Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh hà tĩnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THI ̣NGỌC HƢỜNG

TỘI THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Tĩnh)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THI ̣NGỌC HƢỜNG

TỘI THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM
TRỌNG
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Tĩnh)
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ ĐĂNG DOANH

HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo
vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thi Ngo
̣
̣c Hƣờng

i


DANH TƢ̀ VIẾT TẮT
BLHS

: Bô ̣ luâ ̣t hiǹ h sự;

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa;

TNHS


: Trách nhiệm hình sự;

VKSNDTC : Viê ̣n Kiể m sát nhân dân tố i cao;
TANDTC

: Tòa Án nhân dân tối cao;

BTP

: Bô ̣ Tư pháp;

BCA

: Bô ̣ Công an;

TTLT

: Thông tư liên tich;
̣

NXB

: Nhà xuất bản;

ĐHQGHN : Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i;
CP

: Chính phủ;


CAND

: Công An nhân dân;

HSST

: Hình sự sơ thẩm;

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Số vụ án và bi ̣cáo xét xử về tô ̣i thiế u trách nhiê ̣m gâyhâ ̣u quả nghiêm
trọng so với số vụ án xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong 6 năm (từ
2010 -2015) ..................................................................................................... 49
Bảng 2: Số vụ án và bi ̣cáo xét xử về tô ̣i thiế u trách nhiê ̣m gây hâ ̣u quả
nghiêm trọng so với số vụ án và bị cáo của Nhóm các tội phạm về chức vụ . 50

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
DANH TƢ̀ VIẾT TẮT .................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI THIẾU TRÁCH
NHIỆM GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM....................................................................................................... 9
1.2.1.Giai đoạn từ 1945 đến trước khi ra đời Bộ luật hình sự năm 1985 ........... 12

1.2.2. Từ năm 1986 đến trước khi sửa đổi toàn diện Bộ luật hình sự vào năm
1999 ................................................................................................................. 13
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 21
CHƢƠNG 2QUY ĐINH
CỦ A PHÁP LUẬT HÌNH SƢ̣ VỀ TỘI THIẾU
̣
TRÁCH NHIỆM GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG ............................ 23
2.1 Những dấu hiệu pháp lý của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng theo Bô ̣ luâ ̣t hình sự năm 1999. ............................................................. 23
2.1.1.Khách thể của tội pham .......................................................................... 24
2.1.2.Dấu hiệu về chủ thể của tội phạm .......................................................... 24
2.1.3. Các dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm ..................................... 25
2.1.5 Hình phạt áp dụng với người phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng ................................................................................................... 29
2.2. Phân biệt tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với một số tội
phạm khác có liên quan ................................................................................... 36
2.2.1. Phân biệt tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với tội thiếu
trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước (Điều 144
Bộ luật hình sự 1999 và Điều 179 Bô ̣ luâ ̣t hiǹ h sự năm 2015) ....................... 36

iv


2.2.2. Phân biệt tô ̣i thiế u trách nhiê ̣m gây hâ ̣u quả nghiêm tro ̣ng với tội thiếu
trách nhiệm để người bị giam giữ trốn (Điều 301 BLHS 1999 và Điều 376.
BLHS 2015) và Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm
giam, người đang chấp hành hình phạt tù trốn) .............................................. 38
2.2.3.Phân biệt tô ̣i thiế u trách nhiê ̣m gây hâ ̣u quả nghiêm tro ̣ng với T ội thiếu
trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả
nghiêm trọng (Điề u 235BLHS 1999, Điề u 308 BLHS2015) ......................... 40

2.2.4. Phân biệt tội thiế u trách nhiê ̣m gây hâ ̣u quả nghiêm tro ̣ng với t ội làm
mất tài liệu bí mật nhà nước, tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước(tại Điều
264 Bô ̣ luâ ̣t hin
̀ h sự năm 1999, Điều 338 Bô ̣ luâ ̣t hiǹ h sự năm 2015 ............. 41
2.2.5. Phân biệt tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với tội cố ý
làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
(Điều 165 Bô ̣ luâ ̣t hin
̀ h sự năm 1999) ............................................................. 41
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 45
CHƢƠNG 3THƢ̣C TIỄN XÉT XƢ̉ ĐỐI VỚI TỘI THIẾU TRÁCH
NHIỆM GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG TRÊN ĐIA
̣ BÀ N TỈ NH HÀ
TĨNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ............................................. 47
3.1 Khái lược chung các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Tĩnh 47
3.2 Tình hình xét xử đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ................................................................................ 49
3.2.1. Thực tiễn xét xử tô ̣i thiế u trách nhiê ̣m gây hâ ̣u quả nghiêm tro ̣ng của
Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong 6 năm (2010 đến 2015) ......................... 49
3.2.2. Một số tồn tại, bất cập trong thực tiễn xét xử tội thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng ...................................................................................... 52
3.2.3. Một số Nguyên nhân của những tồ n ta ̣i , hạn chế trong xét xử tội thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ................. 57

v


3.4. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng,
chống tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng .................................. 63
4.3.1. Cần nâng caonghiệp vụ, đạo đức công vụ của cán bộ công chức, viên
chứcở Hà Tĩnh nói riêng và trong phạm vi toàn quốc nói chung ................... 72

4.3.2 Cần xử lý nghiêm khắc hơn đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng ................................................................................................... 73
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................. 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 80

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương,
biện pháp nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống
của một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên, nhằm nâng cao đạo đức công
vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức. Nhưng
do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình trạng một bộ phận không nhỏ cán
bộ Đảng viên vẫn còn vụ lợi và thiếu trách nhiệm với cơ quan, tổ chức với
công việc được giao, thậm chícó hành vi phạm tội. Tình hình nêu trên vẫn
diễn ra rất nghiêm trọng ở nhiều cấp nhiều ngành, nhiều địa phương, vẫn đang
là một trong những nguy cơ làm suy yếu chế độ xã hội chủ nghĩa, trực tiếp
làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta.
Do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau, tình hình tội phạm về
chức vụ nói chung vàtội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói
riêng diễn ra tương đối phức tạp, trên nhiều lĩnh vực và gây hậu quả rất
nghiêm trọng.
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn thì tình hình tội phạm về
chức vụ ngày càng tăng và mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng, các vụ
án ngày càng khó khăn phức tạp hơn, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý kinh tế.
Điều này xuất phát từ tình hình đấu tranh phòng, chống tội phạm về chức vụ
chưa đạt hiệu quả cao. Tội phạm về chức vụ ngày càng tinh vi hơn,nhiều hành
vi phạm tội là cố ý nhưng sử dụng nhiều thủ đoạn để lẩn tránh và cho là vô ý,

là thiếu trách nhiệm. Bản thân đội ngũ cán bộ chưa trau dồi về phẩm chất đạo
đức, một bộ phận bị tha hóa, biến chất hoặc trình độ chưa đáp ứng với năng lực
chuyên môn v.v... Thực tế áp dụng pháp luật tại các cơ quan tiến hành tố tụng
cho thấy, phần lớn bị cáo bị đưa ra xét xử về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả
1


nghiêm trọng là cán bộ lãnh đạo và chủ yếu trong lĩnh vực quản lý kinh tế,
quản lý nhà nước, công tác bội thường giải phóng mặt bằng,…
Nghiên cứu diễn biến tội phạm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, có thể thấy
rằng nhóm các tội chức vụ thuộc loại tộiphạm có diễn biến rất phức tạp. Tính
chất phức tạp thể hiện ở hai điểm: số vụ việc nhiều và mức độ nguy hiểm
cũng ngày càng nghiêm trọng. Trong đó tội tội thiếu trách nhiệmgây hậu quả
nghiêm trọng là tội xảy ra không nhiều nhưng so với các tội phạm liên quan
đến chức vụ khác trong giai đoạn hiện nay, tội phạm này thường khởi tố cùng
trong một vụ án có nhiều tội danhkhác nhau, có lỗi cố ý như tội vi phạm quản
lý rừng, tội tham nhũng, tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh
tế gây hậu quả nghiêm trọng, lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thực hiện công
vụ.v.v…
Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, trên thực tiễn xét xử từ năm 2010 đến năm
2015 Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử 5 vụ án với 18 bị cáo. Số liệu thống kê
nhưvậycho thấy, loại tội phạm thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng số
lượng vụ án chiếm không đáng kể trong tổng số các tội phạm hàng năm nói
chung và tội tội phạm về chức vụ nói riêng nhưng thiệt hại gây ra là rất
nghiêm trọng, làm ảnh hưởng lớn đến hình hình kinh tế, chính trị nói chung
của tỉnh Hà Tĩnh. Có nhiều nguyên nhân để giải thích cho tình trạngnghiêm
trọng của tội phạm này, tuy nhiên việc nghiên cứu làm rõ các đặc điểm của tội
phạm này trên phạm vi một địa bàn cụ thể được xác định (thông qua việc
nghiên cứu đặc điểm kinh tế - xã hội, đặc điểm dân cư, tính chất địabàn) sẽ
giúp chúng ta lý giải phần nào tính đặc thù của loại tội phạm này trênđịa bàn

tỉnh Hà Tĩnh qua đó giúp chúng ta có thể đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện
pháp luật hình sự và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình
sự Việt Nam về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đối với các
cơ quan tiến hành tố tụng.
2


Là một cán bộ công tác trong ngành bảo vệ pháp luật, tác giả lựa
chọn đề tài: “tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” để làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn của mình. Việc nghiên cứu dấu hiệu pháp lý của
thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói chung và các biểu hiện cụ thể
của nó tại Hà Tĩnh nói riêng để từ đó nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các
quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng, đồng thời, góp phần nâng cao trách nhiệm thi hành công vụ
trong các cơ quan tổ chức của các cán bộ công chức, viên chức của tỉnh Hà
Tĩnh nói riêng và của cả nước nói chung. Vì lý do đó tác giả đã chọn đề tài "
Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Luật hình sự Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Tĩnh “làm luận văn thạc sĩ
luật học của mình”.
2. Tình hình nghiên cứu
Hànhvi thiếu trách nhiệm đã được đề cập trong một số công
trình nghiên cứu khoa học về luật hình sự, trong các tập bình luận khoa học
về luật hình sự, các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ của nhiều tác giả nổi tiếng về các
dấu hiệu pháp lý của các tội phạm chức vụ nói chung và tội thiếu trách nhiệm
gây hậu quảnghiêm trọng trong Bộ luật hình sự nói riêng.Việc nghiên cứu tội
thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đã được đề cập đến trong một số
công trình nghiên cứu khoa học của các cơ sở đào tạo luật học như Trường
Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Nhà nước
và Pháp luật thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam và một số cơ sở đào tạo
khác. Trong đó phải kể đến một số giáo trình, sách chuyên khảo hay những
bài viết như: GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên) - Các tội phạm về chức vụ,

trong Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), tập thể tác giả
do TSKH.GS Lê Văn Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003;
GS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần
3


các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003. Ngoài ra, các vấn đề lý
luận và thực tiễn xét xử còn được nghiên cứu trong một số công trình nghiên
cứu của ThS. Đinh Văn Quế như Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm
1999 - Phần chung, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000; Bình luận chuyên
sâu Bộ luật hình sự, tập V, các tội phạm về chức vụ, Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh, 2003. Bên cạnh đó, còn phải kể đến một số luận văn thạc sĩ luật ho ̣c đề
cập các vấn đề liên quan đến các tội phạm chức vụ, trong đó có tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Qua nghiên cứu cho thấy, nhìn chung các tác giả đã phân tích các dấu
hiệu pháp lý củatội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và nêu một
số căn cứ phân biệt các trường hợp phạm tội này với một số tội phạm khác có
chung đặc điểm là dấu hiệu thiếu trách nhiệm và chủ thể là người có chức vụ,
quyền hạn. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ có
hệ thống tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và đặc biệt gắn liền
với một địa bàn cụ thể là tỉnh Hà Tĩnh.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài: trên cơ sở nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý của
thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và thực tiễn tình hình áp dụng
pháp luật hình sựtrên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh để đưa ra các giải pháp nâng cao
hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự ViệtNam về tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm
này trên địa bàn tĩnh Hà Tĩnh nói riêng và trên phạm vi toàn quốc nói chung.
Hiện nay trong bối cảnh là một tỉnh có nhiều dự án lớn đầu tư, có nhiều
nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh Hà Tĩnh, công tác quản lý về

đất đai, quản lý xây dựng cơ bản, công tác giải phóng mặt bằng quản lý còn
lỏng lẻo, các quy định của các văn bản luật chuyên ngành chưa rõ ràng còn
nhiều bất cập, bên cạnh đó một số bộ phận cán bộ, công chức bị tha hóa, biến
4


chất hoặc trình độ năng lực còn hạn chế….thì việc nghiên cứu tội phạm này
áp dụng trên địa bàn Hà Tĩnh càng có ý nghĩa sâu sắc, góp phần nâng cao tinh
thần trách nhiệm của đội ngũ công chức, viên chức khi thực thi nhiệm vụ.
Trên thực tế Hà Tĩnh tuy là một tỉnh thuộc khu vực miền trung, song
cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế,
những năm gần đây, một số vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng, thiệt hại về tài sản đặc biệt lớn, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín,
của Đảng bộ và chính quyền của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và của cả nước nói
chung. Bởi vậy, luận văn nghiên cứu về dấu hiệu pháp lý của tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; so sánh sự khác biệt của tội phạm này và
các tội phạm khác có cùng tính chất cũng như thực tiễn xét tội phạm này trên
thực tế tại địa phương có ý nghĩa quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tội
phạm thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trên địa bàn Hà Tĩnh.
Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đặt
ra cho mình các nhiệm vụ sau đây:
a) Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự của Việt Nam từ khi Cách
mạng tháng 8 thành công đến nay, qua đó để có một cách nhìn khái quát về
quá trình phát triển của quy định này, phục vụ cho các đề xuất sửa đổi, bổ
sung tội phạm này và các tội phạm khác có liên quan.
b) Phân tích và làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội " Thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 285 Bộ luật hình sự năm
1999 đồng thời phân tích và so sánh với tội phạm này được sửa đổi trong
Điều 360 Bô ̣ luâ ̣t hình sự năm 2015. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích các
dấu hiệu pháp lý của tội phạm này với một số tội phạm khác có liên quan.

c) Phân tích thực tiễn công tácxét xử loại tội phạm này tại tỉnh Hà Tĩnh
trong thời gian vừa qua để thấy được các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến
hiệu quả công tác này trong thời gian vừa qua (giai đọan từ 2010 - 2016).
5


d) Phân tích những đặc điểm đặc thù của tội thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng trên cơ sở gắn với đặc điểm của tỉnh Hà Tĩnh đồng thời chỉ
ra những vướng mắc, hạn chế trong việc điề u tra, truy tố xét xử tội phạm này
tại tỉnh Hà Tĩnh.
đ) Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định về tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và các biện pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng, qua đó góp phần đấu tranh có hiệu quả hơn đối với loại
hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
nói riêng và cả nước nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Các dấu hiệu pháp lý của tội
thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, phân tích thực trạng tình hình
xét xử về tội phạmnày trong việc định tội danh và quyết định hình phạt.
- Luận văn cũng nghiên cứu và so sánh với một số tội phạm khác từ đó
để rút ra những điểm khác nhau căn bản nhằm giúp cho việc xét xử đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự và
trong phạm vi những vấn đề liên quan đến tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọngtheo Luật hình sự Việt Namvà thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân
tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ năm 2010 - 2015. Đồng thời, luận văn cũng phân
tíchmột số tội phạm khác có liên quan nhằm làm rõ hơn những dấu hiệu pháp
lý của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được quy định trong
Bô ̣ luâ ̣t hin

̀ h sự 1999 và Bô ̣ luâ ̣t hiǹ h sự 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình
sự và tội phạm học như: phương pháp thống kê hình sự, phương pháp phân
tích và so sánh, phương pháp tổng hợp. Ngoài ra, còn một số phương pháp
6


khác cũng được áp dụng như: phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp
định lượng định tính để phân tích tổng hợp các tri thức khoa học Luật hình sự
và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn.
6. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của đề tài
Trong phạm vi của đề tài là một công trình nghiên cứu vừa có ý nghĩa
về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn đối với cuộc đấu tranh phòng,
chống tội phạm đối với thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung.
Về mặt lý luận: Luận văn nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống
và toàn diện những vấn đề về lý luận về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiệm trọng theo luận văn thạc sĩ Luật học, đề tài góp phần hoàn thiện nội
dung quy định của Bộ luật hình sự năm 1999và triển khai áp dụng Bộ luật
hình sự năm 2015, đồng thời có thể sử dụng làm tài liệutham khảo cần thiết
cho các công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học pháp lý hình sự, cũng như
góp phần phục vụ công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật
hình sự trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm ở nước ta hiện nay.
Về mặt thực tiễn: những đề xuất giải pháp nêu trong luận văn sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự
Việt Nam về tội phạm nói chung và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng nói riêng trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử. Phân tích thực tiễn xét
xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Tòa án nhân dân tỉnh
Hà Tĩnh từ năm 2010 đến 2015, qua đó phân tích đúng tình hình xét xử tội

phạm thiếu trách nhiệm gây hậu nghiêm trọng tại địa bàntỉnh Hà Tĩnh, từ đó
nêu ra những khó khăn, bất cập khi xét xử tội phạm này trên thực tế. Đặc biệt
luận văn còn chỉ ra một số tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn xét xử và đề
xuất những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống loại
tội phạm này.

7


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam
Chương 2:Các quy đinh
̣ pháp luâ ̣t hiǹ h sự của tội thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng trong Bô ̣ luâ ̣t hiǹ h sự Việt Nam 1999 và Bô ̣ luâ ̣t hiǹ h
sự năm 2015.
Chương 3: Thực tiễn xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và một số đề xuất, kiến nghị.

8


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY
HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, đă ̣c điể m , của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng theo luật hình sự Việt Nam
1.1.1 Khái niệm về tội phạm về chức vụ

Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, các nhà làm luật nước ta đã ghi
nhận khái niệm tội phạm như sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc, xâm phạm chế độ chính trị,chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm
tính mạng,sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi
íchhợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa [9, Điều 8].
Khái niệm tội phạm về chức vụ được quy định tại Điều 277 Bộ luật
hình sự năm 1999 “Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt
động đúng đắn của cơ quan tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi
thực hiện công vụ, nhiệm vụ. Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu
cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không
hưởng lương, được giao nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong
khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ” [30, Điề u 277.tr 216].
Tội phạm về chức vụ có những đặc điểm sau đây:
Khách thể của tội phạm: Đây là quan hệ xã hội đảm bảo cho hoạt động
đứng đắn và uy tín của cơ quan tổ chức trong và ngoài Nhà nước, cụ thể là
9


các quan hệ bảo đảm tính liêm chính, tính vô tư và công minh trong hoạt động
thực thi nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức đồng thời quan hệ sở hữu tài sản
của Nhà nước hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của công dân cũng có thể trở
thành khách thể của tội phạm về chức vụ. Đối tượng quan trọng nhất của tội
phạm về chức vụ chính là hoạt động công vụ, nhiệm vụ của người có chức vụ,
quyền hạn.
Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội phạm về

chức vụ là những hành vi có tính chất làm sai lệch tính đúng đắn trong hoạt
động thực thi nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức.
Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm về chức vụ là người có
chức vụ, quyền hạn trong cả hai khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, bên
cạnh đó người không có chức vụ, quyền hạn cũng có thể là chủ thể của một số
tội phạm mà hành vi của họ gắn liền với hành vi của người có chức vụ quyền
hạn. Đồng thời người không có chức vụ quyền hạn còn có thể là đồng phạm
của một số tội phạm về chức vụ.
Mặt chủ quan của tội phạm: Các tội phạm về tham nhũng đều các tội cố
ý trực tiếp, các tội khác về chức vụ có thể có lỗi cố ý hoặc vô ý.
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của tội thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng
Trên cơ sở nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý chung của các tội phạm và
tô ̣i pha ̣m về chức vụ làm cơ sở để nghiên cứu tội thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng theo Điề u 285 Bô ̣ luâ ̣t hình sự năm 1999, có một số quan
điể m về khái niê ̣m về tô ̣i thiế u trách n hiê ̣m gây hâ ̣u quả nghiêm GS

– TS

Nguyễn Ngo ̣c Hòa chủ biên (2012)theo Luâ ̣t hì nh sự Viê ̣t Nam tâ ̣p 2, NXB
Công an nhân dân “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hành
vi không thực hiê ̣n hoặc thực hiê ̣n không đúng nhiê ̣m vụ được giao của người
có chức vụ , quyề n hạn và gây hậu quả nghiêm trọng cho lợi ích Nhà nước
10

,


tập thể , quyề n và lợi ích hợp pháp của công dân ”[28.Tr 386], nhưng khái
niê ̣m theo mô ̣t cách chung nhấ t như sau:

“Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự , do người có năng lực trách
nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự do bổ nhiệm, bầu cử, do hợp
đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương
được giao một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thi
hành công vụ đã không thực hiện hay thực hiện không đúng nhiệm vụ được
giao xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức gây hậu quả
nghiêm trọng”
Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có một số đặc điểm cơ
bản sau:
Một là, tội thiếu trách nhiệm gây hâu quả nghiêm trọng là hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong Bô ̣ luâ ̣t hiǹ h sự , xâm phạm đến hoạt
động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.
Hai là, Tội phạm do người có chức vụ, quyền hạn, được giao trách
nhiệm nhất định thực hiện, tất nhiên phải là người có năng lực trách nhiệm
hình sự.
Ba là, Tội phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng do hành vi không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nhiệm vụ được giao của người
có chức vụ, quyền hạn, lỗi của người phạm tội là vô ý - là thiếu trách nhiệm.
Việc quy định tội thiếu trách nhiệm gây hâ ̣u qu ả nghiêm trọng có ý
nghĩa trên nhiều phương diện cụ thể như sau:
Thứ nhất, Quy định của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
là sự ghi nhận và bảo đảm sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, là
một biểu hiện của bản chất của nhà nước do dân vì dân, cán bộ vì nhân dân
mà phục vụ, vì lợi ích của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
11


Thứ hai, Việc quy định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
có ý nghĩa trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức khi

thực hiện nhiệm vụ của mình, góp phần xây dựng nhà nước của dân do dân và
vì dân.
Thứ ba, Việc quy định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
là nội dung cụ thể hóa nhiệm vụ của Bộ luật hình sự Việt Nam được ghi nhận
tại Bô ̣ luâ ̣t hin
̀ h sự năm 1999, Bộ luật hình sự năm 2015 đó là nhiệm vụ bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình
đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích
hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa,
chống mọi hành vi phạm tội, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo
pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm.
1.2. Khái lƣợc sự hình thành và phát triển những quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam về tội thiếu trách nhiêm gây hậu quả nghiêm trọng
1.2.1.Giai đoạn từ 1945 đến trước khi ra đời Bộ luật hình sự năm 1985
Sau cách mạng tháng 8 thành công năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa mới thành lập phải đối phó với thù trong giặc ngoài và trong
hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước còn muôn vàn khó khăn
nhưng vấn đề xây dựng pháp luật vẫn Nhà nước ta được quan tâm nhất định.
Để giải quyết các vụ án hình sự, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 47-SL
ngày 10/10/1946 tạm thời giữ lại các luật lệ tại miền Bắc, Trung, Nam Bộ cho
đến khi ban hành các văn bản thống nhất toàn quốc.Sắc lệnh số 47 được ban
hành kịp thời đã hạn chế tới mức thấp nhất sự xáo trộn trong đời sống và quan
hệ thường nhật của nhân dân góp phần ổn định xã hội. Trong giai đoạn này
Nhà nước cũng đã ban hành một số Sắc lệnh để trừng trị âm mưu phá hoại về
về kinh tế, văn hóa, xã hội. Quá trình phát triển của các quy định pháp luật
hình sự Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi
12


ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả

nghiêm trọng thì loại tội phạm này chưa được quy định cụ thểrõ ràng. Pháp
luật hình sự chỉ mới xây dựng những quy phạm về các loại tội phạm nguy
hiểm cao và mang tính phổ biến, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ tài sản, bảo vệ
bí mật của cơ quan Nhà nước trong thời kỳđầu của nhà nước dân chủ nhân
dân. Ví dụ một số lĩnh vực cụ thể mà luật hình sự đã được quy định dưới dạng
vô ý như Nghị định số 69/ CP ngày 11/6/1962 có quy định hành vi làm mất
tài liệu bí mật sẽ tùy theo từng trường hợp mà bị thi hành kỷ luật hành chính
hoặc bị truy tố trước pháp luật Điề u 8 nêu “ Người nào sơ suấ t mà để lộ bí
mật Nhà nước hoặc để mấ t tài liê ̣u bí mật sẽ tùy theo từng trường hợp mà bi ̣
thi hành kỷ luật hành chính hoặc bi ̣ truy tố ” [31.Điề u 8.tr 201]
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cả nước vì Miền Nam ruột
thịt, Miền Bắc là hậu phương lớn cung cấp vật chất cho chiến trường Miền
Nam, vì vậy tài sản xã hội chủ nghĩa có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn
tại và phát triển của đất nước cũng như công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước. Chính trong hoàn cảnh đó Nhà nước ta đã quan tâm bảo vệ tài sản Nhà
nước, tài sảnXHCN và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN
ngày 21/10/1970 ra đời, trong đó đã quy định tội thiếu tinh thần trách nhiệm
gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản XHCN. Thời kỳ này chưa có quy định
tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
1.2.2. Từ năm 1986 đến trước khi sửa đổi toàn diện Bộ luật hình sự
vào năm 1999
Bộ luật hình sự năm 1985 được Quốc hội khóa VII thông qua ngày
27/6/1985 có hiệu lực thi hành thống nhất trong cả nước ngày 01/1/1986 đã
đánh dấu một bước tiến quan trọng về kỹ thuật lập pháp của nước ta. Lần đầu
tiên Pháp luật hình sự được thể hiện dưới hình thức bộ luật, một hình thức lập
pháp cao nhất, tập hợp các quy phạm pháp luật hình sự, thể hiện thống nhất,
13


tổng thể và có tính hệ thống, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

được quy định các tội phạm về chức vụ tại chươngIX.
Bô ̣ luâ ̣t hin
̀ h sự năm 1985 qui định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng tại Điều 220 như sau:
"Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nhiệm vụ đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng,
nếu không thuộc trường hợp qui định ở các điều 139, 193 và 237, thì bị cải
tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba
năm"[8.Điề u 220]
Tuy nhiên điều luật chỉ qui định một khung hình phạt chưa thực sự phù
hợp với tình hình xét xử và thực tế tội phạm nên tại Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua ngày 12/8/1991, ngày
22/12/1992 theo hướng nghiêm khắc hơn, đã sửa sửa đổi bổ sung Điều 220:
"1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc
trường hợp qui định ở các Điều 139 (Tội thiếu trách nhiệm gâu hậu quả đến
tài sản xã hội chủ nghĩa), Điều 193(Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ
khí gây hậu quả nghiêm trọng) và Điều 237(Tội thiếu trách nhiệm để người
bị giam trốn), thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù
từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị
phạt tù từ ba năm đến mười hai năm".
[Điề u 2 điểm 12Luật sửa đổ i bổ sung

năm 1992 về một số điề ucủa

BLHS năm 1985].
Ngoài các tội phạm cũng có dấu hiệu nói trên nhưng được quy định ở
các điều luật khác nhau như: Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc
nghề nghiệp, vi phạm quy tắc hành chính (khoản 2 Điều 104); Tội vô ý gây

14


thương tích nặng hoặc gây tổn hại nặng chosức khỏe của người khác do vi
phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc vi phạm quy tắc hành chính (Điều 110 khoản
2)…Bô ̣ luâ ̣t hin
̀ h sự năm 1985.
1.2.3. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọngtừ năm 1999,
sữa đổi năm 2009 đến nay.
Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời trong hoàn cảnh bao cấp với nhiều quy
phạm pháp luật đến thời điểm chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN không còn phù hợp, vì vậy Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời thay thế
Bô ̣ luâ ̣t hình sự năm 1985.
Điề u 285 bô ̣ luâ ̣t hin
̣
̀ h sự năm 1999 quy đinh:
“1.Người nào vì thiế u trách nhiê ̣m mà không thực hiê ̣n hoặc thực hiê ̣n
không đúng nhiê ̣m vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng , nế u không thuộc
trường hợp quy đi ̣nh điề u 144, 235 và 301 của Bộ luật này thì phạt cải tạo
không giam giữ đế n ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đế n năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng ,
thì bị phạt tù từ ba năm đế n mười hai năm.
3.Người phạm tội còn cấ m đảm nhiê ̣m chức vụ , hành nghề hoặc làm
một công viê ̣c nhấ t đi ̣nh từ một đế n năm năm” [9.Điề u 285].
Tội phạm này, nếu chỉ xét về hành vi khách quan và ý thức chủ quan thì
giống với tội “thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của
Nhà nước” (Điều 144), tội “ thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu
nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 235) và tội “thiếu trách
nhiệm để người bị giam, giữ trốn” (Điều 301) chỉ khác với các tội phạm này ở
hậu quả, ở đối tượng tác động. Cũng chính vì vậy, nội dung của điều luật quy

định: “nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của
Bộ luật này”.

15


Phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậ u quả nghiêm tro ̣ng ta ̣i k hoản 1là
trường hơ ̣p cấ u thành cơ bản của tô ̣i thiế u trách nhiê ̣m gây hâ ̣u quả nghiêm
trọng. So với tô ̣i thiế u trách nhiê ̣m gây hâ ̣u quả nghiêm

trọng quy định tại

khoản 1 Điề u 220 Bô ̣ luâ ̣t hiǹ h sự năm 1985 thì khoản 1 Điề u 285 Bô ̣ luâ ̣t
hình sự năm 1999 nhẹ hơn, vì khoản 1 Điề u 285 có quy định hình phạt cải tạo
không giam giữ . So với Điều 220 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội
phạm này, thì Điều 285 Bộ luật hình sự năm 1999 không có thay đổi lớn, chỉ
bổ sung loại hình phạt cải tạo không giam giữ. Cho đến nay, điều kiện kinh tế
xã hội của nước ta đã thay đổi căn bản, nhiều nước đã công nhận Việt Nam là
nền kinh tế thị trường và nước ta đã trở thành nước có mức thu nhập trung
bình trên thế giới. Do điều kiện hội nhập quốc tế, bên cạnh những yếu tố tích
cực thì nhiều yếu tố tiêu cực cũng phát sinh, tình hình tội phạm đã xuất hiện
nhiều loại hành vi nguy hiểm mới như các loại hành vi khủng bố, hành vi sử
dụng công nghệ cao để phạm tội…Đây cũng là một trong các căn cứ để Nhà
nước Việt nam xây dựng Bô ̣ luâ ̣t hình sự mới - Bô ̣ luâ ̣t hình sự năm 2015 thay
thế Bô ̣ luâ ̣t hình sự năm 1999 không còn phù hợp với điều kiện mới.
Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều
360 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các
trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179,

308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên
mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
16


d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03
năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên
mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07
năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên
mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 360 Bộ luật hình sự 2015 khác với Điều 285 Bộ luật hình sự năm
1999 đã cụ thể hóa được mức độ thiệt hại vào trong điều luật, tạo thuận lợi
cho việc xác định mức độ thiệt hại để đưa ra khung hình phạt cụ thể, mức
hình phạt phù hợp. Tuy nhiên, do cụ thể hóa các loại hậu quả nên có thể hiểu
so với Điều 285 Bô ̣ luâ ̣t hình sự năm 1999 thì Điều 360 Bô ̣ luâ ̣t hình sự năm

2015 xử lý những hành vi phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng được thu hẹp hơn bởi quy định cụ thể các loại hậu quả thiê ̣t hại đến tính
mạng, sức khỏe con người, tài sản mà không bao gồm các hậu quả khác.
1.3. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong pháp
luật hình sự một số nƣớc trên thế giới.
Để mở rộng sự nghiên cứu tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng, tôi nghiên cứu tham khảo Bô ̣ luâ ̣t hiǹ h sự của một số nước trên thế giới
về nội dung tội phạm này, từ đó có thể tìm ra những hạt nhân hợp lý mà
17


×