Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 133 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN
--------

NGUYỄN CHÍ CÔNG
MSSV: 6095840

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY
THIỆP
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn
Niên khóa: 2009 - 2013

Cán bộ hướng dẫn: ThS. LÊ THỊ NHIÊN

Cần Thơ, tháng
5/2013

1


Đề tài: Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Những vấn đề chung về truyện ngắn
1.1.1 Khái niệm về truyện ngắn
1.2.1 Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn
1.1.2.1 Dung lượng truyện ngắn
1.1.2.2 Nhân vật
1.1.2.3 Tình huống
1.1.2.4 Cốt truyện
1.1.2.5 Chi tiết
1.1.3 Vài nét chung về truyện ngắn trong thời đổi mới
1.2 Sơ lược về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
1.2.1Cuộc đời
1.2.2 Sự nghiệp văn chương
1.2.3 Quan niệm văn chương

CHƯƠNG 2: ĐẶC SẮC NỘI DUNG CỦA TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP
2.1 Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – sự thể hiện phong phú đời sống con
người
2.1.1 Con người tha hóa và mất dần nhân cách, đạo đức
2


2.1.2 Con người ảo tưởng, cô đơn
2.1.3 Con người bản thể
2.2 Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – đa dạng hình tượng người phụ nữ.
2.2.1 Người phụ nữ với tấm lòng cao đẹp nhưng có số phận bất hạnh
2.2.2 Người phụ nữ ngoại tình, tàn nhẫn độc ác
2.3 Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – triết lý sâu sắc
2.3.1 Triết lí về văn chương

2.3.2 Triết lí về con người và cuộc sống xã hội

CHƯƠNG 3: ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP
3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.1.1 Nghệ thuật khắc họa ngoại hình nhân vật
3.1.2 Nghệ thuật thể hiện nội tâm nhân vật
3.2 Tình huống truyện
3.2.1 Tình huống bất ngờ
3.2.2 Tình huống kịch
3.3 Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
3.4 Giọng điệu
3.4.1 Giọng điệu trữ tình sâu lắng
3.4.2 Giọng điệu suồng sã giễu nhại
PHẦN TỔNG KẾT
BẢNG THỐNG KÊ TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN HUY THIỆP
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ sau năm 1975, đất nước đã bước sang giai đoạn lịch sử mới, giai đoạn
đánh dấu mọi thứ đều bắt đầu từ vạch xuất phát và văn học cũng đã chuyển mình dò
tìm qua những phương thức thể hiện tốt nhất nhằm kịp thời phản ánh đời sống xã
hội đa dạng trước sự biến đổi của thời đại. Nhờ đó văn chương đã có những khởi
sắc vượt bậc và chiếm ưu thế hơn ai hết là thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn đã đáp
ứng được tính chất nhanh nhạy và đa dạng những sự kiện chính từ cuộc sống thời

đại. Để tạo được điều đó đã không ít nhà văn tìm tòi và sáng tạo ra những trang viết
bất hủ mang sắc thái riêng như: Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu, Kiên Giang,
Phạm Thị Hoài, Dạ Ngân, Hồ Anh Thái, Nguyễn Huy Thiệp...
Trong đó Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng mới lạ và nổi bật trong nền
văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XX. Những tác phẩm của ông từng ngày
đưa ra trình làng thì đã thu hút nhiều người tìm đọc như: Tướng về hưu, Những
ngọn gió Hua Tát, Con gái thủy thần, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết… Truyện
của tác giả càng đăng thì văn đàn càng sôi nổi luận bàn. Công trình “Đi tìm Nguyễn
Huy Thiệp” do Phạm Xuân Nguyên chủ biên đã nêu: “Thật hiếm trong văn chương
Việt nam xưa nay, tôi dám chắc là chưa có, một nhà văn nào vừa xuất hiện đã gây
được dư luận, càng viết dư luận càng mạnh… Văn đàn thời đổi mới đã khởi sắc,
bỗng khởi sắc hẳn, đã náo động càng thêm náo động, bởi những cuộc tranh luận,
cả tranh cãi, quanh sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp”[18. Tr.6]. Đến nay, dù không
khí tạm lắng nhưng Nguyễn Huy Thiệp và tác phẩm của ông vẫn là nguồn cảm
hứng cho nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới
từ sau năm 1986 nói chung.
Mặt khác, Nguyễn Huy Thiệp đã khẳng định mình bằng phong cánh riêng và
có nét độc đáo, mới lạ từ nội dung đến nghệ thuật. Nhà văn đã thể hiện nét độc đáo
qua cách chọn đề tài, cách dựng truyện, cách kể truyện, thơ trong văn,... Song, đặc
điểm nổi bật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp phơi bày hiện thực xã hội và
phong phú về cuộc sống con người: con người cô đơn, con người ảo tưởng, con
người tha hóa nhân cách và mất dần giá trị đạo đức. Truyện của ông còn nói đến
4


hình ảnh người phụ nữ với tấm lòng cao cả nhưng bất hạnh trong cuộc sống và có
cả người phụ nữ ngoại tình, tàn nhẫn độc ác... Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp càng
bị cuốn hút bởi giọng văn của ông. Giọng văn vừa nhẹ nhàng nhưng không phiêu
lãng và đôi lúc khô khan nhưng đầy ma lực hấp dẫn mọi người. Đồng thời, truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp lôi cuốn người đọc như được trải nghiệm và lao vào

cuộc phiêu lưu tìm kiếm hạnh phúc, tự do của nhân vật qua từng trang sách. Càng
đọc càng nhận rõ hiện thực cuộc sống hiện ra để đồng cảm, xót thương cho những
số phận hẩm hiu của nhân vật luôn khao khát làm người và những con người cô đơn
lạc lõng. Qua đó, cũng phê phán những con người thực dụng thối nát luôn tìm cách
hãnh tiến trong xã hội để mất dần giá trị đạo đức. Đặc biệt, người đọc luôn tin tưởng
hạnh phúc của con người đã, đang và sẽ tiềm ẩn đâu đó xung quanh ta mặc dù còn
nhiều điều che lấp.
Những lý lẽ trên cũng là lý do để người viết mạnh dạn lựa chọn vấn đề: “Đặc
điểm truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp” làm đề tài nghiên cứu, với mong muốn
tìm hiểu và phát huy những đặc điểm nổi bật trong truyện ngắn của ông từ nội dung
đến nghệ thuật.
2. Lịch sử vấn đề
Từ năm 1986 trở đi, tên tuổi Nguyễn Huy Thiệp mới thật sự được khẳng định
trên văn đàn với hàng loạt tác phẩm ra đời như: Chảy đi sông ơi, Chút thoáng
Xuân Hương (3 truyện), rồi liên tiếp Tướng về Hưu (1986), Không có vua
(1987)... thì cả văn đàn sôi trào, nhiều người đã bị cuốn hút vào không khí nghề
nghiệp. Theo cách nói của Thế Lữ, Xuân Diệu của phong trào thơ mới: “Làng văn
chưa hết xôn xao bàn tán về truyện ngắn này thì liên tiếp tác giả Nguyễn Huy Thiệp
còn lạ mặt lạ người lại trình làng Những ngọn gió hua tát, Con gái thủy thần, Giọt
máu, Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết, Những người thợ xẻ, Những bài học nông
thôn,..”[18. tr6]. Không những thế, một số nhà nghiên cứu còn tìm đến truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp bởi nhiều lí do: vì lạ, đọc để “giải tỏa ức chế” vì được nhìn
thẳng vào sự thật. Theo Phan Cự Đệ đến năm 1989, văn học đã hình thành “hội
chứng Nguyễn Huy Thiệp”[7].
Công trình sưu tầm “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” của Phạm Xuân Nguyên đã
nêu: “Thật hiếm trong văn chương Việt Nam xưa nay, tôi dám chắc là chưa có một
nhà văn nào vừa viết ra đã gây được dư luận, càng viết dư luận càng mạnh, truyện
5



chưa ra thì người ta đã kháo nhau, truyện đăng rồi thì tranh luận tìm đọc, đọc rồi
thì gặp nhau bình luận, bàn tán, chốn phòng văn cũng như chốn vĩa hè đâu cũng
kháo chuyện...”[18.tr6], qua lời nhận định trên tác giả cho rằng: “Văn đàn thời đổi
mới đã khởi sắc, bổng khởi sắc hẳn, đã náo động càng thêm náo động”[19.Tr.6].
Ngay lời giới thiệu của tác giả đã đưa ra vấn đề dư luận về nội dung và nghệ thuật
độc đáo, mới lạ của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Đặc biệt là vấn đề khởi sắc của
văn học giai đoạn đổi mới năm 1986 với sự đóng góp truyện ngắn của nhà văn.
Tương đồng với ý kiến trên, Phan Cự Đệ cũng từng nhận xét: “Lịch sử văn học còn
ghi: Vào giữa những năm tám mươi của thế kỉ XX, khi “hiện tượng Nguyễn Minh
Châu” bùng lên và sau đó tạm lắng thì phát lộ “hiện tượng Nguyễn Huy
Thiệp”.[7.Tr.767]
Ở bài viết Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ Đức Hiểu có nhận xét truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp rằng: “Trong hành trình “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp”, tôi
thấy một giọt vàng rơi vào lòng mình, giọt vàng rồng sáng ngời”. Ngoài ra, ông còn
đánh giá về nội dung truyện ngắn như sau: “Nhịp mạnh trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp là tình yêu. Tình yêu con người, tình yêu loài người là tinh thần
bao trùm các tác phẩm của anh” [18,tr.479]. Đỗ Đức Hiểu nhìn theo phương diện
khác về mặt nội dung truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là tình yêu con người, tình
người bao trùm đa số trong tác phẩm của tác giả.
Bài viết “Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió” (viết tháng 9 năm 1987)
của Hoàng Ngọc Hiến đã đưa ra nhận xét tổng quát về mặt nội dung lẫn nghệ thuật
của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Điều mà tác giả quan tâm chính là: “Trong tập
truyện của Nguyễn Huy Thiệp, rùng rợn hơn cả vẫn là những sự việc hết sức bình
thường nhưng bộc lộ sự đốn mạt, sự hèn kém của con người, giữa mọi sự nhố
nhăng, sắng xít lòi ra cái tâm lí vụ lợi, vụ lợi một cách khinh bạc, trắng trợn một
cách muối mặt, tán tận lương tâm, tâm lí này đang trở thành một nếp ăn trong não
trạng, tâm thuật của con người hiện đại…”[26,tr.10]. Như vậy, Hoàng Ngọc Hiến
đã đưa ra những nhận xét rất chi tiết và cụ thể về hiện thực đời sống, tính cách con
người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
Công trình nghiên cứu “Luận chiến văn chương” do Chu Giang - Nguyễn Văn

Lưu chủ biên cũng đưa ra nhận xét: “Nguyễn Huy Thiệp là tài năng độc đáo đủ làm
dậy sóng mặt hồ văn chương vốn lâu nay êm lặng”[45]. Trong trang viết, hai tác
6


giả đã công nhận tài năng thật sự của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Song, Chu giang
và Nguyễn Văn Lưu còn đánh giá khá sâu sắc về truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp: “Truyện của anh phong phú đa dạng về chiều sâu, ở đây có hiện thực đương
đại có hiện thực lẫn ma quái, huyền thoại, có mảng truyện cổ tích, lịch sử...Tất cả
làm nổi bật lên vấn đề gây gắt của đời sống cộng đồng, những gương mặt đạo đức
của đời sống thường nhật,những cái xấu xa kinh tởm, những trầm luân về cuộc
sống con người”[45]. Với cách đánh giá này, tác giả đã công nhận văn chương của
Nguyễn Huy Thiệp mang chiều sâu và đa dạng về nội dung, nhưng nổi trội vẫn là số
phận con người với nhiều mặt trái tồn tại. Có những số phận đau thương, cô đơn
đầy bi kịch và những con người tha hóa về mặt đạo đức luôn chạy theo đồng tiền và
địa vị.
Bài viết “Nghệ thuật Ba-Rốc trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
hay không” của tác giả Thái Hòa cho rằng: “Dưới ngòi bút của nhà văn thì có hai
dạng người đẹp, đó là những người ngây thơ rất gần gũi với bản sắc tự nhiên, chưa
hề bị bụi bặm xã hội làm cho bẩn đục, còn loại người thứ hai đã từng niếm trải
những thất bại đau đớn trong đời người, được cuộc đời rửa sạch trở nên trong trẻo,
thanh cao” [18.Tr.102]. Như vậy, Thái Hòa đã nhìn vào bản chất con người trong
trang viết của Nguyễn Huy Thiệp mang nhiều vẻ đẹp mặc dù họ sống trong xã hội
nhiều xấu xa. Trong trang viết, ông còn nhận định tiếp: “Cũng phải nói rằng cái thô
bỉ, xấu xa trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp phơi trần đến mức dễ sợ, còn
cái tốt cái đẹp chỉ còn là biểu tượng, như một thoáng vô hình dù lộng lẫy đấy nhưng
cũng chỉ là thăng hoa của cảm xúc” [18.Tr.99].
Nguyễn Thanh Sơn qua bài viết “Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp” kèm theo
những lời khen và ví truyện của ông như hạt ngọc: “Đọc truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp cũng giống như những viên ngọc với lớp đá vỏ xù xì, thô ráp bên ngoài,

và đẹp nhất vì người ta biết trong lớp đá đó tiềm ẩn một viên ngọc” [18,Tr.118].
Trong bài viết Nguyễn Thanh Sơn đánh giá cao giá trị truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp. Ngoài ra, ông còn nói về nhân vật trong tác phẩm như sau: “Nhiều nhân vật
trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, méo mó dị hình về cả ngoại hình lẫn tâm
hồn, cái ác – những con “quỉ” sống với người – với muôn bộ mặt luôn lẫn quất
quanh họ, thúc dục họ...”[18. Tr.120].

7


Vương Trí Nhàn - cây bút phê bình sắc sảo của văn học, cũng từng có đôi lời
với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trong bài viết “Tưởng tượng về Nguyễn Huy Thiệp”
in trong sách phê bình Vương Trí Nhàn – Những Kiếp hoa dại như sau: “Nếu có
một thứ “quả bóng vàng” hay là “cây bút vàng” dành để tặng cho cây bút xuất sắc
nhất hàng năm thì trong năm 1987 và cả nửa đầu 1988 nữa – người xứng đáng
được giải trong văn xuôi ta, có lẽ là Nguyễn Huy thiệp” [20.Tr.18]. Bên cạnh đó,
ông còn đưa ra lời nhận định rất xác đáng đối với truyện của Nguyễn Huy Thiệp:
“Nguyễn Huy Thiệp hai lần làm lạ, vì nó mang tới cái chất mà lâu nay văn học Việt
Nam hơi thiếu – chất kiêu bạc, tàn nhẫn, cay đắng” [20.Tr.19]. Ông luôn cho rằng
truyện của nhà văn rất tàn nhẫn, nhưng cái tàn nhẫn của tác giả viết ra chính là sự
nhân từ và thương sót cho con người hôm nay. Bởi vì, cuộc sống này có mấy ai thấu
hiểu một chữ tình: tình người, tình yêu của sự vị tha và bao dung.
Đông La nhận xét trong bài viết “Về cái “ma lực” trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp” rằng : “Nguyễn Huy Thiệp đã xé toạc cái khách sáo của con người ở
chốn đông đúc ấy để viết về cái lõi của tâm lí, cái tâm lí thật cái tôi của con người,
“từ cái cao cả đến cái thấp hèn, từ phù du huyền ảo đến thông tục” [18.Tr.132].
Trong bài viết ông còn nói thêm: “Nguyễn Huy Thiệp viết văn không chỉ để nói lên
sự đời mà anh còn bàn luận sự đời, bàn luận cả văn chương” [18.Tr.133]. Với lời
nhận định này, tác giả muốn nói thêm sự bàn luận sự đời cũng như văn chương
trong trang viết của nhà văn, một trang viết làm nhiều người phải buộc mình suy

nghĩ về mọi thứ trên cuộc sống hiện tại này.
Bài viết “Xung quanh “Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp”” của hai tác gia
Nguyễn Hải Hà và Nguyễn Thị Bình cho rằng: “Truyện Tướng về hưu của ông mới
thật sự gây nên dư luận xôn xao”[18], nhà phê bình Trần Duy Thanh cũng nói:
“Nguyễn Huy Thiệp được người đọc đặc biệt chú ý đến từ truyện ngắn Tướng về
hưu”[18]. Xung quanh truyện có rất nhiều tác giả phê bình chú ý và bàn luận theo
nhiều chiều khác nhau, nhưng nổi trội vẫn là cuộc sống hiện thực với số phận con
người cô đơn lạc lõng trong xã hội, họ luôn mơ những điều đơn giản trong cuộc
sống. Trần Duy Thanh đưa ra ý kiến khá hay khi nhận định truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp như sau: “Ngòi bút lạnh lùng của Nguyễn Huy Thiệp cứ thản nhiên phơi
bày ra mặt giấy bao nhiêu điều xấu xa, nhơ nhuốc, bỉ ổi của người đời”.[18.Tr.87].

8


Nhà phê bình Nguyễn Mạnh Đẩu trong bài viết “Đôi điều cảm nhận sau khi
đọc truyện và xem phim Tướng về hưu” có đôi lời nhận xét như sau: “Quả thật,
những gì Nguyễn Huy Thiệp viết ra, cho dù hư cấu nhiều đi nữa, cũng chỉ phơi bày
một mặt hiện thực một cách trần trụi, một hiện thực cay độc mà lạnh tanh làm hầu
hết chúng ta nhức nhối chua xót” [18.Tr.32]. Tác giả Nguyễn Mạnh Đẩu nói đến
việc hư cấu hiện thực của nhà văn, nhưng qua hư cấu đó tác giả Nguyễn Huy Thiệp
đã vẽ ra cuộc sống thực tại của xã hội thật sống động với nhiều mặt xấu xa của con
người trong thời đại mới.
Song song đó, Nguyễn Thị Hương lại cho rằng: “Tướng về hưu là một tấn trò
đời nhỏ đủ các hạng người: Tướng lĩnh, Kỷ sư, Bác sĩ, Người làm công, Cô gái lỡ
làng...” hay “những chân thực lạnh buốt” [18.Tr.56].
Nguyễn Quang Đẩu (báo Quân đội nhân dân) cho rằng: “Truyện Tướng về
hưu là một lát dao cắt ngang, cho ta một phần thiết diện xã hội hiện thực”
[18.Tr.642].
“Tưởng tượng về Nguyễn Huy Thiệp” của Vương Trí Nhàn cũng đánh giá xác

đáng tác phẩm Tướng về hưu là: “Tướng về hưu, tác giả vẽ ra một khung cảnh mà ở
đó, nếp sống thực dụng lan tràn, đã trở thành một thói quen: con người lì lợm lâu
ngày đến mức mất hết cảm giác về sự lì lợm của chính mình; cái tốt bé nhỏ như một
cái gì trớ trêu rơi rớt lại không được việc gì; lương tri vẫn còn trong mỗi con người
nhưng nó chỉ đủ sức làm cho con người ta nghẹn ngào khi phải đối mặt với cảnh
tha hóa bần cùng .” [20.Tr.20].
Ý kiến Nguyễn Hòa cũng tỏ ra sắc sảo khi ông nhận xét Tướng về hưu là
“tiếng chuông báo động sự xuống cấp trong biểu hiện cụ thể của một số chuẩn mực
xã hội”. Nguyễn Đăng Mạnh với bài viết Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vài cảm
nghĩ, có nói: “Nguyễn Huy Thiệp có giới nhân vật, cũng độc đáo. Toàn những con
người góc cạnh, gân guốc. Người nào cũng sống đến tận cùng cá tính của mình. Có
loại chui lên từ bùn lầy, rác rưởi, tâm địa đen tối, có loại như những bậc chí thiện,
có thể bao dung kẻ xấu, người ác, thậm chí sẵn sàng chết vì đồng loại”. Vì thế bên
cạnh văn xuôi “ngổn ngang bề bộn, thậm chí xô bồ tục tĩu và đầy khinh bạc của
Nguyễn Huy Thiệp nhiều khi vút lên những tứ thơ thật trong trẻo, những âm điệu
thật thiết tha”. [18. Tr.459 – 460].

9


Trong bài viết “Tư duy tiểu thuyết và Folkore hiện đại” Hoàng Ngọc Hiến
đưa ra nhận xét chính đáng về truyện lịch sử giả của Nguyễn Huy Thiệp như sau:
“Dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp, Quang Trung, Gia Long được trút bỏ bộ
quần áo đế vương, ta thấy con người thật của họ với nhũng ham mê, dục vọng
thường tình, những nỗi khoắc khoải số phận và những tình cảm yêu, ghét, tức giận
thông thường...” [18.Tr.457]. Thông qua bài viết, Hoàng Ngọc Hiến đã nhìn nhận
con người đế vương trong truyện ngắn giả sử của Nguyễn Huy Thiệp cũng tồn tại
bản ngã bình thường như bao con người khác. Vì Hoàng Ngọc Hiến biết rằng,
Nguyễn Huy Thiệp rất đề cao và chú trọng bản chất con người đời thường qua từng
trang viết của mình.

Diệp Minh Tuyền cũng nói lên ý kiến của mình về truyện Vàng lửa rằng: “
Anh muốn trình bày một quan điểm sống mới trong cung cách đối nhân xử thế,
không chỉ có từng số phận riêng lẻ, mà còn là của cả dân tộc, rộng ra là của cả thế
giới”.[18.Tr.111].
Tất cả nhà phê bình nghiên cứu đều đánh giá rất nặng và rất cao về truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Bởi vì, ông thể hiện hiện thực cuộc sống cũng như số
phận con người khác nhau như: con người cô đơn, con người tha hóa, con người
thực dụng và những con người mất hết giá trị đạo đức và cả những con người bản
ngã đời thường, kể cả con người ảo tưởng.
Bên cạnh nội dung, nghệ thuật cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Vương Trí Nhàn cùng với bài viết “Tưởng tượng Nguyễn Huy Thiệp” không
những đánh giá cao tài năng và nội dung truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mà
còn có cả nghệ thuật. Đặc biệt, ông quan tâm chính là giọng văn. Giọng văn nhẹ
nhàng nhưng thâm thúy và cay đắng khi thể hiện cuộc đời và số phận con người.
“Bằng một lối kể trầm trầm của một kẻ vừa trải đời, vừa chán đời không còn những
hy vọng dễ dãi vào đời”. [20.Tr. 19]
Trần Đạo - một cây bút phê bình mới và lạ cũng đã từng nhận xét: “Đọc
Tướng về hưu vừa hấp dẫn, vừa khó chịu, đôi khi cảm động” hay: “Viết làm sao
khiến người đọc vừa bị lôi cuốn, vừa ái náy, khó chịu không sao quên được mình
trong câu chuyện, dòng văn đó đặc điểm trong lối hành văn của Tướng về hưu”
[18.Tr.42]. Trong bài viết, Trần Đạo đánh giá cao về lối hành văn thu hút người đọc
của Nguyễn Huy Thiệp.
10


Trong bài viết “Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió”, Hoàng Ngọc Hiến
cũng đưa ra nhận xét về nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp như sau:
“Nói về những sự đốn mạt, hèn kém của con người, câu văn của Nguyễn Huy Thiệp
thường man mác cảm giác tê tái” [26.Tr.442].
Trong công trình nghiên cứu “Bình luận truyện ngắn”, Bùi Việt Thắng có bài

nghiên cứu về “Vấn đề tình huống trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu” và
có đề cập đến tình huống truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp như sau: “Nguyễn
Huy Thiệp trong cuộc đối thoại với sinh viên nói rằng: Ví dụ như Sang sông của tôi.
Ngay cái tên đã thể hiện tình huống, một cử chỉ quyết đoán” [30.Tr.250], hay:
“Sang sông của anh là một nghệ thuật chơi tình huống” [30.Tr.260]. Ngoài ra,
trong bài viết Bùi Việt Thắng nhận định chính xác về tình huống truyện của Nguyễn
Huy Thiệp: “Nếu để ý, chúng ta thấy Nguyễn Huy Thiệp trong khi viết truyện ngắn,
thường tạo ra các tình huống - thắt nút... Nguyễn Huy Thiệp thường tạo tình huống
bất ngờ, độ căng và bùng nổ những sự kiện, còn truyện ngắn Nguyễn Minh Châu là
sức xoáy...” [30]
Cuốn sách Tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ của Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên
cũng có đề cập đến giọng điệu truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp
rằng: “ Câu chuyện trọn vẹn về cuộc đời một quân nhân được hồi tưởng qua cái
nhìn và giọng điệu kể nhẩn nha, ngậm ngùi chắp nối, buồn thương của nhân vật
tôi...”[31.Tr.382].
Bên cạnh nhận xét nội dung và nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp, độc giả còn kinh ngạc bởi làn sóng dư luận và tranh cãi của hai luồng ý kiến
khen, chê bộ ba truyện ngắn lịch sử ra đời : Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết như
sau:
Châm ngòi nổ cho cuộc tranh luận là bài viết của nhà sử học Tạ Ngọc Liễn
(“Về truyện ngắn Vàng lửa”, Văn nghệ, 26/6/1988). Tác giả coi truyện Vàng lửa là
“một truyện kí danh nhân lịch sử” ông còn cho rằng Nguyễn Huy Thiệp muốn đánh
lại lịch sử nhưng “có một trình độ học vấn chưa đầy đủ”. Tìm trong bài viết ta thấy,
Tạ Ngọc Liễn luôn cho rằng nhân vật Phăng là người phát ngôn cho Nguyễn Huy
Thiệp. Sau đó bị Thùy Sương, Văn Giá, Lại Nguyên Ân phản bác, rồi tiếp tục Tạ
Ngọc Liễn cho ra mắt tiếp bài “Về mối quan hệ giữa Sử và Văn” (Nhân Dân,

11



28/8/1988) nhưng ông không chỉ ra được bản chất của văn chương bởi cái nhìn đầy
sử học của mình.
Lại Nguyên Ân trong bài viết “Đọc văn phải khác với đọc sử” có nói: “Bạn
Liễn đưa ra cách đọc không phù hợp với tác phẩm văn xuôi nghệ thuật”[18]. Trong
bài viết, tác giả Lại Nguyên Ân còn phân tích và nói thêm: “thật ra bạn Liễn chỉ
tranh cãi với nhân vật Phăng trong truyện”. Bên cạnh đó, Văn Tâm - một thầy giáo
dạy văn có tiếng ở Hà Nội, cũng có nhận xét gần với Lại Nguyên Ân: “không thể
đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (những sáng tạo thẩm mĩ) bằng đôi mắt sử kí
giáo khoa thư như nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Liễn đã làm”[18]. Xong, có nhiều nhà
nghiên cứu trong giới phê bình nói Nguyễn Huy Thiệp “phê phán lịch sử” hay “bôi
nhọ lịch sử”. Cuộc tranh luận ngày càng quyết liệt khi Nguyễn Thúy Ái cho rằng
viết như Nguyễn Huy Thiệp “chẳng khác nào bắn súng lục vào quá khứ”[18], hay
trong bài nghiên cứu của Nguyễn Văn Lưu vừa khen lại vừa chê nhà văn Nguyễn
Huy Thiệp “tài nặng hơn tâm” hoặc như Mai Ngữ nói: “Hiện tượng văn này đáng
mừng hay đáng ngại...”. Nhưng đi ngược lại với ý kiến trên, Đặng Anh Đào nhận
thấy rằng: “Nguyễn Huy Thiệp viết nên những truyện ngắn báo động lịch sử những
tín hiệu thức tỉnh”, còn Hoàng Ngọc Hiến cho rằng, truyện Nguyễn Huy Thiệp
“mang ý nghĩa cảnh tỉnh”...
Tạp chí văn học tháng 3-4/1988 có bài “Gặp gỡ và trao đổi với Nguyễn Huy
Thiệp”. Tác giả có ý nói cụ thể về mình: “Xin đừng quan niệm tôi là một tiếng nói
văn học “phi chính thống” và “xin đừng nghĩ tôi là người viết “bịa” như thật bởi
tôi viết rất thật, và cũng xin đừng đánh giá tôi là “nhà tiểu thuyết bởi tôi chưa bao
giờ nghĩ mình là nhà tiểu thuyết” [50.Tr.147]. Qua cuộc trao đổi, mọi người càng
thấy rằng Nguyễn Huy Thiệp đến với văn chương bằng cả tâm lẫn tài, ông vốn tái
hiện lại những gì trong cuộc sống bằng mắt thấy, tai nghe. Cùng với kinh nghiệm
trải đời của mình, Nguyễn Huy Thiệp nhìn nhận cuộc đời khách quan không phiến
diện một chiều.
Nguyễn Đăng Mạnh cũng có lí khi cho rằng: “Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp
không phải là xu hướng phổ quát và tất cả của đổi mới nhưng nó là dòng mạch xuất
hiện đồng thời với thời kì đổi mới”.[7.Tr.769]

Hoàng Ngọc Hiến cho rằng: “Một ý kiến đưa ra tất cả tán thành không hẳn
là hay; một ý kiến đưa ra tất cả phản đối không hẳn là dở”.[7.Tr.767]. Vì thế, văn
12


chương Nguyễn Huy Thiệp được giới nghiên cứu phê bình quan tâm là điều đáng
quí và đáng trân trọng. Mặc dù các nhà nghiên cứu phê bình có khen, có chê về nội
dung và nghệ thuật, nhưng cũng phải công nhận rằng ông đã đóng góp vào nền văn
học nước nhà với nhiều điều mới lạ.
Nhìn chung, các bài viết trên phần nào giúp người viết nhìn nhận vấn đề sâu
sắc hơn. Mỗi bài viết có cái nhìn khá rõ nét về nội dung lẫn nghệ thuật trong truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, mặc dù, truyện ngắn của ông còn tranh luận, bàn cãi
để tìm ra vấn đề cốt lỗi là cái đạt được và chưa đạt được nhưng “Hiện tượng
Nguyễn Huy Thiệp” rất nhiều nên người viết chỉ đem những phần mình đọc được
và chọn những bài tiêu biểu nhất, trích lọc để làm phần lịch sử vấn đề. Tuy còn
nhiều thiếu sót nhưng tất cả quan điểm trên tạo cho người viết một cứ liệu phong
phú để làm nền tảng vững chắc đi tiếp vào phần nội dung trọng tâm của đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp sau năm 1975”,
người viết đặt ra những mục đích sau:
Thứ nhất, nghiên cứu đề tài này người viết hướng tới khẳng định những đóng
góp của Nguyễn Huy Thiệp đối với văn học hiện đại. Đặc biệt khẳng định sự mới lạ
từ nội dung đến nghệ thuật trong truyện ngắn của ông. Đồng thời tạo nên những sắc
màu khác nhau cho nền văn học nước nhà nói chung và hội nhập vào nền văn học
thế giới nói riêng.
Thứ hai, nghiên cứu đề tài này còn giúp người viết hoàn thành luận văn tốt
nghiệp, một trong những điều kiện quan trọng hoàn thành khóa học, mặt khác, việc
nghiên cứu đề tài còn giúp cho người thực hiện vun bồi kiến thức để làm hành trang
cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy sau này. Ngoài ra còn giúp người viết có
cái nhìn sâu sắc, hiểu thấu đáo hơn về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và cả thế hệ nhà

văn cùng thời.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nguyễn Huy Thiệp là một tác giả văn xuôi, ông viết nhiều thể loại như: tạp
văn, tiểu luận, phê bình, kịch bản văn học, tiểu thuyết... nhưng mảng sáng tác đánh
dấu và thu được nhiều thành tựu hơn cả là truyện ngắn. Đây là thể loại phát huy
được sự độc đáo của nhà văn từ nội dung đến nghệ thuật. Đáng lẽ ra người viết đi
vào khảo sát toàn bộ những sáng tác Nguyễn Huy Thiệp nhưng vì tư liệu quá lớn và
13


phong phú nên người viết chỉ tập chung vào thể loại truyện ngắn của tác giả. Đặc
biệt, những tác phẩm của ông được sáng tác sau 1975. Ngoài ra người viết còn khảo
sát thêm một số truyện ngắn của những nhà văn giai đoạn trước và sau để so sánh
và đối chiếu góp phần làm sáng tỏ vấn đề.
5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và mục đích của luận văn,
chúng tôi xin vận dụng một số phương pháp như sau:
- Phương pháp tiểu sử: tìm hiểu yếu tố lịch sử của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
góp phần lí giải cho yếu tố trong tác phẩm.
- Phương pháp so sánh: tiến hành so sánh, đối chiếu những đặc trưng nghệ
thuật truyện ngắn của một số nhà văn cùng thời để thấy được nét riêng của nhà văn
Nguyễn Huy Thiệp.
- Phương pháp thống kê – phân loại: luận văn tiến hành khảo sát tác phẩm,
thống kê số lượng và phân loại nội dung tác phẩm theo các vấn đề để trình bày.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: với phương pháp này chúng tôi xin đi
vào phân tích từng vấn đề triển khai trong bài viết và cuối cùng là tổng hợp và rút ra
vấn đề chung nhất cho bài viết của chúng tôi.
Cuối cùng để hoàn thành bài viết một cách tốt nhất chúng tôi kết hợp những
phương pháp đó lại với nhau theo mạch triển khai logic để làm sáng tỏ vấn đề trong
bài viết nghiên cứu của chúng tôi.


14


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Những vấn đề chung về truyện ngắn
Trong nền văn học Việt Nam, thể loại truyện ngắn có truyền thống lâu đời và
đạt nhiều thành tựu hơn tiểu thuyết. Thủ tướng Phạm Văn Đồng có lần đã nhận xét:
“Trong những truyện ngắn có nhiều truyện rất hay, tôi để ngang với bất cứ truyện
ngắn của nước nào” [8,Tr.6]. Truyện ngắn Việt Nam đã gắn liền qua từng giai đoạn
lịch sử văn học. Thời trung đại đã để lại cho hậu thế một nền văn xuôi vô cùng
phong phú và quý báu với các tập: Lĩnh Nam chích quái, Thiền uyển tập anh,
Nam Ông mộng lục, Truyền kì mạn lục, Lan trì kiến văn lục...
Văn học giai đoạn thế kỉ XX đến trước cách mạng tháng Tám là thời vàng son
và phát triển rực rỡ của truyện ngắn khi được khẳng định với những tên tuổi như:
Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Nguyên
Hồng, Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân, Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam,
Nguyễn Tuân, Thanh Tịnh, Đỗ Tốn, Hồ Dzếnh, Đỗ Đức Thu... càng về sau truyện
ngắn càng phát triển hơn bao giờ hết. Sang thời kì đổi mới, truyện ngắn vẫn được
phát huy và dẫn đầu các thể loại như: thơ, kịch, tiểu thuyết, tạp văn... bởi sự đóng
góp của những cây bút tiêu biểu như: Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu, Kiên
Giang, Phạm Thị Hoài, Dạ Ngân, Hồ Anh Thái, Nguyễn Huy Thiệp...
Với sở trường viết truyện ngắn, các nhà văn từ giai đoạn trước đến nay đã thể
hiện nét độc đáo riêng của mình qua từng trang viết. Bên cạnh đó, nó đã tạo được sự
đa dạng và phong phú về mặt nội dung lẫn nghệ thuật cho thể loại truyện ngắn nói
riêng và văn học nước nhà nói chung, mặt khác, truyện ngắn còn góp phần thúc đẩy
văn học nước nhà phát triển nhằm khẳng định vị trí và sánh ngang với văn học nước
ngoài.
1.1.1 Khái niệm về truyện ngắn
“Truyện ngắn” là một khái niệm khá quen thuộc với những ai đã từng tiếp

cận và nghiên cứu văn chương, thế nhưng, để có một sự thống nhất chung về khái
15


niệm này thì đó là vấn đề không đơn giản. Chính vì chưa có được thống nhất về mặt
khái niệm nên đã tạo ra nhiều khó khăn cho người viết khi nghiên cứu để tìm ra
những đặc trưng của thể loại quen thuộc và phổ biến này.
Trong phạm vi đề tài này, người viết xin đưa ra một vài khái niệm tiêu biểu về
truyện ngắn của các nhà nghiên cứu phê bình trong nước lẫn ngoài nước, cũng như
một số nhà văn – những người đã trực tiếp sáng tạo ra thể loại truyện ngắn mà
chúng tôi cho là khá tâm đắc:
Theo nhà văn Mĩ U.Xaryoan: “Truyện ngắn là một thể tài văn học sinh ra một
cách tự nhiên, từ những câu chuyện hàng ngày, những câu đùa, những lời trêu chọc
của người nọ, người kia. Nó hết sức dẻo dai để thích hợp với mọi biến động trong
cảm hứng, cũng tức là tải được mọi sắc thái tài năng của người kể chuyện” [19; Tr.
104]. Tức, nhà văn cho rằng truyện ngắn được hình thành từ những câu giản dị đến
vụng vặt hàng ngày trong cuộc sống được đưa vào trang viết, nhưng nó cũng phải
đòi hỏi tài viết lách của tác giả nhằm thể hiện vấn đề định viết và trên sự khéo léo
ấy chính là phong cách riêng của mỗi nhà văn.
Nhà phê bình văn học N.A. Gulaiep đã nói về khái niệm truyện ngắn như sau:
“ Truyện ngắn là một loại hình thức tự sự loại nhỏ, trong đó nó khác truyện vừa ở
dung lượng nhỏ hơn, tập trung mô tả sự kiện nào đó thường xảy ra trong đời của
một nhân vật, hơn nữa thường bộc lộ nét nào đó của nhân vật”. [19. Tr.146].
Riêng, A. Gulaiep lại cho rằng truyện ngắn là thể loại tự sự cỡ nhỏ nhưng không hề
đơn giản. Chính cái nhỏ đó, nó buộc người viết phải tinh tế từng bước đi trong việc
thể hiện vấn đề hay tính cách và số phận nhân vật tối đa để truyền tải tư tưởng của
mình đến với độc giả.
Còn theo Moom : “Truyện ngắn là một tác phẩm tùy bút dài, ngắn người ta
có thể đọc trong một phút hoặc một giờ trong đó mọi việc chỉ liên quan đến một đối
tượng, một trường hợp duy nhất, đã xác định rõ ràng, hoặc như chuyện có liên

quan tới một loạt trường hợp khác nhau nữa, tất cả phải được phối hợp trong một
hình thức trọn vẹn, cũng như không thể rút bớt chút gì hết. [19. Tr.172]. Như vậy,
Moom có thiên hướng mới khi nhận định vấn đề trên. Với ông cho dù truyện có dài
hay ngắn miễn bộc lộ rõ vấn đề và hướng mọi người vào những trọng tâm trong
truyện... mà người đọc không thể lượt bớt hay thêm những gì.

16


Nhà văn Nga K. Pauxtoiki “Truyện ngắn là một truyện viết gọn, trong đó cái
gì không bình thường hiện ra như cái gì bình thường và cái gì bình thường hiện ra
như một cái gì không bình thường”. [7; Tr.404]. Nhà văn vĩ đại Nga K. Pauxtoiki
lại cho rằng truyện ngắn là được viết sắc gọn, và yếu tố nào được tái hiện trong bình
thường thì đều mang những uy lực khái quát lại rất cao nhưng trong cái cao cả lại
rất bình dị và giản đơn. Phải chăng, ông cho nó biến hóa khôn lường là phần nổi của
thể loại truyện ngắn?
Sau đây là một số ý kiến của những người viết truyện ngắn và các nhà nghiên
cứu phê bình Việt Nam:
Các nhà văn khi bàn về truyện ngắn cũng có một số kiến, quan niệm khác
nhau. Nhà văn Nguyễn Công Hoan quan niệm: “Ngắn và thanh giản là hai đức tính
cơ bản của truyện ngắn. Nhưng không phải hễ có đề tài là viết ngay được thành
truyện, vì đề tài không phải là truyện, phải lồng vào nó một việc, một cảnh, một nỗi
lòng nào gợi được ý ấy và làm tôi cảm xúc [11] . Ngoài ra ông còn nói thêm:
“Truyện ngắn không phải là truyện, mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết
với sự bố trí chặt chẽ và bằng một thái độ với cách đặt câu có cân nhắc” [11].
Quay về nước nhà, Nguyễn Công Hoan lại cho truyện được viết bằng những chi tiết
đắt nhưng kèm theo sự sắp đặt của người viết nhằm tạo thành tháp liên kết thật
vững chắc để ngụ ý cảm xúc của mỗi người về vấn đề đang được bàn đến.
Nhà văn Nguyễn Kiên cũng từng phát biểu về khái niệm truyện ngắn như sau:
“Tôi cho rằng mỗi truyện ngắn là một trường hợp... trong quan hệ con người với

đời sống, có những khoảnh khắc nào đó, một mối quan hệ nào đó được bộc lộ.
Truyện ngắn phải nắm bắt được cái trường hợp ấy”[19]. Hay Nguyễn Quang Sáng
quan niệm: “Truyện ngắn, theo tôi hiểu tuy ngắn nhưng nó có sức chứa đựng một
thực tế vừa lớn lao vừa bén nhọn. Những gì mà nó chứa đựng phải được nén chặt,
gọn mà nặng. Nó đòi hỏi nhà văn phải có khả năng thể hiện một cách tập trung và
cô đọng, phải biết chọn những điển hình, những chi tiết thật đắt. Từ đó nó chống lại
cái lãng mạn và rề rà, không phải vì vốn sống ít nên nhà văn mới viết truyện ngắn
và ngược lại” [42]. Qua hai ý kiến trên, độc giả lại thấy biện giải khác về truyện
ngắn, truyện ngắn phải gọn và sắc nhưng lại nặng kí về mặc tư tưởng đó mới là
truyện ngắn sắc sảo về nội dung lẫn nghệ thuật.

17


Còn theo Từ điển văn học, truyện ngắn được hiểu là: “Một thể loại tự sự cỡ
nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương tiện đời sống con
người và xã hội. Truyện ngắn khác với truyện vừa và truyện dài – vốn là những thể
tài mà qui mô cho phép chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự toàn vẹn, đầy đặn của
nó – truyện ngắn thường nhằm khắc họa một hiện tượng, phát hiện một đặc tính
trong quan hệ con người hay trong đời sống tâm hồn con người” [10]. Cuốn sách
Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên
có nói: “Truyện ngắn là một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện
ngắn bao trùm hầu hết các phương diện đời sống, đời tư thế sự hoặc sử thi, những
nét độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn viết ra để tiếp thu liền mạch không nghỉ.”
[46.Tr.303]
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu phê bình trong nước và ngoài nước, kể cả
những nhà văn viết truyện ngắn đều có cái nhìn đa dạng ở đủ khía cạnh về khái
niệm trên. Tuy nhiên, truyện ngắn vốn được xem là một “lắt cắt nhỏ” của hiện thực
cuộc sống được thể hiện vào văn chương. Chính vì thế, chúng ta có thể hiểu đơn
giản về truyện ngắn thông qua các nhận định trên như sau: Truyện ngắn có dung

lượng nhỏ, được viết bằng văn xuôi. Truyện ngắn còn đòi hỏi nhà văn phải có khả
năng thể hiện một cách tập trung và cô đọng, phải biết chọn những chi tiết thật đắt
và điển hình để thể hiện lên tính cách nhân vật hay sự kiện quan trọng trong cuộc
sống qua lăng kính của tác giả. Với lời tổng hợp trên sẽ hỗ trợ cho người viết bám
sát vào truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp để làm nổi rõ vấn đề được đặt ra trong bài
viết.
1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn
1.1.2.1 Dung lượng truyện ngắn
Ta có hiểu thể đơn giản về khái niệm dung lượng truyện ngắn trong tác phẩm
nghệ thuật như sau.
Trong sách Truyện ngắn – những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại do Bùi
Việt Thắng chủ biên có đề cập đến: “Dung lượng (được hiểu là kích cỡ, sức chứa,
lớn nhỏ) là khả năng ôm trùm bao quát hiện thực, là sức chứa chất liệu đời sống,
dung lượng được hiểu theo khả năng của nội dung phản ánh hiện thực của thể loại”
[29.tr,71]. Như vậy, để tiến hành làm rõ về mặt dung lượng của truyện ngắn thì

18


người viết sẽ dùng phương pháp so sánh và đối chiếu với thể loại tiểu thuyết để làm
sáng tỏ vấn đề.
Như chúng ta đã biết nhiều học giả nghiên cứu trong và ngoài nước đều có
quan niệm chung về tiểu thuyết là thể loại tự sự cỡ lớn. Vậy thì, tiểu thuyết là thể
loại tự sự bao hàm hết hiện thực cuộc sống theo cách quan sát trực tiếp của nhà văn,
tác giả có quyền khái quát lên toàn bộ sự phát triển của vấn đề được nói đến. Chẳng
hạn, nhân vật trong tiểu thuyết được khắc họa một cách toàn diện về sự phát triển
tính cách hay số phận thật chi li, có thể tính cách hay số phận đó được thể hiện trực
tiếp hay gián tiếp. Đồng thời, tiểu thuyết còn có mặt mạnh về việc sáng tạo ý tưởng
của tác giả có thể gián đoạn, đứt khúc: vì tiểu thuyết không bị giới hạn về dung
lượng và chi tiết nên người viết có thể quan sát thực tế tỉ mỉ rồi viết tiếp. Tiểu

thuyết có thể tổng hợp tất cả các mặt nghệ thuật phục vụ cho đời sống vào dung
lượng của mình như: hội họa, âm nhạc, điêu khắc, điện ảnh..., trong lịch sử văn học
nhân loại đã ghi nhận những nhà văn có tên tuổi như: Balzac, Huygo, Stangdan
(pháp), Dichken, Chị em Bronti (Anh), Hemingue (Mĩ), Macket (Colombia), Vũ
Trọng Phụng (Việt Nam).
Còn riêng về truyện ngắn, nó được xem là thể loại tự sự cỡ nhỏ và dung lượng
cũng được giới hạn nên nhân vật trong truyện cũng chỉ được thể hiện như một tính
cách, tâm trạng hay một bước ngoặc cuộc đời của nhân vật. Còn về chi tiết cần phải
được chắt lọc qua từng công đoạn để vấn đề được gọt giũa, trau chuốt nhằm phát
huy tối đa tư tưởng của tác giả khi chiêm nghiệm ra vấn đề. Tuy hạn chế về dung
lượng nhưng xét về hiệu quả nghệ thuật thì truyện ngắn cũng đạt cao không thua vì
tiểu thuyết, có thể nói nó bình đẳng với nhau tùy theo thể loại mà thể hiện vấn đề.
Truyện ngắn muốn thể hiện vấn đề hay bắt buộc nhà văn phải biết xác lập cốt truyện
và thể hiện tình huống thật khéo, thật phù hợp thì mới làm nổi bật vấn được nêu
trong tác phẩm .
Tuy nhiên, dung lượng truyện ngắn có thể vài ba câu (nhiều nhà nghiên cứu
cho rằng đó là truyện ngắn mini). Bion nói: “Các cậu bé ném đá vào những con ếch
để cho vui nhưng con ếch đó chết không phải để cho vui mà là chết thiệt”[7] ngay
câu nói đó cũng là truyện ngắn. Tác giả Lê Huy Bắc, trong công trình nghiên cứu
“Luận truyện ngắn” có dẫn ra truyện ngắn 27 chữ bằng tiếng Anh của Thomas
B.Aldrich: “Một người đàn bà đang ngồi trong ngôi nhà cổ đóng kín cửa. Cô biết
19


rằng cô cô đơn trên cõi trần, mọi thứ khác đều chết. Chuông cửa reo”[7]. Như vậy,
dung lượng truyện ngắn có thể co giãn tùy theo độ căng của vấn đề. Nhưng truyện
quá ngắn thì nó có thể biến thành lời đề từ của nghệ thuật vì chưa được phô diễn hết
mức có thể. Tuy ngắn là có độ nén nhưng chưa truyền đạt được tư tưởng tình cảm
đến với độc giả một cách trọn vẹn.
Ngày nay, có người cho rằng về dung lượng truyện ngắn “có tính đàn hồi”,

“Truyện ngắn có tính co giãn và sẽ tiếp tục tăng cường tính co giãn của mình
chừng nào mà bản chất con người vẫn được co giãn và thay đổi một cách vô biên”
[7. tr,397]. Chính vì thế, truyện ngắn đã được cách tân không thua vì tiểu thuyết.
Chẳng hạn, ta thấy như: Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp cũng chiếm trên
khoảng hai mươi trang và chia làm thành nhiều phần từ I – XV, và mỗi phần lại là
một sự kiện nhỏ trong cuộc sống được lắp ghép lại thành một quá trình hình thành
hiện thực xã hội và bản chất con người hoặc như Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu
cũng ngót một trăm trang.
Như vậy, tiểu thuyết là tự sự cỡ lớn, miêu tả cuộc sống bằng một quá trình đầy
tỉ mỉ và chi tiết thì truyện ngắn là một hình thức tự sự cỡ nhỏ để thể hiện một bước
ngoặc, một tâm trạng của nhân vật hay một trường hợp vấn đề trong cuộc sống, và
tiểu thuyết mở ra trên diện rộng thì truyện ngắn là sức xoáy sâu vào tiêu điểm của
vấn đề. Cuối cùng ta có thể hiểu về dung lượng truyện ngắn theo Bùi Việt Thắng
nhận định sau: “Lớn – nhỏ, nhiều – ít, quá trình – kết quả, đa tuyến – đơn tuyến,
toàn cảnh – cận cảnh, diện – điểm...”. [29.tr,73]. Nói gọn lại, dung lương truyện
ngắn dù nhiều hay ít thì cốt yếu cũng muốn làm nổi rõ vấn đề để truyền đạt ý tưởng
của nhà văn đến với công chúng độc giả và hướng con người đến giá trị Chân –
Thiện – Mĩ trong cuộc sống.
1.1.2.2 Nhân vật trong truyện ngắn
Cũng có lí khi nhà văn Vũ Thị Thường đã nhận định rằng: “Truyện ngắn sống
bằng nhân vật” [29.Tr35]. Theo như lời nhận định trên mà xét, không chỉ tiểu
thuyết mới là nơi phát huy cao độ tính cách, số phận cũng như giá trị nhân vật trong
tác phẩm mà truyện ngắn cũng làm được điều đó. Tuy nhiên, cũng phải công nhận
vì do hạn chế về dung lượng nên truyện ngắn không thể chứa hết cuộc sống của
nhân vật phát triển qua từng chi tiết như tiểu thuyết. Đặc biệt, ở truyện ngắn nếu
như cần thiết thì tác giả cho nhân vật bộc lộ tính cách hay số phận ở phương diện
20


đầy đủ nhất, khái quát nhất. Tiểu thuyết và truyện ngắn tuy cùng có nhiệm vụ xây

dựng nhân vật nhưng cả hai đều có cách khai triển khác nhau. Nếu tiểu thuyết là quá
trình theo dõi, tìm hiểu miêu tả tỉ mỉ sự thăng trầm của số phận nhân vật thì truyện
ngắn “sử dụng” nhân vật đến lúc nào cần thiết nhất bắt nó thể hiện rõ ràng vấn đề
đang gặp phải.
Theo Sêkhôp: “Nhân vật trong truyện ngắn phải được hiểu theo nghĩa rộng,
có khi là loài người có khi là loài vật. Cho dù tồn tại dưới dạng nào thì tất cả nhân
vật đều hướng đến con người. Chỗ khác biệt cơ bản của truyện ngắn là nhân vật
của tiểu thuyết thường là một thế giới thì nhân vật chính của truyện ngắn chỉ là
một mảnh nhỏ thế giới”. Có thể nói, trong tiểu thuyết đời sống nhân vật được phát
huy tối đa vì không bị gò bó về dung lượng chẳng hạn như: Chiến tranh và hòa
bình của nhà văn Nga L. Tônxtôi lên đến 500 nhân vật hay như Sông đông êm đềm
của Sôlôkhôp cũng hàng trăm nhân vật... và xét về tiểu thuyết Việt Nam như: tiểu
thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Bến không chồng của Dương Hướng, Thời xa
vắng của Lê Lựu... cũng không ít nhân vật. Đặc biệt, tiểu thuyết Số đỏ chiếm
khoảng 300 trang sách nhưng đã bao quát được cuộc đời của nhân vật Xuân tóc đỏ
từ một thằng cùng bần làm nhiều nghề kiếm sống rồi gặp được dịp may anh đã được
nhặt bóng ở sân quần vợt rồi liên tiếp nhận được nhiều cơ may bất ngờ hơn để bước
vào xã hội thượng lưu làm được “ông này bà nọ” như: nào nhà ái quốc, nào nhà cải
cách xã hội, đốc tờ... cuối cùng hắn lên được “vĩ nhân”... cùng với sự thăng tiến của
Xuân tóc đỏ là cả một quá trình được miêu tả cụ thể và chi tiết nhằm nói lên con
người hãnh tiến như Xuân trong xã hội nhiều lố lăng, bịp bợm.
Nếu như Vũ Trọng Phụng đã bao quát lên tính cách nhân vật qua cuộc sống
nhố nhăng của thời đại cũ thì truyện ngắn Chí Phèo (1941) của Nam Cao cũng khái
quát lên nhân vật tha hóa do xã hội. Tuy truyện ngắn xoay quanh chỉ vài nhân vật
nhưng cũng đủ làm nổi bật lên xã hội và con người lúc bấy giờ. Mở đầu Nam Cao
viết “Hắn vừa đi vừa chửi” đã phát họa lên được con người và tính cách của Chí
Phèo là: một kẻ bê tha, liều lĩnh bất cần đời. Nhưng đi sâu vào khám phá, ta thấy
nhân vật đáng thương hơn đáng trách, đằng sau tiếng chửi kia của Chí là tiếng khóc
cho số phận trước cuộc đời, vì xã hội đã đẩy con người lương thiện thành con người
mất đi nhân cách. Với chi tiết bát cháo hành của Thị Nở, nhà văn Nam Cao đã đưa

Chí Phèo từ tên bất cần đời, tha hóa về nhân cách đến với ý thức cá nhân trỗi dậy
21


trong con người, sự thức tỉnh đó không cho phép Chí Phèo trở lại làm người đời
thường qua câu nói với Bá Kiến “Ai cho tao làm người” để cuối cùng dẫn đến cái
chết của bi thảm của anh đang lăn lộn trên vũng máu tươi. Ngoài Nam Cao còn có
Nguyễn Minh Châu cũng khắc họa nhân vật Lực trong tác phẩm Cỏ lau, hay Quì
(Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành)... Tướng Thuấn (Tướng về hưu) của
Nguyễn Huy Thiệp, Hoành (Nụ cười gởi lại) của Nguyễn Kiên ...
Nhìn chung, nhân vật trong tiểu thuyết và truyện ngắn được đem ra so sánh
cũng không tránh khỏi có phần khập khiễng. Nhưng cũng chính từ đó, chúng ta có
thêm một phần cơ sở để nhìn nhận lại nhân vật trong truyện ngắn chỉ được “sử
dụng” như một khoảnh khắc chớp nhoáng. Ở thời điểm đó, tác giả cố gắng miêu tả
tính cách hay số phận nhân vật đầy đủ nhất nhằm truyền tải thông điệp hay phê
phán điều gì trong xã hội. Còn về tiểu thuyết vì không bị bó hẹp ở phương diện nào
từ: nội dung đến hình thức nên tác giả có thể miêu tả và thâu tóm hết cuộc đời thăng
trầm của nhân vật vào trang viết của mình.
Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới như: nhìn nhận cuộc đời và nắm
bắt đời sống nhanh nên tính cách, ý thức xã hội của nhân vật được thể hiện một
cách chớp nhoáng. Trong công trình nhiên cứu: “Truyện ngắn – những vấn đề lí
thuyết và thực tiễn thể loại”, do Bùi Việt Thắng chủ biên cũng có nhận xét: “Nhân
vật trong truyện ngắn thường được làm sáng tỏ, thể hiện một trạng thái tâm thế của
con người thời đại” [29.Tr.34]. Chính vì thế, nhân vật truyện ngắn thường là hiện
thân cho một quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người.
Với câu nói trên áp dụng vào truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy
Thiệp, ta thấy tướng Thuấn là người bộc lộ rõ nhất về con người trong thời đại mới.
Cả một đời, tướng Thuấn đi chiến đấu chỉ về nhà được mấy lần nhưng đến khi về
hưu thì tướng Thuấn mới nhận ra cuộc sống trong gia đình mình có được là nhờ vào
việc nuôi chó kiếm tiền do Thủy - con dâu của ông làm chủ. Với chi tiết xay thai

nhi nuôi chó Béc-giê như đã lột tả lên được tính cách của ông là người mẫu mực
không thích làm giàu bằng con đường mất đạo đức “Khốn nạn! Tao không thích
làm giàu kiểu này”. Qua chi tiết đó, chúng ta còn thấy được vấn đề trục lợi của xã
hội ngày nay mà nhà văn muốn nói đến, vì tiền con người có thể làm tất cả dù đó là
việc xấu.

22


Truyện ngắn Nụ cười gởi lại của nhà văn Nguyễn Kiên cũng vẽ lên bức tranh
lố bịch cho cuộc đời Hoành – một đời mơ tưởng và tham vọng thành Giám đốc.
Anh mơ làm giám đốc và điều đó đã trở thành sự thật khi giám đốc thật đi công tác
ngắn ngày giao lại cho anh toàn quyền quyết định. Thế là, anh thăng hoa trong thực
tại ảo của mình, điều ước đã thành thật nhưng lương tri của anh cũng đôi lần tỉnh
ngộ nhưng không đủ mạnh để kéo Hoành về hiện tại. Với chi tiết về quê của người
tài xế cùng với quen biết Diệu - người con gái thông minh sắc sảo, đã khiến anh lùi
bước và thú thật với chính mình. Chỉ một lần nghe qua câu chuyện sắc gọn của
Diệu đã làm cho Hoành hoàn toàn thức tỉnh. Điều đó, nhà văn Nguyễn Kiên như nói
đến sự mơ tưởng, sống không biết đủ của con người trong thời đại sẽ làm cho mình
càng trở nên ngu muội và dễ dẫn đến bi kịch như Hoành có nhiều lần nhục nhã vì
những lời tán dương, ca tụng của hai chữ “Giám đốc”.
Qua việc phân tích và so sánh với nhân vật trong tiểu thuyết, chúng ta càng
thấy rõ hơn về nhân vật trong truyện ngắn được thể hiện như một “khoảnh khắc”
nhưng đã làm nổi rõ lên vấn đề con người trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải
tính cách nhân vật chỉ được lóe sáng trong giây phút rồi tắt thì cho mất đi vẻ độc
đáo của nó, mà đó mới chính là cái tinh túy nhất của truyện ngắn nhằm góp phần
tạo thành công cho thể loại. Tương đồng với ý trên có người nhận xét rằng: “Tiểu
thuyết như căn phòng đầy đủ tiện nghi và ấm cúng, truyện ngắn như một bức tranh
tuyệt đẹp duy nhất mà người chủ có óc thẩm mỹ biết lựa chọn và bức tranh đó là
Thiếu nữ bên hoa huệ hoặc Người đàn bà không quen biết” [29.Tr132].

1.1.2.3 Tình huống
Tình huống có thể xem là tình thế, cảnh huống, trường hợp.... Chính vì thế,
nhiều nhà nghiên cứu hay những người trực tiếp cầm bút đều quan niệm khác nhau
về vấn đề này.
Theo nhà văn Nguyễn Minh Châu, tình huống: “Đó là sự tác động qua lại
giữa con người và hoàn cảnh. Những nhà văn có tài tạo ra những tình thế trong
truyện vừa cá biệt vừa mang tính phổ biến, hoặc đặc trưng. Có những nhà văn lại
cố tình đưa những nhân vật của mình vào những qua chạm bình thường hàng ngày.
Những tình huống giao tiếp bình thường hàng ngày ai cũng đã nhiều lần trải qua và
cái tình thế xảy ra nằm trong tâm trạng tính cách của con người” [29.Tr.43]. Vậy
thì Nguyễn Minh Châu luôn xem tình huống là yếu tố quan trọng góp phần hình
23


thành nên giá trị tác phẩm khi tác giả đặt nhân vật của mình vào một tình thế để bộc
lộ tính cách hay làm sáng tỏ vấn đề.
Nguyễn Thành Long – “Cây truyện ngắn” (theo cách nói của Tô Hoài) cũng
cho rằng: “Nhà văn phải vận dụng những suy nghĩ của mình, sự lịch lãm của mình,
vốn sống của mình, tự mình tạo ra những “mô măng”, trong “mô măng” đó cho
châu tuần lại những con người vốn xa cách nhau, cho họ tham gia vào chủ đề anh
hằng suy nghĩ, từ sự tham gia đó và những quan hệ với nhau sẽ nảy ra tính cách
của họ. Đây là cách đặt con người vào tình thế” [29.Tr.249]. Còn riêng nhà phê
bình Nguyễn Đăng Mạnh lại cho rằng: “Quan trọng nhất của truyện ngắn là tạo ra
được một tình huống nào đó. Từ tình huống, bật nổi một bản chất tính cách nhân
vật, bộc lộ một tâm trạng” [29.tr,250]. Ông luôn xem tình huống như một đòn bẫy
để thúc đẩy vấn đề phát huy.
Nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng: “Theo tôi hiểu thì mỗi truyện ngắn chỉ chứa
đựng một tình thế như thế nào đó đã xảy ra trong đời sống, nếu có hai tình thế trở
lên truyện ngắn sẽ bị phá vỡ” [30.Tr.40]. Qua lời nhận định, ta càng hiểu rõ hơn về
sức mạnh của tình huống và vị thế của nó trong truyện. Chính nó là nhân tố hàng

đầu nhằm biểu lộ tài năng của tác giả theo cách viết của mình.
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau, ý kiến khác nhau nhưng tất cả đều
thừa nhận rằng tình huống đóng vai trò quan trọng trong truyện ngắn. Chính tình
huống đã lí giải cho người tiếp nhận biết được mạch cảm xúc của nhân vật, tính
cách, cuộc sống, và hoàn cảnh xã hội nơi mà nhân vật đang sinh sống. So sánh và
đối chiếu mới thấy rằng truyện ngắn Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu đã đưa tình
huống hết sức độc đáo khi nhân vật Lực đứng trước ngôi mộ của mình. Một tình
huống đã đặt nhân vật vào cuộc “giải phẫu tâm lí” dỡ khóc, dỡ cười và tháo gỡ khúc
mắc trong lòng và biết lí do tại sao mà gia đình lại tách biệt với mình, hay trong tác
phẩm Sang sông của Nguyễn Huy Thiệp cũng đã đưa ra tình huống éo le đầy đủ
mọi hạng người: trộm cướp, nhà sư, thương nhân, cô lái đò... Tác giả đã đặt mọi
người vào tình huống mang tính xã hội rất cao nhưng trong phạm vi chỉ có một con
đò. Trong con đò đó nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã cho thấy hết tính cách của các
nhân vật từ lúc cháu bé trai đưa tay vào miệng bình cổ. Để cuối cùng bình cổ đó
được tan vỡ như là sự phá vỡ truyền thống văn chương cũ mà thay vào lối đi mới
của nền văn chương đương đại đầy cách tân nhưng cũng tràn ngập giá trị nhân văn.
24


Trong truyện ngắn, tình huống là sự thể hiện đơn tuyến chứa nhiều hàm ý và
mang thông điệp đầy bất ngờ hơn là đa tuyến đầy rắc rối như các thể loại tự sự
khác. Ví dụ trong Huyền thoại phố phường của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có đưa
ra tình huống Hạnh đưa tay xuống cống tìm vàng cho gia đình bà Thiều đã nói lên
con người của Hạnh đầy thủ đoạn bất chấp tất cả để đến xã hội thượng lưu và thấy
được bản chất một số người thời đại hôm nay có thể làm tất cả chỉ vì mục tiêu của
mình đề ra không chỉ tiền và địa vị mang đến.
Mặt khác, chúng ta có thể khảo sát một số tình huống mà tác giả Bùi Việt
Thắng nêu ra như sau:
Tình huống kịch: là những tình huống bao hàm các xung đột một đời sống
mang tính kịch cao, trong đó sự va chạm giữa các nhân vật là trở nên gay gắt bị dồn

nén trong một không gian, thời gian và hành động theo quy tắc “tam nhất” của kịch.
Ví dụ như Sang sông của Nguyễn Huy Thiệp...
Tình huống luận đề: là cách tạo dựng tình huống theo những luận đề, những
tư tưởng có sẵn tạo ra những truyện ngắn mang tính luận đề. Ví dụ: Chiếc thuyền
ngoài xa, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của nhà văn Nguyễn Minh
Châu...
Tình huống tâm trạng: là loại xảy ra trong tâm trạng, tính cách của nhân vật
khi va chạm vào đời sống. Ví dụ: tác phẩm Tướng về hưu của nhà văn Nguyễn Huy
Thiệp đã nói lên điều đó thông qua nhân vật tướng Thuấn. Tâm trạng của ông nhiều
lần được đánh thức bằng những dòng ý thức trong tâm hồn của chính mình qua
những sự kiện nhỏ nhặt hàng ngày: từ cô đơn buồn tẻ đến tận mắt nhìn thấy đám
cưới trong lố lăng và ô trọc của con ông Bỗng...
Tình huống tượng trưng: là kiểu tình huống trong đó cái ý nghĩa của hình
tượng, sự bộc lộ chủ đề kính đáo, thậm chí có khi bị phủ một lớp sương mờ huyền
ảo như: Thương nhớ đồng quê của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp...
Bên cạnh đó còn một số tình huống như: tình huống tương phản, tình huống
thắt nút, tình huốn bắt ngờ...
Như vậy, khi đề cập đến truyện ngắn, một yếu tố không thể thiếu là tình
huống. Tình huống càng hấp dẫn thì càng lôi cuốn người đọc, đồng thời tình huống
cũng là nơi thể hiện tài năng của những nhà viết văn.
1.1.2.4 Cốt truyện
25


×