Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh hà tĩnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 105 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TèNH TIấN

CHUẩN Bị PHạM TộI, PHạM TộI CHƯA ĐạT
TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Tĩnh)

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2018


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TèNH TIấN

CHUẩN Bị PHạM TộI, PHạM TộI CHƯA ĐạT
TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở thực tiễn địa ban tỉnh Hà Tĩnh)
Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: TS. PHM MNH HNG

H NI - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Tình Tiên


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUẨN BỊ PHẠM
TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ ........... 8
1.1.

Khái niệm các giai đoạn phạm tội và cơ sở để phân chia các
giai đoạn phạm tội trong luật hình sự .............................................. 8


1.2.

Khái niệm và đặc điểm của chuẩn bị phạm tội ............................. 13

1.2.1. Khái niệm chuẩn bị phạm tội ............................................................. 13
1.2.2. Đặc điểm của chuẩn bị phạm tội ........................................................ 16
1.3.

Khái niệm và đặc điểm của phạm tội chưa đạt ............................. 19

1.3.1. Khái niệm phạm tội chưa đạt ............................................................. 19
1.3.2. Đặc điểm của phạm tội chưa đạt ........................................................ 22
1.4.

Phân biệt chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt với tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội, tội phạm hoàn thành, tội
phạm kết thúc ................................................................................... 24

1.4.1. Phân biệt chuẩn bị phạm tội với ý định phạm tội .............................. 24
1.4.2. Phân biệt chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt với tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội ........................................................... 25
1.4.3. Phân biệt chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt với tội phạm
hoàn thành .......................................................................................... 27
1.4.4. Phân biệt chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt với tội phạm kết thúc .. 27


1.5.

Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trong pháp luật hình
sự một số nước trên thế giới ............................................................ 29


1.5.1. Quy định chuẩn bị phạm tội trong pháp luật hình sự một số nước
trên thế giới......................................................................................... 29
1.5.2. Quy định phạm tội chưa đạt trong pháp luật hình sự một số nước
trên thế giới......................................................................................... 33
Kết luận chương 1 ......................................................................................... 37
Chương 2: QUY ĐỊNH CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA
ĐẠT TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM .................... 38
2.1.

Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về chuẩn bị phạm tội .... 38

2.1.1.

Quy định về chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật Hình sự năm 1985......... 38

2.1.2. Quy định về chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật Hình sự 1999 ............. 40
2.1.3. Quy định về chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật Hình sự 2015 ............. 41
2.2.

Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về phạm tội chưa đạt .. 43

2.2.1. Quy định phạm tội chưa đạt trong Bộ luật Hình sự năm 1985 .......... 43
2.2.2. Quy định phạm tội chưa đạt trong Bộ luật Hình sự năm 1999 .......... 45
2.2.3. Quy định về phạm tội chưa đạt trong Bộ luật Hình sự năm 2015 ......... 53
Kết luận chương 2 ......................................................................................... 55
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN BỊ PHẠM
TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VỀ CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT .............. 56

3.1.

Thực tiễn áp dụng quy định chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh................................................ 56

3.1.1. Thực tiễn áp dụng quy định về chuẩn bị phạm tội trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh........................................................................................ 56
3.1.2. Thực tiễn áp dụng quy định về phạm tội chưa đạt trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh........................................................................................ 62


3.2.

Những hạn chế, bất cập trong việc áp dụng các quy định về
chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt ........................................... 66

3.2.1. Những hạn chế, bất cập trong việc áp dụng quy định về chuẩn bị
phạm tội .............................................................................................. 66
3.2.2. Những hạn chế, bất cập trong việc áp dụng quy định về phạm tội
chưa đạt .............................................................................................. 71
3.3.

Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự về chuẩn bị
phạm tội, phạm tội chưa đạt ........................................................... 83

3.3.1. Hoàn thiện pháp luật về chuẩn bị phạm tội ........................................ 83
3.3.2. Hoàn thiện pháp luật về phạm tội chưa đạt ........................................ 88
Kết luận chương 3 ......................................................................................... 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 94



DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1:

Tổng số vụ án đã xét xử trên đại bàn của Tòa án nhân
dân tỉnh Hà Tĩnh qua các năm (2012-2016)

62

Tổng số bị cáo đã xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Hà
Tỉnh các năm 2012-2016

63

Tỷ lệ bản án có phạm tội chưa đạt trong tổng số các bản
án hình sự sơ thẩm và các quyết định giám đốc thẩm hình
sự của Tòa án nhân dân tỉnh trong thời gian 2012-2016

63

Tội danh, số vụ, số bị cáo và tỷ lệ số vụ án trên các bản
án hình sự sơ thẩm và các quyết định giám đốc thẩm

hình sự của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

64

Bảng 3.2:
Bảng 3.3:

Bảng 3.4:


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, tính nguy hiểm của hành vi
được thể hiện ở việc gây ra thiệt và đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã
hội được nhà nước bảo vệ. Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội phải chịu trách
nhiệm hình sự đối với hành vi do mình gây ra. Việc quy định hình phạt cho
chủ thể thực hiện hành vi phạm tội phải dựa vào các yếu tố động cơ, mục
đích, hoàn cảnh, hành vi thực hiện, hậu quả gây ra cho quan hệ xã hội được
nhà nước bảo vệ. Pháp luật quy định hình phạt áp dụng với tội phạm với mục
đích trừng trị và răn đe đối với chủ thể thực hiện hành vi, nhưng cũng thể hiện
sự khoan dung của nhà nước và thể hiện tính giáo dục, định hướng hành vi
cho công dân để họ tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác,
của nhà nước và những giá trị chung của cộng đồng trong xã hội.
Để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi do người phạm
tội gây ra, căn cứ quy định của Bộ luật Hình sự, khoa học hình sự chia hành
vi phạm tội ra thành các giai đoạn, đó là chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa
đạt và tội phạm hoàn thành. Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trong luật
hình sự Việt Nam là giai đoạn tội phạm chưa hoàn thành. Hình phạt được áp
dụng cho chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt nhẹ hơn so với hành vi phạm
tội đã hoàn thành.

Trong thực tiễn áp dụng những chế định nói trên đã bộc lộ nhiều điểm hạn
chế như việc xác định giai đoạn phạm tội cho từng loại tội phạm cụ thể, cấu thành
của tội phạm chưa hoàn thành, đánh giá tính nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
của hành vi đối với việc tội phạm chưa gây ra hậu quả trên thực tế, hay như việc
xác định mức hình phạt cho trường hợp phạm tội chưa đạt trong trường hợp điều
luật có cả hình phạt tù và hình phạt chung thân hoặc tử hình, v.v...

1


Ý thức sâu sắc được những bất cập, hạn chế nói trên học viên quyết
định lựa chọn đề tài “Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trong luật hình
sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Tĩnh)” làm luận văn tốt
nghiệp chương trình Cao học Luật Hình sự của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt có liên hệ mật thiết đến nhiều quy
phạm và chế định khác trong luật hình sự như: tội phạm, trách nhiệm hình sự,
tội phạm hoàn thành, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội; v.v... Ngoài ra,
mặc dù Bộ luật Hình sự năm 1999 đã có những quy định thay đổi đáng kể về
tội phạm và về phạm tội chưa đạt như tách chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa
đạt thành hai điều luật độc lập với nhau, đồng thời tách vấn đề quyết định hình
phạt đối với các giai đoạn phạm tội này thành một điều luật độc lập, với ba
khoản cụ thể tương ứng với từng hành vi phạm tội ở các giai đoạn phạm tội
khác nhau - chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, nhưng xung quanh chế
định này còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu và đòi hỏi có quan điểm thống nhất.
Sau khi Bộ luật Hình sự năm 1999 ban hành, vấn đề phạm tội chưa đạt
cũng được đề cập trong một số giáo trình, sách tham khảo do các tác giả khác
nhau biên soạn như: 1) Chương XII - Các giai đoạn phạm tội của TS. Nguyễn
Ngọc Chí, trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung). Tập
thể tác giả do TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà

Nội, 2001 (tái bản năm 2003, 2007); 2) Chương IX - Các giai đoạn phạm tội
của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam,
Tập I, Tập thể tác giả do PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội, 2007; 3) Chương XII - Các giai đoạn phạm tội của GS.TS.
Võ Khánh Vinh, trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập thể tác
giả do PGS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
2005; 4) Chương VII - Các giai đoạn cố ý thực hiện tội phạm, trong sách:
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung, Học viện Cảnh sát nhân dân,
2


Hà Nội, 1995; 5) Lâm Minh Hạnh. Chương III - Các giai đoạn phạm tội,
trong sách: Những vấn đề lý luận cơ bản về tội phạm trong luật hình sự Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1986; v.v...
Một số nhà khoa học - luật gia hình sự Việt Nam cũng đã dành không ít
công sức cho việc nghiên cứu về đề tài này, đáng chú ý là các công trình
nghiên cứu của GS.TSKH. Lê Văn Cảm: 1) Mục V - Chế định về các giai
đoạn thực hiện tội phạm, Chương thứ tư, trong Những vấn đề cơ bản trong
khoa học luật hình sự (Phần chung), (Sách chuyên khảo Sau đại học), Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; 2) Chế định các giai đoạn thực hiện tội
phạm và mô hình lý luận của nó trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Dân
chủ và pháp luật, số 2/2002; v.v...
Ngoài ra, còn có một số bài đăng trên tạp chí khoa học pháp lý như: 1)
Hoàn thiện quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với trường hợp chuẩn
bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và Đồng phạm, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
số 2, 2003, của tiến sỹ Phạm Mạnh Hùng; 2) Chế định chuẩn bị phạm tội, phạm
tội chưa đạt, Tạp chí Kiểm sát, số 10, 1997 của Tiến sỹ Phạm Mạnh Hùng; 3)
Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về giai đoạn thực hiện tội phạm,
Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5/1999, của PGS.TS. Trần Văn Độ; 4) Một số vấn
đề về giai đoạn thực hiện tội phạm, Tạp chí Luật học, số 6/1995; 5) Về trách

nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, Tạp chí Luật
học, số 4/2002, của PGS.TS. Lê Thị Sơn; 6) Một số vấn đề về giai đoạn phạm tội
chưa đạt, Tạp chí Khoa học, (chuyên san Kinh tế - Luật), số 4/2002, của TS.
Trịnh Quốc Toản; 7) Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
và phạm tội chưa đạt, Tạp chí Luật học, số 4/2002, của TS. Dương Tuyết Miên;
8) Về phạm tội chưa đạt và các hình thức phạm tội khác trong quá trình thực
hiện tội phạm, Tạp chí Khoa học, (chuyên san Luật học), số 2/2009, của TS.
Trịnh Tiến Việt; 9) Chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt, Tạp chí Tòa án
nhân dân, số 3/1993, của tác giả Nguyễn Thị Mai; v.v...
3


Tham khảo các công trình nghiên cứu được liệt kê trên đây, tôi nhận
thấy rằng các tác giả và các nhà nghiên cứu về chế định chuẩn bị phạm tội,
phạm tội chưa đạt trong luật hình sự Việt Nam đã được đề cập nghiên cứu
nhưng ở khía cạnh này hay khía cạnh khác của nó và cơ bản là ở giai đoạn
đầu của Bộ luật Hình sự 1999, qua thời gian với sự biến đổi của xã hội cùng
sự phát triển của kinh tế đã phát sinh ra nhiều vấn đề mà các công trình nói
trên chưa đề cập đến, do đó chưa có một sự đánh giá một cách toàn diện được
việc áp dụng chế định chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trong công tác
điều tra, truy tố, xét xử hay nghiên cứu lý luận luật hình sự. Đặc biệt trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh từ khi có Bộ luật Hình sự 1985, cho đến khi được thay thế
bằng Bộ luật Hình sự 1999 đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên
cứu về chế định chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt qua thực tiễn trên địa
bàn này. Bởi vì các lẽ đó, trên cơ sở kế thừa các quan điểm nghiên cứu tử các
công trình trước đây, đồng thời nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn, hệ thống
hơn chế định chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trong luật pháp luật hình
sự Việt Nam hiện hành.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về

chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở
thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Tĩnh), từ đó để ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả áp dụng các quy định của pháp luật về chuẩn bị phạm tội và phạm tội
chưa đạt và nâng cao chất lượng của việc áp dụng các quy định của pháp luật
về chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.
Từ mục đích nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu lý luận về chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt như khái
niệm, đặc điểm, phạm vi, đối tượng…
- Nghiên cứu về thực tiễn quy định của pháp luật về chuẩn bị phạm tội,
phạm tội chưa đạt như: căn cứ áp dụng, trình tự thủ tục áp dụng
4


- Nghiên cứu thực tiễn việc áp dụng các quy định của pháp luật về
chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt nói chung và việc áp dụng các quy định
của pháp luật về chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh nói riêng.
- Chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của việc áp dụng các
quy định của pháp luật về chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về chuẩn bị phạm tội,
phạm tội chưa đạt và nâng cao hiệu quả hoạt động này trên thực tiễn.
4. Đối tượng nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định hiện hành của pháp
luật hình sự Việt Nam điều chỉnh, áp dụng chế định chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt. Thực tiễn việc áp dụng các quy định của pháp luật về chuẩn bị phạm
tội và phạm tội chưa đạt trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong những năm gần đây.
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, khía cạnh pháp
lý về diễn giải các khái niệm, đặc điểm của hai giai đoạn thực hiện tội phạm

chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. Chế định chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt trong luật hình sự hiện hành của Việt Nam, các nội dung về quy định
khái niệm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt; quyết định hình phạt đối với
trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu việc áp dụng chế định
chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trong công tác điều tra, truy tố, xét xử
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Về thời gian: để đánh giá đúng việc áp dụng chế định chuẩn bị phạm
tội, phạm tội chưa đạt, tác giả khoanh vùng thời gian áp dụng chế định này
trong công tác điều tra, truy tố, xét xử trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong 10 năm
từ 2007 đến 2016.
5


5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận: đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các quan
điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về các quy định của pháp luật hình sự về
chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt mà chủ yếu là trên cơ sở quan điểm
duy vật và phép biện chứng.
5.2. Phương pháp cụ thể: các phương pháp nghiên cứu cụ thể đó là
thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Thống kê tình hình áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về
chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Phân tích các quan điểm về khái niệm, đặc điểm của các quy định của
pháp luật hình sự về chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt.
- So sánh các quy định của pháp luật hình sự về chuẩn bị phạm tội và
phạm tội chưa đạt của pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của
một số nước trên thế giới.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, cũng đã tiếp thu có
chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố, các đánh giá, tổng

kết của các cơ quan chuyên môn và các chuyên gia và các bài nghiên cứu về
các vấn đề riêng biệt trong các tạp chí chuyên đề và các vấn đề có liên quan
đến nội dụng trong luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn và điểm mới về khoa học của luận văn
Đề tài này mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng những quy phạm
pháp luật đầy đủ đối với chế định chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, là
cơ sở để áp dụng chế định này trong thực tiễn điều tra, truy tố xét xử trong
pháp luật hình sự, nhằm đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội, đề cao
tính nhân văn và giáo dục của pháp luật nhưng vẫn đủ sức răn đe, trừng phạt
thích đáng đối với tội phạm, không bỏ lọt tội phạm nhưng cũng không làm
oan người vô tội. Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu phục vụ cho việc nghiên
cứu, học tập về pháp luật hình sự đối với việc xác định các giai đoạn phạm
6


tội, chế định về chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và các nội dung về tội
phạm chưa hoàn thành.
Luận văn là công trình khoa học đầu tiên ở cấp thạc sĩ Luật học đề cập
đến vấn đề nghiên cứu các lý luận và thực tiễn chế định chuẩn bị phạm tội,
phạm tội chưa đạt trong pháp luật hình sự Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
nên có những điểm mới khoa học như sau:
Thứ nhất, phân tích, làm rõ khái niệm, đặc điểm, làm rõ bản chất pháp
lý của chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.
Thứ hai, phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành, thực
tiễn áp dụng chế định chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trong điều tra,
truy tố, xét xử trong lĩnh vực hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Thứ ba, từ nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn pháp luật, từ đó đề
xuất được một số kiến nghị về hướng sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về chế
định chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trong pháp luật hình sự Việt
Nam hiện nay.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu làm 3 chương như sau:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa
đạt trong luật hình sự.
Chương 2. Quy định về chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trong
pháp luật hình sự Việt Nam.
Chương 3. Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về chuẩn bị
phạm tội, phạm tội chưa đạt trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và một số kiến nghị
hoàn thiện pháp luật hình sự về chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.

7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUẨN BỊ PHẠM TỘI,
PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm các giai đoạn phạm tội và cơ sở để phân chia các
giai đoạn phạm tội trong luật hình sự
Tội phạm thường diễn ra theo một quá trình diễn biến từ hành vi của
chủ thể đến hậu quả thiệt hại do hành vi đó gây ra, các nhà nghiên cứu khoa
học hình sự Việt Nam có những quan điểm khác nhau về các giai đoạn thực
hiện tội phạm.
Theo GS. TSKH Lê Văn Cảm (Khoa Luật, ĐHQGHN) thì:
Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước phát triển theo
một trình tự nhất định mà tội phạm trải qua, được thể hiện bằng
việc thực hiện các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội
phạm tương ứng và bằng mức độ khác nhau của việc thực hiện sự
cố ý phạm tội của chủ thể [3].
Quan điểm trên phản ánh về mặt lý luận khoa học khi chỉ rõ các giai

đoạn thực hiện tội phạm theo các dấu hiệu về mặt khách quan và yếu tố lỗi.
Cùng quan điểm nêu trên những theo cách diễn đạt ngắn gọn hơn thì TS.
Trịnh Tiến Việt (Khoa Luật, ĐHQGHN) cho rằng “các giai đo ạn phạm tội là
những bước trong quá trình thực hiê ̣n t ội phạm do cố ý và bao g ồm chuẩn bị
phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành” [48].
GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa (Trường Đại học Luật Hà Nội) cho rằng: "Các
giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý, bao gồm
chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành" [39]. Với quan
điểm này tác giả đã phân ra mức độ thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, điều này là
cơ sở lý luận để xác định trách nhiệm hình sự theo mức độ thực hiện tội phạm.

8


Tác giả Trần Văn Đượm (Học viện Cảnh sát nhân dân) thì coi các giai
đoạn thực hiện tội phạm là "các bước trong quá trình thực hiện tội phạm, bao
gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành" [7]. Như
vậy tác giả đã khẳng định rằng tội phạm được thực hiện theo ba giai đoạn cụ
thể đó là chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành.
Cùng quan điểm giai đoạn phạm tội phạm có 3 giai đoạn là chuẩn
bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và phạm tội hoàn thành nhưng tác giả
Lâm Minh Hạnh (Viện Nhà nước và pháp luật) lại đưa ra quan điểm cho
rằng thực tế cấu trúc của giai đoạn phạm tội có hai giai đoạn chính đó là:
"Các giai đoạn phạm tội là những bước trong quá trình thực hiện tội phạm
cố ý, bao gồm việc chuẩn bị phạm tội và thực hiện tội phạm. Trong giai
đoạn thực hiện tội phạm có thể có hai trường hợp hoặc đã hoàn thành tội
phạm hoặc đã phạm tội chưa đạt" [9].
Tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng (Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội) rút ra
khái niệm về các giai đoạn thực hiện tội phạm như sau: các giai đoạn thực
hiện tội phạm là những bước trong quá trình thực hiện một tội phạm cố ý, bao

gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành [16].
Tổng hợp những quan điểm nói trên ta có thể nhận ra rằng những nhà
khoa học nghiên cứu về pháp luật hình sự Việt Nam đều thống nhất các giai
đoạn phạm tội tồn tại dưới ba giai đoạn là chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa
đạt và phạm tội hoàn thành. Tuy có sự phân biệt về cấu trúc giai đoạn, hoặc
nhìn nhận theo lý luận về mặt khách quan của từng người nhưng xét cho cùng
thì tất cả đều thừa nhận các giai đoạn phạm tội chỉ tồn tại dưới hình thức lỗi
cố ý, không tồn tại dưới hình thức lỗi vô ý. Việc loại bỏ các giai đoạn phạm
tội đối với lỗi vô ý có thể giải thích theo mặt chủ quan của tội phạm bởi vì đối
với các tội phạm do lỗi vô ý, người phạm tội không nhận thức được hành vi
mà mình thực hiện sẽ nguy hiểm cho xã hội, cũng không thấy trước được hậu

9


quả có thể xảy ra và họ cũng không mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Ví dụ
như: Một người dùng cưa cưa cành cây nhưng không dùng các biện pháp đảm
bảo an toàn khiến cho cành cây rơi trúng phải người đi đường phía dưới,
trong trường hợp này khó có thể quy kết việc người này chuẩn bị các phương
tiện để thực hiện hành vi “cưa cây” là chuẩn bị phạm tội.
Một vấn đề khác được các nhà khoa học quan tâm đó là đối với lỗi cố ý
trong hình sự được phân ra thành lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp, vậy
việc xác định các giai đoạn phạm tội có được áp dụng đối với hai hình thức
lỗi này. "đa số các nhà khoa học pháp lý hình sự đều cho rằng quá trình phạm
tội chỉ có ở hình thức lỗi cố ý trực tiếp" [6]. Còn đối với những tội cố ý gián
tiếp hay vô ý chỉ có thể có trường hợp có tội và không có tội mà thôi. Cũng có
quan điểm cho rằng "đối với những tội có cấu thành hình thức thực hiện bằng
không hành động, mặc dù có lỗi cố ý trực tiếp cũng không có hành vi chuẩn
bị phạm tội và phạm tội chưa đạt". Ví dụ: Tội không tố giác tội phạm (Điều
314 Bộ luật hình sự 1999), tội cố ý không cứu giúp người đang ở trong tình

trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 107 Bộ luật hình sự 1999).
Cũng có quan điểm cho rằng các giai đoạn phạm tội có cả ở hình thức
lỗi cố ý gián tiếp, bởi ở hình thức lỗi này mặc dù chủ thể thực hiện hành vi có
thể có hoặc không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng họ vẫn mặc nhiên để nó
xảy ra và chấp nhận hậu quả. Do đó khi chưa xảy ra, chúng ta vẫn có thể và
cần phải đặt vấn đề trách nhiệm hình sự đối với họ, vì việc không xảy ra là do
nguyên nhân khách quan, còn chủ quan người phạm tội vẫn sẵn sàng chấp
nhận việc nó xảy ra.
Trên thực tế hiện nay việc xác định các giai đoạn phạm tội đối với lỗi
cố ý gián tiếp còn tùy theo tính chất của tội phạm và số lượng người phạm tội.
Việc xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm đối với lỗi cố ý gián tiếp của
những người đồng phạm đều dựa vào mức độ tham gia vào việc thực hiện tội

10


phạm. Đơn cử như một số vụ người thực hiện hành vi tội phạm do được sự
khích bác (người xúi giục), hay kích động, cổ vũ của người khác (người giúp
sức) thì việc xác định giai đoạn phạm tội với những đồng phạm này cũng có
nhiều điều đặt ra. Cho đến nay trong thực tiễn xét xử ở Việt Nam nhận thấy
giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt cũng như tội phạm hoàn thành
chỉ xảy ra với lỗi cố ý trực tiếp.
Một vấn đề đặt ra đối với việc xác định áp dụng các giai đoạn phạm tội
đối với cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức. Bởi lẽ
đối với các loại tội phạm cấu thành hình hình thức thì hậu quả không phải là
điều kiện bắt buộc phải có, chỉ cần có dấu hiệu hành vi là tội phạm đã hoàn
thành, ví dụ như tội “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” tại Điều 88, khoản 1 điểm c Bộ luật Hình sự 1999 quy định
người nào làm ra tài liệu hoặc tàng trữ tài liệu nhằm chống nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với quy định này thì khi mục địch người

thực hiện hành vi phạm tội là quảng bá rộng rãi tài liệu ra bên ngoài cho càng
nhiều người tiếp cận càng tốt, để có được điều đó họ phải chuẩn bị các tài liệu
để thực hiện, nhưng chỉ cần họ làm ra tài liệu hay tàng trữ tài liệu thì tội phạm
đã hoàn thành. Trong khi đó đối với tội phạm vật chất thì hậu quả mới là căn
cứ để coi là tội phạm hoàn thành, ví dụ: A muốn trộm tài sản của nhà B nên
đã nhiều lần theo dõi và chuẩn bị dụng cụ, khi A bẻ khóa vào nhà thì bị thiết
bị báo động hú làm cho giật mình phải bỏ chạy nên đã không thực hiện được
đến cùng hành vi. Như vậy trường hợp này mục đích thực hiện đến cùng hành
vi của A đã không thể xảy ra nên chỉ có thể xem tính chất hành vi của A dừng
lại ở phạm tội chưa đạt.
Một vấn đề nữa được đưa ra đó là việc xác định các giai đoạn phạm tội
đối với hành vi phạm tội bằng hành động và hành vi phạm tội dưới dạng
không hành động. Đối với vấn đề này chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng những

11


tội phạm được thực hiện dưới dạng không hành động thì chủ thể của hành vi
đều bị động khi rơi vào tình thế phạm tội, loại tội phạm này rất ít theo quy
định của luật hình sự, ý nghĩa đối với việc quy định loạt tội này đó là bắt buộc
các chủ thể phải hành động để bảo vệ các mối quan hệ xã hội mà nhà nước
cho là cần thiết. Do đó nó bị động đối với người thực hiện và khi rơi vào
tình thế này chủ thể chỉ có thể có hai lựa chọn là làm hoặc không làm, chỉ
cần chủ thể không hành động theo quy định của luật thì tội phạm đã hoàn
thành, ví dụ như tội không cứu giúp người đang nguy hiểm đến tính mạng.
Như vậy mọi trường hợp phạm tội nói chung, các trường hợp chuẩn bị phạm
tội và phạm tội chưa đạt đều được thực hiện bằng hành vi phạm tội. Và các
hành vi này chỉ có thể dưới dạng hành động. Ví dụ: Tội cướp tài sản, giết
người, hiếp dâm, v.v...
Khoa học luật hình sự Việt Nam hiện này đều thống nhất các giai đoạn

phạm tội do cố ý bao gồm - chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm
hoàn thành. Với quy định này, việc xác định mức hình phạt áp dụng đối với
người thực hiện những hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt cụ thể
hơn và quy định tỷ lệ hình phạt tối đa so với hình phạt có thể được áp dụng
trong trường hợp tội phạm hoàn thành. Việc quy định các giai đoạn phạm tội
nói chung và quy định chính xác tội phạm chưa hoàn thành nói riêng (chuẩn
bị phạm tội và phạm tội chưa đạt) trong từng trường hợp cụ thể có ý nghĩa
quan trọng trong việc xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi là
cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp chuẩn bị phạm
tội và phạm tội chưa đạt. Hành vi ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội bao giờ tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng thấp hơn ở giai đoạn phạm tội
chưa đạt và tương ứng như vậy, ở giai đoạn phạm tội chưa đạt luôn thấp hơn
so với giai đoạn tội phạm hoàn thành.
Từ những phân tích nêu trên có thể rút ra một cách khái quát như sau: các

12


giai đoạn phạm tội là những bước phát triển trong quá trình thực hiện tội phạm
do cố ý, phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội bao gồm
giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành.
Cơ sở để phân chia các giai đoạn phạm tội trong luật hình sự có thể
nhìn nhận dưới góc độ khoa học qua các căn cứ như sau:
Từ những phân tích ở trên có thể thấy rằng dựa trên diễn biến khách
quan của quá trình phạm tội mà cụ thể là dựa vào dấu hiệu hành vi và dấu
hiệu hậu quả của tội phạm để có thể chia quá trình phạm tội thành các giai
đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Theo đó
chuẩn bị phạm tội là người phạm tội mới tìm kiếm, sửa soạn công cụ thực
hiện tội phạm chứ chưa thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong cấu
thành tội phạm, phạm tội chưa đạt là trường hợp tội phạm không thực hiện

được đến cùng do những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội ngăn
cản, nói cách khác đó là hành vi chưa thỏa mãn các dấu hiệu khách quan của
cấu thành tội phạm. Còn tội phạm hoàn thành là tội phạm đã thỏa mãn đầy đủ
các dấu hiệu khách quan được quy định trong luật.
Như vậy, các giai đoạn phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội
không giống nhau, một hành vi phạm tội được coi là hoàn thành khi đã có
những đặc điểm thể hiện được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của loại
tội phạm cụ thể, còn phạm tội chưa đạt và chuẩn bị phạm tội chưa thể hiện
đầy đủ tính chất nguy hiểm của một loại tội phạm.
1.2. Khái niệm và đặc điểm của chuẩn bị phạm tội
1.2.1. Khái niệm chuẩn bị phạm tội
Như đã phân tích, các giai đoạn thực hiện phạm tội bao gồm chuẩn bị
phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Có thể định nghĩa giai
đoạn chuẩn bị phạm tội:

13


Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo
ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu
thực hiện tội phạm đó [39].
Trong lịch sử lập pháp Việt Nam từ thời kỳ phong kiến cho đến khi ban
hành Bộ luật Hình sự 2015 mỗi thời kỳ đều có những quy định khác nhau về
chuẩn bị phạm tội. Pháp luật hình sự thời kỳ phong kiến Việt Nam ghi nhận
sự lưu giữ cho đến ngày nay chỉ còn lại hai bản Quốc triều Hình luật (Luật
Hồng Đức) và Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long). Trong cả hai văn bản luật
này đều không đưa ra một khái niệm chuẩn bị phạm tội một cách độc lập mà
được cụ thể hóa trong điều luật cụ thể, có thể lấy minh chứng cụ thể bằng ví
dụ tại Điều 5 Chương Đạo tặc Quyển IV (Điều 415) quy định: “Những kẻ
mưu giết người, thì xử tội lưu đi châu gần; đã làm ngư ời ta bị thương thì xử

tội lưu đi châu ngoài ; nếu vì bị thương mà chết thì xử tội giảo; đã giết chết thì
xử tội chém”… [45]. Có thể suy luận chữ “mưu” trong điều luật đó chính là
dự định cho việc sẽ thực hiện một hành vi trái với pháp luật và được hiểu như
việc chuẩn bị phạm tội. Kế thừa tinh thần làm luật của Quốc triều Hình luật,
Hoàng Việt Luật lệ cũng quy định cụ thể trong định khung một số tội dưới
dạng “mưu”, ví dụ: trong quyển 12 Phần Đạo Tặc Thượng Điều 1 quy định tội
mưu phản đại nghịch, Điều 2 quy định tội mưu phản. Cụ thể, Điều 1 tội mưu
phản đại nghịch quy định: “phàm kẻ mưu phản không làm lơ ̣i cho đấ t nư ớc,
mưu hại xã tắc và đ ại nghịch không có lơ ̣i đố i v ới vua , mưu phá hủy tôn
miếu, sơn lăng và cung quy ết” [25]. Mặc dù, trong Quốc triều hình luật và
Hoàng Việt luật lệ chưa đưa ra khái niệm chuẩn bị phạm tội nhưng đã chỉ ra
được hình thức chuẩn bị phạm tội bằng cách quy định việc “mưu” phạm tội
thành các tội phạm cụ thể.
Pháp luật Hình sự Việt Nam hiện đại kể từ khi khai sinh ra nước Việt
Nam dân chủ Cộng hòa rồi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định

14


giai đoạn chuẩn bị phạm tội trong cả 3 văn bản Bộ luật Hình sự một cách độc
lập thành một định nghĩa riêng. Trong Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam 1985 ghi nhận về khái niệm chuẩn bị phạm tội tại
Điều 15 “là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiê ̣n hoặc tạo ra những điều
kiê ̣n cần thiết khác để thực hiê ̣n tội phạm”. Kế thừa và phát huy Bộ luật Hình
sự năm 1985, Bộ luật Hình sự năm 1999, quy định tại điều 17: “Chuẩn bị
phạm tội là tìm ki ếm, sửa soạn công cụ, phương tiê ̣n hoặc tạo ra những điều
kiê ̣n cần thiết khác đ ể thực hiê ̣n t ội phạm”. Và đến Bộ luật Hình sự 2015 thì
được quy định một cách chi tiết và cụ thể hơn:
1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương
tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc

thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc
tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2
Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.
2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các Điều
108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120,
121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của
Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội
quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách
nhiệm hình sự.
Chuẩn bị phạm tội là trường hợp có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp
hơn so với việc tội phạm đã được thực hiện, ở giai đoạn này chủ thể phạm tội
có thể vẫn còn có thể thay đổi suy nghĩ và chấm dứt hành vi, giai đoạn này
cũng chưa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, cùng với việc phân loại tội
phạm ra bốn mức độ thiệt hại khác nhau thì chuẩn bị phạm tội trong luật hình
sự Việt Nam chỉ quy định vấn đề trách nhiệm hình sự đối với những trường

15


hợp chuẩn bị phạm tội một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Hình phạt cho tội phạm cũng được quyết định tương ứng tùy theo tính chất,
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội
và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
1.2.2. Đặc điểm của chuẩn bị phạm tội
Từ những phân tích nêu trên có thể thấy chuẩn bị phạm tội có những
đặc điểm như sau:
Thứ nhất, chuẩn bị phạm tội là giai đoạn đầu của quá trình thực hiện tội
cố ý. Chuẩn bị phạm tội phải được thể hiện dưới dạng hành động một cách cụ
thể, được biểu hiện dưới các hành vi nhằm chuẩn bị thực hiện hành vi phạm

tội, đó là hành động được cụ thể hóa từ ý định phạm tội của chủ thể thông qua
các diễn biến của hành vi, đó là các hoạt động chuẩn bị những điều kiện thuận
lợi cho việc thực hiện tội phạm và đến một thời điểm mà chủ thể đó cho rằng
đã thỏa mãn hay cần thiết phải thực hiện hành vi phạm tội để phù hợp với ý
định ban đầu thì sẽ tiến hành thực hiện tội phạm. Tội phạm là hiện tượng xã
hội bao gồm một thể thống nhất các yếu tố khách quan và chủ quan, ý định
phạm tội mới chỉ thỏa mãn các dấu hiệu chủ quan, chưa có dấu hiệu khách
quan nên không thể coi là tội phạm. Mặt khác, trên thực tế không thể chứng
minh được ý định phạm tội, nếu ý định đó không biểu hiện ra ngoài thế giới
khách quan bằng hành vi [7]. Chính vì vậy, Luật hình sự Việt Nam không gắn
trách nhiệm đối với những tội phạm được hình thành trong suy nghĩ của chủ
thể hay nói một cách chính xác là ý định phạm tội mà quy định chuẩn bị phạm
tội là giai đoạn đầu tiên của quá trình thực hiện tội phạm.
Thứ hai, chuẩn bị phạm tội thường là việc chủ thể phạm tội có những
sự chuẩn bị về mặt vật chất hay tinh thần tạo điều kiện cho việc hành động
một cách thuận tiện hơn. Đó là việc chuẩn bị để thực hiện hành vi một cách
thuận lợi đến từ phía chủ thể phạm tội, hoặc là chuẩn bị để loại trừ sự phản

16


kháng đến từ những chủ thể bị xâm phạm hay là chuẩn bị để xóa bỏ dấu vết
của tội phạm. Ví dụ: Việc chuẩn bị các công cụ, phương tiện để tiến hành
cướp tài sản; thăm dò thói quen của nạn nhân hay các thiết bị phòng chống để
có cách đối phó trong tội trộm cắp tài sản; chuẩn bị thuốc ngủ hay chất kích
thích để thực hiện hành vi hiếp dâm, v.v...
Đối với loại tội phạm có đồng phạm hay có tổ chức đó là bàn bạc, phân
công trách nhiệm cho từng người; kế hoạch tiêu thụ tài sản hay kế hoạch che
dấu tội phạm… Dạng chuẩn bị phạm tội này thường xảy ra đối với những tội
phạm được thực hiện có đồng phạm hoặc có tổ chức. Ví dụ: Để có tiền ăn

chơi Nguyễn Văn A, Lê Mạnh B và Đoàn Quang C đã rủ nhau đi ăn trộm chó,
A phân công cho B chuẩn bị xe máy, súng bắn điện và bả chó, còn C tìm các
quán có nhu cầu để tiêu thụ sau khi bắt được chó, còn bản thân thì đi thăm dò
các địa điểm để có thể thực hiện được hành vi phạm tội.
Sự chuẩn bị có thể được kéo dài trong một thời gian dài cụ thể nhưng
cũng có thể đi liền với ý định phạm tội. Ví dụ: Sau khi bị đuổi khỏi tiệm
Internet vì chơi game không có tiền trả, Tạ Hồng V đi lang thang với mục
đích tìm nhà ai sơ hở để trộm tài sản bán lấy tiền tiếp tục chơi game. Giai
đoạn chuẩn bị phạm tội có thể thực hiện dưới dạng chuẩn bị công cụ, phương
tiện phạm tội nhưng cũng có thể được thể hiện dưới dạng hành vi tạo điều
kiện cần thiết khác, cũng có thể bao gồm hành vi chuẩn bị công cụ, phương
tiện phạm tội và hành vi tạo điều kiện cần thiết khác.
Với hai yếu tố chưa để lại hậu quả thực tế và chủ thể có ý định phạm
tội có thể tự ý chấm dứt hành vi phạm tội nên giai đoạn phạm tội chuẩn bị
phạm tội tuy không còn là phạm trù ý thức của người phạm tội mà ý định đó
đã được thể hiện bằng các hành động ra ngoài thế giới khách quan. Nhưng
hành vi đó cũng chưa phải là hành vi phạm tội được quy định trong mặt khách
quan của tội phạm. Ví dụ: A mua các hỗn hợp chất về để bào chế chất độc,

17


loại chất độc do A bào chế có thể gây chết người cao nhưng hành vi này chưa
thể cấu thành tội giết người. Nội dung trên là dấu hiệu cơ bản để phân biệt
hành vi của giai đoạn chuẩn bị phạm tội với hành vi của giai đoạn phạm tội
chưa đạt và tội phạm hoàn thành.
Chính vì chưa có hậu quả xẩy ra trên thực tế nên hành vi chuẩn bị phạm
tội mới chỉ đe dọa xâm phạm khách thể được luật hình sự bảo vệ, cho dù hành
vi đó có thể làm tổn hại đến một khách thể nhất định và đặt khách thể đó vào
trạng thái nguy hiểm. Ví dụ: Việc A đe dọa sẽ thiêu sống B và đã mua một

can xăng để ở nhà mình, sau đó thì C phát hiện và đã vứt can xăng đi.
Trường hợp bản thân hành vi chuẩn bị phạm tội đã cấu thành một tội
phạm khác hoàn thành thì hậu quả của tội phạm có thể xảy ra nhưng đó là tội
phạm khác chứ chưa phải là hậu quả của tội phạm mà người phạm tội đang
chuẩn bị thực hiện. Ví dụ: Vì mâu thuẫn trong chuyện làm ăn nên Nguyễn
Văn A đã qua biên giới Việt - Trung để mua một khẩu súng K54 và 20 viên
đạn nhằm mục đích giết Phan Thanh B, trên đường trở về thì A bị cơ quan
chức năng phát hiện và bắt giữ. Như vậy hành vi của A đã cấu thành tội mua
bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, còn hậu quả đối với tội giết người
chưa xảy ra.
Thứ ba, hành vi chuẩn bị phạm tội chỉ xảy ra đối với những tội có lỗi
cố ý trực tiếp, đối với những tội cố ý gián tiếp hay vô ý chỉ có thể có trường
hợp có tội và không có tội.
Dựa theo những gì đã phân tích nêu trên, việc chuẩn bị phạm tội hoàn
toàn thuộc về ý chí chủ quan trong việc thực hiện hành vi phạm tội của chủ
thể thực hiện hành vi, trong khi đó đối với các tội phạm mà lỗi được thể hiện
dưới hình thức vô ý chủ thể không mong muốn hậu quả dẫn tới tội phạm xảy
ra mà còn muốn nó không xảy ra. Vì vậy, không thể quy định có giai đoạn
chuẩn bị phạm tội để buộc một người phải chịu trách nhiệm hình sự về khả

18


×