Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ trồng nấm tại xã Phương Thiện thành phố Hà Giang tỉnh Hà Giang (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.42 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

MAI QUỐC BẢO
Tên đề tài :
"ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ NÔNG
DÂN TRỒNG NẤM TẠI XÃ PHƢƠNG THIỆN, THÀNH PHỐ HÀ
GIANG, TỈNH HÀ GIANG"

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Kinh tế nông nghiệp
: Kinh tế & PTNT
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

MAI QUỐC BẢO
Tên đề tài :


"ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ NÔNG
DÂN TRỒNG NẤM TẠI XÃ PHƢƠNG THIỆN, THÀNH PHỐ HÀ
GIANG, TỈNH HÀ GIANG"

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Kinh tế nông nghiệp
: Kinh tế & PTNT
: 2011 – 2015
: TS. Bùi Đình Hòa

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu thu thập từ các nguồn và kết quả nghiên
cứu trong đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ trồng nấm tại xã
Phƣơng Thiện, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang” là trung thực và chưa
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong quá trình làm đề tài
đã được cảm ơn và các thông tin chích dẫn trong đề tài đều đã được chỉ rõ

nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 6 năm 2015
Sinh viên

Mai Quốc Bảo


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là thời gian quan trọng trong quá trình đào tạo
nhằm đạt mục tiêu “Học đi đôi với hành”, “Lý luận gắn liền với thực tiễn”.
Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp
với đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ trồng nấm tại xã Phương
Thiện, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang ”.
Trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài, tôi đã nhận được sự quan
tâm, hướng dẫn của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn là những người đã hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong những năm tháng học tập tại trường. Tôi xin cảm ơn
các anh chị công tác tại phòng kinh tế, thành phố Hà Giang đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại địa phương. Đồng thời tôi xin chân
thành cảm ơn toàn thể bà con trồng nấm trên địa bàn xã đã cung cấp những
thông tin quý báu để tôi hoàn thành đề tài này. Đặc biệt tôi xin chân thành
cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo - TS. Bùi Đình Hoà, giảng viên Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong cả quá trình nghiên cứu đề tài của mình.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã là
chỗ dựa tinh thần và hậu phương vững chắc giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ

học tập, nghiên cứu của mình trong những năm học vừa qua.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 6 năm 2015
Sinh viên
Mai Quốc Bảo


iii

MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................. 1
1.2 Mục tiêu của đề tài: ..................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung:........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: ....................................................................................... 2
1.3 Bố cục của khóa luận: ................................................................................. 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................... 3
2.1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế ............................................ 3
2.1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế. .................................................................. 3
2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ..................................................... 3
2.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ................................................... 4
2.1.4. Khái niệm về đánh giá............................................................................. 5
2.1.5. Phân loại đánh giá. .................................................................................. 6
2.2. Cở sở thực tiễn của đề tài. .......................................................................... 7
2.2.1. Tình hình sản xuất nấm trên thế giới. ..................................................... 7
2.2.2. Một số điểm khái quát về ngành hàng sản xuất nấm ở Việt Nam .......... 9
2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở xã Phương Thiện. ...................... 12
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 14
3.1 Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................. 14

3.1.1. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................. 14
3.1.2. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................ 14
3.2. Câu hỏi nghiên cứu. ................................................................................. 14
3.3.Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 15
3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................ 15


iv

3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp.......................................................................... 15
3.3.3. Phương pháp xử lý thông tin. ................................................................ 16
3.3.4. Phương pháp phân tích thông tin. ......................................................... 16
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. ............................................................ 16
3.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình sản xuất đầu tư. ............................... 16
3.4.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế. ............................ 17
3.5 Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................... 18
3.5.1 Phương Pháp chọn mẫu: ........................................................................ 18
3.5.2 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: ............................................... 18
3.5.3 Phương Pháp thu thập thông tin sơ cấp: ................................................ 18
3.5.4 Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu: .................................................... 18
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 19
4.1 Vị trí địa lý,điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Phương
Thiện................................................................................................................ 19
4.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................. 19
4.1.2 Đặc điểm tự nhiên của xã Phương Thiện. .............................................. 20
4.2. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất: .................................................. 22
4.2.1.Kinh tế: ................................................................................................... 22
4.2.2. Lao động:............................................................................................... 23
4.2.3. Hình thức tổ chức sản xuất: .................................................................. 23
4.2.4.Văn hóa – xã hội – môi trường: ............................................................. 23

4.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.......................................................... 24
4.4. Lịch sử hình thành mô hình nấm và Thực trạng sản xuất nấm ở Phương
Thiện................................................................................................................ 26
4.4.1 Lịch sử hình thành mô hình nấm. .......................................................... 26
4.4.2 Thực trạng sản xuất nấm ở xã Phương Thiện. ....................................... 26
4.5. Đặc điểm các hộ trồng nấm khảo sát tại Phương Thiện .......................... 28


v

4.5.1 Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra ............................... 28
4.5.2 Tình hình sử dụng đất ............................................................................ 29
4.5.3 Quy mô trồng nấm của các hộ điều tra .................................................. 29
4.5.4 Tình hình đầu tư sản xuất nấm ............................................................... 30
4.5.5 Tình hình tiêu thụ nấm ........................................................................... 32
4.6. Hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng nấm. ............................................. 35
4.7 Hiệu quả về mặt xã hội.............................................................................. 37
4.8. Hiệu quả về mặt môi trường .................................................................... 37
4.9. Một số thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nấm. ................ 38
4.9.1 Thuận lợi: ............................................................................................... 38
4.9.2 Khó khăn: ............................................................................................... 39
4.10 Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao HQKT sản xuất cây
nấm ở xã Phương Thiện. ................................................................................. 40
4.10.1 Định hướng........................................................................................... 40
4.10.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất nấm. .......... 40
4.10.2.1 Thay đổi nhận thức của người trồng nấm. ........................................ 40
4.10.2.2 Vốn sản xuất ...................................................................................... 41
4.10.2.3 Nhân lực ............................................................................................ 41
4.10.2.4 Giải pháp về chính sách .................................................................... 41
4.10.2.5 Giải pháp về kĩ thuật ......................................................................... 42

4.10.2.6 Giải pháp về thị trường, giá cả đầu vào và đầu ra ............................ 43
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 44
5.1. Kết luận .................................................................................................... 44
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 47


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1: Tổng số hộ trồng nấm ở xã Phương Thiện. ......................................................... 15
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Phương Thiện ................................ 21
Bảng 4.2: Diện tích đất trồng trọt qua 2 năm 2013, 2014 ................................................... 24
Bảng 4.3: Năng suất, sản lượng nấm Xã Phương Thiện (2013-2014) ............................... 27
Bảng 4.4: Số hộ tham gia sản xuất nấm ở các thôn của xã Phương Thiện năm 2013 ....... 27
Bảng 4.5: Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra (Tính BQ/hộ).................... 28
Bảng 4.6: Tình hình sử dụng đất của các hộ dân xã Phương Thiện (tính BQ/hộ) ........... 29
Bảng 4.7: Quy mô trồng nấm của các hộ điều tra ................................................................ 29
Bảng 4.8: Chi phí làm một nhà nấm diện tích 20 m2 .......................................................... 30
Bảng 4.9: Chi phí cố định của các hộ khi sản xuất nấm ...................................................... 31
Bảng 4.11: Giá bán nấm bình quân trên kg .......................................................................... 33
Bảng 4.12: Năng suất, sản lượng nấm của các hộ trồng nấm năm 2013 ( tính TB/vụ).... 35
Bảng 4.13: Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm của các hộ điều tra (Tính TB) ................. 36


1

Phần 1

MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Việc nghiên cứu và sản xuất nấm trên thế giới ngày nay đã phát triển mạnh
mẽ, nó đã trở thành một ngành công nghiệp thực thụ và đã đưa lại nguồn thu
nhập khá lớn cho một số quốc gia. Với thành phần dinh dưỡng đặc biệt và
một số loại nấm có giá trị về mặt dược liệu nên ngành trồng nấm hiện nay
đang rất được chú trọng. Thế giới càng phát triển dân số ngày càng đông
trong khi diện tích sản xuất nông nghiệp đang bị thu hẹp do quá trình đô thị
hóa làm cho vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm càng trở nên cấp thiết đối
với mỗi quốc gia thì những ngành sản xuất thực phẩm như trồng nấm càng tỏ
ra thích hợp và mang lại hiệu quả.
Nấm là một loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng
protein cao (2,66 – 5,05%) và 19 acid amin, trong đó có 9 loại acid amin cần
thiết cho cơ thể, không làm tăng lượng cholesterol trong máu. Ngoài giá trị
dinh dưỡng, nấm có thành phần chất xơ tương đối cao và thành phần lipid
thấp nên có khả năng phòng trừ bệnh về huyết áp, chống béo phì, xơ cứng
động mạch, chữa bệnh đường ruột,…Vì vậy nấm là nguồn thực phẩm sạch có
thể làm thực phẩm thay thế cho thịt, trứng.
Phương Thiện là xã nông nghiệp thuộc Thành phố Hà Giang, có đến 70%
hộ dân sống bằng nghề sản xuất nông - lâm nghiệp, và trong nhưng năm gần
đây nghề trồng nấm ở xã đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều loại nấm đã
và đang được nuôi trồng như: Nấm kim châm, nấm mỡ, nấm sò. Đây là những
giống nấm cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên quy mô nhỏ lẻ, sản lượng đạt
thấp tại một số hộ gia đình từ 200-400 bịch nấm.
Hoạt động trồng nấm tại địa phương, trong đó phát triển nhất là nấm sò
đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân trong vùng, nâng cao hiệu quả kinh
tế, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng thu nhập cho người dân,
đảm bảo kinh tế ổn định. Song hoạt động trồng nấm tại Phương Thiện vẫn



2

còn gặp phải nhiều khó khăn đáng kể. Trên cơ sở đó tôi đã quyết định nghiên
cứu đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ TRỒNG
NẤM TẠI XÃ PHƢƠNG THIỆN, THÀNH PHỐ HÀ GIANG, TỈNH HÀ
GIANG”.
1.2 Mục tiêu của đề tài:
1.2.1 Mục tiêu chung:
-Tìm hiểu được hiện trạng và đưa ra được giải pháp phát triển cho nghề
trồng nấm tại xã Phương Thiện, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Lịch sử hình thành mô hình nấm và thực trạng sản xuất nấm ở xã
Phương Thiện.
- Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nấm.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng nấm.
- Chỉ ra các cơ hội của nghề trồng nấm tại địa phương.
- Đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng, đồng thời mở rộng thị
trường tiêu thụ cho các sản phẩm nấm.
1.3 Bố cục của khóa luận:
Bố cục của khóa luận bao gồm những phần sau:
Phần1: Mở đầu
Phần 2: Tổng quan tài liệu.
Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Phần 5: Kết luận và kiến nghị.


3

Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
2.1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế.
Theo giáo sư (Nguyễn Tiến Mạnh, 2001) [2] Hiệu quả kinh tế của một
hiện tượng (hay quá trình) kinh tế là phạm trù kinh tế phản ảnh trình độ
sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) để đạt được mục tiêu xác
định.
Hiệu quả kinh tế là sự tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được
và chi phí bỏ ra, nó thể hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế như: Giá trị tổng sản
lượng, lợi nhuận… tính trên lượng chi phí đã bỏ ra.
2.1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh tương đối
và tuyệt đối giữa lượng kết quả thu được với lượng chi phí bỏ ra. Để đạt được
cùng một khối lượng sản phẩm người ta có thể bằng nhiều cách khác nhau
song do sự mâu thuẫn giữa nhu cầu tăng lên của con người với sự hữu hạn
của nguồn tài nguyên, nên khi đánh giá kết quả của một quá trình sản xuất
kinh doanh cần phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào và mất bao
nhiêu chi phí.
2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là chỉ tiêu bểu hiện bằng tiền của toàn bộ sản
phẩm thu được trên một đơn vị diện tích canh tác trong một chu kỳ sản xuất nhất
định.


4

- Giá trị gia tăng (VA): Là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung
gian, là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi phí trung gian của hoạt

động trồng nấm.
- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong
quá trình tạo ra sản phẩm. Nó bao gồm toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ
mua, thuê ngoài của hộ trong hoạt động sản xuất.
VA = GO – IC
Trong đó: VA: Là giá trị gia tăng
GO: Là tổng giá trị sản xuất
IC: Là chi phí trung gian
- Giá trị sản xuất tính cho một đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): Là chỉ
tiêu phản ánh về lượng số đơn vị giá trị sản xuất thu được khi bỏ ra một đơn
vị chi phí trung gian đầu tư sản xuất.
- Giá trị gia tăng tính chi một đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): Là chỉ
tiêu phản ánh về lượng, cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra để đầu
tư cho nấm thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng. Đây là chỉ tiêu quan
trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinh tế đạt được.
- Giá trị gia tăng/lao động (VA/LĐ): Là chỉ tiêu phản ánh thu nhập tăng
thêm cho một lao động.[3]
2.1.3 Phƣơng pháp xác định hiệu quả kinh tế
Có nhiều phương pháp để xác định hiệu quả kinh tế song điều quan trọng
là chúng ta cần xác định chính xác kết quả thu được và chi phí phải bỏ ra cho
quá trình sản xuất kinh doanh. Tuỳ theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế
mà chúng ta xác định kết quả thu được sao cho phù hợp. Nếu mục tiêu của
doanh nghiệp là sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu xã hội là chủ yếu
thì kết quả được sử dụng là tổng giá trị sản xuất (GO), nhưng với doanh
nghiệp hay trang trại phải thuê mướn nhân công thì kết quả thu được cần quan


5

tâm lại là lợi nhuận, còn đối với các nông hộ kết quả được quan tâm là thu

nhập hoặc thu nhập hỗn hợp.
Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là chi phí cho các yếu
tố đầu vào như đất đai, tư liệu sản xuất, lao động, tiền vốn, trình độ và công
nghệ. Tuỳ theo mục đích phân tích và nghiên cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính
toán toàn bộ hoặc cho từng yếu tố chi phí. Thông thường chi phí bỏ ra được
tính là tổng chi phí, tổng chi phí trung gian.
Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi
phí bỏ ra. Điều đó có nghĩa là hiệu quả kinh tế là sự so sánh về mặt lượng
giữa kết quả và chi phí sản xuất. Ta có công thức: H = Q/C
Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả thu được
C: Chi phí bỏ ra
Phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem
xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Điều
này cho phép chúng ta so sánh hiệu quả ở các quy mô khác nhau.
2.1.4. Khái niệm về đánh giá.
Đánh giá dự án là một hoạt động của công tác quản lý nhằm tìm ra kết quả
và nguyên nhân nào dẫn đến việc hoàn thành hay không hoàn thành dự án.
Đánh giá dự án là một trong những hoạt động quan trọng của quá trình
thực hiện các dự án phát triển. Đây là quá trình khẳng định đúng đắn, hiệu
quả và ảnh hưởng của dự án đối với các mục tiêu dự án có thể thực hiện ở
nhiều giai đoạn khác nhau của chu trình dự án.
Như vậy, đánh giá dự án là khâu cuối cùng của chu trình dự án. Đánh giá
là xem xét một cách có hệ thống để xác định tính hiệu quả, mức độ thành
công và tác động (về kinh tế, xã hội, môi trường...) của dự án so với mục tiêu
đề ra.


6


2.1.5. Phân loại đánh giá.
* Đánh giá tiền khả thi: Là đánh giá tính khả thi của hoạt động hay dự
án, để xem xét hoạt động hay dự án có thể thực hiện được hay không trong
điều kiện cụ thể nhất định. Loại đánh giá này thường do tổ chức tài trợ thực
hiện. Tổ chức tài trợ sẽ phân tích các khả năng thực hiện của hoạt đông hay
dự án để làm căn cứ cho phê duyệt xem dự án hay hoạt động có được đưa
vào thực hiện hay không.
* Đánh giá thực hiện: Loại đánh giá này thường bao gồm các dạng sau:
* Đánh giá định kỳ: Là đánh giá trong giai đoạn thực hiện, có thể là đánh
giá toàn bộ công việc trong một giai đoạn, nhưng cũng có thể đánh giá từng
công việc ở từng giai đoạn nhất định.
* Đánh giá cuối kỳ: Là đánh giá cuối cùng khi kết thúc dự án hay hoạt
động. Đây là đánh giá toàn diện tất cả hoạt động và kết quả của nó. Mục đích
của đánh giá cuối kỳ là nhằm nhìn nhận lại toàn bộ quá trình thực hiện dự án.
* Đánh giá tiến độ thực thi: Là việc xem xét thời gian thực tế triển khai
thực hiện các hoạt động có đúng thời gian quy định hay không.
* Đánh giá tình hình chỉ tiêu tài chính: Là xem xét lại việc xử dụng kinh
phí chi tiêu tiền có đúng theo nguyên tắc đã được quy định không để có
những điều chỉnh phù hợp và rút ra kinh nghiệm.
* Đánh giá kỹ thuật dự án: Là việc xem xét lại những kỹ thuật mà dự án
đã đưa vào có phải là mới không? Quá trình thực hiện các khâu kỹ thuật có
đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật đặt ra hay không?
* Đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường: Đây là vấn đề mà hiện nay
bất cứ một dự án nào khi tiến hành đều phải xem xét, đánh giá.
* Đánh giá khả năng nhân rộng: Là việc xem xét kết quả dự án có thể áp
dụng rộng rãi không, nếu có áp dụng thì cần điều kiện gì?


7


Tổng kết: Khi một dự án hay hoạt động kết thúc người ta thường tổ chức
tổng kết để đánh giá các công việc đã được hoàn thiện hay chưa hoàn thiện,
thành công hay thất bại để rút ra kinh nghiệm và đưa ra phương hướng giải
quyết.
2.2. Cở sở thực tiễn của đề tài.

2.2.1. Tình hình sản xuất nấm trên thế giới.
Ngành sản xuất nấm đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm
năm nay. Chính nhờ những giá trị về mặt dinh dưỡng và giá trị về mặt dược
liệu mà ngành trồng nấm đang ngày càng phát triển trên thế giới. Nhiều giống
nấm đã được đem trồng với kỹ thuật tiên tiến và nó cũng trở thành một loại
dược phẩm ngày càng phổ biến trên thế giới. Bên cạnh giá trị về mặt dinh
dưỡng thì một số loại nấm rất có giá trị về mặt dược liệu như: Nấm Đông Cô
(Lentinut

Edodes),

nấm

Bào

Ngư

(Pleurotus),

nấm

Chân

Chim


(Schizophyllum), nấm Linh Chi (Ganoderma Lucidum), nấm Phục Linh(Poria
Cocos)...
Hiện nay trên thế gới ghi nhận đã có hơn 2000 loài nấm ăn trong đó có
hơn 80 loài nấm ăn được nghiên cứu và nuôi trồng và rất nhiều loài được
trồng làm dược liệu. Việc nghiên cứu nấm ăn, nấm dược liệu cũng như công
nghệ chế biến và bảo quản nấm trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Nó đã trở thành một ngành công nghiệp thực sự mang lại nhiều hiệu quả về
mặt kinh tế và xã hội cho các nước trên thế giới.
Các nước trên thế giới hiện nay tập trung nghiên cứu và sản xuất Nấm
mỡ, Nấm hương, Nấm sò, Nấm rơm là chủ yếu. Khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu
trồng nấm theo phương pháp công nghiệp. Những nhà máy sản xuất nấm có
công suất từ 200 – 1000 tấn/năm được cơ giới hóa cao từ khâu xử lý nguyên
liệu đến thu hái chế biến đều do máy móc thực hiện. Năng suất trung bình đạt
từ 40 – 60% so với nguyên liệu ban đầu. [1]


8

Khu vực Châu Á bao gồm Nhật Bản, vùng lãnh thổ Đài Loan, Hàn Quốc,
Trung Quốc…Triển khai sản xuất nấm theo mô hình trang trại vừa và nhỏ,
đặc biệt là ở Trung Quốc nghề trồng nấm đã thực sự đi vào từng hộ nông dân.
Sản lượng nấm Mỡ, nấm Hương của Trung Quốc luôn đứng đầu thế giới.
Hiện nay, việc trồng nấm được xem là nghề mang lại hiệu quả kinh
tế cao, sản lượng nấm tăng theo cấp số nhân qua các năm. Từ năm 1990, mới
đạt được vài tấn nấm/năm, đến năm 2003 đã đạt được trên 40.000 tấn
nấm/năm… Mỗi năm, cả nước sản xuất được khoảng 150.000 tấn nấm
nguyên liệu. Các tỉnh phía Nam đã và đang sản xuất Nấm rơm muối đóng hộp
với sản lượng hàng nghìn tấn/năm và xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ nấm ăn
lớn nhất hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan và các nước Châu Âu. Mức tiêu

thụ bình quân tính theo đầu người của Châu Âu và Châu Mỹ là 2 - 3kg
nấm/năm; ở Nhật, Úc khoảng 4 kg nấm/năm… Bên cạnh đó, ngay ở thị
trường trong nước, lượng nấm tiêu thụ cũng vài chục nghìn tấn/năm.
Nấm là loại thực phẩm được xếp vào loại rau sạch rất giàu dinh dưỡng,
có thể thay thế thịt, cá. Vì vậy, lượng cung của nấm luôn thấp hơn nhu cầu.
Ở nước ta, cụ thể là Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng to lớn để phát
triển nghề nấm. Trong những mặt hàng rau xuất khẩu năm 2009, kim ngạch
xuất khẩu nấm luôn đạt cao nhất. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải
quan, kim ngạch xuất khẩu nấm 11 tháng trong năm 2009 đạt 17 triệu USD,
tăng 26,7% so với cùng kỳ 2008.
Hiện nay, ngoài những loại nấm truyền thống đã được trồng lâu đời
trên thế giới đã và đang nghiên cứu nuôi trồng các loại nấm ăn có giá trị dinh
dưỡng và thu lại lợi nhuận cao. Nấm hiện nay không chỉ là sản phẩm của các
nước nông nghiệp mà ở các nước khác nó là một sản phẩm mang tính công
nghiệp. Sản lượng nấm của Pháp đạt 200.000 tấn vào năm 1983.


9

Một số nước ở khu vực châu Á phát triển nghề trồng nấm theo mô hình
trang trại vừa và nhỏ, còn mang tính chất thủ công với năng suất không cao.
Tuy nhiên, số lượng trang trại triển khai trồng nấm nhiều nên sản lượng tương
đối lớn. Các loại nấm thường được trồng là Nấm rơm, Nấm mỡ, Nấm
hương,...
Ở châu Âu, nghề trồng nấm đã trở thành một ngành công nghiệp lớn được
cơ giới hóa toàn bộ với năng suất và sản lượng cao. Năm 1994, sản lượng
nấm trên toàn thế giới là 4.909.000 tấn, trong đó sản lượng Nấm rơm đạt
798.800 tấn chiếm khoảng 6.1%. Ngoài ra còn có một sản lượng lớn các loài
nấm khác như: Nấm mỡ (1.846.000 tấn), Nấm hương (826200 tấn),...
Năm 2005, sản lượng nấm trên toàn thế giới đạt 20 triệu tấn. Trung Quốc

chiếm khoảng 50% sản lượng nấm trên toàn thế giới. Nhìn chung sản lượng
nấm tăng dần qua các năm với mức khoảng 5% mỗi năm.
Nghề trồng nấm đã và đang trở thành một ngành nghề mang tình công nghiệp.
Nghề trồng nấm phát triển đáng kể và rộng rãi khoảng 20 năm trở lại đây.
2.2.2. Một số điểm khái quát về ngành hàng sản xuất nấm ở Việt Nam
Vấn đề nghiên cứu và phát triển nghề sản xuất nấm ăn ở Việt Nam bắt đầu
từ những năm 70 của thế kỷ 20.
- Năm 1984 thành lập và phát triển ngành sản xuất nấm ăn thuộc Đại học
tổng hợp Hà Nội.
- Năm 1986 tổ chức FAO tài trợ UBND thành phố Hồ Chí Minh quyết
định thành lập xí nghiệp nấm thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có một số
đơn vị khác như: Công ty nấm Thanh Bình (tỉnh Thái Bình), xí nghiệp nấm
(thuộc tổng công ty rau quả Vegetexco), các công ty liên doanh sản xuất và
chế biến nấm ở miền Nam (công ty Meko ở Cần Thơ, Đà Lạt…)
Kể từ năm 1990, ở Việt Nam sản xuất nấm được xem là một ngành mang
lại hiệu quả kinh tế cao thu hút được nhiều sự tham gia của bà con nông dân.


10

Các loài nấm chính được sản xuất ở các trang trại miền Nam là Nấm sò và
Nấm rơm, còn ở miền Bắc bao gồm các loại nấm như Nấm hương, Nấm tai
mèo, Nấm linh chi. Trong những năm qua, sản xuất hàng năm đạt 1500 tấn
nấm tươi. Các vùng sản xuất nấm chính ở Việt Nam là Nam Định, Ninh Bình,
Thái Bình, Hưng Yên và Hà Nam (vùng đồng bằng sông Hồng có một số
lượng lớn nấm Hương), Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tây Ninh có quy mô lớn về
sản xuất nấm. Vùng sản xuất nấm Tai Mèo chính là Long Khánh tỉnh Đồng
Nai.
Khảng 60% số lượng nấm được bán cho thị trường trong nước chủ yếu là
sản phẩm nấm tươi, 40% còn lại được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài

với giá trị hàng năm đạt 40 triệu USD. Các sản Phẩm nấm xuất khẩu chủ yếu
được đóng hộp và xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật
Bản và Ý.
Ở Việt nam đang nuôi trồng 6 loại Nấm phổ biến là: Nấm rơm, Mộc nhĩ,
Nấm hương, Nấm mỡ, Nấm sò, Nấm dược liệu (Linh chi, Vân chi, Đầu khỉ).
Nghề trồng nấm ở nước ta đang phát triển nhưng trong quy mô nhỏ lẻ hộ gia
đình. Tổng sản lượng các loại nấm ăn và nấm dược liệu của Việt Nam là trên
150.000 triệu tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu khoảng 60 triệu USD/năm.
Mặc dù đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu, nhưng hiện sản xuất nấm của
nước ta vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún và phải bán qua tay người khác. Một số
doanh nghiệp cảnh báo, mục tiêu đạt 1 triệu tấn nấm vào năm 2010 sẽ khó đạt
được nếu chúng ta không biết điều tiết thị trường, hình thành vùng nguyên
liệu và nhất là xây dựng thương hiệu để nâng cao giá bán.
Nấm ăn là loại thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng được nhiều người ưa
chuộng. Thị trường nấm ăn trên thế giới rất lớn, trung bình tiêu thụ khoảng 15
triệu tấn Nấm rơm/năm. Giá các loại nấm ăn đang ở mức cao: Nấm mỡ muối
khoảng 1.200 USD/tấn; Mộc nhĩ, Nấm hương, Nấm rơm 1.700 - 6.500


11

USD/tấn. Trong khi đó, giá nấm sản xuất trong nước ở thời điểm đắt nhất
cũng chỉ 28.000 - 30.000 đồng/kg, Nấm rơm 10.000 - 15.000 đồng/kg. Điều
đáng nói là giá nấm xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 60% so với sản phẩm
cùng loại được sản xuất tại Thái Lan, Trung Quốc. Nguyên nhân là do nguồn
nguyên liệu không đảm bảo về chất lượng, sản phẩm không đồng đều về kích
thước, mẫu mã...
Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề trồng nấm, riêng
lượng rơm rạ 20-30 triệu tấn/năm đủ để cho "ra đời" 2 triệu tấn nấm tươi, trị
giá 1 tỷ USD, thậm chí, nếu chế biến thành đồ hộp, giá trị còn cao hơn. Năm

2002, cả nước mới sản xuất được 100.000 tấn nấm thực phẩm thì đến nay đã
đạt 150.000 tấn/năm.
Việc tiêu thụ nấm làm thực phẩm cũng chưa thực sự phổ biến. Hiện tại
nấm chỉ được coi là mặt hàng bổ xung cho các thực phẩm khác, chưa thực sự
trở thành mặt hàng được tiêu dùng rộng rãi. Tuy nhiên, giá cả đầu ra của nấm
luôn tăng giảm thất thường đã và đang gây không ít khó khăn và lo ngại cho
những người trồng nấm, đặc biệt là những lúc có nhiều người trồng nấm như
trong những tháng mùa lũ này. Nhiều người trồng nấm cho rằng: Thời gian
qua, các ngành chức năng đã quan tâm hỗ trợ về kỹ thuật, về vốn... người sản
xuất nấm, tạo điều kiện cho nghề nấm phát triển tốt. Song, việc trồng nấm
đang còn phát tiển tự phát nên đầu ra của sản phẩm còn bấp bênh. Vì vậy, có
đầu ra ổn định cho sản phẩm, việc sản xuất nấm tại các tỉnh, thành ĐBSCL
cần phải được quy hoạch phát triển gắn với những dự báo về cung cầu của thị
trường hằng năm. Kim ngạch xuất khẩu nấm năm 2009 tăng 34% so với năm
ngoái.
Trong 11 tháng năm 2009 có 31 thị trường nhập khẩu nấm của Việt
Nam, trong đó thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch cao nhất với 7,7 triệu USD,
tăng 29,7% so với cùng kỳ 2008. Đây là lần đầu tiên thị trường Mỹ vượt qua


12

Italia để vươn lên vị trí dẫn đầu trong số những thị trường nhập khẩu nấm của
Việt Nam. Các sản phẩm nấm xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là Nấm
rơm muối và Nấm rơm đóng hộp.
Tiếp đến là thị trường Italia với kim ngạch đạt 4,4 triệu USD, tăng 63,3%
so với cùng kỳ 2008. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu nấm sang thị trường
Pháp, Bỉ và Cộng hòa Séc tăng rất mạnh, tăng lần lượt 151,6%; 156,1%
và 269%.
Tuy nhiên, cũng có một số thị trường giảm nhẹ như Nhật bản giảm 9,1%,

Hồng Kông giảm 46,4%, Hàn Quốc giảm 69,8%...
Xuất khẩu nấm tiếp tục đà tăng trưởng vững: trong 11 tháng năm 2009
có khá nhiều mặt hàng giảm kim ngạch xuất khẩu như rau cải, cà, rau cần,
đậu...nhưng xuất khẩu nấm các loại vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định (tăng
50% so với cùng kì năm 2008). Nhìn chung các sản phẩm nấm xuất khẩu đều
tăng, đặc biệt là Nấm rơm muối đạt kim ngạch 8,4 triệu USD, tăng 86,7% so
với cùng thời điểm 2008. Nấm mèo đạt 63,5 nghìn USD, tăng 93,5%...Tuy
nhiên, cũng có một số mặt hàng nấm giảm khá mạnh như Nấm rơm đóng lon
đạt 4,9 triệu USD giảm 7,4%. Nấm hương và Mộc nhĩ khô giảm giảm lần lượt
18,1% và 57,3% so với cùng kỳ năm 2008.[10]
2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở xã Phƣơng Thiện.
Nấm được dùng như một loại thực phẩm tươi giàu dinh dưỡng. Mặc dù
chi phí sản xuất và giá bán của nấm tương đối cao so với các loại rau khác
nhưng nó vẫn được sử dụng tương đối rộng rãi.
Ngoài các hộ gia đình, những khách hàng thường xuyên mua nấm tươi
chính là những khách sạn, nhà hàng phục vụ các món ăn đặc sản. Nấm được
chế biến thành nhiều món ăn ngon và cũng có thể chế biến kết hợp với các
loại thực phẩm khác như cá, tôm, thịt lợn, thịt gà.


13

Nghề trồng nấm ở xã Phương Thiện phát triển từ vài năm gần đây song
quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu mang tính tự phát. Hiện nay hầu hết các thôn ở xã
Phương Thiện đều có người trồng nấm. Nấm được phổ biến ở các thôn như
thôn Châng, Mè Thượng, Tiến Thắng nhu cầu về nấm trong tỉnh và cả nước
ngày càng tăng, hiện nay xã Phương Thiện cũng đã có sự quan tâm cho nghề
nuôi trồng nấm, thị trường tiêu thụ nấm là tương đối lớn.
Xã Phương Thiện là xã nông nghiệp trực thuộc và gần thành phố Hà
Giang. Nên thành phố và tỉnh Hà Giang luôn tạo điều kiện cho xã, phát triển

nông nghiệp nói chung và sản xuất nấm nói riêng, bằng những chính sánh,
quyết định và nguồn vốn của tỉnh.
Quyết định 3048/ QĐ-UBND ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh về việc
ban hành quy định quản lý quỹ phát triển địa phương thuộc chương trình xây
dựng nông thôn mới năm 2014.
Hướng dẫn số 1236/ UBND-KTTH ngày 29/4/2014 về việc quản lý sử dụng
kinh phí thực hiện hình thức đầu tư có thu hồi để tái đầu tư trong sản xuất nông
nghiệp.
Văn bản số 2068/ UBND-NNTNNMT ngày 8/7/2014 của UBND tỉnh Hà
Giang về việc rà soát các mô hình sản xuất thuộc chương trình xây dựng nông
thôn mới.
Quyết định số 623/ QĐ-UBND ngày 31/3/2014 của UBND tỉnh Hà Giang về
việc phân bổ vốn thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm
2014.
Kế hoạch số 172/ KH-BCĐ ngày 10/3/2014 của BCĐ xây dựng nông
thôn mới về phân bổ nguồn vốn thực hiện chương trình MTQG xây dựng
nông thôn mới năm 2014.[8]


14

Phần 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc trồng nấm.
Những hộ gia đình trồng nấm ở xã Phương Thiện, thành phố Hà Giang,
tỉnh Hà Giang.
Ảnh hưởng của việc trồng nấm đối với đời sống kinh tế và xã hội của
người dân.
3.1.1. Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: Xã Phương Thiện, thành phố Hà Giang, Tỉnh Hà
Giang.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015.
3.1.2. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của xã
Phương Thiện.
- Phân tích hiên trạng về tình hình sản xuất nấm trên địa bàn xã Phương
Thiện.
- Phân tích thực trạng thị trường nông sản trên địa bàn xã.
- Nghiên cứu vai trò của cán bộ chính quyền, khuyến nông, doanh nghiệp
trong việc quy hoạch hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh nông
sản trên địa bàn.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường nông sản trên địa bàn
xã.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu.
- Cở sở khoa học về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế đối với
sản xuất cây nấm nói riêng.


15

- Thực trạng về sản xuất nấm của các hộ nông dân trên địa bàn xã Phương
Thiện.
- Những giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây nấm
của hộ nông dân trên địa bàn xã Phương Thiện.
3.3.Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thông qua tài liệu, báo cáo tổng kết đã được công bố của
xã. Thu thập các thông tin chủ yếu như: Nhân khẩu, lao động, độ tuổi, trình
độ văn hóa, các nguồn lực chính của hộ, tình hình sản xuất, chi phí sản xuất,

thu nhập sản xuất nấm tại xã.
Thu thập các tài liệu như sách báo, tạp chí chuyên ngành, các chính sách
của nhà nước có liên quan đến phát triển mô hình trồng nấm.
3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp.
Đây là phương pháp nghiên cứu qua điều tra trực tiếp tại thực địa để có
nguồn số liệu sơ cấp. Bằng phương pháp phỏng vấn không chính thức đối với
các hộ sản xuất nấm giúp nắm được tình hình sản xuất (năng suất, sản lượng,
đầu tư, thu nhập) và nhưng vấn đề khác liên quan (thuận lợi, khó khăn).
Ngoài ra còn tìm hiểu thêm những nguồn thông tin thông qua trao đổi phỏng
vấn trực tiếp các chuyên viên phòng nông nghiệp, cán bộ khuyến nông xã góp
phần bổ sung thêm một số thông tin cần thiết về tình hình sản xuất, các yếu tố
ảnh hưởng tới sản xuất nấm.
Bảng 3.1: Tổng số hộ trồng nấm ở xã Phƣơng Thiện.
Thôn

Tổng số hộ trồng nấm
(hộ)
(%)

Mè Thượng

120

55,04

Tiến Thắng
Châng

62
36


28,44
16,52

Tổng

218

100


16

3.3.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin.
Với hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trong phiếu điều tra, sau khi thu thập
được các thông tin cần thiết tôi tiến hành tổng hợp và sử dụng các hàm toán
để tổng hợp tính toán các chỉ tiêu cần thiết như cơ cấu số bình quân.
3.3.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin.
* Phương pháp thống kê mô tả
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng phương pháp thống kê mô
tả để tiến hành thu thập thông tin trong khoảng thời gian đề tài nghiên cứu. Từ
các số liệu và thông tin thu thập được tôi tiến hành phân tích những yếu tố
ảnh hưởng tới sản xuất để thấy được xu hướng và đưa ra những giải pháp thúc
đẩy phát triển.
* Phương pháp so sánh.
Sau khi các số liêu được tổng hợp và phân tích chúng ta có thể sử dụng
phương pháp này để so sánh mức độ phát triển tăng giảm quy mô, số lượng
trong hoạt động sản xuất nấm qua các năm. So sánh về hiệu quả kinh doanh
giữa loại hình sản xuất Nấm rơm và các loại hình sản xuất khác thấy được sự
khác biệt từ đó có thể suy rộng ra được vấn đề nghiên cứu.

3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.
3.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình sản xuất đầu tƣ.
- Giá trị sản xuất (GO): Được xác định là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản
phẩm được sản xuất ra thường là 1 năm trên 1 đơn vị diện tích.
GO = ΣQi*Pi
Trong đó: + GO: Tổng giá trị sản phẩm.
+ Qi: Khối lượng sản phẩm loại i.
+ Pi: Đơn giá sản phẩm loại i.
- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường
xuyên và dịch vụ sản xuất. Trong quá trình sản xuất chi phí trung gian bao


17

gồm các khoản chi phí như: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ
thực vật,…
IC=Σci
Trong đó:
- Ci là khoản chi phí thứ i trong quá trình sản xuất.
- Tổng chi phí (TC): Là tổng chi phí.
- Lợi nhuận (Pr): Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp khi sản xuất
trên một đơn vị khối lượng.
Pr = GO - TC
Trong đó : GO: giá trị sản xuất.
TC: tổng chi phí.
- Giá trị gia tăng (VA): Là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi
sản xuất ra 1 đơn vị diện tích thường tính trong 1 năm.
VA= GO - IC
- Thu thập hỗn hợp (MI):
MI = VA - (A+T)

Trong đó: VA: Là giá trị tăng thêm.
A: Là phần giá trị khấu hao TSCĐ Và chi phí phân bổ
(công lao động thuê)
T: Là thuế nông nghiệp.
3.4.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế.
- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí.
TGO= GO/IC (lần)
- Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí .
TVA= VA /IC(lần)
- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí
TMI= MI/IC(lần)
- Chỉ tiêu năng suất lao động GO/CLĐ


×