Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nhận xét đặc điểm lâm sàng, xoang và đánh giá kết quả điều trị viêm vùng kẽ răng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐÀM THỊ THU HẰNG

Nhận xét đặc điểm lâm sàng, Xquang và đánh giá
kết quả điều trị viêm vùng kẽ răng”

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐÀM THỊ THU HẰNG
Nhận xét đặc điểm lâm sàng, Xquang và đánh giá kết quả điều trị viêm
vùng kẽ răng”
CHUYÊN NGÀNH: RĂNG HÀM MẶT
MÃ SỐ: 60720601

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:



TS. Nguyễn Mạnh Hà

HÀ NỘI – 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Đảng ủy- Ban giám hiệu phòng Quản lý Đào tạo sau Đại học, Viện đào tạo
Răng Hàm Mặt- Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ts Nguyễn Mạnh Hà,
người thầy đã trực tiếp dìu dắt, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình từng bước để em
có thể hoàn thành được luận văn này.
Nhân dịp này em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn của mình tới các thầy cô:
- Gs.Ts Trương Mạnh Dũng, Viện trưởng Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt
- Bs CKII Trần Minh Thịnh, Viện phó Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt
- Ts Tống Minh Sơn, Viện phó Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt
- Ts Trịnh Thị Thái Hà, Trưởng bộ môn Điều trị-nội nha, Viện Đào tạo
Răng Hàm Mặt
- Pgs.Ts Nguyễn Thu Phương, Trưởng bộ môn Nắn chỉnh, Viện Đào tạo
Răng Hàm Mặt.
Cùng các thầy (cô) giáo trong Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường
Đại học Y Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức quý
báu trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin cảm ơn các bác sĩ, y tá trong khoa Răng hàm mặt bệnh viên Đại
học Y hà Nôi đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc của mình tới hai người mẹ
của tôi, người bạn đời của tôi, những người luôn bên cạnh, động viên, giúp
đỡ tôi về nhiều mặt trong suốt quá trình học tập cũng như trong cuộc sống để

tôi có được thành quả như ngày hôm nay.
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Đàm Thị Thu Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Đàm Thị Thu Hằng, học viên Cao học 21 Răng hàm mặtTrường đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của Thầy TS Nguyễn Mạnh Hà.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở
nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Đàm Thị Thu Hằng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VVKR

: Viêm vùng kẽ răng

CR

: Cao răng

ĐT


: Điều trị

KC

: Khớp cắn

LL

: lung lay

MBR

: Mảng bám răng

Nxb

: Nhà xuất bản

CS

: Cộng sự

PP

: Phương pháp

CHT

: Chất hàn thừa


CB

: Chụp bọc


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................... 3
1.1. HÌNH THÁI GIẢI PHẪU VÙNG KẼ RĂNG ...................................... 3
1.1.1. Giới hạn vùng kẽ răng ...................................................................... 3
1.1.2. Vị trí tiếp xúc của các răng trên cung hàm ...................................... 3
1.1.3. Các mặt bên của thân răng. .............................................................. 6
1.2. TỔ CHỨC HỌC VÙNG KẼ RĂNG ..................................................... 6
1.2.1. Lợi vùng kẽ răng .............................................................................. 6
1.2.2. Dây chằng vùng kẽ răng. .................................................................. 8
1.2.3. Xương răng ....................................................................................... 9
1.2.4. Xương ổ răng vùng kẽ .................................................................... 10
1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ KHỚP CẮN. ............................................. 11
1.3.1. Diện nhai ........................................................................................ 11
1.3.2. Gờ bên ............................................................................................ 11
1.3.3. Hố trũng giữa.................................................................................. 11
1.3.4. Múi tựa. .......................................................................................... 11
1.4. PHÂN LOẠI BỆNH TỔ CHỨC QUANH RĂNG ............................. 13
1.5. BỆNH SINH BỆNH VÙNG KẼ RĂNG ............................................. 15
1.6. CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM VÙNG KẼ RĂNG ............................... 18
1.6.1. Đặc điểm lâm sàng ......................................................................... 18
1.6.2. Xquang ........................................................................................... 19
1.7. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM ..................... 19
1.8. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI .................... 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........ 22

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 22
2.1.1. Các tiêu chí lựa chọn bệnh nhân .................................................... 22


2.1.2. Các tiêu chí loại trừ ........................................................................22
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .........................................................................23
2.2.2. Cỡ mẫu ............................................................................................23
2.2.3. Phương pháp khám lâm sàng. ........................................................ 23
2.2.4. Điều trị viêm kẽ răng. ..................................................................... 28
2.2.5. Các chỉ tiêu theo dõi sau điều trị .................................................... 29
2.2.6. Đánh giá kết quả điều trị ............................................................... 30
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................................. 31
2.4. BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ SAI SỐ................................................... 31
2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ................................................................. 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 32
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, XQUANG VÀ NGUYÊN NHÂN VIÊM
VÙNG KẼ RĂNG ............................................................................... 32
3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ..................................................... 43
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................... 53
4.1. Về đặc điểm lâm sàng, Xquang và nguyên nhân thường gặp ........... 54
4.2. Kết quả điều trị .................................................................................... 58
KẾT LUẬN ................................................................................................... 63
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1:

Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới ............................................ 32

Bảng 3.2:

Lý do chính đến khám theo giới .............................................. 33

Bảng 3.3:

Phân bố vị trí vùng kẽ viêm ..................................................... 35

Bảng 3.4:

Mức độ viêm vùng kẽ theo giới ............................................... 36

Bảng 3.5:

Đặc điểm hình ảnh Xquang theo giới ...................................... 38

Bảng 3.6:

Các dấu hiệu lâm sàng trên răng theo giới .............................. 40

Bảng 3.7 :

Các dấu hiệu lâm sàng trên răng theo nhóm tuổi .................... 41

Bảng 3.8:


Các mức độ mòn răng theo nhóm tuổi..................................... 42

Bảng 3.9:

Phương pháp điều trị viêm theo giới ....................................... 43

Bảng 3.10:

Kết quả sau điều trị 1 tuần theo giới ........................................ 45

Bảng 3.11:

Kết quả sau điều trị 1 tuần theo mức độ viêm ......................... 47

Bảng 3.12:

Kết quả sau điều trị 1 tuần theo phương pháp điều trị............. 48

Bảng 3.13:

Kết quả sau 3 tháng điều trị theo giới ...................................... 49

Bảng 3.14:

Kết quả sau 3 tháng điều trị theo phương pháp điều trị. ......... 52


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Lý do chính đến khám theo tuổi ................................................. 34

Biểu đồ 3.2: Mức độ viêm vùng kẽ theo nhóm tuổi ....................................... 37
Biểu đồ 3.3: Đặc điểm hình ảnh Xquang theo tuổi ......................................... 39
Biểu đồ 3.4: Phương pháp điều trị viêm theo tuổi .......................................... 44
Biểu đồ 3.5: Kết quả sau điều trị 1 tuần theo nhóm tuổi ................................ 46
Biểu đồ 3.6: Kết quả sau 3 tháng điều trị theo tuổi......................................... 50
Biểu đồ 3.7. Kết quả sau 3 tháng điều trị theo mức độ viêm .......................... 51


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Giới hạn kẽ răng ................................................................................ 3
Hình 1.2. Vị trí tiếp xúc của răng hàm trên nhìn từ mặt ngoài ........................ 4
Hình 1.3. Vị trí tiếp xúc của răng hàm dưới nhìn từ mặt ngoài ....................... 5
Hình 1.4. Vị trí tiếp xúc của các răng hàm trên và hàm dưới nhìn từ mặt nhai......... 5
Hình 1.5: Đặc điểm mặt bên thân răng ............................................................ 6
Hình 1.6: Hình thể nhú lợi và yên lợi ............................................................... 8
Hình 1.7: Hệ thống dây chằng.......................................................................... 9
Hình 1.8: Xương ổ răng vùng kẽ..................................................................... 10
Hình 1.9: Các nhóm núm tựa ......................................................................... 12
Hình 1.10: Triệu chứng viêm vùng kẽ răng ................................................... 19
Hình 2.1: Cây thăm dò túi lợi ......................................................................... 23
Hình 2.2: Các mức độ mất lợi kẽ răng ............................................................ 26


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm vùng kẽ răng từ lâu đã là một vấn đề nan giải không chỉ với
bệnh nhân mà còn với cả nha sĩ. Mức độ tái diễn mang tính thường xuyên
của bệnh đã đem lại cho bệnh nhân không ít phiền phức và ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Viêm nhẹ gây ra đau đớn, không ăn

nhai được. Viêm nặng có thể dẫn tới tiêu xương, lung lay và mất răng. Xa
hơn nữa vi khuẩn có thể xâm nhập vào mạch máu và ảnh hưởng đến bộ
phận khác làm suy giảm hệ thống miễn dịch, gián tiếp gây ra và có thể làm
trầm trọng thêm các bệnh về tim mạch, hô hấp (Beck và cs, 1996), tiểu
đường…thậm chí còn gây ra những biến chứng khó lường: viêm xương,
viêm cầu thận, viêm nội khớp và một số bệnh nội khoa nguy hiểm.
Đối với nha sĩ thì viêm vùng kẽ răng cũng là một vấn đề đau đầu
trong điều trị do chưa có biện pháp điều trị triệt để và hữu hiệu. Viêm vùng
kẽ răng gây ra bởi một hoặc phối hợp nhiều nguyên nhân khác nhau do đó
việc đắn đo giữa các phương pháp điều trị làm cho nha sĩ tốn không ít thời
gian khi đưa ra quyết định.
Năm 1996, Ngô Văn Thắng và Trương Uyên Thái [1] đã nghiên cứu và
đánh giá trên 102 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên bị viêm kẽ răng cho kết quả:
đối tượng hay gặp phần lớn ở độ tuổi 30-50 (52%), hàm trên (56%) gặp nhiều
hơn hàm dưới (44%), nguyên nhân hay gặp nhất là răng mọc lệch lạc (58%),
trong đó răng 8 mọc lệch chiếm tới 95%. Tỷ lệ điều trị thành công cao nhất là
ở các bệnh nhân được nhổ răng 8 mọc lệch, làm chụp răng và mài múi đối cao
(100% bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều khỏi hẳn).
Năm 2006 tác giả Đàm Thị Thu Hằng [2] nghiên cứu trên các đối
tượng đến khám và điều trị tại bệnh viện Đống Đa Hà Nội cho thấy: Nhóm
tuổi thường gặp nhất là trên 45 tuổi, chiếm đến 67,7%, nhóm tuổi 25 đến 34


2

chiếm tỷ lệ ít nhất: 3,3%. Vùng kẽ hay gặp nhất là vùng răng 16-17 (30%). Ở
hầu hết các bệnh nhân đều có tiền sử dùng tăm rất thường xuyên. Tuy nhiên
cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào thêm đánh giá cụ thể về tỷ lệ bị viêm
vùng kẽ răng trong cộng đồng.
Trong các tài liệu đã được cập nhật trên thế giới thì viêm vùng kẽ răng

không được viết riêng mà nó nằm trong phần viêm quanh răng. Cũng chưa có
nghiên cứu nào cụ thể và chi tiết trong vấn đề đánh giá tình trạng viêm vùng
kẽ răng, các nguyên nhân và kết quả điều trị viêm của riêng vùng này.
Xã hội hiện nay đã có nhiều thay đổi so với trước đây về văn hóa ăn
uống, trình độ nhận thức của từng cá nhân cũng như điều kiện sống của
mỗi gia đình là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến quá trình chăm sóc và
bảo vệ răng miệng cũng như kết quả của việc điều trị bệnh vùng răng
miệng nói chung và vùng kẽ răng nói riêng. Xuất phát từ những lý do trên,
chúng tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nhận xét đặc điểm lâm
sàng, Xquang và đánh giá kết quả điều trị viêm vùng kẽ răng” với hai
mục tiêu chính:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, Xquang và nguyên nhân viêm vùng kẽ
răng.
2. Đánh giá kết quả điều trị viêm vùng kẽ răng trên một số nguyên
nhân thường gặp.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. HÌNH THÁI GIẢI PHẪU VÙNG KẼ RĂNG
1.1.1. Giới hạn vùng kẽ răng.
Vùng kẽ răng là một vùng nằm giữa hai răng kế cận, được giới hạn: Ở
trên là diện tiếp xúc bên, hai bên là mặt bên của răng, trong đó phía trên là
thân răng, phía dưới là chân răng. Giới hạn dưới là một mặt phẳng song song
với mặt nhai và qua chóp của chân răng ngắn hơn (Hình 1.1) [3].

Hình 1.1: Giới hạn kẽ răng [3]
1.1.2. Vị trí tiếp xúc của các răng trên cung hàm

Diện tiếp xúc bên được tạo ra khi hai răng kế cận tiếp xúc nhau. Mỗi
răng trên cung hàm đều có hai diện tiếp xúc ở mặt gần và mặt xa trừ bốn răng
số 8 chỉ tiếp xúc ở mặt gần [4].
Diện tiếp xúc của các răng khác nhau về bề rộng, sự bố trí tương quan
với chiều cao thân răng và tùy thuộc vào độ vồng thân răng [4].


4

Tiếp xúc giữa các răng phải đủ chặt để tránh sự nhồi nhét thức ăn và
góp phần cho sự ổn định của cung răng [4].
Chức năng của diện tiếp xúc [4]:
 Không cho thức ăn giắt vào vùng kẽ.
 Ổn định cung răng nhờ sự liền kề giữa các răng khi ăn nhai
 Vị trí tiếp xúc của các răng ở cung hàm trên [3].
- Chia mặt ngoài thân răng thành 3 phần bằng nhau, 1/3 trên (ký hiệu là
T), 1/3 giữa (ký hiệu là G), 1/3 dưới ký hiệu là D và đường thẳng phân chia
giữa 1/3 trên và 1/3 giữa ký hiệu là K. Chúng ta có các vị trí tiếp xúc tương
ứng của răng trên cung hàm trên (Hình 1.2)
- Vị trí tiếp xúc giữa 2 răng cửa giữa nằm hoàn toàn trong 1/3 trên.
- Vị trí tiếp xúc giữa răng cửa giữa và răng cửa bên nằm trên đường J của
cả hai răng.
- Vị trí tiếp xúc của răng cửa bên và răng nanh lại nằm trên đường J và
1/3 giữa.
- Các vị trí tiếp xúc còn lại đều nằm ở 1/3 giữa thân răng.

Hình 1.2. Vị trí tiếp xúc của răng hàm trên nhìn từ mặt ngoài [3]
Khoang kẽ răng giữa các răng cối lớn 1 và 2 đã được thừa nhận từ lâu là
một trong những nơi dễ và sớm bị bệnh sâu răng và nha chu.
 Vị trí tiếp xúc của các răng trên cung hàm dưới [5].



5

Cũng như cung răng trên, sự tiếp xúc của răng tại các vùng kẽ là không
cùng mức. Chúng ta có các vị trí tiếp xúc tương ứng của răng trên cung hàm
dưới (Hình 1.3).
- Vị trí tiếp xúc giữa 2 răng cửa giữa, giữa răng cửa giữa và răng cửa bên
nằm hoàn toàn ở 1/3 trên.
- Vị trí tiếp xúc của răng cửa bên và răng nanh lại nằm ở 1/3 trên và trên
đường J.
- Các vị trí tiếp xúc còn lại đều nằm ở 1/3 giữa thân răng.

Hình 1.3. Vị trí tiếp xúc của răng hàm dưới nhìn từ mặt ngoài [3]
Như vậy, bất cứ sự thay đổi vị trí tiếp xúc không sinh lý nào cũng có thể
là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giắt thức ăn vào kẽ răng.

Hình 1.4. Vị trí tiếp xúc của các răng hàm trên và hàm dưới nhìn từ mặt nhai [6]


6

1.1.3. Các mặt bên của thân răng.
Vùng kẽ răng nằm giữa mặt bên của hai răng kế cận.
Độ vồng mặt bên của thân răng ở tất cả các răng ít hơn các mặt ngoài
và trong, chúng tạo nên khoang kẽ răng giữa các răng liền kề nhau. Khoang
này tạo ra chỗ và che trở cho mô nướu giữa hai răng do làm cho thức ăn trượt
khỏi khe lợi, tránh sự tác động trực tiếp vào lợi khi ăn nhai, sự lắng đọng của
vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn [4].
Cạnh chuyển tiếp được tạo bởi sự chuyển tiếp giữa mặt bên với mặt

ngoài và mặt trong. Cạnh chuyển tiếp có hình dạng giống mặt bên, nghĩa là
khá phẳng hoặc hơi lõm, tạo ra khoảng mở cho các mô kẽ răng (Hình 1.5).
Khi cạnh này được tái tạo với độ lồi quá mức, mô giữa các răng sẽ bị đẩy tràn
ra, dẫn đến đè ép biến dạng và dễ gây viêm lợi [7].

1: Độ vồng mặt ngoài
2: Cạnh chuyển tiếp
3: Độ vồng mặt bên

Hình 1.5: Đặc điểm mặt bên thân răng [4]
1.2. TỔ CHỨC HỌC VÙNG KẼ RĂNG
Vùng kẽ răng là một vùng thuộc tổ chức quanh răng, nằm giữa hai răng
kế tiếp nhau. Vì vậy về cơ bản nó có cấu trúc gần giống vùng quanh răng. Tuy
nhiên cấu trúc vùng kẽ cũng có những đặc điểm khác biệt. Các thành phần
cấu tạo lên vùng kẽ răng gồm [4], [8]:
1.2.1. Lợi vùng kẽ răng
 Lợi kẽ răng: Che phủ mào xương vách giữa hai răng, bao quanh cổ
răng vùng kẽ [9].
 Chức năng của lợi [9]:


7

- Tham gia bám dính và giữ ổn định vị trí cho các răng trong ổ răng
- Liên kết các răng lẻ trong một cung hàm thành cung răng liên tục.
- Tạo phòng tuyến ngoại vi chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
 Đặc điểm lợi vùng kẽ răng [3], [9]:
Hình dạng và cấu trúc của mô lợi giữa các răng phụ thuộc vào sự tiếp
xúc giữa các răng kế cận nhau, hoặc tình trạng có các khoảng trống lớn hay
nhỏ giữa các răng [4].

Ở phía ngoài và phía trong, mô lợi nhô về phía mặt nhai, gọi là nhú lợi, ở
ngay dưới điểm tiếp xúc, eo lợi thắt lại tạo thành yên lợi giữa các răng.
- Nhú lợi:
Bình thường nhú lợi có màu hồng nhạt, săn chắc, phụ thuộc vào mật độ
mao mạch và các hạt sắc tố dưới biểu mô. Khi tổ chức nhú lợi lành mạnh nó
lấp đầy khoang liên kẽ răng (Hình 1.8)[10].
+ Nhú lợi phía ngoài nhô cao về phía nhai nhiều hơn nhú lợi phía trong.
+ Khoảng cách giữa hai đỉnh nhú ngoài và nhú trong từ 2-7mm tùy vào
từng nhóm răng. Ở vùng răng cửa khoảng cách này rất nhỏ, lớn dần ở các
răng hàm [11].
+ Khoảng cách giữa xương ổ răng vùng kẽ đến điểm tiếp xúc giữa hai răng
là nhân tố quyết định sự tồn tại của nhú kẽ răng, nếu >8mm thì không có nhú,
<5mm sẽ tồn tại nhú [3].
- Yên lợi:
Là khoảng lợi nằm giữa hai nhú lợi vùng kẽ răng (Hình 1.8).
+ Độ nhọn của đỉnh yên lợi giữa các răng phụ thuộc vào khoảng cách
giữa các răng, khoảng cách giữa các răng càng hẹp thì yên lợi càng nhọn.
+ Độ lõm của yên lợi (0,1-2mm) tăng dần từ trước ra sau.


8

Nhú
lợi ngoài

Diện tiếp xúc
Nhú lợi trong

Diện tiếp xúc
Nhú lợi trong

Yên lợi

Yên lợi

Hình 1.6: Hình thể nhú lợi và yên lợi [3]
Mặt trong nhú lợi và toàn bộ yên lợi phủ bởi lớp biểu mô không sừng
hóa, chỉ gồm từ 2 đến 8 lớp tế bào, do đó rất dễ bị tổn thương khi có sự tác
động của các tác nhân bên ngoài như sang chấn, sự chèn ép hay sự xâm nhập
của vi khuẩn [9].
1.2.2. Dây chằng vùng kẽ răng.
Là mô liên kết đặc biệt nối liền xương ổ răng với xương răng, xương ổ
răng với lợi và xương răng với lợi. Chiều dày tùy theo tuổi và lực nhai, thông
thường từ 0,15-0,35mm [10].
 Cấu trúc:
Gồm các sợi collagen xếp thành từng bó, một đầu bám vào xương răng,
một đầu bám vào xương ổ răng (dây chằng Sharpey). Dựa vào hướng chạy
của các bó sợi người ta chia thành các nhóm: Nhóm răng-lợi, răng-màng
xương, xương ổ răng- lợi, ngang lợi, sợi vòng, nửa vòng, ngang lợi, liên nhú
lợi, màng xương-lợi, liên vòng, ngang vách, ngoài ra còn có những sợi nhỏ
liên kết giữa các sợi (Hình 1.9) [9], [12].


9

Hình 1.7: Hệ thống dây chằng[7]
 Chức năng:
- Giữ răng trong ổ răng, đảm bảo sự liên quan sinh lý giữa xương răng và
xương ổ răng nhờ những tế bào đặc biệt có khả năng xây dựng và tiêu hủy
xương răng và xương ổ răng [13].
- Truyền lực nhai từ răng vào xương hàm, giữ thăng bằng, tránh sang

chấn với xương ổ răng [13].
- Dinh dưỡng vùng quanh răng nhờ bó mạch của nó, từ xương ổ răng
qua lỗ lá cứng và động mạch qua kẽ răng xuất phát từ bó mạch thần kinh
vào tủy răng [10].
1.2.3. Xương răng
Là tổ chức vô cơ bao phủ ngà chân răng. Thành phần hóa học gần
giống như xương nhưng không có mạch máu và thần kinh trực tiếp. Bề dày
xương khác nhau ở các vùng, tăng theo tuổi, ở cuống răng nhiều hơn ở cổ
[14]. Xương răng cùng với xương ổ răng giữ bề rộng cần thiết cho dây
chằng quanh răng bảo vệ ngà chân răng và tham gia sửa chữa một số tổn
thương ở ngà răng [13].


10

1.2.4. Xương ổ răng vùng kẽ
- Xương ổ răng vùng kẽ là một phần của xương hàm, có chức năng giữ
răng chắc trong xương hàm, truyền và phân tích lực nhai [15].
- Hình dạng: Có dạng tháp, ngăn cách các răng trước và phẳng hơn theo
chiều ngoài trong ở các răng sau, phía cổ mỏng hơn phía chóp răng [15].
Phía dưới các vùng tiếp xúc phía gần, các mào xương ổ răng giữa các
răng đi theo đường đi của đường nối men- xê măng của các răng kế cận, cách
đường nối này khoảng 1 - 2mm về phía chóp. Ở người già có sự tiêu xương
và lợi co sinh lý, do đó khoảng cách này tăng lên dẫn tới tình trạng khoang
mặt bên rộng ra dễ gây giắt kẽ răng. Hình dạng và chiều cao của mào xương
phụ thuộc độ rộng của khoang liên kẽ, đường viền men của vùng cổ răng, giai
đoạn mọc răng và vị trí của các răng [16], [17].
- Có nhiều xương xốp hơn ở phần xương nâng đỡ phía ngoài và trong
[15].Sự phục hồi chức năng và sửa chữa xương được thực hiện bởi các tế bào
xương gồm nguyên bào sợi, tạo cốt bào và hủy cốt bào [18].


Hình 1.8: Xương ổ răng vùng kẽ[19]
- Phía ngoài xương xốp là lớp lá sàng dày 0,1-0,4mm, cho các bó mạch
và thần kinh đi từ xương hàm tới dinh dưỡng, cảm giác cho răng và vùng


11

quanh răng. Trên phim chụp tia X, lá sàng thể hiện là một đường cản quang rõ
rệt, khác biệt với các phần xương xốp lân cận gọi là lá cứng [20]. Trên thực
tế, lá sàng có cùng mức độ khoáng hóa với phần xương xung quanh [21].
1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ KHỚP CẮN.
1.3.1. Diện nhai
Diện nhai là phần mặt nhai tạo bởi sườn trong của múi ngoài và múi
trong răng cối. Hình thể diện nhai thay đổi theo từng răng.
1.3.2. Gờ bên
Là giới hạn gần và xa của diện nhai, có hình tam giác. Gờ bên của mỗi
răng cùng với gờ bên của răng bên cạnh tạo thành điểm tựa của núm răng đối
diện. Các gờ bên của hai răng lân cận được cách nhau bởi một khe giữa các
mặt nhai được gọi là lối thoát mặt cắn. Khe này cùng với múi tự không sinh lý
là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giắt kẽ răng thường xuyên là cơ sở của
viêm vùng kẽ răng [8].
1.3.3. Hố trũng giữa.
Nằm ở chính giữa mặt nhai của răng hàm, sườn của hố tiếp khớp với
múi răng đối diện, nhưng đáy của hố thì không tiếp khớp để thức ăn có thể
thoát sang bên theo các rãnh mặt nhai.
1.3.4. Múi tựa.
Những răng tiếp khớp với gờ bên hay hố trũng giữa của diện nhai răng
đối diện ở khớp cắn trung tâm hay tư thế chạm múi tối đa gọi là núm tự,
những núm răng còn lại là núm hướng dẫn [22].

Sự tiếp xúc của những múi tựa này với mặt nhai của răng đối diện phải
ổn định, múi tựa là những trụ chống để duy trì chiều cao khớp cắn. Có 3
nhóm núm tựa là:
- Nhóm I: Núm ngoài của các răng hàm nhỏ và răng hàm lớn hàm dưới.
- Nhóm II: Rìa cắn của các răng cửa và răng nanh hàm dưới.
- Nhóm III: Núm trong của các răng hàm nhỏ và răng hàm lớn hàm trên.


12

Hình 1.9: Các nhóm núm tựa [23]
 Nhóm 1: Múi ngoài răng hàm lớn và răng hàm nhỏ hàm dưới.
Múi ngoài răng hàm lớn và răng hàm nhỏ hàm dưới có hình thể cho
phép nó đóng vai trò nâng đỡ khớp cắn. Đỉnh của múi ngoài cao hơn và
thường tròn hơn đỉnh múi trong. Đỉnh múi nằm trên trục đứng đi qua chóp
răng vì vậy nó phải được xem là những múi quan trọng nhất trong việc ổn
định khớp cắn ở tư thế lồng múi tối đa.
Nếu cung răng đều thì ở tư thế lồng múi tối đa, đường đi qua đỉnh những
múi ngoài hàm dưới sẽ nằm trên trung tâm diện nhai và gờ bên của răng hàm
trên. Trong nhóm này tiếp khớp chủ yếu là giữa múi răng hàm dưới với gờ bên
của răng hàm trên, chỉ có múi ngoài thứ hai của răng hàm lớn hàm dưới là tiếp
khớp với trũng giữa của răng cối hàm trên (Hình 1.11). Điều này cho thấy nếu
gờ bên hoặc múi chịu có những bất thường trong cấu trúc dễ dẫn đến tình trạng
làm thay đổi cấu trúc lối thoát mặt nhai, làm mất đi chức năng thoát thức ăn của
mặt này và là nguyên ngân của giắt kẽ và viêm vùng quanh răng [23].
 Nhóm 2: Bờ cắn của răng nanh và răng cửa hàm dưới.
Đường đi qua đỉnh của múi ngoài răng hàm dưới có thể kéo dài đến
đường giữa, đi qua bờ nhai của răng nanh và răng cửa dưới. Đường này
tiếp khớp với mặt trong của răng nanh và răng cửa trên. Điểm tựa khớp cắn
của răng cửa và răng nanh dưới rất quan trọng trong ổn định khớp cắn ở tư



13

thế lồng múi tối đa cũng như hướng chuyển động ra trước và sang bên
(Hình 1.12) [23].
* Nhóm 3: Múi trong của răng hàm lớn và hàm nhỏ hàm trên:
Múi trong của răng hàm lớn và hàm nhỏ hàm trên là những múi tựa, có
chung những đặc điểm giống những múi tựa răng hàm dưới (Hình 1.11).
Nếu cung răng đều thì đường đi qua đỉnh những múi tựa hàm trên sẽ
nằm trên trung tâm diện nhai và gờ bên của răng hàm dưới [23].
1.4. PHÂN LOẠI BỆNH TỔ CHỨC QUANH RĂNG
Theo phân loại 1999 của Hội thảo Quốc Tế về bệnh tổ chức quanh răng
được chia thành các nhóm bệnh như sau [24]:
I. Các bệnh lợi:
- Các bệnh lợi do mảng bám răng.
- Các tổn thương lợi không do mảng bám.
II. Viêm quanh răng mạn tính
- Khu trú
- Toàn bộ
III. Viêm quanh răng phá hủy.
- Khu trú
- Toàn bộ
IV. Viêm quanh răng là biểu lộ của các bệnh toàn thân.
- Liên quan với những rối loạn về máu
+ Chứng giảm bạch cầu trung tính mắc phải
+ Ung thư bạch cầu
+ Các bệnh máu khác
- Liên quan với những rối loạn di truyền
+ Chứng giảm bạch cầu trung tính chu kỳ hay gia đình

+ Hội chứng Down


14

+ Các hội chứng thiếu hụt bạch cầu bám dính
+ Hội chứng Papillon-Lefèvre
+ Hội chứng Chesdiak- Higashi
+ Hội chứng lưới nội mô tăng sinh
+ Bệnh tích trữ glycogen
+ Chứng thiếu bạch cầu hạt do di truyền bẩm sinh
+ Hội chứng Cohen
+ Hội chứng Ehlers- Danlos
+ Bệnh giảm phosphatase máu
+ Các rối loạn di truyền khác
- Do các bệnh toàn thân không đặc hiệu khác.
V. Các bệnh quanh răng hoại tử
- Viêm lợi loét hoại tử
- Viêm quanh răng loét hoại tử
VI. Áp xe vùng quanh răng
- Áp xe lợi
- Áp xe quanh răng
- Áp xe quanh thân răng
VII. Viêm quanh răng liên quan với tổn thương nội nha
VIII. Các biến dạng và tình trạng mắc phải hay trong quá trình phát triển
- Các yếu tố do răng làm thay đổi hoặc dẫn đến các bệnh về lợi hay viêm
quanh răng do mảng bám.
- Các biến dạng lợi- niêm mạc và các tình trạng xung quanh các răng
- Các biến dạng lợi- niêm mạc và các tình trạng ở sống hàm mất răng.
- Chấn thương khớp cắn



15

1.5. BỆNH SINH BỆNH VÙNG KẼ RĂNG
Trước đây, giới nha khoa cho rằng vi khuẩn trực tiếp phóng thích
Enzym và độc tố phá hủy mô răng. Cho đến nay qua nhiều nghiên cứu đã
chứng minh rằng để bệnh phát triển thì có vi khuẩn sinh bệnh là chưa đủ mà
phải cần có sự phối kết hợp của nhiều yếu tố: Tính mẫn cảm của ký chủ, tác
nhân sinh bệnh, yếu tố bệnh sinh vượt quá ngưỡng chịu đựng của bệnh nhân,
thiếu vắng các vi khuẩn có lợi và môi trường thuận lợi [18]. Khởi đầu của sự
phát triển viêm, tất cả các tác nhân sinh bệnh và các yếu tố bệnh sinh đều có
mặt tại chỗ. Những Enzym và độc tố do những vi khuẩn sinh bệnh tiết ra có
khả năng gây hại cho mô và khơi mào cho phản ứng viêm. Những Enzym này
phá hủy các chất ngoại tế bào như Collagen hay màng tế bào ký chủ. Protein
ở bề mặt của vi khuẩn cũng là tác nhân khởi động đáp ứng miễn dịch và gây
phản ứng viêm tại chỗ. Một khi quá trình miễn dịch và phản ứng viêm được
khởi động, những phân tử khác như protease, cytokin, prostaglandin được các
tế bào bạch cầu, tế bào sợi và các tế bào cấu trúc mô phóng thích ra. Những
protease phá vỡ collagen, tạo các khoảng trống có chỗ cho tế bào bạch cầu
đan xen vào trong đó. Quá trình phá hủy này lan rộng dưới sự kiểm soát của
ký chủ. Tổ chức liên kết vùng kẽ răng bị giãn rộng và dần dần tấy lên, khi đó
có hiện tượng viêm lợi. Khi tình trạng này không được cải thiện, mật độ vi
khuẩn gây hại ngày càng gia tăng và đáp ứng ký chủ trở thành mạn tính dẫn
tới sự phá hủy tổ chức bám dính của răng, đồng thời những tế bào biểu mô
tăng sinh và di chuyển về phía chóp dọc theo bề mặt chân răng làm túi nha
chu sâu thêm [24], [25]. Như vậy, để phát sinh được bệnh là phải có tác nhân
sinh bệnh. Nguyên nhân sinh bệnh vùng kẽ răng có nhiều trong đó có liên
quan tới các yếu tố tại chỗ và toàn thân. Các nguyên nhân gây ra viêm lợi và
viêm vùng quanh răng cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm vùng kẽ răng vì



×