Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường và ngành đào tạo ở bậc đại học đề xuất cho vấn đề định vị (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.34 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÙI LÊ MINH TÂM

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƢỜNG VÀ
NGÀNH ĐÀO TẠO Ở BẬC ĐẠI HỌC: ĐỀ XUẤT
CHO VẤN ĐỀ ĐỊNH VỊ VÀ MARKETING
TRONG TUYỂN SINH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2018


Công trình đƣợc hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ MỸ HƢƠNG

Phản biện 1: PGS. TS. Phạm Thị Lan Hƣơng
Phản biện 2: PGS. TS. Trần Văn Hòa
.

Luận văn đã đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trƣờng Đại học Kinh
tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 01 năm 2018.



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng;
- Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đứng trƣớc ngƣỡng cửa cuộc đời, các bạn trẻ ai cũng mong
muốn sau này có đƣợc một công việc ổn định, trƣớc hết là để kiếm
sống, rồi để thể hiện năng lực, khẳng định vị trí của bản thân,... Chọn
ngành học bây giờ tức là chọn công việc trong tƣơng lai của bạn.
Chính vì vậy, đứng trƣớc kỳ xét tuyển đại học nhiều bạn vẫn đang
băn khoăn không biết nên chọn ngành nào, chọn trƣờng nào để học.
Nhiều bạn khi đăng ký xét tuyển vào các trƣờng đại học đã
không xét đến những yếu tố nghề nghiệp và bản thân. Có bạn chọn
trƣờng chỉ vì trƣờng đó nổi tiếng và danh giá, chỉ vì gia đình mong
muốn, hoặc đơn giản muốn có một tấm bằng đại học,... Có bạn chọn
ngành học chỉ vì ngành đó lấy chỉ tiêu nhiều hơn các ngành khác, hoặc
ngành đó xã hội đang cần,... Các bạn gần nhƣ đánh mất bản thân để
chạy theo những hào nhoáng, những ánh hào quang bên ngoài.
Thật khó khăn bởi tuổi trẻ các bạn còn thiếu thông tin, thiếu
kinh nghiệm, bồng bột, chƣa va chạm thực tế nhiều, dẫn đến quyết
định thiếu chín chắn. Nếu chọn sai ngành, sai trƣờng học sẽ gây lãng
phí thời gian, công sức, tiền bạc của bản thân và gia đình. Qua đó
cho thấy, áp lực chọn trƣờng, chọn ngành phù hợp với năng lực và
nguyện vọng của các bạn là rất lớn.
Bên cạnh đó, hiện nay nƣớc ta có sự chênh lệch rất lớn về lực
lƣợng lao động, dƣ thừa lao động khối ngành kinh tế - tài chính và

thiếu hụt lao động các khối ngành khác, đặc biệt là ngành kỹ thuật.
Điều này dẫn đến tình trạng thất nghiệp hoặc làm việc trái với
chuyên môn sau khi tốt nghiệp gây lãng phí chi phí đào tạo của nhà
nƣớc và thời gian, tiền bạc của gia đình; đồng thời, các em có tâm lý
bi quan, chán nản, miễn cƣỡng trong lao động làm giảm chất lƣợng


2
của một lực lƣợng lao động không nhỏ cho đất nƣớc. Vì vậy, một
trong các vấn đề mà trƣờng đại học, trƣờng THPT và gia đình quan
tâm là những yếu tố chính nào tác động đến việc chọn trƣờng, chọn
ngành của các em nhằm có kế hoạch định hƣớng đúng đắn cho con
em mình từ sớm.
Trƣớc xu thế hội nhập, đổi mới trong lĩnh vực giáo dục, Việt
Nam cũng đã có nhiều cải cách trong lĩnh vực giáo dục đại học. Đó
là dần trao quyền tự chủ cho các trƣờng đại học, theo đó các trƣờng
sẽ phải tự chủ về vấn đề tài chính, tuyển sinh, xây dựng chƣơng trình
đào tạo, ...Chính vì vậy, mà bản thân mỗi trƣờng đại học ngày càng
phải nỗ lực hơn trong vấn đề tuyển sinh, sinh viên đƣợc xem nhƣ
“khách hàng” của nhà trƣờng, không có khách hàng thì bất kỳ doanh
nghiệp nào cũng không thể tồn tại lâu đƣợc.
Trƣớc đây cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề
chọn trƣờng, chọn ngành trong nƣớc và trên thế giới và nhƣ: “Các
nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng đại học của học sinh
phổ thông trung học” (Trần Văn Quí, Cao Hào Thi – Trƣờng Đại học
Bách khoa, ĐHQG-TP.HCM, 2009), “Khảo sát các yếu tố tác động
đến việc chọn trƣờng của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang”. (Nguyễn Phƣơng Toàn, Luận văn Thạc sĩ, 2011), “Các
yếu tố ảnh hƣởng đến việc sinh viên chọn trƣờng”. (TS. Nguyễn
Minh Hà, ThS. Huỳnh Gia Xuyên, ThS. Huỳnh Thị Kim Tuyết,

Trƣờng ĐH mở TP.HCM, 2012), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng
đến động cơ chọn ngành Quản trị doanh nghiệp của sinh viên trƣờng
Cao đẳng Kinh tế kế hoạch Đà Nẵng”, (Nguyễn Thị Lan Hƣơng,
Luận văn Thạc sĩ, 2012), Mô hình nghiên cứu của Chapman (1981),
Mô hình nghiên cứu của Jackson (1982), Litten (1982), Mô hình
nghiên cứu của Crosser & Toit (2002), Mô hình nghiên cứu của


3
Burns và cộng sự (2006), Mô hình nghiên cứu của Kee-Ming
(2010),...Các đề tài này đề cập khá toàn diện về các nhân tố ảnh
hƣởng đến chọn trƣờng. Tuy nhiên, có một số mô hình trên thế giới
chƣa thật sự phù hợp với Việt Nam, và chƣa có đề tài nào nghiên cứu
sâu về vấn đề chọn ngành của học sinh THPT.
Xuất phát từ những vấn đề đặt ra trên, tôi quyết định lựa chọn
đề tài:“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
trường và ngành đào tạo ở bậc đại học: đề xuất cho vấn đề định vị
và marketing trong tuyển sinh”. Từ kết quả nghiên cứu giúp các
trƣờng đại học đƣa ra các biện pháp định hƣớng và tƣ vấn tuyển sinh
cho HSPT hiệu quả hơn trong tƣơng lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến
việc chọn trƣờng đại học và ngành đào tạo của học sinh THPT trên
địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến việc chọn trƣờng đại học
và ngành đào tạo của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn Thành phố
Đà Nẵng.
- Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố này đến việc

chọn trƣờng đại học và ngành đào tạo của học sinh lớp 12 THPT trên
địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết
định chọn trƣờng và ngành đào tạo của học sinh lớp 12 trong kỳ xét
tuyển đại học.


4
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh đang học lớp 12 tại các
trƣờng THPT trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại các
trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Thời gian nghiên cứu: Khảo sát đƣợc tiến hành trong tháng
6-12/2017
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghien cứu đƣợc sử dụng trong đề tài này là
phƣơng pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lƣợng.
Phƣơng pháp phân tích số liệu thông qua phần mềm SPSS 20.0
5. Ý nghĩa của đề tài
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xác định đƣợc các yếu tố
quan trọng ảnh hƣởng đến việc chọn trƣờng và ngành đào tạo của
học sinh THPT trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng
- Kết quả nghiên cứu góp phần giúp cho các trƣờng đại học
nắm bắt đƣợc vai trò của các yếu tố ảnh hƣởng đến việc chọn trƣờng
đại học và ngành đào tạo của học sinh THPT trên địa bàn Thành phố
Đà Nẵng và làm cơ sở cho các trƣờng đại học xây dựng các chiến
lƣợc marketing phù hợp nhằm thu hút học sinh chọn trƣờng để học,

tăng nguồn thu, tự chủ về mặt tài chính và tạo điều kiện nâng cao
chất lƣợng đào tạo.
6. Bố cục đề tài
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI TIÊU DÙNG
Theo Leon Schiffiman, David Bednall và Aron O’cass (1997),
hành vi ngƣời tiêu dùng là sự tƣơng tác năng động của các yếu tố
ảnh hƣởng đến nhận thức, hành vi và môi trƣờng mà qua sự thay đổi
đó con ngƣời thay đổi cuộc sống của họ.
Theo Peter D.Bennet (1988), hành vi của ngƣời tiêu dùng là
những hành vi mà ngƣời tiêu dùng thể hiện trong việc tìm kiếm,
mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm và dịch vụ mà họ mong đợi sẽ thỏa
mãn nhu cầu cá nhân của họ.
Theo Charles W. Lamb, Joseph F. Hair và Carl McDaniel
(2000), hành vi của ngƣời tiêu dùng là một quá trình mô tả cách thức
mà ngƣời tiêu dùng ra quyết định lựa chọn và loại bỏ một loại sản
phẩm hay dịch vụ.
 Tiến trình ra quyết định
Các giai đoạn trong quy trình mua hàng lần đầu tiên đƣợc giới
thiệu bởi Engel, Blackwell và Kollat vào năm 1968. Quá trình đó
gồm 5 giai đoạn:

Nhận biết
nhu cầu



Tìm kiếm
thông tin

Đánh giá
các lựa
chọn

Quyết
định mua

Đánh giá
sau khi
mua

Hình 1.2. Quá trình quyết định mua hàng của khách hàng
 Các mô hình ra quyết định
 Mô hình ra quyết định hợp lý
 Mô hình ra quyết định hợp lý giới hạn
 Mô hình ra quyết định mang tính chính trị


6
1.2. TIẾN TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƢỜNG ĐẠI
HỌC VÀ NGÀNH ĐÀO TẠO
1.3. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
a. Nghiên cứu của Chapman (1981)
b. Nghiên cứu của Litten (1982).
c. Nghiên cứu của Jackson (1982)
d. Nghiên cứu của Crosser và Toit (2002)
e. Mô hình nghiên cứu của Burns và các cộng sự (2006)
f. Nghiên cứu của Kee – Ming (2010)
1.3.2. Một số nghiên cứu trong nƣớc
a. “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH
của HS PTTH”. (Trần Văn Quí, Cao Hào Thi, Trường Đại học Bách
khoa, ĐHQG-HCM, Tạp chí phát triển KH&CN, tập 12, số 15 –
2009)
b. “Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường của
học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”. (Nguyễn
Phương Toàn, Luận văn Thạc sĩ, 2011)
c. “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn ngành
Quản trị doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - kế
hoạch Đà Nẵng”. (Nguyễn Thị Lan Hương, Luận văn Thạc sĩ, 2012)
D. “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường”.
(TS. Nguyễn Minh Hà, ThS. Huỳnh Gia Xuyên, ThS. Huỳnh Thị Kim
Tuyết, Trường ĐH mở TP.HCM, 2012)
e. “Các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường đại học
của học sinh lớp 12 tại thành phố Long Xuyên, An Giang”. (Lưu Thị
Tâm, Châu Sôryaly, Chau Khon, Tạp chí Khoa học Trường ĐH An
Giang, 2017)


7
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đƣợc thực hiện qua hai giai đoạn:
2.1. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính nhằm mục đích xây dựng thang đo hoàn
chỉnh sử dụng trong nghiên cứu chính thức.
 Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng
Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert gồm 6 mức (1-6) tùy theo
mức độ đồng ý với các lý do học sinh chọn trƣờng đại học và ngành
đào tạo xét tuyển
Mức (1) tƣơng ứng với mức độ Hoàn toàn không đồng ý Mức (6) tƣơng ứng với mức độ Hoàn toàn đồng ý
 Phƣơng pháp chọn mẫu
Mẫu điều tra đƣợc lựa chọn theo phƣơng pháp lấy mẫu phi xác
suất thuận tiện. Đám đông mục tiêu là tất cả HS lớp 12 trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
Mẫu quan sát cần trong nghiên cứu này là 215. Để dự trù cho
những ngƣời không trả lời hoặc không trả lời đầy đủ, tác giả chọn
quy mô mẫu là 370.
2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
2.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Trong mô hình chọn trƣờng đại học đề xuất, tác giả đƣa ra
tổng cộng 4 yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng đại học là:
(1) Đặc điểm cá nhân, (2) Đặc điểm trƣờng đại học, (3) Nỗ lực
truyền thông của trƣờng đại học với học sinh, (4) Các yếu tố khác.
Mô hình chọn ngành đào tạo đề xuất, tác giả đƣa ra tổng cộng


8
5 yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn ngành là: (1) Đặc điểm cá
nhân, (2) Sự hấp dẫn ngành đào tạo, (3) Cơ hội trúng tuyển, (4) Cơ

hội việc làm trong tƣơng lại, (5) Các cá nhân ảnh hƣởng.
2.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu
 Các giả thuyết cho mô hình chọn trƣờng
Giả thuyết H1: Trƣờng đại học phù hợp với năng lực và sở
thích của học sinh càng cao, học sinh sẽ có khuynh hƣớng chọn
trƣờng đó càng lớn.
Giả thuyết H2: Đặc điểm của trƣờng đại học càng tốt, xu
hƣớng chọn trƣờng đó càng cao.
Giả thuyết H3:Trƣờng đại học nỗ lực trong tƣ vấn tuyển sinh,
quảng bá hình ảnh đến học sinh càng nhiều, học sinh sẽ chọn trƣờng
đó nhiều hơn.
Giả thuyết H4: Các yếu tố khác có ảnh hƣởng tích cực đến
quyết định chọn trƣờng của học sinh, học sinh sẽ chọn trƣờng đó
nhiều hơn.
 Các giả thuyết cho mô hình chọn ngành đào tạo
Giả thuyết H5: Sự phù hợp của ngành học với năng khiếu, sở
thích hay với tính cách của học sinh càng cao, học sinh sẽ có khuynh
hƣớng chọn ngành đó càng lớn.
Giả thuyết H6: Ngành học đáp ứng đƣợc sự hấp dẫn, đa dạng
cao hơn các ngành khác, học sinh sẽ chọn ngành đó nhiều hơn.
Giả thuyết H7: Ngành học có điểm tuyển sinh thấp, cơ hội
trúng tuyển càng cao, học sinh chọn ngành đó càng nhiều.
Giả thuyết H8: Ngành học đáp ứng sự mong đợi về việc làm,
thu nhập, địa vị của sinh viên sau khi tốt nghiệp cao hơn những
ngành khác, học sinh sẽ chọn ngành đó nhiều hơn.
Giả thuyết H9: Sự tác động của những ngƣời xung quanh của


9
học sinh về việc xét tuyển vào một ngành nào đó càng lớn, xu hƣớng

chọn ngành đó của học sinh càng cao.
2.3.3. Xây dựng thang đo
 Thang đo cho mô hình chọn trƣờng bao gồm: Đặc điểm của
cá nhân (DDCN), Đặc điểm của trƣờng ĐH (DDTDH), Nỗ lực
truyền thông của trƣờng ĐH với HS (NLTT), Các yếu tố khác
(YTK), Quyết định chọn trƣờng (QĐ_Tr)
 Thang đo cho mô hình chọn ngành bao gồm: Đặc điểm của
cá nhân (DD_CN), Sự hấp dẫn của ngành đào tạo (SHD_NDT), Cơ
hội trúng tuyển (CHTT), Cơ hội việc làm trong tƣơng lai
(CHVLTL), Các cá nhân có ảnh hƣởng (ANHHUONG), Quyết
định chọn ngành (QĐ_Ng)
2.3.4. Thiết kê bảng câu hỏi điều tra
Thang đánh giá Likert 6 điểm, đi từ hoàn toàn không đồng ý
đến hoàn toàn đồng ý, đƣợc chọn sử dụng để thiết lập các câu hỏi
cho biến chính của nghiên cứu nhằm đo lƣờng các biến. Ngoài ra,
thang đo biểu danh đƣợc chọn để thiết lập các câu hỏi cho biến phụ
nhƣ độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và thu nhập…
 PHẦN I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
 PHẦN II. CHỌN TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÉT TUYỂN
 PHẦN III. CHỌN NGÀNH ĐÀO TẠO


10
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
A. MÔ HÌNH CHỌN TRƢỜNG
3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ
Mẫu khảo sát đƣợc thực hiện tại 12 trƣờng THPT thuộc 6
quận và 1 huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Thống kê mô tả về
số học sinh thuộc các trƣờng THPT đƣợc tóm tắt nhƣ sau:

- Về giới tính, trong số 370 học sinh tham gia trả lời phỏng
vấn có 203 học sinh nam và 143 học sinh nữ tƣơng ứng với tỷ lệ 58,7
% và 41,3%.
- Về học lực, có 9,8% học sinh đƣợc khảo sát có học lực Giỏi,
45,4% học sinh có học lực Khá, 36,1% học sinh có học lực Trung
bình, 8,7% có học lực Yếu.
- Về điều kiện kinh tế gia đình, có 3,5% gia đình học sinh có
mức sống trên khá giả, 22,8% có mức sống khá giả, 57,2% có mức
sống bình thƣờng, 11,8% có mức sống cận nghèo, 4,6% gia đình học
sinh có sổ hộ nghèo.
- Về trình độ học vấn của cha mẹ, phần lớn phụ huynh đều đã
học đến THCS và THPT chiếm tỷ lệ lần lƣợt là 30,6% và 24%. Tỷ lệ
cha mẹ học sinh có trình độ trung cấp là 4%, cao đẳng là 13%, đại
học là 15,3%, sau đại học là 2,9%, và tỷ lệ có trình độ tiểu học và
không đi học chiếm lần lƣợt là 8,4% và 1,7%.
- Về dự định xét tuyển vào trƣờng đại học sau khi tốt nghiệp
THPT có 259 em chiếm tỷ lệ 74,9%, 87 em không có ý định xét
tuyển đại học chiếm 25,1%.
- Về lý do theo đuổi chƣơng trình học đại học, đa số các bạn
học sinh chọn lý do vì mong muốn tìm đƣợc công việc tốt hơn, và
khả năng thăng tiến trong sự nghiệp.


11
- Về dự định chọn trƣờng đại học xét tuyển của học sinh, phần
lớn các bạn chọn các trƣờng tại Đà Nẵng, vì hầu hết các trƣờng tại
Đà Nẵng cũng có tƣơng đối đầy đủ các khối ngành, tuy nhiên cũng
có một số bạn chọn trƣờng ĐH trong TP.HCM vì có một số ngành
đặc biệt: nhƣ trƣờng ĐH Cảnh sát Nhân dân.
Bên cạnh đó vẫn có số ít học sinh chƣa biết chọn trƣờng đại

học nào chiếm tỷ lệ 27,8% và lý do các bạn vẫn chƣa chọn đƣợc theo
thống kê phần lớn là do các bạn thiếu định hƣớng và chƣa hiểu rõ
bản thân.
- Về thời gian học sinh bắt đầu tìm hiểu trƣờng đại học xét
tuyển ở lớp 12 là 73 em chiếm tỷ lệ 39%, ở lớp 10,11 là 83 em chiếm
tỷ lệ 44,4%, trƣớc THPT là 10 em chiếm tỷ lệ 5,3%, và không nhớ rõ
thời gian tìm hiểu về trƣờng là 21 em chiếm tỷ lệ 11,2%.
- Về mức độ chắc chắn chọn trƣờng xét tuyển, cụ thể có
24,1% học sinh hoàn toàn chắc chắn về trƣờng mình đã chọn, 31,6%
ý kiến chọn chắc chắn, 19,8% ý kiến phân vân, 15,5% không chắc
chắn, và 9% hoàn toàn không chắc chắn.
3.2. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG CRONBACH’S ALPHA
 Thang đo đặc điểm cá nhân: đƣợc đo lƣờng bởi 4 biến
quan sát. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha là 0.862 > 0.6. Đồng
thời cả 4 biến quan sát đều có tƣơng quan biến tổng > 0.3. Do vậy,
thang đo đặc điểm cá nhân đáp ứng độ tin cậy.
 Thang đo đặc điểm trƣờng đại học: đƣợc đo lƣờng bởi
13 biến quan sát. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha là 0.845 > 0.6.
Tuy nhiên biến “DDTDH06, DDTDH07, DDTDH10” có hệ số
tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0.3, vì vậy ta tiến hành loại bỏ biến
này và tiến hành kiểm định lần 2.
Lần 2: Đƣa 10 biến quan sát còn lại sau khi đã loại biến


12
“DDTDH06, DDTDH07, DDTDH10” vào tiến hành kiểm định lần 2.
Kết quả Cronbach’s Anpha bằng 0.902 >0.6 và hệ số tƣơng quan
biến tổng của các biến trên đều lớn hơn 0.3 nên đảm bảo các biến
quan sát có mối tƣơng quan với nhau.
 Thang đo nỗ lực truyền thông của nhà trƣờng: đƣợc đo

lƣờng bởi 5 biến quan sát. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha là
0.857> 0.6. Đồng thời cả 5 biến quan sát đều có tƣơng quan biến
tổng > 0.3. Do vậy, thang đo nỗ lực truyền thông của nhà trƣờng đáp
ứng độ tin cậy.
 Thang đo ý kiến khác: đƣợc đo lƣờng bởi 4 biến quan sát.
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha là 0.786 > 0.6. Đồng thời cả 4
biến quan sát đều có tƣơng quan biến tổng > 0.3. Do vậy, thang đo ý
kiến khác đáp ứng độ tin cậy.
 Thang đo quyết định chọn trƣờng: đƣợc đo lƣờng bởi 3
biến quan sát. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha là 0.850 > 0.6.
Đồng thời cả 3 biến quan sát đều có tƣơng quan biến tổng > 0.3. Do
vậy, thang đo quyết định chọn trƣờng đáp ứng độ tin cậy.
3.3. ĐÁNH GIÁ NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA).
3.3.1. Phân tích nhân tố cho nhóm biến độc lập
Kết quả đạt đƣợc hệ số KMO = 0.838> 0.5 và kiểm định
Barlett’s có giá trị 2100.781 với mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05,
cho thấy các biến quan sát thuộc cùng một nhân tố có tƣơng quan
chặt chẽ với nhau. Đồng thời tổng phƣơng sai trích là 60.834% >
50% cho thấy 4 nhân tố này giải thích 60.834% sự biến thiên của tập
dữ liệu và giá trị Eigenvalue = 1.987 >1 đủ tiêu chuẩn phân tích nhân
tố


13
3.3.2. Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc
Hệ số KMO = 0.700 > 0.5 và kiểm định Barlett’s có giá trị
252.706 với mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05; qua đó kết quả chỉ ra
rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tƣơng quan với nhau
và phân tích nhân tố khám phá (EFA) thích hợp sử dụng trong
nghiên cứu này.

3.4. TƢƠNG QUAN VÀ HỒI QUY
3.4.1. Xem xét ma trận tƣơng quan giữa các biến trong mô
hình
Kiểm tra hệ số tƣơng quan r, với mức ý nghĩa 0.01 (độ tin cậy
99%) và 0.05 (độ tin cậy 95%) tất cả các biến độc lập: NLTT, YTK,
DDTDH, DDCN đều có hệ số tƣơng quan dƣơng với biến quyết định
chọn trƣờng tại mức ý nghĩa sig < 0.05 do đó các biến này có mối
tƣơng quan tích cực đến Quyết định chọn trƣờng nên có thể đƣa vào
thực hiện hồi quy.
3.4.2. Phân tích hồi quy
Kết quả xác định hệ số hồi quy cho thấy, các biến độc lập
đƣợc đƣa vào mô hình có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc,với
Sig trong kiểm định t đều nhỏ hơn 0.05. Vậy mô hình hồi quy có ý
nghĩa về mặt thống kê.
3.4.3. Kiểm định mô hình hồi quy
Kết quả phân tích ANOVA cho thấy giá trị kiểm định F =
49.870 có ý nghĩa thống kê vì Sig = 0.000 < 0.05. Do đó ta bác bỏ
giả thuyết H0 nghĩa là các biến độc lập có liên hệ với biến phụ thuộc.
Vì thế, mô hình hồi quy là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
 Hiện tƣợng đa cộng tuyến
Theo kết quả nghiên cứu ta thấy hệ số phóng đại phƣơng sai
VIF (Variance Inflation Factor - VIF) rất nhỏ (nhỏ hơn 10) cho thấy


14
các biến độc lập này không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không
có hiện tƣợng đa cộng tuyến xảy ra. Do đó mối quan hệ giữa các
biến độc lập không ảnh hƣởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô
hình hồi quy.
 Mức độ giải thích của mô hình

Hệ số R bình phƣơng hiệu chỉnh bằng 0.512 nghĩa là mô hình
hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 51.2%.
Nói cách khác 51.2% Quyết định chọn trƣờng có thể đƣợc giải thích
bởi sự tác động của 4 nhân tố: NLTT, YTK, DDTDH, DDCN.
 Kiểm định phần dƣ của mô hình
Kiểm tra phần dƣ cho thấy phân phối phần dƣ xấp xỉ chuẩn
với trung bình Mean = 0 và độ lệch chuẩn Std. Deviation = 0.989
(xấp xỉ bằng 1), do đó có thể kết luận rằng giả thiết phân phối chuẩn
không bị vi phạm khi sử dụng phƣơng pháp hồi quy bội.
 Kiểm định giả thuyết các sai số ngẫu nhiên của mô hình
có phƣơng sai không đổi
Theo biểu đồ Scatterplot, các sai số hồi quy phân bố tƣơng
đối đều ở cả hai phía của đƣờng trung bình (trung bình của các sai số
bằng 0) và không theo một quy luật rõ ràng nào. Điều đó cho thấy
giả thiết sai số của mô hình hồi quy không đổi là phù hợp.
3.4.4. Kiểm định các giả thuyết của mô hình
Kết quả kiểm định các giả thuyết từ phân tích tƣơng quan và
phân tích hồi quy cho thấy mối quan hệ giữa các biến độc lập với
biến phụ thuộc đều có ý nghĩa ở độ tin cậy là 95%.
Các yếu tố tác động đến Quyết định chọn trƣờng lần lƣợt
mạnh nhất là:
DDTDH >DDCN >YTK >NLTT


15
3.4.5. Mô hình nghiên cứu chính thức
DDCN

DDTDH


QĐ_T

NLTT

YTK

Hình 3.15. Mô hình nghiên cứu chọn trường chính thức
B. MÔ HÌNH CHỌN NGÀNH
3.5. THỐNG KÊ MÔ TẢ
Kết quả thống kê mô tả đƣợc tóm tắt nhƣ sau:
- Trong số 259 học sinh có ý định xét tuyển đại học thì có 176
học sinh đã chọn đƣợc ngành xét tuyển chiếm tỷ lệ 68%. Số còn lại
83 học sinh vẫn chƣa biết chọn ngành nào chiếm tỷ lệ 32%.
- Về lý do chƣa chọn đƣợc ngành, 41 em cho rằng chƣa hiểu
rõ bản thân chiếm tỷ lệ 49,4%, 29 em cho rằng không có thông tin
ngành nghề cụ thể chiểm tỷ lệ 34,9%, 13 em cho rằng chƣa đƣợc
định hƣớng chiếm tỷ lệ 15,7% .
- Về các khối ngành chọn xét tuyển đại học của học sinh, khảo
sát cho thấy học sinh chọn phần nhiều các khối ngành Kinh doanh
quản lý (19,3%), Khoa học máy tính và CNTT (11,9%), Khoa học


16
ứng dụng & Khoa học cơ bản (10,2%), các khối ngành còn lại chiếm
tỷ lệ thấp hơn
- Về thời gian chọn ngành xét tuyển, đa số học sinh đã chọn
đƣợc ngành ở lớp 10&11 là 90 em, chiếm tỷ lệ 51,1%, 41 em chọn
đƣợc ngành ở lớp 12 chiếm tỷ lệ 23,3%, 34 em chọn đƣợc ngành
trƣớc THPT chiếm tỷ lệ 19,3%, và 11 em không nhớ thời gian chọn
ngành chiếm tỷ lệ 6,3%

- Về mức độ chắc chắn chọn ngành xét tuyển, cụ thể có 36,4%
học sinh hoàn toàn chắc chắn, 22,7% ý kiến chắc chắn , 31,3% phân
vân, 6,8% không chắc chắn, 2,8% hoàn toàn không chắc chắn
3.6. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ TIN CẬY
CRONBACHALPHA.
 Thang đo đặc điểm cá nhân: đƣợc đo lƣờng bởi 4 biến
quan sát. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha là 0.847 > 0.6. Đồng
thời cả 4 biến quan sát đều có tƣơng quan biến tổng > 0.3. Do vậy,
thang đo đặc điểm cá nhân đáp ứng độ tin cậy.
 Thang đo cơ hội việc làm tƣơng lai: đƣợc đo lƣờng bởi 3
biến quan sát. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha là 0.766 > 0.6.
Đồng thời cả 3 biến quan sát đều có tƣơng quan biến tổng > 0.3. Do
vậy, thang đo cơ hội việc làm tƣơng lai đáp ứng độ tin cậy.
 Thang đo cơ hội trúng tuyển: đƣợc đo lƣờng bởi 2 biến
quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số
Cronbach’s Alpha là 0.606 > 0.6. Đồng thời cả 2 biến quan sát đều
có tƣơng quan biến tổng > 0.3. Do vậy, thang đo cơ hội trúng tuyển
đáp ứng độ tin cậy.
 Thang đo sự hấp dẫn ngành đào tạo đƣợc đo lƣờng bởi 3
biến quan sát. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha là 0.786 > 0.6.
Đồng thời cả 3 biến quan sát đều có tƣơng quan biến tổng > 0.3. Do


17
vậy, thang đo sự hấp dẫn ngành đào tạo đáp ứng độ tin cậy.
 Thang đo các cá nhân ảnh hƣởng: đƣợc đo lƣờng bởi 5
biến quan sát. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha là 0.836 > 0.6.
Đồng thời cả 5 biến quan sát đều có tƣơng quan biến tổng > 0.3. Do
vậy, thang đo các cá nhân ảnh hƣởng đáp ứng độ tin cậy.
 Thang đo quyết định chọn ngành: đƣợc đo lƣờng bởi 3

biến quan sát. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha là 0.840 > 0.6.
Đồng thời cả 3 biến quan sát đều có tƣơng quan biến tổng > 0.3. Do
vậy, thang đo quyết định chọn ngành đáp ứng độ tin cậy.
3.7. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA).
3.7.1. Phân tích nhân tố cho nhóm biến độc lập
Kết quả đạt đƣợc hệ số KMO = 0.657 > 0.5 và kiểm định
Barlett’s có giá trị 1177.612 với mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05, cho
thấy các biến quan sát thuộc cùng một nhân tố có tƣơng quan chặt chẽ
với nhau. Đồng thời tổng phƣơng sai trích là 67.684% > 50% cho thấy
5 nhân tố này giải thích 67.684% sự biến thiên của tập dữ liệu và giá
trị Eigenvalue = 1.126 >1 đủ tiêu chuẩn phân tích nhân tố.
3.7.2. Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc
Hệ số KMO = 0.688 > 0.5 và kiểm định Barlett’s có giá trị
225.482 với mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05; qua đó kết quả chỉ ra
rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tƣơng quan với nhau và
phân tích nhân tố khám phá (EFA) thích hợp sử dụng trong nghiên
cứu này.
3.8. TƢƠNG QUAN VÀ HỒI QUY
3.8.1. Xem xét ma trận tƣơng quan giữa các biến trong mô
hình
Kiểm tra hệ số tƣơng quan r, với mức ý nghĩa 0.01 (độ tin cậy
99%) và 0.05 ( độ tin cậy 95%) tất cả các biến độc lập: CHTT,


18
ĐĐ_CN, ANHHUONG, SHD_NĐT, CHVLTL đều có hệ số tƣơng
quan dƣơng với biến Quyết định chọn ngành tại mức ý nghĩa sig <
0.05 do đó các biến này có mối tƣơng quan tích cực đến Quyết định
chọn ngành nên có thể đƣa vào thực hiện hồi quy.
3.8.2. Phân tích hồi quy

Kết quả xác định hệ số hồi quy cho thấy, các biến độc lập
đƣợc đƣa vào mô hình có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc,với
Sig trong kiểm định t đều nhỏ hơn 0.05. Vậy mô hình hồi quy có ý
nghĩa về mặt thống kê.
3.8.3. Kiểm định mô hình hồi quy
Kết quả phân tích ANOVA thể hiện trong bảng 3.17 cho thấy
giá trị kiểm định F = 65.581 có ý nghĩa thống kê vì Sig = 0.000 <
0.05. Do đó ta bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là các biến độc lập có liên
hệ với biến phụ thuộc . Vì thế, mô hình hồi quy là phù hợp với dữ
liệu nghiên cứu.
 Hiện tƣợng đa cộng tuyến
Theo kết quả ta thấy hệ số phóng đại phƣơng sai VIF
(Variance Inflation Factor - VIF) rất nhỏ (nhỏ hơn 10) cho thấy các
biến độc lập này không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không có
hiện tƣợng đa cộng tuyến xảy ra. Do đó mối quan hệ giữa các biến
độc lập không ảnh hƣởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình
hồi quy.
 Mức độ giải thích của mô hình
Hệ số R bình phƣơng hiệu chỉnh bằng 0.649 nghĩa là mô hình
hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 64.9%.
Nói cách khác 64.9% Quyết định chọn ngành có thể đƣợc giải thích
bởi sự tác động của 5 nhân tố: CHTT, ĐĐ_CN, ANHHUONG,
SHD_NĐT, CHVLTL.


19
 Kiểm định phần dƣ của mô hình
Kiểm tra phần dƣ cho thấy phân phối phần dƣ xấp xỉ chuẩn
với trung bình Mean = 0 và độ lệch chuẩn Std. Deviation = 0.986
(xấp xỉ bằng 1) do đó có thể kết luận rằng giả thiết phân phối chuẩn

không bị vi phạm khi sử dụng phƣơng pháp hồi quy bội.
 Kiểm định giả thuyết các sai số ngẫu nhiên của mô hình
có phƣơng sai không đổi
Theo biểu đồ Scatterplot, các sai số hồi quy phân bố tƣơng đối
đều ở cả hai phía của đƣờng trung bình (trung bình của các sai số
bằng 0) và không theo một quy luật rõ ràng nào. Điều đó cho thấy
giả thiết sai số của mô hình hồi quy không đổi là phù hợp.
3.8.4. Kiểm định các giả thuyết của mô hình
Kết quả kiểm định các giả thuyết từ phân tích tƣơng quan và
phân tích hồi quy cho thấy mối quan hệ giữa các biến độc lập với
biến phụ thuộc đều có ý nghĩa ở độ tin cậy là 95%.
Các yếu tố tác động đến Quyết định chọn ngành lần lƣợt mạnh
nhất là:
ĐĐ_CN > CHVLTL > ANHHUONG > SHD_NDT >
CHTT


20
3.8.5. Mô hình nghiên cứu chính thức
DD_CN
CHVLTL
CHTT

QĐ_N

ANHHUONG

HD_DT

Hình 3.24. Mô hình nghiên cứu chọn ngành chính thức



21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Mục tiêu chính của đề tài là xác định và đánh giá mức độ ảnh
hƣởng của các yếu tố ảnh hƣởng đến việc chọn trƣờng đại học và
ngành đào tạo của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng. Trên cơ sở đó, đƣa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan
chức năng trong việc tƣ vấn, định hƣớng nhằm tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho học sinh THPT tại Đà Nẵng trong việc lựa chọn ngành nghề
và trƣờng để học một cách tốt nhất.
Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cho thấy mô hình đạt
đƣợc độ tƣơng thích với dữ liệu, các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết
định chọn trƣờng đại học của học sinh với 4 yếu tố ảnh hƣởng từ
mạnh đến yếu nhƣ sau: Yếu tố về đặc điểm học sinh; yếu tố về đặc
điểm của trƣờng đại học; yếu tố về những nỗ lực truyền thông của
trƣờng đại học với học sinh và các yếu tố khác. Mô hình nghiên cứu
giải thích đƣợc 51,2% cho tổng thể về mối liên hệ của 4 yếu tố trên
với biến lựa chọn trƣờng đại học của học sinh. Điều đó có nghĩa là
khi trƣờng đại học có đặc điểm của trƣờng càng tốt; trƣờng đại học
càng nỗ lực trong tƣ vấn tuyển sinh và chú trọng xây dựng danh
tiếng thƣơng hiệu càng mạnh, trƣờng đại học càng có nhiều chƣơng
trình đào tạo, và việc tìm kiếm thông tin của trƣờng càng dễ dàng, thì
sẽ càng thu hút đƣợc đông đảo học sinh dự thi vào trƣờng.
Và kết quả nghiên cứu còn cho thấy quyết định chọn ngành
đào tạo của học sinh chịu ảnh hƣởng bởi 5 yếu tố từ mạnh đến yếu
nhƣ sau: Yếu tố về đặc điểm cá nhân, yếu tố về cơ hội việc làm trong
tƣơng lai, yếu tố về các cá nhân ảnh hƣởng, yếu tố về sự hấp dẫn
ngành đào tạo và yếu tố về cơ hội trúng tuyển. Mức độ phù hợp của

mô hình chọn ngành là 64,9% hay mô hình nghiên cứu giải thích


22
đƣợc 64,9% cho tổng thể về mối liên hệ của 5 nhân tố trên với biến
chọn ngành đào tạo của học sinh THPT.
2. Kiến nghị:
Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả có một số kiến nghị đối
với các trƣờng đại học nhằm có chính sách phù hợp hơn để thu hút
ngƣời học và xây dựng một thƣơng hiệu trƣờng đại học mạnh.
 Xây dựng chiến lƣợc
Trƣớc hết các trƣờng đại học cần phải xác định đƣợc vị trí của
mình trong nhận thức của các cá nhân ảnh hƣởng đến việc chọn
trƣờng đại học và ngành đào tạo của các em học sinh (cha mẹ, bạn
bè, thầy cô giáo, chuyên gia tƣ vấn,...) và bản thân các em chẳng hạn
nhƣ: cơ hội trúng tuyển, chƣơng trình đào tạo, cơ hội việc làm sau
khi tốt nghiệp, chi phí,..Qua đó các trƣờng sẽ định đƣợc vị trí hiện tại
của mình trong nhận thức của các cá nhân ảnh hƣởng đến việc chọn
trƣờng và ngành của các em học sinh THPT và cả chính bản thân các
em. Đây cũng chính là cơ sở để các trƣờng xây dựng tốt chiến lƣợc
phát triển nhằm thu hút ngƣời học.
 Xây dựng niềm tin
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy kỳ vọng rất lớn của các em
là khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp. Để đáp ứng kỳ vọng này
và tạo niềm tin cho thƣơng hiệu của trƣờng, các trƣờng đại học cần
thực hiện các vấn đề sau:
Thiết lập mối quan hệ với các doanh nghiệp: cùng doanh
nghiệp xây dựng chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trƣờng
lao động, và cũng là tiền đề đảm bảo cho sinh viên sau khi tốt nghiệp
dễ dàng kiếm đƣợc việc làm.

Hằng năm, nhà trƣờng phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức
các ngày hội việc làm, hội thảo doanh nghiệp với sinh viên giúp sinh


23
viên có những thông tin cần thiết để chuẩn bị tốt hơn khi ra trƣờng.
 Đối tƣợng, nội dung, và hình thức quảng bá
Trong chiến dịch quảng bá, các trƣờng đại học cần lƣu ý
không chỉ đối tƣợng ở đây là các em học sinh THPT, mà còn cả phụ
huynh, ngƣời thân, thầy côm bạn bè của các em. Những nhân tố này
cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc định hƣớng nghề
nghiệp, chọn trƣờng của các em. Bên cạnh đó, các trƣờng cũng cần
thiết lập các kênh thông tin về cựu sinh viên của nhà trƣờng, vì đây
là một trong những kênh quan trọng để tác động đến sự lan truyền
thông tin quảng bá thƣơng hiệu của nhà trƣờng đối với gia đình và
bản thân của các em học sinh.
- Nội dung các thông tin cần phải đầy đủ, dễ hiểu, trung thực
chẳng hạn nhƣ: thông tin về các ngành đào tạo của trƣờng, chỉ tiêu
tuyển sinh, điểm chuẩn qua các năm, tỷ lệ chọi, tỷ lệ sinh viên có
việc làm, lực lƣợng giảng viên, học phí, chính sách hỗ trợ sinh viên,
học bổng,...
- Hình thức quảng bá trên các phƣơng tiện thông tin địa chúng,
website của trƣờng, trang facebook của trƣờng, kết hợp với các
trƣờng THPT, nhằm đƣa thông tin của nhà trƣờng đến với các em
học sinh.
3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo:
Mặc dù tác giả đã cố gắng rất nhiều nhƣng do giới hạn về
năng lực cũng nhƣ thời gian, chắc chắn nghiên cứu này cũng còn
nhiều hạn chế nhất định.
Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến việc chọn trƣờng,

chọn ngành của các học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng có thể chƣa đƣợc đầy đủ. Cụ thể, một số các yếu tố khác cũng
có thể ảnh hƣởng đến việc chọn trƣờng của các em học sinh nhƣng


×