Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BITA’S CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG BÌNH TÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 91 trang )

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


PHẠM THỊ NHI

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN THƯƠNG HIỆU BITA’S CỦA CÔNG TY
SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG BÌNH TÂN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


PHẠM THỊ NHI

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN THƯƠNG HIỆU BITA’S CỦA CÔNG TY
SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG BÌNH TÂN



Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. Trần Đình Lý

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
 


 

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Nghiên cứu quá trình xây
dựng và phát triển thương hiệu Bita’s của công ty TNHH sản xuất hàng tiêu
dùng Bình Tân” do Phạm Thị Nhi, sinh viên khóa 34, ngành Quản Trị Kinh Doanh,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Ths Trần Đình Lý
Giáo viên hướng dẫn

Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


__________________________
Ngày

tháng

năm

_____________________________

năm

Ngày

 

tháng

năm


 

LỜI CẢM TẠ
 

Đầu tiên con xin tỏ lòng thành kính, biết ơn đến Ba Mẹ, người đã sinh thành và
nuôi nấng dạy dỗ con đến ngày hôm nay. Gia đình luôn là hậu thuẫn vững chắc nhất,
là niềm tin, là chỗ dựa tinh thần cho con, luôn dành những điều kiện tốt nhất để con
chuyên tâm vào học hành. Để con có được ngày hôm nay, Ba Mẹ đã hy sinh rất nhiều.

Xin cảm ơn những người thân đã luôn động viên ủng hộ con.
Thời gian học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Quý
Thầy Cô đã giảng dạy cho em rất nhiều kiến thức vô cùng bổ ích và quan trọng, không
chỉ kiến thức lý thuyết qua những trang sách mà cả những bài học kinh nghiệm về
cuộc sống mà chính Thầy Cô đã góp nhặt được từ công việc xã hội. Chính những bài
học vô cùng quý giá ấy sẽ là hành trang cho em vững tin bước vào cuộc đời.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế trường Đại
học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã dìu dắt em suốt bốn năm học, đặc biệt em
xin cảm ơn thầy Trần Đình Lý, người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong quá
trình học tập cũng như hoàn thành báo cáo này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh Đạo Công ty TNHH sản xuất hàng
tiêu dùng Bình Tân đã tiếp nhận em vào Công ty thực tập, đặc biệt em xin cảm ơn đến
các anh chị trong Trung tâm mậu dịch đã nhiệt tình giúp đỡ và chỉ dẫn em trong suốt
thời gian thực tập vừa qua.
Cảm ơn những người bạn luôn động viên, giúp đỡ, tin tưởng tôi trong suốt quá
trình học tập cũng như trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!

 


 

NỘI DUNG TÓM TẮT
 

PHẠM THỊ NHI. Tháng 6 năm 2012. “ Nghiên Cứu Quá Trình Xây Dựng
Và Phát Triển Thương Hiệu Bita’s Của Công Ty TNHH Sản Xuất Hàng Tiêu
Dùng Bình Tân”.
PHAM THI NHI. June 2012. “ Study On The Process Of Bita’s Brand

Building And Development of Binh Tan Company Limited Producing cosumer
goods”.
Vấn đề thương hiệu đang là mối quan tâm của doanh nghiệp, người tiêu dùng,
khách hàng và xã hội. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, an toàn cho xã hội và có
chỗ đứng vũng chắc thì các doanh nghiệp phải tạo dựng được một dấu ấn sâu sắc về
tên tuổi của mình trong tâm trí của khách hàng.
Trước đây vấn đề thương hiệu luôn mờ nhạt, cho đến khi nhiều tên tuổi của các
doanh nghiệp Việt Nam bị đánh cắp thương hiệu, lúc đó các doanh nghiệp mới thức
tỉnh, chạy đua với thời gian, với tiến bộ xã hội để bảo vệ và giữ vững thương hiệu của
mình.
Khóa luận nghiên cứu về quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Bita’s
của Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân dựa vào các hoạt động trong
quá khứ và hiện tại thông qua các vấn đề về thương hiệu doanh nghiệp nước ta hiện
nay, thu thập thông tin phản hồi của khách hàng. Từ đó, đưa ra những đánh giá tổng
quan, kết quả, thành tựu mà Công ty đạt được. Tiếp đó, rút ra những ưu, nhược điểm,
thuận lợi cũng như khó khăn mà Công ty gặp phải để đề xuất một số giải pháp để hoàn
thiện hơn nữa chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty trong thời
gian tới.

 


 

 

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.1.1 Mục tiêu tổng quát

2

1.1.2 Mục tiêu cụ thể


2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1 Không gian

2

1.3.2 Thời gian

2

1.4 Cấu trúc khóa luận

2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1 Tổng quan về thị trường giày dép Việt Nam

4

2.2 Tổng quan về công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân

5


2.2.1 Sơ lược về công ty

5

2.2.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

6

2.2.3 Cơ cấu, bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

9

2.2.4 Tình hình sản xuất kinh doanh

16

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận

 

20
20

3.1.1 Khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn

20

3.1.2 Khái niệm về thương hiệu


20

3.1.3 Các loại thương hiệu

21

3.1.4 Lợi ích thương hiệu

22

3.1.5 Mở rộng thương hiệu

23
v


 

3.1.6 Yếu tố cấu thành thương hiệu.

23

3.1.7 Đo lường thương hiệu

24

3.1.8 Tài sản thương hiệu

25


3.1.9 Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu
của mỗi doanh nghiệp

26

3.1.10 Chiến lược xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp

29

3.1.11 Phân tích ma trận SWOT

30

3.2 Phương pháp nghiên cứu

31

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

31

3.2.2 Phương pháp phân tích

31

3.2.3 Phương pháp tổng hợp

32


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

33

4.1 Thực trạng về vấn đề thương hiệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam

33

4.2 Phân tích môi trường kinh doanh của công ty

36

4.2.1 Môi trường bên ngoài

36

4.2.2 Môi trường cạnh tranh

38

4.2.3 Môi trường bên trong

41

4.3 Văn hóa và môi trường giao tiếp của Công ty

43

4.3.1 Văn hóa và môi trường giao tiếp nội bộ


43

4.3.2 Văn hóa và môi trường giao tiếp bên ngoài

45

4.4 Nhận thức của công ty về vấn đề thương hiệu

46

4.5 Bộ máy xây dựng và phát triển thương hiệu

47

4.5.1 Mô tả bộ máy xây dựng và phát triển thương hiệu

47

4.5.2 Mức độ đầu tư cho công tác xây dựng, quảng bá thương hiệu

48

4.5.3 Bảo vệ thương hiệu

48

4.6 Tình hình xây dựng và phát triển thương hiệu ở công ty

 


49

4.6.1 Tầm nhìn, sứ mệnh, khách hàng và thị trường mục tiêu

49

4.6.2 Thiết kế và tạo dựng các yếu tố của thương hiệu

50

4.6.3 Khách hàng

52
vi


 

4.6.4 Nhà cung ứng

53

4.6.5 Hoạt động xã hội

53

4.7 Kết quả phân tích số liệu điều tra

55


4.8 Phân tích SWOT

59

4.9 Đánh giá tình hình xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty

62

4.10 Một số giải pháp phát triển thương hiệu cho Công ty

63

4.10.1 Nâng cao nhận thức thương hiệu cho các thành viên của công ty

63

4.10.2 Nâng cao vai trò bộ phận chuyên về thương hiệu.

63

4.10.3 Tăng cường quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp

64

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

69

5.1 Kết luận


69

5.2 Kiến nghị

69

5.2.1 Đối với công ty

69

5.2.2 Đối với nhà nước

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

PHỤ LỤC

72

 

vii


 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 

TNHH
TPHCM
USD
EU
UBND
CBCNV
HĐQT
LN/CP
LN/DT
GDP
BHYT
BHXH
BHTN
PCCC
SXKD
UH
CĐMDC
LĐTBXH
TW
MTTQVN
BQL
KD
MMTB
TNMT
KHCN
VN
DN
TGĐ


Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố Hồ Chí Minh
United States Dollar ( Đô la Mỹ )
European Union
Ủy Ban Nhân Dân
Cán bộ công nhân viên
Hội đồng quản trị
Lợi nhuận/Chi phí
Lợi nhuận/Doanh thu
Gross Domestic Product ( Tổng sản phẩm quốc nội )
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm tai nạn
Phòng cháy chữa cháy
Sản xuất kinh doanh
Ùng hộ
Chất độc màu da cam
Lao Động Thương Binh Xã Hội
Trung Ương
Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam
Ban Quản Lý
Kinh doanh
Máy móc thiết bị
Tài nguyên môi trường
Khoa học công nghệ
Việt Nam
Doanh nghiệp
Tổng giám đốc


 
 
 
 
 
 
 
 

 

viii


 

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang 
 

Bảng 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức và Bộ Máy Hoạt Động của Công Ty

9

Bảng 2.2: Tình Hình Tài Chính Công Ty ( 2009 – 2010 )

16

Bảng 2.3: Tình Hình Lao Động Và Tiền Lương Tại Công Ty ( 2009 – 2010 )


16

Bảng 2.4: Kết Quả Kinh Doanh Của Công Ty Bita’s ( 2009 – 2010 )

18

Bảng 2.5: Quy Mô Thị Phần Các Chi Nhánh Của Bita’s ( 2009 – 2010 )

19

Bảng 3.1: Ma Trận SWOT

31

Bảng 4.1: Tình Hình Tài Sản, Nguồn Vốn Của Bita’s ( 2009 – 2010 )

41

Bảng 4.2: Chi Phí Cho Công Tác Nghiên Cứu, Triển Khai Ứng Dụng Công Nghệ Mới
(2009 – 2010 )

42

Bảng 4.3: Hệ Thống Phân Phối Sản Phẩm Của Công Ty Bita’s Năm 2010

42

Bảng 4.4: Chi Phí Cho Công Tác Xây Dựng Và Quảng Bá Thương Hiệu Của Bita’s
(2009 – 2010)


48

Bảng 4.5: Hoạt Động Xã Hội Của Công Ty Năm 2010 Và 6 Tháng Đầu Năm 2011 53
Bảng 4.6: Ma Trận SWOT

 

59

ix


 

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang 
Hình 2.1: Công Ty Sản Xuất Hàng Tiêu Dùng Bình Tân

5

Hình 2.2: Logo

6

Hình 4.1: Biểu Đồ Tỷ Lệ Các Thương Hiệu Được Sử Dụng

39

Hình 4.2: Logo


51

Hình 4.3: Biểu Đồ Về Giới Tính Của Khách Hàng

55

Hình 4.4: Biểu Đồ Thu Nhập Của Khách Hàng

56

Hình 4.5: Biểu Đồ Lý Do Khách Hàng Lựa Chọn Bita’s

57

Hình 4.6: Biểu Đồ Thể Hiện Lựa Chọn Sản Phẩm Khác Của Khách Hàng

57

Hình 4.7: Biểu Đồ Thể Hiện Sự Quay Lại Của Khách Hàng

58

Hình 4.8: Biểu Đồ Thể Hiện Sự Hài Lòng của Khách Hàng về Chất Lượng dịch vụ 59

 

 

x



 

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về thương hiệu giày
dép Bita’s

72

Phụ lục 2: Các giấy chứng nhận nhãn hiệu Bita’s

76

Phụ lục 3: Sản phẩm mới của Bita’s

78

 

xi


 

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Trong tiến trình hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới, nhất là sau khi VN
gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp VN chịu áp lực

cạnh tranh gay gắt không chỉ đối với thị trường nước ngoài mà ngay chính thị trường
trong nước. Để vượt qua cạnh tranh thử thách này đòi hỏi các doanh nghiệp VN phải
đẩy mạnh cải tiến về công nghệ, chất lượng sản phẩm mà đặc biệt là xây dựng cho
mình một thương hiệu mạnh, thương hiệu với một nét riêng có, một đặc thù mà khi nói
đến khách hàng có thể liên tưởng gán ghép cho thương hiệu đó với một đặc tính, chức
năng hay một phạm vi cụ thể. Để làm được điều đó, các DN phải tự xây dựng cho
mình một nền tảng riêng, một bản sắc riêng thể hiện rõ “tính cách ” về thương hiệu của
DN mình, khi đó DN có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trên thị trường. Do vậy,
vấn đề thương hiệu vẫn còn đang được được nhiều người và DN quan tâm, có rất
nhiều hội thảo về các vấn đề liên quan đến thương hiệu, diễn đàn, báo, internet....
Tuy nhiên hiện nay vẫn còn những doanh nghiệp VN coi vấn đề thương hiệu
còn mới mẻ và chưa có chính sách đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu. Và cũng
còn không ít DN còn nhận thức sai lầm, thiếu chính xác hay không đầy đủ về xây
dựng và phát triển thương hiệu, điều này đã phần nào ảnh hưởng đến chiến lược phát
triển của công ty. Bên cạnh đó, có nhiều công ty đã nhận thấy rõ những cơ hội và
thách thức mà công ty đang đối diện nên đã đề ra những giải pháp để xây dựng và phát
triển thương hiệu cho công ty của mình. Hầu hết các công ty đều rất chú trọng việc
làm sao để xây dựng và đưa thương hiệu của công ty mình đến tất cả mọi người. Việc
xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty là cả một quá trình tìm hiểu và nghiên
cứu lâu dài.
Và Bita’s là một DN có kinh nghiệm 20 năm trên con đường phát triển của
 

1


 

mình. Vì thế họ hiểu rất rõ chặng đường đi gian nan như thế nào để có thể khẳng định
giá trị thương hiệu Bita’s trước bao đối thủ cùng ngành. Chính vì những lý do trên tôi

đã quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển thương
hiệu Bita’s của Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.1.1 Mục tiêu tổng quát
Vận dụng những cơ sở lý luận về xây dựng và phát triển thương hiệu DN để tìm
hiểu và đánh giá con đường thương hiệu mà Bita’s đã đi qua. Thông qua các kết quả
thu được làm rõ thực trạng về quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của công
ty. Bên cạnh đó cũng nêu bật lên những tồn tại và nguyên nhân để đề xuất các giải
pháp nhằm đẩy mạnh phát triển thương hiệu của Bita’s.
1.1.2 Mục tiêu cụ thể
-

Mô tả một cách tổng quát tình hình hoạt động của công ty.

-

Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của công ty

-

Phân tích môi trường kinh doanh của công ty.

-

Phân tích chiến lược phát triển thương hiệu mà công ty đã sử dụng.

-

Phân tích ma trận SWOT.


-

Đánh giá quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty.

-

Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu cho công ty.

1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Không gian
Tại phòng kinh doanh nội địa của Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân, số
1016A – Hương Lộ 2 - Bình Trị Đông A – Quận Bình Tân – TP.HCM.
Bên cạnh đó đồng tìm hiểu thêm các đối thủ cạnh tranh của Bita’s để đưa ra
thông tin cho bài luận.
1.3.2 Thời gian
Đề tài sử dụng các số liệu được nghiên cứu trong phạm vi 2009 – 2010.
1.4 Cấu trúc khóa luận
Chương 1 nêu lý do chọn đề tài, đặt ra mục tiêu cần nghiên cứu trong quá trình
thực tập tại công ty.
Chương 2 là tổng quan sơ khảo các tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài.
 

2


 

Chương này cũng tóm tắt thông tin về Bita’s, các chặng đường phát triển và hoạt động
KD, sơ đồ bộ máy tổ chức và chức năng giữa các phòng ban của công ty Bình Tân.
Chương 3 là nội dung và phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày một

số khái niệm có liên quan và một số phương pháp được sử dụng trong quá trình làm
bài.
Chương 4 là phần tổng hợp lại những gì thu thập được, xử lý và phân tích để
cho ra kết quả mong muốn nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong chương 1. Qua đó đề
xuất một số giải pháp góp phần nào đó cho công ty hoàn thiện hơn.
Chương 5 là tổng hợp lại kết quả đạt được để đưa ra kết luận và kiến nghị.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

3


 

 

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1 Tổng quan về thị trường giày dép Việt Nam
Theo tính toán của Hiệp hội Da giày VN, trung bình mỗi người dân VN sử
dụng từ 1,5-3 đôi giày/năm, lượng tiêu thụ khoảng 130-240 triệu đôi/năm, tập trung
80% vào sản phẩm da - giả da có giá dưới 150 ngàn đồng. Ước tính, giá trị tổng thị
trường giày dép các loại trong nước từ 1-1,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng 30% so
với kim ngạch xuất khẩu. Đây là một con số không nhỏ cho ngành da giày. Tuy nhiên,
các DN ngành da giày VN muốn “chen chân” vào thị trường nội địa không phải là
chuyện dễ dàng bởi thị trường này hiện đang bị hàng nước ngoài “thao túng”. Nhiều
nhất phải kể đến là hàng Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia. Duy chỉ có một phần rất
nhỏ dành cho nhà sản xuất trong nước đã xây dựng được thương hiệu như: Vina Giày,
T&T, Biti’s, Asia, Bita’s, Giày Việt, Hồng Anh, Hồng Thạnh, Kim Thành, Pasteur...
Ngành da giày thế giới tiếp tục có xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các
nước đang phát triển, đặc biệt hướng vào các nước có môi trường đầu tư thuận lợi,
chính trị ổn định và an toàn. Khi VN gia nhập tổ chức thương mại thế giới, hàng rào
thuế quan dần được dỡ bỏ, cùng với các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, VN
đã trở thành một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các nhà sản xuất da giày.
VN được xếp hạng là một trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu trên thị trường
quốc tế hiện nay về da giày, riêng ở thị trường EU, VN xếp thứ hai sau Trung Quốc.
Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày VN có mức tăng trưởng trung bình hàng năm
16%, đạt mức 3,96 tỉ USD năm 2007, đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu khí. Kim
ngạch xuất khẩu giày dép các loại trong tháng 4/2008 ước đạt 330 triệu USD, tăng
5,4% so với tháng trước và tăng 17% so với cùng kỳ năm 2007. Tổng kim ngạch xuất
khẩu da giày các loại trong 4 tháng năm 2008 ước đạt 1,356 tỉ USD, tăng 15,7% so với
cùng kỳ năm 2007 ( theo Hiệp Hội Da Giày Việt Nam).
Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải nhìn nhận thực tế rằng năng lực xuất khẩu của
 

4



 

ngành da giày VN trên thị trường xuất khẩu thế giới còn yếu do thiếu khả năng tự thiết
kế mẫu mã, tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, quy mô sản xuất chưa đủ lớn,
điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ của VN còn nhiều hạn chế, giá thành chi phí sản
xuất cao, ưu thế về nhân công lao động tuy vẫn là nhân tố cạnh tranh, nhưng không
còn thuận lợi như trước đây. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì dù có đến
90% sản lượng xuất khẩu, nhưng lợi nhuận thu về từ ngành này chỉ đạt mức 25% giá
trị gia tăng, vì ngành này chủ yếu vẫn “bán” sức lao động là chính.
2.2 Tổng quan về công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân
2.2.1 Sơ lược về công ty
a) Thông tin về doanh nghiệp
Hình 2.1: Công Ty Sản Xuất Hàng Tiêu Dùng Bình Tân

Nguồn: Phòng kinh doanh

 

-

Tên DN ( tiếng việt ): Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân

-

Tên DN ( tiếng Anh ): Bình Tân consumer goods manufacturing co.ltd

-

Tên giao dịch ( viết tắt ): BITA’S


-

Địa chỉ: 1016 A hương lộ 2 – Bình Trị Đông A – Q. Bình Tân – TPHCM

-

Điện thoại: 84.08.3754.0457 – 3750.7703

-

Email:

-

Ngành nghề kinh doanh chính:

Fax: 84.08.3754.0959 – 3754.1449

website:
5


 

+ Sản xuất hàng tiêu dùng chủ yếu là nguyên liệu da, giả da và cao su, sản xuất
giày dép các loại, dép nhựa EVA.
+ Xuất khẩu hàng tiêu dùng bằng da, giả da, nhựa và cao su do công ty tự sản
xuất sang các thị trường: Châu Á, Châu Âu, Trung Quốc
+ Kinh doanh các mặt hàng bách hóa ở các cửa hàng cho nhánh của công ty.

b) Thông tin về thương hiệu
- Tên gọi thương hiệu: BITA’S
- Tên tiếng Anh của thương hiệu: BITA’S
- Logo, biểu trưng của doanh nghiệp
Hình 2.2: Logo

Nguồn: Phòng kinh doanh
- Nhóm ngành hàng: giày dép
- Danh sách các sản phẩm, dịch vụ mang tên thương hiệu: Giày dép BITA’S:
 Giày dép PU ( Polyurethane ) các loại, mã hiệu sản phẩm: DUM/SUM,
DEN/SEN, DPS/SPS, DOB/SOB, DYN/SYN, DAN.
 Giày dép PVC ( Polyvinyl Chloride ) các loại, mã hiệu sản phẩm: PM, PW, PB.
 Giày dép cao su ( Rubber ) các loại, mã hiệu sản phẩm: S, SM.
2.2.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
a) Lịch sử hình thành
Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân là công ty TNHH với tên giao dịch
 

6


 

là Bita’s Co.Ltd. Quá trình hình thành và phát triển của công ty được chia làm 3 giai
đoạn:
Trước năm 1982: Công ty chỉ là tổ hợp chủ yếu sản xuất các mặt hàng cao su,
vỏ ruột xe đạp, mặt vợt bóng bàn.
Từ sau năm 1982 – 1991: Công ty chuyển sang hình thức hợp doanh lấy tên
Công ty hợp doanh cao su nhựa Tân Bình ( TABIFAC ). Trong giai đoạn này, công ty
chủ yếu sản xuất sản phẩm cao su các loại, giày dép nhựa, giày dép da, giày dép xốp.

Ngày 15 tháng 6 năm 1991: Công ty trở thành Công ty TNHH lấy tên là Công
ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân. Công ty chuyên sản xuất các loại giày dép
sandal, giày thể thao từ nguyên liệu tổng hợp, si, giả da, và đế PU.
Cho đến nay, Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân đã không ngừng cải
tiến, trang bị thêm MMTB, dây chuyền sản xuất hiện đại, hoàn thiện bộ máy quản lý
và tích cực nghiên cứu thị trường để mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị phần cho
ra nhiều mẫu mã mới, đẹp, hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
b) Tóm tắt các bước phát triển quan trọng của doanh nghiệp.
+ Giai đoạn đầu 1991 – 1993
Đây là giai đoạn phải làm lại từ đầu nên Công ty cần phải chấp nhận xây dựng
cơ chế làm gia công để ổn định, củng cố bộ máy tổ chức quản lý sản xuất. Bằng nguồn
vốn cá nhân, công ty đã nâng cấp một phần nhà xưởng, thay đổi các thiệt bị trọng yếu
để có thể sản xuất ra những sản phẩm mới.
Luôn nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong - ngoài nước và định hướng
phát triển sản xuất cho công ty.
+ Giai đoạn tổ chức thị trường 1994 – 1997
Bước qua giai đoạn đầu tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất và tìm kiếm nguồn
lực, công ty tiếp tục định hướng các chiến lược sản xuất và thị trường tiêu thụ, tham
gia các hội chợ chuyên ngành giày dép quốc tế tại Italy, Đức, Pháp...để tìm hiểu thị
trường xuất khẩu Châu Âu và tìm kiếm khách hàng, tổ chức huấn luyện và gửi nhân
viên kỹ thuật đi học công nghệ sản xuất giày dép tai Italy, Cộng hòa Czech, đầu tư
công nghệ sản xuất giày vải ( Canvas shoes ).
Giữa năm 1994, công ty bắt đầu xuất khẩu trực tiếp sản phẩm giày vải và các
loại giày dép với chất liệu giả da có đế bằng cao su.
 

7


 


Ngày 14 tháng 08 năm 1996, thành lập công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình
Tân tại Hà Nội, nay là chi nhánh Bita’s Miền Bắc.
Giai đoạn này công ty phải giải quyết rất nhiều khó khăn trở ngại do thiếu vốn
đầu tư công nghệ mới.
+ Giai đoạn tiếp tục đổi mới công nghệ và phát triển thị phần từ 1998 đến
nay.
Công ty đã đầu tư nhiều MMTB hiện đại phục vụ cho sản xuất. Cụ thể:
Trong 2 năm 1997 – 1998, đầu tư 2 dây chuyền sản xuất dép và đế PU
(Polyurethane ) theo công nghệ tiên tiến của Italy trị giá gần 5 tỷ đồng.
Năm 2001, nhằm đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, công ty tiếp tục đầu tư,
nhập một dây chuyền sản xuất đế PU của Hàn Quốc trị giá gần 1 tỷ đồng, và một dây
chuyền sản xuất giày PVC trị giá 3 tỷ đồng.
Chiến lược mở rộng thể hiện qua các bước:
<>Tháng 07 năm 2002, chấp hành theo quyết định số 08/2002/QĐ – UB của
UBND TPHCM ký ngày 08 tháng 07 năm 2002, công ty tiến hành di dời 3 phân
xưởng về khu công nghiệp Tân Tạo huyện Bình Chánh, TPHCM và tại nhà máy
1016A – Hương lộ 2 – Bình Trị Đông A – Quận Bình Tân, nâng diện tích sử dụng từ
8.500m2 lên 25.000m2, nâng diện tích nhà xưởng từ 5.000 m2 – 12.000 m2, tăng cường
nhiều thiết bị mới, một dây chuyền thể thao hoàn chỉnh có công suất đạt tiêu chuẩn
Quốc tế. Đồng thời mở rộng mạng lưới KD trong nước với hơn 1.000 đại lý.
<> Ngày 12 tháng 06 năm 1999, thành lập trung tâm mậu dịch Bình Tân tại
TPHCM để trực tiếp quản lý hệ thống phân phối sản phẩm cho thị trường nội địa,
đồng thời thành lập chi nhánh tại TP.HCM. Xây dựng thêm lần lượt các chi nhánh
trong cả nước để phát triển kênh phân phối tại các thị trường trong và ngoài nước (
Lào Cai, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ ) cụ thể là:
- Ngày 18 tháng 07 năm 1999, thành lập chi nhánh tại thành phố Cần Thơ, nay
đổi tên thành chi nhánh Bita’s Miền Tây.
- Ngày 26 tháng 03 năm 2000, thành lập chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng, nay
đổi tên thành chi nhánh Bita’s Miền Trung.

- Ngày 07 tháng 03 năm 2002, chi nhánh Bita’s Lào Cai được thành lập, nay
đổi tên thành chi nhánh Bita’s Biên Mậu Lào Cai – Hà Khẩu ( Trung Quốc).
 

8


 

- Ngày 16 tháng 04 năm 2004, chi nhánh TPHCM được tách ra khỏi Trung Tâm
Mậu Dịch, đến nay được đổi tên thành chi nhánh Bita’s Miền Nam.
Ngày 17 tháng 10 năm 2001, công ty Bita’s được cơ quan chứng nhận BVQI
(Vương Quốc Anh ) chứng nhận phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 –
2000.
Đầu năm 2002, công ty cũng đã khởi công xây dựng nhà máy mới đã hoạt động
vào tháng 09 năm 2003 với diện tích sử dụng là 12000m2 và giá trị đầu tư khoảng 18
tỷ đồng.
Ngoài sản xuất kinh doanh ngành giày dép, Bita’s còn là chủ đầu tư khu công
nghiệp Hàm Kiệm II, tại tỉnh Bình Thuận với diện tích 433 ha, được khai trương động
thổ vào ngày 28 tháng 02 năm 2008.
Ngày 15 tháng 06 năm 2011, Bita’s kỷ niệm 20 năm thành lập công ty, khẳng
định một thương hiệu với chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển vững mạnh.
2.2.3 Cơ cấu, bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
 Sơ đồ tổ chức
Bảng 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức và Bộ Máy Hoạt Động của Công Ty

 

9



 

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC

BAN DỰ ÁN

BAN TRỢ LÝ

VP Bình Thuận

P.nhân sự

P.hành chính

P.QLCL

P. KT-CN

P.XNK

P.vật tư

P.ĐHSX

P.KTTC

Phụ tá

HCVB Đ.bảo vệ Đ.cơ điện Đ.xe Đ.p/vụ

TTMD

BP nghiệp vụ TTMD

P.điều phối

Cân đối Cung ứng Kho VT
PX.A1 PX.B1 PX.B2 PX.LA PX.C1 PX.C2
HC - NS

Phụ tá

thời trang

P.công nghệ Phòng R&D P.KTSX
MMTB Khuôn gỗ CH.EPOXY

Kho TP

Marketing

Tạo mẫu ĐMCB – CTVT KTSX SX mẫu

Kế toán
IT – ERP

CN Lào Cai CN Miền Bắc CN Miền Trung CN Miền Nam CN Miền Tây
 


10


 

Nguồn: Phòng Kinh Doanh

 

11


 

Chức năng của các phòng ban
 Phòng nhân sự
Bita’s nói riêng và các DN khác nói chung đều rất coi trọng công tác nhân sự cho
công ty, tránh tình trạng tuyển không đúng người, bố trí không đúng việc gây trở ngại cho
hoạt động KD thì vai trò phòng nhân sự rất quan trọng. Phòng có các nghiệp vụ cụ thể:
- Tổ chức nhân sự, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, công tác tuyển
dụng, đào tạo, biên soạn các nội quy, quy chế, đưa ra các chính sách chế độ liên quan đến
lương, thưởng, quyền và nghĩa vụ của người lao động.
- Tham mưu cho ban TGĐ trong công tác tuyển nhân sự, hệ thống lương thưởng
cho công ty.
- Phối hợp với hành chính văn phòng, công đoàn công ty trong việc giải quyết đơn
từ khiếu nại, tố cáo theo quy định. Thực hiện các công việc khác cho ban TGĐ phân công.
 Phòng Kế Toán Tài Chính:
Đây là một bộ phận quan trọng trong mạng lưới kinh doanh và là công cụ quản lý
hoạt động SXKD của công ty, chỉ có phòng kế toán cung cấp kịp thời, chính xác cũng

như đầy đủ thông tin cần thiết. Phòng kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc
công ty. Công việc cụ thể của phòng kế toán là:
- Thực hiện, phản ảnh và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình kinh
doanh của công ty, đồng thời phản ảnh quá trình kinh doanh đến Ban TGĐ.
- Thực hiện về khâu quản lý tài sản của Công ty hiện có và kiểm tra hoạt động KD.
- Quản lý chặt chẽ về tài chính chủ yếu là các loại hình vốn hàng hóa.
- Ghi chép sổ sách và làm quyết toán cuối kỳ, báo cáo cho Giám Đốc vào mỗi
tháng, mỗi quý, mỗi năm.
- Tính toán, trích nộp đúng quy định các khoản phải nộp vào Ngân Sách Nhà Nước
ban hành, đảm bảo bí mật tuyệt đối các tài liệu, hồ sơ và số liệu kế toán.
- Báo cáo tình hình hoạt động tài chính hiện tại của Công ty để Giám Đốc kịp thời
đưa ra biện pháp thực hiện thích hợp.
- Tổ chức và triển khai công tác Kế Toán Tài Chính của đơn vị.
 

12


 

- Phân tích các số liệu kế toán, tài chính để cung cấp thông tin cho Ban Giám Đốc
để đề ra các phương hướng và kế hoạch SXKD thích hợp.
 Phòng tổ chức hành chính:
Phụ trách quản lý, điều hành các công việc: hành chính, nhân sự, lao động, tiền
lương, quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo.
Nghiên cứu, giải quyết các chế độ chính sách, tổ chức học nâng bậc.
Chăm lo sức khỏe, CBCNV theo chế độ khám định kỳ.
Quản lý việc thực hiện lao động theo bảng thỏa ước lao động.
Xây dựng đơn giá tiền lương.
 Phòng quản lý chất lượng:

Kiểm tra chất lượng, số lượng vật tư, nguyên vật liệu đầu vào trước khi nhập kho.
Hạn chế khiếu nại sau khi xuất hàng do lỗi kiểm tra.
Hạn chế quá trình sản xuất tại các phân xưởng.
Tổ chức thực hiện và duy trì quản lý nghiệp vụ công tác kiểm tra chất lượng sản
phẩm.
Thống kê, tổng hợp tình hình chất lượng sản phẩm, các dạng sản phẩm hư hỏng.
Làm các thủ tục về chất lượng.
 Phòng vật tư
Tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý, mua sắm, cung cấp các vật tư, trang
thiết bị phục vụ cho công tác sản xuất. Theo dõi công tác an toàn lao động và quản lý vật
tư chung theo quy định của công ty.
Lập kế hoạch dự trù hàng năm, hàng quý, liên hệ mua sắm vật tư và các thiết bị
phục vụ cho quá trình sản xuất.
Nhập kho, sắp xếp kho tàng, bảo quản đảm bảo chất lượng an toàn cho nguồn vật
tư của công ty, phối hợp với các bộ phận khác nhằm cung ứng nguồn vật tư kịp thời cho
công ty.
Theo dõi quá trình sử dụng nguồn vật tư tại các phân xưởng, thực hiện quyết toán
vật tư, lập báo cáo tình hình định mức tiêu hao nguyên vật liệu, trình lên Giám đốc.
 

13


×