Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN đổi KHÍ hậu đến HUYỆN đảo PHÚ QUỐC VÀ đề XUẤT một số GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847 KB, 52 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP ỨNG PHÓ.

HẢI PHÒNG - 2015
1


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................i
DANH MỤC CÁC HÌNH VE....................................................................................i
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................i
1. TÍNH CẤP THIẾT..............................................................................................ii
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN...................................................................................ii
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................iii
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐẢO PHÚ Q́C.................................................1
1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hợi đảo Phú Quốc................................................1
1.1.1.Đặc điểm địa lí tư nhiên khu vực đảo Phú Quốc..............................................1
1.1.1.1.Vị trí địa lí.....................................................................................................1
1.1.1.2.Đặc điểm địa hình..........................................................................................3
1.1.1.3.Đặc điểm thủy văn.........................................................................................4
1.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực đảo Phú Quốc..............................................5
1.2. Tổng quan về biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu cho khu vực
đảo Phú quốc.............................................................................................................6


1.2.1. Tổng quan về BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam..........................................6
1.2.1.1. Biểu hiện của BĐKH trên thế giới...............................................................6
1.2.1.2.Biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam.................................................................7
1.2.1.3. Kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam....................................................10
1.2.2.Biểu hiện của BĐKH và kịch bản BĐKH của khu vực đảo Phú Quốc..........12
1.2.2.1.Biểu hiện của BĐKH ở khu vực đảo Phú Quốc..........................................12
1.2.2.2.Kịch bản BĐKH của khu vực đảo Phú Quốc..............................................12
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN KHU VỰC ĐẢO
PHÚ Q́C.............................................................................................................14
2.1. Tác đợng đến mơi trường khí hậu.....................................................................14
2.2. Tác động đến thủy văn.....................................................................................15
2.2.1. Tác động đến chế độ dòng chảy.....................................................................15
2.2.1.1. Dòng chảy năm...........................................................................................15
2


2.2.1.2. Dòng chảy mùa...........................................................................................15
2.3. Tác động đến tài nguyên sinh vật.....................................................................16
2.3.1. Tác động đến rừng ngập mặn........................................................................16
2.3.2. Tác động đến hệ sinh thái cỏ biển.................................................................17
2.3.3. Tác động đến hệ sinh thái san hô...................................................................18
2.4. Tác động đến địa hình địa mạo.........................................................................19
2.4.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nước biển dâng tới độ sâu, độ cao vùng
biển
đảo Phú Quốc..........................................................................................................19
2.4.2. BĐKH NBD làm thay đổi dạng địa hình này bằng dạng địa hình khác tại
vùng biển đảo Phú Quốc..........................................................................................20
2.5. Tác động của BĐKH đến xâm nhập mặn.........................................................23
2.6. Tác động đến nông nghiệp thủy sản.................................................................25
2.7. Tác động đến du lịch và dịch vụ.......................................................................26

CHƯƠNG 3. MỘT SỚ GIẢI PHÁP ỨNG PHĨ VỚI BĐKH KHU VỰC ĐẢO
PHÚ QUỐC.............................................................................................................29
3.1. Đề xuất giải pháp kĩ thuật cho ngành nông, lâm nghiệp đảo Phú Quốc...........29
3.1.1. Giải pháp kĩ thuật cho ngành trồng trọt và chăn nuôi...................................29
3.1.1.1. Kĩ thuật chọn giống cây trồng và vật nuôi.................................................29
3.1.1.2. Xây dựng và phát triển các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến phù hợp
với BĐKH................................................................................................................29
3.1.1.3. Áp dụng khoa học kỹ thuật mới cho việc đa dạng hóa hoạt đợng xen
canh, ln canh, kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến..........................................................30
3.1.1.4. Xây dựng thủy lợi, hồ chứa tưới tiêu nông nghiệp.......................................31
3.1.1.5. Xây dựng đội ngũ kĩ thuật..........................................................................33
3.1.1.6. Kĩ thuật khi thu hoạch nông sản.................................................................33
3.1.2. Giải pháp kĩ thuật cho ngành lâm nghiệp......................................................34
3.2. Giải pháp kĩ thuật cho nuôi trồng thủy hải sản.................................................35
3.2.1. Giải pháp kĩ thuật về con giống.....................................................................35
3.2.2. Giải pháp kĩ thuật về phòng trừ bệnh............................................................36
3.2.3. Giải pháp kĩ thuật về phương pháp chăm sóc, ni trờng thủy hải sản.........37
3


3.2.4. Giải pháp kĩ thuật về đào tạo chuyên môn....................................................37
3.3. Giải pháp kĩ thuật cho xây dựng đê chắn sóng ở đảo Phú Quốc......................38
3.4. Giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư đảo
Phú Quốc.................................................................................................................39
3.4.1. Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức của toàn cộng đồng về biến
đổi khí hậu...............................................................................................................39
3.4.2. Hoạt động tập huấn........................................................................................41
3.4.3. Hoạt động giáo dục........................................................................................41
3.4.4. Hoạt động tuyên truyền.................................................................................42
3.4.5. Hoạt động phong trào....................................................................................44

KẾT LUẬN.............................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................46

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Bảng 1.1
Bảng 1.2

Toạ độ vùng biển Phú Quốc - Hà Tiên
Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa
ở các vùng khí hậu của Việt Nam trong 50 năm qua

Trang
1
9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1


Sơ đờ vị trí vùng nghiên cứu

2

Hình 2.1

Hờ Dương Đông ở đảo Phú Quốc cũng cạn trơ
đáy vào mùa khô

25

Nông trại sinh thái – Ecofarm ở đảo Phú Quốc

Hình 3.1
Hình 3.2

Kiểm tra chất lượng giống trước khi cung cấp cho bà
con

Hình 3.3

Tuyên truyền nhận thức về biến đổi khí hậu

DANH MỤC VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu


IPCC

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

KNK

Khí nhà kính

NBD

Nước biển dâng

RNM

Rừng ngập mặn

XTNĐ

Xoáy thuận nhiệt đới

5

30
34
41


1. TÍNH CẤP THIẾT.
Trong thế kỷ 21, biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức
lớn nhất đối với nhân loại. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác

đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung
bình toàn cầu tiếp tục tăng hiện là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới.
Theo tính toán của Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE, 2012), ở Việt Nam,
trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 đến
0,7°C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Hiện tượng El-Nino, LaNina ngày
càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho
thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng nghiêm trọng. Nhiệt độ trung
bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3°C và mực nước biển có thể dâng 1m vào năm
2100.
Đảo Phú Q́c là nơi đã, đang và có thể phải hứng chịu những tác đợng
của biến đởi khí hậu, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội và đa
dạng sinh học ở đây. Do đó, cần phải có những nghiên cứu, đánh giá định lượng,
từ đó đưa ra các giải pháp ứng phó kịp thời. Nợi dung của ḷn văn sẽ đề cập
đến vấn đề: “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến đến huyện đảo Phú
Quốc và đề x́t mợt sớ giải pháp ứng phó”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỜ ÁN.
Chỉ ra sự thay đởi về các đặc trưng của đảo Phú Quốc dưới ảnh hưởng của
BĐKH.
Đánh giá được mức độ tác động của BĐKH đến huyện đào Phú Quốc.
Đưa ra được 1 số giải pháp hữu hiệu ứng phó với BĐKH cho hụn đảo
Phú Q́c.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu:
6


+ Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng
hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, sớ liệu thơng tin có liên quan mợt cách có chọn
lọc, từ đó, đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu.

+ Thống kê là phương pháp xử lý số liệu một cách định lượng. Ở giai
đoạn đầu, tiến hành thống kê, thu thập các số liệu, các kết quả nghiên cứu của
các chương trình, dự án đã được thực hiện có liên quan. Đờng thời, thống kê, thu
thập các số liệu đo đạc, khảo sát ngoài thực địa, tính toán trên bản đờ.

CHƯƠNG 1. TỞNG QUAN VỀ ĐẢO PHÚ QUỐC
1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đảo Phú Quốc
1.1.1 Đặc điểm địa lí tư nhiên khu vực đảo Phú Quốc
1.1.1.1 Vị trí địa lí
Đảo Phú Quốc nằm trong Vịnh Thái Lan, với diện tích 567,29 km 2 và là
đảo lớn nhất của Việt Nam. Khí hậu trên đảo ôn hòa vì nằm trong vùng khí hậu
7


nhiệt đới gió mùa mang tính chất xích đạo được chi phối mạnh bởi các quy luật
của biển.
Dân số của đảo 92.574 người và chủ yếu vùng ven biển (>80%). Các công
trình hạ tầng kỹ thuật, đô thị, du lịch, dịch vụ,… phân bố ở độ cao từ 2-5 m so
với mực nước biển. Do vậy, những hiện tượng tự nhiên như bão, xói lở bờ biển,
mực nước biển dâng có thể gây ảnh hưởng đáng kể đời sớng trên đảo.
Vùng biển nghiên cứu Phú Quốc- Hà Tiên thuộc vùng biển Kiên Giang,
có diện tích 2816 km2, được giới hạn bởi đường bờ biển và các điểm có tọa đợ
được trình bày ở bảng 1.1. Vùng nghiên cứu thuộc phạm vi quản lý của thị xã
Hà Tiên, huyện Kiên Lương, Hòn Đất và 2 huyện đảo Phú quốc và Kiên Hải của
tỉnh Kiên Giang-nơi có vùng biển-đảo và đất liền nằm ở tận cùng phía Tây Nam
của Việt Nam tiếp giáp với nước láng giềng Campuchia.
Bảng 1.1. Toạ độ vùng biển Phú Quốc - Hà Tiên
STT

Vĩ độ Bắc


Kinh độ Đông

1

10° 10' 19,5"

104° 49 24,7"

2

09° 43' 51,0"

104° 12' 28,2"

3

10° 05' 24,4"

104° 03' 36,90"

4

10° 21' 33,2"

104° 22' 01,3"

5

10° 23' 59,6"


104° 27' 02,4"

8


Hình 1.1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu

9


1.1.1.2 Đặc điểm địa hình
a. Địa hình lục địa ven biển và đảo.
Phần lục địa ven biển của vùng nghiên cứu là đồng bằng thấp xen đồi và
núi thấp. Đồng bằng có xu hướng nghiêng thoải từ đất liền ra biển và từ bắc
(0,8-1,2 mét) xuống nam (0,2-0,4 mét) được cấu tạo bởi trầm tích hỗn hợp sôngbiển tuổi Holocen giữa-muộn. Đồi núi thấp tạo thành các mũi nhô ra biển như:
mũi Nai, mũi Dừa, mũi Hòn Chông, v.v. Chính điều này đã làm cho phần đất
phía sau trở thành vùng trũng thấp. Đáng kể nhất là núi Hòn Chông có đợ cao
tụt đới là 201 mét, cấu tạo bởi các đá cát kết, phiến sét và phiến silic của hệ
tầng Hòn Chông. Địa hình đồi phân bố rải rác trên bờ biển từ Bắc Hòn Chông
đến Hà Tiên cấu tạo bởi đá trầm tích cacbonat thuộc hệ tầng Hà Tiên và đá phun
trào xen các lớp bột kết, sét kết mỏng tḥc hệ tầng Hòn Ngang.
Địa hình đảo.
Kiên Giang là tỉnh có nhiều đảo nhất trong sớ các tỉnh thuộc đồng bằng
sông Cửu Long. Trong phạm vi nghiên cứu có 2 quần đảo là Bà Lụa và Hà Tiên
(trước đây gọi là Hải Tặc). Quần đảo Hà Tiên là một xã thuộc thị xã Hà Tiên,
quần đảo Bà Lụa là một xã thuộc huyện Kiên Lương. Các đảo thuộc 2 quần đảo
này đều thấp và diện tích nhỏ và được phát triển chủ yếu trên các đá thuộc hệ
tầng Hòn Ngang.
* Đường bờ: Đường bờ biển khu vực Phú Quốc - Hà Tiên được chia thành

3 kiểu như sau:
- Bờ biển mài mịn trên đá bền vững do sóng
Kiểu bờ này thấy được ở tất cả các khối đá gốc trước Đệ tứ lộ ra ở bờ biển
Hà Tiên, Phú Quốc và các đảo bao gồm các đá trầm tích lục nguyên và đá
magma xâm nhập, đường bờ có đợ ởn định rất cao
- Bờ biển mài mịn-hồ tan
Kiểu bờ này chỉ phát triển trên các khu vực lộ đá vôi trên bờ biển và trên
các đảo đá vôi ở phía Bắc Hà Tiên, Hòn Chông. Nét đặc biệt của kiểu bờ này là
các ngấn nước biển được hình thành do sự kết hợp cả mài mòn do tác đợng của
sóng lẫn hoà tan do nước biển. Kiểu bờ này có đợ ởn định cao.
10


- Bờ biển xói lở-tích tụ trên trầm tích bở rời do sóng
Trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam đây là kiểu khá phổ biển trên các bờ
cấu tạo bởi vật liệu bở rời (cát, bùn-sét). Có thể gặp kiểu bờ này ngay trên rìa
của các châu thổ lớn-nơi được xem là có cường đợ tích tụ cao nhất và rất thường
xuyên. Dấu hiệu rõ rệt nhất của hiện tượng xói lở là vách xói có đợ cao thay đổi
từ vài chục cm đến 1,5-2,0 mét tuỳ thuộc vào đợ cao của bờ và tác đợng của
sóng. Đới với các bờ cấu tạo bởi bùn-sét, thì bên cạnh vách xói lở là bề mặt mài
mòn do sóng có thể gọi là “bench bùn”. Đặc điểm này quan sát thấy rất rõ ở
nhiều nơi thuộc bờ biển Hà Tiên - Rạch Giá.
b. Địa hình đáy biển.
Nhìn chung đáy biển khá bằng phẳng và có cấu tạo phân bậc. Bậc từ 0 đến
3-4 mét, bậc từ 3-4 đến 10 mét, bậc từ 10 đến 15 mét và bậc có đợ sâu trên 15
mét. Trong đó bậc địa hình thứ 2 có cấu tạo tương đối phức tạp.
1.1.1.3 Đặc điểm thủy văn.
Hệ thống sông. Phần lục địa của vùng biển nghiên cứu có 3 sơng tự
nhiên chính chảy qua. Đó là sơng Cái Lớn (dài 60 km), sông Cái Bé (dài 70km)
và sông Giang Thành (dài 27,5 km). Sông Cái Lớn và Cái Bé đều đổ vào vịnh

Rạch Giá, còn sông Giang Thành đổ vào vụng Hà Tiên. Các sông này chủ yếu
để tiêu nước vào mùa lũ và tưới trong mùa khô cũng như để đi lại. Ngoài ra
trong vùng còn có hệ thớng kênh rạch nhân tạo rất phong phú. Đó là kênh Vĩnh
Tế (được thực hiện vào đầu thế kỷ XIX với mục đích vì sự an ninh của vùng
biên giới), Kênh Sán, các kênh Rạch Giá-Long Xuyên, Rạch Giá-Hà Tiên. Hệ
thớng kênh này có ý nghĩa rất quan trọng trong giao thông, thủy lợi, thủy sản và
phục vụ dân sinh.
Chế độ thủy văn ở đây cũng chịu ảnh hưởng của chế độ lũ sông Mê
Kông. Ngoài ra, chế độ dòng chảy sông còn bị ảnh hưởng của mưa tại chỗ và
của thủy triều. Mùa lũ ở đây thường đến chậm hơn so với mùa mưa khoảng 3
tháng và kéo dài trong 5 tháng (từ tháng 7 đến tháng 11). Với đặc điểm thủy văn
như vậy, nên nguồn nước mặn của Kiên Giang rất dồi dào. Tuy nhiên, vào mùa
mưa phần lớn nước mặt đều bị nhiễm phèn-mặn do là vị trí cuối của nguồn nước
ngọt sông Hậu và lại là đầu nguồn nước mặn của vịnh Rạch Giá.

11


1.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực đảo Phú Quốc.
a. Đặc điểm dân cư
Dân số năm 2013 của huyện đảo Phú Quốc là 86.908 người. Mật độ
dân số khoảng 147,47 người/km2. Dân số tập trung tại các thị trấn và các xã phía
tây nam đảo. Riêng hai thị trấn Dương Đông, An Thới và xã Dương Tơ nằm về
phía tây nam đảo có diện tích tự nhiên chiếm 20,8% nhưng dân số chiếm trên
65% của toàn đảo. Dân cư Phú Q́c chủ ́u là người Kinh có khoảng 97%,
người Hoa 2%, người Khơ Me và dân tộc khác khoảng 1%.
Lao đợng trong đợ t̉i có 50.102 người chiếm 54% dân số; lao động
đang làm việc khoảng 34.747 người. Ngành có nhiều lao đợng nhất là thủy sản
với 11.934 lao động, nông lâm nghiệp trên 6.000 lao động, công nghiệp-tiểu thủ
công nghiệp khoảng 3.000 lao động. Lao động trong ngành dịch vụ gần 8.000

lao đợng. Hiện có trên 2.000 lao động trực tiếp phục vụ trong các cơ sở khách
sạn, nhà nghỉ.
b. Đặc điểm kinh tế và cơ sở hạ tầng.
Kinh tế: Từ khi thực hiện quyết định 178 của Thủ tướng chính phủ tình
hình kinh tế - xã hội luôn được giữ vững ổn định và phát triển đúng hướng. Kinh
tế phát triển cao, bình quân hàng năm tăng trên 24,5 % gấp 2,5 lần so với năm
2004, cao hơn 1,9 lần so với kinh tế của tỉnh. Nhiều chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều
đạt khá và tăng so với năm trước như: du lịch, dịch vụ, thương mại, khai thác và
nuôi trồng thủy sản.
Cơ sở hạ tầng:Hệ thống giao thông Phú Quốc phát triển khá toàn diện và
nhanh chóng. Các tuyến vận chuyển hành khách từ đất liền ra đảo bằng cả
đường hàng không lẫn hàng hải rất thuận tiện. Sân bay Phú Quốc hiện tại mỗi
ngày trung bình có 5 chuyến bay đi TP.HCM và 1 chuyến đi Rạch Sỏi (Rạch
Giá).
Đường giao thông nội bộ quanh đảo chủ yếu rải đất đỏ, chỉ có nâng cấp
một số đường trong thị trấn Dương Đông.Ngoài đường nhựa nối An Thới Dương Đông - Hàm Ninh - Bãi Vòng, còn có các tún đường đất khác và mợt
sớ tuyến đường đất khác đang được mở ra quanh đảo Phú Q́c. Đảo cũng có
các cảng biển: An Thới và Dương Đơng, vịnh Đầm, Đất Đỏ. Ngoài ra còn có các
cảng cá đánh bắt hải sản tại Hàm Ninh, Cửa Cạn, Bãi Thơm, Gành Dầu.
12


1.2 Tổng quan về biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu cho khu vực
đảo Phú quốc.
1.2.1 Tổng quan về BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1.1 Biểu hiện của BĐKH trên thế giới.
Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu là rất rõ ràng với biểu hiện của sự tăng
nhiệt độ không khí và đại dương, sự tan băng diện rợng và qua đó là mức tăng
mực nước biển trung bình toàn cầu.
Các quan trắc cho thấy rằng nhiệt độ đang tăng trên toàn cầu và tăng

nhiều hơn ở các vĩ độ cực Bắc. Trong 100 năm qua (1906 – 2005), nhiệt độ
trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,74 oC, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50
năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó.
Thời kỳ 1901–2005 trên phạm vi toàn cầu lượng mưa tăng lên ở các đới
phía Bắc vĩ độ 30o N và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từ giữa những năm
1970. Ở khu vực nhiệt đới, ở Nam Á và Tây Phi mưa giảm đi với trị số xu thế là
7,5% cho cả thời kỳ 1901–2005. Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, như miền,
Đông Bắc Mỹ, Trung Bắc Mỹ, Bắc Á,Trung Á, Bắc Âu lượng mưa tăng lên rõ
rệt. Tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có
xu thế giảm đi.
Trên phạm vi toàn cầu, biến đổi của xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) chịu sự
chi phối của nhiệt độ nước biển, của hoạt động ENSO và sự thay đổi quỹ đạo
của chính XTNĐ. Ở Bắc, Tây Nam Thái Bình Dương và Ấn Đợ Dương có xu
thế tăng cường hoạt đợng của XTNĐ rõ rệt nhất.
Trong thế kỷ 20 cùng với sự tăng lên của nhiệt đợ mặt đất có sự suy giảm
khối lượng băng trên phạm vi toàn cầu. Lượng băng trung bình hàng năm ở Bắc
Băng Dương giảm 2,7 (2,1–3,3)% mỗi thập kỷ từ năm 1978 đến nay.
Sự nóng lên của hệ thống khí hậu đã rõ ràng được minh chứng thông qua
số liệu quan trắc ghi nhận sự tăng lên của nhiệt độ nước biển trung bình toàn cầu
và nhiệt độ không khí, sự tan chảy nhanh của lớp băng và tuyết phủ đã làm tăng
mực nước biển trung bình toàn cầu. Mực nước biển tăng phù hợp với xu thế
nóng lên do có sự đóng góp của: (a) hiện tượng giãn nở nhiệt của đại dương; (b)

13


tan băng ở Greenland và Nam Cực và các khu vực khác; (c) thay đổi khả năng
giữ nước ở đất liền.
Theo các nhà khoa học về biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu và nước
biển dâng cho thấy từ cuối thập kỷ 1950 đại dương đã nóng lên đáng kể. Các

nghiên cứu từ số liệu quan trắc trên toàn cầu cho thấy trong thời kỳ 1961 – 2003,
mực nước biển trung bình toàn cầu đã dâng với tốc độ 1,8  0,5 mm/năm. Trong
đó, đóng góp do tan băng khoảng 0,70  0,50 và gián nở nhiệt khoảng 0,42 
0,12 mm/năm. Nghiên cứu cập nhật năm 2009 cho rằng tốc độ mực nước biển
trung bình toàn cầu dâng khoảng 1,8 mm/năm (Chuch và White, 2009).
Từ năm 1992, mực nước biển trung bình toàn cầu được tính toán, cập nhật
theo chu kỳ 10 ngày từ và vệ tinh JASON từ 66° Nam đến 66° Bắc (Nerem và
Mitchum, 2001) vệ tinh TOPEX/Poseidon (T/P). Theo số liệu đo đạc được tổng
hợp và hiệu chỉnh từ các vệ tinh (Topex/Poisedon, ERS - ½, Jason - 1/2,
Envisat) cho rằng mực nước biển đã dâng với tốc độ là 3,27 mm/năm (CNES,
LEGOS, CLS) từ tháng 10/1992 đến 12/2010 .
Trên quy mô toàn cầu, xu thế biến đổi của mực nước biển giảm ở bờ
Đông Thái Bình Dương và tăng mạnh ở ven bờ Tây Thái Bình Dương.
1.2.1.2 Biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, trong 50 năm qua xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa
là rất khác nhau trên các vùng. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5oC trên
phạm vi cả nước và lượng mưa có xu hướng giảm ở nửa phần phía Bắc, tăng ở
phía Nam.
Nhiệt độ tháng I (tháng đặc trưng cho mùa đông), nhiệt độ tháng VII
(tháng đặc trưng cho mùa hè) và nhiệt độ trung bình năm trong 50 năm qua tăng
trên phạm vi cả nước. Nhiệt độ vào mùa đông tăng nhanh hơn so với vào mùa hè
và nhiệt độ vùng sâu trong đất liền tăng nhanh hơn nhiệt độ vùng ven biển và hải
đảo.
Vào mùa đông, nhiệt độ tăng nhanh hơn cả là Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ,
Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (khoảng 1,3 - 1,5 oC/50 năm). Nam Trung Bộ,
Tây Ngun và Nam Bợ có nhiệt đợ tháng I tăng chậm hơn so với các vùng khí
hậu phía Bắc (khoảng 0,6-0,9OC/50 năm). Tính trung bình cho cả nước, trong 50
14



năm qua nhiệt độ mùa đông ở nước ta đã tăng lên 1,2 oC. Nhiệt độ tháng VII tăng
khoảng 0,3-0,5oC/50 năm trên tất cả các vùng khí hậu của nước ta.
Xu thế chung của nhiệt độ là tăng trên hầu hết các khu vực trên cả nước,
tuy nhiên có những khu vực nhỏ thuộc vùng ven biển Trung Bộ và Nam Bộ như
Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi, Tiền Giang có xu hướng giảm của nhiệt đợ.
Mức thay đởi nhiệt độ cực đại nhìn chung dao động trong khoảng từ -3 oC
đến 3oC trên toàn Việt Nam. Mức thay đổi nhiệt độ cực tiểu chủ yếu dao động
trong khoảng -5oC đến 5oC. Xu thế chung của nhiệt độ cực đại và cực tiểu là
tăng, tốc độ tăng của nhiệt độ cực tiểu nhanh hơn nhiều so với nhiệt độ cực đại,
phù hợp với xu thế chung của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Lượng mưa mùa khô (tháng XI-IV) trong 50 năm qua tăng lên chút ít
hoặc không thay đổi đáng kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở
các vùng khí hậu phía Nam. Lượng mưa mùa mưa (tháng V-X) trong 50 năm
qua giảm từ 5 đến trên 10% trên đa phần diện tích phía Bắc nước ta và tăng
khoảng 5 đến 20% ở các vùng khí hậu phía Nam.
Trong những năm gần đây, lượng mưa ngày cực đại tăng lên ở hầu hết các
vùng khí hậu. Ở khu vực miền Trung số ngày mưa lớn cũng có xu thế tăng lên
tương ứng, nhiều biến đợng mạnh xảy ra. Tồn tại mối tương quan khá rõ giữa sự
nóng lên toàn cầu và nhiệt đợ bề mặt biển khu vực Đông xích đạoThái Bình
dương với xu thế biến đổi của số ngày mưa lớn trên các vùng khí hậu phía Nam.

15


Bảng1.2: Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa ở các vùng khí hậu
của Việt Nam trong 50 năm qua (Nguồn: IMHEN/2010)
Nhiệt độ (o C)
Vùng khí hậu

Tháng

I

Lượng mưa (%)

ThángVI
I

Năm

Thời
ky

Thời
kỳ

XI-IV

V-X

Năm

Tây Bắc Bộ

1.4

0.5

0.5

6


-6

-2

Đông Bắc Bộ

1.5

0.3

0.6

0

-9

-7

Đồng bằng Bắc 1.4
Bộ

0.5

0.6

0

-13


-11

Bắc Trung Bộ

1.3

0.5

0.5

4

-5

-3

Nam Trung Bộ

0.6

0.5

0.3

20

20

20


Tây Nguyên

0.9

0.4

0.6

19

9

11

Nam Bộ

0.8

0.4

0.6

27

6

9

Trung bình hàng năm trên Biển Đông có khoảng 12 cơn bão và áp thấp
nhiệt đới hoạt đợng. Trong đó khoảng 45% sớ cơn nảy sinh ngay trên Biển

Đông và 55% số cơn từ Thái Bình Dương di chuyển vào. Số cơn bão và áp thấp
nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam vào khoảng 7 cơn mỗi năm và trong đó có 5
cơn đở bợ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Nơi có tần suất hoạt
động của bão, áp thấp nhiệt đới lớn nhất nằm ở phần giữa của khu vực Bắc Biển
Đông, có khoảng 3 cơn đi qua ơ vng 2,5x2,50 trung bình mỗi năm. Khu vực
bờ biển miền Trung từ 16 đến 18 0N và khu vực bờ biển Bắc Bộ từ 20 0N trở lên
có tần śt hoạt đợng của bão, áp thấp nhiệt đới cao nhất trong cả dải ven biển
nước ta, cứ khoảng 2 năm lại có 1 cơn bão, áp thấp nhiệt đới đi vào khu vực 1 vĩ
độ bờ biển.
Khu vực đổ bộ của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào Việt Nam có xu
hướng lùi dần về phía Nam. Có xu hướng gia tăng số lượng các cơn bão rất
mạnh. Trong thời gian gần đây mùa bão có dấu hiệu kết thúc ṃn hơn. Tuy
nhiên, mức độ ảnh hưởng của bão đến nước ta có xu hướng mạnh lên.

16


Hạn hán, bao gờm hạn tháng và hạn mùa có xu thế tăng lên nhưng
với mức độ không đồng đều giữa các vùng và giữa các trạm trong từng vùng khí
hậu. Hiện tượng nắng nóng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả
nước, đặc biệt là ở Trung Bộ và Nam Bộ.
1.2.1.3 Kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam.
Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam được xây
dựng dựa trên những phương pháp sau:
Kịch bản phát thải khí nhà kính(KNK): BĐKH phụ thuộc chủ yếu vào
mức độ phát thải KNK, nghĩa phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hợi. Do
đó, dựa trên các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu mà các kịch bản
BĐKH được xây dựng. Các kịch bản phát thải KNK được xây dựng dựa trên các
cơ sở: (1) Sự phát triển kinh tế ở quy mô toàn cầu; (2) Dân số thế giới và mức
độ tiêu dùng; (3) Chuẩn mực cuộc sống và lối sống; (4) Tiêu thụ năng lượng và

tài nguyên năng lượng; (5) Chuyển giao công nghệ; (6) Thay đổi sử dụng đất;…
Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) khuyến nghị sử dụng các kịch
bản phát thải sắp xếp từ thấp đến cao, cụ thể: kịch bản thấp (B1, A1T), kịch bản
trung bình (B2, A1B) và kịch bản cao (A2, A1FI)
Phương pháp xây dựng kịch bản BĐKH bao gờm phương pháp chi tiết
hóa thớng kê được dùng để tính toán về lượng mưa và nhiệt độ trung bình mùa,
trung bình năm đối với các kịch bản phát thải KNK thấp, trung bình và cao. Mô
hình AGCM của Viện Nghiên cứu khí tượng Nhật Bản được dùng để tính toán
về lượng mưa và nhiệt độ trung bình mùa, năm đối với kịch bản phát thải trung
bình. Mô hình khí hậu khu vực PRECIS của Vương quốc Anh được dùng để tính
toán về lượng mưa và nhiệt độ trung bình mùa, năm và cực trị đối với kịch bản
phát thải khí trung bình.
Phương pháp xây dựng kịch bản nước biển dâng: Kịch bản mực nước
biển dâng được xây dựng bằng phương pháp chi tiết hóa thớng kê, trên cơ sở
mối quan hệ thống kê giữa mực nước biển thực đo, số liệu từ vệ tinh trong quá
khứ ở từng khu vực của Việt Nam với mực nước biển toàn cầu.
Thời kỳ cơ sở để so sánh sự thay đổi của khí hậu trong tương lai với khí
hậu ở hiện tại là giai đoạn 1980 - 1999, đây cũng là giai đoạn được IPCC dùng
trong báo cáo lần thứ 4.
17


Với những phương pháp nghiên cứu trên, một số kết quả chính về BĐKH
ở Việt Nam có thể được tóm tắt như sau:
Về nhiệt độ trung bình: Theo kịch bản phát thải trung bình , trên đa phần
diện tích nước ta, nhiệt đợ trung bình năm có mức tăng từ 1,20 - 1,6oC vào giữa
thế kỷ XXI. Khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt đợ tăng từ 1,6 0 - trên
1,8oC. Đa phần diện tích Tây Nguyên, cực nam Trung Bợ và Nam Bợ có từ dưới
10 - 1,2oC.
Đến cuối thế kỷ XXI, ở hầu khắp diện tích cả nước nhiệt độ tăng từ

1,9 - 3,1oC. Nơi có mức tăng cao nhất là khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị với
mức tăng trên 3,1oC. Một phần diện tích Tây Ngun và Tây Nam Bợ có mức
tăng thấp nhất, từ 1,60 - 1,9oC.
0

Về lượng mưa năm: Theo kịch bản phát thải trung bình, trên lãnh thổ Việt
Nam có mức tăng phở biến của lượng mưa năm từ 1 - 4% (vào giữa thế kỷ) và
từ 2 - 7% (vào ći thế kỷ). Khu vực có mức tăng thấp hơn so với các khu vực
khác trên cả nước là Tây Nguyên , với mức tăng khoảng dưới 1% vào giữa thế
kỷ và từ dưới 1 đến gần 3% vào cuối thế kỷ XXI
4) Về mực nước biển dâng: Theo kịch bản phát thải trung bình, vào cuối
thế kỷ XXI, mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang
trong khoảng từ 62 - 82 cm; thấp nhất ở khu vực Móng Cái trong khoảng từ 49 64cm. Trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 57 73cm.
Từ kết quả tính toán, nếu mực nước biển dâng 1 m sẽ có khoảng 39%
diện tích đờng bằng sơng Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông
Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và
trên 20% diện tích thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập; nghĩa là gần
35% dân sớ thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số
vùng đồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền
Trung và khoảng 7% dân số thành phố Hồ Chí Minh sống trong tình trạng ngập
úng.

18


1.2.2 Biểu hiện của BĐKH và kịch bản BĐKH của khu vực đảo Phú Quốc.
1.2.2.1 Biểu hiện của BĐKH ở khu vực đảo Phú Quốc.
- Nhiệt độ tăng cao hơn.
- Mùa khô lại càng rõ rệt hơn, hạn hán trong vụ đông – xuân trở lên khốc
liệt hơn.

- Lượng bốc hơi có thể tăng lên với mức khơng quá mức tăng của lượng
mưa, độ ẩm tương đối giảm đi và kết quả là chỉ số khô hạn cao hơn, nhất là
trong mùa khô
- Chế độ mưa thất thường hơn.
- Nhiệt độ cao và bốc hơi mạnh.
- Nước biển dâng làm giảm diện tích rừng ngập mặn, tác động xấu đến
nhiều loài động thực vật trong Vườn quốc gia Phú Quốc. Các hệ sinh thái rạn
san hô, cỏ biển cũng bị ảnh hưởng.
- Hạn hán gia tăng cùng với ngập lụt.
1.2.2.2 Kịch bản BĐKH của khu vực đảo Phú Quốc.
 Theo kịch bản nước biển dâng 50cm
 Nếu như nước biển dâng lên khoảng 50cm, mức độ tổn thương cơ
sở hạ tầng trên đảo Phú Quốc như sau:
- Vùng tổn thương cao nhất nhất là xã Cửa Cạn với chỉ số dễ bị tổn
thương V=0,420.
- Vùng tổn thương trung bình là thị trấn Dương Đông và xã Dương
Tơ với chỉ số dễ bị tổn thương V= 0,363.
- Vùng tổn thương thấp nhất là thị trấn An Thới, xã Hàm Ninh, xã
Bãi Thơm và xã Gành Dầu với chỉ số dễ bị tổn thương V= 0,220.
- Vùng tổn thương rất thấp là xã Cửa Dương
Như vậy khi mực nước biển dâng 50cm khu vực bị tổn thương cao
nhất là ở xã Cửa Cạn và tổn thương ít nhất là xã Cửa Dương.

19


 Theo kịch bản nước biển dâng 100cm
Nếu như nước biển dâng lên khoảng 100cm, mức độ tổn thương cơ sở
hạ tầng trên đảo Phú Quốc như sau:
- Vùng tổn thương cao nhất nhất là thị trấn Dương Đông và xã

Dương Tơ với chỉ số dễ bị tổn thương V=0,420.
- Vùng tổn thương trung bình là thị trấn An Thới, xã Hà Ninh và xã
Cửa Cạn với chỉ số dễ bị tổn thương V= 0,363.
- Vùng tổn thương thấp nhất là xã Bãi Thơm và xã Gành Dầu với chỉ
số dễ bị tổn thương V= 0,220.
- Vùng tổn thương rất thấp là xã Cửa Dương.
Như vậy khi mực nước biển dâng 100cm khu vực bị tổn thương cao
nhất là ở thị trấn Dương Đông và xã Dương Tơ và tổn thương ít nhất là xã
Cửa Dương.

20


CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN KHU VỰC ĐẢO
PHÚ QUỐC
2.1 Tác động đến môi trường khí hậu.
Biến đổi khí hậu dẫn đến những biến đổi sau đây của các yếu tố khí hậu
chủ yếu trên đảo Phú Quốc:
- Vào năm 2020, nhiệt độ trung bình năm tăng lên 0,4 0C; năm 2050 tăng
1,00C và năm 2100 là 2,00C.Năm 2020 kỷ lục cao của nhiệt đợ có thể lên đến
42,50C; năm 2050 lên 430C và 440C vào năm 2100.
- Trong các thập kỷ sắp tới, lượng mưa mùa hè tăng lên không đến 2%
song lượng mưa mùa thu tăng lên 2,6% vào năm 2020; 6,8% vào năm 2050 và
13% vào năm 2100. Lượng mưa ngày, lượng mưa tháng, lượng mưa năm cũng
sẽ tăng lên không đáng kể. Ngược lại, mùa khô lại càng rõ rệt hơn, hạn hán
trong vụ đông – xuân trở lên khốc liệt hơn.
- Lượng bớc hơi có thể tăng lên với mức khơng quá mức tăng của lượng
mưa, độ ẩm tương đối giảm đi và kết quả là chỉ số khô hạn cao hơn, nhất là
trong mùa khô.
Biến đổi của các yếu tố khí hậu như trên dẫn đến những tác động đối với

tài nguyên nước, tài nguyên đất và các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
- Lượng mưa tuy không thay đổi nhiều nhưng chế đợ mưa thất thường
hơn, do đó ng̀n nước mùa khô trở nên khan hiếm hơn nhất là những năm mùa
mưa trước đó chấm dứt và mùa mưa đến muộn. Hạn hán không những tăng
cường trong mùa khô mà còn có khả năng phát sinh trong mợt sớ thời điểm nhất
định của mùa mưa.
- Nhiệt độ cao và bớc hơi mạnh góp phần thúc đẩy quá trình bớc thoát hơi
nước trên các ruộng lúa, làm tăng nhu cầu về nước cũng như chi phí sản xuất
của từng vụ và do đó, giá thành của mợt đơn vị sản phẩm lên cao.
- Nước biển dâng làm giảm diện tích rừng ngập mặn, tác động xấu đến
nhiều loài động thực vật trong Vườn quốc gia Phú Quốc. Các hệ sinh thái rạn
san hô, cỏ biển cũng bị ảnh hưởng.
- Thời tiết khắc nghiệt hơn, hạn hán gia tăng cùng với ngập lụt góp phần
làm tăng đáng kể dịch bệnh. Đặc biệt là bệnh truyền nhiễm và bệnh nhiệt đới.

2.2 Tác động đến thủy văn.
2.2.1 Tác động đến chế độ dòng chảy.
21


Đới với đảo Phú Q́c có hệ thớng sơng śi khá phong phú nên khi chịu
tác động của BĐKH; khiến cho tổng dòng chảy năm trên toàn lưu lượng hệ
thống sông suối toàn khu vực tăng. Dòng chảy đến tăng về mùa lũ và giảm rõ rệt
vào mùa kiệt. Tuy nhiên sự biến thiên không lớn, song xu thế dòng chảy ảnh
hưởng đến việc đánh giá tác động của BĐKH tính cân bằng nước và hạn hán.
2.2.1.1 Dòng chảy năm
Khu vực đảo Phú Q́c có 8 hệ thớng sơng, rạch với diện tích lưu vực từ
10km2 trở lên. Phía Bắc đảo có rạch Tràm, rạch Vũng Bầu, sơng Cửa Cạn, khu
vực trung tâm đảo có sơng Dương Đơng, rạch Cửa Lấp, rạch Hàm Ninh, phía
Nam đảo có rạch Đầm. Ngoài ra xung quanh đảo còn có nhiều śi nhỏ khác

nhau chỉ có nước vào mùa mưa. Nhìn chung sơng śi trên đảo Phú Quốc đều
thuộc loại nhỏ, ngắn. Trong số các sơng śi chính, đóng vai trò quan trọng nhất
là sông Cửa Cạn (lưu vực 150km 2), sông Dương Đông (lưu vực 60km 2).Theo số
liệu của tỉnh Kiên Giang thì tổng lưu lượng các dòng chảy của các sông suối trên
đảo Phú Quốc khoảng 400.000.000m3/ năm.Các sông suối trong mùa mưa có lưu
lượng rất lớn nhưng vào mùa khơ, phần lớn suối bị khô cạn.
Mức thay đổi trong thời kì 2080 - 2099 được nhận định là cao nhất
khoảng 5.5 – 7.5%. Khu vực đảo Phú Quốc là sự tập hợp của nhiều lưu vực sông
khác nhau nên sự biến thiên dòng chảy trên các lưu vực là khác nhau; nhưng có
thế nhận thấy rằng xu thế dòng chảy trung bình năm tăng lên so với thời kì nền
và thời kì sau lớn hơn thời kì trước phù hợp với sự thay đổi lượng mưa và bốc
hơi trên lưu vực theo các kịch bản khác nhau.
2.2.1.2 Dòng chảy mùa.
a. Dòng chảy mùa lũ:
Theo kịch bản biến đổi khí hậu, dòng chảy mùa lũ nói chung các vùng có
xu hướng tăng lên. Dòng chảy mùa lũ theo kịch bản A2 có mức độ gia tăng lớn
nhất so với thời kì nền. Trong khi đó, dòng chảy lũ được tính toán theo các
chuyên gia thì kịch bản B1 cho thấy mức tăng thấp nhất trong 3 kịch bản.

22


b. Dòng chảy mùa kiệt:
Đối với đảo Phú Quốc mùa khô bắt đầu vào tháng 12 và kết thúc vào
tháng 3 năm sau. Tuy với tổng lượng mưa trong mùa khơ khá thấp chỉ khoảng
198mm nhưng vùng còn có hệ thớng sơng śi có tởng chiều dài lên đến
281,5km và có tởng trữ lượng nước ở sơng śi khoảng 931.10 6m3 nên vào mùa
kiệt dưới sự tác động của biến đổi khí hậu xảy ra cũng làm cho tổng lưu lượng
trung bình sụt giảm ảnh hưởng một phần đến sinh hoạt và các hoạt động khác.
2.3 Tác động đến tài nguyên sinh vật.

2.3.1 Tác động đến rừng ngập mặn.
Kết quả nghiên cứu về sự biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rừng ngập
mặn ở nước ta cho thấy có sáu ́u tớ ảnh hưởng trực tiếp. Nhiệt đợ, khơng khí;
lượng mưa; gió mùa đơng bắc; bão; triều cường; hoạt đợng của con người. Gió
mùa đơng bắc góp phần quan trọng làm tăng mực nước biển ở Việt Nam. Gió
mùa x́t hiện vào mùa khơ từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, vào
thời kỳ thủy triều cao nhất trong năm (tháng 10 đến tháng 12). Kết quả là nước
mặn xâm nhập sâu vào đất liền.
Theo các tài liệu của Ủy ban sông Mê Kông (1993) nước biển tăng cao
10 cm khi tớc đợ gió là 5 m/s. Nước biển tăng lên 20 cm khi tốc độ gió tới 10
m/s, nếu nước biển chỉ tăng 4 cm khi khơng có gió. Nước mặn, lợ vào đến đâu
thì các loài cây ngập mặn theo dòng nước vào sâu trong nợi địa đến đó. Sự tăng
dòng chảy của sơng cũng là một nguyên nhân chính nhưng thường chỉ xảy ra
vào mùa mưa và chỉ ảnh hưởng ngắn hạn. Nước biển dâng cao nhất trong những
ngày có mưa bão kết hợp triều cường, gây ra thiệt hại to lớn về tài sản của cộng
đồng ven biển, làm cho bờ biển bị xói lở, kể cả những vùng có các dải RNM
phòng hộ.
Nước biển dâng đã tạo điều kiện cho một số loài cây ngập mặn xâm lấn
đất nội địa, đất sản x́t nơng nghiệp từ đó ảnh hưởng đến sản lượng lương thực
và đa dạng sinh học. Số loài động, thực vật nước ngọt biến mất và thay thế vào
đó là các loài nước lợ. Nước biển dâng cũng ngăn cản sự bồi tụ các bãi triều,
ngăn cản sự tái sinh tự nhiên của các loài cây ngập mặn tiên phong như mắm,
bần chua…
Biến đổi khí hậu toàn cầu là một trong những thách thức lớn nhất đối với
nhân loại trong thế kỷ 21 và hiện đang đe dọa toàn bộ các hệ sinh thái trên trái

23


đất. Rừng ngập mặn (RNM) là một trong những hệ sinh thái bị đe dọa nghiêm

trọng nhất bởi tính nhạy cảm của chúng đối với mực nước biển dâng.
Biến đổi khí hậu toàn cầu, đặc biệt là những biến đổi về nhiệt độ, nồng độ
CO2, trầm tích, cường độ bão và mực nước biển sẽ đe dọa khả năng sống sót
của RNM. Mực nước biển dâng được cho là nguy cơ lớn nhất trong những nhân
tố kể trên. Cần phải lưu ý rằng khi những nhân tố này tác động cộng gộp với
nhau sẽ gây ra những hậu quả lớn hơn nhiều so với từng tác động riêng lẻ.
2.3.2 Tác động đến hệ sinh thái cỏ biển
Cỏ biển hiện đang sớng trong mợt mơi trường có lương CO2 và nhiệt độ
trung bình thấp. Tuy nhiên xu hướng thay đổi khí hậu như nhiệt độ, mực
nước biển và hàm lượng CO2 tăng sẽ gây ra những áp lực đối với nhiều loài cỏ
biển. Kèm theo đó là những tác đợng của con người đến các hệ sinh thái ven bờ
làm thay đổi chất lượng nước biển nhanh hơn thời gian thích nghi của cỏ biển.
Những tác động của con người làm tổn thương và giảm đa dạng cỏ biển.
Con người thay đổi cấu trúc bờ biển ngăn cản sự di trú của cỏ biển khi mực
nước biển tăng bởi những hoạt động xây dựng cảng, dịch vụ ven biển . Thêm
vào đó, các thảm cỏ biển tiếp tục bị mất để phát triển vùng ven biển dẫn đến
những hậu quả khó lường trong tương lai.
Cùng với các hoạt động khai thác dưới biển là các hoạt động chặt phá
rừng đầu nguồn, đổ trực tiếp nước thải sinh hoạt và công nghiệp ra biển làm cho
chính con người và các hệ sinh thái tự nhiên đang phải đối mặt với hiện tượng
thay đổi khí hậu toàn cầu. Sự thay đổi khí hậu toàn cầu đang ngày càng tăng dự
báo sự biến động lớn sắp xảy ra sẽ tác động mạnh đến dại dương của toàn trái
đất và cùng ảnh hưởng đến cỏ biển.
Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng 1-3,5 oC. Nhiệt độ
tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất của cỏ biển và khả năng
cân bằng các bon, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phân bố của cỏ biển. Thêm
vào đó, hiện tượng phì dinh dưỡng trong nước cũng phá hỏng sự cân bằng
giữa thực vật biểu sinh và cỏ làm giảm sự quang hợp của cỏ biển, sinh trưởng
cỏ biển suy giảm. Như vậy, tác động lâu dài của sự thay đổi khí hậu tăng ưu
dưỡng làm mất các thảm cỏ biển ở vùng nước nông ven biển. Các trận bão, gió

lớc gây nhiễu loạn và làm suy giảm các thảm cỏ biển ở nhiều vùng trên thế giới
và Việt Nam. Bão tăng làm tăng các trận mưa lớn gây ra lũ lụt, xáo trộn trầm

24


tích. Những yếu tố trên làm thay đổi chất lượng biển, sóng lớn nhở bật rễ cỏ là
ngun nhân gây hại cho thảm cỏ biển.
Mực nước biển tăng làm tăng độ sâu của nước biển làm giảm ánh sáng
khuyếch tán xuống nền đáy. Nơi sinh cư của cỏ biển giảm và sinh sản cũng
giảm, giá trị và chức năng của chúng cũng giảm theo.
Tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) lên hệ sinh thái (HST) thảm cỏ
biển được ghi nhận ở nhiều khía cạnh như nước biển dâng, thay đởi nhiệt đợ,
bão lũ và lượng mưa. Trong đó, bão lũ và sự thay đổi của lượng mưa là những
yếu tố quan trọng gây tác động lớn lên sự sinh trưởng và phát triển của HST cỏ
biển cũng như các loại nguồn lợi thủy sản liên quan đến HST này. Tại Việt Nam,
đã ghi nhận nhiều tác động của các yếu tố này lên HST thảm cỏ biển.
2.3.3 Tác động đến hệ sinh thái san hô
Nhiệt độ đại dương tăng lên, mợt sớ loài san hơ có khả năng phát triển
trong khi nhiều loài khác bị suy giảm, theo báo cáo được công bố trực tuyến vào
ngày 12/4 trong tạp chí Cell Press Current Biology (Sinh học hiện nay). Báo
cáo cung cấp chi tiết ban đầu của cuộc điều tra quy mô lớn về các hiệu ứng thay
đổi khí hậu đối với san hô.
Nhiều rạn san hô sẽ tồn tại và phát triển trong điều kiện biến đổi khí hậu
khi đại dương ấm lên và tăng nồng độ axit, bằng cách thay đổi sự pha trộn của
các loài san hô ", ông Terry Hughes của Đại học James Cook ở Úc cho biết "Đó
là điều rất quan trọng đới với những người sinh sống và kinh doanh thủy sản, du
lịch và các nghề khác dựa vào các rạn san hô phong phú và tuyệt đẹp hôm nay."
Nhiệt độ bề mặt nước biển cao hơn và sự axit hóa đại dương sẽ làm gia
tăng rủi ro và làm cho San hô chết trắng.

Đảo Phú Quốc: Nguyên nhân do sự gia tăng nhiệt đợ nước biển bất
thường, trong đó khu vực phía tây Hòn Thơm và Gành Dầu tỷ lệ tẩy trắng cao
nhất, khoảng 90%. Vùng lõi bảo tồn biển gồm Hòn Vơng, Gầm Ghì, hòn Xưởng
và hòn Móng Tay, san hơ bị tẩy trắng tỷ lệ 20 - 40% diện tích.

2.4 Tác động đến địa hình địa mạo.

25


×