Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Mô tả đặc điểm lâm sàng và tỷ lệ biểu hiện tại mắt ở bệnh nhân viêm mũi xoang tại BV đại học y hà nội năm 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐỖ THỊ KIM YẾN

MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ TỶ LỆ
BIỂU HIỆN TẠI MẮT Ở BỆNH NHÂN VIÊM MŨI XOANG
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2014 - 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA: 2009 - 2015

Giáo viên hướng dẫn: TS.BS. Phạm Thị Bích Đào

HÀ NỘI -2015


LỜI CẢM ƠN
Đây là lần đầu tiên em làm một nghiên cứu khoa học, không tránh
khỏi những bỡ ngỡ, va vấp. Bên cạnh em luôn có những thầy cô, bạn bè và
gia đình giúp đỡ. Để hoàn thành luận văn này em xin chân thành gửi lời cảm
ơn tới Đảng ủy, Ban giám hiệu, phòng Đào tạo đại học, Bộ môn Tai Mũi
Họng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và hoàn
thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Phạm Thị Bích Đào - người
cô đã đưa cho em một đề tài thú vị và hướng dẫn em tận tình từ bước lấy số
liệu đến chỉnh sửa luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ, nhân viên của khoa Tai Mũi Họng


bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em được tiếp xúc
với bệnh nhân trong quá trình thu thập số liệu.
Em xin cảm ơn các thầy cô trong hội đồng khoa học đã chỉ bảo tận tình
cho em để hoàn thiện luận văn một các tốt nhất.
Em gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ em trong quá trình
hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Đỗ Thị Kim Yến


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu các biểu hiện ở mắt trên những
bệnh nhân viêm xoang tại bệnh viện ĐH Y Hà Nội” là do tôi thực hiện, các
số liệu trong đề tài hoàn toàn trung thực, chưa từng công bố tại bất kỳ nghiên
cứu nào khác.

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2015

Đỗ Thị Kim Yến


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN .............................................................................. 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................... 3
1.1.2.Ở Việt Nam ........................................................................................... 3
1.2. Sơ lược giải phẫu........................................................................................ 4
1.2.1.Giải phẫu ổ mắt ..................................................................................... 4
1.2.2. Định khu ổ mắt..................................................................................... 6

1.2.3. Bộ lệ ..................................................................................................... 7
1.2.4. Mạch và thần kinh của mắt .................................................................. 8
1.2.5.Giải phẫu mũi xoang ............................................................................. 9
1.3.Chức năng mũi xoang ............................................................................... 14
1.3.1.Chức năng hô hấp ............................................................................... 14
1.3.2.Chức năng dẫn lưu .............................................................................. 14
1.3.3.Chức năng thông khí ........................................................................... 14
1.3.4.Chức năng khứu giác .......................................................................... 15
1.3.5.Chức năng phát âm ............................................................................. 15
1.4. Biến chứng mắt ở bệnh nhân viêm mũi xoang. ....................................... 15
1.4.1.Định nghĩa ........................................................................................... 15
1.4.2.Sinh lý bệnh ........................................................................................ 15
1.4.3. Cơ chế bệnh sinh ................................................................................ 15
1.4.4. Phân loại ............................................................................................. 16
1.4.5.Chẩn đoán biến chứng ổ mắt do viêm xoang...................................... 18
1.4.6. Điều trị ............................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 24
2.1.Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 24


2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân .......................................................... 24
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ............................................................ 24
2.2.Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 24
2.2.1.Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 24
2.2.2.Thiết kế nghiên cứu............................................................................. 25
2.2.3.Phương tiện nghiên cứu ...................................................................... 26
2.2.4.Địa chỉ nghiên cứu .............................................................................. 27
2.2.5.Thu thập và xử lý số liệu..................................................................... 27
2.2.6.Đối chiếu kết quả với các nghiên cứu trước đó. ................................. 27
2.2.7.Đạo đức nghiên cứu ............................................................................ 27

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 28
3.1.Đặc điểm chung......................................................................................... 28
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi .............................................................. 28
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính ...................................................... 29
3.1.3.Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ................................................. 29
3.1.4.Phân bố bệnh nhân theo địa cư ........................................................... 30
3.1.5. Tiền sử bệnh ...................................................................................... 30
3.2.Tỷ lệ biến chứng mắt ở bệnh nhân viêm mũi xoang ................................ 31
3.2.1. Các biến chứng mắt hay gặp .............................................................. 31
3.2.2. Các nhóm xoang bị kèm biến chứng mắt .......................................... 32
3.3. Đăc điểm lâm sàng ................................................................................... 33
3.3.1.Triệu chứng cơ năng về mắt ............................................................... 33
3.3.2.Triệu chứng cơ năng về mũi xoang .................................................... 34
3.3.3. Triệu chứng thực thể về mắt. ............................................................ 37
3.3.4. Đánh giá tình trạng hốc mũi qua nội soi ........................................... 39
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 41
4.1.Đặc điểm chung......................................................................................... 41


4.1.1.Đặc điểm tuổi ...................................................................................... 41
4.1.2. Đặc điểm giới .................................................................................... 41
4.1.3. Đặc điểm địa cư ................................................................................ 41
4.1.4. Đặc điểm về tiền sử............................................................................ 42
4.2. Tỷ lệ biến chứng mắt do viêm xoang. ...................................................... 42
4.3. Đặc điểm lâm sàng của biến chứng ổ mắt do viêm xoang. ..................... 43
4.3.1. Đặc điểm chung các triệu chứng ở mắt ............................................ 43
4.3.2. Đặc điểm chung các triệu chứng mũi xoang..................................... 45
4.3.3. Đánh giá chung hốc mũi qua nội soi.................................................. 47
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 49
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CLVT

: Chụp cắt lớp vi tính

DHVN

: Dị hình vách ngăn

MRI

: Chụp cộng hưởng từ

PHLN

: Phức hợp lỗ ngách

TMH

: Tai Mũi Họng

TTKHNC

: Thị thần kinh hậu nhãn cầu


TW

: Trung ương


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới tính: .................................................. 29
Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo địa cư ....................................................... 30
Bảng 3.3.Các biến chứng mắt hay gặp: .......................................................... 31
Bảng 3.4: Các nhóm xoang bị kèm biến chứng mắt: ...................................... 32
Bảng 3.5: Phân bố các triệu chứng cơ năng .................................................... 33
Bảng 3.6: Phân bố các triệu chứng cơ năng ................................................... 34
Bảng 3.7: Tính chất dịch mũi. ......................................................................... 34
Bảng 3.8.Vị trí ngạt mũi .................................................................................. 35
Bảng 3.9: Tính chất ngạt mũi .......................................................................... 35
Bảng 3.10: Triệu chứng ngửi: ......................................................................... 36
Bảng 3.11: Vị trí đau: ...................................................................................... 36
Bảng 3.12: Đánh giá mức độ đau đầu: ............................................................ 37
Bảng 3.13: Triệu chứng thực thể về mắt. ........................................................ 37
Bảng 3.14: Đánh giá tình trạng chung hốc mũi. ............................................. 39
Bảng 3.15. Tình trạng mũi sau, vòm mũi họng. ............................................. 40


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi ...................................................... 28
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ......................................... 29
Biểu đồ 3.3: Tiền sử bệnh ............................................................................... 30



DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Cấu tạo thành ổ mắt. ......................................................................... 4
Hình 1.2: Cấu trúc bộ lệ. .................................................................................. 7
Hình 1.3: Các xoang mũi. ............................................................................. 10
Hình 1.4: Biến chứng ổ mắt do viêm xoang. ................................................. 18
Hình 1.5: CT xoang mũi.................................................................................. 21
Hình 1.6: Biến chứng ổ mắt trên phim CT. .................................................... 22


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm mũi xoang là tình trạng viêm nhiễm lớp niêm mạc, kể cả màng
nhầy của mũi xoang, do hậu quả của sự dẫn lưu và thông khí kém [1].
Theo Trung tâm thống kê sức khỏe quốc gia Mỹ năm 1998, ở nước này
có 31,2 triệu người mắc viêm xoang. Tại châu Âu, ước tính khoảng 5% dân số
bị viêm xoang mạn tính [2], [3]. Tại Việt Nam, theo một số điều tra đã công
bố, tỷ lệ mắc viêm xoang mạn tính là 3-5% [4]. Trong một thống kê 5 năm tại
bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, trong tổng số các bệnh nhân đến khám
bệnh vì viêm xoang, ở độ tuổi lao động từ 16-50 tuổi chiếm gần 87% [5].
Có nhiều nguyên nhân gây viêm mũi xoang: do vi khuẩn, virus, nấm,
do sang chấn, do dị ứng, ngoài ra còn phải kể yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm
mũi xoang như: ô nhiễm, vệ sinh kém, bất thường về giải phẫu mũi xoang... Ở
nước ta, với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng
nên nhiễm khuẩn đường hô hấp nói chung và viêm mũi xoang nói riêng chiếm
tỷ lệ cao.
Viêm mũi xoang mạn tính nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp

thời có khả năng gây nên những gây biến chứng như: biến chứng mắt; biến
chứng phổi (hội chứng xoang phế quản), viêm tai, đặc biệt có thể ảnh hưởng
tới tính mạng do biến chứng nội sọ.
Biến chứng mắt hay gặp hơn ở người trẻ với độ tuổi trung bình là 25
tuổi [6]. Nguyên nhân gây biến chứng mắt thường do một số xoang như:
xoang sàng – hay gặp nhất, vì xoang sàng nằm tiếp giáp với ổ mắt, chỉ ngăn
cách bằng vách xương mỏng như giấy (xương giấy). Xương này dễ dàng bị vi
khuẩn xâm nhập. Viêm xoang trán và viêm xoang hàm cũng là nguyên nhân


2

gây biến chứng mắt do thành của xoang cũng là thành phần cấu tạo nên ổ mắt.
Xoang bướm có liên quan đến thần kinh thị giác, khi bị viêm nhiễm có thể
dẫn đến mù. Theo nghiên cứu của Chandler JR và cộng sự năm 1970, tỷ lệ
biến chứng mắt do viêm xoang còn khá cao, trên 20% [7]. Ngày nay, nhờ kỹ
thuật y học hiện đại và vai trò của kháng sinh, tỷ lệ viêm xoang gây biến
chứng mắt chỉ khoảng 5-7% [8]. Tỷ lệ biến chứng mắt do viêm xoang ở trẻ
em là 2,7% [9].
Ở Việt Nam, các biến chứng ổ mắt thường chỉ được để ý khi có những
biểu hiện lâm sàng nặng nề như viêm tấy, áp xe ổ mắt, mù đột ngột. Tuy
nhiên, bên cạnh đó còn có những biến chứng ít nặng nề hơn dễ bị bỏ qua như
viêm bờ mi, viêm kết mạc…Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài : “Nghiên cứu
các biểu hiện ở mắt trên những bệnh nhân viêm xoang tại bệnh viện ĐH
Y Hà Nội” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá tỷ lệ biểu hiện tại mắt trên những bệnh nhân đã được chẩn
đoán viêm mũi xoang.
2. Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm mũi xoang có biến
chứng mắt khám tại bệnh viện ĐH Y Hà Nội.



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử nghiên cứu:
1.1.1. Trên thế giới:
- Năm 470-377 trước công nguyên, đã có các nghiên cứu và mô tả triệu
chứng về bệnh lý viêm xoang và mối liên quan với biến chứng ổ mắt [10].
- Thế kỷ thứ 16 Aliben-Isea đưa ra một số bệnh nhân bị mờ mắt có biểu
hiện viêm mũi xoang.
- Đầu thế kỷ 20-Blatt, Killian, Berger – nêu lên mối liên quan về giải
phẫu của hệ thống xoang và các cấu trúc của ổ mắt.
- Năm 1937 Hubert được coi là người đầu tiên mô tả chi tiết và phân
loại các biến chứng ổ mắt do viêm xoang.
- Năm 1948 Smith và Spencer đã chia biến chứng ổ mắt do viêm xoang
thành 5 nhóm, tăng dần theo mức độ nặng của biến chứng ổ mắt [11].
- Năm 1970 Chandler và cộng sự phân loại các biến chứng ổ mắt do
viêm mũi xoang, đồng thời tìm thấy mối liên quan bệnh sinh giữa 5 nhóm.
Phân loại này đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới [12].
- Các tác giả như Monoley JR (1978), Kastenbeuer (1992), Stamberger H
(1993), Mortimore S (1997) đưa ra những cách phân loại mới, xu hướng chia
thành 4 nhóm, nhóm V được xếp vào biến chứng nội sọ [11], [13].
1.1.2.Ở Việt Nam:
- Năm 1962, Trần Hữu Tước và Nguyễn Thị Liên đã nêu một trường hợp
viêm TTKHNC cùng bên với viêm xoang và điều trị khỏi sau khi phẫu thuật
xoang [14].
- Năm 1964-1965 Phan Đức Khâm và Hoàng Thị Lũy nghiên cứu hơn 300
trường hợp viêm TTKHNC nguyên nhân do xoang với tỷ lệ tới 33,3% [15].



4

- Năm 1965-1966 Trần Hữu Tước và Võ Tấn công bố nhiều tài liệu về
biến chứng viêm xoang [14].
- Năm 1998, Ngô Ngọc Liễn và Nguyễn Xuân Thúy nghiên cứu 63
trường hợp mờ mắt do viêm TTKHNC được điều trị phẫu thuật viêm xoang
tại bệnh viên TMH TW, theo dõi trong hai năm kết quả thị lực tăng trên 50%
các trường hợp [16].
- Năm 2006, Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Phạm Thị Bích Thủy tổng kết 181
trường hợp biến chứng ổ mắt do viêm xoang ở trẻ em tại bệnh viện TMH TW [9].
- Năm 2007, Phan Kiều Diễm nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị
viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu do xoang bằng phẫu thuật nội soi mũi xoang [17].
- Năm 2010, Võ Thanh Quang đã mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá
kết quả điều trị 23 bệnh nhân biến chứng ổ mắt do viêm xoang tại viện TMH
TW [18].
- Năm 2012, Quách Thị Cần nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt
lớp vi tính và đánh giá kết quả điều trị 27 bệnh nhân bị biến chứng ổ mắt do
viêm xoang [19].
1.2. Sơ lược giải phẫu:
1.2.1.Giải phẫu ổ mắt:

Hình 1.1: Cấu tạo thành ổ mắt. [20]


5

Ổ mắt là hình tháp 4 góc, nền ở phía trước, trục đi hơi chếch từ trước ra
sau và vào trong. Sâu độ 42-52 mm, rộng 40mm, cao 35mm.
 Nền: hình vuông, bốn góc tròn.

 Đỉnh ổ mắt: tương ứng với khe bướm (phần rộng).
 Thành:
- Thành trên ( vòm) cấu tạo bởi xương trán và cánh nhỏ xương bướm.
Có hố lệ bên ngoài và hố ròng rọc bên trong. Sàn của xoang trán là trần của
hốc mắt nên viêm xoang trán có thể lan rộng xuống ổ mắt gây biến chứng
viêm phù mí mắt, viêm mô tế bào ổ mắt.
- Thành dưới (nền ổ mắt) cấu tạo bởi xương hàm trên, xương gò má và
xương khẩu cái. Có rãnh dưới ổ mắt chạy qua, là điểm yếu mà nhiễm trùng từ
xoang hàm lan lên ổ mắt.
- Thành ngoài tạo nên bởi cánh lớn xương bướm, xương gò má và
xương trán.
- Thành trong cấu tạo bởi mỏm trên xương hàm trên, xương lệ và
xương giấy, thành trong có rãnh lệ mũi. Đây là con đường hay gây biến chứng
mắt do viêm xoang nhất do xương giấy là một xương mỏng ngăn cách ổ mắt
với xoang sàng, thường có những khe nứt bẩm sinh nên nhiễm trùng từ xoang
sàng có thể lan sang ổ mắt. Xương lệ vừa mỏng lại thông với xoang hàm và
mũi nên rất dễ bị viêm, gây viêm túi lệ cấp và mạn tính.
 Bờ ổ mắt:
- Bờ trên ngoài liên quan ở trước với hố lệ, ở sau với khe bướm.
- Bờ trên trong gồm có:
Đường khớp sàng trán có 2 ống sàng trán. ống trước có mạch sàng trước
và dây trong mũi đi qua. ống sau có mạch sàng sau và dây Luska đi qua.
Trong cùng có lỗ thị giác để dây thị giác và mạch mắt đi qua.
- Bờ dưới ngoài liên quan với khe bướm hàm.


6

1.2.2. Định khu ổ mắt:
Ổ mắt được cân Tenon phân chia thành 2 khu: khu trước (khu nhãn cầu)

và khu sau (khu sau nhãn cầu).
 Khu nhãn cầu: gồm có nhãn cầu và vỏ Tenon bao quanh.
 Khu sau nhãn cầu: có các cơ đi từ đỉnh ổ mắt tới nhãn cầu, hợp cùng
màng liên cơ thành một hình nón cân cơ, ở phía trong cũng như phía ngoài có
một khối mỡ gọi là đệm mỡ ổ mắt. Khu sau nhãn cầu gồm có 2 khoang:
khoang ở trong và khoang ở sau nón cân cơ.
- Khoang ở trong nón cân cơ: liên quan với bán nhãn cầu sau. Trục của
khoang là dây thần kinh thị giác. Có động mạch mắt cùng với dây thần kinh
chui qua lỗ thị giác vào ổ mắt.
- Khoang sau nón cân cơ: chứa các thành xương và nón cân cơ. Chứa
các thành phần:
 Tuyến lệ
 Dây thần kinh lệ chạy dọc theo bờ trên cơ thẳng ngoài.
 Động mạch lệ và động mạch trên ổ mắt chạy từ nón cân cơ, thoát ra
ngoài nón ở chỗ nối 2/3 sau và 1/3 trước ổ mắt.
 Đệm mỡ ổ mắt được tạo bởi các cuộn mỡ.
Ứng dụng: Nhãn cầu được lồng giữa hai hoành. Hoành trước là 2 mi trên
và dưới, hoành sau là cân Tenon, tạo thành vách ngăn cách giữa nhãn cầu và
bộ cơ mạch thần kinh, làm nhiễm trùng khó có thể lan vào nhãn cầu từ các bộ
phận xung quanh. Do vậy, sự nhiễm trùng ở khu vực này thường bắt nguồn từ
đường máu.


7

1.2.3. Bộ lệ:

Hình 1.2: Cấu trúc bộ lệ. [20]
Gồm tuyến lệ và đường lệ:
 Tuyến lệ tác dụng bài tiết nước mắt, nằm ở phía ngoài trần ổ mắt.

Tuyến lệ gồm 2 phần: phần ổ mắt và phần mi.
 Đường lệ:
- Ống lệ: nhận nước mắt từ điểm lệ, có độ dài khoảng 1cm chạy ở
trong mi.
- Túi lệ là một ống đầu trên bịt, đầu dưới thông với ống lệ tỵ, dài 1214mm, chạy chếch xuống dưới ra ngoài và ra sau ở trong mi mắt, dính vào cốt
mạc xương sàng và xương lệ.
- Ống lệ tỵ đi từ túi lệ tới ngách mũi dưới, có độ dài 15mm, nằm trong
một ống xương, đi từ góc trong ổ mắt tới khe dưới.
- Cách đầu trước xương xoăn mũi dưới độ 1cm và có một nếp niêm
mạc ở phía trong giống như van (Hasner). Van này có thể cản nước và không
khí từ mũi vào đường lệ. Tuy nhiên, khi xảy ra tình trạng viêm mũi, viêm


8

xoang, sự nhiễm trùng dễ dàng vượt qua, gây viêm ống lệ tỵ, viêm túi lệ, từ
đó có thể gây viêm cho các tổ chức ổ mắt.
1.2.4. Mạch và thần kinh của mắt:
1.2.4.1. Động mạch mắt:
Là một nhánh bên của động mạch cảnh trong, cùng với dây thần kinh
thị giác chạy qua lỗ thị giác vào ổ mắt, phân ra làm nhiều nhánh, cấp máu cho
các cơ quan trong ổ mắt.
1.2.4.2.Tĩnh mạch mắt:
 Các tĩnh mạch mắt trên và dưới:
Các tĩnh mạch mắt trên và dưới thông với các tĩnh mạch ở mặt và tĩnh
mạch nội sọ, chúng không có van. Tĩnh mạch mắt trên bắt đầu trong góc mắt,
ở đây tĩnh mạch nối tiếp rộng rãi với các tĩnh mạch mặt, rồi chạy vào ổ mắt,
qua khe ổ mắt trên đổ vào xoang hang. Tĩnh mạch mắt trên chạy cùng với
động mạch mắt, nằm giữa thị thần kinh và cơ thẳng trên, tiếp nhận các nhánh
tương ứng với các nhánh của động mạch mắt, hai tĩnh mạch xoáy trên của

nhãn cầu và tĩnh mạch trung tâm võng mạc.
Tĩnh mạch mắt dưới bắt đầu ở mạng lưới vùng trước của sàng và thành
trong ổ mắt. Tiếp theo chạy ra sau trên cơ thẳng dưới, rổi đổ vào tĩnh mạch
mắt trên, hoặc là đi qua khe ổ mắt trên để đổ trực tiếp vào xoang hang. Tĩnh
mạch mắt dưới tiếp nối với đám rối tĩnh mạch chân bướm bởi một nhánh đi
qua khe ổ mắt dưới. Nó có thể tiếp nối với tĩnh mạch mặt qua bờ dưới ổ mắt.
Hai tĩnh mạch mắt trên và dưới chạy trong nón cân Tenon.
 Tĩnh mạch dưới ổ mắt: chạy cùng với động mạch và thần kinh dưới ổ
mắt ở sàn ổ mắt, chạy ra sau qua khe ổ mắt dưới vào đám rối tĩnh mạch chân
bướm. Tĩnh mạch dưới ổ mắt dẫn lưu cho các cấu trúc ở sàn ổ mắt, tiếp nối
với tĩnh mạch mắt dưới và có thể tiếp nối với tĩnh mạch mặt.


9
 Tĩnh mạch trung tâm võng mạc: đi trong thị thần kinh. Sau đó rời
khỏi thị thần kinh để đi một đoạn ngắn trong khoang dưới nhện trước khi đổ
vào xoang hang hoặc tĩnh mạch mắt trên.
1.2.4.3. Thần kinh:
 Dây thần kinh vận động: gồm 3 dây thần kinh vận động cho các cơ ổ mắt:
- Dây vận động chung (dây III) chi phối cho các cơ mắt trừ cơ thẳng
ngoài và cơ chéo lớn, chi phối mống mắt và cơ nâng mi trên.
- Dây cảm động (dây IV) chi phối cho cơ chéo lớn.
- Dây vận nhãn ngoài (dây VI) chi phối cơ thẳng ngoài.
 Dây thần kinh cảm giác: các dây thần kinh cảm giác cho mắt tách ra
ở hạch Gasser.
 Dây thần kinh thị giác: bắt nguồn ở võng mạc, sau đó đi theo trục
của nón cân cơ ổ mắt cùng động mạch mắt đi qua lỗ thị giác vào trong sọ.
Hai dây thị giác đi đến giao thoa thị giác cho những sợi bắt chéo hoặc
đi thẳng đến dải thị giác, dừng ở thể gối ngoài rồi tỏa lên hồi chêm vỏ não và
khe cựa, hoặc qua thể gối ngoài đến đồi chẩm và củ não sinh tư trên.

Ứng dụng: Các tĩnh mạch dẫn lưu cho ổ mắt là các tĩnh mạch mắt trên,
dưới và tĩnh mạch dưới ổ mắt, chủ yếu đổ tới các tĩnh mạch xoang hang. Hệ
thống tĩnh mạch này không có van, tạo điều kiện cho sự lan tràn của nhiễm
trùng từ ổ mắt tới xoang hang và gây tổn thương các cấu trúc nằm trong
xoang hang như dây thần kinh III, IV, VI, V1, V2.
1.2.5.Giải phẫu mũi xoang:
1.2.5.1.Vách mũi xoang:
Vách mũi xoang bao gồm cuốn mũi trên, giữa và dưới.giữa các cuốn
mũi là các ngách mũi tương ứng. Ngách mũi giữa được giới hạn bởi cuốn
giữa ở trong và khối bên xương sàng ở ngoài, từ trước ra sau có đê mũi, mỏm


10

móc, bóng sàng. Giữa các phần là các ngách, phễu nơi có lỗ thông của các
xương hàm, xoang trán và xoang sàng trước, tạo nên phức hợp lỗ ngách.
Phức hợp lỗ ngách: là phần trước của ngách mũi giữa, giới hạn bởi các
xoang sàng trước, cuốn mũi giữa và mỏm móc, gồm chủ yếu là ngách trán sàng, khe bán nguyệt, có lỗ thông của hệ thống xoang trước. Bất kỳ tắc nghẽn
nào ở vùng này cũng có thể gây viêm nhiễm niêm mạc, làm bít tắc đường dẫn
lưu của các xoang, làm ứ đọng xuất tiết, dẫn đến viêm xoang.
Mỏm móc: hình lưỡi liềm gồm phần đứng và phần ngang, bắt đầu từ
chân bám của đầu cuốn giữa, đi theo chiều thẳng đứng xuống dưới rồi quặt
ngang ra phía sau. Mỏm móc có thể quá phát, đảo ngược hoặc thoái hóa.
1.2.5.2.Các xoang cạnh mũi
Xoang trán
Ổ mắt

Xoang sàng

Xoang sàng

Xoang hàm
Xoang bướm

Hình 1.3: Các xoang mũi. [21]
Các xoang được chia thành hai nhóm: nhóm xoang trước gồm xoang
trán, xoang hàm và xoang sàng trước, đều có lỗ thông với khe giữa, nhóm
xoang sau gồm: xoang sàng sau và xoang bướm, đều có lỗ thông đỏ ra ngách
trên. Giữa các xoang đều có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp nên nhiễm trùng
từ xoang này có thể lan sang xoang kia.


11

 .Xoang sàng
Xoang sàng phát triển sớm nhất, một số tế bào sàng trước phát triển về
phía xương trán và xương hàm tạo ra xoang trán và xoang hàm. Do vậy xoang
sàng đóng vai trò chính trong quá trình phát triển xoang mặt và trong nhiễm
trùng xoang, đặc biệt ở trẻ em.
Xoang sàng gồm 7-9 tế bào nằm trong hai khối bên xương sàng. Sàng
trước gồm 4-6 tế bào, sàng sau 3-5 tế bào, các tế bào này to nhỏ không đều,
sắp xếp không theo quy định, dẫn lưu vào PHLN. Mà đường dẫn lưu này rất
dễ bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho viêm xoang dễ xuất hiện và tái phát.
Mặt ngoài xoang sàng ngăn cách với hốc mắt qua một lớp xương rất
mỏng được gọi là xương giấy. Nhiều khi xương này có những khe nứt bẩm
sinh hay mắc phải làm xương ổ mắt dính trực tiếp vào màng xương của xoang
sàng. Viêm xoang sàng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như áp xe dưới
màng xương và áp xe ổ mắt, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị
kịp thời.
Ngoài ra, mặt sau xoang sàng liên quan với xoang bướm qua tế bào
Onodi, là tế bào sàng sau cùng và to nhất, phát triển vào thân xương bướm và

liên quan trực tiếp với TTKHNC. Chiều dày trung bình của vỏ xương che phủ
TTKHNC khi đi trong tế bào Onodi là 0,28mm. Theo một số tác giả, trường
hợp hoàn toàn không có vỏ xương chiếm khoảng 12% [21], [22]. Các tế bào
sàng sau cùng, tham gia vào cấu tạo thành trong của ống thị giác do vậy sự
liên quan càng trở nên mật thiết. Ngoài ra, liên quan với xoang bướm, thị thần
kinh tạo thành gờ lồi vào xoang, thậm trí nằm hẳn trong lòng xoang bướm.Vì
vậy, dây thần kinh thị giác rất dễ bị tổn thương khi có viêm nhiễm mũi xoang,
đặc biệt là viêm xoang bướm và xoang sàng sau.
Tóm lại, xoang sàng rất phức tạp, có nhiều ngõ ngách nên nó thường là ổ
lưu trữ vi trùng mỗi khi bị viêm và là nguyên nhân hàng đầu gây biến chứng mắt.


12

 Xoang bướm:
 Xoang bướm khi mới đẻ chỉ là một hốc nhỏ nằm trong tiểu cốt
Bertin. Vào 3-4 tuổi tiểu cốt sáp nhập vào xương bướm. Lúc 12 tuổi, xoang
mới xuất hiện trên phim X-quang, 20 tuổi cũng ngừng phát triển.
 Lỗ thông xoang bướm thường nằm trong ngách bướm sàng, ngay sau
cuốn mũi trên. Thành trên xoang bướm có hai phần lồi rất đặc biệt, đó là lồi
của thần kinh thị giác và lồi của động mạch cảnh trong. Phần lồi của thần kinh
thị giác kéo dài từ trước ra đến thành sau của xoang bướm, đôi khi lồi thần
kinh thị giác hình vòng cung ở trần xoang bướm hướng vào trong để đến giao
thoa thị giác. Có khoảng 6% thần kinh thị bộc lộ trong xoang bướm. Trường
hợp xoang bướm lớn, lồi động mạch cảnh trong có thể lồi vào lòng xoang
bướm, tới đường giữa. Theo Kenedy [23] có khoảng 25% trường hợp động
mạch cảnh phơi trần trong xoang bướm không có gì che phủ, ngoài màng
xương và niêm mạc, đoạn này dài từ 6 - 10mm. Thành ngoài xoang bướm liên
quan với xoang tĩnh mạch hang, động mạch cảnh trong. Vì vậy, nhiễm trùng
xoang bướm dễ dàng gây tổn thương thần kinh thị giác và viêm tắc tĩnh mạch

xoang hang.

 Xoang hàm:
Xoang hàm có hình tháp nằm trong xương hàm trên, gồm 3 mặt và một
đỉnh. Đỉnh tháp quay về phía xương gò má. Mặt trên là sàn ổ mắt, rất mỏng
và dễ vỡ, có thần kinh dưới ổ mắt đi qua. Nên viêm xoang hàm có thể gây
viêm phần trước ổ mắt, áp xe mi dưới, viêm bờ mi, viêm kết mạc, thường gặp
hơn ở người lớn.

 Xoang trán:
 Xoang trán có kích thước trung bình từ 4 - 7ml, kích thước xoang
trán hai bên không đều nhau ngay cả với người bình thường. Khoảng 3 - 5%
người không có xoang trán một hoặc hai bên [24].


13
 Sàn của xoang trán là một phần trần hốc mắt. Nên viêm xoang trán
có thể gây biến chứng mắt. Ngoài ra, sự viêm nhiễm có thể lan tràn trực tiếp
từ những tĩnh mạch tủy xương (tĩnh mạch Breschet) trong xoang trán, gây
biến chứng viêm tắc tĩnh mạch. Ống thần kinh trên ổ mắt nằm trong sàn của
xoang trán nên cũng dễ bị tổn thương khi có viêm nhiễm xoang trán.
1.2.5.3.Mạch máu và thần kinh:
Mạch máu cung cấp cho mũi xoang chủ yếu từ:
 Các động mạch cấp máu cho ổ mũi là những nhánh của động mạch
mắt, hàm trên và mặt. Chúng phân nhánh để tạo nên các đám rối ở dưới niêm
mạc mũi.
- Các nhánh sàng trước và sàng sau của động mạch mắt cấp máu cho
các xoang sàng, xoang trán và trần mũi (gồm cả vách mũi).
- Nhánh bướm khẩu cái của động mạch hàm trên cấp máu cho niêm
mạc của các xoăn mũi, ngách mũi, và phần sau dưới của vách mũi.

- Nhánh khẩu cái lớn của động mạch hàm trên cấp máu cho vùng
ngách mũi dưới. Phần tận cùng của nó đi lên qua ống rang cửa để nối tiếp trên
vách mũi với các nhánh của các động mạch bướm khẩu cái, sàng trước và các
nhánh của động mạch môi trên.
- Động mạch dưới ổ mắt và các nhánh của huyệt răng của động mạch
hàm trên cấp máu cho niêm mạc xoang hàm.
- Nhánh hầu của động mạch hàm trên cấp máu cho xoang bướm.
 Tĩnh mạch:
Các tĩnh mạch của mũi tạo nên một đám rối dạng hang phong phú dưới
niêm mạc. Đặc biệt dày đặc ở phần sau của vách và các xoăn mũi giữa,
dưới.Các tĩnh mạch từ phần sau của mũi đi tới tĩnh mạch bướm khẩu cái, chạy
ra sau qua lỗ bướm khẩu cái để đổ về đám rối tĩnh mạch chân bướm. Phần


14

trước của mũi được dẫn lưu chủ yếu qua những tĩnh mạch đi kèm động mạch
sàng trước, các tĩnh mạch sau đó đở về tĩnh mạch mắt hoặc tĩnh mạch mặt.
 Thần kinh: gồm thần kinh giác quan và thần kinh cảm giác. Thần
kinh giác quan là dây thần kinh khứu giác (dây I). Thần kinh cảm giác gồm
các nhánh của thần kinh mắt và nhánh của thần kinh bướm khẩu cái.
Tóm lại: Hệ thống mạch máu và bạch mạch giữa xoang và ổ mắt rất
phong phú và có liên quan mật thiết với nhau. Tĩnh mạch và bạch mạch ổ mắt
nhận máu từ hệ thống mũi xoang và một phần vùng hàm mặt đổ về xoang
hang. Tĩnh mạch mắt trên và mắt dưới không có van, làm cho máu lưu thông
trực tiếp từ mũi, hàm mặt với ổ mắt và xoang hang - đây là đường lan truyền
nhiễm trùng từ xoang vào ổ mắt.
1.3. Chức năng mũi xoang:
1.3.1. Chức năng hô hấp: là chức năng quan trọng nhất, thành bên hốc mũi
giữ vai trò cơ bản nhờ có các cuốn mũi, làm tăng đáng kể bề mặt tiếp xúc, làm

cho luồng không khí đi qua mũi bị chậm lại, tiếp xúc tốt hơn với niêm mạc
mũi. Do đó không khí đi qua mũi được làm ấm, làm ẩm và làm sạch.
1.3.2. Chức năng dẫn lưu: nhờ hai chức năng tiết dịch của các tế bào chế tiết
và vận chuyển niêm dịch của các tế biểu mô xoang, tạo thành hệ thống thảm
nhầy có vai trò quan trọng. Hệ thống lệ đạo dẫn nước mắt qua ống lệ - mũi tới
ngách mũi dưới. Chính hệ thống này tạo con đương cho quá trình viêm nhiễm
từ xoang lan vào tuyến lệ và ổ mắt.
1.3.3. Chức năng thông khí: niêm mạc xoang là nơi trao đổi khí. Bình
thường không khí trong xoang luôn được thay đổi, nếu quá trình thông khí
không được đảm bảo sẽ dẫn đến thay đổi áp lực trong xoang, tạo điều kiện
cho vi khuẩn phát triển.


15

1.3.4. Chức năng khứu giác: được thực hiện ở tầng trên của mũi nhờ các tế
bào thần kinh cảm giác và đầu tận của thần kinh khứu giác.
1.3.5. Chức năng phát âm: xoang có vai trò như hộp cộng hưởng âm, tạo ra
âm sắc và độ vang riêng biệt trong tiếng nói của từng người.
1.4. Biến chứng mắt ở bệnh nhân viêm mũi xoang.
1.4.1. Định nghĩa:
Biến chứng ổ mắt do xoang là tình trạng nhiễm trùng từ xoang lan vào
ổ mắt [25].
1.4.2. Sinh lý bệnh:
Quá trình viêm của ổ mắt có thể đi từ đường máu, đường thần kinh, hay
trực tiếp từ các cấu trúc kế cận ổ mắt. Các tác nhân nhiễm khuẩn, độc tố, dị
ứng, miễn dịch đã gây tổn thương viêm cho các tổ chức trong ổ mắt, là các tổn
thương như giãn mạch, rỉ huyết tương, thâm nhiễm các tế bào lymphocyte,
monocyte, bạch cầu đa nhân trung tính hay các yếu tố hoại tử mô [26], [27].
Bệnh thường diễn biến cấp tính trong vài giờ, vài ngày, hoặc tiến triển

từ từ và thường xảy ra ở một bên mắt, có thể hai mắt cùng một lúc.
1.4.3. Cơ chế bệnh sinh:
Viêm xoang cấp và viêm xoang mạn đều có khả năng gây ra biến
chứng mắt. Mắt liên quan với thành trên là xoang trán, thành trong ổ mắt liên
quan với xoang sàng trước và sàng sau, thành dưới liên quan với xoang hàm.
Đặc biệt thành trong của ống thị giác tiếp xúc trực tiếp với xoang bướm.
Thành này rất mỏng, thậm chí dưới 1mm ở một số bệnh nhân và tế bào sàng
sau của xoang sàng tham gia cấu tạo thành trong của ống thị giác [28]. Vì vậy,
viêm nhiễm từ xoang gây nên viêm nhiễm tổ chức hốc mắt có thể trực tiếp
xuyên qua cấu trúc xương mỏng hoặc qua vết nứt của xương do bẩm sinh hay
mắc phải dẫn đến viêm màng xương, rồi viêm các nội dung bên trong hốc mắt.


×