i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan
Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS. Vũ Trọng Phong. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng 01 năm 2018
Người thực hiện
Trần Ngọc Quang
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài: “Hoạt động quản lý dự án đầu tư các công
trình thủy điện tại Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La”, tác giả đã tích
lũy được một số kinh nghiệm bổ ích, ứng dụng các kiến thức đã học ở trường vào
thực tế. Để hoàn thành được đề tài này tác giả đã được sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình
của các thầy cô giáo khoa Quốc tế và Đào tạo sau đại học – Học viện Công nghệ Bưu
chính Viễn thông.
Tác giả xin chân thành cảm ơn TS.Vũ Trọng Phong, cùng các thầy cô giáo
trong Khoa Đào tạo Sau Đại học đã tận tâm giúp đỡ trong suốt quá trình học tập cũng
như trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của anh chị đồng nghiệp, của
gia đình, bạn bè để được hoàn thiện hơn trong quá trình thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng 01 năm 2018
Tác giả luận văn
Trần Ngọc Quang
iii
DANH MỤC CÁCTHUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT
STT
Kí hiệu
1
EVN
2
EVN HPMB SƠN
LA
Nghĩa của cụm từ viết tắt
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La
4
QLDA
Quản lý dự án
5
ĐTXD
Đầu tư xây dựng
6
TKKT
Thiết kế kỹ thuật
7
TMĐT
Tổng mức đầu tư
8
TDT
9
TKKT - TC
10
ĐKKT
Điều kiện kỹ thuật
11
GPMB
Giải phóng mặt bằng
12
VTTB
Vật tư thiết bị
13
UBND
Ủy ban nhân dân
14
KTAT
Kỹ thuật an toàn
15
CBCNV
16
QLVH
Quản lý vận hành
17
XDCB
Xây dựng cơ bản
18
BCNCTKT
19
BCNCKT
20
ISO 9001-2015
Tổng dự toán
Thiết kế kỹ thuật thi công
Cán bộ công nhân viên
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
Báo cáo nghiên cứu khả thi
Quy trình quản lý chất lượng năm 2015
iv
DANH SÁCH BẢNG
STT
Bảng 2.1
Bảng 2.2
TÊN BẢNG BIỂU
Các dự án thực hiện trong giai đoạn 2005-2016
So sánh Tổng múc đầu tư và Tổng mức đầu tư hiệu
chỉnh
TRANG
52
53
Bảng 2.3
Kết quả thực hiện về mặt thời gian
54
Bảng 2.4
Kết quả thực hiện về mặt chi phí
56
v
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT
TÊN HÌNH ẢNH
TRANG
Hình 1.1
Sơ đồ Chủ đầu tư trực tiếp quản lý
15
Hình 1.2
Sơ đồ hình thức trao tay
16
Hình 1.3
Sơ đồ quản lý dự án chủ nhiệm điều hành dự án
17
Hình 1.4
Sơ đồ quản lý dự án tự thực hiện
18
Hình 1.5
Toàn cảnh công trình thủy điện Sơn La
25
Hình 1.6
Toàn cảnh công trình thủy điện Lai Châu
25
Hình 2.1
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của EVN HPMB SON LA
35
Hình 2.2
Sơ đồ tổ chức quản lý điều hành tại dự án
42
Hình 2.3
Lưu đồ quy trình thiết kế, lập dự toán công trình
59
Hình 2.4
Lưu đồ Quy trình công tác thẩm tra hồ sơ TKKT
60
Hình 2.5
Quy trình công tác lựa chọn Nhà thầu
62
Hình 2.6
Sơ đồ nghiệm thu công việc hàng ngày
64
Hình 2.7
Sô đồ nghiệm thu giai đoạn
68
Hình 2.8
Quy trình nghiệm thu thanh quyết toán
69
Hình 3.1
Các bước thực hiện lựa chọn nhà thầu
84
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁCTHUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT .......................................................iii
DANH SÁCH BẢNG .......................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ....................................................................................... v
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ..................................................................................... 5
1.1
Tổng quan lý luận về dự án đầu tư......................................................................... 5
1.1.1 Dự án đầu tư ............................................................................................................. 5
1.1.2 Đầu tư ........................................................................................................................ 7
1.1.2.1 Khái niệm đầu tư...................................................................................................... 7
1.1.2.2 Các loại đầu tư.......................................................................................................... 7
1.2
Quản lý dự án đầu tư ............................................................................................... 8
1.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư ............................................................................... 8
1.2.2 Mục đích của quản lý dự án ..................................................................................... 9
1.2.3 Các nội dung quản lý dự án đầu tư ........................................................................ 10
1.2.4 Các hình thức tổ chức quản lý dự án..................................................................... 12
1.2.5 Cán bộ quản lý dự án đầu tư .................................................................................. 18
1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án ............................................ 20
1.3
Quản lý dự án đầu tư các công trình Thủy điện ................................................. 24
1.3.1 Khái niệm và phân loại dự án thủy điện ................................................................ 24
1.3.2 Nhà máy thủy điện sau đập .................................................................................... 24
1.3.3 Nội dung dự án đầu tư thủy điện ........................................................................... 26
1.3.4 Đặc điểm quản lý dự án đầu tư thủy điện .............................................................. 28
Kết luận chương 1 .............................................................................................................. 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÁC CÔNG
TRÌNH THỦY ĐIỆN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SƠN LA
............................................................................................................................................. 31
vii
2.1.
Tổng quan về Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La (EVN HPMB SON
LA)
31
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn
La ............................................................................................................................. 31
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La .......... 34
2.1.3. Mô hình tổ chức của Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La .................. 35
2.2.
Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư các công trình thủy điện tại Ban
quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La........................................................................ 45
2.2.1. Quá trình thực hiện các dự án thủy điện ............................................................... 45
2.2.2. Kết quả thực hiện các dự án Thủy điện của Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện
Sơn La giai đoạn 2005-2016 ................................................................................... 51
2.3.
Công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy điện tại Ban
quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La........................................................................ 56
2.3.1. Công tác chuẩn bị trước khi lập dự án đầu tư....................................................... 56
2.3.2. Công tác thẩm định khảo sát, thiết kế kỹ thuật và lập tổng dự toán .................... 58
2.3.3. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng.................................................................... 61
2.3.4. Công tác lựa chọn nhà thầu ................................................................................... 61
2.3.5. Công tác thi công xây lắp công trình ..................................................................... 63
2.3.6. Công tác giám sát thi công xây lắp công trình ...................................................... 63
2.3.7. Nghiệm thu đưa vào sử dụng ................................................................................. 66
2.3.8. Công tác thanh quyết toán các công trình xây dựng ............................................. 68
2.3.9. Công tác chuẩn bị sản xuất .................................................................................... 70
2.4.
Đánh giá chung về công tác quản lý các dự án thủy điện tại Ban quản lý dự án
nhà máy thủy điện Sơn La ................................................................................................ 70
2.4.1. Ưu điểm ................................................................................................................... 70
2.4.2. Hạn chế.................................................................................................................... 73
Kết luận chương 2 .............................................................................................................. 75
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI BAN .............................................................................. 76
3.1.
Định hướng về hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản
lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La ................................................................................. 76
3.1.1. Những yêu cầu, định hướng về công tác quản lý dự án đầu tư ........................... 76
viii
3.1.2. Một số công trình của Ban giai đoạn 2017 -2023.................................................. 77
3.2.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự án thủy điện ........ 77
3.2.1. Công tác chuẩn bị trước khi lập dự án đầu tư....................................................... 77
3.2.2. Công tác khảo sát, thiết kế kỹ thuật và lập tổng dự toán ...................................... 78
3.2.3. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng.................................................................... 81
3.2.4. Công tác lựa chọn nhà thầu ................................................................................... 81
3.2.5. Chi phí xây dựng công xây lắp ............................................................................... 85
3.2.6. Công tác thi công xây lắp công trình ..................................................................... 85
3.2.7. Nghiệm thu đưa vào sử dụng ................................................................................. 87
3.2.8. Công tác thanh quyết toán công trình xây dựng ................................................... 87
Kết luận chương 3 .............................................................................................................. 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 90
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Đầu tư được coi là một nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế và là chìa khóa
của sự tăng trưởng đối với mỗi quốc gia. Đồng thời, đầu tư cũng quyết định sự ra đời
và phát triển của mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Mỗi một dự án đầu tư thành
công sẽ góp phần tăng thêm sức mạnh cho doanh nghiệp nói riêng cũng như nền kinh
tế nói chung. Hơn 15 năm gần đây, từ năm 2000 đến nay, nhu cầu về năng lượng điện
để phát triển sản xuất công nghiệp và sinh hoạt ngày càng lớn. Các dự án sản xuất năng
lượng điện như: Nhiệt điện, thủy điện, phong điện, điện hạt nhân,…càng ngày càng
nhận được sự quan tâm của Nhà nước, Chính phủ cũng như các Cơ quan ban ngành,
được các Nhà đầu tư quan tâm. Trong tổng điện năng các nguồn phát của nước ta thì tỉ
trọng điện năng phát của thủy điện chiếm một phần không nhỏ (Năm 2014, thủy điện
chiếm khoảng 32% trong tổng sản xuất điện. Theo dự báo của Qui hoạch phát triển
điện đến năm 2020 với tầm nhìn 2030 hay gọi tắt là Qui hoạch điện VII (QHĐ VII) thì
đến các năm 2020 và 2030 tỷ trọng thủy điện vẫn còn khá cao, tương ứng là 23%).
Hiện nay, nguồn xây dựng thủy điện không còn nhiều nhưng công tác Quản lý dự án
đầu tư là chung cho công tác đầu tư xây dựng vẫn cần được tổng kết, rút đúc kinh
nghiệm, hoàn thiện để công tác quản lý ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn.
Nằm trong xu thế phát triển chung của đất nước, tận dụng nguồn vốn tự có của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và nguồn vốn vay, Ban quản lý dự án nhà máy
thủy điện Sơn La được EVN giao quản lý thêm các dự án khác sau khi hoàn thành xây
dựng Dự án nhà máy thủy điện Sơn La và Lai Châu.
Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La đã quản lý đầu tư xong Nhà máy
thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu và chuẩn bị nhận 02 dự án đang trong giai đoạn
chuẩn bị đầu tư: (Dự án thủy điện Hòa Bình mở rộng, thủy điện tích năng Mộc Châu
và dự án nhà máy điện Tuabin khí hỗn hợp Dung Quất I và II). Dự án Nhà máy thủy
điện Sơn La và Thủy điện Lai Châu đã được Hội đồng Nghiệm thu Nhà Nước nghiệm
thu đưa vào vận hành, quá trình thực hiện đầu tư Tổng mức đầu tư của dư án vượt so
với Quyết định đầu tư được phê duyệt. Nguyên nhân vượt đã được các bên liên quan
2
xem xét đánh giá là do tăng: Chi phí giải phóng mặt bằng (bồi thường và đền bù); Chi
phí xây dựng giao thông; Lương tối thiểu; Chi phí vật liệu; Chế độ cho công trình và
một số thay đổi về địa chất so với ban đầu. Chi phí dự phòng trong TMĐT ban đầu tính
theo quy định trong Quy chế quản lý đầu tư, nhưng do dự án xây dựng thời gian dài,
công tác giải phóng mặt bằng rộng, phức tạp, công trình cần vào phát điện sớm,... vì
vậy chi phí dự phòng chưa lường hết. Mặc dù TMĐT có tăng so với quyết định đầu tư
nhưng Dự án vẫn hiệu quả, hoàn thành vượt tiến độ. Các nguyên nhân tăng Tổng mức
đầu tư đều có đủ nguyên nhân và cơ sở pháp lý vì vậy khi trình hiệu chỉnh Tổng mức
đầu tư đã được Chính Phủ, Quốc hội thông qua, đáp ứng công tác thanh toán cho các
Nhà thầu, dự án đã cơ bản được quyết toán.
Với kết quả quản lý đầu tư các Dự án được quản lý, thì Ban quản lý dự án nhà
máy thủy điện Sơn La thực hiện tốt công tác Quản lý đầu tư xây dựng công trình, đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế trong đầu tư. Với thành tích và kinh nghiệm
đã có Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La sẽ rút kinh nghiệm hoàn thành tốt
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của các dự án mới được giao.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác Quản lý chi phí trong đầu tư dự
án, từ cơ sở quản lý đầu tư xây dựng một số công trình thủy điện của Ban Quản lý dự
án Nhà máy thủy điện Sơn La, tôi xin chọn đề tài “Hoạt động quản lý dự án đầu tư
các công trình thủy điện tại Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La” làm
luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị kinh doanh.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
Ở Việt nam trong những năm qua được sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng, Chính
phủ, các Bộ ngành Trung ương hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và đầu tư
các công trình thủy điện nói riêng đã đạt được nhiều thành công, giải quyết tốt các vấn
đề về an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế, từng bước đáp ứng yêu cầu điện năng góp
phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong đầu xây dựng còn một
số dự án Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình chưa được tốt, chưa đáp ứng yêu
cầu, cần rút kinh nghiệm trong công tác quản lý. Tóm lại, để Quản lý đầu tư xây dựng
có hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng phải chặt chẽ, quản lý đúng theo đúng
3
Luật xây dựng và Quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Quản lý dự án đầu tư xây dựng của
Quốc Hội và Chính Phủ ban hành.
Trong thời gian qua cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực
quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đánh giá hậu dự án nhưng chưa thấy đề
tài nào tập chung sâu vào lĩnh vực quản lý của Chủ đầu tư.
Bùi Xuân Phong (2006), Quản trị dự án đầu tư, Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn Thông.
Qua nghiên cứu và thực tế thấy rằng các dự án thủy điện có những đặc thù riêng
cho nên công tác quản lý dự án đầu tư các công trình thủy điện mang đặc thù, phức tạp
riêng. Vì vậy, Tôi xin chọn đề tài “Hoạt động quản lý dự án đầu tư các công trình thủy
điện tại Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La” vẫn có tính cấp thiết cả về lý
luận và thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu:
- Tổng hợp và hệ thống hóa những lý luận cơ bản về công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công
trình thủy điện, phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác quản lý dự án
đầu tư của Tập đoàn Điện lực Việt nam hiện nay.
- Xác định nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư
các công trình thủy điện.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư cho
các công trình thủy điện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công
tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy điện.
Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình
thủy điện tại Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La từ năm 2005 đến 2015 và
định hướng phát triển đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu:
4
Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp, đồng thời
kết hợp với tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn ở Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện
Sơn La để nghiên cứu, giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài.
6. Kết cấu luận văn:
Tác giả dự kiến luận văn có kết cấu như sau:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3
chương:
Chương 1: Một số vấn đề trong công tác quản lý dự án đầu tư các công trình
xây dựng.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng các công
trình thủy điện tại Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự
án đầu tư xây dựng.
5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1.1
Tổng quan lý luận về dự án đầu tư
1.1.1 Dự án đầu tư
1.1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư
Theo luật đầu tư thì : “Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn
để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời
gian xác định”.
Như vậy dự án đầu tư có thể xem xét từ nhiều góc độ khác nhau:
- Về mặt hình thức nó là một tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết
và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả
và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý sử dụng vốn, vật tư,
lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài.
- Trên góc độ kế hoạch, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết
của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền đề
cho cho các quyết định đầu tư và tài trợ.
- Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với
nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ
thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
1.1.1.2 Yêu cầu của dự án đầu tư
Để đảm bảo tính khả thi, dự án đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Tính khoa học: Thể hiện người soạn thảo dự án đầu tư phải có một quá trình
nghiên cứu tỷ mỷ kỹ càng, tính toán thận trọng, chính xác từng nội dung của dự án đặc
biệt là nội dung về tài chính, nội dung về công nghệ kỹ thuật. Tính khoa học còn thể
hiện trong quá trình soạn thảo dự án đầu tư cần có sự tư vấn của các cơ quan chuyên
môn.
6
- Tính thực tiễn: Các nội dung của dự án đầu tư phải được nghiên cứu, xác định
trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể
liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư.
- Tính pháp lý: Dự án đầu tư cần có cơ sở pháp lý vững chắc tức là phù hợp với
chính sách và luật pháp của Nhà nước. Muốn vậy phải nghiên cứu kỹ chủ trương, chính
sách của Nhà nước, các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đầu tư.
- Tính đồng nhất: Các dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định chung của các cơ
quan chức năng về hoạt động đầu tư, kể cả các quy định về thủ tục đầu tư. Với các dự
án đầu tư quốc tế còn phải tuân thủ quy định chung mang tính quốc tế.
1.1.1.3 Phân loại dự án đầu tư
a) Theo thẩm quyền quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư:
- Dự án đầu tư trong nước: Để tiến hành quản lý và phân cấp quản lý, tuỳ theo
tính chất của dự án và quy mô đầu tư, các dự án đầu tư trong nước được phân theo 3
nhóm A, B và C. Có hai tiêu thức được dùng để phân nhóm là dự án thuộc ngành
kinh tế nào?; Dự án có tổng mức đầu tư lớn hay nhỏ? Trong các nhóm thì nhóm A là
quan trọng nhất, phức tạp nhất, còn nhóm C là ít quan trọng, ít phức tạp hơn cả.Tổng
mức vốn nêu trên bao gồm cả tiền chuyển quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, thềm
lục địa, vùng trời (nếu có).
b) Phân theo trình tự lập và trình duyệt dự án:
Theo trình tự (hoặc theo bước) lập và trình duyệt, các dự án đầu tư được phân
ra hai loại:
- Nghiên cứu tiền khả thi: Hồ sơ trình duyệt của bước này gọi là báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi.
- Nghiên cứu khả thi: Hồ sơ trình duyệt của bước này gọi là báo cáo nghiên
cứu khả thi.
c) Theo nguồn vốn:
Dự án đầu tư bằng vốn trong nước (vốn cấp phát, tín dụng, các hình thức huy
động khác) và dự án đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài (nguồn viện trợ nước ngoài
ODA và nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI).
7
1.1.2 Đầu tư
1.1.2.1 Khái niệm đầu tư
Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất,
nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối
dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.
Trước hết phải có vốn: Vốn có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy
móc thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp,
bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, mặt
nước, mặt biển, các nguồn tài nguyên khác. Vốn có thể là nguồn vốn Nhà nước, vốn tư
nhân, vốn góp, vốn cổ phần, vốn vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
Một đặc điểm khác của đầu tư là thời gian tương đối dài, thường từ 2 năm trở
lên, cóthể đến 50 năm, nhưng tối đa cũng không quá 70 năm. Những hoạt động ngắn
hạn trong vòng một năm tài chính không được gọi là đầu tư. Thời hạn đầu tư được ghi
rõ trong quyết định đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư và còn được coi là đời sống của dự
án.
Lợi ích do đầu tư mang lại được biểu hiện trên hai mặt: Lợi ích tài chính (biểu
hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua chỉ tiêu kinh tế xã hội). Lợi
ích kinh tế xã hội thường được gọi tắt là lợi ích kinh tế. Lợi ích tài chính ảnh hưởng
trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tư, còn gọi lợi ích kinh tế ảnh hưởng đến quyền lợi
của xã hội, của cộng đồng.
1.1.2.2 Các loại đầu tư
a) Theo chức năng quản lý vốn đầu tư
- Đầu tư trực tiếp: Là phương thức đầu tư trong đó chủ đầu tư trực tiếp tham gia
quản lý vốn đã bỏ ra. Trong đầu tư trực tiếp người bỏ vốn và người quản lý sử dụng
vốn là một chủ thể. Đầu tư trực tiếp có thể là đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài
tại Việt Nam. Đặc điểm của loại đầu tư này là chủ thể đầu tư hoàn toàn chịu trách
nhiệm về kết quảđầu tư. Chủ thể đầu tư có thể là Nhà nước thông qua các cơ quan
doanh nghiệp nhà nước; Tư nhân thông qua công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn.
8
b) Theo nguồn vốn
- Đầu tư trong nước: Đầu tư trong nước là việc bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh
tại Việt Nam của các tổ chức, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam. Đầu tư trong nước chịu sự điều
chỉnh của Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
c) Theo tính chất đầu tư
- Đầu tư chiều rộng (đầu tư mới): Đầu tư mới là đầu tư để xây dựng mới các
công trình, nhà máy, thành lập mới các Công ty, mở các cửa hàng mới, dịch vụ mới.
Đặc điểm của đầu tư mới là không phải trên cơ sở những cái hiện có phát triển lên.
Loại đầu tư này đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, trình độ công nghệ và quản lý mới. Thời gian
thực hiện đầu tư và thời gian cần hoạt động để thu hồi đủ vốn lâu, độ mạo hiểm cao.
1.2
Quản lý dự án đầu tư
1.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư
Theo giáo trình Quản lý dự án đầu tư, GS. Bù Xuân Phong, Bộ môn Kinh tế
đầu tư, đại học Kinh tế quốc dân định nghĩa:
Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các đối
tượng quản lý để điều khiển đối tượng nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Quản lý đầu tư chính là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng quá
trình đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả
đầu tư cho đến khi thanh lý tài sản do đầu tư tạo ra) bằng một hệ thống đồng bộ các
biện pháp nhằm đạt được hiện quả kinh tế xã hội cao trong những điều kiện cụ thể
xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật kinh tế khách quan nói chung
và quy luật vận động đặc thù của đầu tư nói riêng.
Quản lý dự án là việc áp dụng những hiểu biết, kỹ năng, công cụ, kỹ thuật vào
hoạt động dự án nhằm đạt được những yêu cầu và mong muốn từ dự án. Quản lý dự
án còn là quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát
quá trình phát triển của dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đảm bảo cho dự
án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các
9
yêu câu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương
pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
Quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn chủ yêu:
- Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định những công việc
cần được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển
một kế hoạch hành động theo trình tự lôgic mà có thể biểu diễn được dưới dạng sơ
đồ hệ thống.
- Điều phối thực hiện dự án: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm
tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời
gian.
- Giám sát: Là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình
hoàn thành, giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng.
Theo giáo trình Quản lý dự án đầu tư, TS. Từ Quang Phương, Bộ môn Kinh tế
đầu tư, đại học Kinh tế quốc dân định nghĩa: “Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch,
điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm
bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt
được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những
phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.”
1.2.2 Mục đích của quản lý dự án
QLDA đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố như sự nỗ lực, tính tập thể, yêu cầu
hợp tác…vì vậy nó có tác dụng rất lớn, dưới đây trình bày một số mục đích chủ yếu
sau:
- Liên kết tất cả các công việc, các hoạt động của dự án;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa nhóm quản
lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án;
- Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành
viên tham gia dự án.
10
- Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều
chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được. Tạo điều kiện
cho việc đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết những bất đồng.
- Tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn.
Đối với những dự án đầu tư Thủy điện vai trò của quản lý dự án lại càng thể
hiện một cách rõ rệt vì:
- Dự án đầu tư là những dự án có tính chất phức tạp, quy mô tiền vốn lớn, máy
móc, thiết bị, vật tư cần nhiều, thời gian thi công kéo dài.
- Dự án đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế xã hội nơi nó tọa lạc
khi được hoàn thành.
1.2.3 Các nội dung quản lý dự án đầu tư
1.2.3.1. Quản lý thời gian và tiến độ dự án
Thực hiện dự án trong phạm vi thời gian đã hoạch định là một trong những
mục tiêu quan trọng nhất của quản lý dự án xây dựng. Công việc quản lý thời gian và
tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng phải trả lời được các câu hỏi chủ yếu sau:
- Cần bao nhiêu thời gian để thực hiện hoàn thành toàn bộ dự án?
- Khi nào bắt đầu? Khi nào kết thúc mỗi công việc thuộc dự án?
- Cần tập trung chỉ đạo những công việc nào (công việc được ưu tiên thực
hiện) để đảm bảo thực hiện hoàn thành đúng hạn dự án như đã hoạch định?
- Những công việc nào có thể kéo dài và có thể kéo dài bao lâu mà vẫn không
làm chậm tiến độ thực hiện dự án?
- Có thể rút ngắn tiến độ thực hiện dự án được không? Nếu có thì có thể rút
ngắn thời gian thực hiện những công việc nào và thời gian rút ngắn là bao lâu?
Đối với các dự án đầu tư xây dựng, công tác quản lý thời gian và tiến độ có
vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong trường hợp có yêu cầu khắt khe về thời gian
hoàn thành dự án. Lĩnh vực quản lý này chính là cơ sở cho việc quản lý chi phí và
nguồn lực, đồng thời cũng là căn cứ để phối kết hợp các bên có liên quan trong việc
tổ chức thực hiện dự án.
1.2.3.2. Quản lý chi phí dự án
11
Theo nghĩa rộng, dự toán ngân sách dự án bao gồm cả việc xây dựng cơ cấu
phân tách công việc và việc xác định xem cần dùng những nguồn lực vật chất nào
(nhân lực, thiết bị, nguyên liệu) và mỗi nguồn cần bao nhiêu để thực hiện từng công
việc của dự án.
Theo nghĩa hẹp, dự toán ngân sách dự án là kế hoạch phân phối nguồn quỹ
cho cáchoạt động dự án nhằm đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu chi phí, chất lượng
và tiến độ của dự án.
Như đã chỉ ra một dự án hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch sẽ hiệu quả hơn
nếu tổngchi phí thực hiện dự án cũng đúng bằng chi phí dự toán;
Tổng chi phí của dự án bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và những
khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng. Trong đó:
- Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí nhân công sản xuất, chi phí nguyên vật liệu
và những khoản chi phí khác trực tiếp liên quan đến công việc thực hiện dự án.
- Chi phí gián tiếp bao gồm chi phí quản lý, khấu hao thiết bị văn phòng, những
khoản chi phí cố định và biến đổi khác mà có thể giảm được nếu thời gian thực hiện
dự án được rút ngắn. Thời gian thực hiện dự án càng rút ngắn, chi phí gián tiếp càng
ít.
- Khoản tiền phạt có thể phát sinh nếu dự án kéo dài quá ngày kết thúc xác
định.
- Ngược lại, trong một số trường hợp, nhà thầu sẽ được thưởng do hoàn thành
trước thời hạn. Thường hay phạt đều phải ghi trong hợp đồng. Tóm lại, để thực hiện
mục tiêu của quản lý dự án, người ta có thể đẩy nhanh tiến trình thực hiện một số
công việc nhằm rút ngắn tổng thời gian thực hiện dự án.
Giữa các khoản chi phí trực tiếp, gián tiếp và thời gian thực hiện công việc có
liên quan mật thiết với nhau. Thực tiễn quản lý cho thấy, luôn có hiện tượng đánh đổi
giữa thời gian và chi phí. Nếu tăng cường làm thêm giờ, tăng thêm số lượng lao động
và máy móc thiết bị thì tiến độ thực hiện các công việc dự án có thể được đẩy nhanh
hay rút ngắn. Tuy nhiên, tăng thêm nguồn lực làm tăng chi phí trực tiếp. Ngược lại,
đẩy nhanh tiến độ dự án làm giảm những khoản chi gián tiếp và đôi khi cả những
12
khoản tiền phạt nếu không thực hiện đúng tiến độ hợp đồng. Tiết kiệm khoản chi phí
gián tiếp, tránh được khoản tiền phạt và trong một số trường hợp lại có thể được
thưởng do hoàn thành dự án vượt thời gian là những khoản thu rất có ý nghĩa. Nếu
khoản thu này vượt xa khoản chi phí trực tiếp tăng thêm thì việc đẩy nhanh tiến độ tự
án là việc làm có hiệu quả. Tuy nhiên, không phải tất cả các công việc được đẩy nhanh
đều đem lại kết quả mong muốn.
1.2.3.3. Quản lý chất lượng dự án
Quản lý chất lượng dự án là tập hợp các hoạt động của chức năng quản lý, là
một quá trình nhằm đảm bảo cho dự án thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu và mục tiêu đề
ra. Quản lý chất lượng dự án bao gồm việc xác định các chính sách chất lượng, mục
tiêu, trách nhiệm và việc thực hiện chúng không qua các hoạt động: lập kế hoạch chất
lượng, kiểm soát và bảo đảm chất lượng trong hệ thống.
Ba nội dung lập kế hoạch, đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng có mối
quan hệchặt chẽ, tương tác nhau. Mỗi nội dung xuất hiện ít nhất một lần trong mỗi
pha của chu kỳ dự án, mỗi nội dung đều là kết quả do hai nội dung kia đem lại, đồng
thời cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực hiện hai nội dung kia Quản lý
chất lượng dự án đầu tư là quá trình liên tục, xuyên suốt toàn bộ chu trình dự án từ
giai đoạn hình thành cho đến khi kết thúc chuyển sang giai đoạn vận hành.
Công tác quản lý chất lượng dự án bao gồm những nội dung chủ yếu như: thẩm
tra thiết kế; kiểm định chất lượng vật liệu, thiết bị của công trình; tổ chức kiểm tra
giám sát quá trình thi công xây lắp; đánh giá chất lượng công trình sau khi hoàn thành.
1.2.4 Các hình thức tổ chức quản lý dự án
a. Trên giác độ quản lý vĩ mô, Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động
đầu tư thông qua các nội dung sau đây:
- Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp liên quan đến đầu tư bao gồm: ban
hành, sửa đổi, bổ sung luật đầu tư và các văn bản dưới luật nhằm một mặt khuyến
khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư, mặt khác đảm bảo cho các công
cuộc đầu tư thực hiện đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá theo định hướng
13
xã hội chủ nghĩa của đất nước, sự phát triển ổn định và tăng trưởng bền vững nền
kinh tế xã hội.
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch đầu tư theo từng ngành, từng địa phương
nằm trong chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từ
đó xác định danh mục các dự án ưu tiên.
- Ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật các chuẩn mực đầu tư.
- Thực hiện các biện pháp nhằm huy động vốn đầu tư trong dân và thu hút vốn
đầu tư từ nước ngoài, cải thiện môi trường thủ tục đầu tư..
- Kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật của các chủ đầu tư, xử lý những vi
phạm pháp luật, quy định của Nhà nước, của giấy phép đầu tư, các cam kết của chủ
đầu tư,...
- Điều chỉnh, xử lý các vấn đề cụ thể, phát sinh trong quá trình phát huy tác
dụng của các kết quả đầu tư.
- Phân tích đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư, kịp thời bổ xung, điều
chỉnh những bất hợp lý, chưa phù hợp trong cơ chế, chính sách.
- Đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ chuyên môn sâu cho từng lĩnh vực của
hoạt động đầu tư.
b. Đối với các Bộ, ngành và địa phương, nội dung quản lý hoạt động đầu
tư bao gồm:
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch đầu tư cho Bộ, ngành và địa phương.
- Xây dựng danh mục các dự án đầu tư cho Bộ, ngành và địa phương.
- Xây dựng kế hoạch huy động vốn đầu tư.
- Hướng dẫn các nhà đầu tư Việt Nam lập bản mô tả dự án đầu tư, lập dự án
tiền khả thi, lựa chọn đối tác nước ngoài, đàm phán ký kết hợp đồng liên doanh liên
kết trong đầu tư với nước ngoài.
- Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc
ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được phân cấp quản lý.
- Hỗ trợ và trực tiếp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đầu tư như cấp
đất, tuyển dụng lao động, xây dựng công trình...
14
- Kiến nghị với cấp trên điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các bất hợp lý trong cơ
chế chính sách, quy định dưới luật...
c. Đối với các chủ đầu tư ở các cơ sở :
Quản lý đầu tư ở các cơ sở là một bộ phận của công tác quản lý hoạt động sản
xuất kinh doanh dịch vụ của các cơ sở. Nội dung chủ yếu của quản lý hoạt động đầu
tư ở cấp cơ sở là:
- Điều phối, kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu tư của cơ sở nói chung và của
từng dự án đầu tư trong cơ sở nói riêng.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư và kế hoạch huy động vốn để thực hiện kế hoạch
đầu tư đã được lập.
- Lập dự án đầu tư.
- Quản lý quá trình thực hiện đầu tư và phát huy tác dụng của các kết quả đầu
tư, thu hồi đủ vốn đầu tư bỏ ra có lãi.
1.2.4.1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Đây là hình thức quản lý dự án không do cán bộ chuyên trách quản lý dự án
thuê ngoài trực tiếp tham gia điều hành dự án. Hình thức này thường được áp dụng
cho các dự án quy mô nhỏ, đơn giản về kỹ thuật và gần với chuyên môn của chủ dự
án, đồng thời chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn kỹ năng và kinh nghiệm quản
lý dự án. Để quản lý chủ đầu tư được lập và sử dụng bộ máy có năng lực chuyên môn
của mình mà không cần lập ban quản lý dự án;
Để thực hiện hình thức này theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây
dựng:
- Chủ đầu tư phải có bộ máy quản lý dự án đủ năng lực hoặc thành lập Ban
quản lý dự án để quản lý dự án.
- Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án phải đăng ký hoạt động tại cơ quan có
thẩm quyền.
15
Chủ đầu tư
Chuyên gia quản lý
dự án (cố vấn)
Tổ chức
Tổ chức
Tổ chức
thực hiện
thực hiện
thực hiện
dự án 1
dự án 2
dự án 3
Hình 1.1: Sơ đồ chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
1.2.4.2. Chìa khóa trao tay
Mô hình này là hình thức tổ chức trong đó nhà quản lý không chỉ là đại diện
toàn quyền của chủ đầu tư - chủ dự án mà còn là " chủ" của dự án.
- Hình thức chìa khoá trao tay được áp dụng khi chủ đầu tư được phép tổ
chức đấu thầu để chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án từ khảo sát thiết
kế, mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao công trình đưa vào khai
thác, sử dụng.
Tổng thầu thực hiện dự án có thể giao thầu lại việc khảo sát, thiết kế hoặc
một phần khối lượng công tác xây lắp cho các nhà thầu phụ.
- Đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín
dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, khi áp dụng
hình thức chìa khoá trao tay chỉ thực hiện đối với các dự án nhóm C, các trường hợp
khác phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu và nhận bàn giao khi dự án
hoàn thành đưa vào sử dụng.
16
Chủ đầu tư – Chủ dự án
Thuê tư vấn hoặc tự lập dự án
Chọn tổng thầu (chủ nhiệm điều
hành dự án)
Thầu phụ
Gói thầu 1
Gói thầu 2
Gói thầu n
Hình 1.2: Sơ đồ hình thức chìa khóa trao tay
1.2.4.3. Chủ nhiệm điều hành dự án
Hình thức này là mô hình tổ chức trong đó chủ đầu tư giao cho ban quản lý
điều hành dự án chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành hoặc thuê tổ chức có năng
lực chuyên môn để diều hành dự án.
- Chủ đầu tư không đủ điều kiện trực tiếp quản lý thực hiện dự án thì phải thuê
tổ chức chuyên môn hoặc giao cho ban quản lý chuyên ngành làm chủ nhiệm điều
hành dự án; chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt
tổ chức điều hành dự án.
- Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân có năng lực và có đăng ký về
tư vấn đầu tư và xây dựng.
- Chủ nhiệm điều hành dự án có trách nhiệm:
+ Trực tiếp ký kết hợp đồng và thanh toán hợp đồng (trường hợp được chủ đầu
tư giao) hoặc giao dịch để chủ đầu tư ký kết hợp đồng và thanh toán hợp đồng với
17
các tổ chức khảo sát, thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, xây lắp và thanh toán hợp đồng
với các nhà thầu trên cơ sở xác nhận của chủ nhiệm điều hành dự án;
+ Chịu trách nhiệm thay mặt chủ đầu tư giám sát, quản lý toàn bộ quá trình
thực hiện dự án;
+ Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật trong việc quản lý dự
án từ quá trình thực hiện đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác
sử dụng và các vấn đề liên quan khác được ghi trong hợp đồng.
Chủ đầu tư - Chủ dự án
Chủ nhiệm điều hành
dự án
Các chủ thầu
Gói thầu 1
Gói thầu 2
Gói thầu n
Hình 1.3: Sơ đồ quản lý dự án chủ nhiệm điều hành dự án
1.2.4.4. Tự thực hiện
- Chủ đầu tư có đủ khả năng hoạt động sản xuất xây dựng phù hợp với yêu
cầu của dự án thì được áp dụng hình thức tự thực hiện dự án.
Hình thức tự thực hiện dự án chỉ áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn hợp
pháp của chính chủ đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn huy động từ các nguồn khác).
- Khi thực hiện hình thức tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng), chủ
đầu tư phải tổ chức giám sát chặt chẽ việc sản xuất, xây dựng và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình xây dựng.