Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI KHÁCH SẠN VŨ HOÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
******************

VŨ NGỌC HÙNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI
KHÁCH SẠN VŨ HOÀNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
******************

VŨ NGỌC HÙNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI
KHÁCH SẠN VŨ HOÀNG

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: LÊ ÁNH TUYẾT

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực Trạng và Giải
Pháp Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Tại Công Ty Điện Thoại Tây Thành Phố” do
ĐẶNG VĂN ƠN, sinh viên khóa K33, ngành Quản trị kinh doanh thương mại, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________

Lê Ánh Tuyết
Giáo viên hướng dẫn

________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2012.

tháng

năm 2012


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2012.


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài này, không những là sự nỗ lực của bản thân tôi mà còn là
sự giúp đỡ của rất nhiều người. Qua đây tôi xin nói lời cảm ơn tới những người đã
giúp đỡ tôi.
Trước hết “Cho con gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cha – Mẹ và gia đình, những
người đã sinh ra con và nuôi dạy con khôn lớn, là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần
cho con, là niềm tự hào của bản thân con”. Chúc cho gia đình ta luôn mạnh khỏe, hạnh
phúc…
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy – Cô trường ĐH Nông Lâm TP.HCM nói
chung và Khoa Kinh Tế nói riêng, đã truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm cho
tôi.
Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cô Lê Ánh Tuyết đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý Anh – Chị nhân viên khách sạn Vũ Hoàng đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập. Đặc biệt chị Đỗ Thị Tuyết, giám đốc khách sạn,
anh Đinh Minh Hải, phòng nhân sự và các anh chị trong đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn
cho tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Ngoài ra cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý anh chị, bạn bè… những người đã luôn
quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận cũng như cuộc sống hàng ngày.
Cuối cùng cho tôi gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới trường ĐH Nông Lâm và khách
sạn Vũ Hoàng. Chúc quý Thầy, quý Cô, quý Anh Chị và toàn thể bạn bè mạnh khỏe,

hạnh phúc và thành đạt.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Vũ Ngọc Hùng


NỘI DUNG TÓM TẮT
VŨ NGỌC HÙNG. Tháng 6 năm 2012. “Thực Trạng và Giải Pháp Xây
Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp tại Khách Sạn Vũ Hoàng”.
VU NGOC HUNG. June 2012. “Reality and Solutions to Build the
Enterprise Culture at Vu Hoang Hotel”.
Khóa luận tìm hiểu về thực trạng, đặc trưng về văn hóa và cách xây dựng văn
hóa doanh nghiệp tại khách sạn Vũ Hoàng. Cụ thể đề tài đi sâu vào nghiên cứu các
mặt sau:
Tìm hiểu về tình hình nhân sự của khách sạn Vũ Hoàng;
Xác định được biểu hiện và đặc trưng văn hóa doanh nghiệp của khách sạn;
Đo lường được mức độ hài lòng của nhân viên và khách hàng về văn hóa, môi
trường làm việc và phong cách phục vụ của khách sạn.
Để thực hiện khóa luận, tác giả sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
tại các phòng ban trong khách sạn, qua báo chí và internet. Số liệu sơ cấp được tác giả
nghiên cứu điều tra từ nhân viên và khách hàng của khách sạn. Phân tích số liệu bằng
phương pháp định lượng kết hợp với phương pháp định tính cùng một số phương pháp
khác như mô tả, phân tích tổng hợp, so sánh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khách sạn đã bước đầu xây dựng những nét văn
hóa qua các hoạt động hướng nội tốt và được nhân viên đánh giá cao như môi trường
làm việc, tinh thần hợp tác giữ các nhân viên, phong cách lãnh đạo. Tuy nhiên, các
hoạt động mang tính hướng ngoại như xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, tầm
nhìn, trang phục, logo…khách sạn chưa thực hiện tốt nhằm đưa hình ảnh khách sạn
đến với khách hàng.

Qua đó, phản ánh một cách khách quan nhất về thực trạng văn hóa doanh
nghiệp tại khách sạn và đề ra một số giải pháp giúp khách sạn tiếp tục phát triển quá
trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp.


MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii 

DANH SÁCH CÁC BẢNG

viii 

DANH SÁCH CÁC HÌNH

ix 

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU



1.1. Đặt vấn đề



1.2. Mục tiêu nghiên cứu




1.2.1. Mục tiêu chung



1.2.2. Mục tiêu cụ thể



1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận



1.3.1 Về không gian



1.3.2 Về thời gian



1.3.3 Về nội dung



1.4. Cấu trúc của khóa luận



CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN




2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu



2.2. Tổng quan về khách sạn Vũ Hoàng



2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển



2.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban



2.2.3. Sơ lược tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Vũ Hoàng



2.2.4. Chính sách chất lượng của khách sạn

10 

2.2.5. Đối thủ cạnh tranh của khách sạn Vũ Hoàng

11 


CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

12 
12 

3.1.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

12 

3.1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp

13 

3.1.3. Các đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp

14 

3.1.4. Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự phát triển của doanh nghiệp15 
3.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành VHDN
v

16 


3.1.6. Các mô hình VHDN hiện nay

17 

3.1.7. Nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp


18 

3.2. Phương pháp nghiên cứu

21 

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

21 

3.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

22 

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

24 

4.1. Tình hình nhân sự của khách sạn Vũ Hoàng

24 

4.2. Những đặc trưng văn hóa doanh nghiệp của khách sạn Vũ Hoàng

26 

4.2.1. Văn hóa doanh nghiệp thông qua các hoạt động hướng nội của khách sạn27 
4.2.2. Văn hóa thể hiện qua hoạt động thể dục – thể thao, văn hóa – văn nghệ 35 
4.2.3 Văn hóa doanh nghiệp thể hiện thông qua phong cách lãnh đạo của khách

sạn

35 

4.2.4. Đánh giá mức độ hài lòng đối với công việc hiện tại của nhân viên

40 

4.2.5. Văn hóa doanh nghiệp thể hiện thông qua các hoạt động hướng ngoại của
khách sạn

40 

4.3 Một số giải pháp nhằm xây dựng, duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại
khách sạn Vũ Hoàng

44 

4.3.1. Thiết kế logo, trang phục cho nhân viên và tạo khẩu hiệu mới

45 

4.3.2. Truyền đạt sâu rộng về tầm nhìn, sứ mệnh của khách sạn

47 

4.3.3 Xây dựng bảng quy tắc ứng xử cho nhân viên

47 


4.3.4. Thực hiện chính sách khen thưởng công bằng và hợp lý

48 

4.3.5 Tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng và phong cách phục vụ khách hàng49 
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

52 

5.1 Kết luận

52 

5.2 Kiến nghị

53 

5.2.1 Đối với các Hiệp hội DN TP.HCM

53 

5.2.2 Đối với khách sạn Vũ Hoàng

53 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55 

PHỤ LỤC




vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KS

Khách sạn

DN

Doanh nghiệp

VHDN

Văn hóa doanh nghiệp

TTTH

Tính toán tổng hợp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

DV

Dịch vụ


TP. HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh



Giám Đốc

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

P

Phòng

VNĐ

Việt Nam đồng

ĐVT

Đơn vị tính

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Khách Sạn Vũ Hoàng qua 2 Năm 2010

– 2011

10 

Bảng 4.1. Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính của Khách Sạn Vũ Hoàng

25 

Bảng 4.2. Đánh Giá về Giao Tiếp Ứng Xử Hàng Ngày của Nhân Viên Khách Sạn 29 
Bảng 4.3. Đánh Giá Mức Độ Hợp Tác của Các Nhân Viên trong Khách sạn

30 

Bảng 4.4. Nhận Xét của Nhân Viên về Việc Đánh Giá Nhân Viên của Khách Sạn

33 

Bảng 4.5. Sự Hài Lòng của Nhân Viên về Văn Hóa và Môi Trường Làm Việc

34 

Bảng 4.6. Các Kênh Trao Đổi Thông Tin trong Khách Sạn

36 

Bảng 4.7. Đánh Giá Của Nhân Viên Về Việc Tham Gia Ý Kiến Với Ban Lãnh Đạo 36 
Bảng 4.8. Đánh Giá về Chất Lượng và Hiệu Quả Các Cuộc Họp

38 


Bảng 4.9. Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng với Công Việc Hiện Tại của Nhân Viên Khách
Sạn

40 

Bảng 4.10. Khách Hàng Đánh Giá về Chất Lượng Dịch Vụ của Khách Sạn

42 

Bảng 4.11. Sự Hài Lòng của Khách Hàng về Văn Hóa và Phong Cách Phục Vụ

44 

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Trụ Sở Khách Sạn Vũ Hoàng



Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức của Khách Sạn Vũ Hoàng



Hình 4.1. Cơ Cấu Về Trình Độ Văn Hóa Nhân Viên của Khách Sạn Vũ Hoàng Năm
2011

24 


Hình 4.2: Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi Của Khách Sạn Năm 2011

25 

Hình 4.3. Đánh Giá về Điều Kiện Làm Việc của Nhân Viên tại Khách Sạn

28 

Hình 4.4. Đánh Giá về Sự Phân Công Công Việc và Trách Nhiệm tại Khách Sạn

31 

Hình 4.5. Tỉ Lệ Đánh Giá về Áp Lực Công Việc của Nhân Viên Khách Sạn

34 

Hình 4.6. Đánh Giá của Nhân Viên về Cách Thức Ra Quyết Định của Giám đốc

37 

Hình 4.7. Sự Phù Hợp của Nhân Viên Với Phong Cách Lãnh Đạo của Khách Sạn Vũ
Hoàng

39 

Hình 4.8. Khách Hàng Đánh Giá về Thái Độ Phục Vụ của Nhân Viên của Khách Sạn 43 
Hình 4.9. Logo Tham Khảo cho Khách Sạn Vũ Hoàng

45 


Hình 4.10. Sơ Đồ 5S

50 

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Năm 2011 đã khép lại với bao khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam do ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa khiến
các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển không chỉ cần tiềm lực về vốn, công nghệ,
kiến thức quản lý tốt và một đội ngũ lao động có trình độ mà hơn hết, cần phải quan
tâm đến yếu tố văn hóa của doanh nghiệp. Đó là động lực, sức mạnh tinh thần bên
trong cho doanh nghiệp, tạo nên những nét riêng, sức hấp dẫn cho doanh nghiệp, một
trong những yếu tố nền tảng để doanh nghiệp bền vững trong cuộc cạnh tranh đầy
khốc liệt.
Văn hóa doanh nghiệp gắn liền với đặc điểm của từng dân tộc trong từng giai
đoạn phát triển cho đến từng doanh nghiệp, từng người lao động nên nó rất đa dạng và
phong phú. Song đây cũng không phải là một khái niệm vô hình khó nhận biết mà rất
hữu hình. Nói một cách khác văn hóa doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các giá trị
văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của công ty trở
thành các giá trị các quan niệm, tập quán và truyền thống thấm sâu vào hoạt động và
chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ, hành vi của mỗi thành viên trong việc theo đuổi và
thực hiện những mục đích chung của doanh nghiệp.Văn hóa doanh nghiệp chính là cái
làm nên diện mạo, cốt cách của từng doanh nghiệp, là linh hồn của doanh nghiệp, là
chất kết dính để kết nối các cá nhân trong cùng một tập thể, là bản sắc riêng, đặc trưng
của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, khi được đặt trong một nền văn hóa doanh nghiệp tốt,

các cá nhân sẽ tự mình cố gắng phấn đấu, phát huy hết khả năng sáng tạo, nhiệt tình
lao động, nỗ lực cho mục tiêu chung của doanh nghiệp.

1


Chính vì những lẽ trên, vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp trở nên hết sức
cần thiết trong điều kiện hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay. Khách sạn Vũ Hoàng
là khách sạn hai sao tại TP.Hồ Chí Minh. Những năm qua, khách sạn đã có sự phát
triển vượt bậc về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ đồng thời đã bắt đầu quan tâm tới xây
dựng văn hóa cho khách sạn. Vì vậy cần tìm hiểu rõ thực trạng và đưa ra giải pháp góp
phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho khách sạn Vũ Hoàng để có thể tạo dựng
được nét văn hóa riêng, thích ứng với nhu cầu cạnh tranh hiện nay. Do đó tác giả quyết
định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại
khách sạn Vũ Hoàng ”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu các đặc điểm, đặc trưng riêng về văn hóa doanh nghiệp tại khách sạn
Vũ Hoàng. Đồng thời, thăm dò ý kiến đánh giá của nhân viên và khách hàng về văn
hóa, môi trường làm việc và phong cách phục vụ của khách sạn. Trên cơ sở đó đề xuất
một số giải pháp góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho khách sạn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Tìm hiểu về tình hình nhân sự của khách sạn Vũ Hoàng;
 Xác định được biểu hiện và đặc trưng văn hóa doanh nghiệp của khách sạn Vũ
Hoàng;
 Đo lường được mức độ hài lòng của nhân viên và khách hàng về văn hóa, môi
trường làm việc và phong cách phục vụ của khách sạn;
 Đề xuất nhóm giải pháp nhằm xây dựng văn doanh nghiệp hoàn thiện hơn cho
khách sạn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

1.3.1 Về không gian
Khóa luận được thực hiện tại 139 Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM.
1.3.2 Về thời gian
Số liệu được sử dụng nghiên cứu trong phạm vi 2 năm 2010 – 2011.
1.3.3 Về nội dung
Khóa luận tập trung tìm hiểu các hoạt động nhằm phản ánh rõ nét văn hóa
khách sạn Vũ Hoàng. Gồm các yếu tố: Môi trường làm việc của nhân viên, ảnh hưởng
2


phong cách lãnh đạo lên văn hóa doanh nghiệp, các hoạt động hướng ngoại, văn hóa
phục vụ khách hàng.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1. Mở đầu: Đặt vấn đề, trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi
nghiên cứu của đề tài.
Chương 2. Tổng quan: Giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển
của khách sạn Vũ Hoàng, lĩnh vực hoạt động kinh doanh và trình bày sơ lược về dịch
vụ, cơ cấu tổ chức, tình hình nhân sự và những kết quả kinh doanh của khách sạn.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Trình bày những khái niệm,
cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp, những luận điểm cơ bản, nguyên tắc, vai trò và
phương pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Chương 4. Kết quả và thảo luận: Dựa vào kết quả điều tra và kết quả nghiên
cứu tại khách sạn để tiến hành phân tích làm rõ thực trạng văn hóa doanh nghiệp. Từ
đó, đưa ra một số giải pháp xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp tại khách sạn Vũ
Hoàng.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị: Nêu tóm tắt kết quả tìm hiểu thực trạng văn
hóa doanh nghiệp của khách sạn Vũ Hoàng và những giải pháp được đề xuất nhằm
giúp khách sạn xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối
với hội DN TP.Hồ Chí Minh và với khách sạn.


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Vấn đề VHDN trên thế giới mới được nghiên cứu trong mấy thập niên gần đây.
Trong cuốn sách “Văn hoá học - những bài giảng của A.A. RADGHIN, nhà xã hội học
người Mỹ, E.N.Schein đưa ra định nghĩa về Văn hoá Doanh nghiệp hay Văn hoá tổ
chức (E. Schein. San- Francínco. 1985). Trong cuốn “ Dự báo thế kỷ XXI” của các
nhà khoa học Trung Quốc, đã đề cập đến vai trò của doanh nghiệp ở thế kỷ XXI và
đưa ra lời khuyến cáo rằng: Nếu không chú ý đến văn hoá, thì doanh nghiệp không thể
phát triển được; Đạo đức, lương tâm nghề nghiệp còn quan trọng hơn việc phát triển
kỹ thuật mũi nhọn và cải cách thể chế của doanh nghiệp.
Việc đề cập đến mối quan hệ giữa văn hoá và kinh tế ở nước ta là khá muộn.
Trước đây người ta cho rằng, văn hoá và kinh tế là hai lĩnh vực hoàn toàn tách biệt
nhau, không có mối quan hệ hỗ trợ, gắn bó nào. Đấy là một nhận thức sai lầm và sau
26 năm đổi mới, chúng ta bắt đầu thay đổi về tư duy và nhận thức, trước hết là đổi
mới tư duy về kinh tế. Chúng ta đã nhận thức được tầm quan trọng của văn hoá trong
phát triển kinh tế. Mãi đến năm 1995, tại Hà Nội, Trung tâm Khoa học xã hội - Nhân
văn Quốc gia cùng với Uỷ ban Quốc gia Unesco của Việt Nam mới phối hợp tổ chức
cuộc Hội thảo "Văn hoá và kinh doanh”.
Đến năm 2001, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương phối hợp với Bộ Văn hoá
- Thông tin và viện Quản trị Doanh nghiệp, xuất bản cuốn sách Văn hoá và kinh
doanh. Trong cuốn sách này các tác giả không đề cập đến “Văn hoá doanh nghiệp” mà
chỉ nói đến văn hoá trong kinh doanh, quan hệ giữa văn hoá với kinh doanh. Đây chỉ là

4



những ý kiến gợi mở để chúng ta có thể tham khảo, đồng thời bước đầu làm cơ sở cho
việc xây dựng lý luận về hình thành VHDN.
Ngoài ra, còn có một số công trình đã được nghiên cứu về VHDN và được công
bố như: Văn hoá và triết lý kinh doanh của tiến sĩ Đỗ Minh Cương (Xuất bản năm
2000). Trong tác phẩm này, tiến sĩ Đỗ Minh Cương đã đưa ra định nghĩa về VHDN và
cấu trúc của nó. Nhưng tiến sĩ Đỗ Minh Cương lại không đi sâu hướng nghiên cứu
này, mà chỉ chọn vấn đề triết lý kinh doanh để nghiên cứu.
Năm 2003, tác giả Trần Quốc Dân đã cho ra đời cuốn sách” Tinh thần doanh
nghiệp giá trị định hướng của kinh doanh Việt Nam”.Tác giả xác định: Tinh thần
doanh nghiệp chính là giá trị định hướng của văn hoá kinh doanh Việt Nam. Như vậy
tác giả mới chỉ đi sâu nghiên cứu một yếu tố trong văn hoá doanh nghiệp đó là “Tinh
thần”. Ngoài ra có nhiều bài viết liên quan đến VHDN, được đăng rãi rác trên các tạp
chí khoa học. Nổi bật hơn cả là bài: Bàn về Văn hoá và Văn hóa kinh doanh của GS TS Hoàng Vinh, đăng trong “ Thông tin Văn hoá và phát triển” của Khoa Văn hoá
XHCN, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tháng 8 năm 2004. GS -TS Hoàng
Vinh đã đưa ra một quan niệm, muốn xây dựng thuật ngữ “Văn hoá kinh doanh”.
Vào tháng 12 năm 2009 trong chuyên đề: Xây dựng Văn hoá doanh nghiệp của
trung tâm hợp tác nguồn lực Việt Nam - Nhật Bản ở Hà nội người ta đã đưa ra một
khái niệm về Văn hoá tổ chức.
Năm 2010, hai tác giả Nguyễn Quang Minh và Trần Hữu Quang cho ra đời
cuốn sách “doanh nhân và văn hóa kinh doanh”. Các tác giả đã phác họa chân dung
“nhân vật” doanh nhân và đi sâu phân tích quá trình nhận thức và quá trình gầy dựng
văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp hiện nay. Khác với nhiều tài liệu nghiên
cứu trước đây, các tác giả không chỉ bàn về lý thuyết suông hay đưa ra những suy
đoán, nhận định chung mà chủ yếu dựa trên việc phân tích, lý giải các cuộc điều tra xã
hội do nhóm tiến hành từ năm 2003-2009.
Tóm lại, tất cả những công trình nghiên cứu, những bài viết đã nêu ở trên, của
các tác giả rất có ý nghĩa cho việc hình thành cơ sở lý luận về VHDN. Nhưng chưa có
công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về VHDN ở Việt Nam nói chung

và ở địa bàn TP.HCM nói riêng đặc biệt trong lĩnh vực khách sạn. Vì vậy đề tài “thực
trạng và giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại khách sạn Vũ Hoàng ” mong
5


muốn được góp một phần nhỏ vào việc xây dựng VHDN đồng thời đưa ra một số
phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao văn hoá doanh nghiệp, thúc đẩy khách sạn
phát triển một cách bền vững, phát huy thế mạnh và tạo lợi thế cạnh tranh trong lĩnh
vực kinh doanh lưu trú.
2.2. Tổng quan về khách sạn Vũ Hoàng
Hình 2.1. Trụ Sở Khách Sạn Vũ Hoàng

Nguồn: www.vuhoanghotel.com


Tên doanh nghiệp : DNTN khách sạn Vũ Hoàng.

 Tên giao dịch : Vu Hoang Hotel.
 Địa chỉ: 139 Nguyễn Thông, Phường 9, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
 Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh phòng nghỉ, nhà hàng, dịch vụ du lịch lữ
hành trong nước và quốc tế…


Điện thoại : (08) 38465366 – (08) 39530988



Fax: (848) 3935-0988




Website:



Email:

6


2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
-

Được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp phép thành lập ngày 01 tháng 12 năm 2008.

-

Vốn điều lệ: 4.000.000.000 đồng.
Ban đầu khách sạn Vũ Hoàng là một khách sạn nhỏ với 18 phòng trong phạm vi

5 tầng. Đến tháng 12 năm 2009 được nâng cấp lên 36 phòng và được Bộ Văn hóa Thể
thao và Du lịch cấp giấy chứng nhận là khách sạn 2 sao.
-

Diện tích khuôn viên: gần 400 mét vuông.

-

Giá phòng:
Phòng Superior: số lượng 20 phòng với giá 28 USD/đêm.

Phòng Deluxe:số lượng 14 phòng với giá 36USSD/đêm.
Phòng VIP: số lượng 2 phòng với giá 59USD/đêm.
Các phòng có diện tích từ 18m2 đến 28m2, được bố trí khép kín. Mỗi phòng

đều có phòng vệ sinh diện tích từ 4 – 6 m2. Về cơ bản các phòng đều được trang bị:
điều hoà hai chiều, điện thoại, tủ đứng, tranh nghệ thuật, bồn tắm, bàn làm việc, bàn
phấn, giường đôi hoặc giường đơn.
Khách sạn còn có một nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống của khách với tiện
nghi khá đầy đủ và đội ngũ phục vụ rất thân thiện và chuyên nghiệp. Nhà hàng nằm tại
sảnh sau của khách sạn có quầy trà, coffe và quầy trái cây. Nhà hàng phục vụ từ 7h00
đến 21h30.
Ngoài ra khách sạn dành riêng một dãy phòng nhỏ phía sau để làm chỗ trọ cho
nhân viên gồm 4 phòng, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho khoảng từ 12-15 nhân viên. Đây
là một ưu đãi đối với nhân viên của khách sạn Vũ Hoàng.
Vị trí : Khách sạn Vũ Hoàng tọa lạc tại trung tâm thương mại của TP, cách sân
bay Tân Sơn Nhất khoảng 15 phút giờ xe chạy, và cách ga xe lửa 100m khoảng 5 phút
đi bộ, rất thuận lợi cho việc đi lại và tham quan các các trung tâm giải trí, mua sắm
nổi tiếng tại thành phố.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Cơ cấu tổ chức của khách sạn khá đơn giản. Ban lãnh đạo gồm một giám đốc và
một quản lý. Theo sự khác biệt về chức năng công việc có thể chia thành các bộ phận:
bộ phận tiền sảnh, bộ phận tiếp tân, bộ phận phục vụ, bộ phận buồng phòng,bộ phận
nhà hàng, bộ phận bảo vệ… Nhân viên ở bộ phận này có thể hỗ trợ bộ phận khác trong
7


trường hợp cần thiết.
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức của Khách Sạn Vũ Hoàng

GIÁM ĐỐC


QUẢN LÝ

Bộ

Bộ

Bộ

Bộ

Bộ

Bộ

Bộ

Bộ

phận

phận

phận

phận

phận

phận


phận

phận

nhân

nhà

kỹ

kế

phòng

lễ tân

phục

bảo

sự

hàng

thuật

toán

vụ


vệ

Nguồn: Phòng Nhân sự
 Giám đốc: quản lý điều hành các hoạt động kinh doanh,đề ra và thực hiện
các chính sách và chiến lược của khách sạn. Chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt
động của khách sạn đồng thời phối hợp công việc của các bộ phận.
 Quản lý: Có trách nhiệm xử lý hằng ngày các hoạt động của khách sạn,xử
lý các tình huống khẩn cấp, những lời phàn nàn của khách, các sự kiện đặc biệt và chịu
trách nhiệm với các vấn đề phúc lợi của toàn của nhân viên và khách, chịu trách nhiệm
với giám đốc về nhiệm vụ của mình.
 Bộ phận nhân sự: Có trách nhiệm tuyển dụng nhân viên, chịu trách nhiệm
về đào tạo, định hướng đào tạo,mối quan hệ nhân viên,tiền lương,quan hệ lao động và
phát triển nguồn nhân lực.
 Bộ phận kế toán: theo dõi các hoạt động tài chính của khách sạn, bao gồm:
nhận chi tiền mặt và chuyển khoản ngân hàng,chi trả tiền lương, lưu trữ số liệu,báo
cáo nội bộ, kế toán và các quy định về tài chính.

8


 Bộ phận phòng: Có trách nhiệm quản lý các buồng khách và vệ sinh trong
khách sạn. Tổ trưởng buồng phòng la người chịu trách nhiệm với Giám đốc về các
hoạt động này.
 Bộ phận nhà hàng: Tổ chức đón tiếp, phục vụ ăn uống cho khách và quản
lý các nhu cầu ăn uống của khách.
 Bộ phận lễ tân: Chịu trách nhiệm cho các hoạt động lễ tân ở sảnh. Chịu
trách nhiệm đặt buồng, làm thủ tục đăng ký khách sạn cung cấp dịch vụ và đáp ứng
yêu cầu của khách, làm thủ tục thanh toán và đổi tiền cho khách. Bộ phận lễ tân là cầu
nối giữa khách hàng với các bộ phận khác trong khách sạn. Tổ trưởng lễ tân là người

chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động với giám đốc.
 Bộ phận phục vụ: Cung cấp nhiều tiện nghi, dịch vụ cho khách, nhưng tập
trung vào việc phục vụ đồ ăn thức uống trong nhà hàng, phòng họp, đại sảnh theo các
kiểu món ăn hoặc tự chọn, thực hiện việc phục vụ tại buồng hoặc phục vụ hội nghị.
Phụ trách bộ phận là người chịu trách nhiệm với giám đốc.
 Bộ phận kỹ thuật và bảo dưỡng: Có trách nhiệm sửa chữa và bảo dưỡng
tòa nhà khách sạn và các chương trình bên trong, cũng như thực hiện các chương trình
bảo dưỡng định kỳ, duy trì chúng ở trạng thái hoạt động tốt. Tổ trưởng kỹ thuật và
bảo dưỡng là người chịu trách nhiệm về các hoạt động của bộ phận với Giám đốc.
 Bộ phận bảo vệ: Có trách nhiệm chính trong việc bảo vệ an toàn cho
khách, nhân viên và toàn bộ tài sản, bao gồm cả việc kiểm tra xung quanh khách sạn,
điều khiển các thiết bị giám sát và chất xếp hành lý cho khách. Tổ trưởng bảo vệ là
người chịu trách nhiệm về cac hoạt động của bộ phận với Giám đốc.
2.2.3. Sơ lược tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Vũ Hoàng
Khách sạn có 36 phòng hoạt động 24/24 với công suất phòng 100% có khách.
Số lượng ngày khách lưu trú tại khách sạn tối đa là 2,5 -3 ngày. Một số khách lưu lại
khách sạn là người nước ngoài đến Việt Nam để du lịch và phần lớn là khách du lịch
trong nước, doanh thu của khách sạn chủ yếu từ dịch vụ cho thuê phòng.

9


Bảng 2.1. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Khách Sạn Vũ Hoàng qua 2 Năm
2010 – 2011
ĐVT:1000 đồng
Chỉ tiêu

Năm

So sánh(2011/2010)


2010

2011

+/-

%

Tổng doanh thu

2.826.075

3.015.214

189.139

6,69

Tổng chi phí

1.433.547

1.477.768

44.221

10,06

Lợi nhuận ròng


1.392.528

1.537.446

44.918

3,23

Lợi nhuận/Tổng doanh thu

0,49

0,51

0,02

4,08

Lợi nhuận/Tổng chi phí

0,97

1,04

0,07

7,21

Nguồn: Phòng Kế toán và TTTH

Số liệu ở bảng 2.1 cho thấy lợi nhuận của khách sạn năm sau tăng không đáng
kể so với năm trước. lợi nhuận sau thuế năm 2011 của khách sạn 1.537.446.000 đồng
tăng 3,23% so với năm 2010, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011 tăng 4,08% so
với năm 2010. Mặc dù lợi nhuận ròng tăng nhưng chưa cao (3,23%). Điều này cho
thấy năm 2011 khách sạn kinh doanh đạt hiệu quả chưa cao. Vì vậy khách sạn cần
nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ để đạt lợi nhuận cao hơn nữa trong những năm
tới.
2.2.4. Chính sách chất lượng của khách sạn
Giám đốc khách sạn xác định chính sách chất lượng của khách sạn như sau:


Luôn đem đến cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo nhất;



Đem lại cho khách hàng nhũng dịch vụ tương xứng với số tiền khách đã bỏ ra;



Tồn tại nhờ khách hàng nên phải lấy khách hàng làm tiêu chí hàng đầu;



Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu quan trọng nhất đối với toàn thể nhân

viên của khách sạn;


Tất cả các dịch vụ cung ứng cho khách hàng đều được phục vụ bởi đội ngũ


nhân viên chuyên nghiệp và giàu nhiệt huyết đảm nhiệm;


Luôn luôn đổi mới đa dạng các sản phẩm dịch vụ để phục vụ khách hàng với

những tiêu chí về chất lượng cao nhất.

10


2.2.5. Đối thủ cạnh tranh của khách sạn Vũ Hoàng


Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói chung và Quận 3 nói riêng, có rất nhiều đối

thủ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh Khách sạn:


Khách sạn Festival,27 đường Cao Thắng, phường 2, quận 3. Nằm cách khách

sạn Vũ Hoàng 800m;


Khách sạn Hoàng Triều Cathay, số 31, Cách Mạng Tháng Tám,phường 5, Quận

3, cách Vũ Hoàng khoảng 1km;


Khách sạn Anh Tú, địa chỉ số 21- bà Huyện Thanh Quan- quận 3. Nằm cách Vũ


Hoàng 2,5km, tổng số phòng 30;


Khách sạn Saigon Star, địa chỉ số 204, Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận

3. Nằm cách Vũ Hoàng khoảng 4km. Tổng số phòng: 72, Lowest price :45 and 45-85
USD;


Khách sạn Bussiness Inn, địa chỉ số 223,Hai Bà Trưng, phường 6,quận 3. Nằm

cách Vũ Hoàng khoảng 2,6km. Khách sạn có hơn 30 phòng với nhiều dịch vụ hấp dẫn
cho khách du lịch;


Khách sạn Thiên Thảo, số 89, phường 3, quận 3, nằm cách Vũ Hoàng khoảng

1,5 km. Khách sạn có 52 phòng, đầy đủ tiện nghi, phòng ốc hiện đại. Giá phòng từ
38USD-78USD.
Ngoài ra còn có rất nhiều khách sạn lớn khác ở TPHCM:


Khách sạn New World, địa chỉ số 76 Lê Lai, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Tổng

số phòng 552, Lowest price: 86 and 86-700 USD;


Khách sạn Rex, địa chỉ số 41,Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Tổng số

phòng 227. Lowest price: 120 and 120- 600 USD;




Khách sạn Caravelle, địa chỉ số 19, Lam Sơn,Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Tổng

số phòng 335. Lowest price: 130 and 130- 780USD.

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Trong một xã hội rộng lớn, mỗi Doanh nghiệp được coi là một xã hội thu nhỏ.
Xã hội lớn có nền văn hoá lớn, xã hội nhỏ (Doanh nghiệp) cũng cần xây dựng cho
mình một nền văn hoá riêng biệt. Nền văn hoá ấy chịu ảnh hưởng và đồng thời cũng là
một bộ phận cấu thành nền văn hoá lớn. Như Edgar Schein, một nhà quản trị nổi tiếng
người Mỹ đã nói: “ Văn hoá Doanh nghiệp gắn với văn hoá xã hội, là một bước tiến
của văn hoá xã hội, là tầng sâu của văn hoá xã hội. Văn hoá Doanh nghiệp đòi hỏi vừa
chú ý tới năng suất và hiệu quả sản xuất, vừa chú ý quan hệ chủ thợ, quan hệ giữa
người với người. Nói rộng ra nếu toàn bộ nền sản xuất đều được xây dựng trên một
nền văn hoá Doanh nghiệp có trình độ cao, nền sản xuất sẽ vừa mang bản sắc dân tộc,
vừa thích ứng với thời đại hiện nay”.
Vào đầu những năm 70, sau sự thành công rực rỡ của các công ty Nhật Bản, các
công ty Mỹ chú ý tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thành công đó. Cụm từ Corporate
culture (Văn hoá Doanh nghiệp) đã được các chuyên gia nghiên cứu về tổ chức và các
nhà quản lý sử dụng để chỉ một trong những tác nhân chủ yếu dẫn tới sự thành công
của các công ty Nhật trên khắp thế giới.

Ông Saite Marie, chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ đưa ra
định nghĩa như sau: “ Văn hoá Doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng,
huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành
nền móng sâu xa của Doanh nghiệp”.

12


Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng: "Có muôn hình vạn trạng cách định
nghĩa văn hóa doanh nghiệp, nhưng thực chất, xét đến cùng thì đó là cách ứng xử của
con người đối với tự nhiên và với con người để thúc đẩy sự tiến bộ".
Một định nghĩa khác của tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Văn hoá Doanh
nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống,
những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã
biết”.
Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là định nghĩa
của chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edgar Schein: “ Văn hoá công ty là tổng hợp
những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải
quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh”
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các học giả và hệ thống nghiên cứu
logic về văn hoá và văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp được định nghĩa như
sau: “Văn hoá Doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hoá được Doanh nghiệp
chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh
doanh của Doanh nghiệp đó”.
3.1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp như thực thể


Phần nổi có thể nhìn thấy:
Thực thể hữu hình như những đồ vật: báo cáo, sản phẩm, bàn ghế, ghim…hoặc


công nghệ: máy móc, thiết bị, nhà xưởng…hoặc ngôn ngữ: truyện cười, truyền thuyết,
khẩu hiệu…hoặc các chuẩn mực hành vi: nghi thức, lễ nghi, liên hoan…hoặc các
nguyên tắc, hệ thống, thủ tục, chương trình…


Các giá trị được thể hiện:
Giá trị là thước đo các hành xử, xác định những gì mình nghĩ là phải làm, nó

xác định những gì mình cho là đúng hay sai. Ví dụ, có doanh nghiệp cho tính sáng tạo
là giá trị cao nhất, có doanh nghiệp lại cho tình yêu thương là quan trọng hơn cả…Giá
trị được phân chia làm 2 loại. Loại thứ nhất là các giá trị đã tồn tại trong doanh nghiệp
hình thành theo lịch sử, có thể do rèn luyện có chủ đích, có thể hình thành tự phát.
Loại thứ hai là các giá trị mới mà lãnh đạo mong muốn doanh nghiệp mình có để đáp
ứng với tình hình mới và phải xây dựng từng bước trong thời gian dài.
13




Các ngầm định nền tảng:
Đó là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và xúc cảm đã ăn sâu trong tiềm thức mỗi

cá nhân trong doanh nghiệp. Các ngầm định nền tảng này được coi là đương nhiên, là
nền tảng cho các giá trị và hành động của mỗi thành viên. Ví dụ: ngầm định nền tảng
của Công ty Tâm Việt là tình yêu thương.
Như vậy, những giá trị, đặc biệt là ngầm định nền tảng là khó thấy nhưng nó lại
là nền tảng cho mỗi hành động.



Văn hóa doanh nghiệp thông qua hoạt động
+ Phong cách ứng xử hàng ngày: Đó là cách các thành viên ứng xử hàng ngày.

Phong cách có thể niềm nở hay nghiêm túc, vui đùa xuề xòa hay công thức, trang
trọng, giữ khoảng cách hay thân mật, ăn nói thoải mái có phần bỗ bã hay hình thức hàn
lâm…
+ Phương pháp truyền thông: Thông tin ý kiến được truyền đạt như thế nào, qua
thư điện tử e-mail, hay trực tiếp, thông tin hai chiều hay chỉ một chiều. Các thông tin
nội bộ được phổ biến rộng rãi hay đèn nhà ai nhà ấy tỏ. Phân cấp khắt khe hay ai cần
cũng có thể cung cấp…
+ Phương pháp ra quyết định: Ra quyết định tập thể cùng bàn bạc tập trung dân
chủ hay độc đoán; có các công cụ hỗ trợ bài bản hay ngẫu hứng; dám làm dám chịu
hay né tránh trách nhiệm, đùn đẩy…
+ Phong cách làm việc: Làm việc vì đam mê, yêu thích hay vì đồng tiền, bát
gạo. Làm cho xong chuyện tránh sai lầm hay tìm kiếm sự tuyệt hảo, đam mê sáng tạo,
chấp nhận rủi ro; làm việc là sống có ích nhất hay chỉ chăm chăm nhìn đồng hồ chờ
giờ nghỉ…Làm việc với tinh thần đồng đội cao, hay là ganh đua, đố kị…
Điều quan trọng ảnh hưởng đến thành quả của doanh nghiệp, quyết định sự
trường tồn, phát triển đó là thái độ và phong cách làm việc. Tuy vậy, nhiều người khi
nói đến văn hóa chỉ chú trọng đến cách ứng xử, đến bề nổi, quan hệ bên ngoài.
3.1.3. Các đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp
 Tính hệ thống: Cho thấy tính tổ chức của doanh nghiệp, phân biệt một doanh
nghiệp có văn hoá với một doanh nghiệp chỉ có tập hợp giá trị.
 Tính giá trị: Khác biệt một doanh nghiệp có văn hoá với một doanh nghiệp phi
văn hoá. Giá trị văn hoá của doanh nghiệp có giá trị nội bộ, giá trị vùng, giá trị quốc
14


gia, giá trị quốc tế. Doanh nghiệp càng tôn trọng và theo đuổi những giá trị chung cho
những cộng đồng càng rộng lớn bao nhiêu thì vai trò của nó càng lớn bấy nhiêu.

 Tính nhân sinh: Đây là đặc trưng cơ bản về chủ thể cho phép phân biệt văn
hoá doanh nghiệp với các tiểu văn hoá khác. Chủ thể văn hoá ở đây không phải con
người nói chung, mà là doanh nghiệp như một loại chủ thể văn hoá đặc biệt (bên cạnh
văn hoá làng xã, văn hoá đô thị, văn hoá cơ quan...). Đặc biệt vì có doanh nghiệp gia
đình; doanh nghiệp vùng; doanh nghiệp dân tộc, quốc gia; lại có cả doanh nghiệp
đa/xuyên quốc gia.
 Tính lịch sử (thời gian văn hoá): Đó là sự tích lũy các giá trị văn hóa của
doanh nghiệp thông qua quá trình hoạt động kinh doanh. Không gian văn hoá. Môi
trường xã hội: khách hàng, bạn hàng/đối tác. Môi trường tự nhiên: nơi tồn tại và hoạt
động, nơi cung cấp nguyên liệu.
3.1.4. Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự phát triển của doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới sự phát triển của
doanh nghiệp. Nền văn hóa mạnh sẽ là nguồn lực quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh
cho doanh nghiệp. Nền văn hóa yếu sẽ là nguyên nhân dẫn tới sự suy yếu.
a) Ảnh hưởng tích cực
VHDN tạo nên nét đặc trưng riêng của DN, quy tụ được sức mạnh của toàn DN
và khích lệ sự đổi mới sáng tạo:
- Tạo nên nét đặc trưng riêng của DN: Mỗi doanh nghiệp có một nét đặc trưng
riêng và chính VHDN tạo nên nét khác biệt đó. Các giá trị cốt lõi, tập tục, lễ nghi, thói
quen hay cách họp hành, đào tạo, thậm chí đến cả đồng phục, giao tiếp…đã tạo nên
phong cách riêng biệt của DN, phân biệt DN này với DN khác.
- Quy tụ được sức mạnh của toàn DN: Nền văn hóa tốt giúp DN thu hút nhân
tài, củng cố lòng trung thành của nhân viên với DN. Thật sai lầm khi nghĩ rằng trả
lương cao sẽ giữ được nhân tài. Nhân viên chỉ trung thành, gắn bó với DN khi DN có
môi trường làm tốt, khuyến khích họ phát triển.
- Khích lệ sự đổi mới, sáng tạo: Trong những DN có môi trường văn hóa làm
việc tốt, mọi nhân viên luôn luôn được khuyến khích đưa ra sáng kiến, ý tưởng…Nhân
viên trở nên năng động, sáng tạo hơn và cũng gắn bó với DN hơn.
15



×