Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá hiệu quả mô hình trồng cây thuốc lá tại xã Nà Phặc huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH THỊ XUYÊN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH TRỒNG CÂY THUỐC LÁ
TẠI XÃ NÀ PHẶC - HUYỆN NGÂN SƠN - TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa

: Kinh tế & Phát triển nông thôn

Khóa học

: 2011- 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH THỊ XUYÊN
Tên đề tài:


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH TRỒNG CÂY THUỐC LÁ
TẠI XÃ NÀ PHẶC - HUYỆN NGÂN SƠN - TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K43 - KTNN

Khoa

: Kinh tế & Phát triển nông thôn

Khóa học

: 2011- 2015

Giáo viên hướng dẫn : TS. Bùi Đình Hoà

Thái Nguyên, năm 2015



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong khóa luận là trung thực. Các loại số liệu, bảng biểu được kế thừa,
điều tra dưới sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận.

Thái Nguyên, ngày 05 tháng 06 năm 2015
Xác nhận của giảng viên hƣớng dẫn

Ngƣời viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học!

TS. Bùi Đình Hòa

Đinh Thị Xuyên

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn” của
các trường chuyên nghiệp nói chung và trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói

riêng. Thực tập tốt nghiệp là bước quan trọng của sinh viên cuối khóa. Đây là giai
đoạn rất quan trọng nhằm củng cố kiến thức đã học trên ghế nhà trường đồng thời
nâng cao kỹ năng thực hành.
Được sự nhất trí của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa
Kinh tế & Phát triển nông thôn, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả
mô hình trồng cây thuốc lá tại xã Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”.
Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn và đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình
của giảng viên TS. Bùi Đình Hòa, cùng sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ tại Ủy
ban Nhân dân xã Nà Phặc. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các
thầy cô giáo cùng toàn thể các cán bộ UBND xã Nà Phặc.
Với kiến thức và thời gian có hạn, do đó đề tài của tôi không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô
để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, năm 2015
Sinh viên

Đinh Thị Xuyên


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Tình hình dân số và lao động xã Nà Phặc giai đoạn 2012 – 2014 ..........29
Bảng 4.2: Hiện trạng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã Nà Phặc năm 2014 ..................31
Bảng 4.4. Tình hình trồng trọt của xã Nà phặc .........................................................33
Bảng 4.5: Tình hình chăn nuôi của xã Nà Phặc ........................................................34
Bảng 4.6. Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá nguyên liệu trên địa bàn xã Nà
Phặc qua 3 năm 2012 – 2014 .........................................................................35

Hình 4.4 : So sánh GO/IC giữa cây thuốc lá với cây ngô và lạc tại xã Nà Phặc năm
2014 ................................................................................................................43
Hình 4.5: So sánh GO/CLĐ giữa cây thuốc lá với cây ngô và lạc tại xã Nà Phặc
năm 2014 ........................................................................................................44


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Diện tích sản xuất thuốc lá nguyên liệu trên địa bàn xã Nà Phặc qua 3
năm 2012 – 2014 ............................................................................................36
Hình 4.2: Năng suất thuốc lá nguyên liệu trên địa bàn xã Nà Phặc qua 3 năm 2012 –
2014 ................................................................................................................37
Hình 4.3: Sản lượng thuốc lá nguyên liệu tại xã Nà Phặc qua 3 năm 2012 – 2014 ......37


v

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa

BVTT

: Bảo vệ thực vật

BQ

: Bình quân


BQLĐ

: Bình quân lao động

CC

: Cơ cấu

CLĐ

: Công lao động

CN

: Công nghiệp

ĐVT

: Đơn vị tính

GO

: Giá trị sản xuất

PC

: Chi phí cố định

HQKT


: Hiệu quả kinh tế

IC

: Chi phí trung gian

NLN

: Nông lâm nghiệp

NN

: Nông nghiệp

TSCĐ

: Tài sản cố định

TSLĐ

: Tài sản lưu động

TC

: Tổng chi phí

TN

: Thu nhập


UBND

: Uỷ ban Nhân dân

USD

: Đô la mỹ

VA

: Gíá trị gia tăng


vi

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ..............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập ....................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .................................................................................2
1.4. Những đóng góp mới .......................................................................................3
1.5. Bố cục của khóa luận .......................................................................................3
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................................4
2.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................4
2.1.1. Khái niệm mô hình ........................................................................................4

2.1.2. Vai trò của mô hình .......................................................................................5
2.1.3. Đánh giá mô hình ..........................................................................................5
2.1.4. Hiệu quả ........................................................................................................7
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất thuốc lá nguyên
liệu .........................................................................................................................11
2.2. Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................13
2.2.1. Tình hình sản xuất và trồng thuốc lá trên thế giới ......................................13
2.2.2. Tình hình sản xuất thuốc lá ở nước ta .........................................................18
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................22
3.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................22
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................22
3.3.1. Phương pháp thống kê.................................................................................22


vii

3.3.2. Phương pháp chuyên gia .............................................................................24
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................24
3.4.1. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả kinh tế.............................................24
3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ .............................................25
3.4.3.Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế khi trồng cây thuốc lá ............25
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................26
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................26
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội .............................................................................28
4.2. Thực trạng sản xuất thuốc lá nguyên liệu tại địa bàn xã Nà Phặc .................35
4.2.1. Diện tích sản xuất thuốc lá tại địa bàn xã Nà Phặc .....................................36

4.2.2. Năng suất thuốc lá trên địa bàn xã Nà Phặc qua 3 năm 2012 – 2014 .........36
4.2.3. Sản lượng thuốc lá trên địa bàn xã Nà Phặc qua 3 năm 2012 – 2014.........37
4.3. Hiệu quả sản xuất thuốc lá nguyên liệu trên địa bàn xã Nà Phặc ..................38
4.3.1. Hiệu quả kinh tế ..........................................................................................38
4.3.2. So sánh chỉ tiêu hiệu quả kinh tế giữa sản xuất thuốc lá với cây ngô, cây lạc ...41
4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất thuốc lá nguyên liệu tại xã Nà Phặc ....47
4.5. Tình hình tiêu thụ thuốc lá tại địa bàn xã Nà Phặc ........................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn về nông nghiệp,
nông dân và nông thôn. Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) ban hành Nghị quyết về
“nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã đưa ra những cơ sở khoa học và thực tiễn để
phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vât nuôi
đáp ứng nhu cầu thị trường. Cơ cấu kinh tế của ngành nông nghiệp có sự thay đổi rõ
rệt, những sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều và hoàn thiện hơn, để đáp ứng đủ
về số lượng và chất lượng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Thuốc lá nguyên liệu là một là một loại sản phẩm được tạo ra trong quá trình sản
xuất nông nghiệp nó không những cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất
thuốc lá điếu trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, góp
phần tăng tích lũy cho nền kinh tế quốc dân.
Cây thuốc lá là cây trồng ngắn ngày, có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao
cho người dân, nó còn có khả năng thích nghi tương đối rộng với điều kiện sinh thái
của vùng núi phía Bắc. Do vậy một số tỉnh miền núi như Bắc Kạn, Cao Bằng,…cây
thuốc lá thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu

cây trồng theo định hướng phát triển nông sản hàng hóa, nâng cao thu nhập, cải
thiện đời sống nhân dân và đổi mới vùng nguyên liệu thuốc lá.[5]
Ngân Sơn là một huyện vùng cao miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn,
cách thị xã khoảng 40km. Trên địa bàn huyện Ngân Sơn có hai tuyến đường giao
thông quan trọng là quốc lộ 3 và quốc lộ 279 chạy qua. Phía Đông giáp tỉnh Cao
Bằng và tỉnh Thái Nguyên, phía Tây giáp huyện Ba Bể, phía Nam giáp huyện Bạch
Thông và huyên Na Rì, phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng.
Thuốc lá đã trở thành cây trồng có tiềm lực kinh tế của xã Nà phặc trong một
số năm gần đây. Việc sản xuất thuốc lá nguyên liệu đã tạo công ăn việc làm và tăng
thu nhập cho người dân tại địa phương, nó đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng


2

nguyên liệu thuốc lá. Để thấy rõ được hiệu quả mà cây thuốc lá đem lại cho người
dân địa phương tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả mô hình trồng
cây thuốc lá tại xã Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả mô hình trồng cây thuốc lá tại xã Nà Phặc trên cơ sở đó
đưa ra định hướng nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất thuốc lá
địa bàn xã.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu thực trạng sản xuất thuốc lá nguyên liệu tại địa bàn xã Nà Phặc.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng cây thuốc lá và so sánh hiệu quả
kinh tế của mô hình trồng cây thuốc lá với các cây trồng khác tại địa phương.
- Nghiên cứu tác động của mô hình đến các vấn đề xã hội, môi trường.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả mô hình
trồng cây thuốc lá trên địa bàn xã.
1.3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Giúp cho sinh viên làm quen với một số phương pháp nghiên cứu một đề tài
khoa học cụ thể.
- Nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã học và làm quen dần với
thực tế.
- Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin, xử lý số liệu và viết báo cáo.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Giúp người dân thấy được hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá
- Giúp các nhà lãnh đạo địa phương có căn cứ để xây dựng chính sách phát
triển cây thuốc lá tại địa phương nói riêng và nông sản phẩm hàng hóa trên địa bàn
huyện nói chung.
- Là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau có cùng hướng nghiên cứu.


3

1.4. Những đóng góp mới
Trên cơ sở các số liệu thu thập được, qua quá trình tính toán, so sánh. Kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp một phần vào việc đánh giá sát thực hơn về quy
trình trồng thuốc lá nguyên liệu tại địa phương,giúp cho người trồng cây thuốc lá thấy
được hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá đem lại so với các cây trồng khác và từ đó có
cách thức sản xuất hợp lý. Là căn cứ cho các nhà lãnh đạo địa phương đưa ra được
phương hướng, chính sách phát triển cây thuốc lá phù hợp. Đề tài còn giúp cho cán
bộ khuyến nông có căn cứ để khuyến cáo các hộ nông dân sản xuất thuốc lá.
1.5. Bố cục của khóa luận
Đề tài được chia làm 5 phần:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Phần 4: Kết quả nghiên cứu

Phần 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình trồng cây
thuốc lá tại xã Nà Phặc


4

PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm mô hình
Mô hình là một trong những phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi
đặc biệt trong nghiên cứu khoa học.
Theo cách tiếp cận khác nhau thì mô hình có những quan điểm, nội dung và
cách hiểu riêng.
Góc độ tiếp cận về mặt vật lí học thì mô hình cùng hình dạng nhưng là thu nhỏ
lại. Khi tiếp cận để nghiên cứu thì coi mô hình là sự mô phỏng cấu tạo và hoạt động
của một vật để trình bày và nghiên cứu.[9]
Khi mô hình hóa đối tượng nghiên cứu thì mô hình sẽ được trình bày đơn giản
về một vấn đề phức tạp, giúp cho ta nhận biết dễ dàng đối tượng nghiên cứu.[4]
Mô hình còn được coi là hình ảnh quy ước của đối tượng nghiên cứu và còn là
kiểu mẫu về một hệ thống các mối quan hệ hay tình trạng kinh tế.[11]
Trong thực tế để khái quát các sự vật, hiện tượng, các quá trình, các mối quan
hệ hay ý tưởng nào đó người ta thường thể hiện dưới dạng mô hình. Có nhiều loại
mô hình khác nhau, mỗi loại mô hình chỉ phù hợp cho một loại điều kiện sinh thái
hay sản xuất nhất định nên không thể có một mô hình sản xuất chung cho tất cả các
điều kiện sản xuất khác nhau.
Do đó ở mỗi góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu riêng, tùy thuộc vào
quan điểm và ý tưởng của người nghiên cứu mà mô hình được sử dụng để mô
phỏng và trình bày là khác nhau. Song khi sử dụng mô hình để mô phỏng đối
tượng nghiên cứu, người ta thường có chung một quan điểm mà có thể thống nhất

đó là: Mô hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối tượng nghiên cứu, nó
phản ánh những đặc trưng cơ bản nhất và giữ nguyên được bản chất của đối tượng
nghiên cứu.[6]


5

2.1.2. Vai trò của mô hình
Mô hình là công cụ nghiên cứu khoa học, phương pháp mô hình hóa là nghiên
cứu hệ thống. Nó giúp cho các nhà khoa học hiểu biết và đánh giá tối ưu hóa hệ
thống. Nhờ các mô hình ta có thể kiểm tra lại sự đúng đắn của các số liệu quan sát
được và các giả định rút ra. Nó giúp ta hiểu sâu hơn các hệ thống phức tạp. Và mục
tiêu khác của mô hình là giúp ta lựa chọn quyết định tốt nhất về quản lí hệ thống và
giúp ta chọn phương pháp tốt nhất để điều khiển hệ thống.
Việc thể hiện mô hình giúp cho nhà khoa học cùng nông dân có thể đánh giá
được sự phù hợp và khả năng nhân rộng của mô hình cây trồng, vật nuôi tại khu vực
nào đó. Từ đó đưa ra quyết định tốt nhất đem lại mục đích tối đa cho người dân,
phát huy những tiềm năng mà người dân đã có.
2.1.3. Đánh giá mô hình
2.1.3.1. Khái niệm đánh giá
- Đánh giá là việc nhìn nhận và phân tích toàn bộ quá trình triển khai thực
hiện công việc, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được của sự
việc trong mối quan hệ nhiều yếu tố, so sánh với mục tiêu ban đầu.
- Đánh giá là so sánh những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thôn bản và
những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đạt được.
- Đánh giá để khẳng định sự thành công hay thất bại của các hoạt động
khuyến nông so với kế hoạch ban đầu.
- Trong đánh giá dự án người ta có thể hiểu như sau:
+ Là quá trình thu thập và phân tích thông tin để khẳng định: Liệu dự án có đạt
được các kết quả và mức độ dự án đạt được so với mục tiêu của dự án thông qua các

hoạt động đã chỉ ra trong tài liệu dự án.
+ Đánh giá sử dụng các phương pháp nghiên cứu để điều tra một cách có hệ
thống các kết quả và hiệu quả của dự án. Nó cũng điều tra những vấn đề có thể làm
chậm tiến độ thực hiện dự án nếu như các vấn đề này không được giải quyết kịp thời.
+ Đánh giá yêu cầu phải lập kế hoạch chi tiết và có chiến lược lấy mẫu điều
tra theo phương pháp thống kê.


6

+ Việc đánh giá được tiến hành đo lường định kỳ theo giai đoạn.
+ Việc đánh giá tập trung vào các chỉ số kết quả và đánh giá tác động.
2.1.3.2. Các loại đánh giá
 Đánh giá tiền khả thi
Là đánh giá tính khả thi của hoạt động hay dự án để xem xét hoạt động hay dự
án có thể thực hiện được hay không trong điều kiện cụ thể nhất định. Loại đánh giá
này thường do tổ chức tài trợ thực hiện, tổ chức tài trợ sẽ phân tích các khả năng
thực hiện của hoạt động hay dự án để làm căn cứ cho phê duyệt cho dự án hay hoạt
động có đem vào thực hiện không.
 Đánh giá thực hiện: Loại đánh giá này thường bao gồm các loại sau:
- Đánh giá định kỳ: Là đánh giá trong giai đoạn thực hiện, có thể là đánh giá toàn
bộ công việc trong một giai đoạn, nhưng cũng có thể đánh giá từng công việc ở từng giai
đoạn nhất định. Nhìn chung đánh giá định kỳ thường dùng cho các dự án dài hạn.
- Đánh giá cuối kỳ: Là đánh giá khi kết thúc dự án hay hoạt động. Đây là đánh
giá toàn diện tất cả các hoạt động và kết quả của nó. Mục đích của đánh giá cuối kỳ
là nhằm nhìn nhận lại toàn bộ quá trình thực hiện dự án.
- Đánh giá tiến độ thực thi: Là việc xem xét thời gian thực tế triển khai các
hoạt động có đúng thời gian dự định không.
- Đánh giá tình hình chi tiêu tài chính: Là xem xét việc sử dụng kinh phí chi
tiêu có đúng theo nguyên tắc đã quy định không để có những điều chỉnh phù hợp và

rút ra kinh nghiệm.
- Đánh giá kỹ thuật dự án: Là xem xét lại những kỹ thuật đưa vào có phải mới
không? Quá trình thực hiện các khâu kỹ thuật có đảm bảo theo đúng quy trình kỹ
thuật đã đặt ra không.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường: Đây là một vấn đề mà bất kỳ
một dự án nào khi tiến hành đều phải xem xét và đánh giá.
- Đánh giá khả năng nhân rộng: Là xem xét kết quả dự án có thể áp dụng rộng
rãi không, nếu có áp dụng thì cần điều kiện gì?


7

 Tổng kết
- Khi một dự án hay một hoạt động kết thúc người ta thường tổ chức tổng kết
để đánh giá công việc đã được hoàn thiện hay chưa hoàn thiện, thành công hay thất
bại để rút ra kinh nghiệm và đưa ra hướng giải quyết.
- Có những mục tiêu kế hoạch cụ thể cho giai đoạn kế tiếp.
2.1.3.3. Tiêu chí đánh giá
 Khái niệm tiêu chí đánh giá
Tiêu chí như một hệ thống các chỉ tiêu, chỉ số có thể định lượng được dùng để
đánh giá hay phân loại một dự án hay một hoạt động nào đó.
 Các đặc điểm của chỉ tiêu đánh giá
- Đối với các chỉ tiêu mang tính định tính: Là các chỉ tiêu không thể đo đếm
được. Nhóm chỉ tiêu này thường phản ánh chất lượng dựa trên định tính nhiều
hơn: Cây sinh trưởng chậm hay nhanh, màu quả đẹp hay xấu. Việc xác định các
chỉ tiêu này thường thông qua phỏng vấn, quan sát và nhận định của những người
tham gia quan sát và người dân.
- Đối với các chỉ tiêu đánh giá mang tính định lượng: Là các chỉ tiêu đo đếm
được cụ thể, các chỉ tiêu này thường được sử dụng để kiểm tra tiến độ thực hiện công
việc. Thông tin cần cho các chỉ tiêu này có thể được thực hiện qua việc thu thập số

liệu qua sổ sách kiểm tra phỏng vấn…cũng có thể đo lường trực tiếp trên đồng ruộng
và trên hiện trường: Sự sinh trưởng của cây trồng, năng suất cây trồng,…
 Các loại tiêu chí dùng cho đánh giá:
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động khuyến nông theo mục tiêu đã
đề ra: Năng suất, diện tích, cơ cấu, vốn sử dụng.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình hay hoạt động
khuyến nông: Tổng thu, tổng chi, hiệu quả lao động, hiệu quả vốn.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của dự án hay hoạt động khuyến nông
đến đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường.
2.1.4. Hiệu quả
Hiệu quả là khái niệm chung dùng để chỉ kết quả hoạt động của các sự vật,
hiện tượng bao gồm: Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường…


8

2.1.4.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát triển
kinh tế theo chiều sâu nó phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình
tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là chỉ tiêu tương đối được biểu
hiện bằng kết quả sản xuất so với chi phí đạt được gọi là chỉ tiêu hiệu quả thuận.
Ngược lại, chi phí sản xuất so với kết quả sản xuất gọi là chỉ tiêu hiệu quả nghịch.
Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất gọi là chỉ tiêu năng suất.
 Một số công thức tính hiệu quả kinh tế
 Công thức 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa giá trị kết quả
đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
H = Q/C
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả thu được

C: Chi phí sản xuất
 Công thức 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị kết
quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
H=Q–C
 Công thức 3: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa phần giá trị
tăng thêm của kết quả đạt được so với phần tăng thêm của chi phí bỏ ra để đạt được
kết quả đó hay mối quan hệ tỷ số giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. Nó được
so sánh cả về số tương đối và số tuyệt đối.
2.1.4.2. Ý nghĩa của chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Hàng ngày chúng ta thường nói “Phấn đấu nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả”, đó chính là việc nâng cao hiệu quả kinh tế, là sử dụng hợp lý hơn các
yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, với chi phí không đổi nhưng tạo ra được
nhiều kết quả hơn. Vậy phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là
việc làm giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.


9

Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng
trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của
người sản xuất trong từng thời kỳ.
2.1.4.3. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Theo quan điểm của Mác thì bản chất hiệu quả kinh tế xuất phát từ yêu cầu
của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội. Đó là sự đáp ứng ngày càng cao nhu cầu
vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Hiệu quả kinh tế là một phạm
trù kinh tế - xã hội với những đặc trưng phức tạp nên việc xác định và so sánh hiệu
quả kinh tế là vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn và mang tính tương đối. Hiệu quả
là chỉ tiêu phản ánh có ý nghĩa khác nhau với từng loại nông hộ. Đối với những hộ
nông dân nghèo, đặc biệt là vùng kinh tế tự cung tự cấp thì việc tạo ra nhiều sản
phẩm là quan trọng. Nhưng khi đi vào hạch toán kinh tế trong điều kiện lấy công

làm lãi thì người nông dân chú ý tới thu nhập. Trong điều kiện thuê, mướn lao động
thì thu nhập là mục tiêu cuối cùng và đó là vấn đề hiệu quả.
Trong nền sản xuất thị trường, mục tiêu của người sản xuất là tìm kiếm thu
nhập tối đa trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Do đó HQKT liên quan trực tiếp đến
các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất. Trong quá trình sản xuất kinh doanh việc
xác định yếu tố đầu vào và đầu ra sẽ có một số vấn đề sau:
+ Đối với các yếu tố đầu vào:
- Các tư liệu tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất không đồng đều trong
nhiều năm, có các loại rất khó xác định giá trị giá trị đào thải và chi phí sửa chữa
nên việc khấu hao và phân bố chi phí để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả chỉ có tính
chất tương đối.
- Sự biến đổi giá cả thị trường gây trở ngại cho việc xác định bao gồm cả chi
phí biến đổi và chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Một yếu tố đầu vào quan trọng cần phải hạch toán nhưng thực tế không thể
tính toán cụ thể: Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, thông tin giáo dục, tuyên truyền
khuyến cáo.
- Các yếu tố tự nhiên kể cả thuận lợi, khó khăn cũng tác động quan trọng tới
quá trình sản xuất. Tuy nhiên tác động của nhân tố này chưa có phương pháp xác
định chuẩn xác.


10

+ Đối với các yếu tố đầu ra:
Kết quả đạt được về mặt vật chất có thể lượng hóa được so sánh, nhưng cũng
có yếu tố không thể lượng hóa được như vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, tái sản
xuất kỹ thuật của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh,…
HQKT với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nó lại không phải là mục
đích cuối cùng của sản xuất xã hội. Mục đích cuối cùng của sản xuất xã hội là đáp ứng
yêu cầu vật chất, văn hóa và tinh thần cho xã hội. Vì vậy khi nghiên cứu, đánh giá hiệu

quả kinh tế không chỉ dừng lại ở mức độ dùng để đánh giá mà còn thông qua đó để tìm
ra các giải pháp phát triển sản xuất ở trình độ cao hơn.
Như vậy HQKT phản ánh trình độ thực hiện các nhu cầu của xã hội. Việc nghiên
cứu HQKT không những để đánh giá mà còn là cơ sở để tìm ra các giải pháp phát triển
sản xuất với trình độ cao hơn.[2]
2.1.4.4. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng, sản phẩm của ngành nông
nghiệp không có ngành nào có thể thay thế được. Đối tượng của sản xuất nông
nghiệp là những cây trồng, vật nuôi chúng là những cơ thể sống chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố. Vì vậy hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp có sự khác biệt so
với các ngành sản xuất khác.
Sản xuất nông nghiệp bị chi phối bởi nhiều quy luật: Quy luật cung cầu, quy
luật cạnh tranh, quy luật hiệu suất giảm dần,…trong đó, quy luật hiệu suất giảm
dần là một yếu tố ràng buộc lớn tới vấn đề hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Quy
luật này biểu hiện mối quan hệ của năng suất cây trồng với mức đầu tư tương ứng.
Năng suất tăng dần theo mức tăng đầu tư và đến mức đầu tư cố định nào đó năng
suất còn tăng nữa đó là mức đầu tư tối ưu. Nhưng nếu tiếp tục tăng đầu tư thêm
nữa thì năng suất không những không tăng mà còn có xu hướng giảm. Điều này có
ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra các định mức kỹ thuật của các nhà quản trị và
việc thực hiện đầu tư của người sản xuất để nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao
nhất. Nhưng bên cạnh đó cũng phải chú ý tới việc phát triển bền vững bảo vệ đất
đai, bảo vệ môi trường lâu dài để duy trì năng suất ổn định.[5]


11

2.1.4.5. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, của bất kỳ mô
hình nào thì đó chính là khả năng tạo ra việc làm thường xuyên, tạo cơ hội để
người dân trong vùng đều có việc làm và từ đó tăng nguồn thu nhập. Không ngừng

nâng cao mức sống cả về vật chất lẫn tinh thần trên cơ sở đó thực hiện công bằng,
dân chủ văn minh.[6]
2.1.4.6. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường trong sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo cho môi trường
sinh thái ngày càng được bảo vệ và cải thiện, phát triển nông nghiệp nông thôn theo
hướng bền vững. Có nghĩa là phát triển liên tục trên cơ sở khai thác hợp lý các
nguồn lực để đáp ứng nhu cầu hiện tại và bảo tồn chúng cho các thế hệ tương lai.[6]
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất thuốc lá
nguyên liệu
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất thuốc lá nguyên liệu
nói riêng, hiệu quả kinh tế của sản xuất phụ thuộc vào rất nhiều các nhân tố như
vốn, giá cả thị trường, thị trường tiêu thụ, người lao động, chính sách, tập quán canh
tác, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật và các yếu tố tự nhiên.
2.1.5.1. Nhân tố về kỹ thuật
Biện pháp kỹ thuật canh tác là sự tác động của con người vào cây trồng như
chọn giống, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh,…
- Giống thuốc lá: Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng suất và hiệu quả
kinh tế của cây thuốc lá. Mỗi giống có năng suất nhất định và cho năng suất cao khi
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên mỗi giống chỉ phù hợp với từng loại đất cụ
thể, từng miền khí hậu nhất định cho nên việc lựa chọn giống phù hợp và cho năng
suất cao đối với từng địa phương là hết sức quan trọng và cần thiết.
- Kỹ thuật chăm sóc: Đây là một khâu không thể thiếu trong quá trình sản
xuất nếu muốn đạt năng suất cao. Trong quá trình chăm sóc phải cung cấp đầy đủ
nhu cầu dinh dưỡng cho cây trồng.


12

- Phòng trừ sâu bệnh: Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân làm giảm
năng suất cây trồng. Ở cây thuốc lá tình hình sâu bệnh rất phức tạp, với từng giai

đoạn khác nhau thì có những bệnh khác nhau. Trong quá trình sản xuất cần quan
tâm tới đồng ruộng để phát hiện kịp thời các loại bệnh. Từ đó có biện pháp tiêu diệt
ngay khi chúng mới xuất hiện. Phòng chống sâu bệnh kịp thời, hữu hiệu sẽ giúp cho
cây sinh trưởng tốt hơn và đem lại năng suất, chất lượng thuốc lá tốt hơn.
- Thu hoạch và sơ chế: Đây là khâu cuối cùng trong sản xuất thuốc lá nguyên
liệu, nó ảnh hưởng đến phẩm chất và sản lượng thuốc lá. Nếu kỹ thuật sấy thuốc
không được tốt phẩm chất thuốc lá sẽ kém từ đó giá thành sản phẩm sẽ giảm.
2.1.5.2. Nhân tố về kinh tế
- Quy mô sản xuất: Các nông hộ khác nhau có diện tích đất canh tác khác
nhau. Diện tích càng lớn thì mọi công việc như tổ chức, chăm sóc, thu hoạch, chi
phí cũng được tiết kiệm hơn. Do vậy quy mô sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới
hiệu quả kinh tế.
- Thị trường: Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất thuốc
lá. Trên thực tế do bản chất của người nông dân vốn rất thực dụng do đó nếu vụ
trước được mùa thì lập tức vụ sau người nông dân sẽ đầu tư vào sản xuất nhiều hơn.
Vì vậy vấn đề đặt ra là khi có sản lượng cao cần mở rộng thị trường tiêu thụ làm sao
cho sản xuất ổn định và phát triển để người sản xuất đảm bảo chi phí cho quá trình
sản xuất.
- Giá cả: Trong nền kinh tế thị trường luôn thay đổi đã ảnh hưởng đến kết quả
và hiệu quả kinh tế cây trồng. Tác động của thị trường đến sản xuất, kinh doanh
trước hết là thị trường đầu ra chưa ổn định đối với các sản phẩm nông nghiệp. Song
song với đó thị trường đầu vào luôn có sự thay đổi về giá cả nên có ảnh hưởng rất
lớn đến kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của cây trồng. Đó là các yếu tố đầu vào
như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…
- Vốn: Vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê
các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Vốn trong sản xuất nông nghiệp
cũng được chia thành vốn cố định và vốn lưu động.


13


+ Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền giá trị vào tài sản cố định
(TSCĐ: Tư liệu lao động có giá trị lớn, sử dụng trong thời gian dài nhưng vẫn
nguyên hình thái ban đầu và giá trị của nó được chuyển dần sản xuất theo mức độ
hao mòn. Ví dụ: Máy móc nông nghiệp, nhà kho, sân phơi,…).
+ Vốn lưu động: Là biểu hiện bằng giá trị đầu tư vào tài sản lưu động.
(TSLĐ: Là tư liệu có giá trị nhỏ , được sử dụng trong một thời gian ngắn, sau
chu kỳ sản xuất nó mất đi hoàn toàn hình thái ban đầu và chuyển toàn bộ giá trị sản
xuất ra. Ví dụ: Phân bón, thuốc BVTV, nguyên vật liệu,…).
2.1.5.3. Điều kiện tự nhiên
Khí hậu thời tiết là yếu tố quan trọng nhất của điều kiện sinh thái có ảnh
hưởng lớn nhất và thường xuyên nhất tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây
thuốc lá. Cây thuốc lá có xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên điều kiện khí hậu nước ta
thuận lợi cho cây thuốc lá sinh trưởng và phát triển. Trên đồng ruộng cây thuốc lá
chịu ảnh hưởng tổng hợp của các điều kiện khác nhau, trong đó yếu tố đất đai có
ảnh hưởng rõ rệt nhất. Các yếu tố khác như ánh sáng, nước cũng ảnh hưởng rất lớn
tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây thuốc lá. Năm nào điều kiện khí hậu
thuận lợi thì năm ấy cây thuốc lá cho năng suất cao và ngược lại. Vì vậy có thể nói
yếu tố thời tiết, khí hậu mang tính chất quyết định đến năng suất thuốc lá.[5]
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất và trồng thuốc lá trên thế giới
Theo ước tính hàng năm tổng sản lượng thuốc lá trên thế giới khoảng 6,3 – 8,3
triệu tấn, khoảng 3,5 – 4,5 thuốc lá Burley, trên 400 ngàn tấn thuốc lá Oriental, còn
lại là các loại khác.
Về nguồn gốc, người ta cho rằng loài thuốc lá Nicotiana tabacum xuất hiện do
lai ngẫu nhiên và sau đó được con người trồng trọt, chọn lọc và đến nay đã hình
thành nên nhiều chủng loại thuốc lá nhý: Vàng sấy, Oriental, burley,…nhýng tất cả
vẫn cùng một loài và có thể dễ dàng lai chéo.
Thuốc lá được đưa vào Châu Âu vào khoảng năm 1496 – 1498 do nhà truyền
đạo người Tây Ba Nha là Roman Pano mang từ châu Mỹ về, Andre Teve mang hạt



14

từ Braxin về trồng ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha năm 1556; Petro Valeski đã
mang hạt thuốc lá từ Anh về trồng ở Nga năm 1697; Vua Sultoian cho trồng thuốc
lá ở Bugaria năm 1687…
+ Ngành sản xuất thuốc lá nguyên liệu của một số nước trên thế giới
 Trung Quốc: Là nước sản xuất thuốc lá nguyên liệu lớn nhất thế giới.
Trong những năm gần đây, sản lượng nguyên liệu bình quân đạt trên 2,3 triệu
tấn/năm. Thuốc lá nguyên liệu được trồng tập trung ở các tỉnh phía Nam Trung
Quốc: Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, An Huy,…Hiện nay, Trung Quốc có
khoảng 300 triệu người nghiện thuốc lá và tiêu thụ được 1.800 tỷ điếu/năm. Ngành
sản xuất thuốc lá có liên quan đến số công nhân làm việc trong nhà máy thuốc lá và
10 triệu nông dân trồng thuốc lá.
Để có thể quản lý ngành thuốc lá từ Trung ương đến địa phương, năm 1981
chính phủ Trung Quốc đã ban hành một số quy định về quản lý ngành thuốc lá,
tháng 1/1982 chính phủ đã thành lập tổng công ty thuốc lá Trung Quốc và tháng
1/1984 thành lập cuc độc quyền thuốc lá nhà nước. Cục độc quyền thuốc lá Nhà
nước là đơn vị hành chính quản lý ngành thuốc lá, trực thuốc quốc vụ viện Trung
Quốc. Cơ cấu tổ chức quản lý của cục độc quyền thuốc lá trải dài theo chiều dọc từ
Trung ương đến các tỉnh, từ Tỉnh đến châu và từ khu đến huyện, đồng thời có sự
phân cấp về quản lý giữa cục độc quyền các cấp. Năm 1991 – 1992, Chính phủ
Trung Quốc đã tiến hành soạn thảo và ban hành luật độc quyền thuốc lá. Luật độc
quyền thuốc lá nhằm mục đích kiểm soát và bảo vệ ngành thuốc lá. Nhà nước quản
lý ngành thuốc lá theo luật độc quyền từ khâu sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản
phẩm đến xuất khẩu phải tuân thủ theo quy định của luật và thể hiện ở điểm chủ yếu
sau: Quản lý, lãnh đạo thống nhất; quản lý theo chiều dọc và chiều ngang, trong đó
lấy quản lý dọc theo chuyên ngành làm chủ đạo; chuyên doanh, chuyên bán.
Kể từ khi Trung Quốc thực hiện luật độc quyền thuốc lá và điều lệ thực thi đi

kèm cho đến nay ngành thuốc lá Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc.
Cơ chế quản lý thuốc lá của Trung Quốc là cơ chế quản lý đặc biệt, mang màu
sắc hành chính, thể hiện ở 3 đặc trưng sau:


15

- Kế hoạch: Ngành thuốc lá Trung Quốc có sự kế hoạch hóa và chuyên môn
hóa cao, thực hiện lập kế hoạch từ khâu trồng nguyên liệu, sấy lá, sản xuất sản
phẩm thuốc điếu, kinh doanh và xuất nhập khẩu. Hàng năm cục độc quyền Nhà
nước Trung Quốc xem xét, nghiên cứu nhu cầu thị trường, chỉ đạo cục độc quyền
các địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất – kinh doanh, có căn cứ điều kiện thực
tế của mỗi tỉnh. Sau đó cuc độc quyền Trung ương tổng hợp thành kế hoạch Nhà
nước xem xét phê duyệt; sau khi tiến hành thẩm định trên cơ sở nghiên cứu đề nghị
của cục độc quyền Nhà nước, ủy ban kế hoạch nhà nước sẽ phê duyệt kế hoạch và
giao kế hoạch cho các tỉnh. Căn cứ vào kế hoạch được giao, các đơn vị triển khai
trồng nguyên liệu và sản xuất thuốc lá điếu và chỉ được sản xuất theo kế hoạch sản
xuất được giao. Tuy nhiên cũng có điều chỉnh kế hoạch tùy vào tình hình sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện kế hoạch. Mỗi nhà máy
sản xuất thuốc lá điếu được giao cho sản xuất vài nhãn thuốc lá nhất định, trường
hợp phát triển sản phẩm mới thì phải báo cáo cho cục độc quyền.
- Quản lý có giấy phép: Theo luật độc quyền Trung Quốc tất cả 9 loại sản
phẩm gồm thuốc lá điếu, thuốc lá xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lá sấy lại, thuốc lá, giấy
vấn thuốc lá đầu lọc, sợi làm đầu lọc, thiết bị chuyên dùng trong ngành sản xuất
thuốc lá đều phải có giấy phép sản xuất, kinh doanh.
- Quản lý về thuế và giá cả: Trung Quốc đã thực hiện chính sách đánh thuế
cao để quản lý giá nguyên liệu làm cơ sở cho việc mua bán sẽ do ủy ban vật giá nhà
nước quy định, trên cơ sở đề nghị của cục độc quyền thuốc lá Trung Quốc, giá thu
mua sẽ quy định cho từng vùng và từng cấp loại.
 Mỹ: Là nước có sản lượng thuốc lá đứng sau Trung Quốc, đồng thời cũng

là nước xuất khẩu nhiên liệu đứng hàng đầu thế giới. Hiện nay, 25% số dân Mỹ
nghiện thuốc lá. Thuốc lá có chất lượng tốt đều tập trung ở Mỹ hoặc những giống
có nguồn gốc từ Mỹ. Việc sản xuất thuốc lá nguyên liệu đã được cơ giới hóa và tự
động hóa hoàn chỉnh.
 Ấn Độ: Trong số 97 nước sản xuất nguyên liệu thuốc lá trên thế giới, Ấn
Độ đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Mỹ, chiếm 8 – 10% sản lượng nguyên liệu thuốc


16

lá của thế giới. Mỗi năm Ấn Độ xuất khẩu hơn 70.000 tấn nguyên liệu, diện tích
trồng thuốc lá hàng năm đạt từ 430.000 – 450.000 ha, trong đó có 150.000 ha trồng
thuốc Virginia để phục vụ cho xuất khẩu. Thuốc lá Virginia của Ấn Độ được trồng
trên đất thịt, có 50 – 60% thành phần sét, độ pH từ 7,5 – 7,8. Chính phủ Ấn Độ rất
quan tâm đến mức giá nguyên liệu thuốc lá để làm cơ sở cho việc sản xuất và tiêu
thụ, mức độ kiểm soát của chính phủ thông quan ủy ban thuốc lá (Cơ quan điều
hành thuốc lá của Chính phủ) đối với sản xuất và tiêu thụ, sẽ tùy từng chủng loại
nguyên liệu thuốc lá .
 Zimbabwe: Năm 1903, thuốc lá mới được trồng ở Zimbabwe, một quốc gia
có 10 triệu dân, có đất liền bao quanh nằm trên độ cao miền Trung Phi, một vùng có
thời tiết thay đổi…Đến nay trải qua một thế kỷ ngành sản xuất thuốc lá ở Zimbabwe
đã thành công nhất trên thế giới. Số lượng thuốc lá xuất khẩu đạt hơn 90% tổng sản
lượng, đã đưa về cho quốc gia này một nguồn ngoại tệ lớn, thu hút khả năng lao
động, đủ nguyên liệu cung cấp cho sản xuất thuốc điều, năm 2002 giá trị của thuốc
lá chiếm tỷ trọng 15% GDP của nước này. Nổi bật trong tổ chức sản xuất ngành
nguyên liệu thuốc lá ở Zimbabwe là vai trò của hiệp hội thuốc lá Zimbabwe (ZTA),
là đầu mối cung cấp thông tin cho người sản xuất, thống nhất giá cả thu mua để hạn
chế cạnh tranh, quản lý giá xuất khẩu nguyên liệu nhằm đảm bảo hiệu quả cao
nhất… với cơ chế quản lý đúng đắn, ngành thuốc lá của Zimbabwe đã khắc phục
được các điều bất lợi về điều kiện tự nhiên của vùng. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây,

cùng với chính sách cải cách ruộng đất của Chính phủ, sản lượng trồng thuốc lá
giảm mạnh, điều đó cho thấy những chính sách của nhà nước đã có tác động lớn đến
sản xuất nguyên liệu thuốc lá.
 Các nước ASEAN: Hầu hết các nước thành viên ASEAN đều sản xuất
thuốc lá. Đặc điểm chung của sản xuất thuốc lá trong khối ASEAN là sử dụng thuốc
lá nội địa để sản xuất thuốc lá điếu nhãn hiệu trong nước. Ngoài việc tự túc một
phần nguyên liệu trong nước, các nước trong khu vực còn có nhu cầu nhập khẩu
nguyên liệu chất lượng cao, khoảng 70.000 tấn/năm. Trong Indonexia hàng năm
nhập khẩu khoảng 21.000 tấn, Philippin: 20.000 tấn, Thái Lan: 8.000 tấn.


×