Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.23 KB, 113 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa
học của cá nhân và chưa từng được sử dụng trong các công trình đã công bố. Các
phân tích số liệu, tài liệu tham khảo, nội dung trích dẫn trong luận văn là trung
thực, chính xác, có nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ. Mọi thông tin thứ cấp sử dụng trong đề tài đã được trích dẫn đầy đủ.
Hải Phòng, ngày 12 tháng 03 năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Trang

Trang: 1


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này, người thực hiện luận văn
đã nhận được sự hướng dẫn và chỉ dạy tận tình của các Thầy giáo Viện Đào tạo sau
Đại học, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
Tác giả xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS.
Vũ Trụ Phi - Phó Trưởng Khoa Kinh tế, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
Tác giả cũng xin được chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các
CBNV tại các Phòng, Ban chức năng thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hải Phòng đã
giúp tác giả thu thập số liệu, thông tin để thực hiện luận văn.
Bên cạnh sự hợp tác, giúp đỡ trong công việc người viết không thể quên sự
động viên của gia đình và bạn bè trong quá trình học tập và nghiên cứu thực tế.
Dù đã cố gắng nhưng kiến thức và thực tiễn rộng lớn, trình độ và nhận thức
của bản thân còn hạn chế, khó tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các Thầy giáo để hoàn thiện hơn bản luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!


Hải Phòng, ngày 12 tháng 03 năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Trang

Trang: 2


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Quy mô và tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu kết quả kinh
doanh của BID-HP trong giai đoạn 2011- 2015

38

2.2

So sánh tình hình thực hiện các chỉ tiêu kết quả kinh doanh
của BID-HP và VCB-HP trong năm 2015

48


2.3

Tình hình quy mô và tăng trưởng nguồn vốn của BID-HP
giai đoạn năm 2011-2015

50

2.4

So sánh tình hình nguồn vốn của BID-HP và VCB-HP năm
2015

53

Trang: 3


2.5

So sánh lãi suất 3 ngân hàng BID–HP, VCB–HP và AGRB –
HP ngày 31/12/2015

57

2.6

Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn của BID-HP giai đoạn
năm 2011-2015


58

2.7

Tình hình quy mô và tăng trưởng tài sản cảu BID-HP giai
đoạn năm 2011-2015

64

2.8

So sánh tình hình sử dụng vốn của BID-HP và VCB-HP
trong năm 2015

67

2.9

Thống kê lãi suất 4 ngân hàng CTG, VCB, BID, VBARD
trên địa bản Hải Phòng tháng 10/2015

68

2.10

Chỉ tiêu sử dụng tài sản của BID-HP giai đoạn năm 20112015

69

2.11


Chỉ tiêu chất lượng tín dụng của BID-HP giai đoạn năm
2011-2015

73

2.12

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của BID-HP giai đoạn 2011-2015

77

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

2.1

Chỉ tiêu kết quả hoạt động tín dụng của BID-HP giai đoạn
năm 2011-2015

45

2.2

Chỉ tiêu kết quả hoạt động dịch vụ của BID-HP giai đoạn
năm 2011-2015


46

2.3

Chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của BID-HP
giai đoạn năm 2011-2015

47

2.4

Tỷ trọng vốn huy động của các ngân hàng khối Nhà nước

56

Trang: 4


trong năm 2015
2.5

So sánh chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn củaBID-HP và VCB-HP
trong năm 2015

59

2.6

So sánh chỉ tiêu khả năng thanh toán củaBID-HP và VCBHP trong năm 2015


62

2.7

Tỷ trọng dư nợ cho vay của khối ngân hàng nhà nước năm
2015 (%)

68

2.8

So sánh một số chỉ tiêu sử dụng vốn của BID-HP và VCBHP trong năm 2015 (%)

70

2.9

So sánh một số chỉ tiêu chất lượng tín dụng của BID-HP và
VCB-HP trong năm 2015 (%)

76

2.10

So sánh chỉ tiêu chất tỷ suất sinh lời của BID-HP và VCBHP trong năm 2015 (lần)

78

2.11


Quy mô loại hình sản phẩm dịch vụ của BID-HP và VCBHPtrong năm 2015 (sản phẩm)

82

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi gia nhập Khu vực mậu dịch tự do (ASEAN) vào năm 1995, Việt
Nam ngày càng tích cực tham gia vào các thỏa thuận thương mại tự do. Bên cạnh
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Việt Nam hiện đang tham gia Hiệp định
FTA với Australia - New Zealand, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc và
gần nhất là Chile. Một số hiệp định FTA đang được đàm phán như: FTA với Liên
minh châu Âu (EU), Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương
(TPP), FTA với Liên minh thuế quan Nga, Belarus và Kazakhstan; FTA với Hàn
Quốc. Bốn hiệp định FTA này dự kiến sẽ được ký kết trong năm 2015.Đặc biệt,

Trang: 5


năm 2015 sẽ đánh dấu Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành
lập.
Hội nhập quốc tế tạo thêm cơ hội làm tăng uy tín và vị thế của hệ thống ngân
hàng Việt Nam, nhất là trên thị trường tài chính khu vực. Đồng thời là động lực
thúc đẩy cải cách, buộc các ngân hàng trong nước phải hoạt động theo nguyên tắc
thị trường, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại, đặc biệt phải chú trọng tăng
cường năng lực cạnh tranh trên cơ sở nâng cao trình độ quản trị điều hành và phát
triển dịch vụ ngân hàng. Nhờ hội nhập quốc tế, các ngân hàng trong nước sẽ tiếp
cận thị trường tài chính quốc tế một cách dễ dàng hơn, hiệu quả huy động vốn và
sử dụng vốn sẽ tăng lên, góp phần nâng cao chất lượng và loại hình hoạt động. Các
ngân hàng trong nước sẽ phản ứng, điều chỉnh và hoạt động một cách linh hoạt hơn

theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm
thiểu rủi ro.
Tuy nhiên việc mở cửa thị trường tài chính làm tăng số lượng các ngân hàng
có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý làm tăng áp lực cạnh
tranh đối với tổ chức tín dụng trong nước. Các đối tác Việt Nam sắp ký FTA đều là
những nước có thị trường tài chính, ngân hàng rất phát triển (Hoa Kỳ, Australia,
Singapore), hoặc đã mở cửa đáng kể cho sự tham gia của các nhà đầu tư nước
ngoài (New Zealand), hoặc là lợi ích sẽ không bị tác động đáng kể bởi việc mở cửa
thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng (Brunei). Tại khu vực ASEAN, các nước có
hệ thống tài chính - ngân hàng phát triển như ASEAN-6 đều mạnh hơn Việt Nam về
mọi mặt. Hơn nữa, thời gian qua, các ngân hàng của Singapore và Malaysia đang
đầu tư rất lớn để có thể đi trước các đối thủ cạnh tranh khác và chuẩn bị tốt hơn cho
AEC, sẽ là thách thức rất lớn đối với các ngân hàng của Việt Nam thời gian tới.
Đồng thời, theo Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm
2015 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa
XIII, ngày 20/10/2014, trong các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế xã hội năm
2015 đã đề cập tới:
Trang: 6


“Tiếp tục cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; nâng cao năng lực tài chính, năng
lực quản trị và chất lượng tín dụng; giảm thiểu rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống.
Hoàn thành Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng. Đẩy mạnh xử lý nợ xấu, phát
triển thị trường mua bán nợ. Có cơ chế phù hợp để hoàn thiện chức năng, tăng
thêm nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty quản lý tài sản (VAMC).
Bảo đảm đến hết năm 2015 đưa nợ xấu về mức khoảng 3% như kế hoạch đề ra” [1]
Trước những khó khăn và thách thức đó, bản thân hệ thống các ngân hàng
thương mại Việt Nam cần phải liên tục nỗ lực thực hiện các biện pháp cần thiết để
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình nhằm xứng đáng với vai trò là
công cụ hữu hiệu điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước.

Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, với bản lĩnh vững vàng được tôi
luyện qua 58 năm lịch sử, BID đã có được cơ sở vững chắc với những thành quả
nổi bật. Gần đây nhất, năm 2014, tổ chức định hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng
mức xếp hạng BID lên B1 (tăng 1 bậc so với năm trước). Moody’s cũng đánh giá
BID là ngân hàng có hệ thống mạng lưới rộng khắp và sở hữu một trong những hệ
thống thanh toán tốt nhất tại Việt nam. Tổ chức định hạng Standard and Poor’s giữ
nguyên định hạng tín nhiệm, qua đó thể hiện sự ổn định và tăng tín nhiệm của BID
đối với quốc tế. Cùng với định hạng tín nhiệm được nâng cao, BID cũng dành được
nhiều giải thưởng uy tín quốc tế và trong nước như giải thưởng “Ngân hàng thương
mại tốt nhất Việt nam 2014” (International Banker); “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất
Việt Nam” (Asian Banker), “Ngân hàng điện tử tiêu biểu 2014” do Hiệp hội Ngân
hàng Việt nam phối hợp Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) tổ chức; giải thưởng
“Thương hiệu quốc gia” của Chính phủ do Bộ Công thương triển khai.
Để có được các thành quả đó là quá trình phấn đấu không ngừng của tập thể
cán bộ lãnh đạo, công nhân viên trong hệ thống ngân hàng BID trên toàn quốc cả
về chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp, trong đó có chi nhánh Hải Phòng.
Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Hải Phòng
(BID-HP) là một trong những thành viên đầu tiên của Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Trang: 7


Phát triển Việt Nam với tên gọi Chinh nhánh kiến thiết Hải Phòng. Với 58 năm xây
dựng và trưởng thành cùng hệ thống ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam, chi nhánh Hải Phòng đã có bước phát triển vượt bậc trở thành chi nhánh
Ngân hàng thương mại hàng đầu trên địa bàn thành phố Hải Phòng về quy mô, tổng
tài sản, nguồn vốn, an toàn trong tín dụng và hiệu quả kinh doanh.
Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015" kèm
theo quyết định 254/Qđ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ đề ra mục
tiêu:

“Phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 1-2 ngân hàng có quy
mô và trình độ tương đương các ngân hàng khu vực”[2]
Để thực hiện mục tiêu trên, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
cũng như ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng
định hướng chiến lược trong giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020 là phấn
đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng
đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020. Tuy nhiên, nếu so sánh với các
ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam như ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
Thương (CTG), ngân hàng TMCP Ngoại Thương (VCB), cũng như các ngân hàng
nổi tiếng trong khu vực thì ngân hàng BIDV chi nhánh Hải Phòng còn tồn tại một
số hạn chế, yếu kém.
Vì vậy để thực hiện mục tiêu đặt ra thì vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh
là yêu cầu cấp thiết của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng như
ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng trong giai
đoạn hiện nay. Là một nhân viên của BID-HP, tôi đã chọn đề tài “ Một số biện
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng” với mong muốn đóng
góp một phần nhỏ trong việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh và giúp BIDV cán đích thành công cho năm 2015 nói riêng và cho
cả giai đoạn 2011-2015 nói chung.

Trang: 8


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Luận văn được nghiên cứu nhằm đáp ứng mục tiêu:
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng trong thời
gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể
Một là: Nhận thức vững chắc và đầy đủ những lý luận về ngân hàng thương
mại như bản chất, chức năng, các mặt hoạt động, các nghiệp vụ chủ yếu và các chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại.
Hai là: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng trong thời gian
qua (giai đoạn từ năm 2011 – 2015).
Ba là: Tìm ra nguyên nhân, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Hải Phòng trong thời gian tới.
3/ Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các mặt hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng trong giai đoạn từ năm 2011 – 2015 và
các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng.
- Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Hải Phòng trong giai đoạn từ năm 2011 – 2015.
4/Phương pháp nghiên cứu khoa học của đề tài
-

Phương pháp so sánh
Phương pháp này phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về

quy mô, khối lượng.

Trang: 9


-


Phương pháp so sánh số tương đối
Phương pháp này phản ánh tình hình của sự kiện khi số tuyệt đối không nói

lên được.
-

Phương pháp phân tích phân chia đối tượng thành các bộ phận thành phần,
nhằm mục đích nhận thức sâu sắc hơn.

-

Phương pháp tổng hợp liên kết các thành phần riêng lẻ đã được nhận thức

sâu sắc của đối tượng thành đối tượng thống nhất
- Phương pháp kết luận quy nạp
- Phương pháp thống kê
Việc vận dụng phương pháp phân tích không có nghĩa luận văn mang nặng
tính lý thuyết mà cách tiếp cận và giải quyết vấn đề dựa trên các số liệu thống kê,
báo cáo của BID-HP. Đồng thời có sự so sánh với các ngân hàng TMCP khác có
quy mô, tốc độ phát triển tương đồng. Sau khi dùng phương pháp phân tích sơ bộ,
căn cứ trên kết quả phân tích, ra kết luận cũng như đề xuất các vấn đề cần phải thay
đổi, phát triển để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng.
5/ Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu của luận văn này có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiến. Nó
phân tích thực trạng, đưa ra hạn chế, tồn tại và nguyên nhân việc hoạt động không
hiệu quả của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải
Phòng trong thời gian qua để từ đó có những giải pháp đúng đắn và thiết thực cho
chiến lược kinh doanh mới cho ngân hàng trong giai đoạn phát triển và cạnh tranh
khốc liệt của lĩnh vực Tài chính – ngân hàng.

6/ Cấu trúc của đề tài
Chương I: Tổng quan về ngân hàng thương mại và hiệu quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng giai đoạn từ năm 2010 đến 2015.
Trang: 10


Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng.

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1/ Tổng quan về ngân hàng thương mại
1.1.1/ Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các
công ty, xí nghiêp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết
kiệm rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh
toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên.
Điều 04 Luật các TCTD năm 2010 (luât số 47/2010/QH12) chỉ rõ:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các
hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt
động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính
sách, ngân hàng hợp tác xã”.[3]
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này
nhằm mục tiêu lợi nhuận.”[3]
Như vậy, có thể nói rằng NHTM là định chế tài chính tài chính trung gian
quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường vì lĩnh vực kinh doanh


Trang: 11


tiền tệ - tín dụng và dịch vụ ngân hàng liên quan đến mọi ngành.
1.1.2/ Chức năng của ngân hàng thương mại
1.1.2.1/ Chức năng trung gian tín dụng
Trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTM, nó
không những cho thấy bản chất của NHTM mà còn cho thấy nhiệm vụ chính yếu
của NHTM. Trong chức năng này, NHTM đóng vai trò là người trung gian đứng ra
tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế biến
nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và
vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội.
Chức năng trung gian tín dụng của NHTM có vai trò và tác dụng rất to lớn
đối với nền kinh tế xã hội. Thực hiện chức năng này mà hệ thống NHTM huy động
và tập trung hầu hết các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của xã hội, biến tiền
nhà rỗi từ chỗ là phương tiện tích lũy trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế. Nhờ
đó, hệ thống NHTM cung ứng một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế.
Đây là nguồn vốn rất quan trọng vì nó không những lớn về số tiền tuyệt đối mà vì
tính chất “luân chuyển” không ngừng của nó sẽ làm cho nền kinh tế được cung vốn
ngày càng đầy đủ để phát triển.
Thực hiện chức năng trung gian tín dụng, các NHTM thực hiện những nhiệm
vụ cụ thể sau đây:
-

Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các đơn vị kinh tế các tổ chức và cá

-

nhân bằng đồng tiền trong nước và bằng ngoại tệ.

Nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức và cá nhân.
Phát hành kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng để huy động vốn trong xã hội.
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các đơn vị và cá nhân.
Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá đối với các đơn vị, cá nhân.
Cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp và các loại hình tín dụng khác đối với tổ chức,
cá nhân.

Trang: 12


1.1.2.2/ Chức năng trung gian thanh toán:
Đây là chức năng không những thể hiện khá rõ bản chất của NHTM mà còn cho
thấy tính chất “đặc biệt” trong hoạt động của NHTM trong đó NHTM đứng ra làm
trung gian thanh toán để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách
hàng, giữa người mua, người bán ... để hoàn tất các quan hệ kinh tế. Thực hiện
chức năng trung gian thanh toán, NHTM trở thành người thủ quỹ và là trung tâm
thanh toán của xã hội. Nhờ chức năng này của NHTM đã cho phép làm giảm bớt
khối lượng tiền măt lưu hành, tăng khối lượng thanh toán bằng chuyển khoản, làm
giảm bớt nhiều chi phí cho xã hội về in tiền, vận chuyển, bảo quản tiền tệ, tiết kiệm
nhiều chi phí về giao dịch thanh toán.Ngoài ra, thực hiện chức năng trung gian
thanh toán, NHTM góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển Tiền – Hàng.
Phần lớn các giao dịch thanh toán qua ngân hàng là những giao dịch có giá
trị lớn, phạm vi thanh toán không chỉ bó hẹp trong từng khu vực, địa phương mà
còn lan rộng trong phạm vi cả nước và phát triển ra trên phạm vi thế giới. Điều này
chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hôi trong nước phát triển mà còn thúc
đẩy các quan hệ kinh tế thương mại và tài chính tín dụng quốc tế phát triển.Thực
hiện chức năng trung gian thanh toán, các NHTM thực hiện những nhiệm vụ cụ thể
sau đây:
-


Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho các tổ chức và cá nhân.
Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khác hàng.
Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng.

1.1.2.3/ Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng khác:
Đây là chức năng không những cho phép NHTM thực hiện tốt yêu cầu của
khách hàng, mà còn hỗ trợ tích cực để NHTM thực hiện tốt hơn các chức năng
khác của NHTM.Dịch vụ ngân hàng mà NHTM cung cấp cho khách hàng không
chỉ để tăng doanh thu và lợi nhuận cho chính các ngân hàng mà còn đáp ứng tất cả
các nhu cầu của khách hàng liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Trang: 13


Các nhiệm vụ cụ thể của chức năng này bao gồm:
-

Dịch vụ ngân quỹ và chuyển tiền quốc nội
Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền quốc tế
Dịch vụ ủy thác (bảo quản, thu hộ, chi hộ, mua bán hộ ...)
Dịch vụ tưvấn đầu tư, cung cấp thông tin...

1.1.3/ Các mặthoạt động của ngân hàng thương mại
1.1.3.1/ Hoạt động huy động vốn
-

Nhận tiền gửi:
+ Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế
+Nhận tiền gửi của cá nhân, các tổ chức đoàn thể xã hội
+ Nhận tiền gửi của các TCTD


-

Phát hành chứng từ có giá
+ Phát hành kỳ phiếu ngân hàng
+ Phát hành trái phiếu ngân hàng

-

Vay các TCTD khác
+ Vay các ngân hàng trong nước
+ Vay các ngân hàng nước ngoài

-

Vay NHNN Việt Nam:
+ Vay tái cấp vốn
+ Vay tái chiết khấu
+ Vay khác

1.1.3.2/ Hoạt động tín dụng
 Cho vay trực tiếp
- Theo tính chất:

+ Cho vay sản xuất kinh doanh (các tổ chức kinh tế)
+ Cho vay tiêu dùng (các cá nhân)
-

Theo thời hạn:


+ Cho vay ngắn hạn (≤1 năm)
+ Cho vay trung hạn (trên 1 năm đến 5 năm)
Trang: 14


+ Cho vay dài hạn (trên 5 năm)
 Cho vay gián tiếp :

+ Chiết khấu chứng từ có giá
+ Bao thanh toán
 Hình thức cho vay khác

+ Thấu chi
+ Cho vay thông qua phát hành thẻ

-

Tín dụng bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh vay vốn
Bảo lãnh thanh toán
Bảo lãnh đấu thầu
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Bảo lãnh hoàn thanh toán
Các hình thức bảo lãnh khác

 Cho thuê tài chính: NHTM muốn hoạt động cho thuê tài chính phải thành lập

công ty cho thuê tài chính
1.1.3.3/ Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ



- Thu phát tiền mặt, vận chuyển, bảo quản tiền



- Cung ứng các phương tiện thanh toán



- Thực hiện dịch vụ thanh toán và chuyển tiền (quốc nội và quốc tế)



- Bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá



- Nghiệp vụ ủy thác và đại lý



- Cho thuê tủ két sắt, cầm đồ



- Mua bán hộ



- Kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm




- Kinh doanh ngoại hối và vàng



- Tưvấn tài chính, tiền tệ
1.1.3.4/ Các hoạt động khác



- Đầu tư trực tiếp:
Trang: 15




+ Góp vốn, mua cổ phần của DN trong nước
+ Góp vốn, mua cổ phần của các TCTD trong nước
+ Góp vốn, mua cổ phần, liên doanh với nhà đầu tưnướcngoài



- Đầu tư gián tiếp
+ Đầu tư vào tín phiếu kho bạc
+ Đầu tư vào tín phiếu NHTW
+ Đầu tư vào trái phiếu công ty
1.1.4/ Các nghiệpvụ ngân hàng thương mại
1.1.4.1/ Nghiệp vụ nguồn vốn

Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản
thân ngân hàng cũng nhưđối với xã hội.Trong nghiệp vụ này, NHTM đượcphép sử
dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các
nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền
kinh tế.
Thành phần nguồn vốn của NHTM gồm:
 Vốn tự có:

Vốn tự có là vốn riêng của NHTM, là bổn phận vốn chủ yếu của nguồn vốn
chủ sở hữu, được nhà nướccấp phát, hoặc do các cổ đông, các đối tác liên doanh
góp vốn, ngoài ra nó còn được tạo ra từ lợi nhuận trong quá trình kinh doanh.
Vốn tự có là số vốn được chủ sở hữu sử dụng để kinh doanh một cách chủ
động hoàn toàn.
Vốn tự có là số vốn tối thiểu bắt buộc phải có đối với bất kỳ NHTM nào để
có thể được coi là đủ điều kiện tài chính để cấp giấy phép kinh doanh, là cơsở để
thu hút các nguồn vốn khác.
* Vốn tự có bao gồm:
+ Vốn tự có cơbản: Đây là phần vốn tự có chủ yếu, mang tính ổn định lâu dài, là
cơsở để tạo lập, nguồn vốn tự có khác.
Trang: 16


+ Vốn tự có bổ sung: Bổn phận vốn có tính chất bổ sung, chưa thật sự ổn định
nhưng có khả năng chuyển thành vốn cơ bản.
* Đặc điểm của vốn tự có:
+ Vốn tự có chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng (xẩp xỉ từ 5%
- 10%) so với các ngành sản xuất kinh doanh khác thì đây là đặc điểm nổi bật.
+ Vốn tự có có tính ổn định và luôn luôn được bổ sung trong quá trình hoạt động
của ngân hàng. Việc gia tăng vốn tự có đồng nghĩa với việc gia tăng năng lực tài
chính, gia tăng năng lực cạnh tranh.

+ Vốn tự có quyết định đến quy mô hoạt động của ngân hàng và là nhân tố để xác
định các tỷ lệan toàn.
* Thành phần vốn tự có:
- Vốn tự có cấp 1 (vốn tự có cơ bản) bao gồm:
+ Vốn điều lệ
+ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
+ Quỹ đầu tưphát triển nghiệp vụ: quỹ đầu tư phát triển, quỹ nghiên cứu khoa học
& đầu tư
+ Quỹ dự phòng tài chính
+ Lợi nhuận không chia
+ Thặng dư vốn cổ phần
- Vốn tự có cấp 2 (vốn tự có bổ sung)
+ 50% giá trị tăng thêm của tài sản cố định được đánh giá lại theo quy định của
Pháp luật.
+ 40% giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư(kể cả vốn góp và cổ
phiếu đầu tư) được định giá lại theo quy định của pháp luật.
+ Trái phiếu chuyển đổi (hoặc cổ phiếu ưu đãi) do NHTM phát hành, thỏa mãn
một số điều kiện nhất định
+ Các công cụ nợ khác với điều kiện: chủ nợ là thứ cấp so với chủ nợ khác,không
Trang: 17


được ưu tiên thanh toán, có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 10 năm, không được đảm
bảo bằng tài sản của ngân hàng.
+ Dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tổng tài sản có rủi ro. Dự phòng chung được
trích theo tỷ lệ 0,75% các khoản nợ từ nhóm 1 đến 4.
 Vốn huy động:

Ðây là nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng thương mại, thực chất là tài sản
bằng tiền của các chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng

phải có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu.
* Đặc điểm vốn huy động:
+ Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng
+ Đây là nguồn vốn không ổn định vì những biến động về lãi suất và lạm phát
+ Phát sinh chi phí lớn và là chi phí chủ yếu trong hoạt động ngân hàng
+ Đây là nguồn vốn có tính cạnh tranh rất cao
* Vốn huy động bao gồm các khoản sau:
+ Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
+ Tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
+ Các khoản tiền gửi khác
Ðối với tiền gửi của cá nhân và đơn vị, ngoài lãi suất, thì nhu cầu giao
dịchvới những tiện lợi nhanh chóng và an toàn là yếu tố cơ bản để thu hút nguồn
tiền này. Ðối với tiền gửi tiết kiệm, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu thì lãi suất là
yếu tố quyết định và người gửi tiết kiệm hay mua kỳ phiếu đều nhằm mục đích
kiếm lời.
 Vốn đi vay: Nguồn vốn đi vay có vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của

NHTM. Thuộc loại này bao gồm:
* Vốn vay trong nước:
Trang: 18


- Vay NHNN: NHTW sẽ tiếp vốn cho NHTM thông qua biện pháp: vay chiết khấu,
tái chiết khấu; vay cầm cố chứng từ có giá, vay lại theo hồ sơ tín dụng, vay khác.
Như vậy, NHTW sẽ trở thành chỗ dựa và là người cho vay cuối cùng đối với ngân
hàng thương mại.
- Vay các tố chức tín dụng khác khác thông qua thị trường liên ngân hàng, tự
vay tự trả giữa các ngân hàng.

* Vốn vay các TCTD nước ngoài.
 Vốn tiếp nhận: vốn tiếp nhận từ chính phủ, vốn tiếp nhận từ các tổ chức tài

chính tiền tệ, vốn tiếp nhận từ các tổ chức khác
 Vốn khác: tiền tạm giữ, tiền đang chuyển, các khoản phải trả
1.1.4.2/ Nghiệp vụ sử dụng vốn
Nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất,
quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của NHTM.Ðây là các nghiệp vụ cấu
thành bổn phận chủ yếu và quan trọng của tài sản Có của ngân hàng. Thành phần
tài sản Có của ngân hàng bao gồm:
 Dựtrữ

Hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm mục đích kiếm lời, song cần phải
bảo đảm an toàn để giữ vững được lòng tin của khách hàng. Muốn có được sự tin
cậy về phía khách hàng, truước hết phải bảo đảm khả năng thanh toán: đáp ứng
được nhu cầu rút tiền của khách hàng. Muốn vậy các ngân hàng phải để dành một
phần nguồn vốn không sử dụng nó để sẵng sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán.Phần
vốn để dành này gọi là dự trữ.NHTW được phép ấn định một tỷ lệ dự trữ bắt buộc
theo từng thời kỳ nhất định, việc trả lãi cho tiền gởi dự trữ bắt buộc do chính phủ
qui định.
Dự trữ bao gồm:
+ Dự trữ sơ cấp: bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại NHTW, tại các ngân hàng khác.
+ Dự trữ thứ cấp: là dự trữ không tồn tại bằng tiền mà bằng chứng khoán, nghĩa là
Trang: 19


các chứng khoán ngắn hạn có thể bán để chuyển thành tiền một cách thuận lợi.
Thuộc loại này gồm:
Tín phiếu kho bạc
Hối phiếu đã chấp nhận

Các giấy nợ ngắn hạn khácgọi là dự trữ thứ cấp bởi nó chỉ được sử dụng khi
các khoản mục dự trữ sơ cấp bị cạn kiệt.
 Cấp tín dụng:

Số nguồn vốn còn lại sau khi để dành một phần dự trữ, các NHTM có thể
dùng để cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân bao gồm:
 Cho vay:

Là nghiệp vụ tín dụng của NHTM. Trong đó NHTM sẽ cho người đi vay vay
một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng.Khi đến hạn người đi vay
phải hoàn trả vốn và tiền lãi. Ngân hàng kiểm soát được người đi vay, kiểm soát
được quá trình sử dụng vốn. Người đi vay có ý thức trả nợ cho nên bắt buộc họ
phải quan tâm đến việc sử dụng làm sao có hiệu quả để hoàn trả nợ vay. Trong cho
vay thì mức độ rủi ro rất lớn, không thu hồi được vốn vay hoặc trả không hết hoặc
không đúng hạn...do chủ quan hoặc khách quan. Do đó khi cho vay các ngân hàng
cần sử dụng các biện pháp bảo đảm vốn vay: thế chấp, cầm cố ...
 Chiết khấu

Ðây là nghiệp vụ cho vay (gián tiếp) mà ngân hàng sẽ cung ứng vốn tín dụng
cho một chủ thể và một chủ thể khác thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng.Các đối
tượng trong nghiệp vụ này gồm hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy nợ có
giá khác.
 Cho thuê tài chính

Là loại hình tín dụng trung, dài hạn. Trong đó các công ty cho thuê tài chính
dùng vốn của mình hay vốn do phát hành trái phiếu để mua tài sản, thiết bị theo yêu

Trang: 20



cầu của người đi thuê và tiến hành cho thuê trong một thời gian nhất định. Người đi
thuê phải trả tiền thuê cho công ty cho thuê tài chính theo định kỳ. Khi kết thúc hợp
đồng thuê người đi thuê được quyền mua hoặc kéo dài thêm thời hạn thuê hoặc trả
lại thiết bị tho bên cho thuê
 Bảo lãnh ngân hàng:

Trong loại hình nghiệp vụ này khách hàng được ngân hàng cấp bảo lãnh
chokhách hàng nhờ đó khách hàng sẽ được vay vốn ở ngân hàng khác hoặc thực
hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết
 Đầutư

Khoản mục đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau khoản mục cho vay, nó
mang lại khoản thu nhập lớn và đáng kể của NHTM. Trong nghiệp vụ này, ngân
hàng sẽ dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác để đầu tư. Đầu tư
của các NHTM được chia thành hai nhóm lớn là: đầu tư trực tiếp và đầu tư tài
chính.
• Đầu tư trực tiếp:

Là hình thức ngân hàng bỏ vốn đầu tưtrực tiếp quản lý.Phần vốn thực hiện
hình thức đầu tư này chỉ được phép là vốn của ngân hàng. Các hình thức đầu tư này
bao gồm:


- Hùn vốn liên doanh trong nưước và nước ngoài.



- Hùn vốn mua cổ phần của các Công ty, đơn vị kinh tế.




- Hùn vốn mua cổ phần của các ngân hàng TMCP.



- Cấp vốn thành lập các công ty con như: công ty cho thuê tài chính, công ty
chứng khoán, công ty mua bán nợ, công ty đầu tư, công ty bảo hiểm...
• Đầu tư tài chính:

Đầu tư tài chính là hình thức đầu tư linh hoạt, người đầu tưdễ dàng thay đổi
danh mục đầu tư cho mình theo hướng có lợi vì vậy đây là hình thức đầu tưthường
được các NHTM sử dụng khá phổ biến. Đầu tưtài chính được thực hiện bằng cách:
Trang: 21


- Đầu tư vào trái phiếu chính phủ và trái phiếu của NHTW, đầu tư này có hệ
số rủi ro bằng không vì vậy các ngân hàng có vốn khả dụng lớn thường đầu tư vào
các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu NHTW.
- Đầu tư vào trái phiếu công ty: đầu tư vào trái phiếu công ty có lãi suất
thường cao hơn, song tỷ lệ rủi ro lớn hơn trái phiếu Chính phủ.
Tất cả hoạt động đầu tư chứng khoán đều nhằm mục đích mang lại thu nhập,
mặt khác nhờ hoạt động đầu tư mà các rủi ro trong hoạt động ngân hàng sẽ được
phân tán, mặt khác đầu tư vào trái phiếu chính phủ thì mức độ rủi ro sẽ rất thấp.


Tài sản Có khác:
Những khoản mục còn lại của tài sản Có trong đó chủ yếu là tài sản lưu động

nhằm: Xây dựng hoặc mua thêm nhà cửa để làm trụ sở văn phòng, trang thiết bị,
máy móc, phương tiện vận chuyển, xây dựng hệ thống kho quỹ...ngoài ra còn các

khỏan phải thu, các khoản khác...
1.1.4.3/ Nghiệp vụ trung gian (dịch vụ ngân hàng và các hoạt động ngân hàng)
Kinh doanh dịch vụ ngân hàng được coi là nghiệp vụ trung gian, nó không
ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn và cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến nghiệp
vụ tín dụng, đầu tư.
Kinh doanh dịch vụ ngân hàng, không những làm cho các NHTM trở thành
các ngân hàng đa năng mà còn qua hoạt động dịch vụ sẽ tạo ra một phần thu nhập
khá lớn với chi phí rất thấp. Những ngân hàng nào mở rộng hoạt động dịch vụ thì
kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn, tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Các dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khác hàng bao gồm:


- Dịch vụ ngân quỹ



- Chuyển tiền



- Dịch vụ thanh toán



- Thu hộ



- Mua - bán hộ
Trang: 22





- Dịch vụ ủy thác



- Dịch vụ tư vấn tài chính, đầu te phát triển, thẩm định dự án, cung cấp
thông tin.
- Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, thanh toán thẻ tín



dụng quốc tế
- Dịch vụ nhận và chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ phi mậu dịch



1.2/ Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
1.2.1/ Thu nhập của ngân hàng
Thu nhập của ngân hàng thương mại bao gồm 6 khoản mục lớn, được
phân loại theo hệ thống tài khoản kế toán của các TCTD Quyết định số
479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 và Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày
10/07/2006:
“ a/ Thu nhập từ hoạt động tín dụng bao gồm: thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay,
thu lãi từ đầu tư chứng khoán, thu lãi cho thuê tài chính, thu khác từ hoạt động tín
dụng.
b/ Thu nhậpphí từ hoạt động dịch vụ bao gồm: thu từ dịch vụ thanh toán,
thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu từ dịch vụ ngân quỹ, thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại

lý, thu từ dịch vụ tư vấn, thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm, thu phí nghiệp vụ
chiết khấu, thu từ cung ứng dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ két, thu khác.
c/ Thu nhậptừ hoạt động kinh doanh ngoại hối bao gồm thu về kinh doanh
ngoại tệ, thu về kinh doanh vàng, thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.
d/ Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác bao gồm: thu về kinh doanh
chứng khoản, thu từ nghiệp vụ mua bán nợ, thu từ các công cụ tài chính phái sinh
khác, thu về hoạt động kinh doanh khác.
e/ Thu lãi góp vốn mua cổ phần.
f/ Thu nhập khác”[4]

Trang: 23


1.2.2/ Chi phí của ngân hàng
Chi phí của NHTM bao gồm 10 khoản mục lớn, được phân loại theo hệ
thống tài khoản kế toán của các TCTD Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày
29/04/2004 và Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/07/2006:
“ a/ Chi về hoạt động tín dụng bao gồm: trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, trả lãi
phát hành giấy tờ có giá, trả lãi tiền thuê tài chính, chi phí khác.
b/ Chi phí hoạt động dịch vụ bao gồm: chi về dịch vụ thanh toán, cước phí
bưu điện về mạng viễn thông, chi về ngân quỹ (vận chuyển, bốc xếp tiền, kiểm
đếm, phân loại và đóng gói tiền, bảo vệ tiền, chi khác), chi về nghiệp vụ ủy thác và
đại lý, chi về dịch vụ tư vấn, chi phí hoa hồng môi giới, chi khác.
c/ Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối bao gồm: chi về kinh doanh ngoại
tệ, chi về kinh doanh vàng, chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.
d/ Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí bao gồm: chi nộp thuế, chi nộp các
khoản phí, lệ phí, chi thuế thu nhập doanh nghiệp.
e/ Chi phí hoạt động kinh doanh khác bao gồm: chi về kinh doanh chứng
khoán, chi phí liên quan nghiệp vụ cho thuê tài chính, chi về các công cụ tài chính
phái sinh khác, chi về hoạt động kinh doanh khác.

f/ Chi phí cho nhân viên bao gồm: lương và phụ cấp, chi trang phục giao
dịch và phương tiện bảo hộ lao động, các khoản chi để đóng góp theo lương, chi trợ
cấp, chi công tác xã hội, chi ăn ca cho cán bộ, nhân viên TCTD.
g/ Chi cho hoạt động quản lý và công cụ bao gồm: chi về vật liệu và giấy tờ
in, công tác phí, chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, chi nghiên cứu và ứng dụng
khoa học công nghệ, sáng kiến, cải tiến, chi bưu phí và điện thoại, chi xuất bản tài
liêu, tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi, chi mua tài liệu, sách báo, chi về
các hoạt động đoàn thể của TCTD, các khoản chi phí quản lý khác.
h/ Chi về tài sản bao gồm khấu hao cươ bản tài sản cố định, bảo dưỡng và
sửa chữa tài sản, mua sắm công cụ lao động, chi bảo hiểm tài sản, chi thuê tài sản.
Trang: 24


i/ Chi phí dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng bao gồm
chi dự phòng, chi phí nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng.
j/ Chi phí khác.” [4]
1.2.3/ Lợi nhuận của ngân hàng
Lợi nhuận của NHTM là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh
thu phải thu trừ đi tổng các khoản chi phí phải trả hợp lý hợp lệ. Lợi nhuận thực
hiện trong năm là kết quả kinh doanh của NHTM bao gồm lợi nhuận hoạt động
nghiệp vụ và lợi nhuận các hoạt động khác.
Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Thuế thu nhập
Thuế suất thuế thu nhập đối với các NHTM hiện nay là 20%.
1.2.4/ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương
mại
Các NHTM hoạt động đều nhằm mục tiêu lợi nhuận, dưới áp lực phải hạ
thấp chi phí trong điều kiện cạnh tranh với những định chế tài chính khác.Hiệu quả
được xem xét trên quan điểm biến đổi đầu vào thành đầu ra.
Phân tích hiệu quả là một giai đoạn quan trọng của công tác quản trị ngân

hàng, là cơ sở đánh giá quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh, xác định nguyên
nhân ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh và kiến nghị những giải pháp xử lý, là
cơ sở cho những quyết định kịp thời và đúng đắn. Các chỉ tiêu trong nhóm này giúp
cho ngân hàng đánh giá được hiệu quả của quá trình kinh doanh bằng cách so sánh
kết quả kinh doanh đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Các hoạt độngchủ yếu NHTM gồm: hoạt độnghuy độngvốn, hoạt độngcho
vay, đầu tư và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do vậy các nhà quản trị ngân hàng
cần phải đo lường hiệu quả cho từng hoạt động. Thông thường các NHTM thường
dùng các chỉ tiêu sau:

Trang: 25


×