Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG THANH LONG THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP Ở XÃ HÀM MINH, HUYỆN HÀM THUẬN NAM, TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.76 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG
THANH LONG THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP Ở XÃ HÀM
MINH, HUYỆN HÀM THUẬN NAM, TỈNH BÌNH THUẬN

VÕ TẤN CHƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG TỐT NGHIỆP
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Đánh Giá Hiệu Quả
Kinh Tế Của Mô Hình Trồng Thanh Long Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Ở Xã Hàm
Minh, Huyện Hàm Thuận Nam, Tỉnh Bình Thuận ” do Võ Tấn Chương, sinh viên khóa
34, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________________ .

THÁI ANH HÒA
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

________________________
Ngày


tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Đầu tiên, con xin ghi khắc công ơn ba mẹ đã sinh thành, giáo dưỡng cho con
nên người, tạo cho con niềm tin, sức mạnh, chỗ dựa vững chắc để con có được như
ngày hôm nay, con vô cùng yêu thương và biết ơn ba mẹ.
Xin tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu, quý thầy cô của trường Đại Học Nông Lâm
TP.Hồ Chí Minh, nhất là quý thầy cô trong khoa Kinh Tế đã tận tâm tận lực dạy dỗ,
dìu dắt, truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báo, những tình cảm
yêu thương nhiệt thành ấy sẽ mãi sánh bước cùng tôi trên đường đời
Tôi xin gửi lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Thái Anh Hòa, người
đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức, giúp đỡ và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Thầy đã luôn hòa đồng và gần gũi như
người bạn, người anh, người thầy giúp tôi mạnh dạn và tự tin hơn trong cuộc sống,
vững vàng hơn trong công việc. Xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến thầy cùng gia đình
Xin chân thành cảm ơn chú Nguyễn Thanh Hưng phó chủ tịch UBND xã Hàm
Minh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập thu thập dữ liệu. Xin gửi lời
chúc sức khỏe và hạnh phúc đến gia đình chú
Cuối cùng tôi xin cảm ơn chân thành đến những người bạn đã đồng hành, động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt chặng đường dài đã qua. Đặc biệt là các bạn sinh viên
lớp DH08KT, chúc các bạn sớm thực hiện được ước mơ của mình
TP.Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2012


NỘI DUNG TÓM TẮT
VÕ TẤN CHƯƠNG, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh,
tháng 6 năm 2012. “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Của Mô Hình Trồng Thanh
Long Theo Tiêu Chuẩn VietGAP ở Xã Hàm Minh, Huyện Hàm Thuận Nam,
Tỉnh Bình Thuận”
VO TAN CHUONG, Faculty of Economics, Nong Lam University, Ho Chi Minh
City, June – 2012. “Evaluation of Economic Efficiency of Dragon Fruit According
to VietGAP Standards in Ham Minh Commune, Ham Thuan Nam District, Binh
Thuan Province”

Hiệu quả kinh tế và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong nông nghiệp đang
là vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện nay khi mà nguồn lương thực, thực phẩm đang bị
cảnh báo ở mức báo động về an toàn, và vì đòi hỏi cũng như nhu cầu của người tiêu
dùng ngày càng cao. Đề tài thực hiện nhằm phân tích hiệu quả kinh tế của cây Thanh
long đi đôi với việc tìm kiếm mô hình đạt cả hai tiêu chí kinh tế và phúc lợi xã hội.
Khóa luận là kết quả của quá trình điều tra phân tích số liệu sơ cấp qua việc điều tra 60
nông hộ trồng Thanh long tại địa phương và số liệu thứ cấp tại phòng ban, sách, báo,
internet và quá trình quan sát thực tế. Bằng phương pháp xử lí và giải thích những số
liệu tổng hợp thông qua excel, phân tích độ nhạy 1 chiều, hai chiều nhằm phân tích rủi
ro trong sản xuất Thanh long.
Kết quả nghiên cứu cho thấy ở tất cả các tiêu chí thì mô hình sản xuất theo tiêu
chuẩn VietGAP luôn khả quan và hiệu quả hơn so với mô hình trồng Thanh long
thông thường. Bên cạnh đó thì cũng làm rõ hơn các hình thức sản xuất cũng như tiêu
thụ trên địa bàn và tìm ra hướng phát triển lâu dài cho vùng.


MỤC LỤC
NỘI DUNG TÓM TẮT ................................................................................................... i 
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ iv 
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................v 
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ vii 
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................. viii 
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................1 
1.1  Đặt vấn đề ..........................................................................................................1 
1.2  Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................1 
1.2.1  Mục tiêu chung ...............................................................................................2 
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2 
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2 
1.4 Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................2 

1.5 Cấu trúc khóa luận .................................................................................................2 
CHƯƠNG 2 .....................................................................................................................4 
2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu ...............................................................................4 
2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ..........................................................................5 
2.2.1 Vị trí địa lí .......................................................................................................5 
2.2.1.1 Vị trí .............................................................................................................5 
2.2.1.2 Địa hình, địa mạo: ........................................................................................6 
2.2.1.3 Khí hậu, thời tiết: .........................................................................................6 
2.2.2 Hiện trạng dân số, lao động và tôn giáo ..........................................................7 
2.2.2.1Dân số: ..........................................................................................................7 
2.2.2.2 Lao động: .....................................................................................................7 
2.2.2.3 Hiện trạng sử dụng đất .................................................................................7 
2.2.3 Đánh giá chung về tổng quan ........................................................................10 
a. Thuận lợi ............................................................................................................10 
b. Khó khăn ............................................................................................................11 
c. Cơ hội: ................................................................................................................11 
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................12 
3.1 Cây Thanh Long ...............................................................................................12 
3.2 Khái niệm về VIETGAP ..................................................................................18 
3.2.1 Quy Trình VIETGAP ....................................................................................19 
3.3 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................21 
3.3.1 phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................................21 
3.3.2 Phương pháp xử lí số liệu: ............................................................................21 
3.3.3 Các chỉ tiêu kết quả ......................................................................................21 
3.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá dự án ...........................................................................21 
3.3.5 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế: ........................................................................23 
CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................24 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................................24 
4.1 Một số đặc điểm kinh tế xã hội của nông hộ .......................................................24 
ii



4.1.2 Đặc diểm nông hộ .............................................................................................24 
4.1.3 Tình hình tham gia VietGAP ............................................................................24 
4.2 Tình hình tiếp cận thông tin của các hộ điều tra ..................................................25 
4.2.1 Tham gia hoạt động khuyến nông .................................................................27 
4.2.2 Tình hình tiêu thụ Thanh long ở xã Hàm Minh ................................................28 
4.2.3 Hình thức bán Thanh long của nông hộ ........................................................28 
4.2.4 Nhu cầu vốn cho sản xuất .................................................................................25 
4.3 Chi phí sản xuất ...................................................................................................30 
4.4 Giá bán và sản lượng bình quân ..........................................................................34 
4.4.1 Sản lượng bình quân của Thanh long trên diện tích 10.000m2 (1 ha) ..............36 
4.5 Kết quả - hiệu quả sản xuất Thanh long ..............................................................38 
4.5.1 Kết quả - hiệu quả của Thanh long VietGAP ...............................................38 
4.5.2 Kết quả - hiệu quả của Thanh long thường ...................................................40 
4.6 Lợi ích của mô hình Thanh long VietGAP ..........................................................42 
4.7 Phân tích thuận lợi và khó khăn thường gặp của người dân xã Hàm Mính ........42 
4.8 Phân tích rủi ro trong sản xuất Thanh Long ........................................................43 
4.8.1 Phân tích độ nhạy 1 chiều .............................................................................44 
4.8.2 Phân tích độ nhạy 2 chiều .............................................................................44 
4.9 Một số giải pháp cho nhà làm chính sách ............................................................48 
CHƯƠNG 5 ...................................................................................................................49 
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .............................................................................................49 
5.1 Kết luận ................................................................................................................49 
5.2 Kiến nghị ..............................................................................................................49 
5.2.1 Đối với người dân .........................................................................................49 
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương ...................................................................50 
5.2.3 Đối với nhà nước ...........................................................................................50 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................52 
PHỤ LỤC ......................................................................................................................53 


iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

Chi Phí

DT

Doanh Thu

GAP

Thực hành tốt nông nghiệp (Good Agricultural Practices)

IRR

Suất nội hoàn

KN

Khuyến Nông

LN

Lợi Nhuận

NN


Nông Nghiệp

NN và PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NPV

Hiện giá ròng (Net Present Value)

PP

Thời gian hoàn vốn

PV

Giá trị hiện tại (Present Value)

TN

Thu Nhập

TTNCPTTL

Trung tâm nghiên cứu và phát triển Thanh long

TT - TTTH

Thu thập – tính toán tổng hợp


UBND

Ủy Ban Nhân Dân

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
 

Bảng 2.1 Hiện Trạng Sử Dụng Đất Toàn Xã ....................................................................... 9 
Bảng 3.1 Một số dưỡng chất trong quả thanh long ............................................................ 13 
Bảng 3.2 Quy trình sản xuất Thanh Long theo VIETGAP ................................................ 19 
Bảng 4.1 tình hình tham gia VietGAP ở xã Hàm Minh ..................................................... 24 
Bảng 4.2 nguồn cập nhật thông tin của các hộ ................................................................... 26 
Bảng 4.3 Tình hình tham gia hoạt động Khuyến Nông của các hộ điều tra....................... 27 
Bảng 4.4 Nhu cầu vay vốn của nông hộ ............................................................................. 25 
Bảng 4.5 Chi phí sản xuất bình quân cho 1000 trụ Thanh long ......................................... 31 
Bảng 4.6 Phân bố công lao động trong sản xuất Thanh long ............................................. 33 
Bảng 4.7 Giá bán bình quân năm 2011 .............................................................................. 34 
Bảng 4.8 Sản lượng bình quân của Thanh long trên diện tích 10.000m2 ........................... 36 
Bảng 4.9 Phân tích kết quả - hiệu quả sản xuất trên 1.000 trụ Thanh long VietGAP
theo vòng đời 12 năm ......................................................................................................... 38 
Bảng 4.10 Các Tiêu Chí Đánh Giá Kết Quả Sản Xuất Thanh Long VietGAP Theo
Vòng Đời 12 Năm .............................................................................................................. 39 

Bảng 4.11 Kết quả - hiệu quả sản xuất Thanh long thường tính theo vòng đời 12 năm .... 40 
Bảng 4.12 Các Tiêu Chí Đánh Giá Đánh Giá Kết Quả Sản Xuất Thanh Long Thường
Theo Vòng Đời 12 năm ...................................................................................................... 41 
Bảng 4.13 So Sánh Một Số Tiêu Chí Của Dự Án Thanh Long Thường Và Thanh Long
VietGAP ............................................................................................................................. 42 
Bảng 4.14 Ảnh hưởng của giá bán đến NPV và IRR ......................................................... 44 
Bảng 4.15 Ảnh Hưởng Giá Bán Và Suất Chiết Khấu Đến NPV Của Mô Hình Thanh
Long VietGAP .................................................................................................................... 45 
Bảng 4.16 Ảnh Hưởng Giá Bán Và Suất Chiết Khấu Đến NPV Của Mô Hình Thanh
Long Thường ...................................................................................................................... 46 
Bảng 4.17 Ảnh Hưởng Giá Bán Và Suất Chiết Khấu Đến IRR Của Mô Hình Thanh
VietGAP ............................................................................................................................. 47 
v


Bảng 4.18 Ảnh Hưởng Giá Bán Và Suất Chiết Khấu Đến IRR Của Mô Hình Thanh
Long Thường ...................................................................................................................... 47 

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
 

Hình 2.1 Vị trí xã Hàm Minh trong huyện Hàm Thuận Nam .............................................. 6 
Hình 2.2 Hiện trạng sử dụng đất ỡ xã Hàm Minh ................................................................ 7 
Hình 3.1 Cây Thanh Long tại xã Hàm Minh ..................................................................... 13 
Hình 3.2 Quả Thanh Long tại Hàm Minh .......................................................................... 13 
Hình 4.1 Biểu đồ tình hình tiêu thụ Thanh long ở xã Hàm Minh ...................................... 28 
Hình 4.2 Hình thức bán Thanh long của nông hộ .............................................................. 28 

Hình 4.3 Biến động của giá bán Thanh long năm 2011 ..................................................... 35 
Hình 4.4 Năng suất cây Thanh long theo vòng đời ............................................................ 37 

vii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ

viii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay với tốc độ phát triển nhanh chóng của xã hội, cùng với sự phát triển về
nhu cầu của con người ngày càng cao. Do đó nhu cầu lương thực thục phẩm không chỉ
đủ ăn mà còn phải ngon phải sạch sẽ , hợp vệ sinh. Xét thấy Bình Thuận là một vùng
đất khô hạn, đất đai bạc màu, tốc độ phát triển còn chưa cao song bên cạnh đó thì cũng
là một vùng thích hợp để Thanh long một loài cây xương rồng thích nghi được. Không
chỉ Thanh long sống được ở đây mà tại vùng khô cằn này năng suất cũng như chất
lượng không nơi nào sánh bằng. Cũng chính vì lí do đó mà giờ đây Thanh long Bình
Thuận đã trở thành một thương hiệu độc quyền được nhiều nước trên thế giới biết đến.
Và cũng chính vì thế mà giờ đây nó đã trở thành một loại cây chủ lực của tỉnh này,
nhưng đòi hỏi của người tiêu dùng thì ngày càng cao và họ đã đưa ra những chuẩn
mực cho sản phẩm mà họ tiêu dùng. Để đáp ứng nhu cầu đó thì bắt buộc người sản
xuất Thanh Long phải tuân thủ các quy định về chuẩn GAP.
Như vậy với việc thực hiện theo chuẩn GAP thì người sản xuất sẽ được những lợi
ích gì, bên cạnh đó thì với mô hình này có hiệu quả hay không. Qua việc xác định tính

hiệu quả của mô hình này sẽ giúp cho người sản xuất hiểu rõ hơn về việc họ đang làm
mang lại lợi ích như thế nào. Từ đó sẽ đề xuất những phương pháp sản xuất hữu hiệu
giúp cho người sản xuất cải thiện thu nhập và làm cho tiếng vang của Thanh Long
Bình Thuận xa hơn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này nhằm vào mục tiêu phân tích hiệu quả kinh tế của cây Thanh long và
thực trạng phát triển mô hình Thanh long theo hướng VietGAP. Trong đó, khóa luận
tập trung phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, kĩ thuật và kinh nghiệm trồng
Thanh long. Nhận dạng những ưu, nhược điểm của mô hình Thanh long thường và


Thanh long VietGAP. Mặt khác kết quả nghiên cứu được kì vọng sẽ giúp cho người
dân, chính quyền địa phương và nhà nước để từ đó có cái nhìn khách quan hơn về thực
trang sản xuất Thanh long hiện tại và đưa ra nhiều biện pháp cho tương lai.
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kinh tế của cây Thanh long trên địa bàn xã Hàm Minh và nhận
dạng những ưu nhược điểm của mô hình sản xuất Thanh long theo và không theo tiêu
chuẩn VietGAP
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng trồng thanh long trên địa bàn xã Hàm Minh
So sánh hiệu quả sản xuất của hai mô hình trồng thanh long theo và không theo
tiêu chuẩn ViêtGAP
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới cây Thanh Long đặc biệt là yếu tố giá cả
Đưa ra một số kiến nghị cho chính quyền địa phương và người dân để có những
định hướng sản xuất thanh long trong thời gian tới
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Phân tích vụ mùa thanh long năm 2011
Khảo sát 60 hộ gia đình ở khu vực xã Hàm Minh huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình
Thuận để so sánh làm rõ lợi ích của ViêtGAP
Quá trình soạn thảo đề cương đến thu thập, xử lí số liệu, viết đề tài được thực hiện

từ tháng 2/2012 đến tháng 6/2012
1.4 Ý nghĩa của đề tài
Qua quá trình đánh giá tính hiệu quả của mô hình cùng với việc áp dụng những
chuẩn tắc của GAP giúp bà con có căn cứ để xác định lại phương thức canh tác cho
phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng hiện nay. Bên cạnh đó thì giúp người sản
xuất có cái nhìn đúng đắn hơn về tầm quan trọng của việc áp dụng chuẩn thanh long
sạch trong sản xuất để có những giải phái kịp thời và phù hợp. Còn đề xuất giải pháp
và phương hướng để đưa người nông dân thoát nghèo vươn lên làm giàu trên mảnh đất
khô cằn giàu tiềm năng này.
1.5 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần phụ lục mục lục và tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 5 chương: chương
1: Mở Đầu: Trình bày lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên
2


cứu.chương 2: Tổng quan: Tổng quan các tài liệu liên quan, giới thiệu tổng quan về
điều kiện tự nhiên của cây Thanh Long và xã Hàm Minh huyện Hàm Thuận Nam tỉnh
Bình Thuận.chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: trình bày cơ sở lý luận
và phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả và thảo luận: trình bày đăc điểm và
kết quả trong vấn đè phân tích định lượng. Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Tóm tắt
các chương trên rút ra kết luận từ đó đề ra giải pháp cho những nông hộ ở xã Hàm
Minh và chính quyền địa phương

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Qua quá trình nhìn nhận thực tế tình trạng Thanh Long ở xã Hàm Minh huyện Hàm
Thuận Nam tỉnh Bình Thuận cũng như những đòi hỏi của người tiêu dùng về sản phẩm
này. Đó là thời kì hội nhập hàng hóa cần được đồng nhất về chất lượng để đảm bảo độ
tin cậy cho người tiêu dùng.
Qua tài liệu luận văn của Bùi Thị Thùy Loan, 2010 về vấn đề Thanh long theo tiêu
chuẩn VietGAP, tài liệu đã cho thấy tính khả quan của mô hình Thanh long theo tiêu
chuẩn VietGAP so với mô hình Thanh long thường nhưng vẫn còn một số vấn đề chưa
được đề cập đó là yếu tố đất đai chưa được đưa vào trong chi phí sản xuất đàu tư ban
đầu. Việc đưa yếu tô đất đai vào mô hình làm cho các giá trị kinh tế trở nên phù hợp
hơn.
Tham khảo “Kĩ thuật trồng Thanh long” của Phan Kim Hồng Phúc áp dụng đưa kĩ
thuật sản xuất Thanh long vào đề tài và quan sát tình hình thực tế ở địa phương nghiên
cứu đề tài đưa ra kĩ thuật mới trồng Thanh long đạt hiệu quả kinh tế cao.
Từ vấn đề thực tế nhu cầu của xã hội về VSATTP đề tài tham khảo các tài liệu
“Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam” của Võ
Xuân Tân, “Đẩy mạnh sản xuất Thanh long theo tiêu chuẩn VietGap” của Vũ Trọng.
Đưa ra cái nhìn đúng đắn cho nông sản Việt Nam nói chung và Thanh long Bình
Thuận nói riêng đó là đưa nông sản đi theo con đường sản xuất an toàn.


2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Vị trí địa lí
2.2.1.1 Vị trí
Xã Hàm Minh nằm ở phía Tây Nam huyện Hàm Thuận Nam có tọa độ từ
108013’00’’ đến 108028’00’’ kinh độ Đông, từ 11001’00’’ vĩ độ Bắc, có tứ cận như
sau:
Phía Bắc giáp xã Hàm Cường, Hàm Thạnh.
Phía Nam giáp xã Tân Thuận và xã Thuận Quý.
Phía Đông giáp xã Hàm Cường và xã Thuận Quý.
Phía Tây giáp thị trấn Thuận Nam và xã Tận Lập.

Diện tích toàn xã : khoảng 7.971,80 ha, bằng 1,42% diện tích toàn huyện.
Xã Hàm Minh là một xã có vị trí địa lí rất thuận lợi, giáp ranh với các khu du lịch ven
biển Phan Thiết - Thuận Quý – Kê Gà, có khu du lịch Tà Kóu, suối nước nóng Bưng
Thị. Với vị trí này, xã Hàm Minh sẽ là vùng động lực phát triển kinh tế quan trọng của
huyện Hàm Thuận Nam trên con đường phát triển ngày càng đi lên của toàn tỉnh.
Mặt khác, xã Hàm Minh còn có Quốc lộ 1A chạy qua với chiều dài 5,5km nên việc
giao lưu với các khu vực khác khá thuận lợi trên các lĩnh vực, khá thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế - xã hội.

5


Hình 2.1 Vị trí xã Hàm Minh trong huyện Hàm Thuận Nam

Nguồn: UBND xã Hàm Minh

2.2.1.2 Địa hình, địa mạo:
Xã Hàm Minh có địa hình khá đa dạng với độ dốc trung bình từ 3 - 150.
Dạng địa hình bằng phẳng (0 - 30) chủ yếu phân bố dọc Quốc lộ 1A từ cánh đồng
tiếp giáp với Hàm Cường trải dài trong vòng cung tiếp giáp với các chân núi Găng, Tà
Kóu và gò đồi cát ven biển.
Dạng địa hình đồi núi nằm phía Bắc và phía Tây từ núi Găng đến núi Tà Kóu.
Dạng địa hình đồi cát ven biển nằm phía Đông chạy dài từ xã Hàm Cường đến xã
Thuận Quý.
2.2.1.3 Khí hậu, thời tiết:
Xã Hàm Minh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới bán khô hạn, thời tiết trong năm
chia làm 2 mùa rõ rệt. Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng Phan Thiết thì khí
hậu xã Hàm Minh có những đặc trưng:
6



Nhiệt độ: Xã Hàm Minh có nhiệt độ tương đối ổn định qua các năm.
 Nhiệt độ trung bình: 26,50C – 27,50C.


Nhiệt độ cao nhất: 30,00C – 31,00C.



Nhiệt độ thấp nhất: 23,00C – 24,00C.

Lượng mưa: Hàm Minh là xã có lượng mưa tương đối lớn ở Hàm Thuận Nam.
Lượng mưa trung bình khoảng 1.300 – 1.500 mm/năm, tập trung chủ yếu vào các
tháng 7, 8, 9 trong năm.
Độ ẩm không khí: Hàm Minh có độ ẩm tương đối trung bình năm là 80%.
Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân năm 1.345 mm.
Chế độ gió: Xã Hàm Minh có hai mùa gió chính đối lập nhau rõ rệt đó là gió mùa
Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
2.2.2 Hiện trạng dân số, lao động và tôn giáo
2.2.2.1Dân số:
Dân số toàn xã năm 2011 là 8782 người,1926 hộ, bình quân 4,5 người/hộ. Mật độ
dân số là 110 người/km2.
Tỷ lệ tăng dân số các năm qua là 1,2 % (dân số năm 2005 là 8261 người)
Toàn xã có 3 đơn vị thôn: thôn Minh Thành, thôn Minh Tiến và thôn Minh Hòa.
2.2.2.2 Lao động:
Nguồn lao động khá dồi dào, chiếm tỉ lệ 64,2% dân số, trong đó, có khả năng lao
động là 5.408 người, phân bố trong các ngành như sau:
Lao động sản xuất nông – lâm – thủy sản:

73,52 %;


Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

14,79 %;

Lao động xây dựng:

2

Lao động vận tải:

0,69 %;

Lao động thương nghiệp:

8,02 %;

Lao động lĩnh vực khác:

%;

11,51 %.

2.2.2.3 Hiện trạng sử dụng đất
Xã Hàm Minh được chia làm 3 thôn (Thôn Minh Thành, thôn Minh Tiến và thôn
Minh Hòa) với tổng diện tích tự nhiên là 7.971,8 ha. Trong đó, diện tích từng loại đất
đai có đến năm 2011 cụ thể như sau:
7



Hình 2.2 Hiện trạng sử dụng đất ỡ xã Hàm Minh
CƠ CẤU CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH
325.84

134.05
Đất nông nghiệp

7511.91

Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng

Nguồn:UBND Xã Hàm Minh

8


Bảng 2.1 Hiện Trạng Sử Dụng Đất Toàn Xã
STT

Hạng mục

Hiện trạng 2010

Tổng diện tích toàn xã (I + II)
Tổng số dân toàn xã

Diện tích

Tỷ lệ


Mật độ

(ha)

(%)

(m2/người)

7.971,8

100

8782

I.

Đất nông nghiệp

7511,91

94,23

8553,76

1

Đất sản xuất nông nghiệp

4055,47


50,87

4617,93

- Đất trồng cây hằng năm

641,99

8,05

731,03

- Đất trồng cây lâu năm

3413,48

42,82

3886,91

3435,76

43,10

3912,28

- Đất rừng sản xuất

1975,81


24,78

2249,84

- Đất rừng đặc dụng

1459,95

18,31

1662,43

3

Đất nuôi trồng thủy sản

20,62

0,26

23,48

4

Đất nông nghiệp khác

0,06

0,001


0,07

II.

Đất phi nông nghiệp

325,84

4,09

371,03

1

Đất ở tại nông thôn

55,11

0,69

62,75

2

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

2,02

0,03


2,3

3

Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

23,00

0,29

26,19

4

Đất có mục đích công cộng

222,55

2,79

253,42

5

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

1,16

0,01


1,32

6

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

10,00

0,13

11,39

7

Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng

12

0,15

13,66

II.

Đất chưa sử dụng

134,05

1,68


152,64

2

Đất lâm nghiệp

Nguồn: UBND Xã Hàm Minh

9


2.2.3 Thực trạng sản xuất Thanh long tại địa phương
Năm 2011 thời tiết không thuận lợi, mưa nắng thất thường, nắng hạn kéo dài ảnh
hưởng tới những thửa ruộng chủ yếu xuống giống nhờ nước trời, bão lũ ảnh hưởng
làm nhiều vùng thu hoạch lúa gây ảnh hưởng tới đời sống của bà con nông dân.
Mưa bão cũng làm tắt đường quốc lộ cản trở giao thông, ảnh hưởng đến khả năng
vận chuyển Thanh long xuất khẩu qua Trung Quốc làm giá Thanh long giảm mạnh
mỗi khi có bão. Chịu ảnh hưởng không khí lạnh nhiều đợt làm cho người tiêu dùng ít
ăn Thanh long cũng làm giá cả thay đổi theo chiều hướng xấu. Mặc dù vậy, sản lượng
cũng như diện tích Thanh long của xã vẫn ngày được nâng cao và mở rộng.
Toàn xã có khoảng 1.250 ha diện tích trồng Thanh long, trong đó đa số là Thanh
long ruột trắng. Có một số hộ đã tham gia trồng thử nghiệm giống ruột đỏ và mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Nhưng do khó chăm sóc và khả năng sinh trưởng và phát triển
chậm hơn ruột trắng, lại nặng vốn đầu tư hơn rất nhiều so với ruột trắng nên bà con
chưa đưa vào sản xuất đại trà. Phần lớn đất nông nghiệp của xã là Thanh long, các loại
cây trông khác ít được ưa chuộng vì đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng của Bình Thuận rất
phù hợp cho cây Thanh long, các cây trồng khác cho năng suất và hiệu quả không cao.
2.2.4 Đánh giá chung về tổng quan
Để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, việc phát triển mở rộng các khu dân cư ngày càng

nhiều thì việc đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng
(giao thông, cấp thoát nước, các công trình phúc lợi xã hội như trường học, y tế …) là
rất cần thiết, do đó để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội lâu dài, bền vững,
cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng tài nguyên theo hướng
khoa học trên cơ sở : tiết kiệm, hợp lí, có hiệu quả cao; bố trí sử dụng tài nguyên cho
phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội để cho bà con nông dân yên tâm sản
xuất. Đặc biệt cần quan tâm đến hệ thông cấp thoát nước đảm bảo nhu cầu tưới tiêu
cho bà con vì Thanh long là cây rất cần nước trong các giai đoạn chong đèn trái vụ.
Như vậy, cần phải nhìn lại những thuận lợi và khó khăn cũng như cơ hội và thách thức
trong hiện tại của địa phương
a. Thuận lợi
Nằm trên quốc lộ 1A, tiếp giáp trực tiếp với thị trấn Thuận Nam, cách Thành phố
Phan Thiết 20 km, thuận lợi thông thương hàng hóa đi đến các khu vực khác đặc biệt
10


phát triển hình thức bán Thanh long cho hành khách lưu thông qua lại tuyến quốc lộ
này, thuận lợi cho việc di chuyển xuất khẩu trái Thanh long trên thị trường quốc tế.
Các khu dân cư sống tập trung thuận lợi trao đổi học hỏi kinh nghiệm và tạo nên
các vùng sản xuất Thanh long tập trung tạo điều kiện thu mua đồng bộ hơn, dễ dàng
hơn. Giao thông đi lại giữa các khu vực thuận lợi, dễ dàng tạo điều kiện cho việc di
chuyển các loại nông sản đặc biệt là trái Thanh long.
Thu hút được nhiều nguồn vốn và đầu tư phát triển nông nghiệp mà thế mạnh là cây
thanh long.
Hệ thống thủy lợi được đầu tư kiên cố, kênh mương hoàn chỉnh đảm bảo nguồn
nước cho sản xuất nông nghiệp.
b. Khó khăn
Dân cư phân bố chưa đồng đều, chủ yếu tập trung dọc theo 2 tuyến giao thông
chính là Quốc lộ 1A và đường Hàm Minh – Thuận Quý làm cho việc tập hợp quần
chúng hay tập hợp thông báo các thông tin khuyến nông gặp nhiều khó khăn.

Nhiều vùng còn nằm trong điều kiện thiếu nước trong mùa khô gây khó khăn ảnh
hương tói việc sản xuất Thanh long và các loại nông sản khác.
c. Cơ hội:
Phát triển một nền nông nghiệp vững mạnh, áp dụng khoa học kĩ thuật, nâng cao
năng suất và sản lượng của cây Thanh long, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu. Đầu ra
cho sản phẩm ổn định, đảm bảo thu nhập, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người dân.
Thu hút được nhiều nguồn vốn và đầu tư phát triển nông nghiệp mà thế mạnh là
cây thanh long. Tìm hiểu thực trạng trồng thanh long trên địa bàn xã Hàm Minh
Hình thành một khu dân cư trung tâm phát triển thương mại dịch vụ tại khu vực
ngã ba Quốc lộ 1A với đường Hàm Minh – Thuận Quý. Đây sẽ là trung tâm tập kết
hàng hóa, giao lưu mua bán và vận chuyển đi nơi khác.

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cây Thanh Long
3.1.1 Đặc điểm sinh thái của cây Thanh long
Cây Thanh Long (tên tiếng Anh là Pitahaya, hay còn gọi là Dragon fruit) một loài
cây được trồng hay lấy quả, là tên của một vài chi của họ xương rồng, có nguồn gốc ở
các vùng sa mạc thuộc Mêhico và Colombia.Thanh Long cũng được trồng ở các nước
như Trung Quốc, Đài Loan và trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaisia,
Thái Lan, Philiphin.
Là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng và
khô hạn. Chúng thích hợp trồng ở những nơi có cường độ ánh sáng mạnh, cây mọc
trên nhiều loại đất khác nhau, ở Việt Nam cây được trồng ở những vùng có đất xám
bạc màu, đất cát pha, đất đỏ latosol ... có khả năng thích ứng với độ pH khác nhau

nhưng tốt nhất là từ 5-7
Cây leo, bò trên choái, có rễ khí sinh, bám vào các cây to hoặc trên bờ tường. Hoa
giống hoa quỳnh. Quả to hình trái xoan, nặng bình quân 200-300 gam. Có quả to, nặng
500 gam, vỏ màu tím đỏ. Thịt quả trắng có nhiều hạt đen li ti như vừng đen, ăn được
cả thịt quả và hạt. Quả thanh long có vị ngọt, mát, mềm, hơi chua, có chất bổ máu.
Cây thanh long được trồng nhiều ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có giá trị
xuất khẩu. Thanh long cũng đã được trồng ở Phủ Quỳ (Nghệ An) cho kết quả tốt. Cây
sống được trên đất khô cằn. Năng suất bình quân 10 tấn quả/ha. Quả thanh long được
xuất khẩu sang nhiều nước trong khu vực đã cho giá trị kinh tế cao


Hình 3.1 Cây Thanh Long tại xã Hàm Minh

Nguồn: Võ Tấn Chương, 2012
(ảnh chụp tại vườn hộ Trần Minh Quang)
Quả thanh long có vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ
khái, hóa đàm. Do đó, người ta sử dụng quả thanh long để giải nhiệt, nhuận trường.
Bảng 3.1 Một số dưỡng chất trong quả thanh long
STT

DƯỠNG CHẤT

HÀM LƯỢNG

1

Vitamin A (µg/100g)

0,00


2

Hàm lượng Protid (g/100g)

1,08

3

Hàm lượng Lipid (g/100g)

0,02

4

Hàm lượng Glucid (g/100g)

7,64

5

Năng lượng (Kcal/100g)

35,06

6

Vitamin C (mg/100ml dịch quả)

6,00


7

Acid tổng hợp (g/100ml dịch quả

0,33

Nguồn : Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam
13


3.1.2 Quy trình và kĩ thuật trồng Thanh long
Nguồn nước
Cây Thanh long có khả năng chịu hạn nhưng không chịu úng. Để cây phát triển tốt,
cho nhiều trái và trái to cần cung cấp đủ nước, nhất là trong thời kỳ phân hoá mầm
hoa, ra hoa và kết trái. Nhu cầu về lượng mưa cho cây là 800 - 2.000 mm/năm, nếu
thấp hơn hoặc vượt quá sẽ dẫn tới hiện tượng rụng hoa và thối trái. Có nguồn nước
tưới chủ động trong mùa khô, vườn trồng không sử dụng các nguồn nước thải.
Đất đai
Cây Thanh long trồng được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát pha, đất xám
bạc màu, đất phèn đến đất phù sa, đất đỏ Bazan, đất thịt... Tuy nhiên, cây Thanh long
đạt hiệu quả cao trong điều kiện đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, không bị
nhiễm mặn và có pH từ 5 - 7 .
Để sản xuất Thanh long theo hướng an toàn cần phân tích đất, nước trước khi
trồng. Vườn trồng cách khu công nghiệp, nghĩa trang, bệnh viện khoảng 500 m, đất
không bị nhiễm kim loại nặng. Toàn bộ hồ sơ về vị trí lô đất và kết quả phân tích đất
được lưu giữ tại HTX, nhóm sản xuất hoặc tại hộ gia đình có thể truy nguyên nguồn
gốc theo yêu cầu.
Chuẩn bị đất trồng
Đất được cày kỹ, tạo mặt phẳng để dễ thoát nước chống ngập úng, không nên sử
dụng thuốc khai hoang để xử lý thực bì.

Trụ trồng
Có thể dùng gỗ, trụ gạch hoặc xi măng cốt sắt để trồng Thanh long. Hiện nay trụ xi
măng cốt sắt đang được khuyến cáo và sử dụng phổ biến trong sản xuất. Trụ có kích
thước dài 2 - 2,2 m, cạnh vuông từ 15 - 20 cm.
Khi trồng, phần trên mặt đất cao khoảng 1,5 - 1,6 m, phần chôn dưới mặt đất
khoảng 0,5 - 0,6 m, phía trên trụ có 4 cọng sắt ló ra dài 20 - 25cm được bẻ cong theo 4
hướng dùng làm giá đỡ cho cành Thanh long.
Mật độ - khoảng cách trồng
Cây Thanh long là cây ưa sáng và cần nhiều ánh nắng, nếu trồng mật độ dày cành
đan chéo nhau khó đi lại chăm sóc. Nên trồng với khoảng cách là 3m x 3m (hàng cách
hàng 3 m, trụ cách trụ 3m), mật độ khoảng 1.000 - 1.100 trụ/ha.
14


×