Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Địa vị pháp lý của luật sư nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HÀ HUY TỪ

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƢ NƢỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HÀ HUY TỪ

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƢ NƢỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Bá Diến

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

HÀ HUY TỪ

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. I
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ..................................................... V
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. VI
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1....................................................................................................... 9
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ .................... 9
CỦA LUẬT SƢ NƢỚC NGOÀI ...................................................................... 9
1.1. Khái niệm luật sƣ nƣớc ngoài và địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài ... 9
1.1.1. Khái niệm luật sƣ nƣớc ngoài .............................................................. 9
1.1.2. Khái niệm địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài ............................... 12
1.2. Đặc điểm và vai trò của việc điều chỉnh pháp lý địa vị của luật sƣ nƣớc
ngoài ................................................................................................................ 18
1.2.1. Đặc điểm của việc điều chỉnh pháp lý địa vị của luật sƣ nƣớc ngoài 18

1.2.2. Vai trò của việc điều chỉnh pháp lý địa vị của luật sƣ nƣớc ngoài .... 20
1.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc điều chỉnh pháp lý đối với địa vị của
luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam ..................................................................... 21
1.3.1. Đối với việc thúc đẩy hội nhập quốc tế của Việt Nam ...................... 21
1.3.2. Đối với việc nâng cao năng lực và kỹ năng hành nghề của luật sƣ Việt
Nam .............................................................................................................. 21
1.3.3. Đối với việc thực thi cam kết của Việt Nam đối với khu vực và quốc
tế ................................................................................................................... 22
1.4. Cơ sở pháp lý của địa vị của luật sƣ nƣớc ngoài ..................................... 23
1.4.1. Điều ƣớc quốc tế đa phƣơng .............................................................. 23
1.4.2. Điều ƣớc quốc tế song phƣơng, đa phƣơng ....................................... 27
1.4.3. Pháp luật quốc gia .............................................................................. 30

ii


CHƢƠNG 2..................................................................................................... 33
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƢ NƢỚC
NGOÀI TRONG TƢƠNG QUAN SO SÁNH VỚI CÁC ĐIỀU ƢỚC QUỐC
TẾ VÀ PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI ............................................................ 33
2.1. Pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài ................. 33
2.1.1. Quyền hành nghề của luật sƣ nƣớc ngoài .......................................... 34
2.1.2. Quyền đƣợc xuất nhập cảnh, cƣ trú, đi lại của luật sƣ nƣớc ngoài .... 38
2.1.3. Quyền sở hữu tài sản của luật sƣ nƣớc ngoài..................................... 39
2.1.4. Một số quyền khác của tổ chức hành nghề luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt
Nam .............................................................................................................. 44
2.1.5. Nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của luật sƣ nƣớc ngoài tại
Việt Nam ...................................................................................................... 46
2.1.6. Nghĩa vụ có mặt thƣờng xuyên tại Việt Nam .................................... 47
2.1.7. Nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân .................................................. 47

2.1.8. Về nghĩa vụ tuân thủ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sƣ
Việt Nam ...................................................................................................... 50
2.1.9. Nghĩa vụ khác của tổ chức hành nghề luật sƣ nƣớc ngoài ................. 52
2.2. Vấn đề thực thi và việc bảo vệ các quyền, nghĩa vụ pháp lý của luật sƣ
nƣớc ngoài tại Việt Nam ................................................................................. 52
2.3. So sánh pháp luật Việt Nam với Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Xingapo ........... 53
2.3.1. Về lĩnh vực hành nghề của luật sƣ nƣớc ngoài .................................. 53
2.3.2.Về trình độ chuyên môn và đăng ký hành nghề của luật sƣ nƣớc ngoài .. 55
2.3.3. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sƣ ................................ 63
2.3.4. Quy định về chế tài kỷ luật luật sƣ nƣớc ngoài .................................. 65
2.4. Đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam với Hiệp định GATS .......... 67
2.4.1. Tuân thủ các nguyên tắc của GATS ................................................... 67

iii


2.4.2. Hoạt động của tổ chức hành nghề luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam
theo phƣơng thức “hiện diện thƣơng mại”. .................................................. 70
2.4.3. Ƣu tiên cho tổ chức, cá nhân của nƣớc thành viên WTO hoạt động
dịch vụ pháp lý ............................................................................................. 71
CHƢƠNG 3..................................................................................................... 74
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI............... 74
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƢ ..................... 74
NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM ................................................................... 74
3.1. Thực trạng hoạt động hành nghề của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam ...... 74
3.1.1. Số liệu hoạt động hành nghề của luật sƣ nƣớc ngoài ......................... 74
3.1.2. Đánh giá thực trạng hoạt động hành nghề của luật sƣ nƣớc ngoài .... 81
3.2. Công tác quản lý luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam .................................. 82
3.2.1. Thực trạng quản lý luật sƣ nƣớc ngoài............................................... 82
3.2.2. Đánh giá công tác quản lý luật sƣ nƣớc ngoài ................................... 85

3.3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản
lý hoạt động của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.......................................... 85
3.3.1. Cần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sƣ ..................................................... 86
3.3.2.Cần quy định về luật sƣ nƣớc ngoài trong các hiệp định tƣơng trợ tƣ
pháp .............................................................................................................. 89
3.3.3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý luật sƣ nƣớc ngoài .................... 90
3.3.4. Cần sửa đổi quy định yêu cầu luật sƣ nƣớc ngoài có nghĩa vụ phải
tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sƣ Việt Nam ......... 94
3.3.5. Vấn đề thành lập Hiệp hội luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam ............. 95
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 101

iv


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
viết tắt
ABA
BOLE

FLCO

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Hiệp hội luật sƣ Hoa Kỳ

American Bar Association


Ban khảo thí luật sƣ bang New

The New York State Board of

York

Law Examiners

Văn phòng Tƣ vấn Pháp luật
Nƣớc ngoài

Foreign Legal Consultant Office

Hiệp định chung về thƣơng mại

General Agreement on Trade in

dịch vụ

Service

KBA

Liên đoàn luật sƣ Hàn Quốc

Korean Bar Association

WTO


Tổ chức thƣơng mại Thế giới

World Trade Organization

GATS

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Danh mục Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp...........................................27
Bảng 2.1. Biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến ................................................50
Bảng 3.1. Số luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Nguồn: Cục Bổ trợ Tƣ pháp ........74
Bảng 3.2. Số luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam phân bổ theo tỉnh, thành.........74
Bảng 3.3. Số lƣợng tổ chức hành nghề luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. ......76
Bảng 3.4. Số vụ việc tƣ vấn pháp luật của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. ......77
Bảng 3.5. Số lƣợng Luật sƣ Việt Nam làm việc trong các tổ chức hành nghề
luật sƣ nƣớc ngoài. ...........................................................................................79
Bảng 3.6. Doanh thu của tổ chức hành nghề Luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam ....80
Bảng 3.7. Nộp thuế của tổ chức hành nghề Luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. .....80

vi


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế trên cả bình diện về chiều rộng
và chiều sâu. Sự kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Thế
giới (WTO)ngày 11/01/2007 đã mở ra cơ hội mới cho sự phát triển đất nƣớc
và những thách thức cần phải vƣợt qua. Căn cứ Nghị quyết số 71/2006/NQQH 11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thƣ gia nhập Hiệp

định thành lập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới của nƣớc CHXHCN Việt Nam
thì Việt Nam áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam đƣợc ghi tại Phụ lục
đính kèm Nghị quyết, trong đó có Cam kết về dịch vụ pháp lý trong Biểu cam
kết về thƣơng mại dịch vụ.
Luật sƣ có vai trò, vị trí quan trọng đƣa dịch vụ pháp lý phát triển. Điều
2 Luật Luật sƣ năm 2006 quy định: “Luật sƣ là ngƣời có đủ tiêu chuẩn, điều
kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo
yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức”. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh
tế, xã hội và chủ động hội nhập đời sống quốc tế, luật sƣ các nƣớc đã mở rộng
phạm vi và lĩnh vực hoạt động ra khỏi biên giới quốc gia, đóng vai trò quan
trọng trong việc hình thành và phát triển thị trƣờng dịch vụ pháp lý, hỗ trợ
cho các hoạt động kinh doanh, đầu tƣ, thƣơng mại. Chúng ta đã quen với hình
ảnh các công ty đa quốc gia đến kinh doanh tại Việt Nam luôn luôn có đội
ngũ luật sƣ hùng hậu, giàu kinh nghiệmbên cạnh.Luật sƣ còn đóng vai trò rất
quan trọng trong tƣ vấn pháp luật vàtƣ vấn giải quyết tranh chấp. Các điều
ƣớc quốc tế song phƣơng và đa phƣơng có sự tham gia soạn thảo của các luật
sƣ giàu kinh nghiệm. Philippin có sự tƣ vấn pháp lý của luật sƣ Hoa Kỳ nổi
tiếng Paul Reichler về Vụ kiện Biển Đông Philippin kiện Trung Quốc ra Tòa

1


Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ƣớc của Liên hợp quốc về Luật
Biển năm 1982…
Để chủ động tham gia tiến trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ban
hành văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động hành nghề tƣ vấn pháp luật của
tổ chức luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam tại luật chuyên ngành là Luật Luật sƣ
và tại các văn bản pháp luật khác nhƣ Bộ luật lao động, Luật thƣơng mại,
Luật quảng cáo, Luật nhà ở, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cƣ trú tại
Việt Nam... Theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

Luật sƣ năm 2012 thì luật sƣ nƣớc ngoài hành nghề tại Việt Nam đƣợc tƣ vấn
pháp luật nƣớc ngoài và pháp luật quốc tế, đƣợc thực hiện các dịch vụ pháp lý
khác liên quan đến pháp luật nƣớc ngoài, đƣợc tƣ vấn pháp luật Việt Nam
trong trƣờng hợp có Bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu tƣơng tự nhƣ đối với một luật sƣ Việt Nam, không đƣợc tham gia tố
tụng với tƣ cách là ngƣời đại diện, ngƣời bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đƣơng sự trƣớc Tòa án Việt Nam.
Quy định pháp luật Việt Nam cũng đã cho phép các Chi nhánh, Công ty
luật nƣớc ngoài có quyền thuê luật sƣ nƣớc ngoài, luật sƣ Việt Nam, lao động
nƣớc ngoài, lao động Việt Nam; chuyển thu nhập từ hoạt động hành nghề ra
nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam…Tuy nhiên, nếu luật sƣ nƣớc
ngoài hành nghề tại Việt Nam vi phạm quy định của Luật Luật sƣ thì tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình
sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng theo quy định của pháp luật. Luật sƣ
nƣớc ngoài vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sƣ Việt Nam
thì Bộ Tƣ pháp thông báo cho tổ chức hành nghề luật sƣ nƣớc ngoài đã cử luật
sƣ đó vào hành nghề tại Việt Nam hoặc tổ chức hành nghề luật sƣ Việt Nam đã
tuyển dụng luật sƣ đó và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị thu hồi
hoặc xem xét không gia hạn Giấy phép hành nghề luật sƣ tại Việt Nam.

2


Sự trƣởng thành, phát triển của các tổ chức luật sƣ nƣớc ngoài và đội
ngũ luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam thể hiện qua sự gia tăng về số lƣợng, quy
mô và chất lƣợng dịch vụ. Từ 18 tổ chức luật sƣ nƣớc ngoài và hơn 50 luật sƣ
nƣớc ngoài hiện diện vào năm 1996, cho đến nay Bộ Tƣ pháp đã cấp phép
hoạt động cho 445 luật sƣ nƣớc ngoài và gần 90 tổ chức hành nghề luật sƣ
nƣớc ngoài tại Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, có 165 luật sƣ nƣớc ngoài
và 68 tổ chức hành nghề luật sƣ nƣớc ngoài đến từ rất nhiều quốc gia khác

nhau nhƣ Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Bỉ, Xingapo, Hồng Kông…
đang có hoạt động tại Việt Nam, với nhiều loại hình theo thông lệ quốc tế
nhƣ: chi nhánh, công ty 100% vốn nƣớc ngoài, công ty liên doanh.[26]
Tuy nhiên, so với luật sƣ Việt Nam, luật sƣ nƣớc ngoài hoạt động tại
Việt Nam có những hạn chế nhƣ về quyền hành nghề: không đƣợc tham gia
tranh tụng tại tòa án, về quyền sở hữu tài sản: bị hạn chế về số lƣợng nhà, thời
hạn sở hữu nhà ở, trƣờng hợp đƣợc tặng cho, thừa kế thì chỉ đƣợc hƣởng giá
trị của nhà ở…Để làm rõ những vấn đề này, nhiệm vụ của học viên là đi tìm
câu trả lời cho những câu hỏi:Hoa Kỳ, Xingapo và Hàn Quốc quy định về địa
vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài tại quốc gia sở tại nhƣ thế nào. Việt Nam có
thể học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia này không. Quyền và nghĩa vụ của
luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam là gì.Hoạt động của luật sƣ nƣớc ngoài tại
Việt Nam trong thời gian qua nhƣ thế nào. Cơ chế thực thi đã phù hợp chƣa,
có cần phải nâng cao công tác quản lý không. Có cần thiết phải sửa đổi pháp
luật về luật sƣ nƣớc ngoài không.Giải pháp hạn chế luật sƣ nƣớc ngoài phá
giá thù lao luật sƣ. Có nên cho phép luật sƣ nƣớc ngoài đƣợc thành lập tổ
chức xã hội - nghề nghiệp không.
Luận văn sẽ nghiên cứu các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của
luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam trong mối so sánh với quy định của các điều
ƣớc quốc tế cũng nhƣ quy định pháp luật về luật sƣ nƣớc ngoài tại Hoa Kỳ,

3


Xingapo và Hàn Quốc. Từ đó luận văn sẽ có những phân tích, so sánh, đối
chiếu để đƣa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện quy địnhpháp luật và
nâng cao công tác quản lý về luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.
Tính mới, tính cấp thiết của đề tài là đƣa ra những cơ sở khoa học pháp
lý, cập nhật những thông tin pháp luật mới để luận giải, phân tích về địa vị
pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Mục đích nhằm đƣa ra các giải

pháp, khuyến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam
về luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Khi Việt Nam đã mở cửa thị trƣờng dịch vụ pháp lý thì hệ thống pháp luật
Việt Nam phải điều chỉnh địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam
nhƣ thế nào cho phù hợp. Đấy là vấn đề cấp thiết cần phải nghiên cứu dƣới cơ
sở khoa học pháp lý.
2.Tình hình nghiên cứu
Hiện nay việc nghiên cứu về luật sƣ nói chung đã có một số công trình
nghiên cứu, bài báo, bài viết nhƣ:
-Cuốn sách Một số vấn đề về luật sư và nghề luật sư do TS. Nguyễn
Văn Tuân xuất bản năm 2012;
-Bài viết Bàn về khái niệm luật sư và thẩm quyền công nhận luật sư,
TS. Nguyễn Văn Tuân, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tƣ pháp, số 2/2012;
- Bài viết Đạo đức nghề nghiệp luật sư và việc giảng dạy chuyên đề
đạo đức nghề nghiệp luật sư, TS. Nguyễn Văn Tuân, Tạp chí Nghề Luật, Học
viện Tƣ pháp, số 5/2011;
-Bài viết Hiến pháp năm 2013 với việc hoàn thiện hệ thống pháp luậtCơ hội và trách nhiệm tham gia của luật sư Việt Nam, PGS.TS. Hà Hùng
Cƣờng, Tạp chí Luật sƣ Việt Nam số 1, 2014;
-Cuốn sáchCam kết về dịch vụ khi gia nhập WTO, bình luận của người
trong cuộc, Bộ Công Thƣơng, NXB Thống kê, 2009;

4


-Thực trạng hoạt động tố tụng của luật sư, Đinh Văn Quế, Tạp chí Luật
sƣ Việt Nam số 6, 2014;
-Sự có mặt của luật sư trong gia đoạn điều tra vụ án hình sự: Cần phải
có quy định bắt buộc, Nguyễn Hồng Hà, Tạp chí Luật sƣ Việt Nam số 4,
2014;
-Bài báoHạn chế tối đa hành chính hóa, hình sự hóa các quan hệ dân

sự, chuyên mục “Tích cực đƣa Bộ luật Dân sự vào cuộc sống”, Nguyễn Hồng
Hải, Báo Pháp luật Việt Nam số 299 (6551), 2016;
-Hiến pháp 2013: những thay đổi ảnh hưởng lớn đến vai trò, vị trí của
luật sư, Trƣơng Trọng Nghĩa, Tạp chí Luật sƣ Việt Nam số 1, 2014;
-Nghề luật sư góp phần xây dựng một xã hội văn minh, Lê Đức Tiết,
Tạp chí Luật sƣ Việt Nam số 9, 2014;
-Việc thu thập, sử dụng chứng cứ của luật sư ở Liên bang Nga, Thái
Đức Thịnh, Tạp chí Luật sƣ Việt Nam số 4, 2014;
-Một số nhận thức về những nhiệm vụ trọng tâm của Liên đoàn Luật sư
Việt Nam nhiệm kỳ II (2015-2019), TS. Đỗ Ngọc Thịnh, Tạp chí Luật sƣ Việt
Nam số 9, 2015;
-Vai trò của luật sư trong nhà nước pháp quyền và phát triển nền kinh
tế thị trường, TS. Đỗ Ngọc Thịnh, Tạp chí Luật sƣ Việt Nam số 1, 2014;
-Tìm hiểu về Đoàn Luật sư Tokyo, Tạ Quang Tòng, Tạp chí Luật sƣ
Việt Nam số 9, 2015;
-Liên đoàn Luật sư Việt Nam-hơn 5 năm nhìn lại, Nguyễn Văn Thảo,
Tạp chí Luật sƣ Việt Nam số 9, 2015;
-Giáo trình Tƣ pháp quốc tế do PGS, TS Nguyễn Bá Diến chủ biên,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2013 có nghiên cứu về
địa vị pháp lý của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam từ trang 128 đến trang 132

5


và về vấn đề hành nghề của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam từ trang 133 đến
trang 134.
Tuy nhiên, nghiên cứu về địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt
Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế thì chƣa có đề tài nghiên cứu.
3.Phạm vi nghiên cứu
Địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài là nội dung rất rộng, rất phong

phú. Trong khuôn khổ có hạn của Luận văn, học viên chỉ giới hạn nghiên
cứucácquyền cơ bản, đặc trƣng của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam đó là
quyền hành nghề, quyền đi lại, cƣ trú và quyền tài sản của luật sƣ nƣớc ngoài
tại Việt Nam.Về nghĩa vụ, luận văn nghiên cứu nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ
tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sƣ nƣớc ngoài tại
Việt Nam, nghĩa vụ có mặt thƣờng xuyên tại Việt Nam.
Về không gian, đề tài sẽ nghiên cứu trên địa bàn Việt Nam và một số
quốc gia nhƣ Hoa Kỳ, Xingapo và Hàn Quốc.Về thời gian, đề tài tập trung
nghiên cứu chủ yếu từ khi Việt Nam ban hành Luật Luật sƣ năm 2006 đến
nay vìtrong giai đoạn này Việt Nam đã thực thi Luật Luật sƣ và Luật sửa đổi,
bổ sungmột số điều của Luật Luật sƣ năm 2012 cũng nhƣ ban hành các văn
bản hƣớng dẫn thi hành.
4.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài tại
Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, luận văn sẽ đƣa ra một số khuyến
nghị nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về luật sƣ nƣớc
ngoài tại Việt Nam.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục đích nói trên, luận văn phải thực hiện những
nhiệm vụ sau đây:

6


-Về mặt lý luận, luận văn phân tích, làm rõ về quyền hành nghề, quyền
đi lại, cƣ trú và quyền tài sản của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam; những
nghĩa vụ mà luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam phải thực hiện nhƣ: nghĩa vụ
tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, nghĩa vụ tuân thủ Quy tắc đạo đức
và ứng xử nghề nghiêp luật sƣ Việt Nam, nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ cƣ trú

từ 183 ngày trở lên trong 12 tháng liên tục.
-Về mặt thực tiễn, luận văn cung cấp một số thông tin, số liệu về thực
trạnghoạt động của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam ví dụ số lƣợng luật sƣ, số
lƣợng tổ chức hành nghề luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, doanh thu, nộp
thuế của tổ chức luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.
-Qua việc phân tích, xem xét, đánh giá về lý luận và thực tiễn, luận văn
tìm ra những hạn chế, bất cập và đề xuất những khuyến nghị nhằm hoàn thiện
pháp luật về hoạt động của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam trong điều kiện
hội nhập quốc tế.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ
nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, cũng nhƣ về vấn đề nhà nƣớc và pháp luật.Luận văn sử dụng kết
hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khoa học: tổng hợp, phân tích, so sánh,
chứng minh, kết hợp các thông tin, tƣ liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu,
đặc biệt là phƣơng pháp so sánh luật học.Đặc biệt, Luận văn cũng kết hợp
chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu địa vị pháp lý của luật
sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế và giải quyết
những vấn đề mà đề tài đặt ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng nhƣ thực
tiễn về địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam trong điều kiện hội

7


nhập quốc tế.Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể làm nguồn tƣ liệu tham
khảo cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc về luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam,
cũng nhƣ làm nguồn tài liệu tham khảo cho công tác đào tạo và nghiên cứu
khoa học tại các cơ sở đào tạo luật trong cả nƣớc nói chung và tại khoa Luật

Đại học Quốc gia nói riêng.
7.Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về địa vị pháp lý của luật sƣ
nƣớc ngoài;
Chƣơng 2: Pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài
trong tƣơng quan so sánh với các điều ƣớc quốc tế và pháp luật nƣớc ngoài;
Chƣơng 3: Một sốkhuyến nghị nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về
quản lý hoạt độngcủa luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.

8


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬNCƠ BẢN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ
CỦA LUẬT SƢ NƢỚC NGOÀI
1.1.Khái niệm luật sƣ nƣớc ngoài và địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài
1.1.1.Khái niệm luật sư nước ngoài
Điều 3Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
năm 2014 quy định Ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú ở Việt Nam là công dân nƣớc
ngoài và ngƣời không quốc tịch thƣờng trú hoặc tạm trú ở Việt Nam. Điều 4
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2014
quy định Nhà nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công nhận công
dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Điều 3 Luật nhập
cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cƣ trú của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam năm
2014 quy địnhNgƣời nƣớc ngoài là ngƣời mang giấy tờ xác định quốc tịch
nƣớc ngoài và ngƣời không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cƣ trú
tại Việt Nam.Trong lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại, Điều 4Luật Doanh
nghiệp năm 2014 quy địnhCá nhân nƣớc ngoài là ngƣời không có quốc tịch

Việt Nam.Điều 3Luật Đầu tƣ năm 2014 quy định chung về nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài là cá nhân có quốc tịch nƣớc ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật
nƣớc ngoài thực hiện đầu tƣ kinh doanh tại Việt Nam. Điều 4Luật Đấu thầu
năm 2013 quy địnhNhà thầu nƣớc ngoài là tổ chức đƣợc thành lập theo pháp
luật nƣớc ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nƣớc ngoài tham dự thầu tại
Việt Nam. Có thể thấy, trong lĩnh vực đầu tƣ, kinh doanh, cá nhân đƣợc coi là
nhà đầu tƣ, nhà thầu nƣớc ngoài khi cá nhân đó có quốc tịch nƣớc ngoài.
Nhƣ vậy, ngƣời nƣớc ngoài đƣợc hiểu là ngƣời không có quốc tịch Việt
Nam, họ có thể là ngƣời có quốc tịch nƣớc ngoài hoặc là ngƣời không có
quốc tịch. Khái niệm ngƣời nƣớc ngoài ở đây rất chặt chẽ vì xuất phát từ mục

9


đích của pháp luật về quốc tịch là nhằm xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ
của một ngƣời là công dân Việt Nam, họ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của
công dân theo quy định của pháp luật, còn ngƣời nƣớc ngoài chỉ có các quyền
và nghĩa vụ nhất định. Các khái niệm trên đều có đặc điểm chung là lấy dấu
hiệu quốc tịch để định nghĩa ngƣời nƣớc ngoài. Quốc tịch là cơ sở pháp lý để
xác minh một ngƣời có phải là công dân của một nƣớc nào đó hay không.
Nếu một ngƣời nào đó mang quốc tịch của một nƣớc thì họ là công dân của
nƣớc đó và ngƣợc lại, nếu họ không có quốc tịch nƣớc này thì họ đƣợc coi là
ngƣời nƣớc ngoài.
Luật hóa về luật sƣ, năm 1987Hội đồng Nhà nƣớc ban hành Pháp lệnh
tổ chức luật sƣ. Tuy nhiên, trong Pháp lệnh này không định nghĩa thế nào
làluật sƣ nƣớc ngoài.
Nghị định 42-CP ngày 08/7/1995 ban hành quy chế tƣ vấn của tổ chức
luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Namlà Nghị định đầu tiên quy định về hành nghề
tƣ vấn pháp luật của tổ chức luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Nghị định đã
quy định điều kiện hành nghề, hình thức, tổ chức hành nghề, thủ tục cấp phép,

phạm vi hoạt động, quyền và nghĩa vụ của chi nhánh của tổ chức luật sƣ nƣớc
ngoài và một số quy định khác.
Về quyền và nghĩa vụ của luật sƣ nƣớc ngoài, Nghị định 42-CP quy
địnhluật sƣ nƣớc ngoài của Chi nhánh đƣợc tƣ vấn về pháp luật nƣớc ngoài và
pháp luật quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh, đầu tƣ, thƣơng mại; không đƣợc
tƣ vấn về pháp luật Việt Nam; không đƣợc tham gia tố tụng với tƣ cách là
ngƣời bào chữa, ngƣời đại diện cho khách hàng trƣớc Toà án Việt Nam [4,
điều 20].
Chi nhánh, luật sƣ nƣớc ngoài của chi nhánh đƣợc chuyển ra nƣớc
ngoài thu nhập từ hoạt động hành nghề tƣ vấn pháp luật theo quy định của
pháp luật Việt Nam [4, điều 26].

10


Năm 2001, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Luật sƣ.
Trong Pháp lệnh có nhắc đến nội dungviệc hành nghề của luật sƣ nƣớc ngoài,
tuy nhiên Pháp lệnh này lại quy địnhviệc hành nghề của luật sƣ nƣớc ngoài tại
Việt Nam do Chính phủ quy định [22,điều 43]. Nhƣ vậy, về mặt pháp lý, quy
định về luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc xuất hiện trong văn bản quy
phạm pháp luật từ năm 1995 mặc dù chƣa có định nghĩa cụ thể thế nào là luật
sƣ nƣớc ngoài.
Cũng trong năm 2001, Chính phủ ban hànhNghị định 94/2001/NĐCPquy định chi tiết Pháp lệnh luật sƣ. Nghị định 94/2001/NĐ-CP cho phép
Văn phòng luật sƣ, Công ty luật hợp danh có thể thuê luật sƣ nƣớc ngoài đã
đƣợc cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam để làm việc cho Văn phòng luật
sƣ, Công ty luật hợp danh [6, điều 15].
Luật Luật sƣ năm 2006, Nghị định 28/2007/NĐ-CP ngày 26/02/2007
quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sƣ, Thông
tƣ 02/2007/TT-BTP ngày 25/04/2007 hƣớng dẫn một số quy định của Luật
Luật sƣ, Nghị định quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của

Luât Luật sƣ đều không quy định khái niệm Tổ chức hành nghề luật sƣ nƣớc
ngoài cũng nhƣ Luật sƣ nƣớc ngoài. Hai yếu tố “đƣợc thành lập hợp pháp” và
“đang hoạt động hợp pháp ở nƣớc ngoài” theo các khái niệm trƣớc đây đã
đƣợc chuyển thành các điều kiện hành nghề đối với tổ chức hành nghề luật sƣ
nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, quan điểm lập pháp của Luật Luật sƣ năm 2006 đã có
nhiều thay đổi so với các văn bản quy phạm pháp luật trƣớc đó, bỏ bớt quy
định rƣờm rà, không cần thiết, đi vào bản chất hơn.
Hơn nữa, Luật Luật sƣ năm 2006 không có một điều khoản riêng quy
định về vấn đề bảo đảm đầu tƣ đối với tổ chức hành nghề luật sƣ nƣớc ngoài
mà chỉ quy định tại điểm đ và e, khoản 1, Điều 73 về các quyền của tổ chức
hành nghề luật sƣ nƣớc ngoài. Các biện pháp bảo đảm đầu tƣ cụ thể đã đƣợc

11


quy định ở các điều khoản khác của luật khác, đó là từĐiều 6 đến Điều 12
Chƣơng II Luật Đầu tƣ năm 2005 bao gồm: bảo đảm về vốn và tài sản;bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ;mở cửa thị trƣờng, đầu tƣ liên quan đến thƣơng mại;bảo
đảm quyền chuyển vốn và tài sản ra nƣớc ngoài; áp dụng giá, phí, lệ phí thống
nhất; bảo đảm đầu tƣ trong trƣờng hợp thay đổipháp luật vàgiải quyết tranh
chấp. Nhƣ vậy, Luật Luật sƣ năm 2006 đã thực hiện đúng chức năng của nó là
chỉ quy định các vấn đề chuyên môn đối với hoạt động hành nghề của luật sƣ
nƣớc ngoài, không quy định lạicác quy định của pháp luật về đầu tƣ nhƣ các
văn bản trƣớc đây. Hơn nữa, các biện pháp bảo đảm đầu tƣ theo Luật Đầu tƣ
năm 2005 đã đƣợc mở rộng, đầy đủ và cụ thể hơn trƣớc rất nhiều.
Về mặt thực tiễn, luật sƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam sau khi Việt Nam
thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa thị trƣờng đón các nhà đầu tƣ từ nhiều
quốc gia đến đầu tƣ vào Việt Nam. Do hệ thống pháp luật ở mỗi quốc gia có
sự khác nhau nên các tập đoàn, công ty đa quốc giađầu tƣ vào Việt Nam
thông thƣờng phải có đội ngũ các luật sƣ để tƣ vấn pháp lý để doanh nghiệp

yên tâm triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Khái niệm về luật sƣ nƣớc ngoài đƣợc trình bày trong luận văn phải
đáp ứng các tiêu chí sau:
Một là, luật sƣ nƣớc ngoài là cá nhân nƣớc ngoài đã đƣợc cấp thẻ luật
sƣ tại nƣớc ngoài. Điều kiện để đƣợc cấp thẻ luật sƣ nƣớc ngoài do quy định
pháp luật của nƣớc mà ngƣời đó mang quốc tịch.
Hai là, luật sƣ nƣớc ngoài khi hành nghề tại Việt Nam phải đáp ứng
đƣợc những điều kiện do pháp luật Việt Nam quy định; chịu sự điều chỉnh
của pháp luật Việt Nam; đƣợc hƣởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ
theo quy định của pháp luật Việt nam.
1.1.2.Khái niệm địa vị pháp lý của luật sư nước ngoài

12


Để đƣa ra một khái niệm về địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài thì
điều đầu tiên là phải tìm hiểu những yếu tố cấu thành địa vị pháp lý của cá
nhân ngƣời nƣớc ngoài. Vì cá nhân ngƣời nƣớc ngoài có nội hàm rộng bao
gồm cả luật sƣ nƣớc ngoài. Yếu tố đầu tiên cấu thành địa vị pháp lý của cá
nhân ngƣời nƣớc ngoài là quốc tịch. Yếu tố thứ hai là quyền năng chủ thể của
từng đối tƣợng cá nhân ngƣời nƣớc ngoài. Yếu tố này giải đáp cho các câu
hỏi: Ngƣời nƣớc ngoài là chủ thể pháp luật của lĩnh vực nào hay là tất cả các
lĩnh vực pháp luật; Họ có những quyền và nghĩa vụ gì khi tham gia vào những
quan hệ xã hội mà pháp luật Việt Nam điều chỉnh. Luật sƣ nƣớc ngoài ngoài
việc đƣợc hƣởng những quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ thông
thƣờng nhƣ ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam nhƣ quyền sở hữu, quyền dân sự,
quyền lao động thì họ còn đƣợc hƣởng những quyền và thực hiện những
nghĩa vụ riêng, chỉ dành cho luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Yếu tố thứ ba
cấu thành địa vị pháp lý của cá nhân ngƣời nƣớc ngoài là những biện pháp
pháp lý của nhà nƣớc Việt Nam đảm bảo thi hành quyền và nghĩa vụ pháp lý

của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam.
Địa vị pháp lý của cá nhân là ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc xác
định trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ƣớc
quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Địa vị pháp lý đó đƣợc thể
hiện ở chỗ cá nhân là ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam cùng một lúc phải
chịu sự ràng buộc của hai chế độ pháp lý: chế độ pháp lý theo pháp luật
của nƣớc mà ngƣời đó có quốc tịch (hoặc định cƣ nếu ngƣời đó không
có quốc tịch nƣớc nào) và chế độ pháp lý dành cho cá nhân là ngƣời
nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam – pháp luật của nƣớc
ngƣời đó có mặt.
Đến nay Việt Nam chƣa có một đạo luật riêng về ngƣời nƣớc ngoài
hoặc về địa vị pháp lý của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam. Do vậy, các

13


quyền và nghĩa vụ pháp lý của cá nhân là ngƣời nƣớc ngoài tại Việt
Nam đƣợc quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau
của Việt Nam. Tuy vậy, có thể xem xét địa vị pháp lý của cá nhân là
ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam thông qua việc xem xét: chế độ xuất
cảnh, nhập cảnh, cƣ trú, đi lại của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam, các
quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ tại Việt Nam, đặc biệt là quyền năng
chủ thể Tƣ pháp quốc tế của họ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
các cơ chế thực thi bảo vệ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của ngƣời
nƣớc ngoài tại Việt Nam và một số vấn đề pháp lý khác.[9, tr 128-129]
Nhƣ vậy, luật sƣ nƣớc ngoài là ngƣời nƣớc ngoài ở Việt Nam, hoạt
động hành nghề luật sƣ. Họ cùng một lúc phải chịu sự ràng buộc của hai chế
độ pháp lý: chế độ pháp lý theo pháp luật của nƣớc mà ngƣời đó có quốc tịch
(hoặc định cƣ nếu ngƣời đó không có quốc tịch nƣớc nào) và chế độ pháp lý
theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Có thể khẳng định rằng quy định về luật sƣ nƣớc ngoài; địa vị pháp lý
của luật sƣ nƣớc ngoài là những nội dung quan trọng trong hệ thống các quy
định pháp luật về luật sƣ của các nƣớc trên thế giới. Chính vì vậy, một số
nƣớc nhƣ Xingapo, Hàn Quốc thƣờng quy định trong luật những vấn đề liên
quan đến luật sƣ nƣớc ngoài hành nghề tại quốc gia sở tại. Ví dụ, theo pháp
luật Xingapo luật sƣ nƣớc ngoài đƣợc quy định tại Phần IVA Đạo luật về
hành nghề pháp lý của Xingapo. Theo pháp luật Hàn Quốc, luật sƣ nƣớc
ngoài đƣợc quy định tại Đạo luật tƣ vấn pháp luật nƣớc ngoài số 9524 ngày
25/3/2009.
Nhƣ vậy, có thể định nghĩa địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài tại
Việt Nam là tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý dành cho luật sƣ nƣớc
ngoài đƣợc quy định theo pháp luật quốc gia, điều ƣớc quốc tế và hệ thống

14


các biện pháp pháp lý đảm bảo thi hành quyền và nghĩa vụ của luật sƣ nƣớc
ngoài tại Việt Nam.
Khái niệm “địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài” khác với khái niệm
“quy chế pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài”. Bởi vì “quy chế pháp lý” chỉ đề cập
thuần túy nội dung pháp luật, tức là các chế độ pháp luật quy định.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ tập trung phân tích,
nghiên cứu địa vị pháp lý của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam dƣới góc độ
tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý dành cho luật sƣ nƣớc ngoài đƣợc quy
định theo pháp luật quốc gia và các điều ƣớc quốc tế.
Trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng
thì vị trí, vai trò của luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam lại có ý nghĩa quan
trọng. Tuy nhiên, về tổng thể, cần nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn mà
Việt Nam phải trải qua khi hội nhập quốc tế.
Từ lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng ta cần xác định một cách tiếp

cận phù hợp đối với khái niệm “hội nhập quốc tế” để làm nền tảng xây
dựng chiến lƣợc hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn mới.
Chúng tôi cho rằng cách tiếp cận phù hợp nhất là xem xét hội nhập nhƣ
là một quá trình xã hội có nội hàm toàn diện và thƣờng xuyên vận động
hƣớng tới mục tiêu nhất định. Theo đó, hội nhập quốc tế đƣợc hiểu nhƣ
là quá trình các nƣớc tiến hành các hoạt động tăng cƣờng sự gắn kết họ
với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực,
quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi
chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế. Nhƣ vậy,
khác với hợp tác quốc tế (hành vi các chủ thể quốc tế đáp ứng lợi ích
hay nguyện vọng của nhau, không chống đối nhau), hội nhập quốc tế
vƣợt lên trên sự hợp tác quốc tế thông thƣờng: nó đòi hỏi sự chia sẻ và
tính kỷ luật cao của các chủ thể tham gia[43].

15


Thời cơ và thuận lợi của hội nhập quốc tế giai đoạn mới
Với triển vọng hoàn tất đàm phán và triển khai Hiệp định FTA trong
giai đoạn đến năm 2020, lần đầu tiên nƣớc ta sẽ trở thành một mắt xích
quan trọng của mạng lƣới liên kết kinh tế rất rộng lớn với tất cả các
trung tâm và các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Các địa phƣơng, hiệp
hội và doanh nghiệp Việt Nam đứng trƣớc những thuận lợi lớn chƣa
từng có để mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, với tƣ cách là một đối tác
bình đẳng, không bị phân biệt đối xử, theo mức thuế ƣu đãi, thậm chí là
0%, với 56 đối tác mà ta có hiệp định FTA. Ðây là những yếu tố quan
trọng để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ của nƣớc ta, tạo
thêm việc làm, góp phần tăng cƣờng ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu
nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trƣởng.
Hội nhập quốc tế sâu rộng, tạo động lực mới để thúc đẩy đổi mới, hoàn

thiện môi trƣờng pháp lý, thể chế kinh tế thị trƣờng, cải cách hành
chính, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý trong nƣớc ngày càng minh
bạch hơn, làm thông thoáng môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh trong nƣớc,
thúc đẩy mạnh mẽ đầu tƣ của các thành phần kinh tế, các nhà đầu tƣ
trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia có tiềm lực
tài chính lớn, công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến.
Hội nhập quốc tế sâu rộng tạo thời cơ, thuận lợi mới để triển khai chủ
trƣơng hội nhập quốc tế toàn diện, làm sâu sắc và nâng tầm các quan hệ
đối tác, tạo thế đan xen lợi ích dài hạn với tất cả các trung tâm kinh tế –
chính trị hàng đầu thế giới, đem lại thế và lực mới cho đất nƣớc, củng
cố môi trƣờng hòa bình, ổn định.
Với chủ trƣơng “chủ động đóng góp, tích cực khởi xƣớng và tham gia
định hình các cơ chế hợp tác”, nƣớc ta có điều kiện cùng các nƣớc
hoạch định các chính sách toàn cầu, nhất là về kinh tế, thƣơng mại,

16


thúc đẩy hình thành một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, trong đó có
điều kiện thuận lợi để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của địa phƣơng, hiệp
hội và doanh nghiệp Việt Nam trong tranh chấp thƣơng mại quốc tế.
Các hiệp hội và doanh nghiệp trong nƣớc có điều kiện thuận lợi hơn để
tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào với giá cạnh tranh hơn, dịch vụ hỗ trợ
tiện lợi hơn, chất lƣợng cao hơn, tiết kiệm chi phí sản xuất…, nâng cao
năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Ngƣời dân trong nƣớc có
thêm nhiều sự lựa chọn phong phú về hàng hóa, dịch vụ với chất lƣợng
cao và giá cả cạnh tranh.
Thách thức, khó khăn
Thách thức lớn và trực diện nhất là sức ép cạnh tranh gay gắt hơn trên
cả ba cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Các sản phẩm và

doanh nghiệp của ta sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm và doanh nghiệp
nƣớc ngoài không chỉ trên thị trƣờng quốc tế mà ngay trên thị trƣờng
nội địa. Chính phủ ta phải cạnh tranh với chính phủ các nƣớc trong cải
thiện môi trƣờng thu hút đầu tƣ, nguồn nhân lực… Các lĩnh vực kinh tế
vốn đƣợc bảo hộ bị thách thức gay gắt do việc cắt giảm thuế quan,
nhƣ ngành sản xuất ô-tô, mía đƣờng, gạo, xăng dầu…
Các Bộ, ngành, hiệp hội và doanh nghiệp đứng trƣớc đòi hỏi phải hiểu
biết nhiều và vận dụng hiệu quả các luật lệ, quy định kinh tế, thƣơng mại
cũng nhƣ văn hóa kinh doanh của nhiều nƣớc và nhiều thị trƣờng hơn
trƣớc, đặc biệt trong trƣờng hợp xảy ra tranh chấp thƣơng mại. Các FTA
mới đòi hỏi phải điều chỉnh luật lệ, chính sách không chỉ về kinh tế,
thƣơng mại mà cả các vấn đề phi thƣơng mại, nhƣ quyền của ngƣời lao
động, tiêu chuẩn lao động, tự do hiệp hội – công đoàn, môi trƣờng, doanh
nghiệp nhà nƣớc, mua sắm chính phủ…

17


×