Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI LÀNG NGHỀ RAU TRÀ QUẾ, XÃ CẨM HÀ, THÀNH PHỐ HỘI AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

TRƯƠNG THỊ THU HƯƠNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI
LÀNG NGHỀ RAU TRÀ QUẾ, XÃ CẨM HÀ,
THÀNH PHỐ HỘI AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

TRƯƠNG THỊ THU HƯƠNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI
LÀNG NGHỀ RAU TRÀ QUẾ, XÃ CẨM HÀ,
THÀNH PHỐ HỘI AN

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: T.S LÊ QUANG THÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích hoạt động du
lịch nông thôn tại làng nghề rau Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An” do Trương
Thị Thu Hương, sinh viên khóa K34, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày ___________________.

T.S Lê Quang Thông
Người hướng dẫn

_________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2012

tháng

năm 2012


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2012


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ba Mẹ, người đã có công sinh
thành, nuôi nấng, dạy dỗ và tạo điều kiện tốt nhất cho con được ngồi trên ghế nhà
trường trong suốt những năm qua để có được kết quả như ngày hôm nay.
Để có thể hoàn thành tốt luận văn này, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy,
Cô khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm Hồ Chí Minh đã giảng dạy, truyền đạt
cho em những kiến thức chuyên môn trong quá trình học tập.
Đặc biệt xin cảm ơn thầy Lê Quang Thông, giảng viên khoa Kinh Tế Trường
Đại Học Nông Lâm Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn em thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo UBND xã Cẩm Hà, chú Mai Cử, chú
Quang, anh chị trong công ty du lịch Hoi An Travel, phòng Thương mại và Du lịch
Hội An, cán bộ khuyến nông xã và các cô bác nông dân làng rau Trà Quế đã nhiệt tình
giúp đỡ và tạo điều kiện cho con trong quá trình thực tập tại địa phương.
Cám ơn bạn bè, những người thân đã luôn bên tôi, giúp đỡ, động viên tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày....tháng...năm 2012
Sinh viên

Trương Thị Thu Hương



NỘI DUNG TÓM TẮT
TRƯƠNG THỊ THU HƯƠNG. Tháng 06 năm 2012. “Phân tích hoạt động du
lịch nông thôn tại làng nghề rau Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An”.
TRUONG THI THU HUONG. June 2012. “Analysis of the rural tourism at
Tra Que vegetable village at Cam Ha commune, Hoi An city”
Được đưa vào khai thác loại hình du lịch nông thôn từ năm 2003, Trà Quế đã
thu hút hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan và tham gia sinh
hoạt trồng rau cùng nông dân. Tính chất độc đáo của thổ nhưỡng, khí hậu kết hợp với
ẩm thực, văn hóa làng nghề, con người Trà Quế đã tạo nên những sản phẩm du lịch
hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, du lịch tại làng nghề tồn tại
những mặt hạn chế: cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch còn thiếu thốn, phân phối lợi
ích không đồng đều giữa các chủ thể tham gia, môi trường bị ảnh hưởng, trở ngại về
ngoại ngữ của người dân,...Khóa luận đã sử dụng nguồn số liệu thứ cấp, kết quả bảng
câu hỏi phỏng vấn 50 nông hộ có tham gia vào du lịch để phân tích cụ thể thực trạng
du lịch tại làng nghề, ý kiến từ 70 du khách quốc tế và 30 du khách Việt Nam để có
đánh giá một cách khách quan những khó khăn và hạn chế của làng nghề khi làm du
lịch. Qua đó đưa ra những giải pháp nhằm củng cố và phát triển hơn nữa làng nghề và
du lịch nông thôn tại làng nghề.
Thống kê mô tả và ma trận SWOT là hai công cụ chính được sử dụng trong đề
tài.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii 

DANH MỤC CÁC BẢNG


ix 

DANH MỤC CÁC HÌNH



DANH MỤC PHỤ LỤC

xi 

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU



1.1. Đặt vấn đề



1.2. Mục tiêu nghiên cứu



1.2.1. Mục tiêu chung



1.2.2. Mục tiêu cụ thể




1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu



1.4. Phạm vi nghiên cứu



1.4.1. Phạm vi không gian



1.4.2. Phạm vi thời gian



1.4.3. Đối tượng nghiên cứu



1.5. Cấu trúc khóa luận



CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN



2.1. Sự phát triển của du lịch nông thôn trên thế giới




2.2. Tình hình du lịch Hội An giai đoạn 2009 – 2011



2.2.1. Số lượt khách đến Hội An giai đoạn 2009 - 2011



2.2.2. Số lượng công ty lữ hành



2.2.3. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch



2.2.4. Cơ sở lưu trú



2.2.5. Các loại hình du lịch đang được khai thác

10 

2.2.6. Doanh thu từ du lịch

13 


2.3. Tổng quan làng nghề rau Trà Quế

14 

2.3.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

14 

2.3.2. Tổng quan về kinh tế - xã hội

16 
v


2.3.3. Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến DLNT tại
làng nghề
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận

21 
23 
23 

3.1.1. Khái niệm cơ bản về du lịch, sản phẩm du lịch, du lịch nông thôn

23 

3.1.2. Tác động của du lịch đến hiện đại hóa nông thôn


25 

3.1.3. Một số vấn đề trong phát triển du lịch nông thôn

26 

3.1.4. Nông thôn Việt Nam và tiềm năng phát triển du lịch nông thôn

27 

3.2. Phương pháp nghiên cứu

28 

3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

28 

3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

29 

3.2.3. Công cụ phân tích SWOT

29 

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại làng nghề rau Trà Quế

30 

30 

4.1.1. Các công ty lữ hành khai thác du lịch tại làng rau Trà Quế

30 

4.1.2. Lượt khách đến làng rau trong năm 2011

31 

4.1.3. Doanh thu từ du lịch tại làng nghề rau

32 

4.1.4. Cách thức tổ chức tour du lịch đến làng rau

33 

4.1.5. Tổ chức quản lý và cơ chế chính sách của CQĐP

33 

4.2. Tác động từ hoạt động nông nghiệp và xã hội của cộng đồng làng nghề Trà Quế
đến du lịch

35 

4.2.1. Hoạt động du lịch ở làng rau Trà Quế

36 


4.2.2. Đánh giá của du khách về sản phẩm du lịch của làng nghề

37 

4.2.3. Đánh giá của du khách về cơ sở lưu trú tại làng nghề

41 

4.2.4. Đánh giá của du khách về công tác an ninh

42 

4.3. Tác động của du lịch nông thôn đến sinh kế của làng nghề rau

43 

4.3.1. Cơ cấu doanh thu của nông hộ

43 

4.3.2. Tái phân phối nguồn thu từ bán vé

44 

4.3.3. Tác động từ du lịch đến quá trình tiêu thụ rau

45 

4.4. Đặc điểm nông hộ

4.4.1. Tình hình tham gia tập huấn làm du lịch của nông hộ
vi

46 
47 


4.4.2 Mức độ tiếp cận nguồn vốn đầu tư cho du lịch của nông hộ

47 

4.4.3. Mục đích tham gia du lịch của nông hộ

48 

4.4.4. Khó khăn của nông hộ khi làm du lịch

49 

4.5. Tác động của du lịch đến môi trường và văn hóa làng nghề

50 

4.5.1. Tác động của du lịch đến môi trường làng nghề

50 

4.5.2. Tác động của du lịch đến văn hóa làng nghề

51 


4.6. Phân tích SWOT cho sự phát triển DLNT tại làng nghề

52 

4.6.1. Môi trường bên trong

52 

4.6.2. Môi trường bên ngoài

54 

4.6.3. Sự kết hợp trong ma trận SWOT nhằm phát triển DLNT tại làng nghề 55 
4.7. Một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại làng nghề rau Trà Quế

58 

4.7.1. Đối với quản lý nhà nước

58 

4.7.2. Đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực

58 

4.7.3. Đối với các công ty lữ hành

58 


4.7.4. Đối với nông hộ

59 

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

60 

5.1. Kết luận

60 

5.2. Kiến nghị

61 

5.2.1. Về nguồn nhân lực:

61 

5.2.2. Đối với công tác quảng bá, xúc tiến du lịch

61 

5.2.3. Đối với an toàn cho du khách

62 

5.2.4. Đối với nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch


62 

5.2.5. Đối với bảo vệ môi trường

62 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

64 

PHỤ LỤC  

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CQĐP

Chính quyền địa phương

DLNT

Du lịch nông thôn

MICE

Meeting Incentive Conference Event - Du lịch kết hợp hội nghị, sự kiện

SL


Số lượng

TP

Thành phố

TT

Tỉ trọng

UBND

Uỷ ban nhân dân

UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization-Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc.

VTOS

Vietnam Tourism Occupational Skills Standards - Tiêu chuẩn kỹ năng
nghề du lịch Việt Nam

WTTC

World travel and tourism council - Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Lượt Khách Du Lịch đến Hội An Giai Đoạn 2009-2011



Bảng 2.2. Doanh Thu Du Lịch ở Hội An Giai Đoạn 2009 – 2011

13 

Bảng 4.1. Đánh Giá Của Du Khách Về Hoạt Động Cùng Nông Dân Trồng Rau

39 

Bảng 4.2 Đánh Giá Của Du Khách Về Thời Tiết, Khí Hậu Tại Làng Rau

40 

Bảng 4.3. Đánh giá Của Du Khách Về Thái Độ Phục Vụ Của Người Dân Địa Phương 40 
Bảng 4.4. Đánh Giá Của Du Khách Về Cơ Sở Lưu Trú

41 

Bảng 4.5. Kết Quả Và Hiệu Quả Sản Xuất Rau Bình Quân Hộ Tại Làng Rau Trà Quế (
500m2)

43 

Bảng 4.6. Tái Phân Phối Nguồn Thu Từ Bán Vé


45 

Bảng 4.7. Tình Hình Tham Gia Tập Huấn Làm Du Lịch Của Nông Hộ

47 

Bảng 4.8. Tác Động Của Du Lịch Đến Môi Trường Làng Nghề

51 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Cơ Cấu Ngành Kinh Tế

19 

Hình 2.2.Hai Du Khách Người Nước Ngoài Tham Gia Lễ Hội Cầu Bông.

21 

Hình 4.1. Lượt Khách đến Làng Rau Trà Quế Trong Năm 2011

31 

Hình 4.2. Doanh Thu Bán Vé Của Địa Phương

32 


Hình 4.3. Cách Thức Tổ Chức Tour Du Lịch Của Du Khách

33 

Hình 4.4. Số Lần Đến Làng Nghề Rau Trà Quế Của Du Khách Qua 3 Năm 2009-201136 
Hình 4.4. Nhận Xét Của Du Khách Về Ẩm Thực Tại Làng Nghề

38 

Hình 4.5. Đánh Giá Của Du Khách Về Công Tác An Ninh

42 

Hình 4.6. Tình Hình Tiêu Thụ Rau Của Làng Rau Trà Quế Qua Các Năm

46 

Hình 4.7. Mức Độ Tiếp Cận Nguồn Vốn Đầu Tư Cho Du Lịch Của Nông Hộ

47 

Hình 4.8. Mục Đích Tham Gia Du Lịch Của Nông Hộ

48 

Hình 4.9. Khó Khăn Của Nông Hộ Khi Làm Du Lịch

49 

x



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Chương Trình “Một ngày làm nông dân làng rau Trà Quế” Của Hoi An
Travel
Phụ lục 2. Bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ
Phụ lục 3. Bảng câu hỏi đánh giá sự hài lòng của du khách Việt Nam đến làng nghề
rau Trà Quế
Phụ lục 4: The customer satisfaction questionare
Phụ lục 5 Một số hình ảnh về du lịch nông thôn tại làng rau Trà Quế

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài
người. Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành một ngành không thể
thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển
mạnh mẽ. Theo Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (WTTC – world travel and
tourism council), du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt cả ngành ô tô,
thép, điện tử và sản xuất nông nghiệp. Nhiều quốc gia trên thế giới đã coi du lịch là
ngành kinh tế quan trọng.
Du lịch nông thôn (rural tourism) được hình thành và phát triển ở nhiều nước
Châu Âu từ thập niên 80 của thế kỉ XX. Và loại hình du lịch này cũng đang được khai
thác ở các nước nông nghiệp Châu Á trong đó có Việt Nam trong những năm gần đây.
Khi quá trình đô thị hóa nhanh, thời kì kinh tế mở cửa giao lưu văn hóa rộng rãi như
ngày hôm nay thì nhu cầu du lịch của con người ngày càng trở nên đa dạng và thay đổi

nhiều. Không ít du khách có cảm giác nhàm chán với các tour du lịch bị đóng khung
trong những khách sạn sang trọng, cảnh sắc nhân tạo, mà họ muốn có những trải
nghiệm thực tế cuộc sống, văn hóa ở vùng đất họ đến. Chính vì vậy, du lịch nông thôn
đang là một cánh cửa cần được mở rộng để giải phóng du khách khỏi những chuyến
du lịch thụ động đồng thời là hướng đi mới thu hút nguồn lao động lớn ở nông thôn,
cải thiện sinh kế, tránh tình trạng di dân ào ạt ra các vùng thành thị và tạo tiền đề để
bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của làng quê Việt Nam.
Thành phố Hội An không chỉ là điểm du lịch nổi tiếng của miền Trung mà còn
biết đến trên thế giới. Các tour du lịch quốc tế đến Hội An tăng dần qua các năm và đã
được tạp chí du lịch Anh quốc xếp hạng đứng thứ 2/10 thành phố du lịch hàng đầu thế
giới thông qua bầu chọn của độc giả. Chính vì thế, du lịch Hội An đang cố gắng phát
1


huy hơn nữa lợi thế của mình bằng việc đa dạng hóa các loại hình du lịch trong đó có
mô hình du lịch nông thôn tại làng nghề rau Trà Quế .
Với vị trí thuận lợi, điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng ưu đãi nên làng nghề đã
tồn tại và phát triển trên 300 năm, màu xanh bạt ngàn của làng rau này không chỉ
mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây mà còn là một sản phẩm du lịch mới
lạ. Được đưa vào khai thác du lịch từ năm 2003, làng nghề rau Trà Quế đã trở thành
một điểm đến không thể thiếu của du khách đặc biệt là du khách nước ngoài trong tour
“ một ngày làm nông dân Trà Quế”.
Từ thực tế trên, những câu hỏi lớn đặt ra cho ngành du lịch cũng như quản lí
kinh tế địa phương là : Cuộc sống của nông hộ thay đổi như thế nào khi phát triển du
lịch? Làng nghề đã đóng góp những gì cho du lịch tại địa phương ? Nguyên nhân
thành công hoạt động du lịch nông thôn của làng rau Trà Quế mà địa phương khác
không có được? Thuận lợi và khó khăn của làng nghề khi làm du lịch ? Khóa luận
“Phân tích hoạt động du lịch nông thôn tại làng nghề rau Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành
phố Hội An” nhằm nghiên cứu và tìm câu trả lời những vấn đề trên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là “Phân tích hoạt động du lịch nông thôn tại làng
nghề rau Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An”
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tác động kinh tế - xã hội từ hoạt động du lịch đến nông hộ trồng rau
tại làng nghề rau Trà Quế.
- Những đóng góp của nông hộ trồng rau đến quá trình phát triển du lịch nông
thôn.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của hoạt động du lịch
tại làng nghề.
- Đề ra các giải pháp cụ thể để củng cố và phát triển bền vững hoạt động du lịch
nông thôn tại làng nghề rau Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An trong giai đoạn
hiện nay.

2


1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Trên cơ sở đi sâu vào phân tích những tác động qua lại giữa người nông dân và
hoạt động du lịch nông thôn tại làng nghề rau Trà Quế, nhận ra đâu là nguyên nhân
khiến đời sống người nông dân chưa được cải thiện đáng kể, họ không mặn mà khi
làm du lịch trong khi làng nghề rau Trà Quế là địa điểm thu hút lượng lớn khách du
lịch nhất là du khách nước ngoài. Từ đó đề ra các hướng đi và giải pháp để có thể giúp
cho hoạt động du lịch nông thôn làng nghề rau phát triển một cách hiệu quả, khắc phục
những yếu kém trong quá trình phát triển.
Qua đó gắn liền hoạt động du lịch với duy trì bảo tồn và phát huy các giá trị
truyền thống văn hóa tinh thần của làng nghề, góp phần phát triển hài hòa giữa kinh tế,
văn hóa và xã hội tại thôn Trà Quế nói riêng, xã Cẩm Hà và thành phố Hội An nói
chung.
1.4. Phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Phạm vi không gian
Làng nghề rau Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An.
1.4.2. Phạm vi thời gian
Thời gian từ ngày 20/02/2012 đến 20/ 05/2012
Số liệu nghiên cứu trong 3 năm 2009; 2010; 2011.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Các nông hộ trồng rau trên địa bàn làng nghề rau Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành
phố Hội An.
Du khách quốc tế và Việt Nam đến với làng rau.
1.5. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận chủ yếu gồm các phần sau :
CHƯƠNG 1. Mở đầu
Trình bày lý do chọn khóa luận, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và
cấu trúc khóa luận
CHƯƠNG 2 . Tổng quan
Tổng quan về sự ra đời và phát triển của du lịch nông thôn trên thế giới.
Tình hình du lịch Hội An giai đoạn 2009-2011
3


Tổng quan làng nghề rau Trà Quế, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội của địa phương ảnh hưởng đến phát triển du lịch nông thôn.
CHƯƠNG 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận
Trình bày một số khái niệm về du lịch, sản phẩm du lịch, du lịch nông thôn
Tác động của du lịch đến hiện đại hóa nông thôn, một số vấn đề trong phát triển
du lịch nông thôn.
Nông thôn Việt Nam và tiềm năng phát triển du lịch
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Phương pháp nghiên cứu chuyên môn : sử dụng ma trận SWOT, thống kê mô
tả
CHƯƠNG 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích thực trạng hoạt động du lịch nông thôn tại làng nghề rau Trà Quế
2011
Tác động kinh tế và xã hội trong quá trình phát triển du lịch nông thôn.
Tác động của du lịch nông thôn đến sinh kế của làng nghề trồng rau, văn hóa và
môi trường tại làng nghề.
Phân tích SWOT cho phát triển du lịch nông thôn tại làng nghề.
Đề xuất các giải pháp để du lịch tại địa phương phát triển lâu dài và bền vững.
CHƯƠNG 5. Kết luận và kiến nghị
Từ những nghiên cứu trong các chương trước, tôi rút ra những nhận xét, đánh
giá về thực trạng phát triển du lịch nông thôn tại làng nghề rau Trà Quế và đề xuất một
số kiến nghị nhằm đưa hoạt động du lịch tại địa phương phát triển một cách lâu dài và
bền vững.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Sự phát triển của du lịch nông thôn trên thế giới
Du lịch nông thôn đã manh nha cùng với sự hình thành của ngành đường sắt ở
Châu Âu. Tuy nhiên, cho mãi đến những năm đầu của thập niên 80 thế kỷ XX, du lịch
nông thôn mới được xem là một loại hình du lịch và phổ biến ở hầu hết các quốc gia ở
Châu Âu như Pháp, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển... Lúc bấy
giờ, khái niệm du lịch nông thôn được quan niệm tương đồng với các loại hình du lịch
ở nông trại, du lịch di sản, du lịch xanh, du lịch nhà nghỉ ở nông thôn... Sự khác biệt về
du lịch nông thôn ở các quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển là ở chỗ: tại các

quốc gia đang phát triển, người ta xem du lịch nông thôn là đa dạng hóa thu nhập từ
nông nghiệp, góp phần chống đói nghèo, phát huy sức mạnh nội lực của cộng đồng,
bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống và bảo vệ môi trường. Vì vậy, du lịch
nông thôn ở các nước này phát triển theo chiều rộng. Còn ở các quốc gia phát triển thì
loại hình du lịch này lại phát triển theo chiều sâu mà nguyên nhân chính là do các khu
vực nông thôn ngày càng bị thu hẹp lại.
Ở Italia: Trong vòng 5 năm (1985-1990) , doanh thu từ hoạt động du lịch nông
nghiệp đã tăng gấp 2 lần, và sau 10 năm lại tăng gấp 2 lần năm 1990, thu hút cả khách
du lịch trong nước và khách đến từ các quốc gia Châu Âu khác. Các gia đình ở thành
phố du lịch nông thôn thường kéo dài từ 3 – 6 ngày, với mục đích hàng đầu là nghỉ
ngơi, tham gia các sự kiện văn hóa thôn quê và tham quan những di sản văn hóa,
thưởng thức các nông sản.
Tại Mỹ : Người dân ngày càng ưa chuộng những chuyến du lịch đồng quê. Có
trang trại đã thu hút hơn 1,4 triệu khách/năm, đạt lợi nhuận 10 triệu USD/năm. Rất
nhiều nông dân đã chuyển đổi trang trại thành nơi vui chơi giải trí hấp dẫn. Để giúp
5


những nông dân muốn chuyển sang kinh doanh du lịch đồng quê, một số bang của Mỹ
đã thành lập các văn phòng du lịch đồng quê.
Ở Pháp : Bộ Du lịch đã phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch trong đó có
du lịch nông thôn để thu hút du khách nước ngoài. Trong thời gian tới, tại Pháp có
khoảng 300 điểm ở các vùng nông thôn sẽ được lựa chọn để thực hiện các dự án lắp
đặt các thiết bị, phát triển các phương tiện giao thông công cộng nhằm thu hút khách
du lịch quốc tế.
Ở Trung Quốc : Từ năm 1990, chính phủ đã tuyên bố một chương trình du lịch
nông thôn nhằm mục đích chống đói nghèo tại một số tỉnh như Vân Nam, Quảng
Đông... Các điểm du lịch tại những khu vực nông thôn rộng lớn của Trung Quốc hằng
năm tiếp đón 300 triệu khách du lịch, đạt doanh thu 40 tỉ NDT (5,13 tỉ USD). Theo các
số liệu chính thức của Tổng cục Du lịch Trung Quốc, 30 điểm du lịch nông thôn quanh

Thượng Hải đã đón 7,91 triệu khách du lịch trong năm 2010, tăng 86% so với năm
2009; hằng năm có khoảng 60 triệu du khách từ khu vực thành thị chọn đến các vùng
nông thôn trong "3 tuần nghỉ vàng" vào tháng 5, tháng 10 và thời gian diễn ra Lễ hội
Mùa xuân.
Ở Nhật Bản : Từ năm 1995, Bộ Nông Lâm Thủy sản đã thiết lập chương trình
nhà nghỉ nông thôn khắp trên đất nước. Các nhà nghỉ nông thôn này chủ yếu do các
nông hộ cá thể hay dựa vào trang trại. Du khách được phục vụ các dịch vụ ăn nghỉ tại
các nhà nghỉ nông thôn hoặc tham gia các hoạt động hằng ngày ở đây như trồng trọt,
gặt hái, câu cá...
Ở Hàn Quốc : Du lịch nông thôn bắt đầu vào năm 1984 từ một dự án của chính
phủ nhằm tăng thu nhập cho nông dân. Nhiều làng quê Hàn Quốc trước đây vốn nghèo
nàn, nhờ chương trình này mà bộ mặt đã thay đổi hẳn, thu nhập của nông dân tăng lên
đáng kể.
Ở Thái Lan : Từ lâu chính phủ đã có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển
du lịch nông thôn theo mô hình các trang trại hoặc các khu làng khép kín, có đầy đủ
các dịch vụ phục vụ du khách. Từ năm 1997, du lịch nông thôn đã phát triển khá
nhanh, thu hút nhiều du khách nội địa và quốc tế.
Ngoài ra, du lịch nông thôn còn có ở hầu hết các quốc gia trên thế giới như
6


Ô-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Lat-vi-a, Tây Ban Nha, In-đô-nê-xi-a, Nê-pan, Ấn Độ... Đáng
chú ý là Anh, Pháp, Đức và Áo là những quốc gia thống trị thị trường du lịch nông
thôn toàn cầu với hàng ngàn doanh nghiệp kinh doanh loại hình du lịch này ở mỗi
nước.
2.2. Tình hình du lịch Hội An giai đoạn 2009 – 2011
Du lịch nông thôn tại làng rau Trà Quế là một bộ phận trong tổng thể hoạt động
du lịch tại thành phố Hội An, không thể tách rời ra được. Có thể nói, sự thành công
của du lịch Trà Quế một phần nhờ vào sự gắn liền với các điều kiện du lịch sẵn có của
Hội An như điều kiện thiên nhiên ưu đãi, công tác quảng bá marketing, cơ sở lưu trú,

văn hóa độc đáo của Phố Hội… Chính vì vậy, trước khi tìm hiểu rõ hơn du lịch tại Trà
Quế, đề tài đi vào tổng quan một vài nét về du lịch tại Hội An.
2.2.1. Số lượt khách đến Hội An giai đoạn 2009 - 2011
Bảng 2.1. Lượt Khách Du Lịch đến Hội An Giai Đoạn 2009-2011
Đơn vị tính : lượt khách
Chỉ tiêu

Năm 2009
SL

Năm 2010

Năm 2011

Tốc độ tăng
bình quân(%)

TT(%)

SL

TT(%)

SL

TT(%)

10/09

11/10


Khách quốc tế

1.645.586

69,6

1.754.879

71,4

2.054.321

70,8

106,6

117,0

Khách nội địa

716.41

30,4

701.59

28,6

844.024


29,2

98

120,3

2.361.996

100

2.456.468

100

2.898.345

100

103,9

117,9

Tổng lượt khách

Nguồn: phòng Thương mại và Du lịch Hội An.
Dựa vào bảng 2.1 cho thấy tổng lượt khách đến Hội An qua các năm đều tăng
khá nhanh, cao nhất là năm 2011 với 2.898.345 lượt khách, tăng 17,9% so với năm
2010. Điều này có được là nhờ ngành du lịch Hội An đã tổ chức thêm nhiều tour
“hành trình di sản Miền Trung” gắn kết với các điểm du lịch trong miền như cố đô

Huế, Quảng Bình, Nghệ An, Nha Trang ; các hoạt động “ đêm rằm phố cổ ” ; lễ hội
“cảm xúc mùa hè” và các chương trình được thiết kế phù hợp tùy vào các mùa trong
năm đã thu hút đông đảo khách du lịch. Trong tổng số lượt khách đến Hội An, khách
nội địa chiếm tỉ trọng thấp hơn là 29,2%, khách quốc tế chiếm 70,8% vào năm 2011.
Lượng khách quốc tế tăng nhanh cả về số lượng lẫn tỉ trọng trong giai đoạn 2009 –
2011 là nhờ Hội An đã biết cách khắc phục dần những khó khăn như là dịch bệnh,
thiên tai và nổi lên như là một điểm du lịch an toàn về chính trị trong khu vực cũng
7


như thế giới. Đây sẽ là một lợi thế trong quá trình phát triển du lịch nông thôn tại Hội
An bởi một lẽ khách hàng mục tiêu của loại hình du lịch này đại đa số là du khách
nước ngoài có nền văn hóa, nếp sống sinh hoạt khác biệt nhiều so với văn hóa Việt
Nam.Trong khi khách quốc tế có tốc độ phát triển nhanh thì thị trường khách nội địa
lại có những biến động lên xuống. Sự sụt giảm tỉ trọng qua các năm có thể giải thích là
do đời sống của người dân trong nước (đặc biệt là dân thành thị) có thu nhập ngày
càng cao nên họ có xu hướng đi du lịch nước ngoài càng nhiều đồng thời Hội An cũng
chịu sự cạnh tranh của các địa phương du lịch lân cận như Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình.
Cho nên Hội An cũng cần xem lại và tìm ra biện pháp nhằm thu hút khách nội địa bởi
đây là nguồn khách rất quan trọng.
2.2.2. Số lượng công ty lữ hành
Trong những năm qua, hoạt động lữ hành đã phát triển khá mạnh mẽ nhờ vào
việc khai thác các điểm du lịch văn hóa, các khu du lịch sinh thái, bãi biển, đồng quê
của Hội An và các vùng phụ cận trong tỉnh Quảng Nam. Hoạt động lữ hành ngày càng
được tổ chức chuyên nghiệp và chất lượng hơn. Theo số liệu thống kê của phòng
Thương mại và Du lịch Hội An, cho đến nay, trên toàn địa bàn thành phố có 20 doanh
nghiệp kinh doanh vận chuyển, lữ hành; trong đó có 7 doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành, còn lại là kinh doanh vận chuyển. Về đường thủy thì thống kê được 41 thuyền,
14 cano, tàu cao tốc phục vụ loại hình du lịch biển đảo.
2.2.3. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch

Hằng năm, tỉnh Quảng Nam đều đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh du lịch
Hội An và đã thành công trong việc tạo nên thương hiệu du lịch Hội An nổi tiếng
trong nước và quốc tế. Trong những năm qua, Hội An và tỉnh Quảng Nam đã tổ chức
nhiều lễ hội du lịch với những sologan hấp dẫn như: “Quảng Nam – hành trình di sản
lần II – năm 2005”, “Quảng Nam – hành trình di sản lần III – năm 2007”, “Quảng
Nam – một điểm đến hai di sản văn hóa thế giới”, đặc biệt là tổ chức thành công Hội
nghị Bộ trưởng Du lịch APEC (năm 2006). Để chuẩn bị cho công tác quảng bá du lịch,
ngành du lịch Hội An đã in ra nhiều tập gấp (bằng Tiếng Việt, Anh, Nhật, Trung
Quốc); đĩa VCD (bằng Tiếng Việt và tiếng Anh), xây dựng panô, phối hợp thực hiện
một số chuyên mục giới thiệu về du lịch Hội An trên báo chí, truyền hình trong và
ngoài nước, thông tin và sự kiện trên các website: quangnamtourism.com.vn; hoian.vn;
8


hoian24h.com.vn;…Ngoài ra ngành cũng tham gia các hội chợ triển lãm du lịch trong
và ngoài nước, tổ chức nhiều buổi giao lưu gặp gỡ các hãng lữ hành đến từ hai đầu đất
nước, các đoàn famtrip của các hãng thông tấn báo chí lữ hành ngoài nước, qua đó thu
được nhiều kết quả khả quan như kí kết hợp tác đầu tư du lịch, xây dựng cầu nối đưa
đón khách từ các cụm du lịch khác. Một điều đặc biệt trong công tác đầu tư, quảng bá
du lịch của Hội An đó là vào sáng ngày 28 tháng 3 năm 2012, UBND tỉnh Quảng Nam
đã khai trương hệ thống internet wifi miễn phí trên toàn thành phố Hội An. Với kinh
phí đầu tư 25 tỉ đồng Hội An tự hào là thành phố đầu tiên ở Việt Nam và trong khu
vực Đông Nam Á đã có wifi miễn phí toàn thành, giúp thành phố hoàn thiện thêm
phần hạ tầng cần thiết nhằm thu hút du khách. Giúp doanh nghiệp giảm bớt các khoản
cước phí mạng, giảm chi phí đầu tư hạ tầng, tăng lượng khách đến tham quan du lịch
và thuận tiện trong việc tìm hiểu văn hóa con người nơi đây.
Khi xảy ra thảm họa sóng thần gây chấn động thế giới hồi tháng 3 năm 2011 ở
Nhật Bản. Lập tức Hội An đã có ngay phản ứng đầu tiên đó là thả hoa đăng trên sông
Hoài tưởng niệm các nạn nhân sóng thần với sự tham gia của hàng ngàn người dân và
du khách với đủ quốc tịch khác nhau. Hành động tức thời, hết sức ý nghĩa và xúc động

này ngay lập tức được truyền phát liên tục trên các kênh truyền hình nổi tiếng thế giới
như CNN, BBC, CCTV…đưa thông điệp nhân ái kêu gọi sự chia xẻ của cộng đồng thế
giới với nạn nhân thiên tai tại Nhật Bản. Với việc làm đầy ý nghĩa này một lần nữa
Hội An đã tự mình quảng bá đến toàn thế giới, là một đô thị cổ xinh đẹp, nhân ái, đầy
thiện cảm và biết quan tâm đến đến bạn bè năm châu.
2.2.4. Cơ sở lưu trú
Tổng số khách sạn trên địa bàn thành phố Hội An hiện nay là 102 cơ sở (chưa
kể các nhà nghỉ nhỏ) với khoảng 4000 phòng trong đó khoảng 1500 phòng đạt tiêu
chuẩn từ 3 -5 sao với các khu du lịch có quy mô tầm cỡ như khu du lịch Nam Hải, khu
du lịch Palm Garden, khu du lịch Goldden Sand. Với hệ thống resort cao cấp chạy dọc
đường bờ biển nối liền thành phố Đà Nẵng, Điện Dương, Điện Ngọc của huyện Điện
Bàn và biển Hội An là cơ sở lí tưởng để tổ chức các sự kiện văn hóa, hội nghị cấp cao
trong và ngoài nước.Tuy nhiên, điều kiện về cơ sở lưu trú để phát triển loại hình du
lịch nông thôn vẫn chưa được quan tâm.Theo thống kê điều tra của 50 nông hộ trong
làng nghề rau thì có đến 47 hộ (chiếm 94%) trả lời vẫn chưa nhận được thông tin hỗ
9


trợ về nhà ở từ chính quyền địa phương để phát triển du lịch. Nhìn chung,cơ sở lưu trú
ở Hội An đảm bảo về số lượng nhưng chất lượng thì cần cải thiện để bắt kịp với chất
lượng dịch vụ của một thành phố du lịch mang tầm cỡ quốc tế.
2.2.5. Các loại hình du lịch đang được khai thác
Hội An có nhiều lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nằm trong nhóm
phạm trù du lịch bền vững như: du lịch sinh thái, trách nhiệm, khám phá, làng quê...
Ngành du lịch tại các địa phương trọng điểm của Hội An cũng đã nhanh chóng định
hướng phát triển du lịch tại các vùng nông thôn, miền núi, mở rộng các hoạt động du
lịch sinh thái dọc sông ngòi, bờ biển; mạnh dạn quy hoạch các vùng núi, hải đảo do
khách tham gia khám phá du lịch đi bộ hoặc leo núi. Bên cạnh vùng du lịch nghỉ
dưỡng cao cấp và bất động sản ven biển, các công ty du lịch Hội An cũng bước đầu
quan tâm loại hình du lịch khám phá đời sống văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tại

các huyện miền núi Quảng Nam. Tại các vùng đồng bằng nông thôn, chú trọng xây
dựng loại hình du lịch làng quê, sinh thái, homestay, làng nghề, thủ công mỹ nghệ
mang bản sắc riêng biệt và độc nhất. Đề tài giới thiệu một vài loại hình du lịch đang
diễn ra ở Hội An như sau:
 Du lịch homestay
Hiểu một cách đơn giản thì “homestay” (Lưu trú cùng cư dân địa phương) là hình
thức du lịch nghỉ ngơi và sinh hoạt với những cư dân bản địa ngay chính trong nhà của
họ. Hiểu rộng hơn, homestay là cách mà nhiều du khách lựa chọn để có cơ hội trải
nghiệm cuộc sống, tìm hiểu văn hóa của từng vùng, từng miền một cách cặn kẽ nhất.
Khi tham gia hình thức du lịch này, khách sẽ cùng sinh hoạt với gia đình có phòng trọ,
cùng đi chợ, nấu cơm, ăn uống… qua đó hoà nhập, tìm hiểu về sinh hoạt gia đình
truyền thống Hội An. Trước đó các hộ gia đình cung cấp dịch vụ du lịch này cũng đã
được tập huấn, trang bị những kỹ năng cần thiết về nghiệp vụ buồng phòng, giao tiếp,
kỹ thuật nấu ăn, cách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tính toán định mức kinh
doanh, lưu trú.
 Du lịch xanh tại đảo Cù Lao Chàm
Đây là loại hình du lịch khá mới ở Hội An, tham gia vào tour du lịch du khách
không chỉ thưởng thức vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên mà còn có trách nhiệm với
môi trường tại địa phương đó. Khi Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa
10


thế giới, du khách bắt đầu biết đến cái tên Cù Lao Chàm. Và khi Cù Lao Chàm trở
thành khu dự trữ sinh quyển thế giới, đến Hội An, không ai lại bỏ qua cơ hội đến nơi
này để được đắm mình trong nắng xanh, gió biển, cát trắng… Không chỉ là khu sinh
thái, Cù Lao Chàm còn là một địa danh nổi tiếng trong lịch sử gắn liền với “con đường
tơ lụa”, “con đường gốm sứ”, con đường mậu dịch trên biển. Ngay sau những ngày
đầu tiên Cù Lao Chàm được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, chính quyền
thành phố Hội An đã phát động phong trào “Nói không với túi nilon” tại đây. Chiến
dịch nhằm triệt tiêu túi nilon – một loại rác khó tiêu hủy đang là nỗi lo môi trường ở

các thành phố lớn. Ngoài việc phát túi sinh thái tự hủy miễn phí cho người dân và du
khách, Thành đoàn thành phố Hội An đã cấp miễn phí gần 3.000 giỏ nhựa cho những
hộ dân trên đảo dùng để đựng lương thực, thực phẩm trong sinh hoạt. Hình ảnh những
người dân và du khách đi chợ bằng giỏ nhựa, gói ghém hàng hóa bằng bao giấy, lá
chuối không còn là chuyện lạ ở xã đảo này.
 Du lịch MICE
MICE (Meeting Incentive Conference Event) là loại hình du lịch kết hợp hội nghị,
hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng. Đây là loại hình du lịch mới
lạ và đầy tiềm năng trên đất Hội An. Mức chi tiêu khách MICE cao gấp 6 lần chi tiêu
khách thông thường và đây là phân khúc thị trường quan trọng, đầy tiềm năng của du
lịch Hội An. Thật ra MICE ở Quảng Nam mà chủ yếu là ở Hội An bắt đầu được nói
đến như một tiềm năng sau đợt tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh các Bộ trưởng
Du Lịch APEC vào tháng 10 năm 2006. Lúc ấy, Hoi An Travel đã có một trung tâm
hội nghị quy mô 500 chỗ và là thành viên của câu lạc bộ MICE Việt Nam gồm 20
khách sạn hàng đầu trong nước phối hợp với hãng hàng không Việt Nam tham gia
quảng bá sản phẩm tại các hội chợ MICE quốc tế. Vào năm 2006, cả Hội An đã tổ
chức được 203 lượt hội nghị, hội thảo với hơn 15 nghìn lượt khách; đến năm 2007 chỉ
có 197 lượt nhưng lượng khách tham gia MICE lên tới 22.115 người. Tuy nhiên, theo
đánh giá của các chuyên gia đầu ngành thì việc tổ chức MICE mới chỉ ở cấp độ thỏa
mãn chương trình, chưa thỏa mãn yêu cầu chính của khách hàng. Lúc đó, các doanh
nghiệp mới chỉ khai thác những gì sẵn có, sản phẩm du lịch chưa thực sự độc đáo, hấp
dẫn và có tính sáng tạo.
11


 Du lịch văn hóa di sản
Du lịch văn hóa di sản là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc, di tích
kiến trúc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống. Đây là loại hình du lịch chủ đạo của Hội An khi đô thị cổ này bắt đầu
khai thác du lịch bởi Hội An là mảnh đất giao thoa của nhiều nền văn hóa. Từ cuối thế

kỷ 16, Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hành trình thương mại Đông Tây, là một thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong - Việt Nam trong triều
đại các chúa Nguyễn bởi thương thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha, Hà Lan,... thường đến đây để trao đổi, mua bán hàng hoá. Khu phố cổ Hội
An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều
công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng,
chợ ... những con đường phố hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ.
Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm
thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô
thị. Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền
tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những
phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá đang
được bảo tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề
truyền thống, các món ăn đặc sản ... làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp
dẫn của du khách thập phương. Theo tài liệu thống kê, đến nay Hội An có 1.360 di
tích, danh thắng. Riêng các di tích được phân thành 11 loại gồm: 1.068 nhà cổ, 19
chùa, 43 miếu thờ thần linh, 23 đình, 38 nhà thờ tộc, 5 hội quán, 11 giếng nước cổ, 1
cầu, 44 ngôi mộ cổ. Trong khu vực đô thị cổ có hơn 1.100 di tích,..
 Du lịch biển
Sở hữu bãi biển Cửa Đại đã được Hiệp hội Du lịch Thế giới xếp hạng là một
trong 10 bãi biển đẹp nhất thế giới. Hội An đã không bỏ ra qua lợi thế to lớn này để
phát triển loại hình du lịch biển. Cửa Đại nằm cách đô thị cổ Hội An 5km về phía đông
theo đường 608 nối dài. Đây là một bãi tắm lý tưởng, rộng khoảng vài chục héc ta với
dải cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và luôn được mặt trời chiếu sáng. Cửa
Đại là nơi thích hợp để xây dựng khu du lịch với nhiều loại hình vui chơi giải trí hẫp
dẫn: tắm biển, thể thao nước, nghỉ dưỡng. Dọc bãi biển là những resort cao cấp với
12


nhiều phong cách. Du khách có thể tự do đi lại, tắm biển ở bất kỳ vị trí nào trên bãi
biển tùy thích.

 Du lịch làng nghề
Với hơn 41 làng nghề truyền thống trên 100 năm, nổi tiếng như làng trống Lâm
Yên, làng nghề đúc đồng Phước Kiều, bánh tráng Phú Chiêm…, Quảng Nam có thế
mạnh để phát triển làng nghề gắn với du lịch, nâng cao đời sống của người dân và
cũng là hướng phát triển bền vững của tỉnh hiện nay. Mới đây, trung tâm lữ hành Hội
An đã xây dựng tour du lịch “Một ngày làm cư dân phố cổ” đưa hàng nghìn du khách
trong và ngoài nước đến với các làng nghề truyền thống ở Hội An và tự tay làm những
sản phẩm truyền thống như làm gốm ở Thanh Hà, làm lồng đèn, trồng rau ở Trà
Quế…, tất cả đều mang một bản sắc rất riêng. Với việc mở rộng các tour du lịch làng
nghề đã làm cho du lịch Hội An ngày càng khởi sắc. Nhiều mặt hàng thủ công mỹ
nghệ của các làng nghề đã xuất khẩu sang thị trường châu Âu, châu Mỹ. Đặc biệt làng
rau Trà Quế đã đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa, tạo cơ hội cho rau Trà Quế
bước chân vào siêu thị. Không chỉ Hội An, mà còn nhiều làng nghề khác ở Quảng
Nam cũng đang dần hồi sinh khi được gắn kết với phát triển du lịch.
2.2.6. Doanh thu từ du lịch
Bảng 2.2. Doanh Thu Du Lịch ở Hội An Giai Đoạn 2009 – 2011
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm

Tốc độ tăng
2011 bình quân (%)

2009

2010

246.123,63


312.120,74

472.234,65

143,38

47.324,71

65.784,81

82.421,76

132,15

Doanh thu ăn uống

212.124,30

341.190,58

409.876,87

140,49

Doanh thu tham quan

187.310,52

195.211,92


241.123,73

113,87

Doanh thu lữ hành

98.532,68

102.412,35

193.300,56

146,34

Doanh thu khác

18.106,66

29.016,03

33.609,99

91,52

Tổng doanh thu

809.522,50

1.045.736,43


1.432.567,56

133,09

Doanh thu lưu trú
Doanh thu vận chuyển

Nguồn: Phòng Thương Mại và Dịch Vụ Hội An.

Qua bảng số liệu thấy rằng hoạt động kinh doanh du lịch ở Hội An tăng trưởng
nhanh qua từng năm về doanh thu. Chứng tỏ đường lối cũng như chính sách hoạch
13


×