Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY KHOAI MÌ TẠI XÃ TÂN HÀ HUYỆN HÀM TÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.1 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM


PHẠM THỊ MỸ HẠNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT
TRIỂN CỦA CÂY KHOAI MÌ TẠI XÃ TÂN HÀ
HUYỆN HÀM TÂN TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HOC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ MỸ HẠNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT
TRIỂN CỦA CÂY KHOAI MÌ TẠI XÃ TÂN HÀ
HUYỆN HÀM TÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TRẦN MINH TRÍ


Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Hiệu Quả
Kinh Tế Và Tiềm Năng Phát Triển Của Cây Khoai Mì Tại Xã Tân Hà, Huyện Hàm
Tân, Tỉnh Bình Thuận” do Phạm Thị Mỹ Hạnh, sinh viên khóa 34, ngành Kinh Tế
Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .

Th.s Trần Minh Trí
Người hướng dẫn

________________________
Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)


Họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Ơn thầy như biển bao la
Ba công ơn ấy khuyên ta ghi lòng.
Lời đầu tiên, tận đáy lòng mình, con xin cám ơn Ba Mẹ, những người đã có
công sinh thành, dưỡng dục và tạo mọi điều kiện thuận lợi để con có được như ngày
hôm nay.
Tiếp theo, em xin chân thành cám ơn toàn thể thầy cô trường Đại Học Nông
Lâm nói chung và thầy cô khoa Kinh Tế nói riêng, những người đã tận tình giảng dạy
và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm qua.
Đặc biệt xin cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến thầy Trần Minh
Trí, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận.
Như ông bà ta đã nói “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Nhân đây con xin bày tỏ lòng
biết ơn đến các cô, chú trong UBND xã Tân Hà đã cung cấp cho con những số liệu thứ

cấp quan trọng để con có thể hoàn tất tốt khóa luận.
Đồng thời, cũng cho tôi gửi lời cám ơn đến các hộ nông dân trồng khoai mì mà
tôi đã khảo sát, những người đã nhiệt tình cung cấp số liệu sơ cấp cho tôi trong quá
trình đi phỏng vấn.
Cuối cùng, mình xin cám ơn tất cả bạn bè, đặc biệt là tập thể lớp DH08KT,
những người đã cùng mình học tập và chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn cùng mình
trong suốt những năm tháng trên giảng đường.
Một lần nữa xin gửi đến mọi người lòng biết ơn sâu sắc nhất!
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Mỹ Hạnh


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM THỊ MỸ HẠNH. Tháng 6 năm 2012. “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế
Và Tiềm Năng Phát Triển Của Cây Khoai Mì Tại Xã Tân Hà, Huyện Hàm Tân,
Tỉnh Bình Thuận”.
PHAM THI MY HANH. June 2012. “Evaluating Economic Efficiency And
Development Potentiality Of Cassava In Tan Ha Commune, Ham Tan District,
Binh Thuan Province”.
Đề tài tìm hiểu về thực trạng sản xuất, đánh giá về hiệu quả kinh tế của khoai
mì trên địa bàn xã Tân Hà thông qua việc phỏng vấn 60 hộ nông dân trồng khoai mì để
có được số liệu sơ cấp và thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng ban của Ủy Ban Nhân
Dân Xã Tân Hà. Với việc sử dụng các phần mềm Word, Excel, Eveiw…để tính toán,
đề tài đã cho thấy việc trồng khoai mì mang lại hiệu quả kinh tế khá tốt cho người dân.
Với mức lợi nhuận trung bình trên một sào là 1.626.680 đồng và mức thu nhập trung
bình trên một sào là 2.103.400 đồng. Ngoài ra, chỉ tiêu thu nhập/ chi phí sản xuất là
1,10. Điều này có nghĩa cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì người nông sẽ thu về 1,10 đồng thu
nhập. Với chỉ tiêu hiệu quả này thì người nông dân có thể yên tâm về việc sản xuất của
mình.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đi xây dựng hàm sản xuất để xem xét các yếu tố ảnh
hưởng đến giá trị sản lượng trên một sào của cây khoai mì tại địa bàn nghiên cứu. Kết
quả cho thấy giá trị sản lượng trên một sào của cây khoai chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu. Cụ thể từng yếu tố ảnh hưởng như thế nào thì nội dung chương 4 sẽ đề cập rõ
hơn.
Ngoài ra, đề tài cũng khái quát chung về tiềm năng phát triển của cây khoai mì
trên địa bàn xã thông qua việc phân tích tiềm năng đất đai, tiềm năng thị trường cũng
như tìm hiểu về các chính sách của địa phương dành cho cây khoai mì…
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để đưa ra những kiến nghị giúp cho
việc sản xuất khoai mì đạt hiệu quả hơn.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................2
1.2. 2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2
1.3.1. Địa bàn nghiên cứu...................................................................................2
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................2
1.3.3. Thời gian nghiên cứu................................................................................2
CHƯƠNG 2TỔNG QUAN .............................................................................................4
2.1. Tổng quan tài liệu ............................................................................................4
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu.........................................................................4
2.2.1. Các điều kiện tự nhiên ..............................................................................4

2.2.2. Các điều kiện kinh tế xã hội .....................................................................7
CHƯƠNG 3CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................11
3.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................11
3.1.1. Giới thiệu về cây khoai mì .....................................................................11
3.1.2. Khái quát về nông hộ..............................................................................14
3.1.3. Cơ sở lý luận về kết quả sản xuất ...........................................................15
3.1.4. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế ...........................................................16
3.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................17
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .............................................................17
3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin ..................................................................17
3.2.3. Phương pháp phân tích ...........................................................................17
v


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................22
4.1. Thực trạng sản xuất khoai mì trên địa bàn xã Tân Hà ...................................22
4.1.1. Tình hình sản xuất khoai mì của cả nước qua những năm 2009, 2010,
2011 ........................................................................................................................22
4.1.2. Tình hình sản xuất khoai mì trên địa bàn xã qua những năm 2009, 2010,
2011 ........................................................................................................................23
4.1.3. Lịch thời vụ của cây khoai mì ................................................................24
4.2. Đặc điểm chung của các hộ được khảo sát ....................................................25
4.2.1. Tuổi tác của các hộ trồng khoai mì được khảo sát .................................25
4.2.2. Trình độ văn hóa.....................................................................................26
4.2.3. Thâm niên sản xuất khoai mì .................................................................26
4.2.4. Tình hình tham gia khuyến nông............................................................27
4.2.5. Tình hình vay vốn sản xuất khoai mì .....................................................28
4.3. Tình hình chung về sản xuất khoai mì của các hộ được khảo sát..................29
4.3.1. Quy mô diện tích canh tác cây khoai mì của các hộ được khảo sát .......29
4.3.2. Tình hình tiêu thụ ...................................................................................29

4.3.3. Sơ lược về năng suất, giá bán, doanh thu của các hộ được điều tra qua
hai năm 2011, 2012.................................................................................................30
4.4. Kết quả - hiệu quả sản xuất cây khoai mì .....................................................32
4.4.1. Chi phí vật chất trung bình cho một sào khoai mì ................................32
4.4.2. Giá trị lao động trung bình cho sào khoai mì .........................................33
4.4.3. Tổng hợp chi phí vật chất, lao động bình quân cho một sào khoai mì ..35
4.4.4. Kết quả - hiệu quả sản xuất khoai mì bình quân trên một sào khoai mì 36
4.4.5. So sánh kết quả- hiệu quả sản xuất của một sào khoai mì theo quy mô
diện tích...................................................................................................................37
4.4.6. So sánh kết quả- hiệu quả sản xuất trên một sào khoai mì giữa những
người có tham gia khuyến nông và những người không tham gia khuyến nông ...39
4.5. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản lượng thu được trên một sào
của hộ trồng khoai mì ................................................................................................41
4.5.1. Ước lượng các thông số của mô hình .....................................................41
vi


4.5.2. Kiểm định mô hình .................................................................................42
4.5.3. Phân tích mô hình ...................................................................................42
4.6. Đánh giá tiềm năng phát triển của cây khoai mì tại địa phương ...................44
4.6.1. Tiềm năng hiệu quả kinh tế và đặc tính thích nghi của cây khoai mì. ...44
4.6.2. Tiềm năng đất đai ở địa phương.............................................................44
4.6.3. Nguyện vọng người dân .........................................................................45
4.6.4. Chính sách của chính quyền địa phương................................................46
4.6.5. Tiềm năng thị trường ..............................................................................46
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................51
5.1. Kết luận ..........................................................................................................51
5.2. Kiến nghị........................................................................................................52
5.2.1. Đối với người nông dân..........................................................................52
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương ............................................................53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPCCS

Chi phí công chăm sóc

CPLĐ

Chi phí lao động

CPLĐN

Chi phí lao động nhà

CPPB

Chi phí phân bón

CPSX

Chi phí sản xuất

CPTDC

Chi phí thuốc diệt cỏ


CPVC

Chi phí vật chất

DT

Doanh thu

ĐTTTTH

Điều tra tính toán tổng hợp

GTSL

Giá trị sản lượng

LN

Lợi nhuận

NN & PTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

TĐVH

Trình độ văn hóa

TN


Thu nhập

TNSX

Thâm niên sản xuất

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hiện Trạng Sử Dụng Đất của Xã Tân Hà Năm 2009 .....................................6 
Bảng 2.3: Tình Hình Chăn Nuôi Một Số Con Chính ở Xã Năm 2011 .........................10 
Bảng 3.1 : Kỳ Vọng Dấu cho Các Biến Độc Lập. .........................................................19 
Bảng 4.1: Tình Hình Sản Xuất Khoai Mì Chung của Cả Nước trong Giai Đoạn .........23 
Bảng 4.2:Tình Hình Sản Xuất Cây Khoai Mì trên Địa Bàn Xã ....................................24 
Bảng 4.3: Tuổi của Các Chủ Hộ Được Khảo Sát ..........................................................25 
Bảng 4.4 : Trình Độ Văn Hóa của Các Hộ Được Phỏng Vấn .......................................26 
Bảng 4.5: Bảng Thể Hiện Thâm Niên Sản Xuất của Các Hộ Được Khảo Sát..............27 
Bảng 4.6: Bảng Thể Hiện Tình Trạng Vay Vốn của Các Hộ Được Phỏng Vấn ...........28 
Bảng 4.7: Quy Mô Diện Tích Canh Tác Cây Khoai Mì của Các Chủ Hộ ....................29 
Bảng 4.8: Sơ Lược về Năng Suất, Giá Bán, Doanh Thu Trung Bình của Các Hộ Trồng
Khoai Mì Được Khảo Sát ..............................................................................................31 

Bảng 4.9: Bảng Tổng Hợp Chi Phí Vật Chất và Thuê Ngoài Trung Bình cho Một Sào
Khoai Mì ........................................................................................................................32 
Bảng 4.10: Giá Trị Lao Động cho Một Sào Khoai Mì ..................................................34 
Bảng 4.11: Tổng Hợp Chi Phí Chi Phí Vật Chất và Chi Phí Lao Động cho Một Sào
Khoai Mì ........................................................................................................................35 
Bảng 4.12: Kết Quả - Hiệu Quả Sản Xuất Khoai Mì Bình Quân trên Một Sào Khoai
Mì...................................................................................................................................36 
Bảng 4.13: Bảng So Sánh Kết Quả - Hiệu Quả trên Một Sào Khoai Mì theo Quy Mô 38 
Bảng 4.14: Bảng So Sánh Kết Quả - Hiệu Quả Giữa Hai Nhóm Nông Hộ Có Tham
Gia Khuyến Nông và Không Tham Gia Khuyến Nông ................................................40 
Bảng 4.15: Bảng Ước Lượng Các Biến của Mô Hình Hồi Quy ...................................42 
Bảng 4.16: Tên Các Nhà Máy Sản Xuất Ethanol trong Nước ......................................47 
Bảng 4.17: Bảng Thể Hiện Sản Lượng, Giá Trị Xuất Khẩu của Khoai Mì và Các Sản
Phẩm từ Khoai Mì Qua Hai Năm 2009, 2010, 2011 .....................................................49 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cơ Cấu Đất Đai của Xã Tân Hà ......................................................................5 
Hình 4.1: Lịch Thời Vụ của Cây Khoai Mì ...................................................................24 
Hình 4.2: Tình Hình Tham Gia Khuyến Nông của Các Hộ Được Khảo Sát ................28 
Hình 4.3: Tình Hình Tiêu Thụ Khoai Mì của Các Hộ Được Khảo Sát.........................30 
Hình 4.4: Cơ Cấu Đất Nông Nghiệp Dành Cho Cây Hàng Năm tại Xã Tân Hà Năm
2011 ...............................................................................................................................45 
Hình 4.5: Nhà Máy Sản Xuất Ethanol Đại Lộc – Quảng Nam .....................................48 

x



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết Xuất Hàm Hồi Quy
Phụ lục 2. Kiểm Tra Hiện Tượng Đa Cộng Tuyến
Phụ lục 3. Kiểm Tra Hiện Tượng Phương Sai Sai Số Thay Đổi
Phụ lục 4. Kiểm Tra Hiện Tượng Tự Tương Quan
Phụ lục 5. Kiểm Định Sự Phù Hợp Của Các Biến Trong Mô Hình
Phụ lục 6. Kiểm Định Sự Phù Hợp Của Mô Hình
Phụ lục 7. Phiếu Phỏng Vấn Nông Hộ

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Như chúng ta cũng đã biết bao đời nay đất nước ta vẫn nổi tiếng với ngành
nông nghiệp truyền thống. Dù hiện nay chúng ta đang cố gắng để vươn lên thành một
nước công nghiệp. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn chiếm giữ một vai trò cực kỳ
quan trọng. Ngành nông nghiệp không chỉ góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia, giải quyết nhu cầu trong nước mà nó góp phần không nhỏ vào việc thu ngoại tệ
cho nước nhà. Những năm gần đây, bên cạnh các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu
cao như cà phê, chè, cao su, tiêu, điều…thì cũng có một loại cây đã và đang khẳng
định vị thế của mình trong nền kinh tế nước nhà đó là cây khoai mì.
Với đặc tính dễ trồng, dễ thích nghi cây khoai mì đang dần dần trở thành một
cây lương thực quan trọng. Trong những năm gần đây khoai mì ngày càng chứng tỏ
được vị thế của mình. Điều này được thể hiện qua diện tích và sản lượng khoai mì tăng
mạnh. Theo báo cáo thống kê tháng 12 năm 2011 của Bộ NN&PTNT, diện tích khoai
mì ước tính đạt 559,8 nghìn ha tăng 61,7 nghìn ha so với năm 2010 và theo đó sản
lượng đạt gần 10 triệu tấn tăng 1,28 triệu tấn so với năm 2010.

Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà khoai mì còn được xuất khẩu. Theo
Bộ NN&PTNT, xuất khẩu khoai mì trong năm 2011 đạt khoảng 1.564.058 tấn, trị giá
431.558 triệu USD tăng 70,1% về lượng so với năm 2010.
Không dừng lại ở đó, chính nhờ đặc điểm dễ trồng, không đòi hỏi nhiều kỹ
thuật và có thể cho năng suất ngay cả khi trồng trên vùng đất nghèo chất dinh dưỡng
như đất bạc màu, cây khoai mì đã tiếp tục khẳng định mình trong vai trò là cây xóa đói
giảm nghèo, cải thiện đời sống ở nhiều nơi. Và những hộ nông dân trồng khoai mì tại
xã Tân Hà huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận là minh chứng cho điều vừa nói trên. Xã
Tân Hà, một vùng đất đầy nắng gió, đất đai không mấy màu mỡ. Trước đây vốn là một


xã nghèo. Chính quyền xã đã nhiều lần tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng để mong
cải thiện đời sống cho người dân tại địa phương. Và họ đã gần như làm được điều đó
khi đưa cây khoai mì về phổ biến cho bà con trồng. Theo vòng quay của thời gian, cây
khoai mì đã và đang dần dần trở thành cây trồng chính của nhiều người dân trong xã
và nhiều hộ nông dân trong xã đã khấm khá lên nhờ vào việc trồng khoai mì. Chính vì
thế, để đánh giá một cách định lượng hiệu quả kinh tế mà cây khoai mì mang lại cho
những người dân trong xã là như thế nào và xem xét tiềm năng phát triển của nó trong
tương lai ra sao? đồng thời, tìm hiểu các yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất cây
khoai mì để từ đó giúp những hộ nông dân trồng khoai mì yên tâm hơn về việc sản
xuất của mình, được sự cho phép của khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm và Ủy
ban Nhân Dân xã Tân Hà cùng với sự hướng dẫn của thầy Trần Minh Trí, tôi đã tiến
hành đề tài “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Và Tiềm Năng Phát Triển Của Cây
Khoai Mì Tại Xã Tân Hà Huyện Hàm Tân Tỉnh Bình Thuận”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển của cây khoai mì trên địa bàn
xã.
1.2. 2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình chung về sản xuất cây khoai mì trên địa bàn xã.

- Đánh giá kết quả, hiệu quả mà cây khoai mì mang lại.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của các hộ trồng cây
khoai mì.
- Đánh giá tiềm năng phát triển của cây khoai mì tại xã.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Địa bàn nghiên cứu
Xã Tân Hà, Huyện Hàm Tân, Tỉnh Bình Thuận.
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
Khảo sát 60 hộ trồng khoai mì trên địa bàn xã Tân Hà.
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 2/2012 đến tháng 6/2012
2


1.4. Cấu trúc luận văn: Gồm 5 chương
Chương 1 Mở đầu: Chương này bao gồm phần đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu và cấu trúc luận văn.
Chương 2 Tổng quan: Bao gồm phần tổng quan về tài liệu nghiên cứu và tổng
quan về địa bàn nghiên cứu.
Chương 3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Bao gồm phần giới thiệu
về cây khoai mì các cơ sở lý luận về nông hộ, hiệu quả kinh tế, mô hình hồi quy và
phương pháp để tiến hành đề tài.
Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Chương này bao gồm các phần:
Tìm hiểu tình hình chung về sản xuất cây khoai mì trên địa bàn xã; đánh giá kết quả,
hiệu quả mà cây khoai mì mang lại; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây
khoai mì; đánh giá tiềm năng phát triển của cây khoai mì tại xã.
Chương 5 Kết luận và kiến nghị: Chương này đưa ra những kết luận sau quá
trình nghiên cứu. Đồng thời, cũng đề xuất những kiến nghị để làm sao cây khoai mì
tiếp tục mang lại hiệu quả cho những người dân trong xã.


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu
Để thực hiện đề tài trên tôi đã tiến hành tham khảo nhiều nguồn tài liệu.
Đầu tiên là các khóa luận liên quan đến việc phân tích hiệu quả kinh tế cây
trồng. Cụ thể là khóa luận “Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế Cây Hồ Tiêu Tại Xã Xuân
Sơn Huyện Châu Đức Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” của tác giả Lý Thị Oanh. Khóa luận
này đã tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế cây hồ tiêu và tác giả cũng xây dựng hàm
số sản xuất của hồ tiêu để xem xét những yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất hồ tiêu.
Hay khóa luận “Xác Định Hiệu Quả Kinh Tế Cây Điều Tại Thị Trấn Đức Phong –
Huyện Bù Đăng Tỉnh Bình Phước” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lệ. Trong khóa luận
này tác giả đã đi vào phân tích hiệu quả kinh tế của cây điều và so sánh hiệu quả kinh
tế của cây điều theo các chỉ tiêu: quy mô diện tích, tuổi vườn điều, trình độ văn hóa
của các chủ hộ.
Bên cạnh đó, những bài giảng, tài liệu liên quan đến các kiến thức chuyên
ngành kinh tế nông lâm cũng là một nguồn tài liệu vô cùng quý giá đối với tôi trong
quá trình thực hiện đề tài.
Và cũng không thể không kể đến một nguồn tài liệu khổng lồ thông qua mạng
Internet cũng đã được tôi sử dụng trong đề tài này.
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Các điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Tân Hà là một xã miền núi, có tổng diện tích tự nhiên là 6.725 ha, nằm về phía
Nam của huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận. Xã Tân Hà nằm trên quốc lộ 55 cách trung
tâm huyện lỵ 7km, cách thị xã Lagi 12km.



- Phía Đông giáp thị xã Lagi
- Phía Tây giáp xã Tân Thắng
- Phía Nam giáp Tân Xuân
- Phía Bắc giáp thị trấn Tân Nghĩa.
Với vị trí như vậy, xã Tân Hà có được những điều kiện thuận lợi trong quá trình
trao đổi hàng hóa, thương mại dịch vụ, phát triển kinh tế xã hội.
b) Địa hình – đất đai
 Địa hình: Xã Tân Hà nhìn chung có 3 dạng địa hình chính:
- Dạng địa hình đồng bằng thấp ven sông Dinh: Là dải đồng bằng phù sa nhỏ
hẹp, độ cao 20-35m, địa hình bằng phẳng.
- Dạng địa hình đồi thoải lượn sóng: Là địa hình bậc thềm phù sa cổ, độ cao
trung bình 35-10m, có dạng đồi thoải lượn sóng nhẹ, độ dốc phổ biến < 8o. Chủ yếu là
đất xám.
- Dạng địa hình đồi núi: Độ dốc chung > 20o. Đất chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá
granit.
 Đất đai: Đất đai của xã Tân Hà được chia làm 4 loại chính. Hình 2.1 sẽ cho
ta thấy rõ cơ cấu đất đai của xã.
Hình 2.1: Cơ Cấu Đất Đai của Xã Tân Hà

Nguồn: Phòng Địa Chính Xã Tân Hà.
- Đất xám trên đá Granit có diện tích 3.654,4 ha chiếm 54,34% diện tích. Đất
này có tầng mỏng và trung bình, thịt nhẹ nhưng nghèo mùn, mức độ phân giải hữu cơ
nhanh, hàm lượng các chất N, P, K dễ tiêu nghèo.
- Đất đỏ vàng trên đá Granit có diện tích 2.508,43 ha chiếm 37,30% diện tích.
Đất này có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp.
5


- Đất phù sa không được bồi có diện tích 466,46 ha chiếm 6,94% diện tích. Đất

này có tỉ lệ sét khá cao, hàm lượng chất dinh dưỡng tương đối khá, giàu mùn.
- Đất trơ sỏi có tầng canh tác mỏng, diện tích không nhiều 95,75 ha chiếm
1,42% diện tích. Đất này bị xói mòn và rửa trôi khá mạnh nên chất dinh dưỡng và khả
năng canh tác hầu như không có.
Nhìn chung, đất đai của xã không thuộc loại giàu dinh dưỡng lắm nên để thuận
lợi cho việc sản xuất nông nghiệp thì cần có những biện pháp thích hợp để cải tạo,
nâng cao độ phì của đất.
 Hiện trạng sử dụng đất
Với nguồn đất hiện có thì địa phương đã sử dụng chúng cho mục đích gì? Ta
hãy cùng xem xét hiện trạng sử dụng đất ở địa phương qua bảng 2.1.
Bảng 2.1: Hiện Trạng Sử Dụng Đất của Xã Tân Hà Năm 2009
Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1.Đất sản xuất nông nghiệp

2.902

43,2

-Đất trồng cây hàng năm

1.605

24,0

-Đất trồng cây lâu năm


1.297

19,2

2.Đất lâm nghiệp

2.850

42,3

3.Đất nuôi trồng thủy sản

10

0,2

4.Đất ở

55

0,8

5.Đất chuyên dùng

350

5,2

6.Đất khác


558

8,3

6.725

100

Tổng

Nguồn: Phòng Địa Chính Xã Tân Hà
Qua bảng 2.1 ta thấy hầu hết đất đai của xã Tân Hà chủ yếu sử dụng để phục vụ
cho mục đích sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp chiếm đến 43,2% diện
tích đất tự nhiên. Trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm, với diện tích là 1.605
ha chiếm 24% trong tổng diện tích. Còn lại là đất trồng cây lâu năm, với diện tích là
1.297 ha chiếm 19,2% tổng diện tích. Diện tích đất lâm nghiệp của xã cũng khá lớn
2.850 ha chiếm 42,3% chủ yếu là đất rừng phòng hộ. Nhìn chung, với nguồn tài

6


nguyên đất như thế này thì tương đối thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp
của xã.
c) Khí hậu – thủy văn
 Khí hậu: Xã Tân Hà nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khí hậu khô
hạn, chế độ bức xạ cao, nắng nhiều mưa ít. Nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình
26,8oC. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.674 mm, tập trung chủ yếu vào
mùa mưa (chiếm 96% lượng mưa cả năm). Độ ẩm trung bình 81,9%. Lượng bốc hơi
trung bình 971mm/năm. Thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt trong năm gồm: mùa mưa và

mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau. Với đặc trưng nắng rất gắt, số giờ nắng trung bình trong mùa khô lên đến
240h/tháng kết hợp với không khí khô và nóng làm cho khí hậu xã Tân Hà vô cùng
khắc nghiệt.
 Thủy văn: Trên địa bàn xã có sông Dinh bắt nguồn từ vùng núi thấp phía
Nam, Đông Nam Tánh Linh chảy ngang qua xã theo hướng Bắc - Nam rồi đổ ra cửa
biển Lagi. Sông Dinh có nguồn nước dồi dào, nhưng lưu lượng phân bố không đều
(70-75% trong mùa mưa, 25-30% trong mùa khô). Trên địa bàn cũng có nhiều hệ
thống suối nhỏ bắt nguồn từ các dãy núi thấp phía Tây. Tuy nhiên, những con suối này
đều ngắn và không có nước vào mùa khô.
2.2.2. Các điều kiện kinh tế xã hội
a) Dân số - lao động
 Dân số: Tính đến năm 30/11/2011, toàn xã có 4 thôn với tổng số nhân khẩu
là 7.778 người với 1.602 hộ. Mật độ dân số khoảng 115 người/ km2. Trong những năm
qua, dưới sự chỉ đạo của các cấp Đảng ủy, chính quyền xã đã tuyên truyền, vận động
thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. Kế hoạch hóa gia đình được phổ biến sâu rộng tới từng
hộ gia đình và bước đầu đã thu được nhiều kết quả.
 Lao động: Theo số liệu của phòng Thống Kê Xã tính đến 30/11/2011 thì số
người trong độ tuổi lao động trong xã là 3.624 người. Nguồn lao động của xã khá dồi
dào song trình độ qua đào tạo còn hạn chế. Gần như 80% lao động của xã hoạt động
trong ngành nông, lâm nghiệp. Đặc biệt, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế còn chậm, cơ
cấu lao động còn nặng về sản xuất nông nghiệp đã gây không ít khó khăn cho việc
7


khai thác nguồn lao động của xã. Trong tương lai để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển
thì việc đào tạo, nâng cao trình độ lao động là vấn đề cấp thiết.
b) Cơ sở hạ tầng
 Giao thông: Trên địa bàn có 4km đường quốc lộ 55. Đường giao thông nông
thôn trục chính có tổng chiều dài khoảng 46,3 km, đường trục phụ dài 20 km phân bố

trong các khu dân cư. Các hệ thống đường liên thôn, liên vùng đang được chính quyền
quan tâm xây dựng. Tuy nhiên, trên bình diện thì hệ thống giao thông trong xã vẫn
chưa được hoàn chỉnh. Với hệ thống giao thông như thế gây khá nhiều khó khăn cho
việc đi lại của người dân cũng như việc trao đổi buôn bán trên địa bàn xã.
 Thủy lợi: Năm 1992 xã đã đầu tư xây dựng một hồ chứa nước, năng lực
thiết kế cho 120 ha. Trên địa bàn xã cũng có 2 đập nhỏ chứa nước để phục vụ cho sinh
hoạt là chủ yếu.
 Mạng lưới điện: Mạng lưới điện được phát triển rộng khắp trên toàn xã. Tuy
nhiên do một số đường dây quá cũ nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân
trong xã về việc sử dụng điện. Theo báo cáo của phòng Thống Kê xã thì có khoảng 4%
các hộ dân chưa có điện để phục vụ cho việc sinh hoạt.
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của xã còn thấp kém. Trong những năm tới cần phải
đầu tư xây dựng nhiều hơn nữa.
c) Y tế - giáo dục
 Y tế: Hiện tại xã có một trạm y tế với đội ngũ gồm 1 bác sỹ và 5 y sỹ. Với
đội ngũ y, bác sỹ như trên thì công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được
thực hiện tương đối tốt. Các chương trình tiêm chủng thường xuyên được tổ chức.
Công tác y tế dự phòng được thực hiện tốt. Trong thời gian tới ngoài việc đầu tư nâng
cấp thiết bị y tế thì công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ cán bộ cũng được địa phương
chú trọng.
 Giáo dục: Trên địa bàn xã có một trường tiểu học với 28 lớp, một trường
trung học cơ sở với 26 lớp học, một trường mẫu giáo với 9 lớp học. Những năm qua
công tác giáo dục trên địa bàn xã đang ngày một phát triển.
d) Thực trạng phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn xã

8


 Ngành trồng trọt
Trồng trọt là công việc chủ yếu của người dân trong xã. Người dân canh tác rất

nhiều loại cây hàng năm. Dưới đây là tình hình sản xuất một số cây trồng chính hàng
năm của xã trong vụ 2011.
Bảng 2.2: Tình Hình Sản Xuất Một Số Cây Trồng Chính Hàng Năm ở Xã Năm 2011

Chỉ tiêu

Diện tích

Diện tích

Chênh lệch

2010(ha)

2011(ha)

+/- ∆

%

Lúa

98

100

2

2,04


Ngô

504

332

172

34,13

Khoai mì

535

708

173

32,34

Bông Vải

112

126

14

12,50


Nguồn: Phòng Thống Kê Xã Tân Hà
Qua bảng 2.2 ta thấy các cây trồng chính của xã là lúa, ngô, khoai mì và bông
vải. Trong năm 2011 thì diện tích trồng ngô giảm mạnh, từ 504 ha năm 2010 đến năm
2011 chỉ còn 332 ha giảm 34,13%. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do vụ năm
2010 nhờ khoai mì được mùa và được giá nên vụ năm 2011 người dân trong xã đã ồ ạt
chuyển sang trồng khoai mì và điều này làm cho diện tích trồng khoai mì tăng lên
mạnh. Từ 535 ha ở năm 2010 đến năm 2011 đã tăng lên thành 708 ha, tăng 32,34% so
với năm 2010.
 Ngành chăn nuôi
Song song với trồng trọt, tình hình chăn nuôi trên địa bàn xã cũng phát triển
tương đối tốt. Công tác phòng trừ dịch bệnh được tiến hành một cách có hiệu quả. Số
lượng đàn heo, gia cầm và dê đều tăng. Năm 2010 đàn heo với 4.180 con sang năm
2011 tăng lên thành 4.746 con tăng 13,54% so với năm 2010. Đàn gia cầm cũng tương
tự, số lượng gia cầm tăng từ với 5.210 con năm 2010 lên đến 7.153 con ở năm 2011
tức so với năm 2010 số lượng đàn gia cầm đã tăng 37,29%. Và đàn dê cũng không
ngoại lệ từ 293 con ở năm 2010 sang năm 2011 đã tăng lên thành 325 con. Duy chỉ có
số lượng đàn bò bị giảm sút từ 3.120 con ở năm 2010 sang năm 2011 chỉ còn 2.123
con giảm 31,96%. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do diện tích đồng cỏ chăn thả

9


bị thu hẹp nên việc chăn nuôi bò bị ảnh hưởng. Xem bảng 2.3 để thấy rõ tình hình
chăn nuôi ở xã.
Bảng 2.3: Tình Hình Chăn Nuôi Một Số Con Chính ở Xã Năm 2011
Chỉ tiêu

Đvt

Năm 2010


Năm 2011

Chênh lệch
+/- ∆

%



Con

3.120

2.123

997

31,96

Heo

Con

4.180

4.746

566


13,54

Gia cầm

Con

5.210

7.153

1943

37,29



Con

293

325

32

10,92

Nguồn: Phòng Thống Kê Xã Tân Hà
e) Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn của xã trong việc sản
xuất nông nghiệp.
Qua những báo cáo của phòng Thống Kê cũng như dựa vào các tài liệu tổng kết

của Ủy Ban xã, một số điểm thuận lợi và khó khăn được rút ra như sau:
 Thuận lợi:
- Chính quyền địa phương quan tâm, hỗ trợ rất nhiều cho bà con nông dân trong
quá trình sản xuất.
- Công tác khuyến nông đang được tổ chức theo một hướng mới có hiệu quả
hơn.
- Nguồn lao động cũng tương đối dồi dào.
- Các loại giống cây trồng và vật nuôi mới, chất lượng cao đang được chuyển
giao phổ biến trên địa bàn.
 Khó khăn
Song song với những thuận lợi nói trên thì ở xã cũng có những khó khăn nhất
định.
-Thời tiết khí hậu không mấy thuận lợi. Lượng mưa thấp, phân bố không đều
trong năm nên ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là tình trạng
thiếu nước vào mùa khô.
- Đất đai của xã cũng không màu mỡ cho lắm.
10


- Công tác khuyến nông mặc dù đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa thực sự có
chiều sâu nên hiệu quả mang lại là chưa cao.
- Đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp không ổn định.
- Giá cả còn bấp bênh lúc lên lúc xuống gây tâm lý không ổn định cho người
sản xuất.

11


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Cơ sở lý luận
Trong khóa luận này phần cơ sở lý luận bao gồm đôi nét giới thiệu về cây khoai
mì, những lý thuyết về nông hộ, kết quả kinh tế cũng như hiệu quả kinh tế. Và sau đây
ta đi tìm hiểu một số nét sơ lược về cây khoai mì.
3.1.1. Giới thiệu về cây khoai mì
a) Nguồn gốc và sự phân bố
Khoai mì có tên khoa học là: Manihot esculenta là cây lương thực ăn củ có thể
sống lâu năm, thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae). Cây khoai mì có nguồn gốc ở vùng
nhiệt đới của châu Mỹ La tinh (Crantz, 1976) và được trồng cách đây khoảng 5.000
năm (CIAT, 1993). Ở châu Á, khoai mì được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17
(P.G. Rajendran et al, 1995) và Sri Lanka đầu thế kỷ 18 (W.M.S.M Bandara và M
Sikurajapathy, 1992). Sau đó, nó được trồng ở Trung Quốc, Myanma và các nước châu
Á khác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 (Fang Baiping 1992. U Thun Than 1992). Cây
khoai mì được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18 (Phạm Văn Biên, Hoàng
Kim, 1991). Tại Việt Nam, khoai mì được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của
tám vùng sinh thái. Diện tích khoai mì trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên (Wikipedia.org).
b) Đặc tính sinh học
Cây khoai mì thuộc loại cây gỗ cao 2-3 m, giữa thân có lõi trắng và xốp nên rất
yếu. Lá thuộc loại lá phân thùy sâu, có gân lá nổi rõ ở mặt sau, thuộc loại lá đơn mọc
xen kẽ, xếp trên thân theo chiều xoắn ốc. Cuống lá dài từ 9 - 20cm có màu xanh, tím
hoặc xanh điểm tím. Hoa đơn tính có hoa đực và hoa cái trên cùng một chùm hoa. Hoa
cái không nhiều, mọc ở phía dưới cụm hoa và nở trước hoa đực nên cây luôn luôn
được thụ phấn của cây khác nhờ gió và côn trùng. Quả là loại quả nang, có màu nâu


nhạt đến đỏ tía, có hình lục giác, chia thành ba ngăn, mỗi ngăn có một hạt, khi chín,
quả tự khai. Rễ mọc từ mắt và mô sẹo của hom, lúc đầu mọc ngang sau đó cắm sâu
xuống đất. Theo thời gian chúng phình to ra và tích lũy bột thành củ, rễ ngang phát

triển thành củ và tích luỹ tinh bột, thời gian sinh trưởng 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18
tháng, tùy giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng. Củ khoai mì hai đầu
nhọn, chiều dài biến động từ 20-200 cm, trung bình khoảng 40-50 cm. Đường kính củ
thay đổi từ 2-25 cm, trung bình 5-7 cm. Nhìn chung, kích thước cũng như trọng lượng
củ thay đổi theo giống, điều kiện canh tác và độ màu của đất (Hoàng Kim, Phạm Văn
Biên, 1991).
c) Giá trị sử dụng
Khoai mì là cây trồng có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn
gia súc và lương thực thực phẩm. Củ khoai mì được dùng để chế biến tinh bột, khoai
mì lát khô, bột khoai mì nghiền hoặc dùng để ăn tươi. Từ củ khoai mì tươi hoặc từ các
sản phẩm khoai mì sơ chế tạo thành hàng loạt các sản phẩm công nghiệp như bột ngọt,
rượu cồn, mì ăn liền, gluco, xiro, bánh kẹo, mạch nha, kỹ nghệ chất dính (hồ vải, dán
gỗ), bún, miến, mì ống, mì sợi, bột khoai, bánh tráng, hạt trân châu (tapioca), phụ gia
thực phẩm, phụ gia dược phẩm. Củ khoai mì cũng là nguồn nguyên liệu chính để làm
thức ăn gia súc.
Thân khoai mì dùng để làm giống, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô, làm
nấm, làm củi đun. Lá khoai mì non dùng làm rau xanh giàu đạm. Lá khoai mì dùng
trực tiếp để nuôi tằm, nuôi cá. Bột lá khoai mì hoặc lá khoai mì ủ chua dùng để nuôi
lợn, gà, trâu bò, dê,… Hiện tại, sản phẩm khoai mì ngày càng thông dụng trong buôn
bán, trao đổi thương mại quốc tế.
Khoai mì có khả năng thay thế trực tiếp một phần khẩu phần gạo của nhân dân.
Đó là thực phẩm dễ ăn, dễ chế biến, khả năng bảo quản cũng tương đối ổn định nếu
được chế biến thành bột hay những thành phẩm sơ chế khác như khoai mì lát…
Với nhu cầu của công nghệ, khoai mì là nguồn nguyên liệu trong các ngành kỹ
nghệ nhẹ, ngành làm giấy, ngành làm đường dùng hóa chất hay men thực vật để
chuyển hoá tinh bột khoai mì thành đường mạch nha hay gluco. Rượu và cồn đều có

12



×