Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng các hình thái loạn thần so rượu ở bệnh nhân điều trị nội trú tại viên sức khỏe tâm thần từ năm 2012 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ HƯƠNG

Mô tả đặc điểm của các hình thái loạn thần do sử dụng rượu trên bệnh
nhân điều trị nội trú tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần từ năm 2012 đến năm 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA 2009 – 2015

Người hướng dẫn:Ths.Bs.Lê Thị Thu Hà

HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành khóa luận , tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:


Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại Học và bộ môn Tâm Thần Trường
Đai học Y Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ths. Bs. Lê Thị Thu Hà,
giảng viên Bộ môn Tâm Thần Trường Đại Học Y Hà Nội – người thầy đã
trực tiếp hướng dẫn , chỉ bảo hết sức tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện
khóa luận
Tôi xin cám ơn toàn thể cán bộ Phòng Lưu Trữ Hồ Sơ – Bệnh viện
Bạch Mai đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện quá trình hoàn thành khóa luận.


Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè
đã luôn tin tưởng, giúp đỡ tôi trong cuộc sống cũng như trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Người viết khóa luận:
Trần Thị Hương

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình do tôi tự làm và nghiên
cứu, các trích dẫn đều được ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu có bất
kì vấn đề gì liên quan, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.


Người viết khóa luận:
Trần Thị Hương

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

- AG

: Ảo giác

- HT

: Hoang tưởng

- ICD

: Phân loai bệnh quốc tế



(International Classification of Disiases)
- LTDR

: Loạn thần do rượu

- RLNLĐH : Rối loạn năng lực định hướng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 3
1.1. Đại cương về rượu................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm về rượu........................................................................... 3
1.1.2. Tác dụng của rượu........................................................................... 3
1.1.3. Dược động học ................................................................................ 4
1.1.4. Đơn vị uống chuẩn ......................................................................... 5
1.2. Các rối loạn tâm thần do rượu................................................................ 6
1.2.1. Lạm dụng rượu ................................................................................ 6
1.2.2. Say rượu thông thường và say rượu bệnh lí .................................... 8
1.2.3. Nghiện rượu .................................................................................. 10
1.2.4. Trang thái cai................................................................................. 12
1.2.5. Loạn thần do rượu ......................................................................... 15
1.3. Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới về loạn thần do sử dụng rượu . 19
1.3.1. Trên thế giới .................................................................................. 19
1.3.2. Tại Việt Nam ................................................................................. 20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 22
2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 22
2.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 23
CHƯƠNG 3: 26KẾT QUẢ ........................................................................... 26

3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu .............................. 26
3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới của nhóm bệnh nhân nghiên cứu .................. 26
3.1.2. Đặc điểm nghề nghiệp của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ............. 27
3.1.3. Tình trạng hôn nhân của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ................ 27


3.1.4. Thời gian sử dụng rượu ................................................................. 28
3.1.5. Lượng rượu uống hàng ngày ........................................................ 28
3.1.6. Tiền sử rối loạn tâm thần do rượu ................................................. 29
3.2. Cơ cấu các hình thái rối loạn loạn thần do rượu ................................. 29
3.3. Đặc điểm lâm sàng các hình thái loạn thần do rượu ........................... 30
3.3.1. Những lí do khiến bệnh nhân phải vào viện ................................. 30
3.3.2. Đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân được chẩn đoán là hội
chứng cai với mê sảng ...................................................................... 31
3.2.3. Đặc điểm lâm sàng của hình thái loạn thần do rượu với hoang
tưởng chiếm ưu thế ........................................................................... 32
3.2.4. Đặc điểm lâm sàng hình thái loạn thần do rượu với ảo giác chiếm ưu thế33
3.2.5. Các rối loạn cảm xúc gặp ở các bệnh nhân rối loạn loạn thần do rượu . 34
3.2.6. Những rối loạn hành vi thường gặp ở bệnh nhân loạn thần do rượu ... 35
3.2.7. Những bệnh cơ thể thường gặp ..................................................... 35
3.2.8. Cận lâm sàng ................................................................................. 36
3.2.9. Thời gian điều trị của bệnh nhân .................................................. 37
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 37
4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu .............................. 38
4.1.1. Đặc điểm tuổi và giới ................................................................... 38
4.1.2. Đặc điểm nghề nghiệp.................................................................. 39
4.1.3. Đặc điểm hôn nhân........................................................................ 39
4.1.4. Thời gian sử dụng rượu ................................................................. 40
4.1.5. Lượng rượu uống hàng ngày ......................................................... 41
4.1.6. Tiền sử rối loạn tâm thần do rượu ................................................. 41

4.2. Cơ cấu các hình thái loạn thần do rượu .............................................. 42
4.3. Đặc điểm của các hình thái loạn thần do rượu ..................................... 43
4.3.1. Đặc điểm lí do vào viện của các bệnh nhân .................................. 43


4.3.2. Đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng
cai với mê sảng ................................................................................. 44
4.3.3. Đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân được chẩn đoán là loạn thần
do rượu với hoang tưởng chiếm ưu thế............................................. 46
4.3.4. Đặc điểm hình thái của loạn thần do rượu với ảo giác chiếm ưu thế .. 47
4.3.5. Rối loạn cảm xúc trên bệnh nhân LTDR ...................................... 48
4.3.6. Rối loạn hành vi trên bệnh nhân LTDR ........................................ 48
4.3.7. Các bệnh lí cơ thể .......................................................................... 49
4.3.8. Kết quả cận lâm sàng của các bệnh nhân loạn thần do sử dụng rượu . 50
4.3.9. Thời gian điều trị của các bệnh nhân ............................................ 50
KẾT LUẬN .................................................................................................... 52
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ........................................... 26
Bảng 3.2: Thời gian sử dụng rượu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ............. 28
Bảng 3.3: Lượng rượu uống hàng ngày .......................................................... 28
Bảng 3.4: Tiền sử rối loạn tâm thần do rượu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu .. 29
Bảng 3.5: Tỉ lệ các hình thái loạn thần do rượu theo năm .............................. 29
Bảng 3.6: Các triệu chứng lâm sàng của các bệnh nhân được chẩn đoán.............. 31
Bảng 3.7: Các loại ảo giác biểu hiện ở nhóm bênh nhân trong mã F10.51 .... 33
Bảng 3.8: Tỉ lệ các loại ảo giác ....................................................................... 33

Bảng 3.9: các loại hoang tưởng....................................................................... 34
Bảng 3.10: Các bệnh cơ thể thường gặp ở bệnh nhân LTDR ......................... 35
Bảng 3.11: Sự thay đổi công thức máu ........................................................... 36
Bảng 3.12: Thời gian điều trị của các nhóm bệnh nhân ................................. 37

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ tỉ lệ nhóm nghề nghiệp của bệnh nhân trong nhóm
nghiên cứu ................................................................................... 27
Biểu đồ 3.2: Tình trạng hôn nhân ................................................................... 27
Biểu đồ 3.3: Các lí do vào viện ....................................................................... 30
Biểu đồ 3.4: các loại hoang tưởng................................................................... 32
Biểu đồ 3.5: Các rối loạn cảm xúc .................................................................. 34
Biểu đồ 3.6: Tỉ lệ các rối loạn hành vi thường gặp ở bệnh nhân LTDR ........ 35


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các dịp lễ hội, lễ tết, tiệc tùng trên mọi vùng miền, mọi quốc gia, đối
với nhiều người thứ quan trọng không thể thiếu đó là rượu bia. Người Việt
Nam coi rượu như lời chào hỏi, lời chúc và còn là phương tiện để đàm phán,
giao lưu hay tạo dựng và duy trì mối quan hệ. Theo thống kê của Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO) năm 2014 việc sử dụng đồ uống có cồn ở Việt Nam còn
phổ biến.Theo đó ước có tính có đến 70% đàn ông Việt Nam uống rượu bia
và trong 4 người thì có 1 người uống rượu bia ở mức độ có hại tương đương
với 6 cốc bia mỗi ngày. Còn trên thế giới, theo ước tính của WHO năm 2004
có khoảng 2 tỷ người trên thế giới sử dụng rượu.
Trong hóa học, rượu là một nhóm các chất hữu cơ có chứa nhóm chức OH. Theo dược lý học, thì rượu là chất ức chế thần kinh trung ương. Tác dụng
của rượu trên thần kinh trung ương phụ thuộc vào nồng độ rượu trong máu: ở
nồng độ thấp, rượu có tác dụng an thần, giảm lo âu, ở nồng độ cao hơn rượu

gây rối loạn tâm thần, mất điều hòa, không tự chủ được hành động và có thể
hôn mê, ức chế hô hấp, nguy hiểm tính mạng khi nồng độ rượu trong máu quá
cao [6].
Do tác dụng ức chế thần kinh trung ương nên rượu được sử dụng như một
loại đồ uống đem lại cảm giác khoan khoái. Nhưng nếu uống một lượng
nhiều rượu và sử dụng lâu dài có thể đem lại cho con người rất nhiều tác hại
về cả thể chất lẫn tâm thần. Về thể chất, rượu có thể gây ra các bệnh về tiêu
hóa, bệnh về tim mạch, ảnh hưởng tới hệ miễn dịch do đó người nghiện rượu
dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, lao... Về tâm thần, rượu có thể
gây các rối loạn tâm thần từ nhẹ đến nặng : say rượu thông thường, say rượu
bệnh lý, nghiện rượu mạn tính, sảng rượu, loạn thần do rượu..... Rượu còn dẫn
đến nhiều hậu quả về xã hội, là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông,
bạo hành gia đình làm giảm năng suất lao động.


2

Loạn thần do rượu bao gồm: sảng rượu, ảo giác do rượu, hoang tưởng
do rượu, ...(Sumski N. G., 1963). Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới
năm 1990, loạn thần do rượu gặp ở 10% những người nghiện rượu mạn tính.
Ở nước ta, theo báo cáo của Viện Sức Khỏe Tâm Thần (1994), số lượng bệnh
nhân loạn thần do rượu vào điều trị nội trú ngày càng tăng, 0,31% năm 1990,
6,91% năm 1994 và năm 2001 là 9,6 % .
Nghiên cứu các hình thái loạn thần do rượu giúp chẩn đoán, điều trị và
ngăn ngừa sự tiến triển của loạn thần do sử dụng rượu. Đề tài “Nghiên cứu
đặc điểm các hình thái loạn thần do sử dụng rượu ở bệnh nhân điều trị nội trú
tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần từ năm 2012 đến năm 2014” với mục tiêu
nghiên cứu như sau :
Mô tả đặc điểm của các hình thái loạn thần do sử dụng rượu trên bệnh
nhân điều trị nội trú tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần từ năm 2012 đến năm 2014



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về rượu
1.1.1. Khái niệm về rượu
Theo hóa học thì “ Rượu là một hợp chất hữu cơ có chứa nhóm chức OH” Trong tâm thần học, rượu được coi là chất tác động tâm thần thuộc
nhóm các chất gây êm dịu, rượu có thể gây nhiễm độc cấp (say rượu thông
thường và say rượu bệnh lý) và nhiễm độc mạn tính, dẫn đến phụ thuộc cả về
mặt vật chất lẫn tinh thần nếu bị lạm dụng hoặc nghiện rượu.
1.1.2. Tác dụng của rượu
a/ Cơ chế tác dụng
Trước đây người ta cho rằng tác dụng ức chế thần kinh trung ương là
do rượu làm tan dã lớp lipid của màng, nên ảnh hưởng đến hoạt động của các
kênh ion và các protein tác động trên kênh.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy rượu làm tăng khả năng gắn của
GABA trên receptor GABA A. Rượu còn tác động lên receptor NMDA
glutamat ( N – methyl-D – aspartat glutamat), ức chế khả năng mở kênh Ca ++
của glutamat [6].
b/ Tác dụng của rượu lên các cơ quan
- Tác dụng trên thần kinh trung ương: rượu ức chế thần kinh trung ương.
Tác dụng của rượu trên thần kinh trung ương phụ thuộc vào nồng độ của rượu
trong máu.
- Tại chỗ: khi bôi ngoài da rượu có tác dụng sát khuẩn, tốt nhất là rượu
70o. Rượu 90o làm đông protein ở da, làm hẹp các lỗ tiết mồ hôi, do đó rượu
không thấm sâu vào được trong da



4

- Tim mạch: rượu nhẹ ít ảnh hưởng đến tim mạch. Dùng rượu mạnh
trong thời gian quá dài có thể gây giãn cơ tim, phì đại tâm thất và xơ hóa
- Tiêu hóa: rượu nhẹ (dưới 10o) làm tăng tiết dịch vị, dịch vị có nhiều
axit và ít pepsin, tăng nhu động ruột, tăng khả năng hấp thu thức ăn ở niêm
mạc ruột. Vì vậy dùng rượu nhẹ có điều độ sẽ làm tăng tỉ trọng. Ngược lại,
rượu 20o ức chế sự bài tiết dịch vị. Rượu mạnh 40o gây viêm niêm mạc dạ dày
( do ảnh hưởng tới lớp chất nhầy ở dạ dày), nôn, co thắt vùng hạ vị, làm giảm
sự hấp thu của một số thuốc qua ruột.
- Cơ trơn : do ức chế trung tâm vận mạch nên rượu gây giãn mạch. Tác
dụng giãn mạch của rượu còn do khả năng giãn cơ trơn của acetaldehyd ( chất
chuyển hóa rượu) . Do đó, ngộ độc rượu dễ bị hạ thân nhiệt và khi gặp lạnh dễ
bị chết cóng [6].
1.1.3. Dược động học
a/ Hấp thu: rượu được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Sau khi uống rượu
30 phút, rượu đạt được nồng độ tối đa trong máu. Thức ăn cũng ảnh hưởng
tới hấp thu rượu: thức ăn chứa nhiều protein (lòng tắng trứng), lipid (dầu thực
vật, mỡ động vật) làm giảm hấp thu rượu, ngược lại đồ uống có gas làm tăng
tốc độ hấp thu rượu.
b/ Chuyển hóa: Sau khi hấp thu, rượu được phân phối nhanh vào các tổ chức
và dịch cơ thể (qua cả rau thai). Nồng độ rượu trong tổ chức tương đương với
nồng độ rượu trong máu. Có hai con đường chuyển hóa rượu thành aldehyd :
+ Chuyển hóa qua alchohol dehydrogenase( ADH ) là con đường chính,
ADH có nhiều ở gan, ngoài ra còn có ở não và dạ dày
+ Chuyển hóa qua hệ oxy hóa ethanol ở microsom, khi nồng độ rượu
trong máu cao trên 100mg/dL rượu dược chuyển hóa qua hệ MESO. Ở những
người nghiện rượu, hoạt tính của các enzym tăng lên, làm tăng chuyển hóa
của chính rượu và một số thuốc như Phenobarbital, carbamazepin...



5

c/ Thải trừ : trên 90% rượu được oxy hóa ở gan, 10% còn lại thải trừ qua
phổi, thận [ 6].
1.1.4. Đơn vị uống chuẩn
Theo tài liệu Australia (Support the Drug offensive): Nước uống tiêu
chuẩn (Standard drinks) là nước uống có phân độ rượu như nhau (10g rượu
nguyên chất). Khi uống 1 đơn vị mức uống tiêu chuẩn, sẽ làm tăng nồng độ rượu
trong máu lên khoảng 0,015% BAL (Breathalyser Alcohol Level). Đây là ước
lượng rượu có thể chuyển hóa trong 1 giờ ở người có trọng lượng trung bình.
Một đơn vị uống chuẩn đối với:
+ Bia 6 -12o

285ml

+ Rượu vang 15o

80ml

+ Rượu ngọt 20o

60ml

+ Rượu trắng 400

30ml

Cách ước lượng nồng độ rượu sau khi uống như sau:
Cộng các cơ số nước uống tiêu chuẩn của một người đã uống (ví dụ

một người uống 120ml rượu trắng sẽ bằng 4 đơn vị chuẩn) trừ đi số giờ người
đó uống (giả sử uống trong vòng 2 giờ ta sẽ có 2 đơn vị chuẩn) cuối cùng
nhân với 0,015 ta sẽ được kết quả là 0,03% BAL.
Trong y học, người ta dùng thử nghiệm Breathlyser phân tích hơi thở
để đo lượng rượu trong máu mặc dù rượu đào thải qua đường thở chỉ chiếm
10% lượng rượu uống. Cách đo này cho chỉ số gần đúng nhưng giúp cho y
học người uống có thể tính được nguy cơ khi uống các loại rượu khác nhau.
Đơn vị đo nồng độ rượu trong máu tính bằng BAL ( Breathlyser Alcohol
Level). Khi nồng độ rượu trong máu trên 0,05% BAL tương ứng với khoảng
0,2- 0,3 g/l người uống biểu hiện khoái cảm, nói nhiều, khóc, cười, thiếu kiềm
chế. Nồng độ rượu từ 0,05 – 0,08% BAL tương ứng với 0,4 – 0,7 g/l người
uống có thể rối loạn vận động, đi đứng loạng choạng, rối loạn sự xét đoán.


6

Nồng độ trong máu từ 0,08 – 0,15% tương ứng với 0,8 – 1 g/l gây tình trạng
nói chậm, đứng không vững, mắt mờ buồn ngủ, nôn không đi lại được một
mình. Nồng độ rượu trong máu 0,2 – 0,4% BAL tương ứng 1-2 g/l gây tình
trạng say mềm, tiểu tiện không tự chủ, mê man rối loan nhịp thở.
Nồng độ rượu trong máu 0,45–0,6 % BAL tương ứng 2 -3 g/l gây tình trạng
xanh tái, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Hội đồng quốc gia về sức khỏe và nghiên cứu y học ở Autralia có
khuyến cáo rằng: Dưới 40 gram (4 đơn vị uống chuẩn) mỗi ngày đối với nam
và dưới 20 gram (2 đơn vị uống chuẩn) mỗi ngày đối với nữ với 2 ngày không
dùng rượu mỗi tuần. Ngay cả khi không đạt tới điều này, một sự giảm dùng
rượu thực sự cũng không làm giảm được nguy cơ có các vấn đề trong tương
lai [23].
1.2. Các rối loạn tâm thần do rượu
1.2.1. Lạm dụng rượu

Lạm dụng rượu là uống rượu để vô tình hay chỉ là để tuân thủ tập tục
gây hại cho sức khỏe của mình những trường hợp như thế được coi là lạm
dụng rượu [3].
Lạm dụng rượu là uống một lúc với số lượng lớn, uống ít nhưng kéo dài
nhiều ngày, uống nhiều lần trong ngày, trong tuần hoặc uống rượu cùng với
các thuốc khác [3].
Nguyên nhân dẫn đến sự lạm dụng rượu:
+ Liên quan tới yếu tố di truyền: Một quá trình di truyền tiềm năng
thông qua gen tiếp nhận dopamine D2. Một biến thể của tiếp nhận dopamine
D2 như DRD2, D2A1 đã được tìm thấy nhiều hơn ở những cá nhân phụ thuộc
vào rượu. Những người với lịch sử gia đình về nghiện rượu thường dễ dàng
cảm thấy bớt lo âu nhiều hơn so với bình thường sau khi uống rượu.


7

+

Yếu tố sinh học: Những yếu tố sinh học liên quan đến sự lệ thuộc

rượu thường được xem xét dưới dạng hậu quả của việc sử dụng rượu trong
một thời gian dài. Rượu làm tăng họat động của GABA trong hệ thống thần
kinh giao cảm và điều khiển thân nhiệt, cảm giác đói, khát... giúp làm dịu khí
sắc và hành vi. Qua thời gian, điều này dẫn tới việc giảm sự sản xuất tự nhiên
của GABA, dẫn đến sự phụ thuộc vào rượu để duy trì những trạng thái cảm
xúc mong muốn. Nhịn uống dẫn đến những mức độ cận tối ưu của GABA,
làm tăng nỗi lo âu và sự kích động, và khởi phát những triệu chứng cơ thể về
cai. Những cảm giác đó sẽ dịu đi nếu cơ thể được nạp rượu, mà qua đó cơ thể
đạt được mức độ trung bình của GABA.
Sự tiêu thụ rượu cũng gây nên một loạt các hiện tượng hóa học dẫn đến

sự giải thoát dopamine trong khuôn khổ bù đắp hoặc trong “trung tâm sảng
khoái” của não: một phức hợp những cấu trúc bao gồm hạch nền, đồi thị, vỏ
não trán, hạnh nhân, và vùng dưới đồi... Khả năng của những sự kiện hàng
ngày hoạt hoá hệ thống này bị giảm ở những người thường xuyên kích thích
nó bằng rượu, và điều này lại dẫn đến tiếp tục phụ thuộc rượu nhằm duy trì
được một trạng thái tâm lí mong muốn.
+ Yếu tố xã hội: Việc sử dụng rượu sớm ở những người trẻ tuổi có liên
quan đến hành vi và thái độ của gia đình hay do ảnh hưởng từ những hình ảnh
uống rượu trên các phương tiên thông tin đại chúng. Những chuyển biến trong
cuộc đời, cả tốt lẫn xấu đều ảnh hưởng đến sự tiêu thụ rượu: sự phát triển các
mối quan hệ và gia đình, hoặc tìm được một việc làm và duy trì được công
việc đó có thể hạn chế việc sử dụng rượu. Những sự kiện bất lợi trong cuộc
sống có thể làm tăng việc sử dụng rượu, đặc biệt ở những người thường uống
rượu để giải sầu
+ Yếu tố tâm lí: Uống rượu đem lại khoái cảm có thể là về sinh lí, xã
hội hoặc sự giảm nhẹ sau một sang chấn. Một khi một cá nhân đã trở nên phụ
thuộc hơn vào rượu thì một động lực xa hơn để tiếp tục uống rượu là để tránh
các triệu chứng cai.
Lạm dụng rượu có thể tiến triển thành nghiện rượu [3].


8

1.2.2. Say rượu thông thường và say rượu bệnh lí
a/ say rượu thông thường
Say rượu thông thường hay còn gọi là say rượu cấp là hậu quả của việc
nhiễm độc nhất thời do rượu, thường xảy ra ở những người uống rượu quá
ngưỡng qui định dẫn đến rối loạn ý thức, hành vi, cảm xúc, nhẹ thì bệnh nhân
còn khả năng nhận xét xung quanh, nặng thì không kiểm soát được hành vi.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng rượu không gây nên hưng phấn đối với

vỏ não mà ngược lại rượu gây ức chế cả hai quá trình hưng phấn và ức chế,
nhưng ưu thế tác động vào quá trình ức chế mạnh hơn làm mất cân bằng giữa
hai quá trình và cuối cùng làm cho người say rượu biểu hiện lâm sàng bằng
tình trạng hưng phấn.
Rượu làm mất khả năng ức chế của vỏ não đối với các trung tâm dưới
vỏ gây nên tình trạng thoát ức chế dưới vỏ dẫn đến ở người say không kiểm
soát được hành vi tác phong, dễ xâm phạm thô bạo.
Rượu còn làm rối loạn hoạt động phân tích và tổng hợp của vỏ não làm cho
người say rối loạn quá trình liên tưởng dẫn đến nói năng hỗn độn.
Tuỳ theo lượng rượu uống và khả năng thích nghi của từng người tuy
nhiên say rượu biểu hiện 3 mức độ sau : say rượu mức độ nhẹ, say rượu mức
độ trung bình và say rượu mức độ nặng.
Say rượu mức độ nhẹ: có đặc tính làm chậm quá trình liên tưởng, tư
duy nông cạn, giảm tốc độ và chất lượng lao động trí óc. Người say dễ sai sót
trong vận động khó khăn trong thao tác những động tác đòi hỏi chính xác,
khéo léo. Trên nền tảng khí sắc tăng nhẹ, người say rượu nhẹ có cảm giác vô
tư, khoái cảm thô lỗ, hài hước không phù hợp với hoàn cảnh, người bệnh
thường tự phụ khoác lác, tăng tính chấp nhặt nên thường kiếm chuyên gây gổ
với người xung quanh. Say rượu nhẹ có thể dẫn đến giải tỏa bản năng tình dục
dẫn đến hành vi thô bạo với người khác giới [3].


9

Say rượu mức độ trung bình: Liên tưởng có đặc tính hỗn độn, cảm xúc
không kiềm chế, dễ tức giận, nổi khùng bởi những kích thích không đáng kể.
Trong trạng thái này người bệnh thường trở nên mất tế nhị, dẫn đến thô bạo,
khó thực hiện động tác khéo léo, đi đứng xiêu vẹo.
Say rượu mức độ nặng: Người bệnh thường có biểu hiện nôn nhiều, vã
mồ hôi , rối loạn thực vật nội tạng, tăng tiết nước bọt, tiểu tiện ra quần. Nếu

lượng uống nhiều người say có thể hôn mê, mạch nhanh, thở nông, hạ huyết
áp có thể tử vong nếu không cấp cứu [3].
Về tiến triển, các trường hợp ngộ độc rượu cấp nhẹ, sau giai đoạn ngủ
sâu người bệnh có thể hồi phục được nhưng có quên từng mảng. Trong trường
hợp ngộ độc rượu cấp nặng, phải thực hiện cấp cứu tại trung tâm cấp cứu gần
nhất, và phải có chế độ chăm sóc, theo dõi toàn diện thích hợp.
b/ Say rượu bệnh lí
Say rượu bệnh lý trạng thái ngộ độc rượu cấp, hiếm gặp, có thể xảy ra ở
những người uống lượng rượu không lớn nhưng quá mức chịu đựng của cơ
thể [3].
Say rượu bệnh lý cần phân biệt với say rượu thông thường về đặc điểm
biểu hiện bệnh lý loạn thần cấp diễn, với nhiều rối loạn tâm thần nặng vì vậy
say rượu bệnh lý có nhiều tên gọi khác nhau: say rượu loạn thần, say rượu
biến chứng, say rượu dạng động kinh.
Say rượu bệnh lý là tình trạng loạn thần cấp, diễn ra trong một thời
gian ngắn, nhất thời với những triệu chứng bệnh lý rối loạn ý thức sâu sắc
kiểu mù mờ, kèm theo trạng thái căng thẳng cảm xúc do hoang tưởng và ảo
giác chi phối dẫn đến những tác phong sai phạm, nguy hiểm.
Rượu chỉ là một tác nhân tất yếu dẫn đến say rượu bệnh lý trong số
nhiều yếu tố thuận lợi khác cần được kể đến như: Sự mệt mỏi, thiếu ngủ, đói,
suy kiệt, nóng quá mức, khát quá mức, bệnh nhiễm trùng, lo âu, sợ sệt, căng


10

thẳng. Say rượu bệnh lý phát sinh sau uống rượu không phụ thuộc nhiều vào
số lượng và loại rượu uống, có khi chỉ một lượng nhỏ rượu nho, cũng có khi
là lượng lớn rượu mạnh.
Khởi phát nhanh từ vài phút đến một giờ (ít khi xuất hiện muộn sau
nhiều giờ).

Khác với say rượu thông thường, say rượu bệnh lý người bệnh lâm vào
ngay rối loạn ý thức trầm trọng, mất định hướng, không duy trì được sự tiếp
xúc với những người xung quanh, thường là rối loạn ý thức kiểu hoàng hôn.
Say rượu bệnh lý không phải là say rượu thông thường nặng biến chứng.
Thường phát sinh cảm xúc bất an, lo âu, hoảng sợ đạt tới mức khủng
khiếp, cảm xúc không thoải mái về quá khứ, ấn tượng đã từng trải và đôi khi
như đã đọc qua, đã trải nghiệm. Chúng tạo nên một cảm giác bị đe doạ, nguy
hiểm, đặc biệt từ phía những người xung quanh dẫn đến việc nhận định mang
tính hoang tưởng, nhiều ảo giác rùng rợn, khiếp sợ, dễ dàng tấn công nguy
hiểm đối với xung quanh.
Phân biệt với say rượu thông thường, trong say rượu bệnh lý phối hợp vận
động còn tốt, vẫn duy trì được thăng bằng, còn khả năng di chuyển nhanh gây ấn
tượng như là người bệnh đã thoát ly khỏi ảnh hưởng chuyên biệt của rượu.
Trạng thái say rượu bệnh lý thường kéo dài khoảng một giờ đôi khi vài
giờ kết thúc bằng ngủ sâu.
Tuỳ theo hình thái biểu hiện lâm sàng ưu thế có hai hình thái lâm sàng
say rượu bệnh lý.
* Trạng thái giống động kinh
* Trạng thái ảo giác paranoide [3].
1.2.3. Nghiện rượu
Nghiện rượu là sự thèm muốn, đòi hỏi thường xuyên uống rượu, dẫn
đến rối loạn nhân cách, giảm khả năng lao động ảnh hưởng đến sức khoẻ con


11

nghiện. Đây cũng là cảnh báo cho những ai đang có thói quen này. Từ lúc bắt
đầu uống rượu đến nghiện rượu thời gian dài ngắn khác nhau tuỳ từng người
và phụ thuộc vào các yếu tố nhiều yếu tố như lượng rượu, loại rượu, tần suất
uống, sức khỏe người uống, thực phẩm hay trạng thái tâm lý khi uống.v.v.

Về mặt y học, nghiện rượu nằm trong nhóm bệnh nghiện chất được mã hóa
F10 – F19 trong ICD -10 (1992), Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra nguyên tắc
chỉ đạo chẩn đoán nghiện rượu khi có ít nhất 3 trong 6 tiêu chuẩn sau diễn ra
trong vòng 12 tháng:
1. Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng rượu.
2. Khó khăn trong việc kiểm tra tập tính sử dụng rượu về mặt thời
gian bắt đầu, kết thúc hoặc mức sử dụng rượu.
3. Một trạng thái cai sinh lí khi việc sử dụng rượu bị ngừng hay bị
giảm bớt
4. Có hiện tượng tăng dung nạp rượu (người nghiện rượu có thể
dùng hằng ngày nhũng lượng rượu lớn đủ để làm say hoặc gây
ngộ độc nguy hiểm cho những người không nghiện rượu)
5. Dần dần sao nhãng các thú vui trước đây để đi tìm và sử dụng
rượu, dành thời gian ngày càng nhiều để tìm kiếm và sử dụng
rượu
6. Tiêp tục sử dụng rượu mặc dù đã có hậu quả có hại đối với gan
và nhiều cơ quan khác do uống rượu [1].
Một số yếu tố thuận lợi cho người nghiện rượu là:
- Tuổi: Ngày càng có nhiều người trẻ uống rượu, vì vậy tỷ lệ người trẻ
nghiện rượu tăng cao.
- Di truyền: Con của những gia đình có vợ hoặc chồng nghiện rượu có
nguy cơ nghiện rượu cao gấp 2 lần so với con những cặp vợ chồng
không nghiện.


12

- Nghề nghiệp: Lao động giản đơn
- Hôn nhân: Người nghiện rượu có nhiều vấn đề về hôn nhân. Mâu thuẫn
gia đình, ghen tuông

1.2.4. Trang thái cai
Là biểu hiện chủ yếu của chứng nghiện rượu, trạng thái cai xuất hiện
khi bệnh nhân giảm hoặc ngừng uống rượu. Người bệnh có khí sắc trầm, bồn
chồn, bứt dứt, khó chịu, đứng ngồi không yên, lo âu sợ hãi một cách mơ hồ,
các ý tưởng liên hệ thô sơ, rối loạn giấc ngủ như ngủ nông, dễ giật mình, dễ
thức giấc, hoặc ác mộng, có khi mất ngủ hoàn toàn, run, rối loạn thần kinh
thực vật như vã mồ hôi, tim đập nhanh,... Trong hội chứng cai rượu nặng
bệnh nhân có thể có cơn co giật động kinh, cũng như ảo giác về thị giác, thính
giác, đặc biệt về chiều và đêm. Đặc trưng cho hội chứng cai rượu là những
biểu hiện trên dịu đi hoặc biến mất khi được uống rượu
 Sảng rượu ( trạng thái cai có mê sảng)
Sảng rượu là một bệnh loạn thần cấp tính do rượu xuất hiện ở những
bệnh nhân nghiện rượu mạn tính sau khi ngừng uống rượu. Sảng rượu được
coi là một cấp cứu tâm thần, nếu không được điều trị tỉ lệ tử vong là 20% chủ
yếu do các bệnh lí cơ thể như viêm phổi, suy thận, suy gan, suy tim,…
Sảng rượu được biểu hiện trên lâm sàng với các giai đoạn khởi phát và giai
đoạn toàn phát.
Trong giai đoạn khởi phát
Người bị sảng rượu chủ yếu thấy mệt mỏi, chán ăn, rối loạn giấc ngủ,
bị ác mộng, cơn hoảng sợ, kích động, rối loạn thần kinh thực vật, run rẩy,
chếnh choáng, thay đổi cảm xúc biểu biện bằng sự lo lắng hay trầm cảm. Sau
đó, triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng dần và thường xảy ra trầm trọng về ban
đêm với những ảo giác thị giác sinh động, hay có hồi ức, ảo thanh, ảo thính,
ảo giác xúc giác. Trạng thái ảo giác chiếm vai trò chủ yếu và thường xuất hiện


13

vào buổi chiều tối với nội dung làm cho người sảng rượu ghê sợ, hốt hoảng.
Các ảo giác thị trường ở mắt có kích thước bị thu nhỏ với hiện tượng nhìn

thấy những hình người và sinh vật nhỏ bé lại, thấy lung tung các hình ảnh
chuột nhắt, rắn, rết, nhện, gián... Người sảng rượu vẫn còn khả năng phê
phán, có rối loạn định hướng thoáng qua hoặc định hướng không rõ ràng, đầy
đủ về không gian và thời gian. Đồng thời nét mặt và các hoạt động mất linh
hoạt, không chú ý tập trung, có thể có cơn co giật. Nói tóm lại, những triệu
chứng bệnh lý thường hay gặp thực tế trong giai đoạn khởi phát là mất ngủ,
rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, chán ăn, khó tập trung chú ý, run rẩy, chếnh
choáng, sợ hãi...
Trong giai đoạn toàn phát
Có biểu hiện ba triệu chứng cổ điển gồm: ý thức mù mờ, lú lẫn; các ảo
tưởng, ảo giác sinh động xảy ra ở bất kỳ giác quan nào và run rẩy nặng. Đồng
thời có thể có hiện tượng hoang tưởng, kích động, mất ngủ hoặc đảo lộn nhịp
thức ngủ, hoạt động của thần kinh thực vật tăng mạnh [1]. Có hiện tượng mê
sảng nặng, bị rối loạn năng lực định hướng về thời gian và không gian, định
hướng xung quanh đôi khi bị lệch lạc nhưng định hướng về bản thân còn giữ
lại được. Người sảng rượu có nhận thức về xung quanh như là ảo giác và hoàn
toàn mất khả năng phê phán. Mức độ ý thức mù mờ dao động và thường gia
tăng vào buổi chiều tối. Khi có sự lôi cuốn chú ý lâu hơn, đôi lúc ý thức tỉnh
ra và bắt đầu trả lời đúng các câu hỏi nhưng trạng thái này có thể đột nhiên bị
hàng loạt những ảo giác ngắt đoạn. Đôi khi người sảng rượu cảm thấy như có
côn trùng bò trên cơ thể, có cảm giác đau do vết cắn của động vật. Các ảo
giác có tính chất toàn vẹn dưới hình thức những khung cảnh, những sự kiện
thay đổi một cách hợp lý như mình bị tấn công, chuẩn bị đưa tới nơi hành
hình. Cũng có thể có những hình ảnh trông rất sinh động, chứng sảng nghề
nghiệp như cảm thấy đang ở trong môi trường hoàn cảnh làm việc bình


14

thường, đang tiến hành các hoạt động trong thao tác công việc của mình. Do

rối loạn ý thức nặng nề nên người bị sảng rượu tiếp thu những điều do ảo giác
tạo nên giống như những điều xảy ra trong thực tế.
Hành vi và tính cách của người sảng rượu khá phù hợp với nội dung
của hiện tượng ảo giác như: khi thì chăm chú nhìn vào một chỗ nào đó, khi thì
có một tư thế bảo vệ, khi thì lẩn trốn, khi thì đi tìm, nét mặt có khi sợ hãi hoặc
ngạc nhiên, đăm chiêu. Người sảng rượu trở nên nói nhiều, sôi nổi, bận rộn,
không ngủ được. Các rối loạn tâm thần nặng lên về ban đêm và có thể có
trạng thái bị kích động dữ dội. Một trong những nét đặc trưng được ghi nhận
là sự kết hợp cảm xúc căng thẳng, lo âu, sợ hãi với sự hài hước, cố đùa cợt
với những tình huống nguy hiểm gây chết người đang đe dọa bản thân. Đồng
thời trạng thái hoang tưởng của người sảng rượu bao giờ cũng xảy ra, chúng
mang tính chất cảm thụ, nội dung có liên quan đến tính chất và sự biến đổi
của ảo giác. Rất ít thấy các trường hợp hoang tưởng cấp tính rõ khi các ảo thị
và ảo thanh ít được biểu hiện. Đồng hành với các rối loạn tâm thần trong
chứng sảng rượu cấp tính còn có các rối loạn toàn thân khá rõ ràng. Triệu
chứng run chân tay, run lưỡi và toàn thân thường gặp nên thường được gọi là
sảng run, đây là sự run rẩy ở phần cuối các chi nhỏ, xảy ra nhanh và lan
truyền mà thực tế hay cảm thấy nhiều hơn là trông thấy. Sự run rẩy cũng xảy
ra trên khuôn mặt và tăng lên khi hoạt động, tình trạng run lưỡi có thể làm
cho người sảng rượu khó nói được bình thường.
Trong những trường hợp nặng, tình trạng toàn thân người sảng rượu
tiến triển xấu dần, có thể bị tử vong d0 biến chứng tim mạch hoặc mắc
thêm bệnh viêm phổi. Cơn sảng rượu có thể chấm dứt đột ngột sau một
giấc ngủ sâu hoặc trong vài ngày, các biểu hiện bệnh lý nhẹ dần, trước
tiên là vào buổi sáng và ban ngày. Khả năng nhận xét, phê phán đôi khi
không khôi phục được ngay.


15


1.2.5. Loạn thần do rượu
Rượu gây ra nhiều tác hại về mặt cơ thể và tâm thần. Theo thống kê
của Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) loạn thần do rượu chiếm 10% các
trường hợp nghiện rượu mãn tính.
Thuật ngữ loạn thần do rượu được xác định bởi loạn thần xuất hiện và
phát triển do hậu quả tác dụng trực tiếp của rượu lên não. Loạn thần phát triển
chủ yếu do nhiễm độc rượu lâu dài gây tổn thương các cơ quan nội tạng và rối
loạn chuyển hoá trong cơ thể. Loạn thần xuất hiện không những do ngộ độc
rượu khi nồng độ rượu cao trong cơ thể mà ngay cả khi lượng rượu trong máu
không có hoặc có rất thấp
Về lâm sàng loạn thần do rượu có thể chia ra: sảng rượu, ảo giác do
rượu, hoang tưởng do rượu, hội chứng Korsakov do rượu, bệnh não do rượu
v.v...(Sumski N. G., 1963 ).[4]
a/ Hoang tưởng và ảo giác do rượu
Ảo giác do rượu là hình thái lâm sàng thường gặp sau sảng rượu, chiếm
5,6 - 22,5% các loạn thần có liên quan đến nghiện rượu mãn tính (Marozov G.
V., 1974). Tuổi bị bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30 - 40 tuổi (Achte K., 1969).
Ảo giác thường xuất hiện sau 10 năm uống rượu (Katralv.A. K., 1973). Tiến
triển của ảo giác do rượu có thể cấp, kéo dài và có thể ảo giác mãn tính
(Sumski N.G., 1983).
Hoang tưởng do rượu thường gặp sau sảng rượu và ảo giác do rượu.
Về lâm sàng có paranoid do rượu và paranoia do rượu (hay gặp nhất là hoang
tưởng ghen tuông) [4].
Hoang tưởng và ảo giác do rượu là hậu quả của nhiễm độc rượu lâu dài,
là biến chứng của nghiện rượu mãn tính [1]. Theo cách phân loại cổ điển thì
ảo giác do rượu được chia ra ảo giác cấp, ảo giác kéo dài và ảo giác mãn tính.
Ảo giác cấp tính là những ảo giác tồn tại từ vài ngày đến 1 tháng. Ảo giác kéo


16


dài là những ảo giác tồn tại từ 1 đến 6 tháng. Ảo giác mãn tính là những ảo
giác tồn tại trên 6 tháng. Hoang tưởng do rượu được chia ra paranoid do rượu
và paranoia do rượu. Paranoid do rượu gồm có các hoang tưởng khác nhau có
thể cấp tính, có thể kéo dài. Paranoia do rượu chủ yếu nghiên cứu về hoang
tưởng ghen tuông do rượu. Trong ICD-10 hoang tưởng và ảo giác do rượu
xếp vào mục rối loạn loạn thần do rượu (F10.5), trong đó hoang tưởng chiếm
ưu thế ở mục F10.51 và ảo giác chiếm ưu thế ở mục F10.52.
Đa số các tác giả đều thừa nhận loạn thần do rượu với hoang tưởng và
ảo giác chiếm ưu thế thường gặp ở lứa tuổi 30 – 40 tuổi (chiếm 61,3% số
bệnh nhân). Tỉ lệ nam : nữ có khác biệt (4:1). Theo nghiên cứu của Marozov
G.V hoang tưởng do rượu chủ yếu gặp ở nam giới, còn ảo giác do rượu gặp ở
nữ nhiều hơn ở nam. Ở nước ta hoang tưởng và ảo giác do rượu rất ít gặp ở
nữ. Loạn thần do rượu với hoang tưởng và ảo giác chiếm ưu thế thường gặp
ở những người nghiện rượu mãn tính sau 10 năm (chiếm 61,5% trường hợp),
thường gặp ở những người có học vấn thấp và nghề nghiệp không ổn định,
thường ở trong hoàn cảnh gia đình có người thân nghiện rượu[4].
Về đặc diểm lâm sàng:
+/ Ảo giác: thường là những ảo giác thật, có thể có nhiều ảo giác trên
một bệnh nhân, có thể có ảo thanh, ảo thị, ảo giác xúc giác, ảo khứu....[4]. Ảo
thanh hay gặp nhất ở bệnh nhân, ảo thanh phần lớn được phát triển trên nền
tảng những rối loạn khác kèm theo, đôi khi ảo thanh xuất hiện vào ngày cuối
cùng của cơn uống rượu. Cường độ ảo thanh có thể là tiếng kêu hay tiếng thì
thầm, giọng nói biến đổi nhưng thường có những chủ đề liên quan với nhau.
Thoái triển đột ngột sau một giấc ngủ sâu hay giảm dần về cường độ và tần
số, khi ảo thanh hết hẳn thì bệnh nhân phê phán được trạng thái loạn thần đã
qua.


17


Ảo thị cũng thường gặp sau ảo thanh, nội dung ảo thị thường phù hợp
với nội dung ảo thanh và hoang tưởng. Khi ảo giác có sảng thì bệnh nhân thấy
những côn trùng, động vật với kích thước thu nhỏ. Khi ảo giác kèm theo ý
thức u ám bệnh nhân thấy những cảnh giống mộng nhưng chủ đề thường
không hoàn chỉnh và mất tính thứ tự.
Ảo giác xúc giác ít gặp hơn ảo thanh và ảo thị, thường xuất hiện cùng
với ảo thị, bệnh nhân thấy những côn trùng bò trên da thịt, chuột gậm nhấm
chân tay mình gây cảm giác khó chịu. Đôi khi ảo xúc là cảm giác những vật lạ
trong miệng và họng.
Ảo khứu và ảo vị ít gặp ở bệnh nhân loạn thần do rượu với ảo giác
chiếm ưu thế [4].
+/ Hoang tưởng:
Paranoia do rượu được nhắc đến nhiều là hoang tưởng ghen tuông, được
phát triển dần trên một nhân cách đã thoái hoá do rượu. Thoạt đầu những ý tưởng
ghen tuông chỉ có trong khi say. Dần dần mới trở nên bền vững và xuất hiện cả
những khi bệnh nhân không uống rượu. Từ chỗ nghi ngờ đi đến khẳng định vợ
mình không chung thuỷ. Bệnh nhân rình mò, tra khảo, bắt vợ phải nhận lỗi. Bệnh
nhân xác định người yêu của vợ mình thường là người quen biết.
Sự phức tạp của loạn thần có thể diễn ra theo 2 hướng:
Ảo thanh thường xuất hiện vào chiều tối và lúc thiêm thiếp ngủ. Có thể
là ảo thanh thô sơ hay ảo thanh lời nói. Giọng nói có thể nói chuyện với bệnh
nhân hay nói chuyệphức tạp của loạn thần có thể diễn ra theo 2 hướng:
1: Hoang tưởng ghen tuông là chủ đề duy nhất không thay đổi.
2: Ý tưởng hoang tưởng còn có nội dung khác liên quan đến sự thiệt hại
vật chất (vợ lấy tiền cho người yêu, đầu độc bệnh nhân để có tự do với người
yêu) [4].



×