Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tieu luan (luat) tranh chấp về hợp đồng thành lập công ty, trình tự góp vốn trong công ty TNHH thời trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.43 KB, 12 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay cùng sự hội nhập nền
kinh tế nước ta với các nước trên Thế Giới, đã có rất nhiều công ty
được thành lập với mục đích kinh doanh theo đúng luật pháp, tạo
ra lợi nhuận nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà ngày
càng vững mạnh. Nhưng bên cạnh đó lại có những công ty được
thành lập với mục đích cá nhân không theo đúng những quy định
mà Luật Doanh nghiệp đã ban hành, dẫn đến những hành vi vi
phạm pháp luật và gây ra những tranh chấp không đáng có. Để
minh chứng cho điều này em xin đưa ra một trường hợp cụ thể- đó
là vụ việc:”Tranh chấp về hợp đồng thành lập công ty, trình tự góp
vốn trong công ty TNHH Mùa thời trang”.
Do kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em có nhiều thiếu
sót. Em mong các thầy cô đóng góp ý kiến giúp bài viết của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô.

1


NỘI DUNG
1.Tình huống:
Do mâu thuẫn trong gia đình và e sợ phải phân chia tài sản
riêng với người chồng sắp cưới nên bà Dương Thu Phương đã đến
công ty tư vấn để nhờ tư vấn cho bà cách thức đảm bảo tài sản nếu
phải chia tay với chồng sau khi cưới. Ông Trần Xuân Nam ( Giám
đốc công ty tư vấn ) đã tư vấn cho bà Phương thành lập công ty
TNHH kinh doanh trong lĩnh vực thời trang. Bà Phương đã đồng ý.
Ngày 29-11-2000, bà Dương Thu Phương và ông Trần Xuân
Nam đã đăng ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn để thành lập Công ty


TNHH có 2 thành viên là bà Dương Thu Phương và ông Trần
Xuân Nam. Giá trị hợp đồng tư vấn là 3.000 USD. Bà Phương đã
đưa trước cho ông Nam 10 triệu đồng tiền Việt Nam.
Ngày 30-11-2000, bà Dương Thu Phương và ông Trần Xuân
Nam cùng ký thông qua Điều lệ Công ty TNHH Mùa thời trang và
ký nhận vào biên bản góp vốn. Theo điều lệ thì Công ty TNHH
Mùa thời trang có số vốn điều lệ là 1 tỷ đồng. Ông Trần Xuân Nam
góp 300 triệu đồng bằng tiền mặt (chiếm 30% vốn điều lệ); bà
Phương góp 700 triệu đồng bằng tài sản (chiếm 70% vốn điều lệ).
Theo biên bản góp vốn thì tiền góp vốn của ông Trần Xuân Nam
đã được ông Trần Xuân Nam trao trực tiếp cho bà Phương tại nhà
của bà Dương Thu Phương. Ngành nghề kinh doanh của Công ty là

2


sản xuất và mua bán các mặt hàng may mặc, túi xách, giày, dép và
các đồ nữ trang.
Cũng theo điều lệ của Công ty thì bà Phương giữ chức vụ
Giám đốc công ty, ông Trần Xuân Nam giữ chức Chủ tịch hội đồng
thành viên và là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Sau khi thông qua Điều lệ công ty, nộp hồ sơ đăng ký tại
Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh H,
ngày 12-12-2000, Công ty TNHH Mùa thời trang đã được phòng
đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, sau khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, do cảm thấy không yên tâm nên bà Dương Thu
Phương đã gửi đơn đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu
cầu không công nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã cấp
cho công ty và trình bày rằng thực chất bà không tham gia thành

lập công ty này.
Theo đơn của bà Dương Thu Phương thì ông Trần Xuân Nam
trực tiếp đem Điều lệ của công ty TNHH Mùa thời trang và Biên
bản góp vốn cho bà ký nhận. Lúc đầu, bà không chấp nhận ký vào
giấy tờ này. Nhưng do ông Trần Xuân Nam giải thích đây chỉ là
thủ tục thành lập công ty để phục vụ cho yêu cầu tư vấn của bà
Dương Thu Phương, không có điều gì để lo ngại nên bà ký vào
điều lệ công ty và biên bản góp vốn thành lập công ty. Theo bà

3


Dương Thu Phương thì việc ông Trần Xuân Nam cho rằng đã nộp
300 triệu đồng cho bà là không đúng sự thật và công ty TNHH
Mùa thời trang chỉ là một công ty tồn tại trên giấy tờ. Do vậy, bà
Dương Thu Phương đã yêu cầu giải thể công ty.
Do có sự phản đối của bà Dương Thu Phương nên công ty
Mùa thời trang chưa nhóm họp được thành viên sáng lập, chưa
thông qua kế hoạch hoạt động và quản lý, chưa thực hiện việc bố
cáo thành lập, công ty chưa có bảng hiệu, lô gô…Vì vậy, sau khi
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty không đi
vào hoạt động được. Con dấu của công ty, giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh và các hồ sơ pháp lý khác do ông Nam giữ và quản
lý.
Ngày 06-02-2001, ông Trần Xuân Nam đã có đơn khởi kiện
đến Toà án nhân dân thành phố K yêu cầu giải quyết tranh chấp
giữa các thành viên về việc tổ chức và hoạt động của công ty
TNHH Mùa thời trang. Trong đơn kiện, ông Trần Xuân Nam yêu
cầu bà Dương Thu Phương phải thực hiện một số công việc theo
quy định của pháp luật sau khi công ty được cấp đăng ký kinh

doanh (như đăng bố cáo, đăng ký mã thuế..) để công ty có thể tiến
hành hoạt động kinh doanh bình thường. Nếu trường hợp bà
Dương Thu Phương không đồng ý việc Công ty TNHH Mùa thời
trang tiếp tục tồn tại và hoạt động kinh doanh, dẫn đến công ty
phải giải thể thì bà Phương phải trả lại cho ông Trần Xuân Nam số
4


tiền đã góp vốn thành lập Công ty TNHH Mùa thời trang là 300
triệu đồng.
Toà Kinh tế, Toà án nhân dân thành phố K đã thụ lý hồ sơ và
đưa ra xét xử.

Các vấn đề lưu ý qua tình huống trên:
- Vấn đề trách nhiệm của thành viên công ty tham gia thành
lập công ty TNHH khi công ty giải thể.
- Góp vốn và chứng thực việc góp vốn trong công ty TNHH.

5


2. Giải quyết tranh chấp:
2.1- Về vấn đề có hay không việc góp vốn của ông Trần Xuân
Nam vào Công ty TNHH Mùa thời trang ?
a- Lập luận của bên nguyên đơn:
Nguyên đơn- ông Trần Xuân Nam cho rằng việc góp vốn của
các thành viên công ty được chứng thực bởi biên bản góp vốn đã
được hai thành viên nhất trí thoả thuận ký nhận vào ngày 30-112000.
b- Lập luận của bên bị đơn:
Còn bị đơn, bà Dương Thu Phương cho rằng biên bản góp

vốn ngày 30-11-2000 là do ông Nam tự lập ra để hoàn tất hồ sơ
thành lập công ty và sự thật hoàn toàn không có việc góp vốn của
ông Trần Xuân Nam cũng như của bà Dương Thu Phương để thành
lập Công ty TNHH Mùa thời trang.
c- Lập luận của toà án:
Vào thời điểm ngày 30-11-2000, Công ty TNHH Mùa thời
trang chưa thành lập. Đến ngày 12-12-2000, Phòng Đăng ký kinh
doanh thành phố K mới cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
cho công ty. Như vậy, về mặt pháp lý, Công ty TNHH Mùa thời
trang được thành lập kể từ thời điểm 12-12-2000. Nhưng nội dung
biên bản góp vốn thành lập công ty ngày 30-11-2000 lại xác
định :”Nay chúng tôi lập biên bản này xác nhận việc góp vốn đã
6


hoàn tất và đầy đủ theo quy định của pháp luật về thành lập công
ty và chính thức đưa toàn bộ nguồn vốn vào hoạt động sản xuất
kinh doanh”. Như vậy, việc ghi nhận tại biên bản góp vốn như trên
là không phù hợp với Luật Doanh nghiệp, bởi vì công ty chưa
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì chưa thể chính
thức dùng nguồn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh từ thời
điểm ký biên bản góp vốn được. Điều này nói nên tính chất không
thực tế của viên bản góp vốn. Rõ ràng biên bản góp vốn chỉ là sự
cam kết góp vốn của các thành viên sáng lập công ty. Biên bản này
chưa có đủ căn cứ pháp lý để khẳng định việc đã góp vốn của các
thành viên.
Mặc dù nguyên đơn cho rằng việc góp vốn được tiến hành
trước khi công ty được thành lập ( 12-12-2000) nhưng ý kiến này
không có cơ sở. Vì theo Điều 22- Luật Doanh nghiệp, việc góp vốn
và chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn được tiến hành sau khi

công ty được thành lập ( sau khi đã được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh). Chính điều lệ công ty TNHH Mùa thời trang
cũng thể hiện điều đó. Điều 4.2 Điều lệ công ty quy định
rằng:”Toàn bộ số vốn điều lệ của công ty đã được các thành viên
thoả thuận và cam kết góp đủ vốn đã kê khai và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về số vốn nêu trên”. Trường hợp các bên đã hoàn
tất việc góp vốn theo biên bản ngày 30-11-2000 như nguyên đơn

7


trình bày thì Điều lệ của công ty không cần phải nêu ra sự cam kết
như trên.
Theo quy định tại Điều 27- khoản 2- Luật Doanh
nghiệp:”Tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên
công ty được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy
chứng nhận phần vốn góp phải có các nội dung chủ yếu theo quy
định của pháp luật…”. Thực tế cho đến nay, ông Trần Xuân Nam
và bà Phương chưa hề được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
theo quy định trên đây, cũng chưa thực hiện việc chuyển quyền sở
hữu tài sản phần vốn góp bằng hiện vật theo quy định tại Điều 22
khoản 1 điểm b của Luật Doanh nghiệp.
Mặt khác, nguyên đơn cho rằng đã giao 300 triệu đồng tiền
mặt cho bà Dương Thu Phương tại nhà riêng nhưng Nguyên đơn
không xuất trình được các chứng cứ, chứng từ về việc giao nhận
tiền này.
Ngày 29-11-2000, nguyên đơn có ký với bị đơn một hợp
đồng cung cấp dịch vụ tư vấn để thực hiện dịch vụ “thành lập
doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh một công ty có hai thành
viên, trong đó khách hàng ( bà Dương Thu Phương) sở hữu phần

hùn tương đương 79% vốn điều lệ công ty và phía nhà tư vấn (ông
Trần Xuân Nam) cử đại diện sở hữu phần hùn tương đương 30%
vốn điều lệ của công ty”. Hợp đồng quy định Bị đơn có trách
nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí tư vấn là 3.000 USD và ứng
8


trước 10 triệu đồng cho Nguyên đơn. Như vậy, có điều phi lý là
nếu ông Trần Xuân Nam cùng thành lập công ty với bà Phương thì
tại sao phải ký hợp đồng dịch vụ và bà Phương là một trong hai
thành viên lại phải chịu toàn bộ 3.000 USD cho dịch vụ thành lập
công ty do một thành viên khác của công ty thực hiện ?
Trong vòng 24 giờ đồng hồ từ khi ký hợp đồng dịch vụ đến
khi ký vào biên bản góp vốn ( từ ngày 29-11-2000 đến 30-112000), ông Nam vừa làm dịch vụ vừa góp vốn đủ 300 triệu đồng
tiền mặt, thế nhưng trong biên bản góp vốn tổng giá trị 1 tỷ đồng
thì mục tiền mặt tồn quỹ của công ty( ngay ngày góp vốn) chỉ còn
165.865.000 đồng là có sự vô lý và mâu thuẫn.
Từ những lý do nêu trên, Hội đồng xét xử nhận thấy rằng
việc góp vốn thành lập công ty của ông Trần Xuân Nam là không
thực tế, không có đủ căn cứ pháp lý để buộc bà Dương Thu
Phương phải trả 300 triệu đồng cho ông Trần Xuân Nam trong
trường hợp Công ty TNHH Mùa thời trang giải thể.
2.2- Về vấn đề giải thể Công ty TNHH Mùa thời trang:
Việc quyết định Công ty TNHH Mùa thời trang có tiếp tục
tồn tại và hoạt động hay giải thể hoàn toàn thuộc về các thành viên
trong hội đồng thành viên. Do các bên đều trang chấp nhận giải thể
Công ty TNHH Mùa thời trang và việc quyết định giải thể công ty
không trái với pháp luật có liên quan, chưa phát sinh trách nhiệm

9



nào của công ty đối với các đối tác khác có liên quan, do vậy Hội
đồng xét xử chấp nhận quyết định giải thể này. Các bên có trách
nhiệm tiến hành giải thể công ty theo đúng quy định tại Điều lệ
công ty và Luật Doanh nghiệp.
3. Nhận xét:
Trong tình huống trên, động cơ thành lập công ty TNHH của
bà Dương Thu Phương và ông trần Xuân Nam chỉ nhằm mục đích
tránh chia tài sản, đây được xem là động cơ không phù hợp theo
quy định của Luật Doanh nghiệp tại Điều 3- khoản 1-Luật Doanh
nghiệp: “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động
kinh doanh”.
Trong tình huống trên, ông Trần Xuân Nam đã hành động
không phù hợp với đạo đức của một nhà tư vấn. Việc dựa trên sự ít
hiểu biết của khách hàng, tư vấn thành lập doanh nghiệp trong đó
bản thân mình là một thành viên, lập biên bản góp vốn kê khai
phần vốn góp của mình, khi trên thực tế không thực sự góp là
những hành vi không minh bạch và vi phạm pháp luật.

10


KẾT LUẬN

Qua tình huống trên chúng ta cần phải rút ra bài học kinh
nghiệm về việc góp vốn thành lập công ty, không nên để người
khác lợi dụng, dụ dỗ do sự kém hiểu biết dẫn đến vi phạm pháp

luật. Mặt khác, nhà nước ta phải có những biện pháp, nghị định
ban hành một cách rõ ràng, dễ hiểu để mọi người dân đều có thể
nắm vững những qui định về pháp luật. Đồng thời, đối với mỗi
chúng ta cũng cần phải học hỏi nắm bắt thông tin luật pháp một
cách đầy đủ để có những quyết định về việc thành lập công ty
TNHH một cách đúng đắn và thực hiện theo đứng luật định góp
phần thúc đẩy nền kinh tế của đất nước.

11


12



×