Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường trái phiếu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.19 KB, 29 trang )

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Bài tiểu luận

$

$

$

  

THÀNH VIÊN NHÓM


MỞ ĐẦU

Mức độ tham gia của
các thành viên

2


BÀI TIỂU LUẬN

MỤC LỤC

Nhóm 5

3



MỞ ĐẦU

N

MỞ ĐẦU

ền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây mặc dù gặp nhiều khó khăn do
chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới nhưng vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân 6%/năm. Có nhiều yếu tố giúp nước ta có được tốc độ tăng

trưởng như vậy trong những năm vừa qua, trong đó yếu tố nguồn vốn đầu tư phục vụ cho
phát triển kinh tế đóng vai trò rất quan trọng.
Công tác huy động nguồn vốn trong và ngoài nước ở Việt Nam vẫn đang diễn tiến một
cách thuận lợi. Nếu như nguồn vốn huy động ở trong nước vẫn đóng vai trò chủ đạo, thì
nguồn vốn từ nước ngoài như: ODA, FDI,…lại là cơ sở, là động lực để nền kinh tế đi lên.
Những cơ sở trên đã cho thấy công cuộc “ Đổi mới ” mà Nhà Nước ta vạch ra tại Đại hội
VI (1986) vẫn đang đi đúng hướng, cùng với đó là sự thay đổi kịp thời các thể chế, pháp
luật của Đảng và Nhà Nước cho phù hợp với xu thế thế giới ngày nay.
Tuy vậy, chính sách huy động vốn của nước ta vẫn còn đó những bất cập cần phải giải
quyết, đặc biệt là vấn đề nguồn vốn dài hạn. Để đẩy nhanh việc huy động vốn dài hạn thì
công tác tập trung phát triển thị trường vốn là hết sức cần thiết trong thời gian sắp tới, đặc
biệt là thị trường chứng khoán.
Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 2000, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu, ngày càng phát triển đa dạng về quy mô cũng như chất lượng hàng hóa
trên thị trường. Hiện nay, nước ta chỉ chú trọng đến việc phát triển thị trường cổ phiếu mà
chưa có sự quan tâm đúng mức cho thị trường trái phiếu. Ở hầu hết các nước phát triển,
thị trường trái phiếu là kênh huy động vốn rất quan trọng để phát triển kinh tế. Do đó, vai
trò cấp bách của Chính phủ là phải nhanh chóng sửa đổi, hoàn thiện các chính sách, cơ
chế phù hợp để thúc đẩy thị trường này phát triển trong tương lai.

Vì vai trò quan trọng của thị trường trái phiếu đối với nền kinh tế nên nhóm em chọn đề
tài “ Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam ” nhằm tổng
quát lại cũng như đưa ra các giải pháp thiết thực để phát triển thị trường trái phiếu ở Việt
Nam trong thời gian tới.

4


BÀI TIỂU LUẬN

Nhóm 5

5


Phần III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

Phần I. TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ
TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
I.1.

Tổng quan về trái phiếu

I.1.1. Khái niệm
-

Trái phiếu ( Bonds ) là giấy chứng nhận nợ, xác nhận quyền chủ nợ của người sở

-


hữu đối với tổ chức phát hành ra nó.
Theo luật chứng khoán Việt Nam, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền
và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát
hành.

I.1.2. Đặc trưng của trái phiếu
I.1.2.a

Mệnh giá (Par value)

-

Là giá trị danh nghĩa của trái phiếu được in ngay trên tờ phiếu, đại diện cho số vốn

-

gốc được hoàn trả cho trái chủ tại thời điểm đáo hạn.
Tại Việt Nam mệnh giá của trái phiếu được ấn định là 100.000đ và các mệnh giá
khác là bội số của 100.000đ. Mệnh giá của trái phiếu được xác định phụ thuộc vào
số tiền huy động trong kỳ và số trái phiếu phát hành.

I.1.2.b

Tỷ suất sinh lời của trái phiếu (Coupon interest Rates)

-

Là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu, quy định mức lãi mà nhà đầu tư được hưởng

-


hàng năm.
Mỗi trái phiếu có ghi lãi suất của tổ chức phát hành cam kết thanh toán cho chủ sở

-

hữu trái phiếu một số tiền lãi vào một ngày xác định hoặc có thể theo định kỳ.
Lãi suất danh nghĩa được xác định bởi các điều kiện thị trường tại thời điểm chào
bán trái phiếu.
Số tiền lãi nhà đầu tư nhận được hằng năm (C) = lãi suất coupon
(c%) x Mệnh giá

6


I.1.2.c
-

Giá mua

Giá mua trái phiếu là khoản tiền thực tế mà người mua bỏ ra để có được quyền sở
hữu trái phiếu. Giá mua có thể bằng mệnh giá (Par value), cao hơn mệnh giá
(Premium) hoặc thấp hơn mệnh giá (Discount). Đến ngày đáo hạn, người nắm giữ
trái phiếu sẽ được trả lại vốn gốc bằng với mệnh giá trái phiếu.

I.1.2.d
-

Kỳ hạn


Là số năm nhất định mà tổ chức phát hành hứa hẹn đáp ứng các điều kiện của
nghĩa vụ. Kỳ hạn của một trái phiếu là ngày chấm dứt sự tồn tại của khoản nợ, tổ

-

chức phát hành sẽ thu hồi trái phiếu bằng cách hoàn trả khoản vay gốc.
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trái phiếu có thời hạn từ 1 đến 5 năm được
gọi là trái phiếu ngắn hạn; từ 5 đến 10 năm là trái phiếu trung hạn và trên 10 năm
là trái phiếu dài hạn. Thời hạn này cũng được coi là thời gian đáo hạn của trái

-

phiếu.
Ngày đáo hạn: ngày mà tổ chức phát hành thanh toán vốn gốc lẫn lãi cho người

-

nắm giữ trái phiếu.
Kỳ hạn trái phiếu có ý nghĩa quan trọng vì lợi tức của trái phiếu phụ thuộc vào
thời hạn của nó. Kỳ hạn càng dài, giá trị của trái phiếu càng cao.

I.1.2.e
-

Quyền mua lại

Các loại trái phiếu có điều khoản chuộc lại (Callable Bonds) cho phép tổ chức phát
hành trái phiếu thu hồi lại trái phiếu và hoàn lại vốn gốc với mức giá dự kiến trước
thời hạn thanh toán. Tổ chức phát hành sử dụng quyền này để không phải trả lãi
suất cao hơn số tiền mà họ vay. Tổ chức phát hành thu hồi trái phiếu khi tỷ lệ lãi

suất trên thị trường thấp hơn lãi suất trái phiếu của tổ chức phát hành.

I.1.3. Đặc điểm trái phiếu
-

Trái phiếu là một loại giấy nợ do Chính phủ hay doanh nghiệp phát hành để huy
động vốn trung và dài hạn, có kỳ hạn nhất định, có hoàn lại vốn cho trái chủ.

7


Phần III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

-

Lãi của trái phiếu được xác định trước và được tính trên mệnh giá. Tỷ suất lãi này
là lãi coupon hay lãi cuống phiếu (Coupon Interest Rates). Tùy từng loại trái phiếu

-

mà tỷ suất này là cố định, thả nổi hoặc có thể bằng 0.
Khi công ty bị giải thể phải thanh lý tài sản, người nắm giữ trái phiếu được ưu tiên

-

trả nợ trước các cổ đông thường.
Trái phiếu có mức độ rủi ro thấp hơn cổ phiếu.

I.1.4. Điều kiện phát hành trái phiếu ở Việt Nam hiện nay
 Đối với chủ thể phát hành là doanh nghiệp phải hội tụ những điều kiện sau

- Các loại hình công ty trực thuộc sở hữu của Nhà Nước hoặc tư nhân có vốn điều lệ
-

tối thiểu là 10 tỷ đồng.
Kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của năm liền trước phải có lãi, không có

-

các khoản nợ quá hạn trên 1 năm (lỗ lũy kế).
Có phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành trái

-

phiếu.
Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều
kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

I.1.5. Phân loại trái phiếu
I.1.5.a
-

Căn cứ theo hình thức phát hành

Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng chỉ cũng
như trên sổ sách của tổ chức phát hành. Khi tráo phiếu đáo hạn, người nắm giữ nó
mang chứng chỉ tới ngân hàng để nhận lại khoản cho vay. Trái phiếu loại này được

-

chuyển nhượng nhưng không có cơ hội nhận lại vốn cho vay nếu bị thất lạc.

Trái phiếu ký danh: là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ, trên
chứng chỉ và trên sổ của tổ chức phát hành. Hình thức ký danh có thể chỉ thực hiện
cho phần vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ; cả gốc lẫn lãi. Trái phiếu loại
này khó chuyển nhượng nhưng vẫn có cơ hội nhận lại vốn cho vay nếu bị thất lạc.

I.1.5.b

Căn cứ vào chủ thể phát hành

8


-

Trái phiếu chính phủ (Government bonds): trái phiếu do Chính phủ phát hành
nhằm mục đích bù đắp sự thiếu hụt ngân sách Nhà nước, hoặc tài trợ cho các công
trình xây dựng cơ sở hạ tầng.
o Trái phiếu chính phủ là công cụ đặc biệt quan trọng và có hiệu quả để huy
động vốn cho ngân sách, tạo thế chủ động trong công tác quản lý và điều
hành ngân sách Nhà nước.
o Trái phiếu chính phủ gồm nhiều loại: trái phiếu kho bạc, công trái Nhà

-

nước,…
Trái phiếu chính quyền địa phương: loại trái phiếu có kỳ hạn từ 1 năm trở lên,
do chính quyền địa phương ủy quyền cho kho bạc hoặc các pháp nhân do chính
quyền địa phương lập ra, nhằm mục đích huy động vốn đầu tư cho các công trình

-


xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, trường học, bệnh viện,…tại địa phương.
Trái phiếu doanh nghiệp (corporate bonds): trái phiếu do các doanh nghiệp
phát hành với mục đích huy động vốn cho đầu tư phát triển, hoặc mở rộng quy mô



sản xuất kinh doanh.
Một số loại trái phiếu công ty chủ yếu:
o Trái phiếu thế chấp (Mortgage Bonds): là loại trái phiếu có bảo đảm, thể
hiện quyền đối với những tài sản cụ thể do một công ty làm chủ. Doanh
nghiệp muốn phát hành loại trái phiếu này phải có thể chấp bằng tài sản
hoặc chứng khoán.
o Trái phiếu tín chấp (Depentures): loại trái phiếu chỉ dựa vào uy tín của
công ty để phát hành, nên còn được gọi là trái phiếu không bảo đảm.
o Trái phiếu thu nhập (Income Bonds): trái phiếu mà việc thanh toán lãi phụ
thuộc vào mới thu lợi hằng năm của công ty, thường phát hành khi tổ chức
lại công ty hoặc trong các tình huống khác khi công ty bị suy thoái về tài
chính. Tùy theo lợi nhuận công ty thu được sẽ trả lãi cho trái chủ, tuy nhiên,
tỷ lệ lãi không lớn hơn lãi suất quy định trên trái phiếu
o Trái phiếu chuyển đổi (Convertible Bonds): loại trái phiếu khi phát hành
có kèm theo điều khoản cho phép người chủ sở hữu trái phiếu đặc quyền,
được chuyển đổi trái phiếu của mình thành một số lượng nhất định những
cổ phiếu thường với giá cổ phiếu được ấn định trước và gọi là giá chuyển
đổi.
9


Phần III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM




Giá chuyển đổi (Conversion Price): giá của cổ phiếu thường được trái
phiếu chuyển đổi lấy làm căn cứ trong việc chuyển đổi.



Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Ratio): số cổ phiếu thường được chuyển đổi
ra từ một trái phiếu.

o

Trái phiếu lãi suất chiết khấu (zero – coupon bonds): loại trái phiếu
không trả lãi định kỳ. Căn cứ vào lãi suất thị trường lúc phát hành để định

ra giá trái phiếu. Giá này rất thấp so với mệnh giá gọi là giá chiết khấu.
o Trái phiếu lãi suất thả nổi (floating rate bonds): loại trái phiếu được điều
chỉnh theo từng thời kỳ cho phù hợp với lãi suất trên thị trường.

I.1.5.c

Căn cứ theo phạm vi lưu thông

-

Trái phiếu nội địa: trái phiếu được phát hành, giao dịch và mua bán tại thị trường

-

trong nước.

Trái phiếu quốc tế: trái phiếu được phát hành, giao dịch và mua bán tại thị trường
quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

I.1.5.d
-

Căn cứ theo thời gian đáo hạn

Trái phiếu ngắn hạn: thời hạn từ 1 đến 5 năm
Trái phiếu trung hạn: thời hạn từ 5 đến 10 năm
Trái phiếu dài hạn: thời hạn trên 10 năm
Trái phiếu vô hạn: không ghi ngày đáo hạn

I.2.

Thị trường trái phiếu (Bond market)

I.2.1. Khái niệm
Thị trường trái phiếu là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện chức
năng lưu hành các loại trái phiếu do Chính phủ, doanh nghiệp hoặc các tổ chức
kinh tế phát hành nhằm mục tiêu huy động vốn trung và dài hạn với phương thức
trả lãi định kỳ và được hoàn vốn trong một kỳ hạn nhất định cho chủ thể đầu tư.

I.2.2. Phân loại thị trường trái phiếu
10


I.2.2.a
-


Thị trường sơ cấp:

Là thị trường mua bán các loại trái phiếu mới phát hành. Trên thị trường này, vốn
từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua

-

các trái phiếu phát hành.
Đặc điểm của thị trường sơ cấp:
o Là nơi duy nhất các trái phiếu đem lại vốn cho tổ chức phát hành.
o Là thị trường tạo vốn cho tổ chức phát hành, đồng thời tạo ra hàng hóa cho
thị trường giao dịch.
o Chủ thể tham gia trên thị trường sơ cấp bao gồm: Kho bạc, Ngân hàng Nhà
nước, tổ chức phát hành,…
Thị trường này hoạt động không thường xuyên, liên tục.
Vai trò của thị trường sơ cấp:
o Trái phiếu hóa các nguồn vốn cần huy động.
o Thực hiện quá trình chu chuyển tài chính trực tiếp, đưa các khoản tiền nhàn
o

-

rỗi sang nguồn vốn dài hạn.

I.2.2.b
-

Là nơi giao dịch các loại trái phiếu đã phát hành trên thị trường sơ cấp.
Đặc điểm của thị trường thứ cấp:
o Các khoản tiền thu được từ việc bán trái phiếu thuộc về các nhà đầu tư,

o

-

Thị trường thứ cấp:

không thuộc về tổ chức phát hành.
Giao dịch trên thị trường trái phiếu thứ cấp phản ánh nguyên tắc cạnh tranh

tự do, giá cả trái phiếu do quan hệ cung – cầu quyết định.
o Là thị trường hoạt động thường xuyên, liên tục.
Vai trò của thị trường thứ cấp:
o Là thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu trái phiếu.
o Đảm bảo tính thanh khoản cho các trái phiếu đã phát hành.

I.2.3. Mối liên hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
-

Thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề cho sự hình thành phát và phát triển của thị

-

trường thứ cấp. Không có thị trường sơ cấp thì sẽ không có thị trường thứ cấp.
Thị trường thứ cấp là động lực, là điều kiện cho sự phát triển của thị trường sơ
cấp. Nếu không có thị trường thứ cấp lưu hành, tạo tính thanh khoản cho các trái
phiếu thì thật khó thuyết phục nhà đầu tư bỏ tiền ra mua trái phiếu.

11



Phần II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
TRÁI PHIẾU VIỆT NAM
II.1.

Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam

II.1.1.

Thị trường trái phiếu chính phủ

Trong những năm trở lại đây, mặc dù nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó
khăn do dư âm từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 nhưng thị trường trái
phiếu Chính phủ vẫn tiếp tục phát triển và đạt được nhiều tiến bộ. Bên cạnh những
thành tựu đã đạt được, thị trường trái phiếu Chính phủ vẫn còn đó những hạn chế
cần phải khắc phục. Sự phát triển của thị trường trái phiếu Chính phủ được thể
hiện cụ thể thông qua các số liệu như sau:
o Giai đoạn 2010 – 2014 chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thị trường trái
phiếu Chính phủ. Nếu như trong năm 2010, thị trường trái phiếu Chính phủ
vẫn khá ảm đạm thì sang năm 2011 đã có sự tăng trưởng nhanh chóng. Trên
thị trường sơ cấp, lượng vốn huy động được qua ba lần đấu thầu đạt gần
82.000 tỷ đồng (gần gấp 3 lần khối lượng trúng thầu năm 2010), trong đó
huy động trái phiếu kho bạc đạt 62.153,8 tỷ đồng, chiếm khoảng 80% kế
o

hoạch huy động.
Sang năm 2012, lượng vốn huy động vào trái phiếu Chính phủ trên thị
trường sơ cấp tiếp tục tăng. Tính đến cuối tháng 12/2012, khối lượng huy
động đạt gần 160.000 tỷ đồng (gần gấp 2 lần so với năm 2011), vượt chỉ
tiêu kế hoạch huy động điều chỉnh 135.000 tỷ đồng. Trong tổng giá trị đấu
thầu huy động của năm 2012, chỉ tính riêng kho bạc đã huy động được

106.884 tỷ đồng, chiếm 67% tổng vốn huy động. Lãi suất trúng thầu giảm
so với năm 2011 và thấp hơn lãi suất huy động trên thị thường tiền tệ từ 1 –
2 %.
Đồ thị 1: Giá trị đấu thầu trái phiếu chính phủ giai đoạn 2008-2012 (Nguồn: Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội)

12


o

Tại thị trường thứ cấp, hoạt động giao dịch “ nhộn nhịp ” hơn. Giá trị giao
dịch bình quân đạt 842 tỷ đồng/phiên, tăng gần 3 lần so với bình quân của

năm 2011.
o Lượng vốn huy động vào trái phiếu Chính phủ tiếp tục tăng trong năm
2013. Thông qua kênh đấu thầu trái phiếu, tổng lượng huy động đạt trên
180.000 tỷ đồng, chiếm 20% tổng vốn huy động, tăng 12.5% so với năm
2012. Điều này chứng tỏ trái phiếu Chính phủ vẫn là kênh huy động vốn
hiệu quả của Nhà Nước. Đến năm 2014, theo số liệu từ Bộ Tài chính, khối
lượng mua vào trái phiếu Chính phủ đạt kỷ lục mới ở mức 234.067 tỉ đồng,
tăng 30% so với khối lượng huy động năm 2013; gấp 3.5 lần năm 2010 và
tương đương 7.2% GDP. Đặc biệt, ngày 07/11/2014, Việt Nam đã phát hành
thành công 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ra thị trường vốn
quốc tế với mức lãi suất 4,8%/năm; lãi suất bình quân 6,8%/năm, làm giảm
đáng kể chi phí lãi vay trong nước, góp phần giúp Chính phủ hoàn thành
mục tiêu vượt mức dự toán ngân sách trong năm 2014, từ đó đáp ứng kịp

-


thời nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển.
Nhận định xu hướng thị trường trái phiếu Chính phủ trong năm 2015
Nhìn chung, giai đoạn 2010 – 2014 đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng của
thị trường trái phiếu Chính phủ. Trong năm 2014, thị trường trái phiếu Chính phủ
đã phát hành thêm các trái phiếu có kỳ hạn khác nhau và được kéo dài hơn so với
các năm trước. Kỳ hạn trái phiếu Chính phủ bình quân đạt 4.95 năm (tăng 1.74
năm so với năm 2013), trong đó kỳ hạn từ 5 năm trở lên chiếm 47% tổng khối
lượng phát hành năm 2014. Dự kiến trong năm 2015, với những chính sách điều
chỉnh có hiệu quả từ Chính phủ, lượng vốn huy động vào thị trường trái phiếu

-

Chính phủ dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Năm 2015, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục từng bước chuyển từ cơ cấu vay ngắn hạn
sang cơ cấu vay dài hạn, phát hành trái phiếu có kỳ hạn dài hơn, cụ thể: nâng tỷ lệ
phát hành trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm (từ 20 lên 25 %), kỳ hạn từ 10
năm trở lên (từ 15 lên 20 %), đạt mục tiêu kéo dài kỳ hạn bình quân giai đoạn
2010 – 2015 lên 4 đến 6 năm. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã yêu cầu các công ty
13


bảo hiểm nâng cao tỷ trọng đầu tư vào trái phiếu Chính phủ từ 80% lên 95%, kỳ
hạn 10 năm; góp phần đa dạng hóa danh mục tổng thể nợ trong nước của Chính
phủ. Tuy nhiên, việc kéo dài kỳ hạn trái phiếu sẽ làm gia tăng nghĩa vụ trả nợ
công, đồng thời tạo áp lực phải cân đối ngân sách Nhà nước. Đó là những vấn đề
mà Nhà nước cần quan tâm nếu muốn hoàn thành mục tiêu huy động vốn dài hạn
-

trong tương lai.
Năm 2015 đồng thời cũng là năm bản lề cho sự phát triển của thị trường phái sinh

trái phiếu Chính phủ. Trên thị trường sơ cấp, Sở sẽ kết hợp với Kho bạc Nhà nước
phát triển sản phẩm trái phiếu không trả lãi định kỳ (Zero Coupon Bond). Còn trên
thị trường thứ cấp, Chính phủ sẽ đưa vào sàn giao dịch công cụ Repo, trước mắt sẽ
là Sell Buy Back Repo. Các công cụ mới như Strip Bond, trái phiếu Chính phủ lãi
suất thả nổi theo lạm phát (Inflation – Linked Bond) cũng sẽ được triển khai trong
năm này.

II.1.2.
-

Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương

Trái phiếu chính quyền địa phương là kênh huy động vốn hiệu quả cho các địa
phương nhằm phục vụ cho việc đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, được phát
hành chủ yếu thông qua Kho bạc Nhà nước. Những năm vừa qua, hai địa phương
là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã được Chính phủ cho phép chủ động phát

-

hành trái phiếu đô thị nhằm mục tiêu huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Để bắt kịp với xu thế hiện nay của thế giới đòi hỏi không chỉ là sự phát triển bền
vững của một quốc gia mà còn là bộ mặt tươi sáng của các đô thị đại diện cho mỗi
quốc gia đó. Trong tương lai, sự hình thành và phát triển các đô thị lớn ở nước ta
là cần thiết và chắc chắn sẽ tạo ra những áp lực không nhỏ trong việc đáp ứng nhu
cầu về vốn huy động. Dựa vào những cột mốc của việc hình thành khung pháp lý
và cơ chế phân cấp ngân sách Nhà nước cho trái phiếu đô thị, có thể chia làm hai

giai đoạn cơ bản:
 Giai đoạn từ năm 1991 – 2003
o Cơ chế phân cấp ngân sách dành cho trái phiếu đô thị trong giai đoạn này

còn mang tính tập trung, chủ yếu đến từ nguồn thu của các dự án do ngân
sách Trung ương thực hiện. Vì vậy, chỉ có một số tỉnh, thành vận dụng các
14


văn bản pháp lý về trái phiếu đô thị, trái phiếu công trình để tập trung đầu
tư cho các dự án xây dựng tại địa phương.
o Năm 1995, triển khai Nghị định 72/CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đã chỉ
đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng đề án huy động vốn cho các dự
án đầu tư trọng điểm với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ vận dụng
có hiệu quả Luật Ngân sách Nhà nước, các địa phương đã mạnh dạn hơn
trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội cũng như tập trung triển khai
thực hiện các kế hoạch xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội tại địa phương mình. Nhờ sự quan tâm đúng mức từ các địa phương,
một số công trình mang tính trọng điểm đã hoàn thành và được đưa vào sử
dụng như: khu đô thị Linh Đàm (vốn 42 tỷ đồng), khu đô thị Định Công
(vốn 50 tỷ đồng) ở Hà Nội, nhà máy xi măng Bút Sơn (vốn 12,2 tỷ đồng) ở
Hà Nam, đại lộ Nguyễn Tất Thành – liên tỉnh lộ 15 (vốn 25,2 tỷ đồng) ở
Thành phố Hồ Chí Minh.
 Giai đoạn từ năm 2003 đến nay
o Các địa phương tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư phát triển nhằm hoàn thành

chỉ tiêu kinh tế - xã hội 5 năm (2000 – 2005) nên nhu cầu vốn để huy động
của các địa phương là rất lớn. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chính là
hai điểm nóng trong quá trình huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu
đô thị. Từ năm 2003–2007, hai địa phương này huy động được một lượng
vốn lớn cho ngân sách với tổng vốn là 11.000 tỷ đồng.
o Từ năm 2013, Ủy Ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã bắt đầu phát hành
trái phiếu chính quyền địa phương, đó là trái phiếu xây dựng Thủ đô. Năm
2013, UBND Thành phố Hà Nội đã phát hành ba đợt, huy động được 4.400

tỷ đồng để đầu tư cho năm công trình giao thông, hai bệnh viện và một dự
án thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Sang năm 2014, UBND TP. Hà Nội tiếp tục
phát hành thêm hai đợt, huy động thêm 3.000 tỷ đồng cho dự án Phát triển
giao thông đô thị Hà Nội và xây dựng nút giao thông đô thị Bắc Thăng
Long – Vân Trì. Dự kiến đến năm 2015, UBND TP.Hà Nội sẽ huy động
được thêm 4.000 tỷ đồng trái phiếu xây dựng Thủ đô và 2.000 tỷ đồng trái
15


phiếu xây dựng Thủ đô trong đợt 1/2015 nhằm đầu tư vào các dự án an sinh
xã hội gồm 13 dự án chuyển tiếp hoàn thành trong năm 2015, 3 dự án ODA
đang thực hiện và bảy dự án đang xây dựng hoàn thành sau năm 2015, tập
trung vào các công trình giao thông công cộng, xử lý nước thải, đầu tư công
-

nghệ,…
Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương đã đạt được một số thành tựu,
tuy nhiên thị trường này vẫn tiềm ẩn một số hạn chế cần phải tập trung giải
quyết
o

Quy mô thị trường trái phiếu chính quyền địa phương chưa lớn, nhu cầu
vốn huy động đề đầu tư phát triển cho từng địa phương chưa được đáp ứng
đầy đủ. Bên cạnh đó, nhiều tỉnh; thành phố vẫn còn phụ thuộc vào nguồn
vốn vay tín dụng từ các ngân hàng, chưa có sự quan tâm đến thị trường trái
phiếu địa phương, từ đó dẫn đến rủi ro trong cân đối ngân sách. Tính đến
cuối năm 2007, chỉ có hai địa phương là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh thực sự chủ động trong việc phát hành trái phiếu đô thị để huy động

vốn đầu tư.

o Công tác xây dựng kế hoạch huy động vốn chưa được quan tâm sát sao.
Các địa phương mới chỉ xây dựng kế hoạch theo từng năm, chưa có một
chiến lược huy động tổng thể trong dài hạn ( từ 5 – 10 năm ). Đồng thời,
việc lập kế hoạch phát hành trái phiếu còn mang tính bị động, chủ yếu dựa
vào nhu cầu chi tiêu đã được chính quyền sở tại thông qua.
o Cơ chế phát hành trái phiếu địa phương còn một số nhược điểm: lãi suất
đấu thầu trái phiếu đô thị còn mang tính chủ quan, chưa diễn tiến đúng theo
tình hình biến động của nền kinh tế; hình thức phát hành trái phiếu chưa
phong phú, đa dạng,…
Nhìn chung, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương không những
giúp các địa phương có được kênh huy động vốn hiệu quả nhằm mục tiêu
phát triển kinh tế mà còn giảm thiểu rủi ro trong huy động tín dụng từ các
ngân hàng. Từ đó mở ra triển vọng nâng cao tính tự chủ trong quản lý ngân

16


sách đầu tư của từng địa phương, góp phần thực hiện thành công cơ chế “
tự vay, tự trả ” ở nước ta.

II.1.3.
-

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Nếu giai đoạn 2009 – 2010 là giai đoạn ảm đạm của thị trường trái phiếu Chính
phủ, thì đây lại là thời điểm “ nở rộ ” của thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
o Trong hai năm 2006 và 2007, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chỉ là câu
chuyện riêng của các doanh nghiệp Nhà Nước như: EVN, Vinashin,
Lilama, Sông Đà,…thì bước sang năm 2009, khối các doanh nghiệp ngoài

quốc doanh đã bắt đầu chứng tỏ được tiềm năng của mình với các đợt phát
hành “ cháy hàng ” của Kinh Bắc, Hoàng Anh Gia Lai, FPT hay Vincom.
o Cụ thể, công ty cổ phần phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) đã phát hành
thành công ba đợt trái phiếu với tổng giá trị 1.200 tỉ đồng. Trong đó, đợt
đầu tiên thu về 700 tỉ đồng với lãi suất cố định 11.5%/năm, kỳ hạn 5 năm.
Còn FTP phát hành 1800 tỉ đồng trái phiếu với lãi suất 7%/năm cho kỳ hạn
3 năm thông qua phương thức quyền mua cổ phần. Hoàng Anh Gia Lai
cũng vào cuộc với việc công bố phát hành 1.450 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn 1

-

năm với lãi suất 0%/năm.
Sau giai đoạn bùng nổ vào năm 2009 và 2010, thị trường trái phiếu doanh nghiệp
rơi vào trạng thái ảm đạm trong hai năm liên tiếp 2011 và 2012. Trong năm 2012,
tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn, điều kiện vay vốn ngân hàng chặt chẽ,
dẫn đến nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm và tiếp cận cách huy động vốn
thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Năm 2012, tổng dư nợ của thị
trường trái phiếu doanh nghiệp chiếm 2.47%, có 43 doanh nghiệp đăng ký phát

-

hành, huy động được gần 33 ngàn tỉ đồng.
Năm 2013, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất ngờ sôi động trở lại. Số liệu từ
Bộ Tài chính cho biết tổng lượng trái phiếu phát hành tăng 17% so với năm 2012,
đạt 33.600 tỉ đồng với lãi suất phát hành cao nhất 15.5%/năm và thấp nhất là
9.8%/năm. Lãi suất phát hành dao động trong khoảng từ 10 đến 15%/năm, tập
trung chủ yếu ở mức kỳ hạn 2 – 5 năm. Một trong những doanh nghiệp thành công
nhất là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin): phát
17



hành thành công 5000 tỉ đồng, gấp 1.7 lần khối lượng phát hành dự kiến. Trong
khi đó, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phát hành trái
phiếu kỳ hạn 10 năm, vượt 5% so với mục tiêu 3000 tỉ đồng ban đầu. Không chỉ
các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng thu được một số kết quả
tích cực trong đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2013: công ty cổ phần
du lịch Thiên Minh phát hành trái phiếu khối lượng 1000 tỉ đồng tới các nhà đầu
-

tư thông qua công ty chứng khoán ACB.
Năm 2014, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có giảm nhiệt đôi chút, chỉ đạt
22.922 tỉ đồng, giảm 33.4% so với năm 2013. Tuy vậy, so với năm 2013, thị
trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn có một số điểm tích cực: tổ chức phát hành đa
dạng hơn (sự xuất hiện của các gương mặt mới như: VNE, BLF,…), các doanh
nghiệp vừa và nhỏ đã mạnh dạn hơn trong việc lên kế hoạch phát hành trái phiếu
và trái phiếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục là kênh huy động vốn thu hút được sự quan
tâm của hầu hết các công ty.

 Thách thức của thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam

Đồ thị 2: Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp một số nước Đông Nam Á

o

Mặc dù thị trường trái phiếu Việt Nam được đánh giá là thị trường tăng
trưởng cao nhất trong khu vực, tuy nhiên quy mô của thị trường trái phiếu
doanh nghiệp trong nền kinh tế còn khá khiêm tốn. Năm 2014, nếu tổng dư
nợ của trái phiếu Chính phủ so với GDP là 12.84% thì trái phiếu doanh
18



nghiệp chỉ chiếm 2.5% GDP. So sánh với các nước trong khu vực, thị
trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam còn rất nhỏ bé: cuối năm 2014,
trong khi Malaysia phát hành trên 29.651 triệu USD trái phiếu doanh
nghiệp thì Việt Nam chỉ phát hành được 749 triệu USD.

o

Thị trường trái phiếu nói chung và thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói
riêng ở Việt Nam chưa bắt kịp được với các nước trong khu vực về mức độ
quản lý cũng như hiện đại hóa giao dịch: ở nước ta chưa có một cơ quan
xếp hạng được công nhận rộng rãi để đánh giá mức độ tín nhiệm của các
trái phiếu trên thị trường. Ở Malaysia có hai công ty là Rating Agency
Malaysia (RAM) và Malaysian Ratings Company (MARC), Indonesia có
Pefindo, còn ở Thái Lan là TRIS.

II.1.4.

Thị trường trái phiếu quốc tế

Phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế là phương thức huy động vốn rất hiệu
quả, không chỉ giúp nước ta tiếp cận được nguồn vốn khổng lồ từ thị trường thế
giới mà còn góp phần nâng cao uy tín, thu hẹp khoảng cách giữa thị trường Việt
Nam với thị trường thế giới.

II.1.4.a Trái phiếu Chính phủ
-

Năm 2005, lần đầu tiên Việt Nam phát hành thành công trái phiếu Chính phủ có kỳ
hạn 10 năm với tổng giá trị phát hành 750 triệu USD ra thị trường vốn quốc tế.

Các nhà đầu tư quốc tế đã đặt mua số tiền lên tới 4.5 tỉ USD, cao gấp 6 lần trị giá
750 triệu USD với lãi suất 7.125%/năm, được tạp chí Tài chính quốc tế và các nhà

-

đầu tư khu vực Châu Á đánh giá là trái phiếu thành công nhất năm 2005.
Hai đợt phát hành tiếp theo vào các năm 2007 và 2010 cũng rất thành công. Năm
2007, phát hành trái phiếu Chính phủ 1 tỷ USD, kỳ hạn mở rộng 10 – 30 năm, lãi
suất dưới 7%. Năm 2010, Chính phủ phát hành thêm 1 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn
10 năm với lãi suất 6.755%/năm.

19


-

Năm 2014, Bộ Tài chính tiếp tục phát hành thành công ra thị trường quốc tế trái
phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm với tổng khối lượng 1 tỷ USD theo hình thức

-

144A/Quy chế S với mức lãi suất cố định 4.8%/năm.
Số vốn vay được từ thị trường thế giới trong những năm qua đã được Chính phủ
tập trung hoàn thiện các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước:
o Hoàn trả vào vốn ngân sách Nhà nước để bù đắp sự thiếu hụt, cân bắng thu
o

– chi ngân sách.
Giải ngân vốn vay cho các công ty; tập trung đầu tư xây dựng các công
trình trọng điểm: năm 2005, giải ngân cho Vinashin để phát triển ngành

đóng tàu. Năm 2007, giải ngân vốn vay cho bốn đơn vị: Tập đoàn Dầu khí
VN, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng
công ty công ty Lắp máy VN để thực hiện các dự án: nhà máy lọc dầu

-

Dung Quất, dự án mua tàu vận tải, nhà máy thủy điện Hủa Na,…
Phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế thực sự là kênh huy động
rất hiệu quả cho mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều
thách thức mà Chính phủ cần phải khắc phục nếu muốn tiếp tục duy trì thành công
trong những năm sắp tới:
o Nguồn vốn huy động từ thị trường thế giới là rất lớn, tuy nhiên một phần
nguồn vốn lại không được sử dụng đúng mục đích, dẫn đến lãng phí trong
chi tiêu gây thất thoát cho ngân sách, đồng thời tạo áp lực trả nợ cho Nhà
nước. Từ đó đòi hỏi Chính phủ cần phải thiết lập một lộ trình chi tiêu hợp
lý, sử dụng đồng vốn hiệu quả.
o Rủi ro về sự mất giá đồng tiền trong nước, thay đổi tỷ giá hối đoái khiến
cho việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra nước ngoài vẫn gặp nhiều khó
o

khăn.
Việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra nước ngoài không chỉ chịu sự cạnh
tranh quyết liệt của trái phiếu các nước sở tại mà còn là trái phiếu của các
nước mới nổi như: Lào, Campuchia, Myanmar,…đòi hỏi Chính phủ phải
luôn luôn theo sát tình hình biến động của thị trường thế giới, đồng thời tích
cực nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo được ưu thế trên thị trường quốc
tế.
20



II.1.4.b Trái phiếu doanh nghiệp:
-

Giống như trái phiếu Chính phủ, phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường
vốn quốc tế có thể giúp doanh nghiệp huy động nguồn vốn khổng lồ từ các nhà
đầu tư nước ngoài, vừa phục vụ cho sản xuất kinh doanh vừa góp phần đa dạng

-

hóa danh mục huy động vốn vay cho doanh nghiệp:
Công ty cổ phần phát triển Vincom là công ty đầu tiên ở Việt Nam phát hành thành
công 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế, kỳ hạn 5 năm với lãi suất

-

6%/năm ra sàn giao dịch chứng khoán Singapore vào năm 2009.
Năm 2013, tập đoàn Vingroup tiếp tục phát hành 200 triệu USD trái phiếu quốc tế
có thời hạn 4.5 năm, lãi suất cố định 11.63%; góp phần giữ vững vị trí dẫn đầu
trong công tác tiếp cận và huy động vốn từ thị trường tài chính quốc tế. Vốn huy
động này đã được Vingroup chuyển cho công ty con Vincom Retail để phát triển
các dự án trung tâm thương mại trên toàn quốc. Cũng trong năm 2013, Vinashin
kết hợp với ngân hàng Citibank chính thức phát hành trái phiếu dưới dạng chứng

-

chỉ lưu ký toàn cầu với lãi suất 1%/năm, kỳ hạn 12 năm.
Hầu hết các doanh nghiệp trong nước đều cố gắng phát hành trái phiếu ra thị
trường quốc tế nhưng kết quả mang lại còn hạn chế. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
(PVN) đã phải dừng kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế trị giá 1 tỷ USD ra thị
trường Mĩ vào năm 2010. Năm 2012, Hoàng Anh Gia Lai hủy niêm yết 90 triệu

USD trái phiếu quốc tế ra thị trường Singapore để tiết kiệm thời gian và chi phí.

II.1.4.c

Kết luận chung về thị trường trái phiếu quốc tế

Huy động vốn đầu tư thông qua phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế đang là
xu hướng không chỉ riêng Chính phủ mà còn là các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Bên cạnh những thành công, việc phát hành trái phiếu ra thị trường thế giới vẫn
còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đòi hỏi Chính phủ phải xây dựng lộ trình đầu tư hiệu quả,
kết hợp với sự hợp tác từ các doanh nghiệp. Một khi tận dụng thành công những
đồng vốn từ thị trường thế giới, nền kinh tế nước ta sẽ ngày càng bền vững.

II.2.

Đánh giá chung về thị trường trái phiếu Việt Nam
21


Thị trường trái phiếu Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ nhất định trong những
năm gần đây nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển sẵn có. Thị
trường trái phiếu ngoài những mặt tích cực, vẫn còn đó một số hạn chế cần nhanh
chóng khắc phục.

II.2.1.

Mặt tích cực

-


Huy động được khối lượng vốn rất lớn, góp phần hoàn thành vượt mức dự toán

-

ngân sách Nhà nước và đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển.
Giảm huy động trái phiếu ngắn hạn, tăng huy động trái phiếu có kỳ hạn dài với lãi

-

suất hợp lý, góp phần giảm áp lực trả nợ cho ngân sách Nhà nước.
Thị trường trái phiếu không ngừng hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động phát hành và

-

giao dịch trái phiếu diễn ra thông suốt.
Các chính sách và cơ chế phát triển thị trường trái phiếu ngày càng được hoàn
thiện, không những tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường trái phiếu phát triển mà
tạo nền tảng quan trọng để khuyến khích, thúc đẩy, đa dạng hoá các hình thức huy
động vốn trung, dài hạn thông qua phát hành trái phiếu.

II.2.2.
-

Mặt hạn chế

Thị trường trái phiếu nước ta còn mới, quy mô thị trường còn khiêm tốn so với các
nước trong khu vực (chỉ chiếm 16% GDP), trong khi quy mô thị trường trái phiếu

-


ở Thái Lan là 76.32% GDP, Malaysia là 101.7% GDP.
Cơ cấu các nhà đầu tư trái phiếu chưa đa dạng. Phần lớn các nhà đầu tư là ngân
hàng thương mại, chỉ tập trung nắm giữ trái phiếu Chính phủ, chưa có các tổ chức

-

tài chính khác tham gia đầu tư dài hạn trên thị trường.
Rào cản pháp lý còn hạn chế: mặc dù đã có khung pháp lý cho phát hành và niêm
yết trái phiếu nhưng hiện nay vẫn chưa có khuôn khổ pháp lý về việc thành lập và
tổ chức hoạt động định mức tín nhiệm, từ đó thiếu một hệ thống cung cấp thông
tin đầy đủ dẫn đến tình trạng kém hấp dẫn của thị trường trái phiếu trong con mắt

-

của các nhà đầu tư tiềm năng.
Cơ cấu thị trường chưa hoàn chỉnh, chưa có các công cụ phòng chống rủi ro về lãi
suất và tỷ giá cho các nhà đầu tư trái phiếu. Đồng thời, Việt Nam vẫn chưa có mô

22


hình thị trường thứ cấp phát triển về trái phiếu doanh nghiệp, chưa đa dạng hóa
-

các mô hình giao dịch tập trung.
Thanh khoản của thị trường trái phiếu vẫn còn ở mức thấp, chưa tương ứng với
tiềm năng phát triển.

23



Phần III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI
PHIẾU VIỆT NAM
-

Phát triển thị trường vốn là chiến lược quan trọng trong quá trình cơ cấu lại nền tài
chính nước ta mà trong đó phát triển thị trường trái phiếu là một trong những mục

-

tiêu cần hướng đến.
Sự ổn định về mặt chính trị, kinh tế - xã hội cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh
chóng đã có những tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường chứng khoán
nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng. Những tiến bộ mà thị trường trái
phiếu đã đạt được trong những năm vừa qua chính là tiền đề thuận lợi cho sự phát

-

triển của thị trường trái phiếu trong tương lai.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thị trường trái phiếu vẫn còn đó những
khó khăn và thách thức, đòi hỏi các nhà tạo lập thị trường cần có những giải pháp
thích hợp nhằm khắc phục nhược điểm cũng như thúc đẩy thị trường trái phiếu

-

phát triển đi lên.
Nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong chặng đường phát triển thị trường trái phiếu,
Bộ Tài chính đã đưa ra một số định hướng phát triển, trong đó ưu tiên hàng đầu là
tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện cơ chế phát hành trái phiếu, đa dạng hóa thành phần
tham gia đầu tư để phát huy tối đa những lợi ích mà việc huy động vốn từ thị

trường này mang lại.
Mở rộng quy mô, đa dạng hóa và tăng tính thanh khoản cho thị trường trái

-

phiếu
Trái phiếu đa dạng góp phần làm phong phú hàng hóa trên thị trường chứng
khoán, giúp các nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn, từ đó thu hút thêm được nhiều
nhà đầu tư hơn, thúc đẩy thị trường trái phiếu thêm sôi động
o Đối với trái phiếu Chính phủ: đa dạng hóa không chỉ là phát hành trái phiếu
có nhiều kỳ hạn khác nhau mà còn phải kết hợp việc đa dạng hóa về lãi
suất, loại hình cũng như phương thức thanh toán. Trong tương lai, để đảm
bảo hàng hóa trên thị trường trái phiếu được phong phú, Chính phủ cần
triển khai phát hành một số loại trái phiếu mới: trái phiếu lãi suất thả nổi,
trái phiếu không trả lãi định kỳ,…
24


o

Đối với trái phiếu chính quyền địa phương: các địa phương cần có kế
hoạch huy động vốn cụ thể kèm theo các lợi ích khác nhau nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định, từ đó góp phần
nâng cao khả năng huy động vốn cho từng địa phương. Đồng thời, khuyến
khích các địa phương khác tham gia nhiều hơn vào phương thức huy động

o

vốn hiệu quả này.
Đối với trái phiếu doanh nghiệp: trái phiếu doanh nghiệp chiếm tỉ trọng

không lớn trên thị trường trái phiếu. Do đó, Bộ Tài chính cần nhanh chóng
sửa đổi, hoàn thiện các chính sách nhằm tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội được tiếp cận với kênh huy động vốn hiệu quả
này. Đối với các doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu, doanh nghiệp có thể
phát hành thêm các loại trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu gắn với quyền

-

mua để tăng tính hấp dẫn.
Xây dựng và phát triển hệ thống đánh giá tín nhiệm: một trong những điều
kiện để phát triển thành công thị trường trái phiếu là phải đảm bảo tính minh bạch
về thông tin. Một khi hệ thống đánh giá tín nhiệm xuất hiện, sẽ giúp cung cấp
thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác; giúp các nhà đầu tư có thể kiểm soát
và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh; giúp các cơ quan quản lý có thêm công cụ
hữu ích để quản lý và giám sát thị trường. Do đó, việc xây dựng hệ thống định

-

mức tín nhiệm ở nước ta hiện nay là hết sức cần thiết.
Đẩy mạnh sự phát triển của các nhà tạo lập thị trường: thị trường trái phiếu
Việt Nam còn mới, nhiều tiềm năng để phát triển do đó việc hình thành các nhà
tạo lập thị trường là điều cần thiết. Các hoạt động của họ góp phần làm gia tăng
tính linh hoạt của thị trường, tăng khả năng thực hiện giao dịch góp phần làm thị

-

trường sôi động hơn.
Sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp lý: muốn thị trường trái phiếu hoạt động
ổn định đòi hỏi một hệ thống khuôn khổ pháp lý chặt chẽ nhằm mang lại sân chơi
công bằng, cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể tham gia trên thị trường trái

phiếu, đặc biệt là thông qua việc xây dựng cơ chế hoạt động cho các tổ chức đánh
giá tín nhiệm tại Việt Nam.
25


×