Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Chuẩn bị, định hướng cho lựa chọn việc làm và một số yếu tố liên quan của sinh viên y6 năm học 2014 2015 trường đại học y hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 74 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay với sự phát triển của kinh tế xã hội, nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của nhân dân ngày càng cao, người dân ngày càng đòi hỏi các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Để đáp ứng được những nhu cầu chăm sóc sức
khỏe người dân, phát triển nguồn nhân lực y tế đủ về số lượng và đảm bảo về
trình độ chuyên môn là rất cần thiết.
Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, đội ngũ nhân lực y tế của Việt
Nam đã lớn mạnh. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã tiến được một
bước dài để hướng tới việc phục vụ nhân dân với số lượng nhiều hơn và chất
lượng cao hơn, hiệu quả hơn và công bằng hơn. Các chỉ số sức khỏe nhân dân
ngày càng được cải thiện rõ rệt [1]. Tuy nhiên, với sức ép của gia tăng dân số,
sự thay đổi của mô hình bệnh tật theo chiều hướng ngày càng phức tạp, khó
lường, sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ….. Ngành y tế nước
ta đang đối mặt với tình trạng thiếu trầm trọng bác sỹ ở một số chuyên ngành
và mất mất cân đối nguồn nhân lực y tế theo khu vực địa lý, theo tuyến [2].
Sinh viên Y khoa là nguồn nhân lực y tế trong tương lai, đóng vai trò
quan trọng cho sự phát triển của ngành y tế đất nước. Hàng năm nước ta đào
tạo khoảng 42000 cán bộ y tế các loại, trong đó các bậc học được đào tạo
trong hệ dân sự: khoảng 3200 sau đại học, 6200 đại học/cử nhân [2]. Theo số
liệu của Vụ Khoa học và Đào tạo, số sinh viên đại học là bác sỹ đã tốt nghiệp
và đang học dự kiến sẽ ra trường tăng đáng kể qua các năm [3]. Một thực
trạng đã và đang xảy ra là những năm gần đây, một bộ phận sinh viên sau khi
tốt nghiệp Đại học Y khoa chưa được sử dụng tốt, làm việc trái nghề đào tạo
hoặc chưa tìm được việc làm trong thời gian dài [4]. Điều này dẫn đến tình
trạng lãng phí nguồn nhân lực trong khi nhu cầu của các cơ sở tuyển dụng là
không nhỏ, đặc biệt là ở tuyến y tế cơ sở và các vùng khó khăn [4]. Vì vậy,


2



việc sinh viên chủ động chuẩn bị cho bản thân kiến thức chuyên môn, năng
lực về ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm cũng như chuẩn bị về tìm kiếm nhà
tuyển dụng ngay từ những năm cuối khi còn ngồi trên ghế trường đại học là
hết sức quan trọng. Việc chuẩn bị này sẽ giúp cho sinh viên có hành trang
định hướng tốt hơn, cụ thể hơn về vị trí việc làm của bản thân trước khi ra
trường. Đại học Y Hà Nội là trường Đại học Y tế hàng đầu của Việt Nam, với
bề dày lịch sử hơn 110 năm, nhà trường đã có nhiều đóng góp đáng kể cho
việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế, tính đến năm 2007 trường đã đào
tạo trên 17.000 bác sỹ chính quy cho cả nước và khoảng 10000 học viên sau
đại học [5]. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về việc chuẩn bị
và định hướng vị trí việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp của nhà Trường.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Chuẩn bị, định hướng
cho lựa chọn việc làm và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y6 năm
học 2014-2015 trường Đại học Y Hà Nội” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả sự chuẩn bị tìm kiếm việc làm của sinh viên Y6 năm học 2014-2015
trường Đại học Y Hà Nội.
2. Mô tả về định hướng việc làm và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y6
năm học 2014-2015 trường Đại học Y Hà Nội.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nguồn nhân lực y tế tại Việt Nam
Theo Tổ chức Y tế thế giới, “… mục tiêu của phát triển nhân lực y tế là
có một đội ngũ cán bộ phù hợp, có năng lực thích hợp cho những vị trí phù
hợp để thực hiện những công việc phù hợp, và nhờ vậy có thể nhanh chóng
vượt qua các khủng hoảng, giải quyết được những bất cập hiện tại và đón đầu

được tương lai” [6].
Xét về tốc độ phát triển, số bác sỹ (BS) trên 10000 dân tại Việt Nam có
xu hướng tăng dần đều, các số liệu cho thấy trong những năm gần đây số
lượng BS tăng đáng kể. Số lượng nhân lực y tế tiếp tục được cải thiện.
8

7.46
7.1 7.1 7.33

7

Bác sỹ /10 000 dân

6
5

4.3 4.4 4.4 4.5

4.8

5

5.2

5.6 5.8

6.4 6.6
6.1 6.2 6.3

4

3
2
1
0
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Năm

Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ bác sỹ/10000 dân giai đoạn 1995-2012
Nguồn: Niên giám thống kê 2007- 2012 [7-12].
Số BS trên 1 vạn dân tăng từ 7,33 năm 2011 lên 7,46 năm 2012 (đạt mục
tiêu đề ra cho năm 2012 trong kế hoạch 5 năm). Số lượng cán bộ y tế ở tuyến
cơ sở tăng lên là một kết quả đáng ghi nhận. So với năm 2010, số lượng nhân
lực y tế tuyến xã năm 2011 tăng thêm 3549 cán bộ (trong đó có 346 BS) và
tuyến huyện tăng thêm 6878 cán bộ (trong đó có 585 BS). Năm 2012, tỷ lệ


4

trạm y tế xã có BS đạt 76% [13]. So sánh nguồn nhân lực y tế của Việt Nam
với các nước trong khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương cho thấy
số BS trên 1 vạn dân của Việt Nam cao hơn Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Campu-chia và Lào, nhưng lại thấp hơn so với Phi-líp- pin, Trung Quốc và Malai-xi-a [14]. Cán bộ y tế của nhà nước đã có ở mọi nơi, kể cả miền núi,
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... Hệ thống y tế công được tổ chức
rộng rãi từ tuyến cơ sở (huyện, xã, thôn/bản) đến tuyến tỉnh và trung ương.
Nhưng trên thực tế ngành y tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển
nguồn nhân lực. Tình trạng thiếu nhân lực y tế nói chung và nhân lực có
trình độ là BS ở tuyến y tế cơ sở, cũng như nhân lực y tế dự phòng vẫn còn
là vấn đề đáng lo ngại [13].
Về chất lượng nhân lực y tế, nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng nhân lực
y tế cũng được ghi nhận như số lượng cán bộ y tế được đào tạo nâng cao trình

độ ở bậc sau đại học, hệ thống đào tạo được mở rộng và nâng cao chất lượng,
nhiều chính sách được ban hành nhằm nâng cao chất lượng nhân lực y tế [2].
Tuy nhiên chất lượng đào tạo tăng chưa tương xứng với trình độ phát triển
của kỹ thuật và nhu cầu chất lượng chăm sóc của cộng đồng đang tăng
nhanh. Tình trạng các BS mới ra trường chưa có kỹ năng thực hành tốt là
tương đối phổ biến [13]. Chương trình đào tạo y khoa hiện tại được đánh giá
là thiếu thực hành chuyên môn, đặc biệt là về lâm sàng và thực hành cộng
đồng. BS mới ra trường chưa có khả năng thực hiện công việc một cách độc
lập, cần phải có sự kèm cặp nhiều trong công việc [2]. Theo kết quả tự đánh
giá của các cựu sinh viên sau ra trường, chỉ 45% các đối tượng cho biết có
khả năng phát hiện sớm, xử trí hợp lý ban đầu các dịch bệnh, 50,9% cho biết
có thể thực hiện được một số thủ thuật, kỹ thuật y khoa đơn giản, chỉ 37,6%
cho biết có khả năng thực hiện việc theo dõi và quản lý bệnh nhân mạn tính
tại cộng đồng [15].


5

1.2. Sự chuẩn bị cho định hướng việc làm của sinh viên
Theo nghiên cứu về thực trạng việc làm và khảo sát về việc làm của sinh
viên sau tốt nghiệp trường đại học kinh tế Thành phố Hồ chỉ Minh đã nêu các
yếu tố sinh viên nên trang bị khi còn ngồi trên ghế nhà trường đó là: kỹ năng
cứng và kỹ năng mềm [16].
Kỹ năng cứng – là khả năng học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về
chuyên môn [17]. Đối với sinh viên Y khoa thì kiến thức chuyên môn rất
quan trọng vì y học liên quan trực tiếp đến tính mạng người bệnh, sức khỏe
của nhân dân, việc nắm chắc các kiến thức chuyên môn là thiết yếu, nó gắn
liền với công việc và là nền tảng giúp sinh viên có thể tiếp tục học tập và trau
dồi kiến thức trong quá trình phát triển nghề nghiệp của bản thân.
Kiến thức chuyên môn được xem là kỹ năng cứng hàng đầu mà sinh viên

cần có được sau tốt nghiệp. Chuẩn đầu ra cho các BS đa khoa (BSĐK), BS
răng hàm mặt (BSRHM) và BS y học cổ truyền (BSYHCT) của trường Đại
học Y Hà Nội ban hành đã đề cập đến các yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng và
thái độ sinh viên cần có sau đào tạo được quy định trong 4 nhóm năng lực
gồm tổng số 36 tiêu chí [18-20], trong đó các tiêu chí về kiến thức chuyên
môn và kỹ năng cứng được nhắc đến ở tất cả các nhóm năng lực. Chuẩn đầu
ra cho BSĐK tại khoa Y dược của trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra
các mục tiêu và yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cứng cho sinh viên với mục
tiêu là sau khi trường BSĐK có kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở
vững chắc, kiến thức và kỹ năng cơ bản về lâm sàng và cộng đồng, có tầm
nhìn và năng lực nghiên cứu khoa học, có khả năng tiếp cận và ứng dụng các
thành tựu khoa học y học trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân [21].
NCKH là một trong những nội dung được đề cập trong chuẩn đầu ra của
BS sau tốt nghiệp cần có. Năng lực này đòi hỏi sinh viên có khả năng vận
dụng một cách tổng hợp những tri thức đã học để tiến hành hoạt động nhận


6

thức có tính chất nghiên cứu, bước đầu góp phần giải quyết những vấn đề
khoa học do thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp đặt ra để từ đó có thể đào
sâu, mở rộng và hoàn thiện vốn hiểu biết của mình. Trong quá trình nghiên
cứu, sinh viên phải thường xuyên làm việc tích cực, độc lập với sách báo, tư
liệu, thâm nhập thực tế, điều tra khảo sát, phỏng vấn... Nhờ đó, không những
tầm hiểu biết của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học được mở rộng mà
họ còn dần dần nắm được phương pháp, cách thức tổ chức nghiên cứu, sắp
xếp công việc, khả năng giao tiếp và niềm tin khoa học [17].
Trình độ ngoại ngữ - tin học mang lại những ý nghĩa có tính thiết thực
đối với sinh viên [17]. Ngoại ngữ - chủ yếu là tiếng Anh, đang và sẽ tiếp
tục được sử dụng hết sức rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực, sinh viên không

chỉ được học tiếng Anh cơ bản với mục đích giao tiếp thông dụng mà
còn học tiếng Anh chuyên ngành theo các chuyên ngành được đào tạo. Cùng
với vốn tiếng Anh cơ bản, tiếng Anh chuyên ngành giúp sinh viên có thể đọc,
hiểu và mở rộng kiến thức chuyên ngành qua các tài liệu bằng tiếng Anh, có
được sự trang bị khá đầy đủ kiến thức cho bản thân, tạo tiền đề vững vàng cho
công việc trong tương lai, có cơ hội tìm kiếm và đạt được các học bổng du
học ưu đãi v.v… Cùng với kỹ năng tin học tốt sẽ giúp sinh viên hoàn thành
tốt công việc của bản thân và góp phần mở ra những cơ hội khác [17]. Chuẩn
đầu ra cho các chuyên ngành BS trường Đại học Y hà Nội đã đưa chuẩn về
ngoại ngữ - tin học đó là sau tốt nghiệp sinh viên có khả năng vận dụng các
kiến thức về ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc chuyên môn. Áp dụng
được kỹ năng công nghệ thông tin trong phục vụ người bệnh và nghiên cứu
khoa học [18-20]. Chuẩn đầu ra BSĐK của khoa Y dược trường Đại học
Quốc gia Hà Nội cũng đã đưa mục tiêu cho BSĐK sau khi ra trường là trình
độ tiếng Anh B2 tương đương IELTS 5.0 và sử dụng thành thạo các phần
mềm thông dụng (STATA, EPI-INFO, SPSS…) [21].


7

Kỹ năng mềm – là thuật ngữ chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc
sống như: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm,
giải quyết vấn đề…. là những kỹ năng có thể không được học chính thức
trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn [17]. Kỹ năng
này sinh viên có được từ môi trường học tập hoặc từ sự tham gia vào các
nhóm xã hội, các câu lạc bộ, các nhóm học nghề, các hoạt động vui chơi giải
trí trong nhà trường và ngoài xã hội, các hoạt động tìm kiếm, kết nối, tìm hiểu
tiêu chí tuyển dụng của các nhà tuyển dụng. Đối với sinh viên y khoa, khi học
tập lâm sàng tại các bệnh viện và các cơ sở y tế, nhiều sinh viên do thiếu hụt
nghiêm trọng về kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp ứng xử do đó dẫn

đến nhiều khó khăn, thất bại trong thực hiện nhiệm vụ và giao tiếp với nhân
viên bệnh viện, với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân…Sự thiếu hụt về kỹ
năng mềm đã có tác động không nhỏ và làm ảnh hưởng lớn tới kết quả học
tập, công tác và cuộc sống của sinh viên [22]. Vì vậy hiện nay chương trình
đào tạo chuẩn đầu ra của ngành BS các trường đại học Y dược và khoa Y
dược trường Đại học trong nước không những đưa ra mục tiêu về chuẩn đầu
ra cho BS về kiến thức, kỹ năng chuyên mà còn đưa ra mục tiêu tiêu chuẩn kỹ
năng mềm cho sinh viên cần đạt được sau chương trình học tập tại trường, đó
là các nhóm kỹ năng về: tự chủ, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý và lãnh đạo,
kỹ năng giao tiếp…. [21]. Việc trang bị kỹ năng mềm vừa giúp sinh viên có
thể học tập tốt tại trường Đại học, vừa có thể rèn luyện bản lĩnh để có cơ hội
tìm được việc làm tốt khi ra trường. Thực tế cho thấy, nhà tuyển dụng luôn
đánh giá cao các ứng viên tự tin, giao tiếp tốt, biết cách làm việc khoa học, có
thể làm việc nhóm và biết sắp xếp thời gian để làm việc hiệu quả [23].
Cũng theo nghiên cứu về thực trạng việc làm và khảo sát về việc làm của
sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học kinh tế thành phố Hồ chỉ Minh đề cập
đến 6 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xin việc của sinh viên gồm có: kết quả


8

học tập, kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ - tin học, kinh
nghiệm công việc và mối quan hệ. Đặc biệt kỹ năng mềm và trình độ ngoại
ngữ được đánh giá cao trong cơ hội tìm kiếm việc làm của sinh viên [16].
Bên cạnh đó sinh viên cần tìm hiểu các thông tin tuyển dụng và đánh giá
khả năng bản thân. Tìm hiểu càng nhiều thông tin về nhà tuyển dụng càng tốt,
điều đó giúp xem xét bản thân có phù hợp hay không, những thuận lợi khó khăn
gặp phải, cần chuẩn bị gì để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, sẵn sàng chuẩn bị
những tiếp cận, mối quan hệ, sự kết nối của bản thân với nhà tuyển dụng [24].
1.3. Định hướng lựa chọn việc làm

Xu hướng về phân bổ nguồn nhân lực y tế đã và đang theo chiều hướng
không cân đối. Cán bộ y tế phần lớn có xu hướng dịch chuyển từ huyện lên
tỉnh và trung ương, từ nông thôn ra thành phố, từ miền núi về đồng bằng, từ
lĩnh vực dự phòng sang lĩnh vực điều trị, cận lâm sàng sang lâm sàng, từ
trường sang bệnh viện, từ chuyên ngành ít hấp dẫn/rủi ro sang chuyên ngành
hấp dẫn, từ công lập sang tư nhân, từ ngành y, dược sang ngành nghề khác...
Việc dịch chuyển nhân lực y tế từ y tế công sang y tế tư (các bệnh viện tư
nhân, bệnh viện vốn nước ngoài...) ngày càng phổ biến, đặc biệt là đối với
một số cán bộ y tế có trình độ chuyên môn giỏi [2].
Đối với việc lựa chọn chuyên ngành, nghiên cứu về các chuyên khoa
ưa thích của sinh viên y khoa năm cuối ở Croatia đã đưa ra kết luận rằng: có
sự khác nhau về lựa chọn các chuyên khoa của sinh viên giữa các trường y
của Croatia. Nội khoa, nhi khoa và ngoại khoa là những khoa được ưa thích
nhất trong tất cả các trường hợp [25],[26]. Theo nghiên cứu của trường Đại
học Addis Ababa về lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Y khoa, điều tra
trên 161 sinh viên có 31,1% sinh viên lựa chọn ngoại khoa, 27,3% chọn nội
khoa, 18% chọn sản phụ khoa và 11,2% chưa chọn được chuyên ngành cho sự
nghiệp của họ [27]. Nghiên cứu 346 sinh viên y khoa từ 9 trường đại học Hoa


9

kỳ cho thấy rằng yếu tố thực dụng gắn liền với cuộc sống đã được hình thành
và ảnh hưởng tới định hướng chuyên ngành trong sinh viên hơn là những yếu
tố truyền thống trước đây như: thu nhập, uy tín và thời gian đào tạo, Đó là
sinh viên có xu hướng lựa chọn các chuyên ngành có số giờ làm việc mỗi tuần
ít hơn, có đủ thời gian và hoạt động giảng dạy, và dường như có một sự giảm
số cuộc gọi vào ban đêm như các chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh, gây mê
hồi sức, tai-mũi-họng [28].
Tại Việt Nam, mặc dù đã có những thay đổi tích cực trong việc tăng số

lượng nguồn nhân lực y tế nói chung và nguồn nhân lực cho y tế cơ sở nói
riêng, nhưng thực tế ngành y tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển
nguồn nhân lực [13]. Tình trạng thiếu nhân lực y tế ở nhiều chuyên ngành cận
lâm sàng, y tế dự phòng, chuyên ngành lao, phong, tâm thần, nhi khoa…. vẫn
còn nhiều bất cập và chưa hợp lý dẫn đến chênh lệch về số lượng và chất
lượng nhân lực y tế giữa khu vực điều trị và dự phòng, giữa các chuyên
ngành, giữa trung ương và địa phương, giữa thành thị và nông thôn [2].
Những chuyên ngành có thu nhập thấp như y học dự phòng, y tế công cộng,
nhi, truyền nhiễm, y pháp, giải phẫu bệnh, lao, phong….. là những chuyên
ngành ít được lựa chọn. Vấn đề này tại Việt Nam còn chưa được nghiên cứu
nhiều nên chưa có nhiều thông tin về xu hướng lựa chọn ngành nghề của BS.
Đối với việc lựa chọn địa chỉ việc làm, nhân lực y tế luôn có xu hướng
di chuyển tới nơi có điều kiện sống và làm việc tốt hơn, tiền lương cao hơn và
có cơ hội để phát triển chuyên môn. Sự di chuyển này có thể diễn ra trong
nước: từ khu vực nông thôn đến khu vực thành thị, từ cơ sở y tế công lập đến
cơ sở y tế tư nhân, hoặc từ nước này sang nước khác [6].
Một cuộc sống tốt hơn, công việc tốt hơn là nguồn gốc quyết định của sự
di chuyển. Các BS lo ngại về việc thiếu triển vọng phát triển, quản lý kém,
khối lượng công việc nặng, thiếu phương tiện, điều kiện sống không đầy đủ,


10

mức độ bạo lực và tội phạm cao là một trong những yếu tố thúc đẩy di
chuyển. khả năng cho thu nhập tốt hơn, nâng cao trình độ, kinh nghiệm đạt
được, một môi trường an toàn hơn và các vấn đề liên quan đến gia đình …. Là
những yếu tố kéo theo [6]. Nghiên cứu về xu hướng lựa chọn nơi sống và nơi
làm việc của các sinh viên năm cuối trường Đại học Y Zagreb năm 20042005 có kết luận rằng 68,6% các sinh viên y khoa năm cuối cùng muốn làm
việc ở Zagreb – thủ đô của Croatia, chỉ có 19,1% muốn làm việc ngoài Zagreb
và 12,3% không chắc chắn về nơi làm việc mong muốn của họ trong khi ba

phần tư dân số sống ở Croatia là ở bên ngoài Zagreb [29].
Tại Việt Nam xu hướng lựa chọn nơi làm việc của BS phần lớn là trong
các cơ sở y tế công lập nhưng lại tập trung chủ yếu ở tuyến trung ương và
tuyến tỉnh. Một nghiên cứu đã đưa ra thông tin liên quan đến tình trạng có
việc làm của các BS mới ra trường như sau: trong số 355 BS hệ chính quy ở 6
tỉnh trong nước được phỏng vấn có 85,6% BS có việc làm tại các cơ sở y tế
nhà nước, 6,7% BS làm việc tại các sơ sở y tế tư nhân; có 21% BS làm việc ở
tuyến trung ương, 47% BS làm việc ở tuyến tỉnh và 22,5% BS làm việc ở
tuyến huyện [30].
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng lựa chọn việc làm
Yếu tố ảnh hưởng tới định hướng chuyên ngành, ở các nước phát
triển như Hoa Kì và Anh có nhiều nghiên cứu về lựa chọn nghề nghiệp của
sinh viên trường Y cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn một ngành
cụ thể [31, 32]. Theo tác giả Bland và cộng sự, việc lựa chọn chuyên ngành
của sinh viên chính là mối quan hệ giữa một bên là nhận thức về chuyên
ngành mà họ xem xét lựa chọn và bên kia là những nhu cầu của cá nhân, gia
đình và xã hội [33]. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhân thức về chuyên
ngành và nhu cầu phát triển nghề nghiệp của mỗi sinh viên thể hiện thông qua
nhận thức và quan niệm của họ về giá trị nghề nghiệp và chịu ảnh hưởng của


11

một số yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn chuyên ngành của
sinh viên y khoa ở các nước phương tây. Đó là nhóm yếu tố thuộc về đặc
điểm cá nhân, đặc điểm về gia đình, các yếu tố về môi trường học tập, và các
yếu tố về môi trường xã hội.
Nhóm các đặc điểm cá nhân, nghiên cứu cho thấy một số yếu tố ảnh
hưởng đến lựa chọn chyên ngành là giới tính [32]. Tình trạng kinh tế cá nhân
cũng ảnh hưởng đến lựa chọn chuyên ngành sau khi tốt nghiệp, vai trò của gia

đình và chủng tộc cũng ảnh hưởng đến lựa chọn chuyên ngành.
Nhóm các yếu tố gia đình thì các yếu tố có liên quan chặt chẽ với việc
lựa chọn chuyên ngành là trình độ học vấn, công việc (có liên quan đến ngành
y không), và thu nhập của cha mẹ. Một số nghiên cứu cho thấy cần quan tâm
đến những người khác trong gia đình bên cạnh cha mẹ.
Hai nhóm yếu tố khác ít được nghiên cứu quan tâm là môi trường học
tập và môi trường xã hội vì lý do liên quan đến cách thức đo lường các yếu tố
ảnh hưởng. Việc sinh viên học qua các chuyên ngành khác nhau có ảnh hưởng
lớn đến quyết định lựa chọn của họ vì chỉ thông qua giai đoạn này sinh viên
mới có khả năng đánh giá được sự phù hợp của mình đối với một chuyên
ngành mà họ mong muốn lựa chọn [34, 35]. Trong môi trường học tập các
yếu tố được quan tâm đến nhiều bao gồm trải nghiệm của sinh viên với các
chuyên ngành trong qua trình học tập, ảnh hưởng của giáo viên, ảnh hưởng
của bạn bè với việc lựa chọn chuyên ngành. Các yếu tố khác ít được quan tâm
vì khó đo lường tác động của chương trình giảng dạy cũng như đặc điểm
giảng dạy của trường y có ảnh hưởng thế nào đến lựa chọn chuyên ngành của
sinh viên.
 Nhóm các yếu tố môi trường xã hội chủ yếu tập trung vào quan niệm
của sinh viên về mức thu nhập của các chuyên ngành cũng như quan niệm của
họ về sự danh giá của các chuyên ngành theo đánh giá của xã hội.


12

 Các nghiên cứu cũng cho thấy lựa chọn chuyên ngành thay đổi trong
quá trình học tập ở trường y vì trong quá trình học tập người sinh viên có
thêm thông tin về chính bản thân mình cũng như về chuyên ngành hay địa bàn
mình mong muốn công tác và trên cơ sở thông tin này thay đổi lựa chọn so
với ban đầu.
Yếu tố ảnh hưởng tới định hướng nơi làm việc, các tác giả Trần Thu

Hiền, Nguyễn Thị Minh Phương cũng nghiên cứu về định hướng việc làm và
khu vực làm việc của sinh viên sau khi ra trường cho kết quả tương tự nhau:
đa số sinh viên ra trường mong muốn được làm việc tại Hà Nội (chiếm 56%).
Khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn việc làm thì kết quả cho
thấy vai trò của gia đình, các mối quan hệ xã hội và nghề nghiệp của cha mẹ ảnh
hưởng trực tiếp đến định hướng việc làm sau này của sinh viên [36, 37].
Theo nghiên cứu của Huỳnh Trường Duy và La Nguyễn Thùy Dung về
“các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc: trường hợp sinh
viên Đại học Cần thơ” [38], khảo sát từ 200 sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp
thuộc các khoa khác nhau cho thấy có 58,5% sinh viên có dự định ở lại thành
phố Cần Thơ để tìm việc làm, thay vì trở về địa phương. Các yếu tố gồm cơ
hội học tập, phát triển nghề nghiệp và thu nhập là những nguyên nhân chính
dẫn đến quyết định ở lại Thành phố Cần Thơ làm việc. Quyết định chọn nơi
làm việc của sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp chịu tác động bởi nhiều yếu tố: gia
đình, môi trường làm việc và cá nhân. Trong đó, những yếu tố cá nhân giữ vai
trò quyết định quan trọng.
Yếu tố cá nhân: như kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp được
xem là nhân tố quan trọng quyết định lựa chọn nơi làm việc. Có sự khác biệt
giữa ngành nghề, giới tính của sinh viên trong việc quyết định chọn nơi làm việc.
Yếu tố về gia đình: theo nghiên cứu sự ảnh hưởng của cha mẹ, anh/chị,
những người bà con và bạn bè đến quyết định chọn nơi làm việc của đáp


13

viên, tương ứng với tỷ lệ 27%, 14%, 10% và 7%. Mối quan hệ xã hội của
người thân cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh
viên, bởi vì những người thân của họ có thể giới thiệu việc làm thông qua
mối quan hệ cá nhân.
Môi trường làm việc: các yếu tố cơ hội phát triển nghề nghiệp, cơ hội

học tập, thu nhập, cơ hội tìm kiếm việc làm và có người thân tại khi vực làm
việc là những yếu tố có liên quan đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của
sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, những yếu tố về nhân khẩu học cũng có ảnh hưởng có ý nghĩa
thống kê đến quyết định chọn nơi làm việc. Sự hấp dẫn của một địa phương nào
đó được thể hiện qua chính sách, cơ hội phát triển nghề nghiệp và điều kiện
sống… được xem là những yếu tố quan trọng thu hút lực lượng lao động.


14

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các sinh viên Y6 năm học 2014-2015 của trường Đại học Y Hà Nội.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
 Địa điểm: nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Y Hà Nội.
 Thời gian: tháng 12/2014 đến tháng 5/2015.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn
 Cỡ mẫu được tính theo công thức ước tính một tỷ lệ:
2
𝑛 = 𝑧1−𝛼/2

p(1 − p)
(p. 𝜀)2

Trong đó:

 𝛼 : mức ý nghĩa thống kê (α = 0,05)
 Z: Giá trị thu được từ bản Z ứng với giá trị 𝛼 được chọn, với (α = 0,05)
thì 𝑍1−𝛼/2 = 1,96
 ε: Là mức sai lệch tương đối giữa tham số mẫu và tham số quần thể (ε = 0,3)
 n: Cỡ mẫu nghiên cứu.
 P: tỷ lệ sinh viên chưa có định hướng cho lựa chọn nơi làm việc (P= 0.12 Dựa theo nghiên cứu của Ozren Polasek và cộng sự [29])
Như vậy cỡ mẫu tính được n = 313
Sau khi cộng thêm 10% sinh viên bỏ cuộc. Vậy cỡ mẫu nghiên cứu làm
tròn là n = 350 sinh viên Y6.


15

 Phương pháp và kĩ thuật chọn mẫu:
 Bước 1: tính cỡ mẫu cho từng chuyên ngành
 Dựa vào tỷ lệ sinh viên Y6 phân theo chuyên ngành Y6 Đa khoa, Y6
Răng hàm mặt, Y6 Y học dự phòng, Y6 Y học cổ truyền trên thực tế là
553:118:33:38.
 Tổng số 350 đối tượng nghiên cứu được phân bổ cỡ mẫu cho từng
chuyên ngành tỷ lệ theo tỷ lệ kích cỡ sinh viên thực tế của 4 chuyên ngành.
Cỡ mẫu nghiên cứu ở mỗi chuyên ngành như sau:

350

Đa khoa
262

Răng hàm mặt
55


Y học dự
phòng
15

Y học cổ
truyền
18

 Bước 2: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn từ danh sách sinh viên trong từng
chuyên ngành
 Sử dụng danh sách sinh viên của khối Y6 phân theo các chuyên ngành
đào tạo.
 Sử dụng phần mềm Micrsoft Office Excel 2010 đề chọn ngẫu nhiên
các đối tượng tham gia vào nghiên cứu bằng cách:
Trong danh sách sinh viên của từng chuyên ngành, sử dụng hàm random
cho mỗi sinh viên 1 số ngẫu nhiên  sử dụng Sort sắp xếp lại danh sách sinh
viên theo cột số ngẫu nhiên. Theo danh sách mới tạo ra chọn các đối tượng có
số thứ tự từ 1 đến 262 đối với hệ BSĐK, từ 1 đến 55 đối với hệ BSRHM, từ 1
đến 15 đối với hệ bác sỹ y học dự phòng (BSYHDP) và từ 1 đến 18 đối với hệ
BSYHCT vào nghiên cứu.


16

2.3.3. Biến số nghiên cứu
Thông tin đặc điểm cá nhân
Nhóm

Tên biến số
Giới

Tuổi
Dân tộc
Hộ khẩu

Nhân
khẩu học

Trình độ học vấn của bố/mẹ
Đặc điểm
gia đình

Nghề nghiệp của bố/mẹ
Gia đình có người quen biết xin
việc trong ngành y

Định nghĩa
Nam/Nữ.
Tính theo tuổi dương lịch.
Kinh/khác.
Hà Nội/Tỉnh khác.
Trình độ học vấn cao nhất đạt
được.
Công tác trong lĩnh vực nào: Y
khoa/dược/khác.
Có/không.

Biến số về sự chuẩn bị tìm kiếm việc làm
Tên biến số
Xếp loại học tập trung bình 5 năm học (Y1-Y5)
Tham gia NCKH

Danh hiệu/giải thưởng do nhà trường trao tặng
Khả năng sử dụng 1 số phần mền tin học cơ
bản: microsoft office word, microsoft office
excel, 1 số phần mềm thống kê (epidata, epi
info, SPSS, Stata…..)

Định nghĩa
Xuất sắc/ giỏi/ khá/ trung bình
khá/trung bình/yếu-kém.
Có/chưa.
Có/không.
Không biết/ kém/ bình thường/
thành thạo.

Chứng chỉ ngoại ngữ đã có

Chứng nhận về khả năng ngoại ngữ
bạn đã vượt qua do các cơ quan,
trung tâm có thẩm quyền cấp

Tham gia vào tổ/đội /nhóm/câu lạc bộ trong
trường

Có/không.

Tham gia các hoạt động chuyên môn ngoại khóa

Tiếp cận thông tin tuyển dụng
Kết nối với đơn vị tuyển dụng
Đã có đơn vị tuyển dụng sẽ xin việc

Khó khăn khi tìm kiếm địa chỉ làm việc

Các hoạt động ngoại khóa bổ trợ,
nâng cao kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm cho sinh viên.
Thông tin đại chúng/ website tuyển
dụng/ trực tiếp với đơn vị tuyển
dụng/ nhà trường-cơ sở đào tạo
/mối quan hệ.
Mối liên hệ với nhà tuyển dụng
Tên cơ quan cụ thể sẽ xin/nộp hồ
sơ tuyển dụng.
Khó khăn của bản thân gặp phải
khi tìm kiếm nơi làm việc.


17

Biến số về định hướng lựa chọn việc làm
Định nghĩa

Tên biến số
Định hướng kế hoạch
sau khi tốt nghiệp
Định hướng chương
trình học tập sau tốt
nghiệp
Định hướng chuyên
khoa
Định hướng về loại

hình cơ quan sẽ làm
việc
Định hướng về tuyến
cơ quan sẽ làm việc.
Định hướng về địa
phương làm việc
Định hướng về tiêu chí
ưu tiên khi lựa chọn
địa chỉ làm việc

Học tiếp/ đi làm ngay/ chưa xác định.
Du học/ nội trú/ cao học/chuyên khoa định
hướng/chưa xác định.
chuyên khoa chính sẽ đi sâu.
(nội/ngoại/sản/nhi/chuyên khoa lẻ hệ nội/chuyên
khoa lẻ hệ ngoại/răng hàm mặt/y học dự phòng/y
học cổ truyền/khác/chưa xác định).
y tế nhà nước/y tế tư nhân/tổ chức phi chính
phủ/chưa xác định/khác.
Trung ương, tỉnh/ thành phố, quận/ huyện, xã/
phường /chưa xác định.
Hà Nội/ Tp. Hồ Chí Minh/ Thành phố khác/ Quê
nhà/Tỉnh khác/chưa xác định.
Lương cao/Cơ hội học tập/Môi trường tốt/Cơ hội
thăng tiến/Gần nhà/Có người quen/Công việc
nhàn/Công việc được trọng vọng/Thu nhập ổn
định/Dễ xin việc/Yêu thích/Theo truyền thống gia
đình/Chính sách, chế độ của nhà tuyển dụng/Việc
có tình nhân đạo cao.


Nhóm biến số về yếu tố liên quan đến định hướng cho lựa chọn việc làm.
 Yếu tố cá nhân:
 Giới.
 Chuyên ngành đào tạo.
 Năng lực cá nhân: kết quả học tập, tham gia NCKH, tham gia hoạt
động chuyên môn ngoại khóa, ngoại ngữ.


18

 Yếu tố gia đình:
 Nghề nghiệp bố/mẹ.
 Trình độ học vấn bố/mẹ.
 mối quan hệ quen biết xin việc của gia đình.
 Yếu tố môi trường sống: hộ khẩu.
2.3.4. Công cụ thu thập số liệu
Sử dụng phiếu điều tra tự điền được xây dựng dựa trên các biến số
nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu, có điều tra thử.
2.3.5. Phương pháp thu thập số liệu
 Thu thập danh sách sinh viên Y6 năm học 2014-2015 từ phòng công tác
chính trị học sinh sinh viên trường đại học Y Hà Nội. Dựa trên danh
sách đó chọn các đối tượng nghiên cứu như đã trình bày ở phần chọn
mẫu.
 Liên hệ với cán bộ lớp để tìm gặp các đối tượng được chọn vào
danh sách nghiên cứu.
 Giới thiệu bản thân, giới thiệu về nghiên cứu, giải thích thuyết phục
sinh viên tham gia nghiên cứu.
 Giới thiệu về bộ công cụ thu thập, hướng dẫn đối tượng tham gia
nghiên cứu hoàn thành bộ câu hỏi.
 Đối tượng nghiên cứu tự điền thông tin vào bộ câu hỏi đã được

thiết kế sẵn bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở về thông tin
nhân khẩu học, đặc điểm gia đình, sự chuẩn bị, định hướng làm
việc sau tốt nghiệp.
2.4. Xử lý và phân tích số liệu
 Số liệu được làm sạch trước khi nhập.
 Số liệu được nhập vào máy tính bằng phần mền EPIDATA 3.1.


19

 Số liệu được phân tích bằng phần mềm Stata12.
 Dùng tần số và tỷ lệ phần trăm để mô tả biến định tính.
 Thuật toán và test thống kê: hồi quy logistic phân tích đơn biến, đa biến
tìm mối liên quan giữa các biến về định hướng cho lựa chọn việc làm.
2.5. Sai số và cách khắc phục
Sai số

Cách khắc phục

Sai số chọn: đối tượng được chọn Giải thích rõ với đối tượng về mục tiêu, ý
từ chối tham gia nghiên cứu

nghĩa của nghiên cứu

Sai số do thiết kế bộ câu hỏi: Thiết kế bộ câu hỏi đúng đắn, logic
không rõ ràng, không rõ ý, làm Tham khảo ý kiến của thầy cô, chỉnh sửa bổ sung
cho đối tượng hiểu sai

Tiến hành điều tra thử trước khi thu thập


Sai số do đối tượng không điền Kiểm tra phiếu điều tra sau khi thu thập
đủ thông tin

thông tin

Sai số do nhập liệu và xử lý khắc phục bằng cách nhập số liệu 2 lần.
thông tin
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
 Xin phép phòng công tác chính trị học sinh sinh viên cho phép tiến
hành nghiên cứu.
 Giải thích rõ cho đối tượng nghiên cứu về mục đích, ý nghĩa của
nghiên cứu.
 Việc tham gia của đối tượng hoàn toàn tự nguyện, đối tượng có quyền
từ chối không tham gia nghiên cứu.
 Đảm bảo bí mật các thông tin cá nhân: không thu thập tên, tổ, lớp của
đối tượng nghiên cứu mà chỉ dùng mã nghiên cứu.
 Các thông tin thu thập chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.


20

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu
Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu
Chuyên

BS

Chung


BS ĐK

BS RHM

Đặc

(N=350)

(N=262)

(N=55)

điểm

n (%)

n (%)

n (%)

Nam

194(55,4)

159(60,7)

24(43,6)

4(26,7)


7(38,9)

Nữ

156(44,6)

103(39,3)

31(56,4)

11(73,3)

11(61,1)

24 tuổi

304(86,9)

23(91,2)

42(76,4)

12(80,0)

11(61,1)

>24 tuổi

36(23,1)


23(8,8)

13(23,6)

3(20,0)

7(38,9)

Kinh

344(98,3)

258(98,5)

53(96,4)

15(100)

18(100)

Khác

6(1,7)

4(1,5)

2(3,6)

0


0

Hà Nội

97 (24,9)

68(26.0)

13(23.6)

1(6,7)

5(27,8)

Tỉnh khác

263(75,1)

194(74,0)

42 76,4)

14(93,3)

13(72,2)

ngành

cá nhân


BS YHCT

YHDP

(N=18)

(N=15)

n (%)

n (%)

Giới tính

Tuổi

Dân tộc

Hộ khẩu

Nhận xét: Nhìn chung tỷ lệ sinh viên nam cao hơn nữ ở chuyên ngành BSĐK
trong các chuyên ngành khác thì tỷ lệ sinh viên nữ nhiều hơn nam. Độ tuổi tốt
nghiệp của sinh viên chủ yếu là 24. Sinh viên chủ yếu thuộc dân tộc kinh và
đa số sinh viên thuộc các tỉnh thành ngoài Hà Nội.


21

Bảng 3.2: Đặc điểm về gia đình của đối tượng nghiên cứu

Chung

BS ĐK

BS RHM

BS YHDP

BS YHCT

Đặc điểm

(N=350)

(N=262)

(N=55)

(N=15)

(N=18)

gia đình

n (%)

n (%)

n (%)


n (%)

n (%)

Đại học và sau đại học

151 (43,1)

109 (46,6)

30 (54,6)

5 (33,3)

7 (38,9)

trung cấp và cao đẳng

57(16,3)

39 (14,9)

8 (14,5)

4 (26,7)

6 (33,3)

142 (40,6)


114 (43,5)

17 (30,9)

6 (40,0)

5 (27,8)

Trong ngành y dược

63 (18,0)

42 (16,0)

15 (27,3)

1(6,7)

5 (27,8)

Khác

287 (82,0)

220 (84,0)

40 (72,7)

14 (93,3)


13 (72,2)

102 (29,1)

67 (25,6)

19 (34,6)

6 (40,0)

10 (55,6)

Chuyên ngành

TĐHV của bố/mẹ

<= trung học phổ thông
Nghề nghiệp bố/mẹ

Có mối quan hệ quen biết xin
việc sau khi ra trường

Nhận xét: Trình độ học vấn của bố/mẹ các đối tượng tham gia nghiên cứu ở mức đại học và sau đại học chiếm
gần một nửa (43,1%). 82% sinh viên có bố/mẹ làm ngoài lĩnh vực y dược. Chỉ có 30% sinh viên trả lời có mối
quan hệ quen biết để xin việc trong ngành y sau khi tốt nghiệp.


22

3.2. Chuẩn bị cho tìm kiếm việc làm của sinh viên Y6 năm học 2014-2015


100%
90%

13.3

17.4

21.8

80%

46.7

Từ trung bình
khá trở xuống

38.9

70%
Khá
60%
50%

66.8

62.9

54.6


40%

xuất sắc và giỏi

44.4
46.7

30%
20%
10%

19.9

23.6

16.7

19.7

BSYHCT
(N=18)

chung (N=350)

6.6

0%
BSĐK
(N=262)


BSRHM
(N=55)

BSYHDP
(N=15)

Chuyên ngành

Biểu đồ 3.1. Xếp loại kết quả học tập trung bình từ Y1-Y5
Nhận xét: Sinh viên chuyên ngành BSĐK và BSRHM có kết quả học tập khá giỏi
cao trên 75%. Tỷ lệ có kết quả khá, giỏi của sinh viên chuyên ngành BSYHCT và
BSYHDP thấp hơn với các tỷ lệ tương ứng lần lượt là 61,1% và 53,3%.


23
Bảng 3.3: Một số chuẩn bị trong quá trình học tập của sinh viên
Chuyên ngành

Chung
(N=350)
n (%)

BS ĐK
(N=262)
n (%)

Đặc điếm
Chứng chỉ ngoại ngữ đã có
Tiếng anh
Trong nước*

92 (26,3)
68(26,0)
Quốc tế**
27(7,7)
21(8,0)
Ngoại ngữ khác***
32(9,1)
27(10,3)
Tự đánh giá mức sử dụng phần mềm tin học ****
Không biết/kém
29(8,3)
22(8,4)
Bình thường
257(73,4)
200(76,3)
Thành thạo
64(18,3)
40(15,3)
67 (18,7)
48 (18,0)
Tham gia NCKH
Đạt giải thưởng/ danh hiệu
101 (28,9)
14 (25,5)
đạt được do nhà trường
trao tặng

BS RHM
(N=55)
n (%)


BS YHDP
(N=15)
n (%)

BS YHCT
(N=18)
n (%)

15(27,3)
5(9,1)
4(7,3)

3(20,0)
0
0

3(16,7)
1(5,6)
1(5,6)

4(7,3)
35(63,6)
16(29,1)
12 (21,8)

0
11(73,3)
4(26,7)
3 (20,0)


3(16,7)
11(61,1)
4(22,2)
3 (26,7)

5 (33,3)

6 (33,3)

76(29,0)

Chú thích:
*chứng chỉ trong nước: chứng chỉ tiếng anh bằng A/B/C.
**Chứng chỉ quốc tế: chứng chỉ TOIEC, TOEFL, IELTS.
***Ngoại ngữ khác: chủ yếu là tiếng Pháp và tiếng Trung và đều là chứng chỉ quốc tế.
****Các phần mềm tin học được sử dụng để đánh giá gồm: microsoft office word, microsoft office excel, các phần mềm thống kê
thường được sử dụng trong trường (epidata, epi info, stata, SPSS).

Nhận xét: Nhìn chung sự chuẩn bị một số kỹ năng cứng trong sinh viên chưa tốt, tỷ lệ sinh viên có chứng chỉ
ngoại ngữ tiếng Anh thấp dưới 35% và các chứng chỉ ngoại ngữ khác dưới 10%, dưới 20% sinh viên sử dụng các
phần mềm tin học thông dụng ở mức thành thạo. Chỉ có 18,7% sinh viên tham gia NCKH, sinh viên có các giải
thưởng/danh hiệu có tỷ lệ là 28,9%.


24

%
100


Tham gia là thành viên của
tổ/đội/nhóm/câu lạc bộ

90

90
80

Tham gia vào các hoạt động
chuyên môn ngoại khóa

70

60

60

50

50
40
30

48.5

39.9
33.3

33.3
29.1


25.5

28.4

20
10
0
BSĐK
(N=262)

BSRHM
(N=55)

BSYHDP
(N=15)

BSYHCT
(N=18)

Chung
(N=350)

Chuyên ngành

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa
Nhận xét: 1/3 sinh viên tham gia là thành viên trong các tổ/đội/nhóm/câu lạc bộ
của trường. Gần 50% sinh viên tham gia các hoạt động chuyên môn ngoại khóa,
trong đó sinh viên chuyên ngành BSRHM có tỷ lệ tham gia hoạt động chuyên
môn ngoại khóa cao nhất với 90% sinh viên và sinh viên chuyên ngành BSĐK

chỉ có gần 40% sinh viên tham gia.


25

Kênh thông tin
Chưa tìm hiểu

4.3

Thầy cô

24.6

Bạn bè cùng khóa

35.7

Nhà trường/cơ sở đào tạo

38

Sinh viên khóa trước

44.6

Mối quan hệ xã hội

36


Website đơn vị tuyển dụng

41.7

Thông tin đại chúng (tivi, đài, báo)

48.6

Gia đình/người thân

59.4
0

20

40

60

80

100

%

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ sinh viên tiếp cận các kênh thông tin tìm hiểu về vị trí việc làm
Nhận xét: Kênh thông tin chính sinh viên sử dụng để tìm hiểu về tìm kiếm việc
làm là thông tin từ gia đình/người thân (chiếm 59,4%). Chỉ có hơn 40% sinh viên
có tìm hiểu thông tin qua kênh thông tin đại chúng và website đơn vị tuyển dụng.
Các kênh thông tin từ phía môi trường học tập: nhà trường/cơ sở đào tạo, thầy

cô, sinh viên khóa trước, bạn bè cùng khóa có tỷ lệ sinh viên tìm hiểu thấp hơn
45%. Tỷ lệ sinh viên chưa tìm hiểu thông tin về tìm kiếm việc làm là 4,3%.


×