Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG MARKETING SẢN PHẨM XE DU LỊCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ÔTÔ TRƯỜNG HẢI CHI NHÁNH BIÊN HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ THANH THI

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG MARKETING SẢN PHẨM
XE DU LỊCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ÔTÔ
TRƯỜNG HẢI CHI NHÁNH BIÊN HÒA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ THANH THI

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG MARKETING SẢN PHẨM
XE DU LỊCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ÔTÔ
TRƯỜNG HẢI CHI NHÁNH BIÊN HÒA

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.S Hà Thị Thu Hòa

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 6/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “NGHIÊN CỨU HOẠT
ĐỘNG MARKETING SẢN PHẨM XE DU LỊCH CỦA CTCP ÔTÔ TRƯỜNG HẢICHI NHÁNH BIÊN HÒA” do PHẠM THỊ THANH THI, sinh viên khóa 34, ngành
Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
______________

Th.S Hà Thị Thu Hòa
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

năm 2012

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày tháng năm 2012

Ký tên, ngày tháng năm 2012


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin cảm ơn Cha Mẹ đã tần tảo nuôi con ăn học cho đến ngày
hôm nay và những người thân trong gia đình đã luôn ủng hộ, động viên con. Đó là

nguồn động lực, là tiềm tin giúp cho con vững bước trong cuộc sống và trên con
đường học tập.
Tôi xin cảm ơn tất cả thầy cô, đặc biệt là quí thầy cô khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã truyền đạt rất nhiều kiến thức cơ bản về chuyên
ngành, cũng như những kinh nghiệm, những lời khuyên thật quí báu trong cuộc sống.
Những điều này sẽ là những viên gạch nền tảng giúp cho tôi xây dựng con đường đi
tới tương lai.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô Hà Thị Thu Hòa đã nhiệt
tình hướng dẫn cho em trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành gửi đến Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên
CTCP Ôtô Trường Hải-Chi Nhánh Biên Hòa, đặc biệt là các anh, chị phòng Kinh
doanh, phòng Kế toán- những người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi được tiếp cận những hoạt động thực tế tại công ty, lòng biết ơn sâu
sắc và những lời chúc tốt đẹp nhất. Tôi xin kính chúc quý công ty gặt hái nhiều thành
công trong sản xuất kinh doanh và ngày càng mở rộng hoạt động của mình không chỉ
trong nước mà còn cả trên thế giới.
Cuối cùng, tôi xin chúc toàn thể quí thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP.
HCM luôn dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp giáo
dục và hoạt động nghiên cứu của mình.
Chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Phạm Thị Thanh Thi


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM THỊ THANH THI. Tháng 6 năm 2012. “Nghiên Cứu Hoạt Động
Marketing Sản Phẩm Xe Du Lịch của CTCP Ôtô Trường Hải-Chi Nhánh Biên
Hòa”.
PHẠM THỊ THANH THI. June 2012. “Researching on Marketing Activities
of Car Products at Truong Hai Auto Jointstock Company -Bien Hoa Branch”.

Khóa luận nhằm nghiên cứu về các hoạt động Marketing tại CTCP ôtô Trường
Hải. Trong đó đi sâu tìm hiểu các chiến lược Marketing – Mix sản phẩm xe du lịch của
công ty. Trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác
Marketing của công ty.
Bằng phương pháp thu thập và phân tích số liệu, tôi thấy CTCP ôtô Trường Hải
là công ty có vị thế tốt trên thị trường ôtô tại Việt Nam và các hoạt động Marketing
của công ty đã đem lại hiệu quả cao. Năm 2011, cũng như các doanh nghiệp ngành ôtô
trong nước, Trường Hải đã phải đối mặt với không ít khó khăn, lợi nhuận chi nhánh
mang lại cho công ty có phần giảm nhẹ. Tuy nhiên, nhờ vào toàn thể đội ngũ công
nhân viên cùng ban lãnh đạo của công ty đã cùng nhau nỗ lực góp sức phát huy, sang
tạo và tận dụng triệt để các lợi thế và cơ hội của mình nên thương hiệu Trường Hải nói
chung và THACO-KIA nói riêng ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trong thị trường.
Đặc biệt là năm 2011, THACO đã giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường ôtô và giữ vị trí thứ
2 trên thị trường xe du lịch (sau Toyota). Trường Hải đã và đang nỗ lực hết mình để
hoàn thiện hệ thống phân phối tự chủ của mình, với 80 chi nhánh và đại lý bán hàng
trong cả nước. Công ty đã và đang nỗ lực hết mình cho sự phát triển vững mạnh của
mình. Tuy nhiên, công ty vẫn gặp phải một số khó khăn từ các chính sách của Chính
phủ, nền kinh tế, đối thủ cạnh tranh… Khóa luận đã trình bày được những khó khăn đó
và đề xuất giải pháp một số giải pháp Marketing để nâng cao hiệu quả hoạt động
SXKD của công ty. Tuy nhiên, vì thời gian không dài cũng như tồn tại một số khó
khăn khác nên khóa luận cũng còn vài hạn chế.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... x
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.3.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 3
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu .................................................................................. 3
1.4. Cấu trúc đề tài nghiên cứu ................................................................................ 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 4
2.1. Tổng quan ......................................................................................................... 4
2.1.1. Thông tin chung về công ty ..................................................................... 4
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .......................................... 4
2.1.3. Các thành tựu, giải thưởng của công ty ................................................... 6
2.2. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu ........................................................................ 7
2.3. Hệ thống nhận diện ........................................................................................... 8
2.4. Lĩnh vực hoạt động ........................................................................................... 9
2.5. Cơ cấu vốn ........................................................................................................ 9
2.6. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................. 9
2.7 Chức năng các phòng ban................................................................................12
2.8. Mục tiêu, phương hướng trong thời gian tới ..................................................13
2.9. Các liên kết hiện tại của công ty.....................................................................13
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................14
3.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................14
v


3.1.1. Tổng quan về Marketing .......................................................................14
3.1.2. Marketing- Mix .....................................................................................16
3.1.3. Môi trường Marketing ...........................................................................22
3.1.4. Ma trận SWOT ......................................................................................23
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................24

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................24
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................24
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................26
4.1. Thông tin về hoạt động SXKD của công ty trong những năm gần đây .........26
4.1.1. Thị trường ôtô và tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty...................26
4.1.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động SXKD của chi nhánh
Biên Hòa ........................................................................................................................31
4.2. Chiến lược Marketing – Mix của công ty.......................................................34
4.2.1. Chiến lược sản phẩm .............................................................................34
4.2.2. Chiến lược giá .......................................................................................37
4.2.3. Chiến lược phân phối ............................................................................40
4.2.4. Chiến lược chiêu thị cổ động.................................................................42
4.3. Phân tích môi trường Marketing sản phẩm xe du lịch ...................................46
4.3.1. Môi trường vĩ mô ..................................................................................46
4.3.2. Môi trường vi mô ..................................................................................52
4.4. Ma trận SWOT ...............................................................................................58
4.4.1. Điểm mạnh (Strengths)..........................................................................58
4.4.2. Điểm yếu (Weaknesses) ........................................................................59
4.4.3. Cơ hội (Opportunities)...........................................................................59
4.4.4. Đe dọa (Theats) .....................................................................................59
4.5. Một số giải pháp cho các chiến lược Marketing – Mix sản phẩm xe du lịch.62
4.5.1. Chiến lược sản phẩm .............................................................................62
4.5.2. Chiến lược giá .......................................................................................63
4.5.3. Chiến lược phân phối ............................................................................63
4.5.4. Chiến lược chiêu thị cổ động.................................................................64

vi


CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................67

5.1. Kết luận...........................................................................................................67
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................68
5.2.1. Về phía nhà nước ...................................................................................68
5.2.2. Về phía doanh nghiệp ............................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................71

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABS:

Anti-lock Braking System (hệ thống chống bó cứng phanh)

AFTA:

ASEAN Free Trade Area (Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN)

BH & CCDV:

Bán hàng và cung cấp dịch vụ

CB-CNV:

Cán bộ công nhân viên

CBU:

Xe nhập khẩu nguyên chiếc


CKD:

Completely Knocked Down (lắp ráp các linh kiện mới 100% nhập
khẩu theo dạng rời, bao gồm hầu hết hoặc tất cả các bộ phận cần thiết
để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh).

Crossover:

Chữ đầu trong chữ viết tắt CUV - crossover utility vehicle (xe lai
mẫu đa dụng).

CTCP:

Công ty cổ phần

ĐVT:

Đơn vị tính

ESP:

Electronic Stability Program (hệ thống cân bằng điện tử)

MPV:

Multi purpose vehicle (xe đa dụng)

R&D:

Research and Development (Nghiên cứu và Phát triển)


SI:

Space Identity (tiêu chuẩn nhận diện chung của các showroom của
KIA trên toàn thế giới)

SUV:

Sport utility vehicle (kiểu xe thể thao đa chức năng có thể vượt
những địa hình xấu)

SWOT:

Strengths-Weaknesses-Opportunites-Theats

SXKD:

Sản xuất kinh doanh

SXLR:

Sản xuất lắp ráp

TH:

Tổng hợp

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn


TTTH:

Tính toán tổng hợp

VAMA:

Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam

WTO:

World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hệ thống nhận diện ......................................................................................... 8
Bảng 3.1. Ma Trận SWOT ............................................................................................24
Bảng 4.1. Thị Phần Xe Ôtô của Công ty Năm 2011 .....................................................27
Bảng 4.2. Số Lượng Xe Du Lịch Bán Ra Theo Khu Vực Năm 2011...........................28
Bảng 4.3. Số Lượng Xe Ôtô Tiêu Thụ của Công ty Qua 2 Năm 2010, 2011 ...............29
Bảng 4.4. Năm Mẫu Xe Du Lịch Có Doanh Số Cao Nhất Trong Tháng 12/2011 ......30
Bảng 4.5. Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Chi Nhánh Qua 2 năm 2010, 2011.....31
Bảng 4.6. Số Lượng Xe Bán Ra Theo Tháng của Chi Nhánh ......................................32
Bảng 4.7. Số Lượng Xe Bán Ra Theo Loại Xe của Chi Nhánh ...................................33
Bảng 4.8. Màu Xe Một Số Loại Xe ..............................................................................37
Bảng 4.9. Giá Một Số Sản Phẩm Của THACO vào Ngày 16/02/2011 ........................38
Bảng 4.10. Giá Một Số Sản Phẩm Của Toyota vào Ngày 16/02/2011 .........................39
Bảng 4.11. Hệ Thống Phân Phối Năm 2011 .................................................................41

Bảng 4.12. Chi Phí Dành Cho Chiêu Thị Cổ Động của Chi Nhánh Qua 2 Năm 2010 và
2011 ...............................................................................................................................45
Bảng 4.13. Số Liệu Thống Kê Về Sản Lượng Xe Tiêu Thụ Trong Năm 2010 và 2011
.......................................................................................................................................47
Bảng 4.14. Chỉ Tiêu GDP Việt Nam Qua Các Năm .....................................................49
Bảng 4.15. Các Dòng Xe Cạnh Tranh ..........................................................................57
Bảng 4.16. Ma Trận SWOT của Công Ty ....................................................................60

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty .....................................................................10
Hình 2.2. Cơ Cấu Tổ Chức của Chi Nhánh Biên Hòa ..................................................11
Hình 3.1. Quá Trình Thực Hiện Marketing- Mix .........................................................16
Hình 3.2. Các Kênh Phân Phối .....................................................................................20
Hình 4.1. Thị Phần Xe Ôtô của Công ty Năm 2011 .....................................................27
Hình 4.2. Thị Phần Xe Du Lịch của Công ty Năm 2011 ..............................................28
Hình 4.3. Thị Trường Xe Du Lịch Theo Khu Vực Năm 2011 .....................................29
Hình 4.4. Số Lượng Xe Ôtô Tiêu Thụ của Công ty Qua 2 Năm 2010, 2011 ...............30
Hình 4.5. Lượng Xe Bán Ra Của Chi Nhánh So Với Khu Vực Nam Bộ Năm 2011 ...34
Hình 4.6. Một Số Sản Phẩm của Công Ty ....................................................................35
Hình 4.7. Showroom KIA Giải Phóng-Hà Nội theo Tiêu Chuẩn SI ............................42
Hình 4.8. Một Số Hình Ảnh Chiêu Thị Cổ Động Của Công Ty ..................................46

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Mẫu bảng chiết tính giá xe

Phụ lục 2. Hệ thống phân phối của công ty
Phụ lục 3. Thư ngỏ và bảng báo giá xe

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp trong và ngoài nước diễn ra gay gắt. Trước ngưỡng cửa hội nhập quốc
tế, các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển phải hoạch định chiến lược
phát triển kinh doanh, chiến lược thị trường, chiến lược cạnh tranh một cách đúng đắn
và sáng tạo, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và thực tế của thị trường. Bên
cạnh đó, nền kinh tế phát triển, nhu cầu đời sống xã hội của con người từng bước được
nâng cao và ngày càng phong phú hơn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải không
ngừng cải tiến, đổi mới công nghệ để đáp nhu cầu ngày càng cao của con người về
chất lượng sản phẩm cũng như sự đa dạng mẫu mã, phù hợp với nhu cầu thị trường,
thu hút được sự chú ý quan tâm, ủng hộ của khách hàng, có đủ sức cạnh tranh và giành
thắng lợi trong nền kinh tế thị trường đầy biến động. Điều đó đã chứng minh rằng
Marketing là công cụ quan trọng nhất của doanh nghiệp, là chìa khóa vàng giúp doanh
nghiệp giải quyết mọi vấn đề. Marketing của mỗi doanh nghiệp đóng vai trò hết sức
quan trọng trong việc giới thiệu sản phẩm của nhà sản xuất đến người tiêu dùng cũng
như tìm kiếm thị trường thật sự cho các sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất. Với
hệ thống chính sách hiệu quả, Marketing không chỉ giúp cho các nhà sản xuất, kinh
doanh lựa chọn đúng phương pháp đầu tư, tận dụng triệt để thời cơ kinh doanh mà còn
giúp cho họ xây dựng chiến lược cạnh tranh có hiệu quả nhất nhằm nâng cao uy tín,
chinh phục khách hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để thỏa mãn
khách hàng và mang lại lợi nhuận cao nhất thì doanh nghiệp phải có một công cụ tiếp

thị mang tính chiến thuật, Marketing-Mix. Nó là yếu tố quan trọng đối với doanh
nghiệp trong việc tạo dựng chỗ đứng, khả năng chiếm lĩnh thị phần, và gia tăng lợi
nhuận.


Trong bức tranh chung của nền kinh tế nước ta hiện nay, ngành sản xuất và lắp
ráp ôtô không phải là ngành mũi nhọn, được ưu đãi của Nhà nước. Nhìn rộng ra, trong
xu thế hội nhập thì lĩnh vực này không phải thế mạnh của chúng ta. Thị trường ôtô lúc
thì cạnh tranh gay gắt, khốc liệt, lúc lại trầm lắng do tác động của các chính sách điều
hành kinh tế của Chính phủ. Thế nhưng, CTCP ôtô Trường Hải nhờ vào khối kinh
doanh xe thương mai vẫn đứng vững và không ngừng gia tăng thị phần của mình từ
34% lên hơn 38% năm 2011. Đó là do công ty đã nhận thức được tầm quan trọng của
các hoạt động Marketing trong doanh nghiệp, và hưởng ứng chính sách phát triển
ngành công nghiệp ôtô của Chính Phủ theo phương hướng và sách lược của riêng
mình. Đề tài “Nghiên cứu hoạt động Marketing sản phẩm xe du lịch của CTCP
ôtô Trường Hải-chi nhánh Biên Hòa” nhằm mục đích hiểu rõ hơn về thị trường ôtô
và hoạt động Marketing của công ty. Thông qua những vấn đề trình bày trong luận
văn, tôi mong muốn có thể đưa ra được những nhận xét và giải pháp phù hợp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing cho sản phẩm xe du lịch công ty trong thời
gian tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu chiến lược Marketing hỗn hợp của sản phẩm xe du lịch tại CTCP
ôtô Trường Hải để xác định những điều đã làm được và chưa làm được trong quá trình
hoạt động SXKD của công ty. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện
chiến lược Marketing giúp hoạt động SXKD của công ty đạt hiệu quả cao và phát triển
ngày càng bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: Đề tài hướng đến 5 mục tiêu cụ thể:
- Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Phân tích thực trạng chiến lược Marketing- Mix của công ty.

- Phân tích môi trường bên ngoài để xác định những cơ hội và nguy cơ liên
quan đến chiến lược Marketing-Mix mà công ty sẽ gặp phải.
- Phân tích môi trường bên trong để xác định những điểm mạnh, điểm yếu của
công ty.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing-Mix của công
ty.
2


1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Thời gian nghiên cứu

Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 02/2012 đến tháng 05/2012
Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập trong 2 năm: 2010, 2011.
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại CTCP ôtô Trường Hải- chi nhánh Biên
Hòa. Địa chỉ: số 19 đường 2A KCN Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai.
1.4. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
Đề tài gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu: Lý do chọn đề tài, thời gian và không gian tiến hành đề
tài. Thông qua đó nói lên được sự cần thiết của Marketing đối với hoạt động SXKD
của CTCP ôtô Trường Hải.
Chương 2: Tổng quan: Nêu lên lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Sơ đồ tổ chức cũng như nguồn vốn và nguồn nhân lực để góp phần xây dựng và phát
triển của công ty.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Các khái niệm về
Marketing và phương pháp để tiến hành nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Đưa ra những kết quả nghiên
cứu được tại công ty về tình hình sản xuất và tiêu thụ, đặc biệt là chiến lược
Marketing-Mix mà công ty đã xây dựng trong thời gian qua, phân tích ma trận SWOT

để thấy được tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến công ty.
Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm
mạnh để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Tổng hợp từ các kết quả phân tích trên để
đưa ra nhận xét tổng quát về tình hình thực tế của công ty. Đưa ra kiến nghị và một số
giải pháp phù hợp với công ty để công ty có thể tham khảo và áp dụng khi cần thiết.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan
2.1.1. Thông tin chung về công ty
Tên tiếng Việt:

CÔNG TY CỔ PHẦN ÔTÔ TRƯỜNG HẢI

Tên tiếng Anh:

Truong Hai Group

Trụ sở chính:

19 đường 2A, KCN Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai.

Văn phòng tổng quản:

80 Nguyễn Văn Trỗi, phường 8, Q. Phú Nhuận,

TP.HCM

Logo:

Slogan:

Nâng tầm cao mới – Vươn tới tương lai

Điện thoại:

+84-(0)8-35126991-35126992

Fax:

+84-(0)8-35126995

Email:



Website:



Ngày thành lập:

29/04/1997

Chủ tịch HĐQT/TGĐ:


Ông Trần Bá Dương

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Ngày 29/4/1997, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã cấp Giấy phép thành lập
Công ty số: 003433/GP-TLDN – 02, mang tên Công Ty TNHH Ôtô Trường Hải, và
ngày 17/5/1997, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh cho công ty số 054148, với tổng vốn theo Điều lệ 800 triệu đồng và 120
CB-CNV. Công ty kinh doanh chủ yếu nhập khẩu xe đã qua sử dụng về tân trang lại để
cung cấp ra thị trường, đồng thời cung cấp các vật tư phụ tùng cho việc sửa chữa ôtô.


Các giai đọan phát triển của Công ty:
Giai đoạn từ 1997 – 2000 : Công ty mở Văn phòng Đại diện tại hai thị trường
rộng lớn của cả nước về ôtô là TPHCM năm 1998, và Hà Nội năm 1999 để giao dịch.
Đồng thời, ngày 26/11/1998, công ty được cấp phép xuất nhập khẩu trực tiếp.
Giai đọan từ 2001 – 2003: Bắt đầu từ năm 2001, thực hiện chính sách khuyến
khích lắp ráp xe ôtô trong nước do Chính phủ ban hành. Công ty đã mạnh dạn đầu tư
một nhà máy lắp ráp ôtô theo hình thức dạng CKD1 trên diện tích 4 hecta ở Khu Công
nghiệp Biên Hòa 2 công xuất 5.000 xe/năm. Dây chuyền sản xuất và công nghệ do tập
đoàn KIA Motors (Hàn Quốc) chuyển giao, tổng vốn đầu tư 70 tỷ đồng, các sản phẩm
được sản xuất lắp ráp là xe tải nhẹ và xe bus mang thương hiệu KIA. Tháng 9 năm
2001, sản phẩm đầu tiên của dòng xe tải nhẹ được xuất xưởng mang tên Trường Hải
và đã được thị trường chấp nhận và đặt hàng rất lớn. Từ đây, công ty đã đầu tư đặt các
chi nhánh, đại lý phân phối khắp các miền trong cả nước bước đầu khẳng định vị trí
của công ty trên thị trường ôtô trong nước. Đưa doanh số tăng lên hơn một ngàn tỷ
đồng/năm. Cũng từ đây, bắt đầu hình thành trong tâm trí của người tiêu dùng Việt
Nam về Thương hiệu Ôtô Trường Hải.
Năm 2003, Công ty đã quyết định đầu tư 600 tỷ đồng xây nhà máy SXLR ôtô
Chu Lai –Trường Hải, tại Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
với gần 38 ha, chuyển đồi mô hình từ CKD1 sang SXLR theo quy hoạch chung của

Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp ôtô.
Giai đoạn 2004 – 2008: Cuối năm 2004, nhà máy SXLR ôtô Chu Lai – Trường
Hải đã đi vào hoạt động với việc SXLR các dòng xe tải, xe bus. Đặc biệt, tại nhà máy
đã có dây chuyền nhúng sơn điện ly và đường thử thuộc loại hiện đại nhất trong ngành
sản xuất ôtô Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay. Ngoài ra, công ty quyết định thành
lập công ty tàu biển Chu Lai-Trường Hải với 2 chiếc tàu Truong Hai Star I và II trọng
tải 10.000 tấn.
Năm 2005, nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, công ty đã liên doanh, liên kết với
các đối tác tại đây để mở các nhà máy phụ tùng gồm: Sản xuất keo, nhà máy sản xuất
ghế ngồi ôtô, nhà máy điện cơ.
Năm 2007: Công ty tiếp tục đầu tư 650 tỷ đồng mở nhà máy sản xuất và lắp ráp
các loại xe du lịch KIA tại khu kinh tế mở Chu Lai, diện tích 30 ha.
5


Tháng 4/2007, công ty chuyển từ công ty TNHH sang CTCP, mang tên: CTCP
Ôtô Trường Hải với vốn Điều lệ tăng lên 680 tỷ đồng.
Ngày 04/04/2007, tại khách sạn Melia Hà Nội, Trường Hải Group và tập đoàn
KIA Motors (Hàn Quốc) đã chính thức ký kết hợp tác mở ra giai đoạn mới cho sự phát
triển của dòng xe du lịch KIA tại thị trường Việt Nam, và công ty ôtô du lịch Trường
Hải KIA (THACO KIA) chính thức được thành lập.
Tính tới cuối năm 2007, công ty đã có hơn 50 đại lý, chi nhánh gồm: phòng
trưng bày xe, cửa hàng phụ tùng, xưởng sửa chữa xe với quy mô lớn, đáp ứng được
dịch vụ sửa chữa, bảo trì, bảo hành và cung ứng phụ tùng cho khách hàng.
Vào tháng 4 năm 2008, mẫu sản phẩm ôtô du lịch lắp ráp trong nước đầu tiên New Morning được xuất xưởng đến với người tiêu dùng. Đặc biệt, vào đầu năm 2009
công ty đã triển khai lắp ráp thành công mẫu xe tiện nghi và sang trọng New Carens.
Tiếp đến vào ngày 23/7/2010, THACO KIA đã ra mắt chiếc KIA Forte đầu tiên sản
xuất trong nước và đến ngày 9/11/2011 đánh dấu sự ra đời của chiếc KIA Sorento đầu
tiên xuất xứ từ Việt Nam. Đây cũng là chiếc xe thứ 30.000 mà THACO KIA phân phối
ra thị trường và là mẫu xe thứ tư được sản xuất tại Việt Nam.

Bên cạnh việc đầu tư mạnh vào lĩnh vực kinh doanh địa ốc, phát triển cơ sở hạ
tầng Khu công nghiệp, mở rộng Cảng Kỳ Hà tại Khu kinh tế mở Chu Lai, Quảng Nam,
công ty đã đầu tư xây dựng Khu đô thị mới tại Tam Phú với tổng vốn đầu tư gần 600
tỷ đồng, tại Phường Tam Phú, TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Trải qua 15 năm hình thành và phát triển Trường Hải ngày càng khẳng định vị
thế lớn mạnh trên thị trường Việt Nam trong việc cung cấp cho khách hàng những sản
phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt nhất. Bên cạnh đó, sự kiện THACO KIA trở thành 1
trong 15 thành viên đại diện những nhà phân phối xuất sắc nhất của KIA Motors trên
toàn thế giới nhận giải thưởng Zennith (tháng 10/2010) đã khẳng định THACO KIA là
một trong những nhà phân phối lớn của KIA Motors tại khu vực châu Á.
2.1.3. Các thành tựu, giải thưởng của công ty
Huân Chương Lao Động Hạng Ba cho Công Ty và cá nhân Tổng Giám Đốc
năm 2007.
THACO KIA là 1 trong 15 nhà phân phối xuất sắc nhất của KIA Motors trên
toàn thế giới nhận giải thưởng Zennith (tháng 10/2010).
6


Ba lần liên tiếp đạt giải thưởng nhà phân phối xuất sắc nhất Châu Á-Thái Bình
Dương do KIA MOTORS trao tặng.
Giải thưởng “Vì sự phát triển cộng đồng ASEAN” năm 2010.
Top 10 giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 3 năm liền 2008 – 2010 do Trung Ương
Hội Doanh Nghiệp Trẻ Việt Nam trao tặng.
Cúp vàng Thương Hiệu Việt uy tín chất lượng ngành Ô-tô Xe máy do Hội Sở
Hữu Trí Tuệ bình chọn.
Cúp vàng sản phẩm uy tín chất lượng cho sản phẩm xe tải hiệu KIA-2700 II1.25 tấn do Hội Sở hữu trí tuệ bình chọn.
Top ten thương hiệu ngành ô-tô xe máy do Hội Sở hữu Công nghiệp Việt Nam
bình chọn.
Và nhiều bằng khen, giải thưởng uy tín khác.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu

 Chức năng
Công ty chuyên sản xuất lắp ráp và buôn bán ôtô, cung cấp các dịch vụ về sửa
chữa, thay thế và tân trang các loại xe ôtô.
 Nhiệm vụ
Luôn phấn đấu để đạt chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty và Ban lãnh đạo công
ty đưa ra.
Nâng cao uy tín của công ty để tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút khách hàng, xây
dựng chiến lược kinh doanh.
Thực hiện đầy đủ các chính sách về sản xuất kinh doanh, thực hiện an toàn trong
lao động sản xuất.
Tuân thủ các chủ trương chính sách nhà nước.
 Mục tiêu
Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm ôtô với giá cả cạnh tranh, chất lượng
luôn đảm bảo, đa dạng hóa lựa chọn của khách hàng với các sản phẩm nhập khẩu hoàn
toàn cũng như các sản phẩm được sản xuất và lắp ráp trong nước.

7


2.3. Hệ thống nhận diện
Bảng 2.1 Hệ thống nhận diện
STT

Điểm nhận diện

Nội dung

1

Logo


2

Slogan

Nâng tầm cao mới – Vươn tới tương lai

3

Tầm nhìn

Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, mang
lại hiệu quả tối đa cho nhà đầu tư và niềm tự hào cho người
Việt Nam về sản phẩm ôtô Thương hiệu Việt.

4

Sứ mệnh

Tạo ra những sản phẩm thương hiệu THACO nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống của người sử dụng.
Phấn đấu để thương hiệu THACO trở thành một trong những
thương hiệu của Việt Nam được biết đến trong khu vực
AFTA và thế giới.
Trên nền tảng phát triển bền vững, THACO tạo ra nguồn
nhân lực và vật lực góp phần vào quá trình phát triển kinh tế,
văn hóa xã hội và nền công nghiệp cơ khí của nước nhà trong
tương lai.

5

6

Văn

hóa

doanh TẬN TÂM, TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC, TRUNG TÍN,

nghiệp

TRÍ TUỆ, TẬN TÌNH, TỰ TIN, THUẬN TIỆN.

Triết lý kinh doanh

Có Tâm và có Tầm: Trách nhiệm của chúng ta là tạo ra công
ty có Tâm trong việc xây dựng đóng góp cho sự phát triển của
xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của CB-CNV và cộng
đồng. Bên cạnh đó chúng ta nâng Tầm để trở thành một tập
đoàn hùng mạnh có khả năng đại diện cho ngành công nghiệp
ôtô của Quốc gia. Chúng ta tạo dựng văn hóa thương hiệu của
công ty với tâm điểm chính chữ Tâm và chữ Tầm. Trong đó
chữ Tâm là nội lực văn hóa và chữ Tầm thể hiện văn hóa
thông qua sản phẩm.

Nguồn: TH

8


2.4. Lĩnh vực hoạt động

CTCP Trường Hải hoạt động trên 3 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính: Ôtô,
Địa ốc và Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp. Về sản xuất và lắp ráp ôtô, công
ty có mảng sản xuất tập trung tại Khu công nghiệp cơ khí ôtô Chu Lai – Trường Hải,
với các nhà máy lắp ráp xe du lịch, xe tải, xe khách, các nhà máy gia công cơ khí, các
nhà máy hóa chất. Ở mảng phân phối, công ty có hệ thống 31 chi nhánh, 49 đại lý, các
dịch vụ bảo hành, bảo trì khắp cả nước giúp sản phẩm ôtô tới tay người tiêu dùng một
cách thuận tiện nhất.
2.5. Cơ cấu vốn
Tại Đại hội cổ đông thường niên tháng 4/2010, Hội đồng quản trị công ty đã
quyết định tăng vốn điều lệ lên 2.500 tỷ đồng; vốn hóa thị trường tính đến thời điểm
hiện tại ước khoảng 17.500 tỷ đồng.
2.6. Cơ cấu tổ chức
Công ty hoạt động theo cấu trúc gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị
và Ban kiểm soát. Tổng công ty quản lý thông qua văn phòng Hội đồng quản trị đảm
nhận vai trò thanh tra, hoạch định chiến lược, tư vấn quản trị. Bộ máy điều hành được
đặt tại văn phòng đại diện ở TP.HCM – Trung tâm kinh tế lớn nhất nước – để nhanh
chóng khai thác thông tin, cơ hội và thuận tiện điều hành cũng như quan hệ với đối tác
và khách hàng. Tổng giám đốc đại diện pháp nhân cho công ty trong giao dịch, quản lý
điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng
cổ đông và Hội đồng quản trị.
Mỗi lĩnh vực kinh doanh có từng giám đốc chịu trách nhiệm như giám đốc dịch
vụ phụ tùng, giám đốc tài chính, giám đốc kinh doanh giải quyết các vấn đề có liên
quan.
Hiện nay, số lượng CB-CNV hiện đang làm việc tại THACO là 7.056 người.

9


Hình 2.1. Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty


Nguồn: Phòng Nhân Sự

10


Hình 2.2. Cơ Cấu Tổ Chức của Chi Nhánh Biên Hòa

Nguồn: Phòng Nhân Sự
11


2.7 Chức năng các phòng ban
 Phòng kinh doanh
Chức năng
Trực tiếp giao dịch và thực hiện hợp đồng mua bán xe với khách hàng, đại lý,
cửa hàng.
Thống kê doanh số, hàng tồn kho, kế hoạch giao xe cho khách hàng trong
tháng.
Trách nhiệm và quyền hạn
Chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện trực tiếp công việc Marketing, bán hàng,
đặt hàng, đề nghị hồ sơ, giao nhận xe, báo cáo và tổng hợp.
Tiếp thu và thực hiện các chính sách, chiến lược kinh doanh của công ty do
trưởng phòng phổ biến.
Theo dõi tiến độ các hợp đồng bán hàng.
Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình bán hàng.
Yêu cầu các bộ phận khác hỗ trợ thực hiện các việc liên quan đến kinh doanh.
 Phòng kế toán
Giám sát hoạt động kinh doanh của chi nhánh, thực hiên thu chi và giám sát
tình hình tài chính của chi nhánh.
Tổ chức việc hoạch toán theo chế độ hiện hành, phân tích và phản ánh các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo, kế toán thống kê, phân tích hoạt
động kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của chi nhánh, thực
hiện quyết toán hàng quý, năm và báo cáo cho giám đốc.
 Phòng hành chính nhân sự
Tuyển dụng lao động, quản lý hồ sơ, lý lịch nhân viên, bố trí công tác hợp lý.
Tổ chức chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, theo dõi, khích lệ thái độ làm
việc của công nhân viên.
Cung cấp phương tiện, điều kiện để đảm bảo công việc kinh doanh một cách
chu đáo và vận dụng linh hoạt các tài nguyên cơ sở vật chất trong chi nhánh.

12


 Phòng dịch vụ - phụ tùng
Cung cấp các dịch vụ bảo hành, bảo trì cho khách hàng.
Nhận chuyển giao, kiểm tra, quản lý phụ tùng và các loại xe tại kho, bãi.
Tổng hợp, báo cáo, chịu trách nhiệm quản lý hệ thống dịch vụ tại chi nhánh.
2.8. Mục tiêu, phương hướng trong thời gian tới
Năm 2012 được dự báo là một năm đầy khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc
biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ôtô. Dự báo dung lượng thị trường
ôtô Việt Nam khoảng 132,000 xe, giảm 20%, trong đó thị trường xe con được dự đoán
giảm 40%, xe thương mại giảm 10%. Trước những khó khăn nêu trên, THACO đặt
mục tiêu giữ vững vị trí đứng đầu thị trường Việt Nam và khởi động xuất khẩu vào
khu vực AFTA đã xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh như sau:
Về kinh doanh: Năm 2012, THACO bán ra 31.712 xe, (trong đó: Xe du lịch
12.712 xe; Xe tải trung cấp 5.880 xe; xe tải cao cấp 11.970 xe, xe bus 1.150 xe, doanh
thu 12.337 tỷ đồng.
Về phát triển hệ thống phân phối: chuyên biệt cho từng dòng sản phẩm thông
qua hệ thống showroom trực thuộc. Xây dựng thêm 7 showroom mới tại Bắc Bộ, 1 tại

Trung Bộ và 3 tại Nam Bộ với kinh phí đầu tư 521,03 tỷ đồng.
Tiếp tục triển khai các dự án phức hợp như siêu thị ôtô tại Cần Thơ, Trung tâm
thương mại - DV - KS Gò Dầu tại Tây Ninh, triển khai hoàn thiện bến xe - trạm dừng
chân tại Bình Phước. Đây là những dự án phức hợp theo tiêu chí “Một điểm dừng
nhiều tiện ích” cho khách hàng mua và sử dụng ôtô, với chức năng chính là kinh doanh
xe ôtô và các hoạt động kinh doanh và dịch vụ liên quan đến ôtô, nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng mua xe ôtô.
Về đầu tư tại KCN Chu Lai: Năm 2012, Thaco đã mua 51% cổ phần Công ty xe
chuyên dụng Soosung, Hàn Quốc với giá trị 3.5 triệu USD để chuyển giao công nghệ
và cung cấp các linh kiện chính yếu để Thaco sản xuất xe chuyên dụng tại Việt
Nam. Thành lập Công ty Giao nhận vận chuyển riêng phục vụ nhu cầu nội bộ và đối
tác.
2.9. Các liên kết hiện tại của công ty
Công ty đã liên kết với Huyndai, Foton, KIA,…
Thành viên VAMA.
13


×