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Trung Tâm Bán .......................................................12
Hình 3.1 Sơ Đồ Phân Loại Thẻ Thanh Toán .................................................................16
Hình 3.2 Sơ Đồ Quy Trình Phát Hành Thẻ Thanh Toán...............................................20
Hình 3.3 Sơ Đồ Quy Trình Thanh Toán Thẻ Thanh Toán ............................................21
Hình 4.1 Biểu Đồ Hoạt Động Huy Động Vốn Của Ngân Hàng Techcombank Năm
2010 – 2011 ...................................................................................................................24
Hình 4.2 Biểu Đồ Hoạt Động Cho Vay Của Ngân Hàng Techcombank Năm 2010 –
2011 ...............................................................................................................................26
Hình 4.3 Biểu Đồ Hoạt Động Tiền Gửi Của Ngân Hàng Techcombank Năm 2010 –
2011 ...............................................................................................................................27
Hình 4.4 Biểu Đồ Lợi Nhuận Trước Thuế Của TTBMN – Ngân hàng Techcombank
Năm 2010 – 2011 ..........................................................................................................30
Hình 4.5 Biểu Đồ Hoạt Động Tiền Gửi Tại TTBMN – Techcombank Năm 2010 –
2011 ...............................................................................................................................32
Hình 4.6 Biểu Đồ Doanh Số Phát Hành Thẻ Ghi Nợ Tại TTBMN – Ngân Hàng
Techcombank Năm 2010 - 2011 ...................................................................................41
Hình 4.7 Biểu Đồ Doanh Số Phát Hành Thẻ Tín Dụng Tại TTBMN Và Tại Ngân Hàng
Techcombank Năm 2010 – 2011 ...................................................................................43
Hình 4.8 Biểu Đồ Tỷ Lệ Doanh Số Thanh Toán Thẻ Của TTBMN So Với Toàn Hệ
Thống Ngân Hàng Techcombank Năm 2011 ................................................................44
Hình 4.9 Số Lượng Máy ATM - POS Của NH Techcombank Năm 2010 – 2011 .......46
Hình 4.10 Biểu Đồ Điểm Chấp Nhận Thẻ Quốc Tế Techcombank Visa Của Ngân
Hàng Techcombank (01/06/2010) .................................................................................46
x
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, thuật ngữ thẻ thanh toán không còn xa lạ đối với người
dân Việt Nam như trước đây. Thẻ thanh toán đã được đưa vào giao dịch ở nước ta từ
những năm đầu thập kỷ 90. Thẻ thanh toán là một trong những phương thức thanh toán
hiện đại dựa trên nền tảng của hệ thống thông tin, xử lý của mỗi ngân hàng nên dễ
được thị trường chấp nhận nhất và nhanh chóng được phổ dụng ở Việt Nam.
Thực tế những năm qua cho thấy dịch vụ thanh toán thẻ đã đem lại nhiều thành
công đáng kể cho Việt Nam nói chung và các ngân hàng tham gia thanh toán nói riêng.
Thông qua phát hành và thanh toán thẻ, các ngân hàng đã đem lại cho nền kinh tế một
lượng vốn đầu tư khá lớn, một lượng ngoại tệ đáng kể…góp phần vào phát triển kinh
tế đất nước. Chúng ta có thể khẳng định rằng thẻ thanh toán ra đời là một tất yếu của
một nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên dịch vụ này trong thời gian tới sẽ phải đối mặt
với nhiều khó khăn, vì vậy quan tâm phát triển thẻ thanh toán là việc rất cần thiết.
Ngân hàng Techcombank, một ngân hàng đưa vào dịch vụ thanh toán thẻ ngay
từ những năm đầu tiên mới thành lập. Mặc dù hoạt động thanh toán thẻ của
Techcombank đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên cũng đã phải đối mặt
với không ít những khó khăn. Hơn nữa, trong thời gian tới Techcombank không những
phải lo khắc phục những bất cập chung mà còn phải cạnh tranh với những ngân hàng
trong và ngoài nước cùng tham gia phát hành và thanh toán thẻ.
Để góp phần tìm ra giải pháp phát triển thẻ thanh toán cho các NHTM Việt
Nam nói chung và ngân hàng Techcombank nói riêng, qua quá trình thực tập tôi quyết
định chọn đề tài: “Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại
Trung tâm bán miền Nam – Ngân hàng Techcombank” để làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp.
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Khóa luận phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Trung
tâm bán miền Nam – Ngân hàng Techcombank. Từ đó nêu lên những thuận lợi và khó
khăn trong quá trình phát hành và thanh toán thẻ thanh toán. Đồng thời đưa ra các giải
pháp giúp hoàn thiện hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Ngân hàng
Techcombank.
Mục tiêu cụ thể
Phân tình hoạt động kinh doanh tại Trung tâm bán miền Nam và tại Ngân
hàng Techcombank;
Phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Trung tâm
bán miền Nam - Ngân hàng Techcombank;
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán
tại Trung tâm bán miền Nam – Ngân hàng Techcombank;
Trình bày tiềm năng phát triển của thẻ thanh toán;
Đưa ra các giải pháp nhằm giúp hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh
doanh thẻ thanh toán tại Techcombank.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 02 – 04/ 2012 tại Trung tâm bán miền Nam –
Ngân hàng Techcombank. Trụ sở đặt tại: số 6 – Nguyễn Thị Minh Khai – Phường Đa
Kao – Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh.
Khóa luận nghiên cứu về hoạt động phát hành và thanh toán thẻ thanh toán tại
Phòng kinh doanh – Trung tâm bán miền Nam – Ngân hàng Techcombank.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Chương 1 – Mở đầu: nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
và cấu trúc bài luận;
Chương 2 – Tổng quan: tổng quan về các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài
đang thực hiện, tổng quan về ngân hàng Techcombank và Trung tâm bán miền Nam;
Chương 3 – Nội dung và phương pháp nghiên cứu: nêu cơ sở lý luận về khái niệm, đặc
điểm, phân loại của thẻ thanh toán; trình bày quy trình phát hành và thanh toán thẻ
2
thanh toán; nêu các phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong suốt quá trình làm
đề tài;
Chương 4 – Kết quả và thảo luận: phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân
hàng Techcombank và tại Trung tâm bán miền Nam trong hai năm 2010 – 2011; giới
thiệu về các sản phẩm thẻ thanh toán tại Techcombank đồng thời cũng nêu lên những
lợi ích và rủi ro trong quá trình phát hành và thanh toán thẻ thanh toán; phân tích tình
hình hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Trung tâm bán miền Nam và đánh giá
những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Trung tâm đồng thời
nêu lên các nguyên nhân của những khó khăn trên; phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán; trình bày tiềm năng phát triển của thẻ thanh
toán tại thị trường Việt Nam; đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt
động kinh doanh thẻ thanh toán tại Trung tâm bán miền Nam – Ngân hàng
Techcombank;
Chương 5 – Kết luận và kiến nghị: tóm tắt nội dung trong khóa luận và đề xuất một số
kiến nghị của bản thân.
3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Xã hội càng phát triển, nhu cầu trao đổi, thanh toán và chi trả ngày càng đa
dạng, điều này đặt ra những đòi hỏi mới cho quá trình giao dịch tiền mặt. Cùng với sự
bùng nổ của công nghệ ngân hàng, thẻ thanh toán ra đời đáp ứng những nhu cầu tất
yếu của xã hội toàn cầu hóa, chúng ta nhận thấy thẻ thanh toán với những tiện ích của
nó được xã hội chấp nhận rộng rãi một cách nhanh chóng trong một thời gian ngắn.
Thẻ thanh toán – Payment Card – là một hình thức tiền tệ mới, là tên gọi chung
cho các thẻ do các tổ chức tài chính – ngân hàng phát hành, có tác dụng như cái ví điện
tử và mục đích chủ yếu là dùng để thanh toán hàng hóa – dịch vụ mà không dùng tiền
mặt.
Đề tài về thẻ thanh toán không phải là một đề tài mới, nhưng các đề tài trước
chưa thực đi sâu vào phân tích rõ các nhân tố tác động đến sự phát triển của thẻ thanh
toán cũng như tiềm năng phát triển của thẻ thanh toán. Hầu hết các đề tài nghiên cứu
chỉ dừng lại ở việc nêu ra thực trạng trên bề mặt của vấn đề sử dụng thẻ thanh toán,
thành tựu đạt được và hạn chế còn tồn tại của thẻ thanh toán. Mặt khác các giải pháp
mà các đề tài nghiên cứu trước đưa ra vẫn còn mang tính lý thuyết chung chung, chưa
cụ thể nên giải quyết triệt để các hạn chế của thẻ thanh toán.
Nói về thẻ ngân hàng tiến sĩ Lê Thị Kim Nhung trong bài “Nâng cao chất
lượng dịch vụ thẻ ngân hàng” của Tạp chí tài chính doanh nghiệp cho biết “thẻ ngân
hàng là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại, tiện ích, tiết kiệm
chi phí xã hội và rất phổ biến ở các nước phát triển trên thế giới ngoài ra thẻ ngân hàng
còn góp phần điều hành thực thi chính sách tiền tệ quốc gia có hiệu quả thúc đẩy sự
phát triển của thương mại, nâng cao năng lực giám sát các chính sách kinh tế của nhà
nước và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập của quốc gia vào nền kinh tế thế giới”.
Thực tế cho thấy, Hoa Kỳ, châu Âu và nhiều nước khác như Nhật Bản, Thái Lan,
khách hàng còn dùng thẻ để thanh toán tiền điện, điện thoại, nước, bảo hiểm và nhiều
chi phí khác. Bài báo đã công nhận lợi ích vượt trội khi thanh toán bằng thẻ thanh
toán, song bài báo cũng chỉ đơn thuần nêu khái niệm và tiện ích của thẻ thanh toán chứ
chưa đi vào phân tích một khía cạnh cụ thể nào đó của thẻ thanh toán, chẳng hạn như
thẻ thanh toán đã tiết kiệm chi phí xã hội như thế nào.
Cũng trong bài báo của Tạp chí tài chính doanh nghiệp, tiến sĩ Kim Nhung cho
biết thêm “mạng lưới máy ATM, POS còn quá ít so với số lượng khách hàng, phân bố
chưa hợp lý, phần lớn tập trung trên các thành phố lớn, các khu công nghiệp. Bình
quân tại Việt Nam hiện nay mật độ phân bố máy là 23.000 người/ máy ATM hoặc
POS trong khi đó tại Singapore là 2638 người/ máy”. Qua đây chúng ta biết rằng việc
phát triển thẻ thanh toán còn phụ thuộc vào sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ
thuật.
Trong luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thẻ ngân hàng trong
điều kiện khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện nay” của tác
giả Lạc Thụy Nhã Trâm – Đại học Ngân hàng Tp.HCM – cũng nêu lên những hạn chế
kìm hãm sự phát triển của thẻ thanh toán trong môi trường hội nhập hiện nay, đó là
hiện tượng hoạt động thanh toán đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn chưa
đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế trong tình hình mới; tỷ lệ thanh toán bằng tiền
mặt vẫn còn khá cao so với một số nước trong khu vực (trên 15%).
Do đó, làm hạn chế hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và khả
năng mở rộng các dịch vụ thanh toán phục vụ khách hàng. Dịch vụ thẻ mới chỉ gia
tăng về số lượng mà chưa có sự chuyển biến về chất, chưa làm thay đổi thói quen sử
dụng tiền mặt trong xã hội. Hầu hết các giao dịch trên hệ thống ATM là rút tiền mặt để
chi tiêu. Khi số lượng người dùng thẻ tăng lên, đã xuất hiện tình trạng quá tải như:
máy hết tiền, bị nghẽn mạch, nuốt thẻ, lỗi chương trình và những trực trặc kỹ thuật
khác, làm giảm hiệu suất hoạt động và chất lượng dịch vụ của hệ thống ATM và POS.
Mặt khác, kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng và kỹ thuật công nghệ rất cao nên khiến các tổ
chức phát hành thẻ vẫn chưa mạnh dạn mở rộng quy mô.
Tuy nhiên không thể vì những hạn chế đó mà không thẻ phát triển được, xã hội
loài người đang phát triển rất mạnh thì việc trao đổi công nghệ giữa Việt Nam và thế
5
giới, liên kết hệ thống máy thanh toán cũng như vấn đề an ninh mạng sẽ được chú
trọng và đảm bảo. Theo giáo sư – tiến sĩ Lê Văn Tư cho biết: tại Hoa Kỳ, hệ thống
chuyển khoản điện tử (EFTS) đã sẵn sang hoạt động trên một phạm vi rộng lớn. Cơ
quan dự trữ liên bang cũng có một hệ thống thông tin viễn thông là FEBUIRE, cho
phép mọi tổ chức tài chính có gởi tài khoản tại dự trữ liên bang thực hiện chuyển
khoản từ tổ chức này sang tổ chức khác mà không cần Sec. (Nguồn: Sách tiền tệ ngân hàng, thị trường tài chính)
Tiếp đó, các hãng phát hành thẻ tín dụng cũng đến triển khai những loại thẻ tín
dụng không tiếp xúc như Blink của Chase, PayPass của MasterCard, Contactless của
Visa, và Express Pay của American Express. Những loại thẻ sử dụng chip tích hợp
NFC có thể tranh được ăn cắp va giả mạo chữ ký. Thay vào đó, người sử dụng chỉ cần
đưa thẻ lại đầu đọc thẻ là phiên giao dịch đã hoàn tất.
Có thể nói rằng với những đặc tính của mình, thẻ thanh toán chính là hình thức
tiền tệ mới và cao nhất trong lịch sử phát triển tiền tệ từ trước tới nay. Hệ thống giấy tờ
sẽ được thay thế bằng hệ thống tài khoản điện tử. Những điều ấy hứa hẹn một xã hội
tiến bộ vượt bậc.
Dựa trên những cơ sở của các tác giả đi trước, tôi muốn phân tích sâu hơn, rõ
ràng hơn về thành tựu đạt được và hạn chế tồn tại của thẻ thanh toán trong giai đoạn
hiện nay, cũng từ đó đưa ra được đánh giá chính xác cho tiềm năng phát triển của thẻ
thanh toán cũng như góp phần để phát triển thẻ thanh toán tại Tp.HCM trong bối cảnh
hội nhập.
2.2. Tổng quan về Ngân hàng Techcombank
2.2.1. Lịch sử hình thành
Trụ sở chính: 70 – 72 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Technological Anh Commercial Joint Stock.
Tên viết tắt: Techcombank.
Logo :
6
Được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua 18
năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng
thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 183.000 tỷ đồng (tính
đến hết tháng 9/2011).
Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ phần. Với
mạng lưới gần 300 chi nhánh, phòng giao dịch trên 44 tỉnh và thành phố trong cả
nước, dự kiến đến cuối năm 2011, Techcombank sẽ tiếp tục mở rộng, nâng tổng số Chi
nhánh và Phòng giao dịch lên trên 300 điểm trên toàn quốc.
Techcombank còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights
tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ. Hiện tại, với
đội ngũ nhân viên lên tới trên 7.300 người, Techcombank luôn sẵn sàng đáp ứng mọi
yêu cầu về dịch vụ dành cho khách hàng. Techcombank hiện phục vụ trên 2 triệu
khách hàng cá nhân, gần 60.000 khách hàng doanh nghiệp.
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển
Hơn 15 năm, kể từ năm 1994 – 2011, Techcombank không ngừng phát triển và
lớn mạnh. Không thể không kể đến các thành tựu mà Techcombank đạt được trong
suốt quá trình hình thành và phát triển qua như:
Thành lập các chi nhánh lớn nhỏ khắp cả nước từ Hà Nội, Đà Nẵng, Thành
phố Hồ Chí Minh cho đến các tỉnh lẻ.
Chính thức phát hành thẻ thanh toán mailto: F@stAccess-Connect 24 (hợp
tác với Vietcombank) vào ngày 05/ 12/ 2003.
Năm 2006, nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ The Bank of
NewYork, Citibank, Wachovia.
Tháng 05/ 2006 nhận cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững”
do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao tặng.
Tháng 08/ 2006 Techcombank là Ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam
được xếp hạng tín nhiệm hàng đầu trên thế giới bởi Moody’s.
Ngày 15/ 12/ 2006: Ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa.
Năm 2007, Techcombank là Ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Finalcial
Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp
phát triển thị trường.
7
Tháng 02/ 2008 nhận danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do
độc giả của báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn.
Tháng 03/ 2008: Ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit
Tháng 09/ 2008, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt do hội Doanh Nghiệp
trẻ trao tặng và ra mắt thẻ đồng thương hiệu Techcombank – Vietnam Airlines
– Visa.
Ngày 19/ 10/ 2008 nhận giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và
“Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” do UBCK trao tặng.
Năm 2009, nhận giải thưởng “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam” do
Việt Nam Report trao tặng và giải thưởng “Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động
thanh toán quốc tế” do Ngân hàng Wachovina trao tặng.
Tháng 04/ 2010 đạt giải thưởng “Ngôi sao quốc tế dẫn đầu về quản lý chất
lượng” do BID - Tổ chức sáng kiến doanh nghiệp quốc tế trao tặng.
Tháng 05/ 2010 nhận danh vị “Thương hiệu quốc gia 2010” và giải thưởng
“Ngân hàng tài trợ thương mại năng động nhất khu vực Đông Á” do IFC –
thành viên của Ngân hàng Thế giới trao tặng.
Tháng 06/ 2010 nhận giải thưởng “Ngân hàng Thanh toán quốc tế xuất sắc”
do Citibank trao tặng.
Tháng 07/ 2010 nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010” do
tạp chí Euromoney trao tặng.
Tháng 08/ 2010 nhận giải thưởng “Sao vàng Đất Việt 2010” do Hội doanh
nhân trẻ trao tặng và giải thưởng “Thương hiệu Việt được ưa thích nhất 2010”
do báo Sài Gòn Giải Phóng trao tặng.
Tháng 03/ 2011 nhận giải thưởng “Tỷ lệ điện tín chuẩn” từ Ngân hàng Bank
of NewYork.
Tháng 04/ 2011 được xếp hạng trong “Top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt
Nam” từ VNR 500 và giải thưởng “Sản phẩm tín dụng của năm” từ Thời Báo
Kinh Tế Việt Nam.
Tháng 05/ 2011 nhận giải “Doanh nghiệp đi đầu” của Tổ chức World
Confederation of Business.
8
Từ tháng 06 đến 08/ 2011 nhận các giải thưởng danh giá từ các tổ chức quốc
tế uy tín trao tặng bao gồm: “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2011”, “Ngân hàng
quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam 2011”, “Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất
Việt Nam 2011”, “Ngân hàng cung cấp ngoại hối tốt nhất 2011”, “Ngân hàng
bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2011”.
Tháng 12/ 2011 nhận giải “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam” do Tạp
chí The Asset trao tặng.
Tính đến tháng 6/2011, tổng tài sản tăng 18%, đạt 177.000 tỷ đồng, xấp xỉ 9 tỷ
USD, nguồn tài sản xếp hàng thứ 6 ở thị trường Việt Nam, sau 4 ngân hàng quốc
doanh và ngân hàng Á Châu. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.500 tỷ đồng, tăng 50% so
với cùng kỳ năm trước. Tổng số khách hàng cá nhân đạt trên 2 triệu người, tăng
38,8%, số khách hàng doanh nghiệp tăng đáng kể với ở mức 31,4% so với cùng kỳ
năm trước. Đáng chú ý, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng 3,1% so với
cùng kỳ, đạt 22,4%.
Với những kết quả kinh doanh khả quan trên, Techcombank đã tạo được nền
tảng, nội lực, là bệ phóng vững chắc cho sự bứt phá của ngân hàng hướng tới những
mục tiêu phía trước. Cụ thể, mục tiêu tăng trưởng kinh doanh 5 năm (2009 – 2014) dự
kiến đạt mức xấp xỉ là 34% đối với chỉ tiêu tổng mức tài sản, 35% đối với tổng lợi
nhuận sau thuế và 25% vốn điều lệ.
9
2.2.3 Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Ngân Hàng Techcombank
Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng Techcombank
2.3. Tổng quan về Trung tâm bán miền Nam – Ngân hàng Techcombank
2.3.1. Quá trình hình thành
Trung tâm bán trực thuộc khối S&D (Sales and Development) là một trung tâm
lớn trong hệ thống tổ chức của Techcombank, có địa bàn hoạt động rộng ở Bắc-Nam.
Trung tâm có hai trụ sở chính: Phía Bắc đặt 57 Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội và
phía Nam tại số 6 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Đa Kao, quận 1, Tp.HCM.
10
Về quy mô, hiện nay, trung tâm bán có hơn 500 cán bộ công nhân viên, gồm 6
trung tâm nhỏ. Trung tâm bán miền Bắc, Trung tâm bán trả lương miền Bắc, Trung
tâm bán miền Nam, Trung tâm bán trả lương miền Nam, Trung tâm telesales (Trung
tâm Telesales miền Bắc và Trung tâm Telesales miền Nam), và Trung tâm hỗ trợ kinh
doanh (gồm hai bộ phận hỗ trợ kinh doanh miền Bắc và hỗ trợ kinh doanh miền Nam).
2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm bán miền Nam
Chức năng
Là kênh trực tiếp khai thác và bán các sản phẩm cho vay nhà, ô tô, tiêu dung
thế chấp bất động sản, và các sản phẩm cho vay khác hoặc huy động theo định
hướng của Ngân hàng.
Tham mưu, đề xuất các chính sách, cải tiến với các khối, các bộ phận liên
quan về chính sách, sản phẩm, quy trình đối với các sản phẩm cho vay.
Nhiệm vụ
Bán các sản phẩm chính về cho vay có thế chấp như: nhà, ô tô, tiêu dùng thế
chấp bất động sản, cho vay khác.
Quản lý ngành dữ liệu, các quan hệ với chủ đầu tư bất động sản, sàn giao
dịch bất động sản, Showroom Auto, và các quan hệ hợp tác khác liên quan đến
các sản phẩm cần bán.
Hỗ trợ và phối hợp các hoạt động đào tạo cho đội ngũ RBO chuyên nghiệp,
có chuyên môn, nghiệp vụ về sản phẩm được yêu cầu cho Trung Tâm.
Xây dựng cơ sở dữ liệu và đánh giá định kì về khách hàng triển năng cũng
như đối thủ cạnh tranh đối với các sản phẩm bán.
Phối hợp với các phòng ban đơn vị trong việc bán chéo.
Thực hiện các công việc khác được giao từ ban lãnh đạo theo từng thời kỳ.
11
2.3.3. Cơ cấu tổ chức Trung tâm bán
Hình 2.2 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Trung Tâm Bán
Trung
Các GĐ
tâm SSE
vùng
GĐ khối
GĐ trung tâm
bán
Phòng trả
lương phía Nam
Phòng KD
phía Bắc
Phòng KD
Phòng trả
phía Nam
lương phía Bắc
Phòng
Telesale
Telesale
phía Bắc
Telesales
phía Nam
Phòng hỗ
trợ KD
Hỗ trợ bán
Hỗ trợ bán
phía Bắc
phía Nam
Nguồn: Tài bộ nội bộ ngân hàng Techcombank
12
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Tổng quan về thẻ thanh toán
a) Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ thanh toán
Trong phạm vi rộng, thẻ nói chung bao gồm tất cả các loại: thẻ séc, thẻ rút tiền
mặt, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng… Thẻ thanh toán là một trong những thành tựu của ngành
công nghiệp ngân hàng. Đó là cuộc cách mạng trong lĩnh vực tài chính cá nhân và sẽ
không có sự bùng nổ trong bán lẻ vào những năm 1970 và 1980 nếu không có sự ra
đời của thẻ. Sự phát triển của thẻ là thành quả của sự đổi mới và khả năng marketing
của các chuyên gia ngân hàng thế giới.
Thẻ xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1914 khi tổng công ty xăng dầu
California (ngày nay là công ty Mobie) cấp thẻ cho nhân viên và một số khách hàng
của mình. Thẻ chỉ nhằm khuyến khích bán sản phẩm của công ty chứ không kèm theo
việc gia hạn tín dụng. Sau đó, các hệ thống cửa hàng bán lẻ tiếp tục phát triển hình
thức tài trợ khách hàng thông qua việc phát hành thẻ, theo hình thức tiêu trước trả tiền
sau, cho các khách hàng phù hợp với những tiêu chuẩn thẩm định của họ để khuyến
khích tiêu dùng, tăng doanh thu.
Tuy nhiên, việc phát hành thẻ (hay các phiếu bán hàng) có nhiều hạn chế với
các cửa hàng: khả năng tài trợ có hạn, chi phí quản lý cao ảnh hưởng đến lợi nhuận,
thẻ của mỗi hệ thống chỉ sử dụng được trong hệ thống đó nên tính tiện lợi của thẻ
không cao, nhiều đại lý nhỏ không đủ điều kiện và khả năng cung cấp tín dụng cho các
khách hàng của họ. Nhu cầu có một loại thẻ chung để có thể sử dụng thanh toán tại các
điểm bán hàng trở nên cấp thiết và chính nó đã tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính
vào cuộc.
13
Ngày càng có nhiều tổ chức tài chính tham gia vào thị trường thẻ. Thẻ ChargeIt đã mở đường cho sự ra đời của thẻ vào năm 1951 do ngân hàng Franklin National,
New York phát hành. Tại đây, khách hàng xin cấp hạn mức tín dụng và được thẩm
định khả năng thanh toán, tình hình tài chính thông qua hoạt động tín dụng trước đó
của họ với ngân hàng. Những khách hàng đủ tiêu chuẩn sẽ được cấp thẻ để thực hiện
giao dịch tại các đại lý chấp nhận thẻ. Các cơ sở này khi nhận được giao dịch sẽ liên
hệ với ngân hàng, nếu được phép chuẩn chi họ sẽ thực hiện giao dịch và đòi tiền sau
đối với ngân hàng. Các chủ thẻ phải trả toàn bộ dư nợ vào cuối tháng.
Do thẻ ngày càng được sử dụng rộng rãi, các công ty và các ngân hàng liên kết
với nhau để khai thác lĩnh vực thu lợi nhuận này. Thẻ dần dần được xem như một công
cụ văn minh, thuận lợi trong các cuộc giao dịch mua bán. Các loại thẻ Master Card,
Visa, Amex, JCB được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu và cùng phân chia những thị
trường rộng lớn.
Với lợi thế về vốn, chuyên môn trong nghiệp vụ thẩm định, cơ sở hạ tầng sẵn
có phục vụ cho hoạt động phát hành và thanh toán, thẻ do ngân hàng phát hành thực sự
được đông đảo công chúng quan tâm và ưa thích. Trong khoảng thời gian 25 năm trở
lại đây, ngành công nghiệp thẻ thanh toán, đặc biệt là thẻ ngân hàng mới thực sự được
phát triển.
b) Khái niệm thẻ thanh toán
Thẻ là một tấm nhựa chứa băng từ hoặc chip điện tử để lưu giữ các thông tin, số
liệu cần thiết đã được mã hóa. Nói một cách ngắn gọn, thẻ là một phương tiện thanh
toán không dùng tiền mặt do ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phát hành cấp cho
khách hàng và được sử dụng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý, các máy rút tiền
tự động hoặc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại những cơ sở chấp nhận thẻ trong
phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa ngân hàng
phát hành thẻ và chủ thẻ.
c) Đặc điểm và cấu tạo của thẻ thanh toán
Hầu hết các loại thẻ thanh toán quốc tế làm bằng nhựa cấu tạo với 3 lớp được
ép với kỹ thuật cao. Thẻ có kích thước: 84mm x 54mm x 0,76mm có góc tròn gồm 2
mặt có in đầy đủ các yếu tố như: nhãn hiệu thương mại của thẻ, tên và logo của nhà
14