Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng các rối loạn tâm thần ở những người sử dụng chất dạng amphetamin tại viện sức khỏe tâm thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 180 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ HỒNG THU

“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng các rối loạn tâm thần ở những người sử
dụng chất dạng amphetamin tại Viện Sức khỏe Tâm thần”

Chuyên ngành : Tâm thần
Mã số:

62720148

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Hữu Bình
PGS.TS Nguyễn Kim Việt

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN

Với tất cả tấm lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin đặc biệt ghi nhận và
cảm ơn:
PGS. TS Trần Hữu Bình, nguyên phó chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần,
Trường Đại học Y Hà Nội; nguyên Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần


Quốc gia. Người thầy với lòng nhiệt tình truyền thụ kiến thức đã chỉ bảo cho
tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu. Thầy đã trực tiếp hướng dẫn và
tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án này.
PGS. TS Nguyễn Kim Việt, chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần Trường Đại
học Y Hà Nội, Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia. Người thầy đã
trực tiếp hướng dẫn, sửa chữa đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để tôi
hoàn thiện luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
* Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học và Bộ môn
Tâm thần Trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của tôi.
*BS Cao Thanh Tùng và toàn thể đồng nghiệp Bệnh viện Tâm thần
ban ngày Mai Hương đã quan tâm, động viên, khuyến khích và dành cho tôi
những điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án.
*PGS. TS Trần Viết Nghị, TS Ngô Thanh Hồi, TS Nguyễn Văn
Tuấn, TS Nguyễn Mạnh Hùng luôn tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn, khuyến
khích tôi trong suốt quá trình hoàn thiện luận án này.
*Tất cả bệnh nhân khoa Điều trị nghiện chất, Viện Sức khỏe tâm
thần Quốc gia đã nhiệt tình tham gia nghiên cứu, ủng hộ, khuyến khích tôi cố
gắng hoàn thành luận án này.
*Gia đình, người thân và các bạn đồng nghiệp đã luôn bên cạnh tôi,
cùng tôi chia sẻ khó khăn, động viên, khích lệ và hết lòng giúp đỡ tôi hoàn
thành luận án này.


Hà nội, ngày 20 tháng 05 năm 2015
Trần Thị Hồng Thu


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Trần thị Hồng Thu, nghiên cứu sinh khóa 29 Trường Đại học Y Hà
Nội, chuyên ngành Tâm thần, xin cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS Trần Hữu Bình và PGS. TS Nguyễn Kim Việt.
2. Công trình này được phép và có sử dụng một phần dữ liệu của đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ Y tế tại Viện Sức khỏe Tâm thần.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà nội, ngày 11 tháng 5 năm 2015
Người viết cam đoan

Trần Thị Hồng Thu


CHỮ VIẾT TẮT
ATS
CBT
CS
DSM IV

FDA
ICD-10
Meth
NIDA
PANSS
RLTT
SAMHSA


SSRI
TB
LĐTBXH
UNDCP
UNODC
VTA

Amphetamin-type- stimulant/chất kích thần dạng amphetamin
Cognitive behavior therapy, liệu pháp nhận thức hành vi
Cộng sự
Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders,
Fourth Edition/ Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn
tâm thần lần thứ 4 (của Hiệp hội Tâm thần học Mỹ)
Food & Drug Administration/Cục Quản lý Thực phẩm và
Dược phẩm Mỹ
International Classification of Diseases/ Phân loại bệnh Quốc
tế lần thứ 10
Methamphetamin
National Institute on Drug Abuse/ Viện nghiên cứu Quốc gia
về lạm dụng ma túy
Positive and Negative Syndrom Scale/Thang đánh giá triệu
chứng dương tính và âm tính
Rối loạn tâm thần
Substance
Abuse
and
Mental
Health
Services
Administration/Cơ quan Quản lý Sức khỏe Tâm thần và Lạm

dụng chất
Selective Serotonin Reuptake Inhibitor/Ức chế tái hấp thu có
chọn lọc serotonin.
Trung bình
Lao động thương binh xã hội
United Nations Drug Control Program,/Chương trình kiểm
soát ma túy Liên hợp quốc
United Nations Office on Drug and Crime/Ủy ban về ma túy
và tội phạm Liên hợp quốc
Ventral Tegmental Area/ Khu vực mái bụng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ........................................................................... 3
1.1.1. Nghiện học ........................................................................................ 3
1.1.2. Một số khái niệm về ma túy.............................................................. 3
1.1.3. Chất dạng amphetamin ..................................................................... 3
1.1.4. Nguồn gốc và phân loại ATS ............................................................ 4
1.1.5. Dược học và cơ chế tác dụng .......................................................... 12
1.2. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG RỐI LOẠN TÂM THẦN DO SỬ DỤNG ATS . 19
1.2.1. Nhiễm độc cấp ATS ........................................................................ 19
1.2.2. Hội chứng nghiện ATS ................................................................... 20
1.2.3. Trạng thái cai ATS .......................................................................... 21
1.2.4. Loạn thần do sử dụng ATS ............................................................. 21
1.2.5. Hội chứng quên ............................................................................... 24
1.2.6. Trạng thái loạn thần di chứng và khởi phát muộn .......................... 25
1.3. CƠ CHẾ SINH HÓA NÃO TRONG NGHIỆN ATS .......................... 26
1.3.1. Cơ chế gây nghiện chất ma túy nói chung ...................................... 26

1.3.2. Cơ chế nghiện methamphetamin .................................................... 32
1.4. ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN (RLTT) DO SỬ DỤNG ATS ... 34
1.4.1. Nguyên tắc điều trị RLTT do sử dụng ATS ................................... 34
1.4.2. Điều trị nhiễm độc ATS .................................................................. 34
1.4.3. Điều trị loạn thần do sử dụng ATS ................................................. 35
1.4.4. Điều trị trầm cảm và ý tưởng tự sát do sử dụng ATS ..................... 36
1.4.5. Điều trị trạng thái cai ATS.............................................................. 37
1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LOẠN THẦN DO SỬ DỤNG ATS
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM................................................... 37
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 42
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 42


2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu ......................................... 42
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................... 46
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 47
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 47
2.2.2. Xử lý số liệu .................................................................................... 55
2.2.3. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................ 55
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 56
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................. 56
3.1.1. Sự phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới ....................... 56
3.1.2. Sự phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân .......... 57
3.1.3. Sự phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn................ 57
3.1.4. Sự phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp ...................... 58
3.1.5. Thời gian sử dụng ATS................................................................... 59
3.1.6. Tần suất sử dụng ATS .................................................................... 59
3.1.7. Phương thức sử dụng ATS.............................................................. 60
3.1.8. Địa điểm sử dụng ATS ................................................................... 60
3.1.9. Sự phân bố đối tượng nghiên cứu theo khu vực sống .................... 61

3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN TÂM THẦN DO SỬ DỤNG ATS . 61
3.2.1. Các rối loạn tâm thần do sử dụng ATS........................................... 61
3.2.2. Đặc điểm trạng thái nhiễm độc cấp ATS ........................................ 62
3.2.3. Đặc điểm lâm sàng loạn thần do sử dụng ATS .............................. 63
3.2.4. Đặc điểm lâm sàng trạng thái cai ATS ........................................... 69
3.3. NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CÁC RLTT DO SỬ DỤNG ATS ......70
3.3.1. Điều trị trạng thái ngộ độc cấp do sử dụng ATS ............................ 70
3.3.2. Điều trị trạng thái loạn thần do sử dụng ATS................................. 72
3.3.3. Điều trị trạng thái cai do sử dụng ATS ........................................... 73
3.3.4. Diễn biến các rối loạn tâm thần dưới tác dụng điều trị .................. 75
3.3.5. Tác dụng không mong muốn của các thuốc điều trị ....................... 76
3.3.6. Kết quả điều trị ............................................................................... 77


Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................... 78
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU .. 78
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới. ................................................................ 78
4.1.2. Đặc điểm tình trạng hôn nhân gia đình ........................................... 80
4.1.3. Đặc điểm trình độ học vấn của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ........ 80
4.1.4. Đặc điểm nghề nghiệp của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ............... 81
4.1.5. Đặc điểm thời gian sử dụng ATS ................................................... 82
4.1.6. Đặc điểm tần suất sử dụng ATS ..................................................... 83
4.1.7. Đặc điểm hình thức sử dụng ATS .................................................. 84
4.1.8. Đặc điểm sử dụng ATS ................................................................... 84
4.1.9. Đặc điểm phân bố theo khu vực sống ............................................. 85
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN TÂM THẦN DO SỬ DỤNG ATS .. 85
4.2.1. Các rối loạn tâm thần do sử dụng ATS........................................... 85
4.2.2. Đặc điểm trạng thái nhiễm độc cấp ATS ........................................ 86
4.2.3. Đặc điểm trạng thái loạn thần do sử dụng ATS ............................. 89
4.2.4. Đặc điểm rối loạn hành vi do sử dụng ATS ................................... 98

4.2.5. Đặc điểm trạng thái cai ATS ........................................................ 100
4.3. NHẬN XÉT VỀ ĐIỀU TRỊ CÁC RLTT DO SỬ DỤNG ATS ......... 106
4.3.1. Điều trị trạng thái nhiễm độc cấp ATS ......................................... 107
4.3.2. Điều trị trạng thái loạn thần do sử dụng ATS............................... 108
4.3.3. Điều trị trạng thái cai ATS............................................................ 112
4.3.4. Diễn biến các rối loạn tâm thần dưới tác dụng của điều trị. ......... 114
4.3.5. Diễn biến rối loạn cảm xúc qua test Beck và Zung trước và sau điều trị .. 116
4.3.6. Tác dụng không mong muốn của các thuốc điều trị ..................... 118
4.3.7. Đánh giá kết quả điều trị ............................................................... 119
KẾT LUẬN .................................................................................................... 122
LỜI KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 124
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Tỉ lệ thường gặp của loạn thần do sử dụng methamphetamin ... 22

Bảng 1.2.

Tỉ lệ thường gặp trong đời và hiện tại của triệu chứng loạn thần
theo thang MINI-Plus ................................................................. 39

Bảng 3.1.

Phân bố nhóm tuổi theo giới tính của bệnh nhân nghiên cứu .... 56


Bảng 3.2.

Nghề nghiệp của nhóm bệnh nhân nghiên cứu........................... 58

Bảng 3.3.

Thời gian sử dụng ATS của bệnh nhân nghiên cứu ................... 59

Bảng 3.4.

Phương thức sử dụng ATS của bệnh nhân nghiên cứu .............. 60

Bảng 3.5.

Địa điểm sử dụng ATS của bệnh nhân nghiên cứu ................... 60

Bảng 3.6.

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo khu vực sống ..................... 61

Bảng 3.7.

Tỉ lệ và thời gian xuất hiện RLTT do sử dụng ATS................... 61

Bảng 3.8.

Các rối loạn tâm thần do nhiễm độc cấp ATS ............................ 62

Bảng 3.9.


Các rối loạn cơ thể do nhiễm độc cấp ATS ................................ 63

Bảng 3.10. Các triệu chứng loạn thần do sử dụng ATS ................................ 63
Bảng 3.11. Đặc điểm rối loạn hoang tưởng do sử dụng ATS ....................... 64
Bảng 3.12. Số lượng hoang tưởng trên bệnh nhân nghiên cứu ..................... 64
Bảng 3.13. Các loại ảo giác do sử dụng ATS ............................................... 65
Bảng 3.14. Đặc điểm các loại ảo giác do sử dụng ATS ................................ 65
Bảng 3.15. Đặc điểm ảo thanh do sử dụng ATS ........................................... 66
Bảng 3.16. Đặc điểm ảo thanh lời nói do sử dụng ATS ............................... 67
Bảng 3.17. Đặc điểm ảo thị do sử dụng ATS................................................ 67
Bảng 3.18. Số lượng ảo giác do sử dụng ATS .............................................. 68
Bảng 3.19. Sự kết hợp hoang tưởng với ảo giác và rối loạn cảm xúc .......... 68
Bảng 3.20. Đặc điểm rối loạn hành vi do sử dụng ATS ............................... 69
Bảng 3.21. Các triệu chứng của trạng thái cai ATS ..................................... 69
Bảng 3.22. Đặc điểm trầm cảm trong trạng thái cai ATS ............................. 70


Bảng 3.23. Thuốc điều trị trạng thái ngộ độc cấp ......................................... 70
Bảng 3.24. Thuốc điều trị các triệu chứng loạn thần .................................... 72
Bảng 3.25. Thuốc điều trị trạng thái cai ATS ............................................... 73
Bảng 3.26. Diễn biến các rối loạn tâm thần dưới tác dụng điều trị .............. 75
Bảng 3.27. Rối loạn cảm xúc qua test Beck và Zung trước và sau điều trị .. 75
Bảng 3.28. Tác dụng không mong muốn ...................................................... 76
Bảng 3.29. Kết quả điều trị các rối loạn tâm thần do sử dụng ATS ............. 77


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Tình trạng hôn nhân của nhóm bệnh nhân nghiên cứu .......... 57


Biểu đồ 3.2.

Trình độ học vấn của nhóm bệnh nhân nghiên cứu................ 57

Biểu đồ 3.3.

Tần suất sử dụng ATS ............................................................ 59

Biểu đồ 3.4.

Điều trị trạng thái loạn thần do ATS bằng các thuốc an thần kinh.... 71

Biểu đồ 3.5.

Điều trị trạng thái cai bằng các thuốc giải lo âu & chống trầm cảm ... 74


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Công thức hóa học của amphetamin và methanphetamin ........... 12

Hình 1.2.

Hệ tưởng thưởng trong cơ chế nghiện ......................................... 28

Hình 1.3.

Sơ đồ tóm tắt lộ trình dopamin mesolimbic trong nghiện ma túy ...... 29


Hình 1.4.

Công thức hóa học của methamphetamin và dopamin ................ 30

Hình 1.5.

Mật độ dopamin tại synap khi sử dụng và ngừng sử dụng ma túy ..... 31

Hình 1.6.

Cường độ kích thích tạo ra do sử dụng methamphetamin ........... 32


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Một thách thức to lớn đối với Việt Nam trong những năm gần đây là
tình hình lạm dụng ma túy tổng hợp đang lan tràn với tốc độ nhanh. Rối loạn
tâm thần và nghiện chất là những nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế trên toàn
thế giới. Đặc biệt, từ những thập niên 90, các chất kích thích dạng
amphetamin đã trở thành một trong những vấn đề xã hội nóng bỏng [1],[2].
Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2012, trong số 200 triệu người sử dụng ma
túy trên toàn thế giới, có 35 triệu người sử dụng chất kích thích dạng
amphetamin, nhiều hơn so với những người sử dụng cocain và thuốc phiện
cộng lại [2],[3],[4]. Tại Việt Nam, trong năm 2010, chất kích thích dạng
amphetamin đã trở thành loại ma túy phổ biến thứ hai sau heroin [5], [6].
Chất kích thích dạng amphetamin, nếu sử dụng với liều nhỏ, không
thường xuyên sẽ mang lại cảm giác sảng khoái, tràn đầy sinh lực, tự tin, tăng
khả năng tập trung chú ý. Nhưng nếu sử dụng liều cao, lâu dài, sẽ gây ra

những hậu quả nặng nề về thể chất và tâm thần cho người sử dụng [5], [6],
[7], [8], [9], [10]. Trong một nghiên cứu ở Úc do McKetin và CS điều tra
trong số 309 người sử dụng thường xuyên chất kích thích dạng amphetamin,
đã nhận thấy 13% có triệu chứng loạn thần, 23% từng bị loạn thần trong năm
qua và tỉ lệ loạn thần trong số những người sử dụng chất kích thích dạng
amphetamin ở thời điểm nghiên cứu cao hơn gấp 11 lần so với dân số nói
chung [4],[11].
Sử dụng chất kích thích dạng amphetamin gây ra hậu quả nghiêm trọng
hơn so với heroin ở chỗ các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng chất
kích thích dạng amphetamin không chỉ đe dọa cuộc sống của chính bản thân
bệnh nhân, gia đình mà còn gây rối loạn trật tự xã hội nghiêm trọng [12],
[13]. Rối loạn tâm thần do sử dụng chất kích thích dạng amphetamin
thường gặp ở những người nghiện, song có thể gặp ngay ở cả những người


2

lạm dụng, thậm chí ở những người mới sử dụng chất kích thích dạng
amphetamin. Do vậy, bằng chứng khoa học và thông tin về rối loạn tâm
thần do sử dụng chất kích thích dạng amphetamin hiện đang là những tài
liệu không thể thiếu trong việc xây dựng và thực thi các chính sách, luật
pháp, kế hoạch ngăn ngừa tình trạng này ở nhiều quốc gia trên thế giới [5],
[14], [15], [16].
Tại Việt Nam cho đến nay, chưa công trình nào nghiên cứu có hệ thống
về đặc điểm lâm sàng các rối loạn tâm thần do sử dụng chất kích thích dạng
amphetamin. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, trong khuôn khổ dự án “chẩn
đoán và điều trị các rối loạn tâm thần do sử dụng chất kích thích dạng
amphetamin” của Bộ Y tế mà Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia đã triển
khai, chúng tôi chọn vấn đề “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng các rối loạn
tâm thần ở những người sử dụng chất dạng amphetamin tại Viện Sức khỏe

Tâm thần” làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ.
Mục tiêu nghiên cứu:

1.

Mô tả đặc điểm lâm sàng các rối loạn tâm thần ở những người sử dụng
chất dạng amphetamin điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ Tâm thần.

2.

Nhận xét kết quả điều trị ở những bệnh nhân trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.1.1. Nghiện học, bao gồm:
a) Nghiện hành vi: nghiện cờ bạc, nghiện các trò chơi trên internet…
b) Nghiện chất (substance dependence):
- Là một bệnh lý tâm thần. Cơ chế bệnh sinh của nghiện chất có yếu tố
sinh học và yếu tố tâm lý. Triệu chứng của nghiện bao gồm các triệu chứng về
cơ thể và triệu chứng tâm thần. Nghiện chất được xếp vào mục F trong bảng
phân loại bệnh quốc tế về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD10).
- Nghiện ma túy (drug dependence) là một phần của nghiện chất và là
một bộ phận của nghiện (addiction).
1.1.2. Một số khái niệm về ma túy
a) Chất ma túy là chất hướng thần và nhóm chất gây nghiện, bất hợp pháp

theo quy định quốc tế và từng nước. Các chất ma túy bao gồm: ma túy
tự nhiên (thuốc phiện, cần sa dạng lá …) bán tổng hợp (heroin …) và
tổng hợp.
b) Chất ma túy tổng hợp gồm:
+ Các chất dạng thuốc phiện: methadon, buproprion …
+ Các chất dạng amphetamin (ATS): methamphetamin, MDMA …
+ Và nhiều chất khác: cocain …
1.1.3. Chất dạng amphetamin
a) Amphetamin là chất tổng hợp, được coi là chất giống giao cảm, gây
kích thích, gây hưng thần, có thể dùng để chữa bệnh … Các chế phẩm của
amphetamine chính hiện có phổ biến là:
- Dextroamphetamin (Dextrin)


4

- Methamphetamin (tinh chất là Ice-, “hàng đá”, “ma túy đá” …)
- Methylphenidat (Ritalin) …
b) Chất dạng amphetamin (ATS): là những chất được tổng hợp có cấu
trúc hóa học gần giống với amphetamin (ma túy thực sự).
- 4 - Methylen Dioxy Methamphetamin (MDMA): còn gọi là Adam,
hay chất gây cảm giác say đắm, thuốc lắc (ecstasy).
- N - ethyl - 3 - 4 methylen dioxy amphetamin (NDEA) còn gọi là Eva.
- 5 - Methoxy - 3- 4 methylen dioxy amphetamin (MDMA).
- 5 - Dimethoxy - 4- methylamphetamin (DOM).
Như vậy, nhóm chất được nhận biết là “chất kích thích dạng
amphetamin” - ATS - rất lớn, chúng bao gồm từ là chất kích thích với ít hoặc
không có thành phần gây hưng cảm trong amphetamin, tới những loại có cấu
trúc và hoạt động tương tự ancaloid gây ảo giác (mescalin) [18], [19], [20].
1.1.4. Nguồn gốc và phân loại ATS

1.1.4.1.Nguồn gốc
Cách đây hơn 5000 năm, chất kích thích nguồn gốc thực vật từ cây Ma
Hoàng (ephedra) chứa 2 ankaloid chính là ephedrin và pseudoephedrin đã
được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị bệnh hen suyễn và
cảm lạnh thông thường. Ma Hoàng là tên gọi một chi thực vật có 40 loài khác
nhau, mọc hoang ở nhiều nơi trên thế giới. Ma Hoàng có lịch sử lâu dài được
sử dụng làm thuốc chữa bệnh và phục vụ tế lễ ở Châu Á, Châu Mỹ và Châu
Âu. Hiện nay, loài cây này dùng làm nguyên liệu sản xuất các loại cao lỏng,
cao đặc và chiết suất tinh chế các ancaloid có tên gọi là ephedrin và
pseudoephedrin. Các sản phẩm cao chiết của cây Ma Hoàng ngày càng được
sử dụng rất nhiều làm thực phẩm bổ trợ cho người ăn kiêng và điều chế làm
thuốc giảm cân chữa bệnh béo phì. Cây Ma Hoàng là một mối quan tâm lớn
đối với các cơ quan chức năng kiểm soát ma túy, bời vì loài cây này có chứa


5

rất nhiều ephedrin dùng làm nguyên liệu điều chế các loại ma túy tổng hợp
ATS, nhất là Châu Á [1], [20].
Sau này, ephedrin tổng hợp dần dần thay thế chất tự nhiên. Ephedrin có
cấu trúc hóa học và tác dụng dược lý tương tự như epinephrin và amphetamin.
Ephedrin bắt đầu được sử dụng trong y học phương tây từ thập niên 1930 và
sớm được kế tiếp bởi hai ancaloid gần gũi là pseudoephedrine và
norpseudoephedrin. Kể từ đó đến nay những hoạt chất này vẫn là những loại
thuốc phổ biến nhất thế giới.
Ephedrin, pseudoephedrin và norpseudoephedrin là những thành phần
chính dùng để pha chế ra các loại dược phẩm như thuốc nhỏ mũi, viên nén,
viên nhộng bán tại nhà thuốc theo đơn bác sĩ. Ngoài tác dụng kích thích lên hệ
thần kinh trung ương, ephedrin còn có tác dụng điều trị bệnh hen phế quản,
chữa ngạt mũi, viêm mũi do bị cảm lạnh, dị ứng hoặc sốt phát ban.

Pseudoephedrin có tác dụng dược lý giống ephedrin nhưng tác dụng kích
thích hệ thần kinh trung ương yếu hơn, do đó khả năng bị lệ thuộc kém hơn so
với ephedrine. Chất này thường được bác sĩ kê đơn chữa cảm lạnh.
Nhiều nước trên thế giới đã phát hiện ephedrine và các ancaloid cùng
loại đã bị lạm dụng để chế tạo thuốc giả hay dùng làm tiền chất để điều chế
ATS, không vì mục đích y tế, tại các cơ sở chế tạo ma túy bí mật. Bởi vậy, cả
ephedrin và pseudoephedrin đều là tiền chất bị kiểm soát ghi trong Bảng I của
Công ước Kiểm soát buôn lậu ma túy và chất hướng thần năm 1988. Còn
nopseudoephedrin là chất hướng thần bị kiểm soát ghi trong Bảng III của
Công ước Kiểm soát chất hướng thần năm 1971 [2], [18].
1.1.4.2. Phân loại
Amphetamin sulfat (Benzedrin) là chất được tổng hợp lần đầu tiên ở
Đức vào năm 1887 bởi nhà dược học L. Edeleono. Cho đến thập kỷ 20,
amphetamin được sử dụng trong lâm sàng để điều trị hen phế quản. Năm


6

1927 nhà hóa học người Anh Gordon Ailes phát hiện ra các ảnh hưởng của
amphetamin là tăng sự tỉnh táo, giảm mệt mỏi và tạo hưng phấn. Do đó, vào
những năm 1930 amphetamin được các bác sĩ tâm thần kê đơn như một thuốc
thứ yếu để điều trị trầm cảm (Rasmussen, 2008). Năm 1932, amphetamin
sulfat được sử dụng như thuốc điều trị bệnh xung huyết mũi và hen phế quản.
Amphetamin được dùng rất phổ biến vào những năm 60 - 70 điều trị chứng
ngủ rũ, chứng tăng động giảm chú ý, chứng parkinson sau viêm não, trầm
cảm, một số trường hợp ngộ độc thuốc yên dịu gây ngủ. Hiện nay,
amphetamin và các chất liên quan chỉ được sử dụng rất hạn chế trong y học
điều trị bệnh ngủ rũ, chứng rối loạn tăng động giảm chú ý và chứng béo
phì. Tuy nhiên thực tế cho thấy amphetamin, nhất là các chất giống
amphetamine, đã ngày càng bị lạm dụng và trở thành những chất ma túy

thực sự ở nhiều nước trên thế giới, cả các nước công nghiệp và các nước
đang phát triển [18], [21], [24].
Sử dụng amphetamin đem lại cảm giác hưng phấn mạnh mẽ, tâm trạng
phấn khích, lâng lâng khoái cảm, tinh thần mẫn tiệp; không còn cảm giác đói
mệt thiếu ngủ; tăng cường (đôi khi là giả tạo) sức lao động chân tay và làm
việc trí não. Đây chính là nguyên nhân khiến amphetamin trở nên hết sức phổ
biến ở các đối tượng là sinh viên, vận động viên thể dục thể thao, lái xe đường
dài, công nhân ca đêm, binh lính, vv… Ảnh hưởng đặc thù của amphetamin
đối với cơ thể, khi sử dụng liều thấp sẽ làm tăng nhịp tim, nhịp thở, tăng
huyết áp và thân nhiệt, đổ mồ hôi, giãn đồng tử, khô miệng, tiêu chảy, ăn kém
ngon. Khi sử dụng liều cao, ngoài các triệu chứng nói trên người bệnh nói
nhiều, hung hăng, táo tợn, mất ngủ và mất khả năng suy xét. Sử dụng
amphetamin lâu ngày thường dẫn đến hậu quả thay đổi tâm tính, hành vi kỳ
quặc, bồn chồn, cảm giác khó chịu, cáu kỉnh, loạn thần. Sử dụng amphetamin


7

liều cao kéo dài khi ngừng sẽ xuất hiện trạng thái cai, buồn chán u uất, cơ thể
mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, hay mê sảng [25],[26].
Các loại chế phẩm amphetamin chính thường gặp nhất hiện nay là:
dextroamphetamin (dextrin), methamphetamin, methylphenidate (Ritalin).
Nhìn chung về phân loại amphetamin được coi là chất giống giao cảm, chất
gây kích thích, chất hưng thần [16].
Các chất dạng amphetamin (Amphetamin-Type-Stimulants, ATS) là
những dẫn chất được tổng hợp có cấu trúc hóa học gần giống với
amphetamin. Tác dụng của các chất này bao gồm cả tác động trên hệ thần
kinh dopaminergic, đồng thời chúng còn có tác động trên cả hệ serotonergic
và gây ra các ảo giác (hoặc tác dụng như một số chất ma túy khác như
cocain…). Kết quả làm tăng độ cảnh tỉnh, thúc đẩy các hoạt động thể chất, tạo

khoái cảm và gây nghiện thông qua cơ chế tưởng thưởng tại não [27], [28].
Sự khác biệt giữa các dạng amphetamin xuất phát từ khả năng gắn kết tương
ứng của chúng tại các phần tử vận chuyển khác nhau. ATS nhìn chung có tính
chất tương tự như nhau. Amphetamin, methamphetamin, và methylphenidate
đều có khả năng ức chế ở phần tử vận chuyển dopamin và norepinephrin
nhiều hơn so với ở phần tử vận chuyển serotonin. Tuy nhiên, amphetamin và
methamphetamin ức chế mạnh ở quá trình giải phóng norepinephrin hơn so
với giải phóng dopamin [29]. MDMA khác với các chất dạng amphetamin
khác ở chỗ nó là chất ức chế mạnh nhất ở sự vận chuyển serotonin (Han và
Gu, 2006), nhưng có hiệu lực ức chế mạnh vào quá trình giải phóng
norepinephrine hơn giải phóng dopamin (Rothman et al, 2001). Hiện nay, có
nhiều bằng chứng cho thấy ATS gây nghiện và độc hại. Hầu hết các ATS
không dùng trong y học, nguồn cung cấp trên thị trường chủ yếu từ các phòng
điều chế bất hợp pháp không nhằm mục đích y tế [26],[30],[31].


8

Methamphetamin là chế phẩm phổ biến nhất của nhóm chất dạng
amphetamin. Methamphetamin có tác dụng kích thích thần kinh trung ương
và tiềm năng gây nghiện mạnh hơn amphetamin. Về mặt dịch tễ,
methamphetamin phổ biến ở Châu Á và Bắc Mỹ, trong khi amphetamin chủ
yếu ở châu Âu [2], [5], [32]. Ogata là người đầu tiên tổng hợp được
methamphetamin tại Nhật Bản vào năm 1919, được cấp bằng sáng chế vào
năm 1920 [18]. Sau đó Burroughs Wellcome xin cấp phép và kê đơn
methamphetamin như một thuốc gây chán ăn methedrin®. Methamphetamin
được sản xuất theo nhiều dạng khác nhau: Dạng tinh thể có độ tinh khiết cao
crystal methamphetamin, còn gọi là “hàng đá”, “pha lê”. Dạng thô là dạng bột
trắng hoặc vàng nâu đỏ; Dạng muối hydrochlorit dưới dạng bột, vị đắng, dễ
hòa tan trong nước và có thể dùng để tiêm được; [14], [19], [29].

Sử dụng lâu dài methamphetamin, những cảm giác khoan khoái sẽ mất
đi và hầu hết người sử dụng cần phải tăng liều để được “phê”, thường bị kích
động và có cảm giác bị “trói buộc” vào việc phải sử dụng. Hiện tượng khó
ngủ và không ăn được khiến họ trở nên hết sức mệt mỏi và điều đó cũng
khiến họ tiếp tục phải sử dụng để có thể tỉnh táo trở lại. Sử dụng
methamphetamin liều cao trong thời gian dài sẽ gây ra trầm cảm và hoang
tưởng, cảm giác như luôn có ai theo dõi, ảo giác (nghe thấy những tiếng nói
không có thực cũng như tin vào những điều không thật) có thể dẫn đến hành
vi bạo lực nguy hiểm, tự hủy hoại bản thân hoặc tự sát [10],[13], [33].
Methamphetamin được sản xuất nhanh chóng, khá đơn giản với giá rẻ tại
các cơ sở bất hợp pháp bằng cách sử dụng các nguyên liệu hợp pháp và có sẵn
bao gồm ephedrin, pseudoephedrin, phốt pho đỏ, i-ốt, amoniac, dung dịch
kiềm, xăng thơm và lithium [18], [21]. Methamphetamin thường bị pha tạp
các loại chất khác bao gồm caffein, glucose, đôi khi có cả ephedrin hoặc
ketamin. Methamphetamin dạng tinh thể ở Việt Nam thường chứa 45% đến


9

72% methamphetamin nguyên chất (CSI 2010). Methamphetamin thường pha
trộn trong viên MDMA (ecstasy, thuốc lắc). Cả methamphetamin và MDMA
đều được dùng phổ biến trong nhóm dân số đặc biệt (mại dâm nam, nam tình
dục đồng giới, người nghiện heroin) [14], [34], [35].
MDMA (3,4 methylenedioxymethaphetamin)/thuốc lắc, còn gọi là
‘ecstasy’ là một ATS, cũng được sử dụng nhiều tại vũ trường.
Để tránh sự kiểm soát của pháp luật, các nhà điều chế (bất hợp pháp)
làm thay đổi cấu trúc hóa học của amphetamin, lần lượt tạo ra MDMA và một
loạt các hợp chất với hiệu ứng mới. Những dẫn chất này vừa có tác dụng kích
thích thần kinh trung ương giống amphetamin vừa có tác dụng gây ảo giác
giống với lysergic acid diethylamid (LSD). Do vậy, MDMA và các chất tương

tự có thể được phân loại trong nhóm các chất gây ảo giác. Ngoài tác dụng gây
ảo giác nhẹ, MDMA gây cảm giác khỏe khoắn, thể lực cường tráng, ân cần
săn sóc mọi người, xúc động mạnh mẽ, phấn khích, thích giao đãi, tiếp xúc trò
chuyện [36].
MDMA được tổng hợp lần đầu tiên từ năm 1910 và 2 năm sau thuộc
quyền sở hữu của công ty dược Merck (Đức) dưới dạng chất ức chế cảm giác
thèm ăn. Năm 1914 hãng Merck xin kiểm chứng thuốc MDMA để dùng làm
thuốc giảm ngon miệng, nhưng chưa bao giờ được công nhận là thuốc đã
đăng ký. Thời điểm đó, MDMA chỉ được dùng để bôi vào vết thương giúp
cầm máu. Trong thập niên 1950, quân đội Hoa Kỳ thí nghiệm liều gây tử
vong của loại thuốc tương tự MDMA (ký hiệu EA-1475). Cho đến năm 1969
mới có tiết lộ về những thí nghiệm này. Ecstasy là loại ma túy được sử dụng
phổ biến đầu tiên ở Mỹ, sau đó là châu Âu và ngày càng lan rộng ra những
nơi khác trên thế giới. Kể từ 1980, MDMA bị quốc tế kiểm soát [1],[4], [32].
MDMA có tác dụng ngắn hạn gây bồn chồn, lo lắng; khi dùng liều cao
gây ảo giác về hình ảnh và âm thanh rất rõ. Nó cũng làm tăng huyết áp và
nhịp tim, gây buồn nôn, ói mửa. Dùng thường xuyên trong một thời gian dài


10

cũng có thể gây nên những ảnh hưởng nguy hại như các ATS khác như ngộ
độc thần kinh, tổn thương não và gan.
MDMA thường được điều chế tại những địa điểm bí mật dưới dạng viên
nén nhiều màu sắc và hình ảnh khác nhau; cũng có khi làm thành viên nhộng
nhưng ít hơn. Liều dùng từ 75 đến 150 mg, dùng theo đường uống, rất hiếm ở
dạng bột để hít hoặc chích. MDMA còn gọi là “thuốc của câu lac bộ” (viên lắc
MDMA, estasy), giá từ 50.000 đồng đến 350.000 đồng/viên, tùy thuộc hàm
lượng MDMA chứa trong viên thuốc. Một nghiên cứu được thực hiện bởi
UNODC năm 2007 tại Việt Nam về thành phần viên lắc (MDMA, ecstasy) cho

thấy các viên này là tổng hợp nhiều chất như paracetamol, caffein, ketamin, một
hàm lượng nhất định MDA, 2C-B, methamphetamin/amphetamin và ketamin
[2], [14], [20].
Khi sử dụng MDMA ở liều lượng nhỏ, chất gây nghiện này phát huy tác
dụng trong vòng 1 giờ và kéo dài khoảng 6 giờ. Một số tác dụng của thuốc có
thể kéo dài đến 32 giờ. Về tâm sinh lý: Thư thái và tự tin, gần gũi và cảm thấy
yêu mến mọi người hơn, tăng năng lượng và sinh lực, giảm lo lắng. Về thể
chất: Đảo mắt ngoài ý muốn, các giác quan (nghe, nhìn, nếm, ngửi, xúc giác)
đều nhạy cảm hơn rất nhiều [19],[20].
Nếu sử dụng MDMA liều cao, người sử dụng có thể nhìn thấy, nghe thấy
hoặc cảm thấy những sự việc, hiện tượng không có trên thực tế (ảo giác), cảm
giác bồng bềnh, trôi nổi, cư xử không bình thường – có hành vi hoặc lời nói
kỳ quặc khó hiểu, co giật, nôn ói. Khi tác dụng MDMA đã hết, người sử dụng
MDMA có thể vẫn còn các triệu chứng: Không có cảm giác đói, khó ngủ,
trầm cảm, đau cơ, khó tập trung.
Tác dụng dài hạn của MDMA có thể bao gồm tổn thương gan, tim và
não. Bên cạnh đó là ảnh hưởng tới việc làm, xã hội và nghề nghiệp. Sử dụng
MDMA kéo dài có thể gây hiện tượng dung nạp, nghĩa là người sử dụng phải
liên tục tăng liều mới đạt được cảm giác “phê” trong khi trước đây chỉ cần sử


11

dụng một lượng nhỏ. Nói cách khác, sử dụng càng tăng thì cảm giác khó chịu
cũng tăng, trong khi khoái cảm do thuốc lại giảm đi.
Quá liều MDMA có thể gây ra: tăng huyết áp, tăng nhịp tim, tăng thân
nhiệt và có thể dẫn đến tử vong do thân nhiệt tăng quá cao và cơ thể bị mất
nước nhanh. Để tránh tình trạng mất nước của cơ thể, người sử dụng MDMA
cần phải uống tới 250ml nước mỗi giờ và nếu nhảy múa thì cần uống 500ml
mỗi giờ [19],[31].

MDEA (methylendioxyethylamphetamin) là chất tổng hợp dạng
amphetamine có tác dụng tương tự như ecstasy (MDMA). Chất này chưa bao
giờ được công nhận là thuốc hợp pháp. MDEA nổi tiếng là một loại ma túy
của vũ trường ở một số nước. Nó được điều chế bí mật để thay thế MDMA, trốn
tránh kiểm soát và buôn bán dưới dạng viên nén thuần chất hay kết hợp với một
số ma túy khác. Tác dụng chính của MDEA cũng giống tác dụng của MDMA.
Để chống lại tình trạng sử dụng MDEA lan tràn nhanh, ở Mỹ và Châu Âu, chất
này được nằm trong bảng xếp hạng các chất bị quốc tế kiểm soát.
MDA (Methylenedioxyamphetamin) là chất ma túy tổng hợp dạng
amphetamin rất giống ecstasy (MDMA). Lần đầu tiên được tổng hợp vào năm
1910 để làm thuốc giảm ngon miệng. Tuy nhiên do có tác dụng nguy hại đối
với tâm thần, MDA đã không được coi như một loại thuốc hợp pháp. Tác
dụng của nó đối với hành vi nhân cách đã được nghiên cứu vào thập niên
1960, và bắt đầu từ đó xuất hiện trên thị trường bất hợp pháp đầu tiên ở Mỹ
rồi lan ra toàn thế giới. Tác dụng của MDA giống như tác dụng của MDMA,
tuy có hơi khác một chút. Nó gây ảo giác mãnh liệt hơn MDMA và có thời
gian tác dụng gần gấp đôi (từ 8-12 giờ so với MDMA chỉ có 3-5 giờ). MDA
thường được điều chế tại những địa điểm bí mật để thay thế cho MDMA và
tung ra thị trường dưới dạng độc lập hay kết hợp với các loại ma túy khác.


12

1.1.5. Dược học và cơ chế tác dụng
 Công thức hóa học
Nhân tố cấu trúc quan trọng trong hoạt động của ATS là (1) vòng phenyl
không thể thay thế, (2) nhóm alpha methyl, (3) nhóm amino cơ bản và (4)
chuỗi 2 cạnh 2 carbon nối vòng phenyl và nhóm amino cơ bản của chúng. Bất
cứ sự biển đổi cấu trúc nào cũng sẽ làm nổi bật một số tác dụng, triệt bỏ hoặc
làm suy yếu lẫn nhau hoặc lộ ra những tác dụng tiềm ẩn [18], [20], [37].

Mặc dù quy trình điều chế khác nhau, các ATS đều có cấu trúc hóa học
tương tự amphetamin. Amphetamin (C9H15N) được hình thành từ alphamethyl-beta-phenyl-ethylamin, kích thích hệ thống thần kinh trung ương bằng
cấu trúc hóa học tương tự adrenalin (hình 1.1). Thay thế công thức hóa học
với các chuỗi phân tử ethyl carbon, nhân thơm và nhánh cuối amino nitơ tạo
ra các tác dụng khác nhau trên lâm sàng [18], [20].

Amphetamin

Methamphetamin

Hình 1.1. Công thức hóa học của amphetamin và methanphetamin
Các phân tử của amphetamin có một carbon bất đối xứng, chứa đựng
hai đồng phân quang học là những hình ảnh phản chiếu của nhau. Chúng
được gọi là laevo [L hoặc -] và dextro [D hoặc +] đồng phân. d-amphetamin
cho hiệu ứng mạnh về kích thích hoạt động thần kinh trung ương và lamphetamin có hiệu ứng chính về tim mạch. Điều chế ATS là việc tạo ra
một hỗn hợp của hai đồng phân, mặc dù điều này phụ thuộc vào hóa chất
tiền thân được sử dụng. Hiện nay, d-methamphetamin (đôi khi ký hiệu là


13

S(+)-amphetamin) có tác dụng kích thích thần kinh trung ương mạnh nhất
và mạnh gấp 3-4 lần so với l-đồng phân hoặc các hỗn hợp ATS bất hợp
pháp khác [18], [20], [37].
Methamphetamin (C10H15N) được tạo ra do methyl hóa amphetamin.
Nghĩa là nhóm methyl chức năng (-CH3) được gắn vào phân tử amphetamin
để tạo thành methamphetamin (methyl+amphetamin). Methamphetamin có
tác dụng dược lý mạnh hơn, kéo dài hơn và độc hại hơn so với amphetamin,
phần lớn do nhóm N-methyl (gọi tắt là "meth") trong công thức hóa học của
methamphetamin làm giảm sự phân cực tế bào, cho phép dễ tan trong lipid

hơn, dễ xuyên qua hàng rào máu não và do đó cho tác dụng mạnh hơn so với
hợp chất gốc của nó là amphetamin [18], [20].
Methamphetamin tan được trong nước, dạng tinh thể có thể dùng đường
tiêm và hấp thụ nhanh hơn so với amphetamin không methyl hóa, cũng do vậy
mà cho tác dụng mạnh hơn. Methamphetamin ổn định hơn amphetamin vì khả
năng ức chế sự phá hủy enzyme monoamin oxidase tốt hơn (tức là các chất phá
vỡ amphetamin sẽ khó khăn hơn trong việc phá vỡ methamphetamin) vì vậy
methamphetamin hoạt động lâu hơn. Methamphetamin cũng gián tiếp ức chế tái
hấp thu các chất dẫn truyền thần kinh, làm cho chất dẫn truyền thần kinh tồn tại
lâu hơn tại khe synap. So với amphetamin, methamphetamin kích thích mạnh hệ
thống thần kinh trung ương, trong khi kích thích rất kém đối với hệ thần kinh và
tim mạch ngoại vi. Một sự khác biệt nữa là amphetamin kích thích hệ thần kinh
trung ương bằng cách kích thích giải phóng hàng loạt các catecholamin, đồng
thời ức chế tái hấp thu catecholamine tại màng synap trước. Methamphetamin
trực tiếp kích thích các thụ thể catecholamin ở màng sau synap [9], [37].
 Dược động học
Amphetamin hấp thu nhanh qua ống tiêu hóa vào máu rồi phân bố khắp
cơ thể, qua hàng rào máu não và có tác dụng một giờ sau khi uống.


×