Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phân phố tiền lương tại Bưu điện tỉnh Lai Châu (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.62 KB, 26 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

Nguyễn Thị Nhiễu

PHÂN PHỐI TIỀN LƢƠNG
TẠI BƢU ĐIỆN TỈNH LAI CHÂU

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 8.34.01.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2018


Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.NGƢT Bùi Xuân Phong
Phản biện 1: PSG.TS Lê Công Hoa
Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Tuyết Thanh

Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn tại Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: 14 giờ 50 ngày 06 tháng 01 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông



1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Bưu điện tỉnh Lai Châu, đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Tổng
công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost), là đơn vị dẫn đầu trong việc cung cấp các
dịch vụ Bưu chính trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Có thể nói, một trong những vấn đề
người lao động quan tâm nhất đó chính là tiền lương, chế độ đãi ngộ, các chương
trình khuyến khích tài chính, mức tiền lương, tiền thưởng mà họ nhận được. Một
chính sách tiền lương hợp lý, một chế độ đãi ngộ hợp lý sẽ giúp người lao động
yên tâm cống hiến hết mình từ đó giúp tăng hiệu suất làm việc, nâng cao suất lao
động và giúp doanh nghiệp ổn định nguồn nhân lực và phát triển đi lên. Nếu làm
không tốt sẽ làm cho người lao động chán chường, làm giảm hiệu suất công việc
thậm chí khiến họ rời bỏ đơn vị làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh
doanh. Xây dựng chính sách tiền lương tại mỗi doanh nghiệp không đơn giản vì
chi phí tiền lương gắn liền với tình hình sản xuất kinh doanh và chiếm một phần
lớn trong tổng chi phí đòi hỏi phải dung hòa giữa mục tiêu đòn bẩy kích thích
người lao động và một bên là tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận của đơn
vị. Đặt trong bối cảnh đó, nghiên cứu đề tài “Phân phối tiền lương tại Bưu điện
tỉnh Lai Châu” là cần thiết, có cả ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Vấn đề phân phối tiền lương trong mỗi doanh nghiệp luôn là một vấn đề khó
và rất nhạy cảm. Đã có nhiều công trình công bố về chủ đề này, có thể kể đến
Về sách có Nguyễn Thị Minh An (2010), Quản trị nguồn nhân lực.Mai Quốc
Chánh, Trần Xuân Cầu (2008), Giáo trình “Kinh tế nguồn nhân lực”. Ngô Xuân
Thiên Minh (2011), Hướng dẫn xây dựng Bảng lương và Quy chế trả lương trong
doanh nghiệp. Đỗ Văn Phức (2008), Tổ chức cán bộ lao động tiền lương. Nguyễn
Ngọc Quân (chủ biên) (2012), Nguyễn Vân Điềm, Giáo trình “Quản trị nhân lực”.
Về luận văn có “Hoàn thiện phân phối tiền lương tại Bưu Điện thành phố Hà
Nội” của học viên Nguyễn Thị Hải Yến, “Xây dựng cơ chế trả lương theo phương

pháp 3P tại trung tâm dịch vụ GTGT VDC Online” của học viên Nguyễn Quang
Chiến, “Xây dựng cơ chế trả lương công ty phát triển nhà Bộ Quốc Phòng” của
học viên Đinh Thị Hà Phương.
Các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu cơ chế tiền lương và
phân phối tiền lương từ đó đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế phân phối tiền


2

lương tại một đơn vị nhất định. Chưa có một công trình nào nghiên cứu về cơ chế
phân phối tiền lương tại Bưu điện tỉnh Lai Châu.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tiền lương và phân phối
tiền lương trong doanh nghiệp.
- Về mặt thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng phân phối tiền lương tại Bưu
điện tỉnh Lai Châu từ đó chỉ ra những kết quả đã đạt được và những mặt còn hạn
chế, đề xuất các giải pháp khác để hoàn thiện phân phối tiền lương.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận đề tài nghiên cứu sẽ dựa trên các cơ sở: Lý luận kinh tế chính
trị Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phân phối và những quan điểm của
Đảng về phân phối thu nhập.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Thực hiện nghiên cứu tài liệu, lý luận
khác nhau về tiền lương sau đó thực hiện liên kết thông tin đã nghiên cứu được.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu cơ chế phân phối
tiền lương tại Bưu điện tỉnh Lai Châu và từ đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm
và đề ra những giải pháp phù hợp hơn.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu: Cơ chế phân phối tiền lương trong doanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: Về mặt không gian: Tại Bưu điện tỉnh Lai Châu. Về mặt

thời gian: Nghiên cứu thực trạng phân phối tiền lương giai đoạn 2014-2016
6. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài
được hình thành từ ba vấn đề lớn, gắn liền với 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tiền lương và phân phối tiền lương trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng phân phối tiền lương tại Bưu điện tỉnh Lai Châu
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện phân phối tiền lương tại Bưu điện tỉnh Lai
Châu.


3

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƢƠNG VÀ
PHÂN PHỐI TIỀN LƢƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Tiền lƣơng
1.1.1. Khái niệm tiền lương
Tiền lương là một số lượng tiền tệ mà NLĐ nhận được từ người sử dụng lao
động tương ứng với số lượng và chất lượng SLĐ mà họ đã tiêu hao trong quá trình
sản xuất ra sản phẩm hoặc công việc được giao trong một khoảng thời gian nhất
định.
1.1.2. Chức năng của tiền lương [10]
Chức năng thước đo giá trị SLĐ
Chức năng tái sản xuất SLĐ
Chức năng kích thích sản xuất
Chức năng tích lũy
1.1.3. Mục tiêu của tiền lương
Thu hút được các nhân viên tài năng.
Duy trì được đội ngũ nhân viên giỏi.
Kích thích động viên nhân viên nâng cao năng suất lao động

Kiểm soát được chi phí.
Đáp ứng các yêu cầu luật pháp
1.1.4. Chế độ tiền lương [10]
1.1.4.1. Các chế độ tiền lương
- Lương tối thiểu
- Chế độ tiền lương theo cấp bậc: Chế độ tiền lương cấp bậc gồm có 3 yếu tố là
Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật. Thang, bảng lương. Mức lương
Mức lương được xác định như sau:
Li = Lmin x Ki
Trong đó:
+ Li : Mức lương tháng của công nhân bậc i.
+ Lmin : Mức lương tối thiểu do Nhà nước ban hành.
+ Ki : Hệ số lương bậc i.
- Chế độ tiền lương chức vụ, chức danh: cũng gồm 3 yếu tố, đó là:


4

+ Tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức do các doanh nghiệp phải xây dựng dựa theo
các quy định của Nhà nước và các tiêu chuẩn xếp hạng của doanh nghiệp.
+ Các thang, bảng lương cho các chức vụ và chức danh.
+ Mức lương cơ bản tháng của mỗi cán bộ công nhân viên là số tiền trả công
lao động hàng tháng được tính bằng cách lấy mức lương tối thiểu nhân với hệ số
lương của họ.
1.1.4.2. Quy chế trả lương
Nội dung của Quy chế trả lương:
- Cách xác lập và phân phối Quỹ tiền lương kế hoạch.
- Cách thức tính, trả lương đến từng lao động.
- Hệ thống đánh giá hoàn thành công việc, khen thưởng và xử phạt.
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới tiền lương

Tiền lương (Y) của người lao động làm việc cho doanh nghiệp cụ thể nào đó ít
nhiều phụ thuộc vào 5 yếu tố theo hàm và biến sau:
Y = F (X1, X2, X3, X4, X5)
Trong đó: X1: Mức độ sinh lời của hoạt động của doanh nghiệp
X2: Tỷ lệ tham gia đóng góp
X3: Mặt bằng giá cả của thị trường lao động cụ thể
X4: Chính sách điều tiết thu nhập của Nhà nước
X5: Chính sách quản lý lãnh đạo của doanh nghiệp
1.2. Phân phối tiền lƣơng trong doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm về phân phối tiền lương trong doanh nghiệp
1.2.1.1.Hệ thống phân phối tiền lương trong doanh nghiệp [8]
Bao gồm: - Phân hệ nguồn, quỹ tiền lương
- Phân hệ thang bảng lương
- Phân hệ tổ chức chia trả lương
1.2.1.2. Yêu cầu của hệ thống phân phối lương [10]
- Đảm bảo hài hòa lợi ích với các đối tác của doanh nghiệp
- Đảm bảo quan hệ tối ưu giữa tích lũy và tiêu dùng
- Đảm bảo công bằng nội bộ
- Đảm bảo hình thức, cách thức trao thưởng phù hợp nhất đối với nhu cầu cần thiết,
ưu tiên thỏa mãn từng loại người lao động


5

1.2.2. Vai trò của phân phối tiền lương trong doanh nghiệp
Là công cụ để quản lý lao động, quản lý kinh tế của doanh nghiệp và thể hiện
thái độ, sự quan tâm của doanh nghiệp đến lợi ích, đời sống của người lao động. Điều
tiết hoạt động của doanh nghiệp. Giúp người lao động yên tâm công tác, thực hiện
đúng những yêu cầu đặt ra của doanh nghiệp.
1.2.3.Các nguyên tắc phân phối tiền lương

Trả công ngang nhau cho những người lao động như nhau.
Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân.
Đảm bảo mối tương quan hợp lý về tiền lương giữa những người lao động và
các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.
Khuyến khích vật chất và tinh thần trong người lao động tạo động lực phát triển
kinh tế.
1.2.4. Các hình thức phân phối tiền lương
1.2.4.1. Phân phối tiền lương theo thời gian
Công thức tính: TLtgi = MLi x Ttt
Trong đó:
TLtgi: Tiền lương nhận được của công nhân bậc i làm theo lương thời gian
MLi: Mức lương của công nhân bậc i (giờ, ngày hoặc tháng)
Ttt: Thời gian thực tế làm việc của công nhân (giờ, ngày hoặc tháng)
1.2.4.2.Các hình thức tiền lương sản phẩm [6]
- Chế độ trả lương trực tiếp cá nhân
Công thức tính: TLsp = ĐGsp x Qtt
Trong đó: TLsp: Tiền lương sản phẩm
ĐGsp: Đơn giá sản phẩm
Qtt: Số lượng sản phẩm sản xuất thực tế
- Chế độ trả lương tập thể
Công thức tính: TLtt =  ĐGtti x SPtti,
Trong đó: TLtt: Tổng tiền lương thực lĩnh của cả nhóm
SPfti: Số lượng sản phẩm i do nhóm công nhân chế tạo đảm bảo chất lượng.
ĐGtti: Đơn giá tập thể. Đơn giá tập thể được xác định theo công thức sau:
Công thức tính: ĐGtti = MLcvi x Mtgtt
Trong đó: MLcvi: Tổng mức lương cấp bậc công việc
Msltt: Mức thời gian tập thể


6


- Chế độ trả lương khoán
- Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp
Đơn giá được tính như sau:
L
ĐGf =
(Mfv x Q)
Trong đó: ĐGf: Đơn giá sản phẩm của công nhân phụ, công nhân phục vụ
L: Mức lương cấp bậc của công nhân phụ, công nhân phục vụ
Mfv: Mức phục vụ của công nhân phụ
Q: Mức sản lượng của công nhân chính làm lương sản phẩm
Tiền lương thực lĩnh của công nhân phụ được xác định:
TLtl = ĐGf x Q1
Trong đó: TLtl: Tiền lương thực lĩnh
Q1: Là sản lượng thực tế của công nhân chính làm lương sản phẩm
- Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng
Công thức tính:
(TLsp +TLsp (mxh))
TLtt =
(Mfv x Q)
Trong đó: TLsp: Tiền lương sản phẩm theo đơn giá thông thường
m: Tỉ lệ tiền thưởng (%)
h: Phần trăm vượt mức sản lượng được tính thưởng
- Chế độ trả lương theo sản phẩm lũy tiến
Tltt = (ĐGcđ x Q1) + ĐGcđ x k x (Q1 - Q0) = ĐGcđ x Q1 + ĐGlt(Q1 - Q0)
Trong đó: ĐGcđ: Đơn giá cố định
ĐGlt: Đơn giá lũy tiến
Q1: Sản lượng thực tế đạt được
Q0: Sản lượng đạt mức khởi điểm
k: Tỉ lệ tăng thêm so với đơn giá cố định

Kết luận chƣơng 1
Chương 1 là cơ sở lý luận cho toàn bộ luận văn. Qua phân tích, tìm hiểu đã
giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quan hơn lý thuyết về tiền lương và phân phối
tiền lương trong các doanh nghiệp đồng thời hiểu rõ hơn, sâu hơn về Bưu điện và
những vấn đề phân phối tiền lương mà doanh nghiệp đang gặp phải.


7

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÂN PHỐI TIỀN LƢƠNG
TẠI BƢU ĐIỆN TỈNH LAI CHÂU
2.1. Tổng quan về Bƣu điện tỉnh Lai Châu
2.1.1.Giới thiệu chung về Bưu điện tỉnh Lai Châu [14]
Bưu điện Tỉnh Lai Châu là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Bưu
điện Việt Nam. Có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, bộ máy giúp
việc được qui định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Bưu điện tỉnh Lai Châu
ban hành kèm theo quyết định số 386/QĐBĐVN ngày 05/8/2013 của Tổng giám
đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam.
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh [14]
- Kinh doanh các dịch vụ Bưu chính, phát hành báo chí, chuyển phát trong và
ngoài nước.
- Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng, cung cấp
các dịch vụ bưu chính công ích.
- Hợp tác với các doanh nghiệp Viễn thông để cung cấp, kinh doanh dịch vụ viễn
thông và công nghệ thông tin.
- Kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm, tài chính ngân hàng. - Kinh doanh vận tải hành
khách và hàng hóa.
- Mua, bán, đại lý mua, đại lý bán các loại hàng hóa và dịch vụ của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước.

- Cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.
- Kinh doanh bất động sản cho thuê văn phòng
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Bưu điện Lai Châu [2]
Cơ cấu tổ chức của Bưu điện tỉnh Lai Châu gồm có hai bộ phận chính là:
khối các đơn vị quản lý và khối các đơn vị sản xuất.
2.1.3.1. Ban Giám đốc
2.1.3.2. Phòng Tổ chức - Hành chính: Là đơn vị chức năng giúp Giám đốc BĐT
quản lý, chỉ đạo về công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương và thu nhập, bảo
hộ lao động, bảo hiểm xã hội, đào tạo, nâng bậc nghề công nhân, quản lý hồ sơ,
công tác bảo vệ nội bộ; công tác hành chính và một số chế độ chính sách khác.
2.1.3.3. Phòng kế hoạch kinh doanh: Là đơn vị có chức năng giúp cho giám đốc
Bưu điện tỉnh chỉ đạo thực hiện công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý vật


8

tư, thiết bị, hợp đồng kinh tế và công tác đầu tư xây dựng cơ bản, quảng cáo, tiếp
thị, chăm sóc khách hàng và quản lý giá cước các dịch vụ bưu chính viễn thông.
2.1.3.4. Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính: tham mưu giúp Giám đốc quản lý,
tổ chức thực hiện công tác kế toán, chỉ đạo, ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế tài chính.
Cung cấp các thông tin kinh tế về công tác kế toán theo yêu cầu của pháp luật và
phục vụ điều hành sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh.
2.1.3.5. Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ: Là đơn vị có chức năng giúp cho giám đốc Bưu
điện tỉnh chỉ đạo thực hiện công tác quản lý mạng lưới, quản lý chất lượng, quản lý
hạ tầng mạng tin học, các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý
và kinh doanh của đơn vị.
2.1.3.6. Bưu điện thành phố Lai Châu: Là đơn vị trực thuộc Bưu Điện Tỉnh, hoạt
động chuyên ngành Bưu chính và PHBC, là trung tâm đầu mối khai thác, chia
chọn, giao dịch Bưu chính và Phát hành báo chí, hạch toán phụ thuộc

2.1.3.7. Các bưu điện huyện: là các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện chế độ
hạch toán phụ thuộc, hoạt động theo phân cấp của Bưu điện tỉnh, có con dấu riêng
và được mở tài khoản ở ngân hàng trên địa bàn tỉnh, chịu trách nhiệm trước pháp
luật và Bưu điện tỉnh về mọi hoạt động của mình trong phạm vi quyền hạn, nghĩa
vụ được giao và các qui chế quản lý nội bộ của Bưu điện tỉnh Lai Châu
2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của Bƣu điện tỉnh Lai Châu
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
I.Nợ phải trả
1.Nợ ngắn hạn

Năm 2014
12.154.351.207
11.994.251.207

Năm 2015
8.223.305.039
8.030.820.039

Năm 2016
46.820.564.640
46.820.564.640

40.756.629.231
40.756.629.231

40.187.336.683
40.187.336.683


35.627.262.980
29.600.747.883

48.410.641.722

82.447.827.620

2.Nợ dài hạn
II.Vốn chủ sở hữu
1.Vốn chủ sở hữu

2.Nguồn kinh doanh và quỹ
0
khác
Tổng nguồn vốn

52.910.980.438

(Nguồn: Phòng kế toán-thống kê-tài chính Bưu điện tỉnh Lai Châu)
2.1.5. Đặc điểm nguồn nhân lực


9

Bảng 2.3: Cơ cấu nhân lực của Bƣu điện tỉnh Lai Châu
Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016


Đơn vị

Số

tính

lƣợng

Tổng số

Người

132

100

138

100

142

100

Nam

Người

60


45,5

60

43,5

65

45,8

Nữ

Người

72

54,5

78

56,5

77

54,2

Chỉ tiêu

Tỷ lệ %


Số
lƣợng

Tỷ lệ %

Số
lƣợng

Tỷ lệ %

(Nguồn: Phòng tổ chức-hành chính Bưu điện tỉnh Lai Châu)
Bảng 2.4: Trình độ CBCNV tại Bƣu điện tỉnh Lai Châu năm 2016
Trình độ

TT

Đơn vị tính

Số lƣợng

1

Cao học

Người

01

2


Đại học

Người

51

3

Cao đẳng

Người

33

4

Trung cấp

Người

21

5

Trung cấp nghề, Sơ cấp

Người

31


6

Chưa qua đào tạo

Người

03

(Nguồn: Phòng tổ chức-hành chính Bưu điện tỉnh Lai Châu)
2.1.6. Hoạt động sản xuất kinh doanh
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành Bưu điện:
- Về quản lý tài chính
2.2. Thực trạng phân phối tiền lƣơng và các chế độ chính sách đối với ngƣời
lao động tại Bƣu điện tỉnh Lai Châu
2.2.1. Các căn cứ xây dựng Quy chế phân phối tiền lương
Bộ luật Lao động; Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính
phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương và
Thông tư số 17/TT-BLĐTBXH ngày 22/4/2015 của Bộ Lao động thương binh xã
hội. Công văn số 1179/BĐVN-TCLĐ ngày 22/4/2014 về việc hướng dẫn xây dựng
Quy chế phân phối tiền lương, cơ chế chi cho cộng tác viên của Tổng Công ty Bưu
Điện Việt Nam.
- Căn cứ thực tế tổ chức SXKD của Bưu điện tỉnh Lai Châu.
2.2.2. Nguyên tắc xây dựng quy chế phân phối lương của đơn vị
- Nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng.


10

- Thực hiện hình thức trả lương khoán theo công việc và kết quả thực hiện công

việc, trả lương thỏa đáng
- Gắn tiền lương được hưởng của cá nhân với kết quả sản xuất kinh doanh.
- Đơn vị có NSLĐ tăng so thực hiện năm trước thì tiền lương bình quân tăng;
NSLĐ giảm so thực hiện năm trước thì tiền lương bình quân giảm.
-Tiền lương bình quân kế hoạch trên 1 hệ số lương khoán giữa các đơn vị cao nhất
so với đơn vị thấp nhất không chênh lệch quá 20%.
-Quy chế phân phối tiền lương phải được tập thể lao động thông qua và đảm bảo
nguyên tắc tập trung.
2.2.3. Phân phối tiền lương tại Bưu điện tỉnh Lai Châu
2.2.3.1.Căn cứ phân bổ: quỹ tiền lương do Tổng công ty giao hàng năm, Bưu điện
tỉnh giao kế hoạch tiền lương cho các đơn vị theo doanh thu quy đổi của các đơn
vị.
2.2.3.2.Trình tự phân bổ
a. Trích quỹ tiền lương dự phòng:
-Trích 3% quỹ tiền lương kế hoạch để chi trả cho người lao động trong các trường
hợp: Đi học, nghỉ công tác trước khi nghỉ chế độ hưu trí (01 tháng), nghỉ phép,
nghỉ việc riêng có hưởng lương, ngừng việc, tai nạn lao động theo quy định của Bộ
luật Lao động và Thỏa ước lao động tập thể. Khoản trích lập này nếu cuối năm còn
sẽ được phân phối hết cho các tập thể, cá nhân người lao động trước khi quyết toán
năm tài chính.
- Trích tối đa 5% quỹ tiền lương kế hoạch để khuyến khích kinh doanh, nâng cao
năng suất, chất lượng tập thể, cá nhân. Tỷ lệ trích do hội nghị cán bộ chủ chốt
quyết định.
- Trích tối đa 5% để tạo lập quỹ chính sách xã hội, tỷ lệ trích do Hội nghị cán bộ
chủ chốt quyết định.
b. Xác định quỹ tiền lương kế hoạch, đơn giá tiền lương cho Văn phòng và từng
phòng chức năng
- Quỹ tiền lương kế hoạch của Văn phòng Bưu Điện tỉnh
Vkh
(2.1)

Vvp = –––––––––––––––– x [LĐkhxHpt] vp
 [LĐkhxHpt]j
Trong đó:


11

+ Vvp: Quỹ tiền lương kế hoạch của Văn phòng Bưu điện tỉnh (Không bao gồm
Quỹ lương của Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng).
+ Vkh = QTL kế hoạch của BĐT – Các khoản Bưu Điện tỉnh trích lập.
+ LĐkh: Lao động năm kế hoạch của Văn phòng và các BĐH, Bưu điện trung tâm
thành phố.
+ Hpt: Hệ số mức độ phức tạp công việc bình quân của tập thể.
+ j: tập thể thứ j được phân phối tiền lương.
- Quỹ tiền lương kế hoạch của các Phòng chức năng
Vvp
Vphongi = ––––––––––––––– x [LĐkhxHpt] phongi
(2.2)
 [LĐkhxHpt]i
n

i 1

Trong đó:
+ Vphongi: QTL kế hoạch của từng phòng chức năng
+ Vvp: QTL kế hoạch của Văn phòng Bưu điện tỉnh.
+ LĐkh: Lao động năm kế hoạch của từng phòng chức năng.
+ Hpt: Hệ số mức độ phức tạp công việc bình quân của từng phòng chức năng.
+ i: Phòng thứ i được phân phối tiền lương; i = 1 ÷ n
- Xác định đơn giá tiền lương cho Văn phòng Bưu điện tỉnh:

Vvp
ĐGvp = ––––––––––––––
(2.3)
DTTLBĐT
Trong đó:
+ ĐGvp: Đơn giá tiền lương Văn phòng Bưu điện tỉnh.
+Vvp: QTL kế hoạch của Văn phòng Bưu điện tỉnh.
+ DTTLBĐT: Doanh thu tính lương kế hoạch của Bưu điện tỉnh.
- Xác định quỹ tiền lương thực hiện của từng phòng chức năng:
Vth(phongi) = ĐGvp x DTTLBĐTx Hcl phongi
(2.4)
Trong đó:
+Vth(phongi): QTL thực hiện của phòng i.
+ĐGphongi: Đơn giá tiền lương của từng phòng i.
+ DTTLBĐT: Doanh thu tính lương thực hiện của Bưu điện tỉnh.
+ Hcl phongi: Hệ số chất lượng công tác của phòng i do BĐT đánh giá.
- Phân phối tiền lương cho cá nhân người lao động tại khối Văn phòng:


12

Tiền lương cho cá nhân người lao động được xác định như sau:
Lcni = Lcdo i + Lhq i + Lpbokhac i
(2.5)
Trong đó:
+ Lcn, Lcdo, Lhq, Lpbokhac: Lần lượt là tiền lương cho cá nhân người lao động; Tiền
lương theo chế độ; Tiền lương hiệu quả; Tiền lương được phân bổ khác.
- Tiền lương hiệu quả được xác định như sau:
Vth (phong)
Lhqi= ––––––––––––––––– x (HptxNCxHcl)i


(2.6)

 (HptxNCxHcl)i
n

i 1

Trong đó:
+ Lhqi: Tiền lương hiệu quả của cá nhân i.
+Vth (phong): QTL thực hiện của phòng chức năng BĐT.
+ Hpt: Hệ số mức độ phức tạp công việc cá nhân.
+ NC: Ngày công làm việc thực tế của cá nhân trong tháng.
+ Hcl: Hệ số chất lượng thực hiện công việc của cá nhân người lao động (cả về số
lượng và chất lượng).
c.Xác định quỹ tiền lương kế hoạch, đơn giá tiền lương cho bưu cục khai thác:
-Xác định quỹ tiền lương kế hoạch:
Vkh
(2.7)
Vkthác = –––––––––––––––– x [LĐkhxHpt] kthác
 [LĐkhxHpt]j
+ Vkh = QTL kế hoạch của BĐT – Các khoản Bưu điện tỉnh trích lập.
+ LĐkh: Lao động năm kế hoạch
+ Hpt: Hệ số mức độ phức tạp công việc bình quân của tập thể.
+ j: tập thể thứ j được phân phối tiền lương.
-Xác định đơn giá tiền lương:
Vkthác
ĐGkthác = ––––––––––––––
SLkh
Trong đó:

+ĐGkthác: Đơn giá tiền lương của bưu cục khai thác.
+ Vkthác: QTL kế hoạch của bưu cục khai thác.

(2.8)


13

+ SLkh: Sản lượng quy đổi của bộ phận khai thác.
Xác định quỹ tiền lương thực hiện:
Vth(kthác) = ĐGkthác x SLthx Hcl kthác
(2.9)
Trong đó:
+ Vth(kthác): QTL thực hiện của bưu cục khai thác.
+ ĐGkthác: Đơn giá tiền lương của bưu cục khai thác.
+ SLth: Sản lượng thực hiện của bộ phận khai thác.
+ Hcl kthác: Hệ số chất lượng công tác của bưu cục khai thác do BĐT đánh giá.
- Phân phối tiền lương cho cá nhân người lao động tại bưu cục khai thác:
Tiền lương cho cá nhân người lao động được xác định như sau:
Lcni = Lcdo i + Lhq i + Ltrnhiệm i +Lpbokhac i
(2.10)
Trong đó:
+ Lcn, Lcdo, Lhq, Ltrnhiệm, Lpbokhac: Lần lượt là tiền lương cho cá nhân người lao động;
Tiền lương theo chế độ; Tiền lương hiệu quả; Tiền lương trách nhiệm; Tiền lương
được phân bổ khác.
- Tiền lương hiệu quả được xác định như sau:
Lhqi= Vth(kthác) = ĐGkthác x SLthi x Hcl kthác
(2.11)
Trong đó:
+ Lhqi: Tiền lương hiệu quả của cá nhân i.

+ Vth (kthác): QTL thực hiện của bưu cục khai thác.
+ ĐGkthác: Đơn giá tiền lương của bưu cục khai thác.
+ SLthi: Sản lượng quy đổi của cá nhân i trong tháng.
+ Hcl: Hệ số chất lượng thực hiện công việc của cá nhân người lao động
d. Xác định quỹ tiền lương kế hoạch, đơn giá tiền lương cho nhân viên nghiệp vụ
bưu cục phát, bưu tá:
- Xác định quỹ tiền lương kế hoạch:
(2.12)
Vkh
VBc phát = –––––––––––––––– x [LĐkhxHpt]Bc phát
 [LĐkhxHpt]j
+ Vkh = QTL kế hoạch của BĐT – Các khoản Bưu điện tỉnh trích lập.
+ LĐkh: Lao động năm kế hoạch
+ Hpt: Hệ số mức độ phức tạp công việc bình quân của tập thể.
+ j: tập thể thứ j được phân phối tiền lương.


14

- Xác định quỹ tiền lương thực hiện:
(2.13)
Vth(Bc phát ) = ĐG Bc phát x SLthx Hcl Bưu c phát
Trong đó:
+ Vth(Bc phát): QTL thực hiện của bưu cục phát.
+ ĐG Bc phát : Đơn giá tiền lương của bưu cục phát.
+SLth: Sản lượng thực hiện của bưu cục phát
+ Hcl Bc phát : Hệ số chất lượng công tác của bưu cục khai thác do BĐT đánh giá.
-Phân phối tiền lương cho cá nhân người lao động tại bưu cục phát:
Tiền lương cho cá nhân người lao động được xác định như sau:
Lcni = Lcdo i + Lhq i + Ltrnhiệm i +Lpbokhac i

(2.14)
Trong đó:
+ Lcn, Lcdo, Lhq, Ltrnhiệm, Lpbokhac: Lần lượt là tiền lương cho cá nhân người lao động;
Tiền lương theo chế độ; Tiền lương hiệu quả; Tiền lương trách nhiệm; Tiền lương
được phân bổ khác.
- Tiền lương hiệu quả được xác định như sau:
Lhqi= Vth(Bc phát ) = ĐG Bc phát x SLthi x Hcl Bc phát
Trong đó:
+ Lhqi: Tiền lương hiệu quả của cá nhân i.
+ Vth (Bc phát): QTL thực hiện của bưu cục phát.
+ ĐG Bc phát : Đơn giá tiền lương của bưu cục phát.
+ SLthi: Sản lượng thực hiện của bưu cục phát của cá nhân i trong tháng.
+ Hcl Bc phát : Hệ số chất lượng thực hiện công việc của cá nhân
-Xác định tiền lương Bưu tá thực hiện:
LThi = ĐG Bc phát x SLth x Hcl Bƣu c phát
-Tiền lương cho cá nhân người lao động phát được xác định như sau:

(2.15)

(2.16)

Lcni = LThi + Lcdo i + Lpbokhac i
Trong đó:
+ Lcn, Lpbokhac: Lần lượt là tiền lương cho cá nhân người lao động phát; Tiền lương
thực hiện; Tiền lương được phân bổ khác.
-Tiền lương thực hiện doanh thu:
Đối với lực lượng Bưu tá thực hiện doanh thu, thu gom ngoài nhiệm vụ công tác
chính được hưởng theo cơ chế khuyến khích. Phần tiền lương được hưởng 20%



15

đơn giá tiền lương của Bưu điện tỉnh giao cho tại đơn vị được cá nhân đó đóng góp
doanh thu.
e. Quỹ tiền lương phân bổ và quyết toán lương cho các bưu điện huyện ( BĐH)
như sau:
- Phân bổ Quỹ lương khoán cho các Bưu điện huyện (BĐH) theo công thức:
Vsx= Vkh - Vphongi –  (Vkthác + VBc phát )

(2.17)

Trong đó:
+ Vkh: QTL kế hoạch của BĐT – Các khoản Bưu điện tỉnh trích lập
+Vsx,Vphọngi,, Vkthác, VBc phát: Lần lượt là QTL khối các tập thể sản xuất, QTL của
từng phòng chức năng, QTL của bưu cục, bộ phận khai thác, QTL của Bưu cục
phát.
- Xác định đơn giá tiền lương cho từng BĐH:
VBĐH i
- ĐGBĐH i = –––––––––––––– - ĐGtl riêng
(2.18)
DTTLBĐH i
Trong đó:
+ ĐGBĐH i, VBĐH i, DTTLBĐH I, ĐGTlriêng,: Lần lượt là đơn giá tiền lương của BĐH
thứ i; QTL của BĐH thứ i; Doanh thu tính lương của BĐH thứ i.
f. Phân phối tiền lương cho cá nhân người lao động:
Tiền lương cho cá nhân người lao động được xác định như sau:
Lcni = Lcdo i + Lhq i + Lpbokhac i
(2.19)
Trong đó:
+ Lcn,Lcdo,Lhq,Lpbokhac: Lần lượt là tiền lương cho cá nhân người lao động; Tiền

lương theo chế độ; Tiền lương hiệu quả; Tiền lương được phân bổ khác.
- Đối với lao động tại tổ quản lý các BĐH:
Vth (toqly)
Lhqi = ––––––––––––––––– x (HptxNCxHcl)I

(2.20)

(HptxNCxHcl)i

n

i 1

Trong đó:
- Lhqi: Tiền lương hiệu quả của cá nhân i.
- Vth (toqly): QTL thực hiện của tổ quản lý/phụ trợ BĐH.
- Hpt: Hệ số mức độ phức tạp công việc cá nhân.
- NC: Ngày công làm việc thực tế của cá nhân trong tháng.


16

- Hcl: Hệ số chất lượng thực hiện công việc của cá nhân người lao động (cả về số
lượng và chất lượng).
- Đối với lao động trực tiếp tham gia sản xuất:
Vbp
Lhqi= ––––––––––––––––– x (HptxNCxHcl)I
(2.21)
n




(HptxNCxHcl)i

i 1

Trong đó:
- Lhqi: Tiền lương hiệu quả của cá nhân i.
- Vbp: QTL của bộ phận trả lương tập thể (các bộ phận trực tiếp sản xuất hưởng
lương tập thể).
- Hpt: Hệ số mức độ phức tạp công việc cá nhân.
- NC: Ngày công làm việc thực tế của cá nhân trong tháng.
- Hcl: Hệ số chất lượng thực hiện công việc của cá nhân người lao động (cả về số
lượng và chất lượng).
- Xác định mức điều chỉnh (thưởng/phạt) theo chênh lệch thu chi (Vđckd)
Vđckd = Thưởng - Phạt
Thưởng: đơn vị được thưởng tiền lương kinh doanh khi CLTCKH> 0
Mức thưởng = CLTCKH*0,5
Phạt: đơn vị bị phạt tiền lương kinh doanh khi CLTCKH < 0
Mức phạt = |CLTCKH|
g. Để đánh giá chất lượng hàng tháng của tập thể và cá nhân BĐT LC đã xây
dựng qui chế đánh giá chất lượng cụ thể như sau:
Bảng 2.5: Bảng chấm điểm vi phạm chất lƣợng
% hoàn thành KH

Điểm vi phạm

Loại phòng,tổ

Hcl,tt


> 95 %

1 - 5 điểm

Loại I

1.0

90 - 95 %

6 - 10 điểm

Loại II

0.95

85 - 95 %

11 - 15 điểm

Loại III

0,90-0,94

< 85 %

> 16 điểm

Loại IV


0,80-0,89

(Nguồn: Quy chế chấm điểm cho tập thể và cá nhân hàng tháng BĐ tỉnh Lai Châu)
2.2.3.3. Khảo sát về phân phối tiền lương tại Bưu điện tỉnh Lai Châu
Một số vấn đề chính trong kết quả khảo sát


17

+ Về quy chế phân phối tiền lương đang áp cho thấy kết quả có 25 người trong
tổng người được hỏi (tương ứng 36%) cho rằng quy chế phân phối tiền lương là
chưa phù hợp, trong số người này, có 15 lượt người cho rằng Quy chế phức tạp,
không khoa học, hiệu quả; 10 lượt người cho rằng quy chế này không phổ biến cho
tất cả người lao động; 08 lượt người đưa ra nguyên nhân cán bộ chuyên môn về
tiền lương không giải thích cặn kẽ quy chế cho người lao động. Không có người
nào trả lời rằng quy chế phân phối tiền lương là không tuân thủ các căn cứ, quy
định của pháp luật.
+ Về áp dụng quy chế phân phối tiền lương cho các CBCNV cho thấy có 22 người
(tương ứng 31%) đồng quan điểm cho rằng cho rằng việc áp dụng quy chế cho các
đối tượng CBCNV lao động là chưa phù hợp, trong số này, có 15 lượt người
(tương ứng 92%) cho rằng quyền lợi nhóm công nhân trực tiếp sản xuất còn ít;
36% cho rằng việc áp dụng quy chế có sự phân biệt chế độ quyền lợi các đối tượng
áp dụng; 45% cho rằng lao động có hợp đồng dài hạn được nhiều quyền lợi hơn;
10 lượt người cho rằng việc sử dụng bảng lương cơ bản đóng bảo hiểm quá thấp.
+ Về việc xây dựng các hệ số mức độ phức tạp công việc các chức danh: Trong
tổng số 70 người được hỏi có 19 người (27%) cho rằng việc xây dựng các hệ số
mức độ phức tạp công việc các chức danh như hiện nay là chưa phù hợp. Trong đó
có 15 lượt người cùng quan điểm cho rằng hệ số chưa phản ánh đúng tính chất,
mức độ phức tạp, cường độ công việc, 18 lượt người cho rằng phân chia các nhóm

chưa phù hợp.
+ Việc qui định về một số trường hợp trả lương khác: Có nhiều ý kiến (chiếm
khoảng 35% số người được hỏi) cho rằng một số trường hợp trả lương khác không
phù hợp, trong đó có tới 25 lượt trong người được hỏi cho rằng không mức lương
lao động thử việc quá khác biệt so với lao động đã được ký hợp đồng; 22 lượt
người đưa ra nguyên nhân là trả lương đi đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chưa đưa cụ
thể trong quy chế trả lương; 20 lượt người cho rằng trả lương trường hợp nghỉ điều
trị tai nạn lao động còn thấp; 22 lượt người cho rằng một số trường hợp chưa được
quy định trong quy chế trả lương.
2.3. Đánh giá chung phân phối tiền lƣơng tại Bƣu điện tỉnh Lai Châu.
2.3.1. Kết quả đạt được
- BĐ luôn tuân thủ các quy định về tiền lương của nhà nước, các quy định của
Tổng công ty và Bưu điện tỉnh Lai Châu.


18

- Mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc của cơ chế tiền lương của Bưu điện tỉnh về tổng
thể là tiến bộ, phù hợp với cơ chế thị trường, thay. Cơ chế phân phối thu nhập gắn
với khu vực SXKD thông thoáng hơn, gắn với kinh tế thị trường hơn.
- Cơ chế phân phối thu nhập đó đã xác định được thang giá trị lao động làm cơ sở
để xác định chi phí tiền lương trong giá thành và chi phí lưu thông.
- Đảm bảo được mức lương thấp nhất của người lao động trong toàn đơn vị không
thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Quán triệt nguyên tắc tiền lương trả cho cá nhân phải gắn với chức danh công
việc, năng suất lao động và kết quả thực hiện công việc được giao, khuyến khích
trả lương thỏa đáng.
2.3.2. Những tồn tại
- Chưa xây dựng được hệ thống chức danh và bản mô tả công việc cho từng chức
danh một cách rõ ràng và khoa học, chưa gắn với công việc cụ thể của người lao

động.
- Chưa định biên được lao động dẫn tới việc bố trí, sắp xếp lao động ở một số vị trí
còn chưa hợp lý, năng suất lao động chưa cao, hầu hết là có mô tả hoạt động của
phòng, ban, bộ phận chức năng chứ không có riêng cho từng chức danh dẫn đến việc
đánh giá để xem xét lương còn chưa gắn với hiệu quả thực hiện công việc thực sự.
- Việc đánh giá năng suất, chất lượng lao động cá nhân còn mang tính chủ quan, độ
chính xác chưa cao do chưa có hệ thống chỉ tiêu đánh giá cá nhân, làm ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả trả lương của doanh nghiệp.
- Hệ thống hệ số mức độ phức tạp công việc còn tồn tại bất cập.
- Những chính sách ưu tiên để thu hút các nhân viên tài năng chưa được quan tâm
chú trọng. .
2.3.3. Nguyên nhân
Khách quan
Chủ quan
Kết luận chƣơng 2
Chương 2 nêu khái quát chung về Bưu điện Tỉnh Lai Châu, tình hình sản
xuất kinh doanh đồng thời phân tích thực trạng phân phối tiền lương tại đơn vị và
từ đó đưa ra những đánh giá về kết quả đã đạt được, những vấn đề còn tồn tại và
tìm ra những nguyên nhân cần khắc phục.Trên cơ sở đó xây dựng nội dung của
chương 3 đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phân phối tiền
lương tại Bưu điện Tỉnh Lai Châu.


19

CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN PHỐI TIỀN LƢƠNG
TẠI BƢU ĐIỆN TỈNH LAI CHÂU
3.1. Phƣơng hƣớng hoạt động kinh doanh và vấn đề phân phối tiền lƣơng đặt
ra tại Bƣu điện Tỉnh Lai Châu

3.1.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường nhằm xác định nhu cầu tiêu dùng các
dịch vụ, phát hiện những yêu cầu đòi hỏi của khách hàng với các dịch vụ hiện có.
- Sử dụng hợp lý Bưu cục, đại lý, điểm Bưu điện – văn hoá xã, quan tâm mở rộng
mạng đại lý đa dịch vụ
-Nâng cao năng suất lao động hàng năm đạt mức tăng trưởng 10% trở lên.
- Phấn đấu thực hiện tiêu doanh thu hàng tăng trưởng trên 20%, các chỉ tiêu khác
phấn đấu đạt và vượt mức kế hoạch được giao;
-Mở rộng và phát triển thêm nhiều dịch vụ mới.
3.1.2 Một số vấn đề đặt ra với phân phối tiền lương
Tiền lương thu nhập là vấn đề rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp và cá nhân
người lao động. Nhìn vào tiền lương thu nhập của người lao động ở một doanh
nghiệp ta có thể biết được doanh nghiệp ấy có vị trí như thế nào và có sức hấp dẫn
đối với người lao động hay không. Đối với người lao động, tiền lương thu nhập là
yếu tố chính để đảm bảo đời sống của họ, và nó có tác động lớn đến mọi mặt của
đời sống.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện phân phối tiền lƣơng tại BĐ tỉnh Lai Châu
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh
Nội dung của đề xuất
- Chuẩn hóa hệ thống chức danh với bản mô tả công việc chi tiết cùng những tiêu
chuẩn cho mỗi vị trí làm việc, từ đây mỗi nhân sự sẽ có định hướng tốt hơn cho
công việc.
- Hoàn thiện hệ thống chức danh theo hướng: Dựa trên sự phân tích kỹ lưỡng các
vị trí công việc, theo các nguyên tắc xây dựng tổ chức.
Lợi ích của đề xuất:
Điều kiện của đề xuất:
3.2.2. Hoàn thiện bảng hệ số mức độ phức tạp công việc (MĐPTCV)


20


Sở cứ để xác định hệ số MĐPTCV
Hệ số mức độ phức tạp công việc được xác định theo phương pháp cho điểm 04
nhóm yếu tố:
Bảng 3.2: Các nhóm yếu tố cho điểm hệ số MĐPTCV
NHÓM YẾU TỐ

ĐIỂM

- Yếu tố về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ

0  25 điểm

- Mức độ phức tạp chuyên môn nghiệp vụ

0  40 điểm

- Yếu tố về trách nhiệm, tầm quan trọng

0  25 điểm

- Yếu tố điều kiện lao động

0  10 điểm

Căn cứ bản mô tả công việc theo chức danh lao động của cá nhân để xác định điểm
và hệ số mức độ phức tạp công việc của các nhóm chức danh.
Xác định khung hệ số phức tạp công việc của một số chức danh chủ yếu:
3.2.3. Nghiên cứu áp dụng phân phối lương theo phương pháp 3P
- Phương pháp phân phối lương theo 3P sử dụng 3 tiêu chí để trả lương:[14]

+ P1: Pay for Position – Phân phối lương theo vị trí công việc (bằng cấp, chức
vụ): Đây chính là việc xác định giá trị công việc (hay được gọi là trả lương theo vị
trí công việc).
+P2: Pay for Person - Phân phối lương theo cá nhân giữ vị trí công việc (thâm
niên, năng lực, thái độ). Muốn trả lương phù hợp cho nhân viên thì ta phải biết
được nhân viên đó có khả năng gì, đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu.
+P3: Pay for Performance - Phân phối lương theo hiệu quả, kết quả hoàn thành
công việc. Đây là phần đánh giá được dựa trên bảng thiết lập mục tiêu và đánh giá
định kỳ.
- Quy trình xây dựng cơ chế phân phối lương theo 3P [14]


21

+ P1- Position: Xây dựng thang lương theo vị trí công việc.
Định giá vị trí công việc

Xác định mức lương tối thiểu

Thiết lập thang lương

Đánh giá vị trí công việc
Xác định lương theo vị trí công việc

Hình 3.1: Sơ đồ xây dựng thang lƣơng theo vị trí công việc
(Nguồn: )
+ P2- Personal: Xây dựng thang lương theo năng lực.
Xác định các năng lực liên quan đến vị trí công việc
Xác định mức độ quan trọng
Mô tả năng lực và xác định mức độ thành thạo


Xác định tiêu chuẩn năng lực cho từng vị trí
Đánh giá năng lực

Hình 3.2: Sơ đồ xây dựng thang lƣơng theo năng lực
(Nguồn: )


22

Bảng 3.4: Bảng xác định mức độ quan trọng
Mức độ quan
trọng

Mô tả

1

Thấp

Quyết định một phần cho sự thành công của 1 vị trí công
việc

2

Vừa

Quyết định phần lớn cho sự thành công của 1 vị trí công
việc


3

Cao

Quyết định toàn phần/ chủ yếu cho sự thành công của 1 vị
trí công việc
(Nguồn: eduviet.vn)
Bảng 3.5: Bảng mô tả mức độ thành thạo

Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3

Mức độ 4

Mức độ 5

Yêu cầu tối thiểu

Cơ bản

Đạt yêu cầu

Thành thạo

Xuất sắc

(Nguồn: eduviet.vn)

+ P3- Performance: Xây dựng thang lương theo kết quả công việc
3.2.4. Hoàn thiện phân tích công việc
- Cơ sở của đề xuất:
- Nội dung của đề xuất:
Quy trình phân tích công việc được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Xác định mục đích phân tích công việc.
Bước 2: Xem xét các thông tin cơ bản liên quan.
Bước 3: Lựa chọn người thực hiện công việc tiêu biểu để phân tích.
Bước 4: Thu thập các thông tin về công việc.
Bước 5: Thẩm định kết quả phân tích.
Bước 6: Xây dựng bản mô tả công việc, bản yêu cầu công việc với người thực
hiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc.
- Lợi ích của đề xuất:
- Điều kiện của đề xuất:
3.2.5. Hoàn thiện đánh giá công việc.
- Cơ sở của đề xuất
Nội dung của đề xuất: Đánh giá công việc thực hiện là đo lường kết quả công
việc thực hiện so với chỉ tiêu đề ra nên cần phải có sự thống nhất giữa đơn vị và
người lao động về những gì người lao động phải đạt được trong quá trình làm việc


23

của mình ở một giai đoạn nhất định. Các chỉ tiêu này thường được quy định ở bản
mô tả công việc chung và mô tả công việc chi tiết trong một thời gian hay là mẫu
tiêu chuẩn chất lượng có sự xác nhận của cả người lao động và người sử dụng lao
động.
- Lợi ích của đề xuất
- Điều kiện của đề xuất
3.2.6. Một số biện pháp khác

3.2.6.1. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ tiền lương, cán bộ công nhân
viên
3.2.6.2. Tổ chức sắp xếp lao động hợp lý
3.2.6.3. Đánh giá chất lượng toàn diện
Kết luận chƣơng 3
Chương 3 của luận văn nêu lên phương hướng hoạt động SXKD trong thời
gian tới đồng thời đề cập đến một số vấn đề về phân phối tiền lương trong các
doanh nghiệp hiện nay. Trên cơ sở những tồn tại của cơ chế hiện tại, tác giả cũng
mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế phân phối tiền lương
tại Bưu điện Tỉnh Lai Châu.


×