Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Pháp luật kiểm soát cho vay bằng thế chấp tài sản ở các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 119 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH QUNH TRANG

PHáP LUậT KIểM SOáT CHO VAY BằNG THế CHấP TàI SảN
ở CáC NGÂN HàNG THƯƠNG MạI Cổ PHầN ở VIệT NAM

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2017


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH QUNH TRANG

PHáP LUậT KIểM SOáT CHO VAY BằNG THế CHấP TàI SảN
ở CáC NGÂN HàNG THƯƠNG MạI Cổ PHầN ở VIệT NAM

Chuyờn ngnh: Lut Kinh t
Mó s: 60 38 01 07

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS Lấ TH THANH

H NI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Quỳnh Trang


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KIỂM
SOÁT CHO VAY BẰNG THẾ CHẤP TÀI SẢN Ở CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN........................................................... 6
1.1.

Khái luận về kiểm soát cho vay bằng thế chấp tài sản ở ngân
hàng thƣơng mại cổ phần .................................................................. 6


1.1.1. Khái lƣợc về cho vay bằng thế chấp tài sản ở ngân hàng thƣơng mại
cổ phần .................................................................................................. 6
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về kiểm soát cho vay bằng thế chấp tài sản
ở ngân hàng thƣơng mại cổ phần ....................................................... 12
1.2.

Khái luận về pháp luật kiểm soát cho vay bằng thế chấp tài
sản ở ngân hàng thƣơng mại cổ phần............................................. 19

1.2.1. Khái niệm pháp luật kiểm soát cho vay bằng thế chấp tài sản ở
ngân hàng thƣơng mại cổ phần .......................................................... 19
1.2.2. Nội dung của pháp luật về kiểm soát cho vay bằng thế chấp tài
sản ở ngân hàng thƣơng mại cổ phần ................................................. 20
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 33
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHO VAY
BẰNG THẾ CHẤP TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM ................................................................ 34
2.1.

Khái quát hệ thống các ngân hàng thƣơng ma ̣i cổ phầ n và
nguồn luật điều chỉnh về kiểm soát cho vay bằng thế chấ p tài
sản tại các ngân hàng thƣơng ma ̣i cổ phầ n ở Việt Nam ............... 34


2.1.1. Khái quát hệ thống các ngân hàng thƣơng ma ̣i cổ phầởnViệt Nam ....... 34
2.1.2. Một số nguồn luật chủ yếu điều chỉnh về kiểm soát cho vay bằng
thế chấ p tài sản tại các ngân hàng thƣơng ma ̣i cổ phầ nở Việt Nam ..... 35
2.2.

Thực trạng pháp luật về kiểm soát cho vay bằng thế chấp tài

sản tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở Việt Nam...................... 36

2.2.1. Thực trạng pháp luật về chủ thể kiểm soát ........................................ 36
2.2.2. Thực trạng pháp luật về đối tƣợng bị kiểm soát ................................ 44
2.2.3. Thực trạng pháp luật về nội dung kiểm soát ...................................... 47
2.2.4. Thực trạng pháp luật về quy trình kiểm soát...................................... 56
2.2.5. Thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm .............................................. 58
2.2.6. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp ................................... 63
2.3.

Thực tiễn thực hiện pháp luật về kiểm soát cho vay bằng thế
chấp tài sản tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở Việt Nam ....... 67

2.4.

Đánh giá thực trạng pháp luật kiểm soát cho vay bằng thế
chấp tài sản ở ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam ............ 71

2.4.1. Ƣu điểm .............................................................................................. 71
2.4.2. Tồn tại................................................................................................. 73
2.4.3. Nguyên nhân....................................................................................... 81
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 85
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ KIỂM SOÁT CHO VAY BẰNG THẾ CHẤP TÀI SẢN TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM ............... 86
3.1.

Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về kiểm soát cho vay bằng
thế chấp tài sản tại ngân hàng thƣơng mại cổ phân ở Việt
Nam trong thời gian tới ................................................................... 86


3.2.

Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát cho vay
bằng thế chấ p tài sản t ại các ngân hàng thƣơng ma ̣i cổ phầ n
ở Việt Nam ........................................................................................ 88

3.2.1. Hoàn thiện một số quy định pháp luật làm căn cứ để kiểm soát
cho vay bằng thế chấp tài sản ở ngân hàng thƣơng mại cổ phần ....... 89


3.2.2. Hoàn thiện quy định về kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thƣơng
mại cổ phần trong hoạt động cho vay bằng thế chấp tài sản ................. 99
3.3.

Một số kiến nghị thực hiện giải pháp ........................................... 103

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 106
KẾT LUẬN .................................................................................................. 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 109


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Cụm từ đầy đủ

BKS


Ban kiểm soát

BLDS

Bộ luật dân sự

CP

Cổ phần

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

HĐQT

Hội đồng quản trị

KSNB

Kiểm soát nội bộ

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại


NHTMCP

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

TCTD

Tổ chức tín dụng

TCTS

Thế chấp tài sản


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của
nền kinh tế hàng hóa để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanh toán
phục vụ cho phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức
kinh tế với đặc thù kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. NHTM là trung gian tài
chính của nền kinh tế, thực hiện huy động các nguồn vốn và sử dụng các
nguồn vốn huy động này để thực hiện cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế
và các dịch vụ ngân hàng nhằm tạo ra lợi nhuận. Trong các hoạt động kinh
doanh của ngân hàng, cho vay là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất vì nó
giúp tạo ra lợi nhuận cao nhất cho NHTM. Việc sử dụng tài sản bảo đảm
trong hoạt động tín dụng cũng đƣợc các NHTM đặt lên hàng đầu để làm cơ sở
đảm bảo cho khoản vay, nhằm hạn chế rủi ro cho chính ngân hàng thƣơng
mại. Tuy nhiên, rủi ro cho vay bằng TCTS thƣờng phát sinh do khách hàng
vay không trả đƣợc nợ cho ngân hàng đúng hạn nhƣ đã cam kết, trong khi tài
sản thế chấp không đƣợc kiểm soát một cách chặt chẽ cũng có thể dẫn đến
việc không xử lý đƣợc tài sản thế chấp khiến ngân hàng không thu hồi đƣợc

vốn vay, từ đó có thể dẫn đến khả năng mất thanh toán của ngân hàng do
không thanh toán các khoản huy động đầu vào. Để hạn chế và ngăn ngừa rủi
ro trong hoạt động cho vay bằng TCTS, ngoài các biện pháp kỹ thuật nghiệp
vụ tín dụng thì việc thiết kế một hệ thống kiểm soát hiệu quả sẽ góp phần
quan trọng trong việc kiểm soát, hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt
động cho vay bằng TCTS, hạn chế đƣợc tối đa sự thất thoát vốn của NHTM
Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động kiểm soát cho vay bằng
TCTS của NHTM, pháp luật đã có những quy định nhằm điều chỉnh các quan
hệ trong hoạt động này.

1


Song, pháp luật về kiểm soát cho vay bằng TCTS ở Việt Nam hiện nay
đã bộc lộ rất nhiều bất cập, gây khó khăn cho hoạt động kiểm soát và gây ra
nhiều tranh chấp, khó giải quyết. Thực trạng áp dụng pháp luật về kiểm soát
cho vay bằng TCTS còn nhiều khó khăn, lúng túng, khó áp dụng.
Để hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát cho vay bằng TCTS ở
NHTM nói chung và NHTMCP nói riêng, cần phải nghiên cứu một cách tổng
thể không những lý luận về pháp luật kiểm soát cho vay bằng TCTS mà còn
phải nghiên cứu về thực trạng hệ thống pháp luật về cho vay bằng TCTS, trên
cơ sở đó đƣa ra hƣớng và giải pháp hoàn thiện phù hợp.
Để góp phần giải quyết vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài “Pháp luật kiểm
soát cho vay bằng thế chấp tài sản ở các ngân hàng thương mại cổ phần ở
Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Tính đến thời điểm hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu liên
quan đến pháp luật kiểm soát cho vay bằng TCTS ở NHTMCP ở Việt Nam.
Lê Thị Thanh (2014), “Pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký
giao dịch bảo đảm Ở Việt Nam hiện nay” [35]. Bài viết đã nghiên cứu một số

vấn đề lý luận về pháp luật giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm,
trên cơ sở đó xem xét các quy định phù hợp và những bất cập về thực trạng hệ
thống pháp luật giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm ở Việt Nam
hiện nay, từ đó đƣa ra các gợi ý nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về giao
dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của
nền kinh tế thị trƣờng và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Nguyễn Ngọc Kim Cƣơng (2014), “Pháp luật về quản lý sử dụng vốn
của ngân hàng thương mại ở Việt Nam và thực tiễn tại Ngân hàng thương mại
cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình” [9]. Tác giả đã phân tích
một cách có hệ thống các quy định pháp luật về quản lý sử dụng vốn tại ngân

2


hàng thƣơng mại, đƣa ra những nhận xét, đánh giá việc thực hiện các quy
định này trong thực tế để làm rõ những bất cập của pháp luật trong quản lý và
sử dụng vốn của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần, cụ thể là ngân hàng
Công thƣơng Việt Nam- Chi nhánh Ba Đình, từ đó đƣa ra một số giải pháp
nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý sử dụng vốn tại ngân hàng
thƣơng mại cổ phần ở Việt Nam.
Nguyễn Thị Phƣơng Linh (2010), “Tăng cường kiểm soát tín dụng tại
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng”. Bài viết đã trình
bày đƣợc những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động
tín dụng trong ngân hàng thƣơng mại, nêu những nội dung thực tế, đánh giá
về công tác tín dụng cũng nhƣ hệ thống kiểm soát nội bộ và có những biện
pháp nhằm nâng cao chất lƣợng kiểm soát tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNT
Đà Nẵng. Tuy nhiên, bài viết vẫn chƣa nêu đầy đủ và bao quát về kiểm soát
tín dụng, bởi lẽ kiểm soát tín dụng không chỉ là kiểm soát nội bộ ngân hàng
mà còn kiểm soát cả khách hàng vay vốn, thậm chí khách hàng có thể kiểm
soát trở lại ngân hàng;…

Xem xét một cách tổng quát, những vấn đề liên quan đến kiểm soát
hoạt động cho vay đã có nhiều tác giả nghiên cứu trong công trình nghiên cứu
khoa học. Tuy nhiên do phạm vi đề tài rộng nên các tác giả chƣa đề cập một
cách có hệ thống về pháp luật kiểm soát cho vay bằng thế chấp tài sản của
ngân hàng thƣơng mại cố phần Việt Nam, từ đó nhằm nâng cao khả năng
kiểm soát cho vay bằng TCTS. Với đề tài này tác giả sẽ tập trung nghiên cứu
về kiểm soát cho vay bằng TCTS mà các tác giả trƣớc đây chƣa đề cập một
cách đầy đủ hoặc chƣa giải quyết một cách thỏa đáng nhằm bổ sung đầy đủ cả
về lý luận lẫn thực tiễn, góp phần thúc đẩy công tác kiểm soát cho vay bằng
TCTS tại NHTMCP ở Việt Nam.

3


3. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kiểm soát cho vay bằng thế chấp
tài sản tại NHTMCP trên cơ sở đó đánh giá toàn diện các quy định pháp luật
về kiểm soát hoạt động cho vay bằng thế chấp tài sản tại NHTMCP ở Việt
Nam hiện nay thông qua thực tiễn thực hiện. Đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kiểm soát hoạt động cho vay bằng thế chấp
tài sản tại NHTMCP.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là pháp luật về kiểm soát cho vay bằng
thế chấp tài sản ở ngân hàng thƣơng mại cổ phần.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu pháp luật kiểm soát cho vay bằng thế
chấp tài sản tại các NHTMCP ở Việt Nam hiện nay của chính các NHTMCP.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, ngƣời viết sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu phù hợp với tính chất và yêu cầu của đề tài:
- Phƣơng pháp luận: Phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.

- Phƣơng pháp cụ thể: Thu thập văn bản, tài liệu, phân tích, tổng hợp,
so sánh.
Trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
luận văn kết hợp chúng với một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ:
Phƣơng pháp phân tích kết hợp với thu thập văn bản, tài liệu đƣợc sử dụng để
làm rõ quy định của pháp luật hiện hành về kiểm soát cho vay bằng TCTS;
Phƣơng pháp so sánh đƣợc áp dụng để tìm ra những nét khác biệt và tƣơng
đồng giữa quy định của pháp luật Việt Nam với các nƣớc khác, so sánh khái
niệm kiểm soát với kiểm tra, giám sát; Phƣơng pháp tổng hợp nhằm khái quát
thực trạng áp dụng pháp luật từ đó chỉ ra đƣợc những ƣu điểm, tồn tại và
nguyên nhân về kiểm soát cho vay bằng TCTS của NHTMCP nhằm đề xuất
các kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

4


6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn kết cấu thành ba chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát cho vay bằng
thế chấp tài sản ở các ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát cho vay bằng thế chập tài
sản tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát
cho vay bằng thế chấp tài sản tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở Việt Nam.

5


Chƣơng 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT
KIỂM SOÁT CHO VAY BẰNG THẾ CHẤP TÀI SẢN
Ở CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
1.1. Khái luận về kiểm soát cho vay bằng thế chấp tài sản ở ngân
hàng thƣơng mại cổ phần
1.1.1. Khái lược về cho vay bằng thế chấp tài sản ở ngân hàng thương
mại cổ phần
Khái lƣợc về các ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Ngân hàng thƣơng mại là một tổ chức tài chính trung gian, hoạt động
kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Hoạt động kinh doanh của NHTM cũng giống
nhƣ một doanh nghiệp, đều hƣớng tới mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi
nhuận. Sự phát triển của hệ thống NHTM có tác động rất lớn đến quá trình phát
triển của nền kinh tế hàng hoá, ngƣợc lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ
đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trƣờng thì NHTM cũng ngày càng
đƣợc hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu.
Hiện nay, đa phần các NHTM đƣợc tổ chức và hoạt động dƣới hình
thức NHTMCP.
NHTMCP là NHTM đƣợc thành lập dƣới hình thức công ty cổ phần,
trong đó có các doanh nghiệp Nhà nƣớc, tổ chức tín dụng, tổ chức khác và cá
nhân cùng góp vốn theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc [13, tr.16].
NHTMCP huy động vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu. Việc nắm
giữ cổ phiếu cho phép ngƣời sở hữu có thể tham gia quyết định các hoạt động
của ngân hàng, tham gia chia cổ tức từ thu nhập của ngân hàng đồng thời phải
gánh chịu các loại tổn thất có thể xảy ra. Do vốn sở hữu đƣợc hình thành thông
qua thị trƣờng tập trung, các ngân hàng cổ phần có khả năng tăng vốn nhanh

6


chóng, vì vậy thƣờng là các ngân hàng lớn, số cổ đông nhiều, thông thƣờng là

từ 100 cổ đông trở lên (Ví dụ: Ở Việt Nam, NHTMCP phải có tối thiểu 100 cổ
đông, không hạn chế số lƣợng cổ đông tối đa). Các tổ hợp ngân hàng lớn nhất
thế giới hiện nay đều là NHTMCP. Các NHTMCP thƣờng có phạm vi hoạt
động rộng, hoạt động đa năng, có nhiều chi nhánh hoặc công ty con.
Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng đƣợc thành lập dƣới hình
thức công ty cổ phần bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban
kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).
Khái lƣợc về cho vay bằng thế chấp tài sản của các ngân hàng
thƣơng ma ̣i cổ phầ n
Trƣớc tiên cần tìm hiểu khái niệm cho vay và khái niệm thế chấp tài
sản. Cụ thể:
Cho vay là một hoạt động tín dụng mà tín dụng đƣợc hiểu nhƣ sau:
Tín dụng là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa ngƣời cho vay và ngƣời
đi vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả [10, tr.101].
Nhƣ vậy, khái niệm cho vay đƣợc hiểu là quan hệ sử dụng vốn lẫn
nhau giữa ngƣời cho vay và ngƣời đi vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả
gốc và lãi.
Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng là hoạt động nghề nghiệp kinh
doanh mang tính chức năng. Mặc dù theo quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành, các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng cũng có thể thực
hiện việc cho vay đối với khách hàng nhƣ một hoạt động kinh doanh nhƣng
hoạt động cho vay của các tổ chức này hoàn toàn không phải là nghề nghiệp
mang tính chức năng nhƣ đối với các tổ chức tín dụng.
Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng không chỉ là một nghề kinh
doanh mà hơn nữa còn là một nghề nghiệp kinh doanh có điều kiện. Điều này
thể hiện ở chỗ hoạt động cho vay chuyên nghiệp của tổ chức tín dụng phải

7



thỏa mãn một số điều kiện nhất định nhƣ phải có vốn pháp định: phải đƣợc
Ngân hàng Nhà nƣớc cấp giấy phép hoạt động ngân hàng trƣớc khi tiến hành
việc đăng ký kinh doanh theo luật định.
Thế chấp tài sản là biện pháp đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong hoạt
động cho vay có bảo đảm. Pháp luật một số nƣớc định nghĩa thế chấp nhƣ sau:
Bộ luật Dân sự Pháp đã quy định:
Thế chấp là một quyền tài sản đối với bất động sản đƣợc sử
dụng vào việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Về bản chất, quyền thế
chấp không thể phân chia và tồn tại trên tất cả các bất động sản thế
chấp, trên từng bất động sản và mỗi phần của những bất động sản
ấy. Quyền thế chấp tiếp tục trên các bất động sản dù bất động sản
đã chuyển dịch sang tay ngƣời khác [21, Điều 2114].
Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan quy định:
Hợp đồng thế chấp là hợp đồng qua đó một ngƣời gọi là ngƣời
thế chấp nhƣợng một tài sản cho ngƣời khác gọi là ngƣời nhận thế
chấp nhƣ một bảo đảm thi hành một nghĩa vụ, nhƣng không chuyển
giao tài sản đó cho ngƣời nhận thế chấp [22, Điều 702].
Theo pháp luật dân sự Nhật Bản:
Thế chấp là một chế định bảo đảm nghĩa vụ bằng tài sản.
Trong đó không có việc chuyển giao tài sản thế chấp [3].
Bộ luật dân sự 2015 Việt Nam quy định:
Thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài
sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không
giao tài sản cho bên kia (gọi là bên nhận thế chấp) [32, Điều 37].
Nhƣ vậy, pháp luật Việt Nam cũng nhƣ pháp luật của hầu hết các nƣớc
khác đều quy định thế chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng
tài sản, đƣợc hình thành không có sự chuyển giao tài sản, do thỏa thuận của các

8



bên trong đó bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền.
Trong phạm vi của đề tài, thế chấp tài sản sẽ đƣợc nghiên cứu dƣới các
khía cạnh chủ yếu sau: (i) Quy định về tài sản thế chấp; (ii) Quy định hợp
đồng thế chấp; (iii) Quy định về đăng ký giao dịch thế chấp; (iv) Quy định về
xử lý tài sản thế chấp.
Thứ nhất, quy định về tài sản thế chấp
Trƣớc hết phải định nghĩa đƣợc tài sản là gì? và gồm những loại nào?
(Ví dụ: ở Việt Nam, theo Bộ luật dân sự năm 2015 thì “Tài sản bao gồm vật,
tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”;…).
Pháp luật về giao dịch thế chấp phải mô tả đƣợc các loại tài sản thế
chấp, trên cơ sở đó mới quy định các nội dung cụ thể khác trong giao dịch thế
chấp và đăng ký giao dịch thế chấp.
Thông thƣờng pháp luật các quốc gia quy định: tài sản thế chấp là tài
sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tƣơng lai.
Có nhiều tình huống thực tế có thể xảy ra, do vậy pháp luật phải dự liệu
để có các quy định làm căn cứ pháp lý, tạo điều kiện tối đa cho việc bảo đảm
quyền và lợi ích của các bên trong giao lƣu dân sự, kinh doanh, thƣơng mại.
Chẳng hạn: Đối với trƣờng hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng thế chấp tài
sản hình thành trong tƣơng lai, hoặc trƣờng hợp tài sản thế chấp không thuộc
sở hữu của bên thế chấp,… thì pháp luật phải quy định cụ thể, chặt chẽ.
Thứ hai, quy định về hợp đồng thế chấp
Trong hợp đồng thế chấp thì vấn đề thời điểm hợp đồng thế chấp có
hiệu lực là rất quan trọng. Do vậy, pháp luật phải quy định rõ thời điểm có
hiệu lực của hợp đồng thế chấp
Hợp đồng thế chấp đƣợc ký kết xuất phát từ sự tự nguyện, hợp pháp
phải có hiệu lực pháp lý ngay với các bên giao dịch.

9



Trong kinh tế thị trƣờng, pháp luật nên quy định: Hợp đồng thế chấp
đƣợc giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. Tất nhiên, pháp
luật cũng phải quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp trong
những trƣờng hợp đặc biệt. Chẳng hạn trƣờng hợp:
- Các bên có thoả thuận khác;
- Hợp đồng thế chấp có giá trị pháp lý đối với ngƣời thứ ba.
Việc thay đổi một hoặc các bên tham gia hợp đồng thế chấp không làm
thay đổi thời điểm hợp đồng thế chấp có giá trị pháp lý đối với ngƣời thứ ba.
Thứ ba, quy định về đăng ký giao dịch thế chấp
Mỗi quốc gia khác nhau, trong mỗi thời kỳ khác nhau, pháp luật quy
định về các trƣờng hợp phải đăng ký giao dịch thế chấp là khác nhau. Song,
những giao dịch thế chấp mà pháp luật quy định phải đăng ký giao dịch thế
chấp thông thƣờng là: Thế chấp quyền sử dụng đất; Thế chấp rừng sản xuất là
rừng trồng; thế chấp tàu bay; Thế chấp tàu biển.
Còn các trƣờng hợp không bắt buộc phải đăng ký giao dịch thế chấp
thì các bên trong quan hệ giao dịch thế chấp có quyền đăng ký và pháp luật
về đăng ký giao dịch thế chấp phải có các quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý
thuận tiện nhất để các chủ thể trong quan hệ giao dịch thế chấp thực hiện
quyền của mình.
Thứ tư, quy định về xử lý tài sản thế chấp
Có nhiều trƣờng hợp, bên chủ thể có nghĩa vụ trong quan hệ dân sự,
kinh doanh, thƣơng mại không thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền.
Trong trƣờng hợp các bên có giao dịch cho vay bằng thế chấp tài sản thì tài
sản thế chấp phải đƣợc xử lý để bên có quyền đƣợc hƣởng quyền của mình.
Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các bên trong quan hệ giao dịch thế
chấp và bên thứ ba liên quan, pháp luật về giao dịch thế chấp phải quy định về
nội dung, trình tự thủ tục xử lý tài sản thế chấp. Trong đó cần có các quy
phạm pháp luật quy định về những nội dung cụ thể sau:


10


- Các trƣờng hợp xử lý tài sản thế chấp;
- Nguyên tắc xử lý tài sản thế chấp;
- Các phƣơng thức xử lý tài sản thế chấp theo thỏa thuận;
Nhƣ vậy, từ khái niệm về cho vay và khái niệm về thế chấp tài sản, có
thể định nghĩa hoạt động cho vay bằng TCTS ở NHTMCP nhƣ sau:
Cho vay bằng TCTS ở NHTMCP là hoạt động nghề nghiệp kinh doanh
mang tính chức năng của ngân hàng hoạt động kinh doanh, thƣơng mại theo
mô hình công ty cổ phần trong đó bao gồm bên cho vay là ngân hàng thƣơng
mại cổ phần và bên vay là cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay tiền của ngân hàng
để thỏa mãn những nhu cầu về kinh doanh hoặc tiêu dùng và họ phải có tài
sản của mình hoặc của ngƣời thứ ba dùng để thế chấp nhằm bảo đảm nghĩa vụ
trả nợ tiền vay cho ngân hàng thƣơng mại cổ phần.
Khác với hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản thì việc
cho vay có bảo đảm bằ ng TCTS đƣơ ̣c áp du ̣ng đố i với các khách hàng vay
không đủ uy tin
́ , không đủ điề u kiê ̣n để cho vay không có bảo đảm . Viê ̣c áp
dụng bi ện pháp thế chấp này không chỉ tạo ra những hành lang pháp lý an
toàn cho hoạt động tín dụng nói chung và sự phát triển của nền kinh tế , mà nó
còn tạo ra rất nhiều cơ hội để mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hà ng
của các chủ thể có nhu cầu cần vốn cho hoạt động kinh doanh của mình . Mă ̣t
khác, nó là cơ sở để các NHTMCP ra quyết định cấp tín dụng . Ngoài ra, biê ̣n
pháp này còn mang tính chất phòng ngừa rủi ro . Đây đƣơ ̣c xem là mu ̣c đích
của việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay , đảm bảo cho ngân hàng có
khả năng thu hồi đƣợc số tiền đã cho khách hàng của mình vay . Trong trƣờng
hơ ̣p khách hàng vay lâm vào tiǹ h tra ̣ng phá sản hay gă ̣p khó khăn tro


ng sản

xuấ t, kinh doanh, viê ̣c cho vay bằ ng TCTS sẽ xác lâ ̣p quyề n ƣu tiên là chủ nơ ̣
có bảo đảm của NHTMCP trong việc thu hồi nợ . Mục đích của việc cho vay

11


bằ ng TCTS là ta ̣o cơ sở bảo đảm an toàn cho hoa ̣t đô ̣ng cho vay của các
NHTMCP, bản chất của thế chấp tài sản là sử dụng những giá trị của tài sản
thế chấ p để trả nơ ̣ thay cho các khoản vay mà ngƣời vay đã dùng vào sản
xuấ t, kinh doanh nhƣng không có khả năng trả nơ ̣ ngân hàng . Đặc điểm này
khác biê ̣t so với cho vay không có bảo đảm bằ ng tài sản
thƣ̣c hiê ̣n cho vay không có bảo đảm bằ ng tài sản

, bởi lẽ ngân hàng

chỉ dựa trên uy tiń của

khách hàng, điề u này khiế n cho viê ̣c thu hồ i vố n vay của ngân hàng gă ̣p nhiề u
khó khăn khi khách hàng vay vốn không có khả năng trả đƣợc nợ.
Chính vì thế, việc cho vay có bảo đảm bằ ng tài sản , đă ̣c biê ̣t là cho vay
bằng TCTS đƣợc coi là phổ biến nhất hiện nay, bởi có nhiều khách hàng dùng
tài sản để bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng nhƣng vẫn có nhu cầu sử dụng
tài sản hoặc luân chuyển tài sản đó (đối với tài sản là hàng hóa luân chuyển).
Nếu đƣa các tài sản này vào cầm cố để bảo đảm tiền vay thì khách hàng vay
sẽ không đáp ứng đƣợc các điều kiện nói trên.
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về kiểm soát cho vay bằng thế chấp tài
sản ở ngân hàng thương mại cổ phần
Khái niệm kiểm soát

Khái niệm kiểm soát ban đầu đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng pháp giúp
kiểm toán viên xác định phƣơng pháp hiệu quả nhất trong việc lập kế hoạch
kiểm toán, sau đó đƣợc xem là một bộ phận chủ yếu trong hệ thống quản trị
doanh nghiệp. Chƣa có định nghĩa chung cho thuật ngữ kiểm soát mà tùy vào
góc độ khác nhau, có các cách định nghĩa khác nhau cho thuật ngữ này.
Theo Schoderbek, Peter P. Richard A. Cosier and John C. Aplin (1988):
“Kiểm soát là hoạt động đánh giá và chỉnh sửa lệch lạc từ tiêu chuẩn” [11, tr.13].
Với định nghĩa này có thể thấy kiểm soát chính là việc xây dựng các tiêu
chuẩn, sau đó sẽ đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn đã đƣợc thiết lập và cuối

12


cùng sẽ chỉnh sửa các sai lệch (nếu có). Ở đây mặc dù đã nói đến các hoạt
động trong quá trình kiểm soát nhƣng lại không chỉ chi tiết xem tổ chức cần
dựa vào đâu để xây dựng tiêu chuẩn này.
Theo Jones and George (2003): “Kiểm soát là quá trình nhà quản lý
giám sát và điều tiết tính hiệu quả và hiệu lực của một tổ chức và các thành
viên trong việc thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của tổ
chức” [11, tr.13]. Ở đây kiểm soát là một chuỗi các hoạt động hiện diện ở mọi
bộ phận trong doanh nghiệp và quá trình kiểm soát là phƣơng tiện nhằm giúp
cho doanh nghiệp đạt đƣợc các mục tiêu của mình. Với định nghĩa này mặc
dù đã đƣa ra các mục tiêu cần đạt đƣợc nhƣng lại không đƣa ra các tiêu chuẩn
cụ thể để giúp doanh nghiệp đánh giá các hoạt động của mình.
Với tƣ cách là một chức năng quản trị, kiểm soát đƣợc hiểu là quá trình
đo lƣờng kết quả đạt đƣợc trên thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn nhằm
phát hiện sự sai lệch và nguyên nhân của sự sai lệch, trên cơ sở đó đƣa ra biện
pháp điều chỉnh sự sai lệch để đảm bảo tổ chức đạt đƣợc mục tiêu.
Một quy trình kiểm soát thƣờng có bốn giai đoạn:
- Xác định tiêu chuẩn kiểm soát

Tiêu chuẩn kiểm soát chính là các chuẩn mực, mục tiêu đặt ra cho việc
thực hiện. Nó là kết quả cuối cùng mà chúng ta mong muốn đạt đƣợc. Một tổ
chức có nhiều loại tiêu chuẩn kiểm soát khác nhau, các tiêu chuẩn kiểm soát
đề ra phải hợp lý và có khả năng thực hiện trên thực tế.
- Đo lƣờng và đánh giá việc thực hiện
Căn cứ với các tiêu chuẩn đặt ra, tiến hành đo lƣờng việc thực hiện
nhiệm vụ để xác định kết quả thực hiện tại một thời điểm đƣợc xác định, từ
đó có những kết luận đúng đắn về hoạt động, kết quả thực hiện, phát hiện
những sai lệch có thể xảy ra và nguyên nhân của sai lệch.
- So sánh kết quả đạt đƣợc với các chỉ tiêu:

13


Bƣớc so sánh giúp xác định mức độ chênh lệch giữa kết quả thực tế và
tiêu chuẩn. Nếu kết quả thực hiện phù hợp với các tiêu chuẩn thì việc thực
hiện vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch và không cần sự điều chỉnh. Nếu kết quả
thực hiện không phù hợp với tiêu chuẩn thì sự điều chỉnh là cần thiết.
- Điều chỉnh các sai lệch:
Nếu kết quả thực tế có những sai lệch so với tiêu chuẩn đặt ra ban đầu
thì phải phân tích rõ nguyên nhân dẫn đến sai lệch và đề ra biện pháp khắc
phục những sai lệch đó. Điều chỉnh các sai lệch có thể đƣợc coi là mục đích
của việc kiểm soát, bởi vì thông qua việc điều chỉnh mà mục tiêu và kế hoạch
đề ra mới đƣợc thực hiện.Điều chỉnh các sai lệch chính là vấn đề mà qua đó
việc kiểm soát đƣợc thấy rõ nhƣ là một phần của toàn bộ hệ thống quản trị và
là nơi mà nó liên hệ với các chức năng quản trị khác.
Kiểm soát là chức năng cuối cùng và không thể thiếu của quá trình
quản lý (một quy trình quản lý gồm 4 chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh
đạo và kiểm soát). Nếu việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo làm tốt mà chức
năng kiểm soát không đƣợc thực hiện hoặc thực hiện không tốt thì kết quả có

thể sẽ không đúng với chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
Để tiến hành hoạt động kiểm soát một cách chính xác và toàn diện, cần
phải có hoạt động kiểm tra, giám sát.
Theo từ điển Tiếng Việt, kiểm tra đƣợc hiểu là “xem xét tình hình thực
tế để đánh giá nhận xét”; giám sát đƣợc hiểu là “sự theo dõi, xem xét làm
đúng hoặc sai những điều đã quy định”
Từ định nghĩa trên có thể thấy rằng kiểm tra và giám sát là hoạt động
nằm trong hoạt động kiểm soát. Bởi lẽ, về cơ bản, kiểm soát, kiểm tra và giám
sát có nội hàm ý nghĩa tƣơng đƣơng nhau, đó là xem xét đánh giá hoạt động
để các quy định, mục tiêu đã đề ra đƣợc thực hiện một cách nghiêm chỉnh,
chính xác, đầy đủ. Tuy nhiên, so với kiểm tra và giám sát, kiểm soát có phạm

14


vi xem xét, đánh giá rộng hơn, hình thức phong phú hơn, nó bao hàm cả việc
kiểm tra và giám sát.
Khái niệm về kiểm soát cho vay bằng thế chấp tài sản ở NHTMCP
và các hoạt động kiểm soát cho vay bằng TSTC ở NHTMCP
Kiểm soát cho vay bằng TCTS tại NHTMCP là quá trình đo lƣờng kết
quả hoạt động cho vay bằng thế chấp tài sản ở NHTMCP, so sánh với các tiêu
chuẩn, phát hiện sai lệch và nguyên nhân, tiến hành các điều chỉnh nhằm cho
kết quả cuối cùng phù hợp với mục tiêu mà NHTMCP xác định khi cho vay
bằng TCTS tại NHTMCP.
Hoạt động kiểm soát cho vay đƣợc tiến hành trong suốt quá trình cấp
tín dụng của ngân hàng, kể từ lúc ngân hàng nhận đƣợc hồ sơ vay vốn của
khách hàng cho đến khi khách hàng trả nợ xong.
Tiêu chuẩn kiểm soát hoạt động cho vay bằng TCTS chính là các quy
phạm pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động cho vay bằng TCTS của các tổ
chức tín dụng, trong đó có NHTMCP (Ví dụ: Ở Việt Nam, quy định về kiểm

soát cho vay bằng TCTS có ở Luật các Tổ chức tín dụng, Bộ luật Dân sự,
Luật đất đai…); các quy định trong điều lệ, nội quy, quy chế hoạt động của
NHTMCP đặt ra đối với việc cho vay bằng TCTS này.
Trên cơ sở các quy phạm pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế làm tiêu
chuẩn để đo lƣờng hoạt động cho vay bằng TCTS ở NHTMCP có phù hợp với
các quy định trên hay không và nếu nhƣ có sai lệch, tức là khác với tiêu chuẩn
thì phải tìm ra nguyên nhân của những sai lệch đó. Nguyên nhân sai lệch có thể
là do quy định của pháp luật không phù hợp với quy luật khách quan, do điều
lệ, nội quy, quy chế của NHTMCP quy định không đúng; nếu nhƣ quy phạm
pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế phù hợp thì có thể do nghị quyết của
HĐQT, do hoạt động của các thành viên HĐQT, ban giám đốc,... từ những
nguyên nhân đó tiến hành việc điều chỉnh nhằm làm cho kết quả cuối cùng phù
hợp với mục tiêu đề ra của NHTMCP khi thực hiện cho vay bằng TCTS.

15


Hoạt động kiểm soát cho vay bằng thế chấ p tài sản tại ngân hàng
thƣơng mại cổ phần
Hoạt động kiểm soát cho vay bằng TCTS tại NHTMCP là hoạt động có
tính chất phức tạp, liên quan đến các vấn đề về tài sản thế chấp, giao dịch thế
chấp, quy trình cho vay bằng thế chấp, kiểm soát đối với khách hàng và liên
quan đến nhiều chủ thể (NHTMCP, khách hàng đi vay, ngƣời thứ ba liên quan
đến tài sản thế chấp). Vì vậy cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật để giải
quyết các vấn đề này.
Kiểm soát hoạt động cho vay bằng TCTS gồm các hoạt động chủ
yếu sau:
+ Kiểm soát tƣ cách của ngƣời vay: quan hệ vay trả đã qua; kinh
nghiệm của các ngân hàng khác đối với khách hàng này; mục đích khoản vay;
khả năng phân tích, dự báo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có

ngƣời bảo lãnh cho khoản vay…
+ Kiểm soát năng lực của ngƣời vay: năng lực hành vi dân sự của
khách hàng hoặc ngƣời bảo lãnh; những hồ sơ pháp lý chứng minh năng lực
pháp lý của doanh nghiệp vay vốn; mô tả quá trình hoạt động của doanh
nghiệp đến hiện tại, cơ cấu sở hữu, chủ sở hữu, sản phẩm, ngƣời cung ứng…
+ Kiểm soát dòng tiền đƣợc tạo để trả nợ ngân hàng: thu nhập đã qua;
doanh thu bán hàng; tình hình phân chia cổ tức; dòng tiền từ phƣơng án kinh
doanh hiện tại và dự kiến; tính thanh khoản của các tài sản lƣu động; vòng
quay nợ phải thu, phải trả và hàng tồn kho; cơ chế kiểm soát chi phí…
+ Kiểm soát tính pháp lý của khoản vay bằng thế chấp: các luật hiện
hành liên quan đến khoản tín dụng đang đƣợc xem xét; đủ hồ sơ giấy tờ phục
vụ cho công việc kiểm soát; hồ sơ giấy tờ cho vay, giải ngân phải có đầy đủ
và đƣợc ký bởi các bên; mức độ phù hợp của khoản vay đối với các quy phạm
pháp luật, nội quy, quy chế của ngân hàng,…

16


+ Kiểm soát tài sản thế chấp: những loại tài sản; giá trị tài sản; tình
trạng tài sản; tình trạng bảo hiểm. Quy định tài sản thế chấp đƣợc thực hiện
nhằm đáp ứng hai mục tiêu của ngƣời cho vay: thứ nhất, nếu ngƣời vay không
có khả năng hoàn trả thì ngƣời cho vay có quyền thu giữ và bán tài sản để thu
hồi lại khoản tiền đã cho vay; thứ hai, việc thế chấp sẽ tạo ra lợi thế về tâm lý
cho ngƣời cho vay. Bởi vì các tài sản cụ thể đã đƣợc dùng để thế chấp cho
khoản vay nên ngƣời vay sẽ cảm thấy cần phải làm việc tích cực hơn để thanh
toán nợ của mình và tránh khả năng để mất những tài sản có giá trị.
+ Kiểm soát quy trình cho vay bằng thế chấp: kiểm soát kể từ khi giao
kết hợp đồng cho vay và hợp đồng thế chấp cho đến khi thanh lý hợp đồng.
(Ví dụ: Đối với những tài sản thế chấp cần đăng ký giao dịch thế chấp thì phải
có quy trình đăng ký giao dịch thế chấp, vấn đề ở đây là phải kiểm soát xem

tài sản thế chấp có đƣợc đăng ký đúng quy trình hay không?);…
Ý nghĩa của kiểm soát cho vay bằng TCTS
- Đối với ngân hàng:
Không phải ngẫu nhiên mà kiểm soát tiền vay là hoạt động đƣợc nhắc
đến trong mọi quan hệ tín dụng. Và nếu bảo đảm kiểm soát tiền vay thành
công, không những ngân hàng bảo đảm đƣợc khả năng hoàn trả vốn vay mà
còn sản sinh lợi nhuận, bảo đảm hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đối
với những khoản vay mà ngân hàng không đòi hỏi tài sản bảo đảm thì ngân
hàng phải thẩm định khách hàng một cách chặt chẽ hơn, nhờ đó mà chất
lƣợng tín dụng đƣợc nâng cao, khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng cũng
đƣợc cải thiện. Mặt khác những tài sản mà lẽ ra doanh nghiệp phải đem bảo
đảm sẽ đƣợc dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt hơn để doanh nghiệp hoàn trả
vốn vay cho ngân hàng. Đây là một điều mà cả ngân hàng và khách hàng cùng
mong đợi. Đối với những khoản vay mà ngân hàng đòi hỏi tài sản bảo đảm sẽ

17


tạo tâm lý mạnh dạn cho ngân hàng khi đƣa ra quyết định cho vay, nhƣ vậy sẽ
dẫn đến kết quả là ngân hàng mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế.
Thêm nữa, kiểm soát cho vay thƣờng xuyên và xuyên suốt còn giúp
ngân hàng nắm bắt đƣợc những nhu cầu mới của khách hàng, từ đó tạo cơ hội
kinh doanh mới cho ngân hàng.
- Đối với khách hàng:
Cũng theo nhƣ sự phân tích ở trên, khách hàng muốn có đƣợc khoản
vốn từ ngân hàng thì chỉ có tạo ra sự bảo đảm cho chính khoản tiền mà mình
cần. Trong điều kiện thị trƣờng tài chính chƣa phát triển nhƣ ở nƣớc ta hiện
nay thì tín dụng ngân hàng vẫn là rất quan trọng, còn đối với những doanh
nghiệp chƣa có khả năng đó thí tín dụng ngân hàng đã trở thành nguồn thiết

yếu cho mở rộng sản xuất, đầu tƣ. Việc ngân hàng thẩm định các dự án khi
xem xét cho vay coi nhƣ là lần xét duyệt thứ hai cho dự án của khách hàng,
tạo thêm cơ sở cho sự thành công của dự án. Đa phần khách hàng đều không
mong muốn phải bảo đảm bằng tài sản vì nhƣ vậy sẽ bị ràng buộc vào khoản
vay nhƣng chính sự ràng buộc này lại tạo cho họ động lực để thực hiện tốt dự
án và cái lợi đầu tiên và lớn nhất mang lại chính là lợi nhuận cho chính họ.
- Đối với nền kinh tế:
Vai trò của bảo đảm tiền vay đối với nền kinh tế mang tính gián tiếp.
Khi chất lƣợng tín dụng đƣợc nâng cao sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát
triển, tăng cƣờng sức mạnh cho nền kinh tế. Nó giúp cho quá trình phân phối
lại vốn tiền tệ diễn ra theo đúng yêu cầu: vốn từ nơi tạm thời nhàn rỗi chuyển
sang nơi đang cần để mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng tiêu dùng, kích
thích tổng cầu. Bảo đảm tiền vay sẽ tránh đƣợc sự lãng phí do vốn bị chuyển
vào những ngành làm ăn không hiệu quả hay có ý định chiếm dụng vốn cho
những mục đích xấu. Ngành ngân hàng là một ngành kinh doanh gặp rất
nhiều rủi ro, mặt khác hoạt động của nó lại mang tính hệ thống cao. Chính

18


×