Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh siêu âm khối u tuyến giáp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
-------***-------

NGUYỄN MINH NGUYỆT

“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh siêu âm khối u tuyến
giáp”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2009 – 2015

HÀ NỘI – 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ
đa khoa này, tôi xin trân trọng cảm ơn:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo đại học, Bộ môn Tai- Mũi- Họng
trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu..
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ths Hoàng Thị Hòa
Bình, người không chỉ là trực tiếp hướng dẫn tôi những kiến thức, phương
pháp luận để hoàn thành khóa luận này, mà còn là người thầy của những kiến


thức trong cuộc sống để tôi mai này có thể vững bước trên con đường đời và
đặc biệt là con đường hành nghề y cứu người.
Các khoa phòng Bệnh viện Tai- Mũi –Họng TW, đặc biệt là
khóa B1, khoa Phẫu thuật chỉnh hình và cô Quế Anh, chị Nhung phòng Kế
hoạch tổng hợp đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Tai- MũiHọng trường Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và truyền đạt
kiến thức cho tôi trong thời gian tôi thực hành lâm sàng tại khoa.
Nhân dịp này, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động
viên, giúp đỡ tôi học tập, phấn đấu và trưởng thành trong cuộc sống và sự
nghiệp.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Nguyễn Minh Nguyệt


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các sô liệu thu thập được trong khóa luận này là hoàn
toàn có thật và các kết quả chưa được công bố trong bất kỳ tài liệu y học nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm với toàn bộ nội dung có trong khóa luận.
Tác giả khóa luận

Nguyễn Minh Nguyệt


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BV

Bệnh viện

ĐM


Động mạch

TM

Tĩnh mạch

TB

Tế bào

TSH

Hormon kích thích tuyến giáp hoạt động
Thyroid Stimulating Hormone

UICC

Hiệp hội chống ung thư quốc gia
Union Internationale Contre le Cancer

TW

Trung ương

UTTG

Ung thư tuyến giáp

BN


Bệnh nhân

PT

Phẫu thuật

AJCC

Hiệp hội chống ung thư Hoa Kỳ
American Joint Committee on Cancer

CEA

Kháng nguyên ung thư bào thai
Carcinoembryonic Antigen

TG

Tuyến giáp

TNM

Tumor Nodes Metastasis

TMH

Tai Mũi Họng

AAEC


Bác sĩ nội tiết lâm sàng Mỹ

ETA

Hiệp hội tuyến giáp châu Âu

SPSS

Statistical Product and Services Solutions

T3

Triiodothyronine

T4

Thyroxin

FT3

Free triiodothyronine

FT4

Free thyroxin

TSH

Thyrotropin



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 3
1.1. Lịch sử ........................................................................................................ 3
1.2. Đại cương giải phẫu, sinh lý học và mô bệnh học tuyến giáp. .................. 3
1.2.1. Giải phẫu học ...................................................................................... 3
1.2.2. Mô học ............................................................................................... 7
1.2.3. Sinh lý học .......................................................................................... 8
1.3. Đặc điểm bệnh học ..................................................................................... 9
1.3.1. Lâm sàng ............................................................................................. 9
1.3.2. Cận lâm sàng ..................................................................................... 11
1.3.3. Chẩn đoán xác định ........................................................................... 18
1.3.4. Điều trị............................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................. 25
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: ............................................................. 25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: ........................................................................... 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
2.3. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 25
2.4. Chỉ số nghiên cứu..................................................................................... 25
2.5. Xử lý số liệu ............................................................................................. 27
2.6. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 28
3.1. Đặc điểm lâm sàng khối u tuyến giáp ...................................................... 28
3.1.1. Phân bố theo lứa tuổi......................................................................... 28
3.1.2. Giới.................................................................................................... 29
3.1.3. Lý do vào viện và triệu chứng cơ năng ............................................. 30



3.1.4.Thời gian xuất hiện triệu chứng ......................................................... 31
3.1.5.Tiền sử ................................................................................................ 31
3.1.6. Triệu chứng toàn thân ....................................................................... 32
3.1.7. Phát hiện u qua khám lâm sàng......................................................... 32
3.1.8. Vị trí khối u trên lâm sàng ................................................................ 33
3.1.9. Mật độ ............................................................................................... 34
3.1.10. Ranh giới ......................................................................................... 34
3.1.11.Các đặc điểm khác của khối u .......................................................... 35
3.2. Đặc điểm khối u tuyến giáp trên siêu âm ................................................. 38
3.2.1. Hình ảnh siêu âm khối u tuyến giáp………………..…………….38
3.2.1.1. Vị trí khối u .................................................................................... 38
3.2.1.2. Số lượng u: ..................................................................................... 39
3.2.1.3. Kích thước u ................................................................................... 40
3.2.1.4. Bờ khối u ........................................................................................ 41
3.2.1.5. Cấu trúc bên trong .......................................................................... 42
3.2.1.6. Tính chất vôi hóa trên siêu âm ....................................................... 42
3.2.1.7. Tăng sinh mạch trên siêu âm.......................................................... 43
3.2.1.8. Hạch vùng trên siêu âm .................................................................. 43
3.2.2. Sự khác biệt trên siêu âm của khối u lành tính và UTTG .............. 44
3.2.2.1. Vị trí khối u .................................................................................... 44
3.2.2.2. Số lượng u : .................................................................................... 45
3.2.2.3 Cấu trúc bên trong ........................................................................... 46
3.2.2.4. Bờ khối u ........................................................................................ 47
3.2.2.5. Vôi hóa ........................................................................................... 48
3.2.2.6. Hạch vùng ...................................................................................... 49
3.2.2.7. Tăng sinh mạch .............................................................................. 50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 51



4.1. Đặc điểm lâm sàng khối u tuyến giáp ...................................................... 51
4.1.1. Tuổi ................................................................................................... 51
4.1.2. Giới.................................................................................................... 51
4.1.3. Lý do vào viện và triệu chứng cơ năng. ............................................ 51
4.1.4.Thời gian xuất hiện triệu chứng ......................................................... 52
4.1.5.Tiền sử ................................................................................................ 52
4.1.6.Triệu chứng toàn thân ........................................................................ 53
4.1.7.Phát hiện khối u qua khám lâm sàng ................................................. 53
4.1.8.Vị trí u trên lâm sàng.......................................................................... 53
4.1.9. Mật độ ............................................................................................... 54
4.1.10. Ranh giới và độ di động khối u ....................................................... 54
4.1.11. Đau tại u .......................................................................................... 55
4.1.12. Hạch cổ trên lâm sàng ..................................................................... 55
4.1.13.Các biểu hiện lâm sàng khác ............................................................ 56
4.2. Hình ảnh siêu âm tuyến giáp .................................................................... 56
4.2.1. Hình ảnh siêu âm khối u tuyến giáp……………………………….56
4.2.1.1. Vị trí khối u .................................................................................... 56
4.2.1.2. Số lượng u ...................................................................................... 56
4.2.1.3. Kích thước u ................................................................................... 57
4.2.1.4. Bờ khối u ........................................................................................ 57
4.2.1.5. Cấu trúc bên trong .......................................................................... 57
4.2.1.6. Tính chất vôi hóa............................................................................ 58
4.2.1.7. Tăng sinh mạch .............................................................................. 58
4.2.1.8. Hạch vùng ...................................................................................... 58
4.2.2. Sự khác biệt trên siêu âm giữa khối u lành tính và UTTG ................... 59
4.2.2.1.Vị trí khối u ..................................................................................... 59
4.2.2.2. Số lượng u ...................................................................................... 59


4.2.2.3. Cấu trúc bên trong .......................................................................... 59

4.2.2.4. Bờ khối u ........................................................................................ 60
4.2.2.5. Độ vôi hóa ...................................................................................... 60
4.2.2.6. Tăng sinh mạch .............................................................................. 61
4.2.2.7. Hạch vùng ...................................................................................... 61
KẾT LUẬN .................................................................................................... 62
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………..64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng phân loại độ u tuyến giáp ..................................................... 10
Bảng 1.2 Các dấu hiệu siêu âm gợi ý tổn thương lành tính hoặc ác tính........ 14
Bảng 1.3. Bảng xếp loại giai đoạn UTTG....................................................... 20
Bảng 3.1. Lý do vào viện và triệu chứng cơ năng .......................................... 30
Bảng 3.2. Tiền sử bản thân.............................................................................. 31
Bảng 3.3. Triệu chứng toàn thân ..................................................................... 32
Bảng 3.4. Phát hiện khối u qua khám lâm sàng .............................................. 32
Bảng 3.5. Ranh giới khối u ............................................................................. 34
Bảng 3.6. Đặc điểm đau tại u .......................................................................... 35
Bảng 3.7. Độ di động u ................................................................................... 36
Bảng 3.8. Hạch cổ kèm theo trên lâm sàng..................................................... 36
Bảng 3.9. Vị trí hạch trên lâm sàng................................................................. 37
Bảng 3.10. Mật độ hạch trên lâm sàng ............................................................ 37
Bảng 3.11. Đánh giá sự di động dây thanh ..................................................... 38
Bảng 3.12. So sánh kết quả phát hiện vị trí u qua khám lâm sàng và ............ 38
Bảng 3.13. Đặc điểm cấu trúc bên trong khối u tuyến giáp ............................ 42
Bảng 3.14. Tính chất vôi hóa của khối u trên siêu âm .................................... 42
Bảng 3.15. Các đặc điểm hạch khối u tuyến giáp trên siêu âm ...................... 43
Bảng 3.16. Liên quan giữa cấu trúc bên trong và giải phẫu bệnh .................. 46



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố BN theo nhóm tuổi ....................................................... 28
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới ...................................................... 29
Biểu đồ 3.3. Thời gian xuất hiện triệu chứng trước khi vào viện ................... 31
Biểu đồ 3.4. Vị trí u trên lâm sàng .................................................................. 34
Biểu đồ 3.5. Mật độ khối u trên lâm sàng ....................................................... 34
Biểu đồ 3.6. Số lượng u trên siêu âm .............................................................. 39
Biểu đồ 3.7. Kích thước khối u tuyến giáp .................................................... 40
Biểu đồ 3.8. Bờ khối u trên siêu âm ................................................................ 41
Biểu đồ 3.9. Tăng sinh mạch trên siêu âm ...................................................... 43
Biểu đồ 3.10. Vị trí khối u trên siêu âm của khối u lành tính và UTTG ........ 44
Biểu đồ 3.11.Số lượng u trên siêu âm của khối u lành tính và UTTG ........... 45
Biểu đồ 3.12. Bờ khối u trên siêu âm của khối u lành tính và UTTG ............ 47
Biểu đồ 3.13. Độ vôi hóa của khối u lành tính tuyến giáp và UTTG ............. 48
Biểu đồ 3.14. Hạch vùng của khối u lành tính tuyến giáp và UTTG ............ 49
Biểu đồ 3.15. Tăng sinh mạch của khối u lành tính tuyến giáp và UTTG ..... 50


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tuyến giáp nhìn trước ....................................................................... 6
Hình 1.2. Tuyến giáp nhìn nghiêng.................................................................. 7
Hình 1.3. Điều hòa hormon tuyến giáp ............................................................. 9
Hình 1.4. Nang tuyến giáp ............................................................................. 15
Hình 1.5. Nốt đặc tuyến giáp ......................................................................... 15
Hình 1.6. Nốt hỗn hợp tuyến giáp ................................................................... 15
Hình 1.7. Vi vôi hóa tuyến giáp ...................................................................... 16



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khối u tuyến giáp là một trong những khối u thường gặp nhất của hệ
nội tiết. Ước tính năm 2013 trên thế giới có xấp xỉ 50% số người trên 60 tuổi
có khối u tuyến giáp, ở Mỹ khám lâm sàng có thể phát hiện được u tuyến giáp
từ 4-7% dân số. [1]
Khối u tuyến giáp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả hai giới, ở nữ nhiều hơn
nam và nhiều vùng miền khác nhau. Nguyên nhân gây bệnh còn đang được
nghiên cứu tuy nhiên một số nghiên cứu chỉ ra rằng một số yếu tố có ảnh
hưởng nhất định đến bệnh như: chế độ ăn thiếu Iod, tiền sử chiếu xạ vùng cổ
hay yếu tố di truyền. [1],[2],[3]
Phân loại khối u tuyến giáp rất đa dạng và phong phú, theo nhiều tiêu
chuẩn khác nhau, theo phân loại của các bác sĩ nội tiết lâm sàng Mỹ (AAEC),
hiệp hội tuyến giáp châu Âu (ETA) và ủy ban Hoa Kì về ung thư năm 2010
có thể chia khối u tuyến giáp thành hai nhóm lớn là lành tính và ác tính.
Trong mỗi loại trên lại có rất nhiều nhóm nhỏ khác với những đặc điểm bệnh
học và điều trị riêng biệt.
Các khối u tuyến giáp thường tiến triển trong thời gian dài, với biểu hiện
toàn thân nghèo nàn. Bệnh nhân có thể đến khám vì tình cờ phát hiện khối u
tuyến giáp khi khám sức khoẻ, tự sờ thấy khối vùng cổ, hoặc khi đã có những
biểu hiện rối loạn nuốt, khàn tiếng, hạch vùng cổ.[4]
Hiện nay ngoài thăm khám lâm sàng chúng ta được hỗ trợ của rất nhiều
phương tiện hiện đại như định lượng hormone tuyến giáp, siêu âm, chụp cộng
hưởng từ, chọc hút tế bào khối u tuyến giáp, cắt lạnh…việc chẩn đoán và lựa
chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân khối u tuyến giáp khá chính xác,
mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân.
Tuy nhiên đối với các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh nói chung do thường
chỉ sử dụng siêu âm tuyến giáp để chẩn đoán nên đôi khi còn bỏ sót bệnh lý



2

hoặc chẩn đoán ở giai đoạn muộn do phần lớn nhầm lẫn giữa u lành và ung
thư ở giai đoạn đầu, triệu chứng lâm sàng còn đang nghèo nàn làm ảnh hưởng
đến kết quả điều trị.
Nhìn chung các bệnh lý tuyến giáp sẽ có tiên lượng tốt nếu được phát hiện
sớm, chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng đắn.
Vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng và hình ảnh siêu âm khối u tuyến giáp” nhằm đến hai mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng khối u tuyến giáp
2. Phân tích đặc điểm khối u tuyến giáp trên siêu âm


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử
Tuyến giáp theo tiếng Hy Lạp là Thyreoeides nghĩa là hình cái giáp,
được Thomas Wharton mô tả trong cuốn Adennographia (1656) mặc tuy
nhiên mãi đến thế kỉ thứ XVIII mới được ghi chép chính thức qua y văn
Tuyến giáp được ghi chép trong tài liệu của người Ý ngay từ thời kì
phục hưng. Leonardo Da Vinci đã thể hiện tuyến giáp trong tranh của mình
với hai thùy giáp nằm hai bên thanh quản.
Trên thế giới những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX người ta mới
bắt đầu nghiên cứu tới UTTG, từ những năm 1940 đến nay ngày càng có
nhiều tác giả nghiên cứu về bệnh lý tuyến giáp.
Năm 1976 Blum là người đầu tiên siêu âm tuyến giáp. [5]
Tại Việt Nam, từ những năm đầu thập kỉ 70 của thế kỷ XX, Nguyễn
Vượng là người đầu tiên sử dụng kĩ thuật chọc hút kim nhỏ để chẩn đoán

bệnh trong đó có các bệnh về tuyến giáp. Năm 1982, Phạm Gia Khải là người
đầu tiên sử dụng siêu âm trong chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp.[2],[5]
1.2. Đại cương giải phẫu, sinh lý học và mô bệnh học tuyến giáp.
1.2.1. Giải phẫu học[6]
Tuyến giáp ở ngay trước thanh quản, ở phía trước và ôm quanh hầu hết
khí quản. Gồm 2 thùy bên nối với nhau qua eo giáp, bắt ngang từ sụn khí
quản thứ nhất đến thứ tư.
Thùy bên:
+ Mỗi thùy bên có tam giác, thùy phải thường lớn hơn thùy trái. Ngoài
ra có thùy tháp Lalouette(15-30% tuyến giáp bình thường) xuất phát ở bờ trên
eo giáp, bên trái đường giữa và nối với xương móng bằng một dải xơ là dấu
vết của ống giáp lưỡi.


4

+ Bình thường mỗi thùy bên tuyến giáp dài 5-8cm, rộng từ 2-4 cm, dày
1-2,5cm. Tuyến giáp bình thường nặng 40-42g. Địa lý và chủng tộc ảnh hưởng
đến khối lượng tuyến giáp. Tuyến giáp ở phụ nữ lúc hành kinh hay khi có thai
và cho con bú lớn hơn nam giới. Khi tuyến giáp phì đại tạo thành u giáp.
+ Liên quan mặt trước với cân cơ vùng dưới móng, mặt sau liên quan
với tuyến cận giáp và có một số mạch, thần kinh đi qua; mặt trong liên quan
với khí quản, thực quản( phía sau) và dây TK quặt ngược( chủ yếu bên trái).
Do những liên quan này mà khi bị chèn ép do khối u tuyến giáp sẽ gây khó
thở, khó nuốt, nuốt vướng, có cảm giác tắc nghẹn hoặc khàn tiếng, thay đổi
giọng nói.
Tuyến cận giáp thường có hình bầu dục dẹt,màu vàng nâu, nằm ở bờ
sau tuyến giáp và ở trong bao giáp. Bình thường mỗi người có 4 tuyến cận
giáp, 2 tuyến ở cực trên và 2 tuyến ở cực dưới. Khi phẫu thuật thường khó
phân biệt tuyến giáp và tuyến cận giáp bằng mắt thường, nên khi cắt bỏ phần

lớn tuyến giáp dễ dẫn đến lấy mất cả 4 tuyến cận giáp.
Eo giáp: Dính vào vòng sụn khí quản 2-3 nên nó di chuyển theo thanh
khí quản mà ta nuốt. Đây là đặc điểm phân biệt khối u tuyến giáp với khối u
khác ở cổ.
1.2.1.1. Động mạch
Tuyến giáp có nhiều mạch máu nuôi dưỡng.
+ Động mạch giáp trên xuất phát từ động mạch cảnh chung hoặc động
mạch cảnh ngoài, đến cực trên mỗi thùy
+ Động mạch giáp dưới nguồn gốc từ thân giáp cổ của động mạch dưới
đòn vào mặt sau mỗi thùy.
+ Ngoài ra có động mạch giáp dưới cùng xuất phát từ thân động mạch
cánh tay đầu hoạc cung động mạch chủ đi lên phía trước khí quản vào eo
tuyến giáp.


5

1.2.1.2. Tĩnh mạch
Các tĩnh mạch của tuyến giáp tạo nên một đám rối ở mặt trước ngoài
mỗi thùy giáp. Từ đó xuất phát các tĩnh mạch giáp trên và tĩnh mạch giáp giữa
đổ vào tĩnh mạch cảnh trong, tĩnh mạch giáp dưới đổ vào tĩnh mạch cánh tay
đầu hoặc tĩnh mạch cảnh trong.
1.2.1.3. Hệ thống bạch huyết
Bắt nguồn từ mao mạch bạch huyết vây quanh nang tuyến, từ đây tân
dịch được đổ vào hệ thống bạch huyết dưới vỏ và tạo nên các ống góp, từ đây,
bạch huyết bên trái đổ vào ống ngực, bên phải đổ vào ống bạch huyết phải.
Theo Jonh C Watkinson (2006) [7] các nhóm hạch cổ chia làm 7 vùng:
Vùng I: hạch dưới cằm và dưới hàm.
Vùng II: hạch cảnh trên.
Vùng III: hạch cảnh giữa.

Vùng IV: hạch cảnh dưới.
Vùng V: hạch thượng đòn và tam giác sau.
Vùng VI: hạch khoang trung tâm gồm: hạch trước thanh quản, hạch
trước khí quản, hạch cạnh khí quản.
Vùng VII: hạch trung thất trên.
1.2.1.4. Thần kinh
Tuyến giáp nhận các thần kinh chi phối từ hạch giao cảm cổ trên
(giao cảm) và thần kinh X (phó giao cảm).


6

Hình 1.1. Tuyến giáp nhìn trước [8]


7

Hình 1.2 Tuyến giáp nhìn nghiêng [8]
1.2.2. Mô học [9]
Tuyến giáp được bao bọc ngoài bởi vỏ xơ nối tiếp với cân cổ. Từ vỏ xơ
có các vách đi vào trong nhu mô tuyến chia nhu mô thành các thùy, trong các
vách liên kết có nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và dây thần kinh. Tuyến
giáp là tuyến nội tiết kiểu túi, tạo bởi các túi tuyến (nang tuyến), trong lòng
nang chứa chất keo đặc biệt và một lưới mao mạch vây quanh các tuyến.
Mỗi túi tuyến là khối hình cầu, thành là biểu mô đơn, cấu tạo bởi tế bào
nang (tế bào chính) và tế bào cận nang (Tế bào C), lót ngoài biểu mô là màng đáy.


8


Hình thái các tế bào nang thể hiện sự hoạt động của tuyến. Tuyến khi
không hoạt động lớp tế bào nang dẹt, nang nhiều chất keo. Khi hoạt động, tế
bào nang hình trụ hay hình lập phương, nang nhỏ, chất keo ít. Lớp tế bào
nang hoạt động chế tiết theo hai chiều ngược nhau:
+ Thu nhận tyroxin và iod từ máu để tổng hợp thyreoglobulin và đưa
vào tích trữ trong lòng túi tuyến.
+ Hấp thu thyreoglobulin (đã iod hóa) trong lòng túi tuyến để thủy phân
và bài tiết vào máu thyroxin (T4) và triiothyronin (T3)
Các tế bào cận nang (tế bào C) nằm rải rác hay hợp thành đám, xen vào
giữa TB nang và màng đáy nhưng không tiến tới mặt trong của thành túi
tuyến giáp. Các TB C tiết ra hai hormon là Calcitonin và somatostatin.
Mao mạch máu nằm trong mô liên kết xen giữa túi tuyến và có quan hệ
mật thiết với túi tuyến
1.2.3. Sinh lý học [10]
TB nang bài tiết 2 hormone: Thyroxin (T4) và triiothyronin (T3) là hai
hormone có nhiều chức năng quan trọng với cơ thể con người, đặc biệt là chức
năng chuyển hóa.Nó làm cơ thể phát triển thông qua việc làm sụn liên hợp phát
triển thành xương, thúc đẩy sự trưởng thành, phát triển não trong thời kì bào
thai và trong những năm đầu sau khi sinh. Làm cơ quan sinh dục phát triển (khi
cơ thể còn non), cơ quan sinh dục hoạt động (khi cơ thể trưởng thành).
Thyroxin tham gia quá trình chuyển hóa vật chất của cơ thể, điều hòa
thần kinh giao cảm, phó giao cảm, điều hòa thân nhiệt và có ảnh hưởng đến
nhịp đập của tim (làm tăng nhịp tim).
Điều hòa nồng độ tiết hormone tuyến giáp bằng TSH của tuyến yên, TSH
kích thích tuyến giáp bài tiết ra T3,T4 do vậy nếu TSH tăng thì T3,T4 sẽ bài tiết
nhiều. Nếu T3,T4 tăng đến một mức nào đó thì có tác dụng ức chế lại tuyến yên
không tiết TSH nữa, như thế tuyến giáp không bị kích thích tiết ra T3,T4 nữa.
Ngoài ra có cơ chế tự điều hòa dựa vào nồng độ iod trong cơ thể



9

Ngoài ra các TB cận nang sẽ bài tiết ra Calcitonin là hormone tham gia
quá trình chuyển hóa canxi (làm giảm canxi máu)

Hình 1.3 Điều hòa hormon tuyến giáp [11]
1.3. Đặc điểm bệnh học
1.3.1. Lâm sàng: [1],[12],[13],[14]
U giáp có thể gặp ở mọi lứa tuổi và cả hai giới, triệu chứng lâm sàng
của khối u tuyến giáp rất phong phú và thay đổi theo từng nhóm bệnh khác
nhau. Đôi khi BN đi khám vì tình cờ phát hiện hoặc tự sờ thấy khối vùng cổ.
1.3.1.1. Các triệu chứng toàn thân
Triệu chứng toàn thân thường không thay đổi hoặc có các triệu chứng
cường giáp, suy giáp...
Các triệu chứng cường giáp: Hồi hộp, dễ cáu gắt, mất ngủ, tim nhanh,
đánh trống ngực, run tay, vã mồ hôi, tiêu chảy, sụt cân, rối loạn kinh nguyệt,
rối loạn khả năng hoạt động tình dục.
Các triệu chứng suy giáp: sợ lạnh,mệt mỏi, thờ ơ, mạch chậm.không
chịu được lạnh, tăng cân, da lạnh và khô, tóc giòn và dễ gãy, phản xạ gân
xương kéo dài,phù niêm, táo bón, lưỡi dài và dày, ĐTĐ có điện thế và sóng T
thấp…


10

1.3.1.2. Triệu chứng cơ năng có thể gặp gồm:
Cảm giác đầy nặng, tức vùng cổ, sờ thấy khối vùng cổ
Rối loạn nuốt do tuyến giáp đè vào thực quản: khó vướng, nuốt nghẹn.
Khàn tiếng: do chèn ép gây tổn thương dây TK thanh quản quặt ngược
Khó thở: do chèn ép khí quản.

1.3.1.3. Triệu chứng thực thể:
Khám vùng cổ để tìm hiểu đặc điểm, vị trí, kích thước,mật độ, ranh
giới,sự di động của khối tuyến giáp, da vùng trên khối u,sự có mặt của các
khối khác như hạch vùng cổ.
Khối u tuyến giáp nằm ở vùng cổ trước hoặc cổ bên, tương ứng vị trí
tuyến giáp, di động theo nhịp nuốt
Xác định độ của u tuyến giáp theo phân loại năm 1976 của Tổ chức Y
tế thế giới
Bảng 1.1. Bảng phân loại độ u tuyến giáp [12]
Độ
0

Mô tả
Không có bướu giáp
Không nhìn thấy bướu

IA

Sờ thấy bướu, mỗi thùy tuyến giáp to hơn một
đốt ngón tay bệnh nhân.

IB

Nhìn thấy tuyến giáp khi ngửa đầu ra sau tối đa
Sờ thấy bướu.
Nhìn thấy bướu

II

Tuyến giáp to, nhìn thấy khi đầu ở tư thế bình

thường và ở gần.

III

Bướu giáp rất lớn nhìn thấy được từ xa
Bướu lớn làm biến dạng cổ.


11

Soi thanh quản: đánh giá di động dây thanh. Dây thanh có thể bị cố
định trong trường hợp khối u tuyến giáp xâm lấn vào dây thần kinh quặt
ngược thanh quản, là dấu hiệu gợi ý tổn thương ác tính.
Hạch cổ: sờ thấy hạch cổ là một trong những yếu tố nguy cơ ác tính,
thường gặp nhất ở nhóm cảnh giữa, hoặc nhiều nhóm cảnh phối hợp.
Ngoài thăm khám vùng cổ và tuyến giáp còn cần phải thăm khám các
biểu hiện di căn xa như:
- Di căn phổi: ho máu, đau ngực, khó thở, ho nhiều tăng dần… các
triệu chứng tiến triển ngày càng nặng
- Di căn xương: đau nhức xương, đau lien tục không đáp ứng với
thuốc giảm đau, đau tăng khi vận dộng
- Di căn gan: đau tức hạ sườn phải, gan to, vàng mắt, vàng da…
1.3.2. Cận lâm sàng
1.3.2.1. Siêu âm
Bản chất của siêu âm là dùng một đầu dò phát âm gián đoạn, chùm siêu
âm khi xuyên qua cơ thể sẽ gặp những bộ phận có trở kháng âm (hay độ dẫn
truyền khác nhau) và cho những âm thanh phản xạ trở về tác dụng lên đầu dò
siêu âm, các đỉnh xung sóng phản hồi được biểu thị bằng các điểm sáng có
cường độ tỷ lệ thuận với chùm sóng phản hồi về đầu dò. Nếu di chuyển đầu
dò trên bề mặt da vùng thăm khám và lưu hình trên màn hình lâu hơn thì sẽ

ghi được hình ảnh bộ phận cần thăm khám trên mặt phẳng quét. [15]
Siêu âm đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc phát hiện
sớm, chẩn đoán,và theo dõi các bệnh lý tuyến giáp. Siêu âm có thể cho một
cái nhìn cụ thể về vị trí, số lượng và tính chất của khối u tuyến giáp: đặc hay
lỏng, có vách, nụ sùi, canxi hóa, tăng sinh mạch nuôi, xâm lấn cơ quan bên
cạnh và hạch vùng.


12

Ưu điểm:
- Siêu âm là một cận lâm sàng ko xâm nhập, ko gây đau
- Sử dụng đơn giản
- Giá thành rẻ hơn phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác
- Định hướng chẩn đoán
- Thích hợp cho theo dõi trong quá trình điều trị và sau điều trị
- Giúp cho sinh thiết tuyến giáp bằng kim nhỏ
Nhược điểm
- Mang tính chủ quan
- Phụ thuộc nhiều vào trình độ của người bác sĩ siêu âm
Các đặc điểm khảo sát khi siêu âm [16],[17]
 Kích thước nhân giáp
Những nhân giáp tăng trưởng nhanh thường gợi ý nguyên nhân ác tính
Tuy nhiên cũng có khoảng 90% nhân lành tính tăng 15% khối lượng sau thời
gian theo dõi 5 năm. Bên cạnh đó siêu âm cũng cho thấp mô giáp dạng nang
lớn không nhanh bằng mô giáp dạng đặc. Những nhân giáp có đường kính
trước sau lơn hơn đường kính ngang thường gợi ý tính chất ác tính.
 Cấu trúc bên trong
Nhân giáp trên siêu âm có thể tổn thương dạng đặc, nang hoặc dạng
hỗn hợp.

- Tổn thương dạng đặc [16],[18]
 Mật độ siêu âm vùng tổn thương đồng nhất : tăng âm, giảm âm
hoặc đồng âm
 Có vỏ bao bọc vùng tổn thương
 Có nốt vôi hóa trong tổn thương hoặc không
- Tổn thương dạng nang:
 Trống âm hoàn toàn


13

 Không âm khi tăng cường độ
 Có bóng tăng âm phía sau
- Tổn thương dạng hỗn hợp
Có tổn thương dạng đặc và dạng nang
 Vôi hóa
Nốt vôi hóa có thể giúp định hướng nguyên nhân lành tính ác tính của
khối u. Nốt vi vôi hóa ở trung tâm, kích thước rất nhỏ <2 mm gợi ý tính chất
ác tính. Ngược lại, nốt vôi hóa lớn ở ngoại vi, dạng vỏ sò hay thường gợi ý
tính chất lành tính.
 Bờ
Bờ đều, toàn vẹn hay gợi ý tính chất lành tính. Ngược lại bờ không đều,
không toàn vẹn, xâm lấn tổ chức xung quanh, có hình ảnh tua gai, nhiều thùy
thường gợi ý tính chất ác tính.
 Các dấu hiệu khác
Siêu âm cũng đánh giá được một số đặc điểm khác gợi ý tính chất ác
tính như: tăng sinh mạch trong khối,di căn các nhóm hạch vùng cổ.
Ngoài ra siêu âm cũng đánh giá được sự chèn ép mạch máu, khí quản,
thực quản…



×