Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Phân phối tiền lương tại VNPT Hải Dương (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 27 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

ĐỖ QUỐC QUÂN

PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG TẠI VNPT HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã Số : 8340101

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2018


Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Thanh Tùng
Phản biện 1: TS. Trần Duy Hải
Phản biện 2: TS. Đặng Thị Việt Đức

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc:

17 giờ 00 ngày 06 tháng 01 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
VNPT Hải Dương là đơn vị thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam kinh doanh dịch vụ Viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Hải
Dương. Thực tế đó đòi hỏi VNPT Hải Dương phải có những giải pháp để thúc
đẩy và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn, một trong
các giải pháp đó là đổi mới trong chính sách tiền lương cho người lao động.
Có thể nói, một trong những vấn đề người lao động quan tâm nhất đó
chính là chế độ đãi ngộ, các chương trình khuyến khích tài chính, mức tiền lương,
tiền thưởng mà họ nhận được. Một chính sách tiền lương hợp lý, một chế độ đãi
ngộ hợp lý sẽ giúp người lao động yên tâm cống hiến hết mình từ đó giúp tăng
hiệu suất làm việc, nâng cao suất lao động và giúp doanh nghiệp ổn định nguồn
nhân lực và phát triển đi lên. Ngược lại, nếu làm không tốt sẽ không tạo được
động lực cho người lao động, làm giảm hiệu suất công việc thậm chí khiến họ rời
bỏ đơn vị làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc
xây dựng chính sách tiền lương tại mỗi doanh nghiệp không đơn giản vì chi phí
tiền lương gắn liền với tình hình sản xuất kinh doanh và chiếm một phần lớn
trong tổng chi phí đòi hỏi phải dung hòa giữa mục tiêu đòn bẩy kích thích người
lao động và một bên là tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận của đơn vị.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi lựa chọn “Phân phối tiền lương tại
VNPT Hải Dương” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ ngành Quản trị
kinh doanh của mình.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Vấn đề phân phối tiền lương trong mỗi doanh nghiệp luôn là một vấn đề
khó và rất nhạy cảm, làm thế nào để việc trả lương được công bằng, đúng người,
đúng việc, mức lương cạnh tranh so với thị trường luôn là vấn đề được quan tâm
không chỉ bởi người chủ doanh nghiệp mà còn nhận được sự quan tâm từ các nhà

quản lý và thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học.
Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy có nhiều sản phẩm nghiên cứu về vấn đề này
như Bài giảng quản trị nguồn nhân lực của PGS.TS Nguyễn Thị Minh An, Sách
Hướng dẫn xây dựng Bảng lương và Quy chế trả lương trong doanh nghiệp của
tác giả Ngô Xuân Thiên Minh, Các luận văn “Hoàn thiện phân phối tiền lương tại
Bưu Điện thành phố Hà Nội” của học viên Nguyễn Thị Hải Yến, “Xây dựng cơ


2

chế trả lương theo phương pháp 3P tại trung tâm dịch vụ GTGT VDC Online”
của học viên Nguyễn Quang Chiến, “Hoàn thiện công tác tiền lương tại công ty
điện lực thành phố Hà Nội” của học viên Nguyễn Thu Hiền.
Tuy nhiên, mỗi đề tài luận văn ở trên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu
cơ chế tiền lương và phân phối tiền lương từ đó đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện
cơ chế phân phối tiền lương tại một đơn vị nhất định và cho đến nay, chưa có một
công trình nào nghiên cứu về cơ chế phân phối tiền lương tại VNPT Hải Dương.
3. Mục đích của đề tài
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tiền lương và
phân phối tiền lương trong doanh nghiệp.
- Về mặt thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng phân phối tiền lương tại
VNPT Hải Dương từ đó chỉ ra những kết quả đã đạt được và những mặt còn hạn
chế trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện cho đơn vị
4. Đối tượng và phạm vi đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Cơ chế phân phối tiền lương trong doanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: Về mặt không gian: Tại VNPT Hải Dương; Về mặt
thời gian: Nghiên cứu thực trạng phân phối tiền lương giai đoạn 2014 - 2016
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Thực hiện nghiên cứu tài
liệu, lý luận khác nhau về tiền lương sau đó thực hiện liên kết thông tin đã nghiên

cứu được.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu cơ chế
phân phối tiền lương tại VNPT Hải Dương và từ đó rút ra những ưu điểm, nhược
điểm và đề ra những giải pháp phù hợp hơn.
6. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm có phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
ba chương nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tiền lương và phân phối tiền lương trong doanh
nghiệp.
Chương 2: Thực trạng phân phối tiền lương tại VNPT Hải Dương
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phân phối tiền lương tại VNPT Hải Dương.


3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ
PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Tiền lương
1.1.1.Khái niệm về tiền lương [1] [3] [6].
Tiền lương là một phạm trù kinh tế, nó là số tiền mà người sử dụng lao động trả
cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc gì đó một cách cố định và
thường xuyên theo đơn vị thời gian thông qua mối quan hệ thuê mướn.
1.1.2 Chức năng của tiền lương [1] [3] [8]
Chức năng tái sản xuất sức lao động.
Chức năng là đòn bẩy kinh tế.
Chức năng điều tiết lao động.
Chức năng thước đo hao phí lao động xã hội.
Chức năng công cụ quản lý nhà nước.
1.1.3 Mục tiêu của tiền lương [6] [8]
1. Tiền lương phải tuân theo quy định của pháp luật.

2. Tiền lương phải thỏa đáng, đủ để thu hút người lao động có chất lượng
cao cho doanh nghiệp.
3. Duy trì, giữ chân những nhân viên giỏi.
4. Hệ thống tiền lương phải có tác động kích thích người lao động và tạo
động lực cho cho người lao động hoàn thành công việc có hiệu quả cao.
1.1.4 Chế độ tiền lương[1] [3] [6]
1.1.4.1 Lương tối thiểu:
Mức lương tối thiểu là một chế định quan trọng bậc nhất của pháp luật lao
động nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người lao động, nhất là trong nền kinh
tế thị trường và trong điều kiện sức lao động cung lớn hơn cầu.
1.1.4.2 Thang bảng lương:
1. Chế độ tiền lương cấp bậc: Là toàn bộ những quy định của Nhà nước
để trả lương cho người lao động căn cứ vào chất lượng và điều kiện lao động. Chế
độ này được áp dụng đối với lao động trực tiếp và trả lương theo kết quả lao động
thể hiện qua số lượng và chất lượng. Chế độ tiền lương cấp bậc có ba yếu tố:
thang lương, mức lương và tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.
2. Chế độ tiền lương chức vụ: là toàn bộ những quy định của Nhà nước
để trả lương cho lao động quản lý. Chế độ tiền lương chức vụ được thiết kế để trả


4

lương cho người lao động trong các tổ chức quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế
xã hội và lao động quản lý trong các doanh nghiệp tuỳ theo chức danh viên chức
và thâm niên nghề nghịêp của người lao động. Để áp dụng được các bảng lương,
các tổ chức phải xây dựng các tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức và thực hiện việc
tiêu chuẩn hoá cán bộ
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương[2] [5] [8]
Tiền lương (Y) của người lao động làm việc cho doanh nghiệp cụ thể nào
đó ít nhiều phụ thuộc vào 5 yếu tố theo hàm và biến sau:

Y = F (X1 , X2 , X3 , X4 , X5 )
Trong đó:
X1 : Mức độ sinh lời của hoạt động của doanh nghiệp
X2 : Tỷ lệ tham gia đóng góp
X3 : Mặt bằng giá cả của thị trường lao động cụ thể
X4 : Chính sách điều tiết thu nhập của Nhà nước
X5 : Chính sách quản lý lãnh đạo của doanh nghiệp
1.2 Phân phối tiền lương [1] [3] [4]
1.2.1 Các nguyên tắc phân phối tiền lương
- Tiền lương phải được phân phối trên cơ sở sức lao động và năng suất lao
động.
- Phân phối tiền lương phải căn cứ vào điều kiện lao động cụ thể.
- Phân phối tiền lương trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử
dụng lao động.
1.2.2 Các hình thức phân phối tiền lương
1.2.2.1 Phân phối tiền lương theo thời gian
Phân phối tiền lương theo thời gian giản đơn
Ltt =Lcb .T
Trong đó: - Ltt : tiền lương thực tế người lao động nhận được
- Lcb : tiền lương cấp bậc tính theo thời gian
Phân phối tiền lương theo thời gian có thưởng: là sự kết hợp giữa chế độ
trả lương theo thời gian đơn giản với tiền thưởng, khi đạt được chỉ tiêu về số
lượng hoặc chất lượng đã quy định.
1.2.2.2 Phân phối tiền lương theo sản phẩm
a. Theo sản phẩm trực tiếp cá nhân.


5

* Tính đơn giá tiền lương.


LO
Q
ĐG =LO *T
- ĐG Đơn giá tiền lương cho một sản phẩm
- LO Lương cấp bậc của công nhân trong kỳ (tháng, ngày)
- Q Mức sản lượng của công nhân trong kỳ
- T Mức hoàn thành một đơn vị sản phẩm
*Tiền lương trong mà một công nhân hưởng
L1 = ĐG *Q1
- L1 : tiền lương thực tế mà công nhân nhận được
- Q1 : Số lượng sản phẩm hoàn thành
b. Theo sản phẩm tập thể.
Đơn giá tiền lương được thực hiện như sau.
+ Nếu tổ nhóm hoàn thành nhiều sản phẩm trong kỳ ta có.
DG 

ĐG =

LCB
Q0

+Nếu tổ nhóm hoàn thành một sản phẩm trong kỳ
ĐG =LCB*TO
- ĐG : Đơn giá tiền lương sản phẩm trả theo tổ
- LCB: tiền lương cấp bậc của công nhân i
- QO : Mức sản lượng của cả tổ
- TO : Mức thời gian của cả tổ
+ Tiền lương thực tế được tính như sau.
L1 =ĐG * Q 1

- L1 : Tiền lương thực tế tổ nhận được
- Q1 : Số lượng sản phẩm thực tế tổ đã hoàn thành.
* Chia lương cho cá nhân trong tổ
* Xác định hệ số điều chỉnh (HDC)

H DC 

L1
LO


6

- HDC: Hệ số điều chỉnh
- L1 :tiền lương thực tế cả tổ nhân được
- LO : tiền lương cấp bậc của t
* Tính tiền lương cho từng công nhân
L1 = Lcb *Hdc
- L1 : lương thực tế của công nhân i nhận được
- Lcb : lương cấp bậc của công nhân i
c. Theo sản phẩm gián tiếp.
+Tính đơn giá tiền lương: công thức tính như sau

DG 

L
M Q

- ĐG : Đơn giá tiền lương của công nhân phụ
- L: Lương cấp bậc của công nhân phụ

- M: Mức phục vụ của công nhân
- Q: Mức sản lượng của một công nhân chính
+Tính tiền lương thực tế: tiền lương thực tế của công nhân phụ được tính
theo công thức
L1 =ĐG *Q1
- L1 :Tiền lương thực tế của công nhân phụ.
- ĐG : Đơn giá tiền lương phục vụ.
- QI: Mức hoàn thành thực tế của công nhân chính.
d. Khoán sản phẩm.
L1 = ĐGK x Q1
- L1 : tiền lương thực tế công nhân được hưởng.
- ĐGK : Đơn giá khoán cho một sản phẩm hay công việc.
- Q1 : Số lượng sản phẩm hoàn thành.
e. Theo sản phẩm có thưởng
Tiền lương sản phẩm có thưởng tính theo công thức sau:

LTH  L 

L ( m  h)
100

- LTH : tiền lương sản phẩm thưởng.
- L: tiền lương sản phẩm với đơn giá cố định.


7

- m: Tỷ lệ phần trăm tiền lương (tính theo tiền lương theo sản phẩm với
đơn giá cố định).
- h: Tỷ lệ phần trăm hoàn thành vượt mức sản lượng được tính thưởng.

g. Theo sản phẩm lũy tiến
Tiền lương theo sản phẩm lũy tiến được tính theo công thức sau:
LT = ĐG x Q1 + ĐG x (Q1 - Q0 ) x k
- LT: Tổng tiền lương trả theo sản phẩm luỹ tiến.
- ĐG: Đơn giá cố định theo sản phẩm.
- Q1 : Sản lượng thực tế hoàn thành.
- Q0 : Sản lượng đạt mức khởi điểm.
- k: Tỷ lệ tăng thêm để có đơn giá luỹ tiễn.
k=

d dc  t c
x100 (%)
dl

- k: tỷ lệ tăng đơn giá hợp lý.
- Ddc: Tỷ trọng chi phí sản xuất, gián tiếp cố định trong giá thành sản giá.
- dl : Tỷ trọng tiền lương của công nhân sản xuất trong giá thành sản phẩm
khi hoàn thành vượt mức sản phẩm.
- tc: Tỷ lệ của số tiền tiết kiệm chi phí sản xuất gián tiếp cố định để tăng
đơn giá.
1.1 Doanh nghiệp viễn thông [6]
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm: Theo Luật viễn thông, trong lĩnh vực
viễn thông có: Doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng; Doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ viễn thông. Đặc điểm của doanh nghiệp viễn thông gắn liền với đặc điểm
của dịch vụ viễn thông.
1.1.2 Vấn đề phân phối tiền lương: Công tác tổ chức tiền lương là một
trong những vấn đề mà các doanh nghiệp viễn thông nói riêng và các doanh
nghiệp nói chung hiện nay cần quan tâm đầu tư theo chiều sâu, bởi vì xét trên giác
độ là người lao động thì tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu để tái sản xuất sức
lao động và một phần tích luỹ, còn trên giác độ doanh nghiệp thì tiền lương là yếu

tố cấu thành nên giá trị sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra.
Kết luận chương 1


8

Chương 1 luận văn sẽ hệ thống hoá và làm rõ khái niệm, mục tiêu của tiền lương,
các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương, hệ thống phân phối tiền lương trong doanh
nghiệp. Nội dung chương sẽ làm cơ sở khung lý thuyết cho việc nghiên cứu đánh
giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện phân phối tiền lương cho đơn vị.


9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG
TẠI VNPT HẢI DƯƠNG
2.1 Tổng quan về VNPT Hải Dương [10]
2.1.1 Giới thiệu chung về VNPT Hải Dương
Tên đơn vị:
Viễn thông Hải Dương.
Tên tiếng Anh:
HAIDUONG TELECOMMUNICATIONS
Tên viết tắt:
VNPT Hải Dương.
Địa chỉ:
Số 01, đường Đại Lộ Hồ Chí Minh, TP Hải Dương.
Điện thoại:
0220.800126; Fax:0220.3830088;
Website:
www.haiduong.vnpt.vn

VNPT Hải Dương có nhiệm vụ kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch và
chính sách của Nhà nước, bao gồm trực tiếp thực hiện các hoạt động đầu tư, sản
xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào doanh nghiệp khác trong các ngành, nghề lĩnh
theo quy định
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực
 Ban Giám Đốc
 Phòng Hành chính - Tổng hợp
 Phòng Kế hoạch – Kế toán
 Phòng Kỹ thuật – Đầu tư
 Phòng Nhân sự
 Trung tâm Công nghệ thông tin và trung tâm Điều hành thông tin
 12 Trung tâm viễn thông Huyện, Thị xã và Thành phố
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Giai đoạn 2014-2016 doanh thu và lợi nhuận của VNPT Hải Dương có xu
hướng tăng tương đối ổn định. Năm 2015 doanh thu đạt gần 438,4 tỷ đồng tăng
45 tỷ so với năm 2014, tỷ lệ tăng tương đối đạt 11% so với năm 2014, lợi nhuận
trước thuế tăng 15,5 tỷ đồng, gấp đôi so với năm 2014. Năm 2016, tổng doanh thu
đạt gần 478,5 tỷ tăng hơn so với năm 2015 hơn 40 tỷ đồng, tuy nhiên so với giai
đoạn 2014-2015 thì doanh thu tương đối giảm từ 11% còn 9%. Song, lợi nhuận
trước thuế năm 2016 giảm mạnh, cụ thể lợi nhuận trước thuấ năm 2016 giảm hơn
một nửa từ 30,8 tỷ đồng còn 14,4 tỷ đồng, tương đương giảm 53% so với 2015.


10

2.2 Thực trạng phân phối tiền lương tại VNPT Hải Dương
2.2.1 Về quy chế chung về phân phối tiền lương
Nguyên tắc xây dựng quy chế phân phối, trả lương tại đơn vị
Quán triệt nguyên tắc phân phối: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít,
không làm không hưởng.

Thực hiện hình thức trả lương khoán theo việc và kết quả thực hiện công
việc theo số lượng và chất lượng hoàn thành.
Gắn chế độ trả lương của cá nhân với kết quả sản xuất kinh doanh của tập
thể và của toàn đơn vị.
Quy chế phân phối tiền lương phải được tập thể lao động thảo luận, thông
qua đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc tập trung. Khi quy chế được ban hành mọi
người có nghĩa vụ phải thực hiện.
Chính sách tiền lương được gắn với nội dung quản lý nhân sự khác như:
đào tạo, tuyển chọn, bồi dưỡng, thu hút và định hướng phát triển nguồn nhân lực.
Căn cứ xây dựng quy chế phân phối, trả lương
Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định
quản lý lao động tiền lương và thu nhập trong các Công ty nhà nước và Thông tư
số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động– Thương binh và
Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của
Chính phủ.
Căn cứ vào định hướng của Tập đoàn về việc “Bổ sung sửa đổi quy chế
phân phối tiền lương của các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc”.
Phương thức phân phối tiền lương
Trích lập quỹ dự phòng từ 3% - 5% quỹ tiền lương kế hoạch
Trích 5% quỹ tiền lương kế hoạch để xét thưởng khuyến khích hàng quý,
năm theo năng suất chất lượng và hiệu quả SXKD của các cá nhân, tập thể.
Trích 0,5% quỹ tiền lương kế hoạch chuyển vào quỹ khuyến khích tài
năng trẻ VNPT Hải Dương.
Quỹ tiền lương còn lại để phân phối cho tập thể và cá nhân. VNPT Hải
Dương giao khoán tiền lương cho tập thể; tập thể phân phối, trả lương cho cá
nhân.
VNPT Hải Dương giao đơn giá tiền lương cho các đơn vị trực thuộc theo
các yếu tố sau: Tiền lương chính sách (theo quy định của VNPT Hải Dương phù



11

hợp với từng thời điểm). Doanh thu. Sản lượng các sản phẩm viễn thông – công
nghệ thông tin chủ yếu: thuê bao viễn thông thực tăng, năng suất lao động và chất
lượng công việc.
2.2.2 Về phân phối tiền lương
Quỹ lương kế hoạch sau khi để dự phòng 3-5%, trích quỹ để xét thưởng
hàng quý, năm và 0,5% vào quỹ khuyến kích tài năng trẻ thì phần quỹ tiền lương
còn lại được phân phối cho tập thể và cá nhân. VNPT Hải Dương giao khoán tiền
lương cho tập thể, tập thể phân phối và trả lương cho cá nhân.

NĂM 2015

Lương chính
sách
25%

Lương khoán
75%

NĂM 2016

Lương chính
sách
20%

Lương khoán
80%

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ biểu diễn cơ cấu thu nhập của người lao động

2.2.2.1 Phân phối tiền lương cho tập thể
Nguồn quỹ tiền lương của các đơn vị trực thuộc được sử dụng như sau:


12

Tiền lương kinh doanh dịch vụ Viễn thông – Công nghệ thông tin và tiền
lương kinh doanh dịch vụ khác: đơn vị sử dụng cùng một loại lao động để đồng
thời thực hiện 2 nhiệm vụ (kinh doanh dịch vụ Viễn thông – Công nghệ thông tin
và kinh doanh dịch vụ khác) thì tiền lương được gộp chung để phân phối.
Phân phối quỹ tiền lương cho tập thể theo kế hoạch:
Vkh = Vcskh + Vkkh
Trong đó:
- Vkh: Quỹ tiền lương phân phối cho tập thể theo kế hoạch.
- Vcskh: Quỹ tiền lương chính sách của tập thể theo kế hoạch, bao
gồm: lương cấp bậc và phụ cấp lương (theo quy định của VNPT
Hải Dương).
- Vkkh: Quỹ tiền lương khoán kế hoạch: xác định căn cứ vào nội
dung công việc và hệ số mức độ phức tạp công việc.
Xác định quỹ tiền lương chính sách của tập thể theo kế hoạch:
Vcskh = LĐbq x (Hcb + Hpc) x TLcb
Trong đó:
- Vcskh: Quỹ tiền lương chính sách của tập thể theo kế hoạch.
- LĐbq: Lao động có mặt bình quân theo kế hoạch năm của tập
thể.
LĐ có mặt
LĐ dự kiến tăng
+
đến 31/12
giảm bình quân

LĐbq =
năm trước
năm sau
TLcb: Tiền lương trên 1 đơn vị hệ số lương cấp bậc và phụ cấp
(do VNPT Hải Dương quy định, hiện tại là 400.000 đồng)
- Hcb: Hệ số lương cấp bậc bình quân của tập thể.
- Hpc: Hệ số phụ cấp bình quân của tập thể.
Xác định quỹ tiền lương khoán của tập thể theo kế hoạch:
Vkkh = Vkkhdt + Vkkhtb
Trong đó:
- Vkkh: Quỹ tiền lương khoán kế hoạch của tập thể.
- Vkkhdt: Quỹ tiền lương khoán kế hoạch theo doanh thu của tập
thể.
-


13

Vkkhtb: Quỹ tiền lương khoán kế hoạch theo thuê bao viễn thông
thực tăng của tập thể.
a) Quỹ tiền lương khoán kế hoạch theo doanh thu của tập thể:
Vkkhdt = LĐkh x HPbq x H x TLhp
- LĐkh: Lao động năm kế hoạch của tập thể được xây dựng theo
nguyên tắc năng suất lao động năm sau cao hơn năm trước.
LĐkh = LĐcm + LĐtg
- LĐcm : Lao động thực hiện bình quân tương ứng với khối lượng
sản xuất kinh doanh năm trước.
- LĐtg : Lao động tăng giảm theo khối lượng sản xuất kinh doanh
năm kế hoạch.
- HPbq: Hệ số mức độ phức tạp công việc bình quân của tập thể.

- H: Hệ số điều chỉnh tiền lương cho tập thể căn cứ vào mức độ
khó khăn, thuận lợi khi thực hiện nhiệm vụ kế hoạch và năng suất
lao động của tập thể.
- TLhp: Chỉ số tiền lương tương ứng với HP = 1.
-

Vkh -



Vcskh

TLHP =
n



(LĐđb xHPbq x H)i

1

- Vkh : Quỹ tiền lương kế hoạch của đơn vị.
- i : Tập thể thứ i được phân phối tiền lương, i = 1  n
Đơn giá tiền lương khoán theo doanh thu được tính:
Vkkhdt
Vđgdt =
DTkh
Trong đó: - Vđgdt : Đơn giá theo doanh thu
- Vkkhdt : Quỹ tiền lương khoán kế hoạch theo doanh thu của tập thể
DTkh : Doanh thu kế hoạch Viễn thông – CNTT của tập thể

b) Quỹ tiền lương khoán kế hoạch theo thuê bao viễn thông thực tăng:


14

Vkkhtb = A + B
Trong đó:
Vkkhtb: Quỹ tiền lương khoán kế hoạch theo thuê bao viễn thông (TBVT)
thực tăng.
A:Quỹ tiền lương khoán kế hoạch theo TBVT thực tăng của công nhân
sản xuất
B:Quỹ tiền lương khoán kế hoạch theo TBVT thực tăng của công nhân tổ
kỹ thuật viễn thông và quản lý
A=



TB kh x Đtb

Trong đó:
-

TB kh: Thuê bao viễn thông thực tăng kế hoạch.
Đtb: Đơn giá cho 1 thuê bao viễn thông thực tăng.



TB kh

B = (


x





LĐ cv,ql ) x Đtb

LĐdm

Trong đó:
- TB kh : Thuê bao viễn thông thực tăng kế hoạch.
- LĐdm : Lao động sản xuất của đơn vị.
- LĐ cv,ql : Lao động kỹ thuật viễn thông, quản lý của đơn vị
- Đtb
: Đơn giá cho 1 thuê bao viễn thông thực tăng.
Căn cứ để xác định chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch để giao quỹ lương khoán
cho tập thể:
1- Căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu
tổ chức và chỉ tiêu kinh tế gắn với việc trả lương có hiệu quả nhất, Giám
đốc VNPT Hải Dương giao chỉ tiêu kế hoạch cho tập thể tương ứng với
quỹ tiền lương khoán cụ thể như sau:


15

a) Chỉ tiêu doanh thu (doanh thu từ nhà thuê bao, doanh thu kinh doanh
thương mại, doanh thu di động trả sau, doanh thu tiêu dùng tài khoản
chính).

b) Chỉ tiêu sản phẩm chủ yếu (thuê bao viễn thông thực tăng…)
c) Chỉ tiêu khối lượng nhiệm vụ công việc quản lý được giao
d) Chỉ tiêu chất lượng thông tin, chất lượng quản lý.
2- Khi giao các chỉ tiêu kế hoạch cần xác định rõ phương pháp xác định mức
độ hoàn thành, không hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch để
làm cơ sở tính quỹ tiền lương khoán thực hiện.
Xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch: hàng tháng tập thể lãnh
đạo xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch cho tập thể để làm cơ sở xác
định quỹ tiền lương thực hiện.
Xác định quỹ tiền lương thực hiện của tập thể:
Vth = Vcsth + Vkth
Trong đó:
- Vth: Quỹ tiền lương thực hiện của tập thể.
- Vcsth: Quỹ tiền lương chính sách thực hiện của tập thể.
- Vkth: Quỹ tiền lương khoán thực hiện của tập thể.
Quỹ tiền lương chính sách thực hiện của tập thể.
n

Vcsth =



(Hcba + Hpca ) x TLcb

a 1

- Trường hợp Vcsth cao hơn Vcskh thì Giám đốc VNPT Hải Dương bổ
sung trong nguồn dự phòng của đơn vị.
- Trường hợp Vcsthnhỏ hơn Vcskh thì quyết toán theo Vcsth, phần chênh
lệch được gộp vào quỹ dự phòng để điều hòa chung trong toàn VNPT

Hải Dương.
Xác định quỹ tiền lương khoán thực hiện của tập thể.
Tiền lương khoán thực hiện tháng của tập thể (Vkth) được xác định như
sau:
Vkth = Vkdt + Vktb
Trong đó:


16

Vkdt: Lương khoán thực hiện tháng theo doanh thu của tập thể.
Vktb: Lương khoán thực hiện tháng theo thuê bao viễn thông
(TBVT) thực tăng của tập thể
a) Xác định lương khoán thực hiện tháng theo doanh thu của tập thể
(Vkdt )
Vkdt = DTth x ĐGkh x CL
Trong đó:
- DTth: Doanh thu VT-CNTT thực hiện tháng của tập thể.
- ĐGkh: Đơn giá kế hoạch tiền lương khoán theo doanh thu của tập
thể (do VNPT Hải Dương giao).
- CL: Chất lượng thực hiện công việc của tập thể. Giảm 01 điểm
trừ 1% tiền lương khoán tháng (điểm giảm được tính theo số sự
cố trên địa bàn của đơn vị).
- Doanh thu VT-CNTT thực hiện: số liệu phòng Kế hoạch kế toán.
b) Xác định lương khoán thực hiện tháng theo TBVT thực tăng của tập
thể (Vktb )
-

n


Vktb =



Lktba

a 1

Trong đó:
-

Lktba : Lương khoán theo TBVT thực tăngcá nhân a.

2.2.2.2 Phân phối tiền lương cho cá nhân cán bộ công nhân viên
(CBCNV)
Tiền lương của CBCNV hàng tháng gồm lương chính sách và lương
khoán: Tiền lương chính sách phân phối theo hệ số lương cấp bậc và các hệ số
phụ cấp lương theo quy định của VNPT Hải Dương. Tiền lương khoán phân phối
theo năng suất, chất lượng và mức độ phức tạp công việc của từng người.
Hệ số mức độ phức tạp công việc, chức danh là hệ số do Hội đồng xây
dựng quy chế phân phối tiền lương của VNPT Hải Dương xây dựng để làm căn
cứ trả tiền lương khoán. Hệ số mức độ phức tạp công việc thể hiện mức độ phức
tạp của công việc, tầm quan trọng của công việc và kỹ năng, chất lượng lao


17

động thực hiện công việc đó. Điểm phức tạp được tính dựa nhiều vào thâm niên
công tác và bằng cấp đào tạo.
Ltl = Lcs + Lk

Trong đó:
- Ltl : Tiền lương của CBCNV hàng tháng
- Lcs : Lương chính sách theo chế độ và ngày công thực hiện theo
quy định.
- Lk: Lương khoán theo mức độ phức tạp công việc, năng suất lao
động, chất lượng công tác và ngày công thực tế theo quy định.
Nội dung trả lương chính sách:
Tiền lương chính sách trả cho CBCNV hàng tháng bao gồm: tiền lương
cấp bậc, phụ cấp lương tính theo ngày công tác và các ngày nghỉ được hưởng
lương theo quy định của Bộ luật lao động.
a) Tiền lương của ngày làm việc tính theo công thức
(H cb + H pc) x TL cb
Lcs =
x N tt
Ngày công chế độ/ tháng
Trong đó: Lcs : Tiền lương chính sách theo ngày công làm việc thực tế của
các nhân
- H cs : Hệ số lương cấp bậc
- H pc : Hệ số phụ cấp lương
- TL cb: Tiền lương trên 1 đơn vị hệ số lương cấp bậc và phụ cấp
do VNPT Hải Dương quy định.
- Ntt : Số ngày công được trả lương trong tháng bao gồm: ngày
công tác thực tế, ngày hội họp học tập được hưởng lương theo
quy định của thỏa ước lao động, ngày đi học bổ túc, bồi dưỡng
ngắn hạn trong nước (Nt ≤ Ngày công chế độ/tháng)
b) Tiền lương nghỉ phép hoặc ngày nghỉ việc riêng: người lao động được
trả lương căn cứ vào điều 14 Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày
31/12/2002 của Chính phủ:
(H cb + H pc)x TL min
Lf ,r =

x Số ngày nghỉ phép ( nghỉ việc riêng)
Ngày công chế độ/ tháng


18

Trong đó:
- Lf ,r: Tiền lương nghỉ phép hoặc tiền lương nghỉ việc riêng.
- TL min: Tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước công bố.
c) Tiền lương ngày ngừng việc: Trong trường hợp phải ngừng việc,
người lao động được trả lương như sau:
1- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ
tiền lương.
2- Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương;
những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương
theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3- Nếu do nguyên nhân bất khả kháng thì tiền lương do hai bên thoả
thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
d) Thời gian nghỉ hưởng BHXH: CBCNV được trả lương theo quy định
của Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006
Nội dung trả lương khoán:
Tiền lương khoán thực hiện của người lao động (L k )được xác định như
sau:
L k = L kkq + L ktb
Trong đó:
- L kkq : Lương theo kết quả sản xuất kinh doanh.
- L ktb: Lương theo TBVT thực tăng
a) Xác định tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh
Xác định tiền lương đến tổ, nhóm. (LKkkq )
Vkkq

LK kkqi =
x HP i xCLi x Hdti x Hcvi
n



(HPi xCLi x Hdti x Hcvi )

i 1

Trong đó:
-

LK kkqi : Tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh của tổ i.
Vkkq: Quỹ tiền lương thực hiện theo kết quả sản xuất kinh doanh
đơn vị
HPi : Hệ số phức tạp lương khoán của tổ i


19

CLi : Chất lượng thực hiện công việc của tổ i (được tính giảm trừ
theo điểm và căn cứ vào số sự cố trên địa bàn của đơn vị)
- Hdti : Hệ số theo doanh thu của tổ i, được xác định bằng doanh thu
thực hiện/ doanh thu kế hoạch.
+ Các đơn vị giao kế hoạch doanh thu đến từng tổ (nhóm) viễn
thông khu vực, tổ kinh doanh, tổ giao dịch, tổ 1080.
+ Tổ kỹ thuật viễn thông và bộ phận quản lý hưởng theo tỷ lệ
hoàn thành kế hoạch doanh thu bình quân đơn vị.
- Hcvi : Hệ số theo công việc của tổ i.

Xác định tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh đến cá nhân. (L kkq )
LKkkq
=
x HP a x CLa x Hdta x Hcva
-

L kkqa

n



(HPa x CLa x Hdta x Hcva )

a 1

Trong đó:
L kkqa : Tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh của cá nhân
a.
- LKkq: Tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh của tổ
- HPa : Hệ số phức tạp lương khoán cá nhân a
- CLa : Chất lượng thực hiện công việc của cá nhân a. (được tính
giảm trừ theo điểm và căn cứ vào số sự cố trên địa bàn của đơn
vị)
- Hdta : Hệ số theo doanh thu của cá nhân a.
- Hcva : Hệ số theo công việc của cá nhân a..
b) Xác định tiền lương theo thuê bao viễn thông thực tăng (L ktb)
Đối với các Trung tâm Viễn thông:
- VNPT Hải Dương tính quỹ lương theo TBVT thực tăng cho các đơn vị
như sau:

Số TBVTTT
LK TT = (Số TBVTTT +
x Số LĐ còn lại) x Đơn giá
Số LĐ trực tiếp SX
-


20

- Số lao động còn lại ở các đơn vị được quy định như sau: Giám đốc TT,
Phó Giám đốc TT, Kỹ thuật viên, Kế toán, Lao động Tổ kỹ thuật viễn thông, Lao
động gián tiếp khác do VNPT Hải Dương quy định.
- Tiền lương theo TBVTTT phân phối cho lao động các tổ căn cứ vào
Quy chế nội bộ của đơn vị đảm bảo nguyên tắc công bằng, công khai, khuyến
khích người lao động phát triển máy, giữ máy và chăm sóc khách hàng.
Đối với Trung tâm điều hành thông tin, Trung tâm công nghệ thông tin và
Văn phòng Viễn thông Tỉnh (Gọi chung là Khối quản lý):
- Quỹ lương theo TBVT thực tăng được xác định như sau:
Tổng TBVTTT toàn tỉnh
LK TT = (
x Số lao động Khối quản lý) x Đơn giá
Số LĐ trực tiếp SX toàn tỉnh
2.2.2.3 Khảo sát về phân phối tiền lương tại VNPT Hải Dương
+ Về quy chế phân phối tiền lương đang áp dụng tại VNPT Hải Dương:
Qua k hảo sát cho thấy kết quả có 35 người trong tổng người được hỏi (tương ứng
35%) cho rằng quy chế phân phối tiền lương là chưa phù hợp.
+ Về áp dụng quy chế phân phối tiền lương cho các CBCNV tại VNPT
Hải Dương: Kết quả cho ta thấy có 32 người (tương ứng 32%) đồng quan điểm
cho rằng việc áp dụng quy chế cho các đối tượng CBCNV lao động là chưa phù
hợp.

+ Về việc xây dựng các hệ số mức độ phức tạp công việc các chức danh
tại VNPT Hải Dương: Trong tổng số 100 người được hỏi có 29 người (29%) cho
rằng việc xây dựng các hệ số mức độ phức tạp công việc các chức danh như hiện
nay là chưa phù hợp.
+ Việc qui định về một số trường hợp phân phối tiền lương khác: Có
nhiều ý kiến (chiếm khoảng 35% số người được hỏi) cho rằng một số trường hợp
trả lương khác không phù hợp.
2.3 Đánh giá chung phân phối tiền lương tại VNPT Hải Dương
2.3.1 Kết quả đạt được
- Đã áp dụng đúng các quy định của nhà nước, thực hiện theo đúng các
văn bản mà nhà nước, các bộ ngành liên quan ban hành.


21

- Tiền lương hàng tháng người lao động nhận được là tương đối so với
các ngành nghề khác trong xã hội, do Viễn thông là ngành đang phát triển mạnh,
là ngành nghề đang được nhà nước khuyến khích phát triển nên được ưu tiên.
- Cơ chế tiền lương được tiến hành tương đối khoa học từ việc xây dựng
quỹ tiền lương đến việc chia lương cho từng lao động.
- Không ngừng hoàn thiện các quy chế trả lương trong thời gian qua.
2.3.2 Những tồn tại và hạn chế
- Đội ngũ làm CTTL chưa thực sự có kinh nghiệm và trình độ, điều này
rất ảnh hưởng đến việc tính lương và các khoản thu nhập khác cho người lao
động. Trình độ của cán bộ phụ trách còn hạn chế.
- Hiện nay phòng Nhân Sự của VNPT Hải Dương có sáu người mà chỉ có
một chuyên viên chuyên trách làm về tiền lương, điều này đôi khi dễ gây thiếu
chính xác, không đúng tiến độ chia lương hàng tháng cho cán bộ, công nhân viên.
- CTTL không trả lương theo vị trí công việc, năng lực cá nhân và kết quả
thực hiện công việc. Hệ số phức tạp để trả lương phụ thuộc lớn vào thời gian công

tác (thâm niên), bằng cấp do đó không khuyến khích các lao động trẻ có tay nghề
cao, đảm nhiệm khối lượng công việc lớn.
- Các chỉ tiêu đánh giá năng suất chất lượng (CLi) dựa vào số lượng sự cố
của các thiết bị Viễn thông trên địa bàn, qua đó bình xét trên các phòng chức năng
VNPT Hải Dương để tính điểm trừ của tổ, nhóm, cá nhân của các đơn vị bên dưới
mà chưa được lượng hóa chi tiết, đánh giá.
- Định mức khoán công việc (Hcv) được đề ra theo quy chế nhưng không
có sự thay đổi theo thời gian, khi mà định hướng tập đoàn hay của VNPT Hải
Dương thay đổi, những tỉ lệ phần trăm đó cần điều chỉnh cho phù hợp.
- Địa bàn quản lý rộng gây ra sự khó khăn cho việc xác định các địa bàn
phức tạp trong thành phố Hải Dương
Kết luận chương 2
Chương này giới thiệu tổng quát về VNPT Hải Dương, đi sâu phân tích thực
trạng công tác tiền lương tại VNPT Hải Dương, bao gồm bộ máy làm công tác
tiền lương, quy chế trả lương và cách tổ chức thực hiện quy chế trả lương tại
VNPT Hải Dương; chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những điểm còn tồn
tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó, làm cơ sở để tác giả đề
xuất một số giải pháp hoàn thiện trong Chương 3.


22

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN PHỐI
TIỀN LƯƠNG TẠI VNPT HẢI DƯƠNG
3.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh và vấn đề đặt ra với phân
phối tiền lương tại VNPT Hải Dương [10]
3.1.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh
Giai đoạn 2017-2020 được đánh giá là có nhiều cơ hội, tuy nhiên cũng
không ít những thách thức đối với VNPT Hải Dương, đòi hỏi VNPT Hải Dương
phải năng động, chủ động hơn trong SXKD. Trong giai đoạn 2017-2020, VNPT

Hải Dương sẽ tiếp tục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho cả đối tượng là
những cán bộ quản lý và đối tượng công nhân đang trực tiếp sản xuất.
3.1.2 Một số vấn đề đặt ra với phân phối tiền lương
Cơ sở dùng để chấm điểm năng suất không cụ thể, do đó khó chấm điểm
ngay cả với những người được giao trách nhiệm đánh giá. Người lao động càng
khó tự chấm điểm cho mình theo quy định. Chênh lệch năng suất còn ít vì vậy
chưa thể phát huy được động cơ phấn đấu cho cán bộ nhân viên.
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện phân phối tiền lương tại VNPT Hải
Dương
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh

Sơ đồ 3.1 Trình tự xây dựng thang bảng lương chức danh
Trình tự xây dựng thang bảng lương chức danh thống nhất theo sơ đồ 3.1.


23

3.2.2 Nghiên cứu áp dụng phân phối tiền lương theo phương pháp 3 P
[7] [9]
Phương pháp trả lương theo 3P là phương pháp sử dụng 3 tiêu chí chính
để đánh giá và trả lương:
P1: Pay for Position – Trả lương theo vị trí công việc (bằng cấp, chức vụ)
P2: Pay for Person – Trả lương theo cá nhân giữ vị trí công việc (thâm
niên, năng lực, thái độ).
P3: Pay for Performance – Trả lương theo hiệu quả, kết quả hoàn thành
công việc.
Quy trình xây dựng cơ chế trả lương theo 3P
P1- Position: Xây dựng thang lương theo vị trí công việc
Định giá vị trí công việc


Xác định mức lương tối thiểu

Thiết lập thang lương

Đánh giá vị trí công việc

Xác định lương theo vị trí công việc

Hình 1.2: Sơ đồ xây dựng thang lương theo vị trí công việc
Nguồn:
P2- Personal: Xây dựng thang lương theo năng lực
 Xác định các năng lực liên quan đến vị trí công việc  Xác định mức độ
quan trọng  Mô tả năng lực và xác định mức độ thành thạo  Xác định tiêu
chuẩn năng lực cho từng vị trí  Đánh giá năng lực.
Nguồn:


×