Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Nghiên cứu một số quy định của việt nam về phòng chống thiên tai và ứng phó sự cố môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 51 trang )

LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Viện Môi trường - Trường Đại học Hàng hải Việt
Nam và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Đức Thuyết, em
đã thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu một số quy định của Việt Nam về
phòng chống thiên tai và ứng phó sự cố môi trường”.
Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã
tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, rèn luyện và nghiên
cứu tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn ThS.Nguyễn Đức Thuyết
đã tận tình, chu đáo hướng dẫn em thực hiện bài luận văn này.
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất, song buổi đầu làm quen với công tác nghiên cứu luật, tiếp cận thực tế với
vấn đề cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên bài luận văn của em
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Em
rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn để bài luận văn được
hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 01 tháng 12 năm 2015.
Sinh viên
Bùi Hồng Nhung

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................................2
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................................5
CHƯƠNG 1...................................................................................................................................................7
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI.....................................................................................................................................7
1.2.4.2. Công tác ứng phó sự cố môi trường do thiên tai gây ra ở Việt Nam.................................22
CHƯƠNG 2.................................................................................................................................................23


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ
MÔI TRƯỜNG............................................................................................................................................23
2.4.2.3. Nguyên nhân gây ra những thiệt hại nặng nề tại Quảng Ninh...........................................43
KẾT LUẬN...................................................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................51

2


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Tần suất xuất hiện các loại thiên tai ở Việt Nam

5

1.2

Thống kê số lượng các cơn bão qua các năm của Việt
Nam

5

1.3


Thống kê các trận lũ lụt lớn ở Việt Nam trong những năm
vừa qua

6

1.4

Thống kê các trận lũ quét và sạt lở đất lớn ở Việt Nam
trong những năm vừa qua

9

3


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

1.1

Ngập úng lâu ngày xảy ra tại Hà Nội năm 2015

7

1.2


Hạn hán tại Tây Nguyên năm 2013

8

1.3

Sạt lở đất nghiêm trọng tại tỉnh Lai Châu năm 2015

8

1.4

Nguồn nước ô nhiễm được tích tụ lâu ngày

12

1.5

Hệ sinh thái bị tàn phá do thiên tai

13

1.6

Thiên tai cuốn trôi, xói lở nhiều đoạn đường ray tàu
hỏa

14


1.7

Các cơn bão lớn tàn phá cây cối, các công viên nhân
tạo

15

1.8

Hạn hán và nhiễm mặn gây tàn phá những ruộng lúa
ở Bến Tre

15

1.9

Hạn hán và nhiễm mặn đã làm tôm tại các ao nuôi
bị chết tại Kiên Giang

16

1.10

Thiên tai phá hủy nhà cửa của con người

18

2.1

Quảng Ninh chìm trong biển nước sau trận mưa lũ

lịch sử

37

2.2

Núi thải than bị sạt lở trong trận mưa lớn tại Quảng
Ninh

39

2.3

Công tác khắc phục hậu quả thiên tai sau trận mưa
lũ lịch sử tại Quảng Ninh

41

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thiên tai là những hiện tượng tự nhiên gồm bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lũ
quét, hạn hán, nắng nóng, rét đậm, rét hại, sương muối, động đất, sóng thần,..
Thiên tai là mối đe dọa cho cuộc sống con người và môi trường trên toàn thế
giới và trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua ở Việt Nam, thiên tai diễn
biến phức tạp, không tuân theo quy luật trước đó, mạnh hơn cả về cường độ và
phạm vi, nó gây ảnh hưởng lớn ở nhiều vùng của nước ta. Thiên tai không chỉ
gây thiệt hại về con người và tài sản, mà nó là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt

hại lớn đến môi trường. Thiên tai gây ra nhiều sự cố môi trường như ô nhiễm
đất, nước, không khí, hay gián tiếp gây ra các sự cố môi trường khác như tràn
dầu, cháy nổ,…Các sự cố môi trường ngày càng gia tăng, đe dọa và gây thiệt hại
lớn cho con người và môi trường. Vì vậy, việc phòng chống thiên tai và ứng phó
sự cố môi trường là vấn đề quan trọng và cấp bách.
Nhận thức được mức độ nguy hiểm của thiên tai và hướng tới phát triển
nền kinh tế bền vững, Nhà nước ta đã và đang quan tâm đến công tác phòng
chống thiên tai và ứng phó sự cố môi trường. Trong những năm qua, Quốc hội,
Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương đã chỉ đạo và ban hành nhiều văn bản
pháp luật có liên quan đến công tác phòng chống thiên tai và ứng phó sự cố môi
trường. Việc ban hành và thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật vào thực
tế là điều hết sức quan trọng và cần được sự đồng lòng của tất cả mọi người.
2. Mục đích của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số quy định của Việt Nam về phòng
chống thiên tai và ứng phó sự cố môi trường” nhằm mục đích như sau:
- Nhận thức mức độ nghiêm trọng của thiên tai và sự cố môi trường và
những ảnh hưởng của chúng tới môi trường và con người.
- Tìm hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam về công tác phòng
chống thiên tai và ứng phó sự cố môi trường.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về
công tác ứng phó sự cố môi trường vào tình huống thực tế.
- Đề xuất một số giải pháp về việc áp dụng các công tác phòng chống thiên
tai và ứng phó sự cố một cách hiệu quả hơn.
5


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Thiên tai, sự cố môi trường và hệ thống pháp luật Việt Nam về công tác
phòng chống thiên tai và sự cố môi trường.

b. Phạm vi nghiên cứu
Dựa vào thực trạng biễn thiên tai tại Việt Nam và dựa vào các văn bản
pháp luật về công tác phòng chống thiên tai và ứng phó sự cố môi trường. Ngoài
ra, bài luận văn còn tìm hiểu thiên về hệ thống pháp luật của một số nước khác
về vấn đề này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài phòng chống thiên tai và ứng phó sự cố môi trường một
cách hoàn thiện nhất, bài luận văn đã sử dụng các phương pháp như: Phương
pháp thu thập dữ liệu; phương pháp thống kê; phương pháp nghiên cứu tài liệu;
phương pháp phân tích, tổng hợp.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu những quy định của Việt Nam trong vấn đề phòng chống thiên
tai và sự cố môi trường, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả của các quy định pháp lý trong lĩnh vực này.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu, đánh giá mà bài viết chỉ ra góp phần giúp người đọc
hiểu sâu hơn về pháp luật Việt Nam về công tác phòng chống thiên tai và ứng
phó sự cố môi trường.
Bài viết đánh giá quá trình áp dụng nhưng văn bản pháp luật đó vào thực tế
tình huống thiên tai xảy ra, góp phần làm hiệu quả hơn công tác ứng phó thiên
tai và sự cố môi trường.

6


CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về thiên tai và sự cố môi trường
1.1.1. Khái niệm

* Thiên tai
Tại Điều 3 - Luật Phòng, chống thiên tai 2013 chỉ rõ: Thiên tai là hiện
tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường,
điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội bao gồm: bão, áp thấp nhiệt
đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa mặc, hạn hán,
nắng nóng, rét đậm, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các
loại thiên tai khác [1].
Phòng chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động
phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
* Sự cố môi trường
Tại Điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã chỉ rõ: Sự cố môi trường
là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự
nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng [3].
* Nguyên nhân gây các sự cố môi trường
+ Do thiên nhiên gây ra.
+ Do những hoạt động của con người gây ra. Trong quá trình sinh hoạt và
quá trình phát triển sản xuất, con người không ngừng tàn phá môi trường, gây ra
nhiều sự cố như xả chất thải ô nhiễm ra môi trường, hay trong quá trình tính
toán, bất cẩn gây ra các sự cố kỹ thuật như vỡ đường ống dẫn khí, các vụ cháy
nổ hay rò rỉ các chất độc hại ra môi trường.
+ Do sự kết hợp của cả thiên nhiên và con người.
1.1.2. Thực trạng diễn biến thiên tai ở Việt Nam
Trong những năm qua, thiên tai xảy ra khắp nơi trên các khu vực của nước
ta, đặc biệt là bão và lũ lụt, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Bình quân
mỗi năm, thiên tai đã làm chết hàng trăm người, hàng nghìn mất tích và người bị
thương, gây tổn thất đáng kể tới kinh tế của nước ta. Thiên tai gây ảnh hưởng

7



đến sự phát triển bền vững của đất nước và nguyên nhân chủ yếu chính là tình
trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Số lượng và tần suất thiên tai ngày càng gia tăng
một cách nhanh chóng và khó kiểm soát. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Phòng,
chống lụt bão Trung ương đã đưa ra bảng dự báo tần xuất thiên tai như sau:
Bảng 1.1: Tần suất xuất hiện các loại thiên tai ở Việt Nam

Cao

Trung bình

Thấp

Bão, áp thấp nhiệt đới Sạt lở đất

Động đất

Lũ lụt, ngập úng

Mưa lớn và mưa đá

Sương muối

Hạn hán

Xâm nhập mặn

Sóng thần

Lũ quét


Cháy rừng

Lốc xoáy
Xói lở/ bồi lấp
(Nguồn: Báo cáo của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương năm 2015)
- Bão, áp thấp nhiệt đới: Những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối
mặt mới nhiều trận bão lớn, các cơn bão mạnh về cường độ, rộng về phạm vi
liên tiếp đổ bộ vào nước ta gây ra hậu quả nặng nề. Đường đi của các cơn bão có
xu hướng di chuyển xuống phía Nam của nước ta, chúng ta rất khó dự báo chính
xác về đường đi bão. Với tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp như hiện
này thì trong tương lai, số lượng các cơn bão có cường độ mạnh sẽ tiếp tục gia
tăng và tàn phá mọi thứ trên đường đi của chúng. Dưới đây là bảng thống kê số
lượng các cơn bão qua một vài năm trở lại đây:
Bảng 1.2: Thống kê số lượng các cơn bão qua các năm của Việt Nam

Năm
Số lượng
cơn bão

1990

2000

2005

2007

2008

2009


2012

2013

2014

6

3

7

8

14

14

10

19

4

(Nguồn: thoitietnguyhiem.net năm 2015)

8



- Lũ lụt: Trong những năm gần đây, nước ta xuất hiện những trận mưa có
lưu lượng lớn và thời gian mưa kéo dài nên nhiều hệ thống sông, hồ gặp nhiều
sự cố, gây mất an toàn, gây nên nhiều hậu quả lớn về xã hội và môi trường. Lũ
lụt, ngập úng kết hợp với các hiện tượng tự nhiên khác như nước dâng, trượt lở
đất gây tắc tạm thời dòng lũ trên sông…) gây nhiều hiểm họa. Tình trạng lũ kết
hợp với các tác nhân phi tự nhiên (như sử dụng đất không hợp lý, nạn phá rừng,
xây dựng các công trình trên sông) ngày càng gia tăng gây nhiều thiệt hại về
người và tài sản [5].
Bảng 1.3: Thống kê các trận lũ lụt lớn ở Việt Nam trong những năm vừa qua

Năm

Sự kiện

Số người
chết

Thiệt hại
kinh tế (tỷ
đồng)

Vùng chịu ảnh hưởng

1999 Lũ lịch sử

595

3.773.799

21 tỉnh miền Bắc và

Trung

2002 Lũ lịch sử

171

456.831

9 tỉnh miền Trung

2003 Mưa lớn và lũ

65

432.470

ĐB sông Cửu Long

2005 Bão số 7

68

3.509.150

12 tỉnh miền Bắc và
Trung

2006 Bão Xangsane

72


10.401.624

15 tỉnh
vàTrung

2007 Bão Lekima

88

3.215.058

12 tỉnh miền Bắc và
Trung

2008 Lũ lụt

144

12.490

Lào Cai

2011 Lũ lụt

55

1.230

Quảng Bình


9

miền

Bắc


2013 Bão Kammuri

133

1939.733

2015 Mưa lớn và lũ

23

2.500

9 tỉnh miền Bắc và Trung
Quảng Ninh

(Nguồn: Tự thu thập và thống kê)
- Ngập úng: Tại các đô thị, các vùng đồng bằng lớn như Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh hay các đồng bằng nhỏ ven biển miền Trung thường xuyên xảy ra
ngập úng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra ngập úng nghiên trọng không phải do
nước lũ ngoài sông tràn vào mà chủ yếu do trận mưa có cường độ lớn và tập
trung trong thời gian ngắn hoặc ngập úng do chịu tác động tổ hợp của mưa lớn
và triều cường. Chúng tạo thành các dòng chảy mặt lớn vượt khả năng chứa,

thấm, tiêu thoát nước, gây ngập úng [5].

Hình 1.1: Ngập úng lâu ngày xảy ra tại Hà Nội năm 2015.
(Nguồn: Báo Điện tử doanhnghiepvn.vn năm 2015)
- Hạn hán: Biến đổi khí hậu làm thay đổi quy luật của chế độ mưa và ẩm
gây nên tình trạng hạn hán, thiếu nước trên diện rộng, thậm chí sa mạc hóa ngày
càng gia tăng. Mức độ nghiêm trọng của hạn hán rất khó dự đoán và xác định
trước. Những năm thập kỷ đầu thế kỷ 21, tình trạng hạn hán và thiếu nước đã
liên tiếp xảy ra. Dưới sức ép của biến đổi khí hậu, hạn hán được ước lượng sẽ
tăng lên trên tất cả những vùng trong những năm tới, quá trình sa mạc hóa, xâm
thực, mặn hóa, xói lở bờ sông, cát bụi, cát chảy…sẽ tiếp tục gia tăng. Hạn hán
được cho là đem lại hậu quả nghiêm trọng và khó khắc phục hơn cả lũ lụt.

10


Hình1.2: Hạn hán tại Tây Nguyên năm 2013.
(Nguồn: Báo Điện tử dantri.com.vn năm 2013)
- Lũ quét và sạt lở đất: Trong những năm gần đây, tại các tỉnh miền núi ở
Việt Nam, thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt là hiện tượng trượt lở
đá, lũ, lũ quét,..Lũ quét luôn là mối nguy hiểm chết người rình rập và xuất hiện
đột ngột gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với con người và môi
trường. Ở các vùng núi cao và Tây Nguyên thường xuyên xuất hiện nhiều trận
mưa với cường độ lớn dẫn tới lũ quét xảy ra với tần suất cao hơn, ác liệt hơn và
gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và môi trường sinh thái [5].

Hình 1.3: Sạt lở đất nghiêm trọng tại tỉnh Lai Châu năm 2015.
(Nguồn: Báo Điện tử Tiin.vn năm 2015)
Theo số liệu thống kê của báo Nhân dân điện tử, số ra ngày 21 tháng 8
năm 2014 cho biết: “Tính từ năm 2000 đến năm 2014, nước ta đã xảy ra 250

đợt lũ quét, sạt lở đất, gây ảnh hưởng tới các vùng dân cư, làm chết và mất tích
646 người; bị thương gần 351 người; hơn 9.700 căn nhà bị trôi đổ: hơn
100.000 căn nhà bị ngập, hư hại nặng; hơn 75.000 ha lúa và hoa màu bị ngập,
hàng trăm ha đất canh tác bị vùi lấp; nhiều công trình giao thông, thủy lợi, dân
sinh kinh tế bị hư hỏng nặng nề, tổng thiệt hại ước tính trên 3.300 tỷ đồng. Các
tỉnh thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất gồm: Lào Cai, Cao Bằng, Hà
11


Giang, Bắc Cạn, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Nam,
Kom Tum…”
Bảng 1.4: Thống kê các trận lũ quét và sạt lở đất lớn ở Việt Nam trong những
năm vừa qua


m

Sự kiện

Địa điểm

Số người
chết

Số người bị
thương

2000 Lũ quét

Bản Nậm Coóng, xã Nậm

Cuổi, huyện Sìn Hồ tỉnh Lai
Châu

39

18

2002 Lũ quét

Huyện Hương Sơn, Hương Khê
và Vụ Quang, tỉnh Hà Tĩnh

53

111

2009 Sạt lở đất Xã Pắc Nậm, Bắc Kạn

190

75

2011 Lũ ống

Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An

16

5


2013 Lũ quét

Xã Bản Khoang, huyện Sa Pa
tỉnh Lào Cai

11

16

2014 Lũ quét
và sạt lở
đất

Các tỉnh miền núi (Hà Giang,
Lai Châu, Cao Bằng, Sơn
La…)

24

10

(Nguồn: Tự tổng hợp và thống kê số liệu)
- Xâm nhập mặn: Tình trạng xâm nhập mặn ngày càng xảy ra trầm trọng
và diễn biến thất thường, dưới tác động của triều cường và nước biển dâng, tình
12


trạng xâm nhập mặn ăn sâu vào đất liền, diện tích đất ven biển và diện tích đất
trồng bị thu hẹp đáng kể gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống con người, kinh tế
và hệ sinh thái.

Theo Đài khí tượng - Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết: “Năm 2015, tại
các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng,
Tiền Giang, Trà Vinh, An Giang, nhiều nơi nước mặn đã xâm nhập sâu vào nội
đồng từ 50 - 60 km, độ mặn cũng cao hơn những năm trước, khiến hàng chục
nghìn ha lúa, hoa màu bị thiệt hại.”
Ngoài các loại thiên tai đã được thống kê trên, ở Việt Nam cũng đang phải
đối mặt với nhiều loại thiên tai khác đáng báo động như rét đậm, rét hại, sương
muối,.. Chúng gây nhiều ảnh hưởng xấu đến con người, sự phát triển kinh tế và
môi trường.
1.1.3. Thực trạng diễn biến sự cố môi trường do thiên tai gây ra ở Việt Nam
Sự cố môi trường do thiên tai gây ra có sự khác biệt với sự cố môi trường
do con người gây ra. Các sự cố thể xảy ra với nhiều nguồn khác nhau, trong lúc
xảy ra sự cố môi trường trong điều kiện thiên tai, con người đang bị động, các
hoạt động sơ tán con người được ưu tiên hơn cả, lúc đó chúng ta thiếu nguồn
nhân lực, vật lực hay kế hoạch ứng phó sự cố môi trường. Việc khắc phục gặp
nhiều hạn chế nên sự cố môi trường do thiên tai gây ra thường nghiêm trọng
hơn, diễn biến phức tạp hơn (hiệu ứng dây chuyền).
Sự cố môi trường rất đa dạng về nguồn gốc như do hiện tượng tự nhiên bất
thường (bão, lũ lụt, động đất, sóng thần, sạt lở đất...) hay do hoạt động của con
người (tràn dầu, tràn đổ, rò rỉ hóa chất, cháy nổ, vỡ đập thủy điện, cháy rừng...);
rất đa dạng về quy mô (nhỏ, trung bình, lớn...) và mức độ tác động (nghiêm
trọng, đặc biệt nghiêm trọng); rất phức tạp về tổ chức quản lý, phối hợp (cấp
quốc tế, quốc gia, vùng, tỉnh, huyện, xã...).
Thiên tai thường xảy ra trong phạm vi địa lý lớn, trong đó có thể có nhiều
cơ sở sản xuất, kinh doanh. Các cơ sở này có thể bị tác động một cách đồng thời
khi thiên tai xảy ra, hậu quả có thể là một lượng lớn hóa chất, vật liệu nguy hại
đồng thời được phát tán, vượt quá năng lực của lực lượng ứng phó.
Dưới góc độ môi trường, các hiện tượng kể trên tiềm ẩn nhiều nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường kép và đe dọa tới sức khỏe con người, có thể kể đến
như: Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do bão, lũ khiến rò rỉ kho chứa hóa chất, vỡ

13


hồ chứa nước thải, hệ thống thoát nước thải, cống rãnh, chuồng trại chăn nuôi,
nhà vệ sinh bị hư hỏng; ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất do rác sau lũ lụt, do
xác chết động vật, do cây cối hoa màu bị phân hủy; nguy cơ bùng phát dịch
bệnh ở người và động vật... Khi dịch bệnh xảy ra, rác thải y tế, bệnh phẩm, xác
chết động vật,.. nếu xử lý không đúng cách lại tiếp tục gây ô nhiễm, đe dọa tới
môi trường.
Những năm gần đây, Việt Nam liên tục chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc
biệt là bão và lũ lụt. Theo số liệu thống kê được, kể từ năm 1954 đến nay, đã có
hơn 200 cơn bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng đến nước ta. Tần suất mưa, bão, lũ lụt
ngày càng tăng về số lượng, ngày càng mạnh về cường độ cũng như phạm vi
ảnh hưởng. Tính từ năm 2000 đến năm 2014, tại các vùng núi cao và một số địa
hình khác ở nước ta đã xảy ra 250 đợt lũ quét và sạt lở đất, gây thiệt hại lớn về
người và tài sản, gây suy thoái môi trường. Sự cố môi trường do thiên tai xảy ra
nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn. Do tính chất khó dự báo, công tác chuẩn bị
các giải pháp phòng chống thiên tai, cũng như các biện pháp giảm thiểu thiệt hại
đến kinh tế, con người, xã hội và môi trường còn nhiều hạn chế, bất cập. Cho
đến nay, việc giải quyết các hậu quả do thiên tai gây ra còn nhiều khó khăn.
1.2. Tác động của thiên tai và sự cố môi trường
Từ việc tìm hiểu về thiên tài và sự cố môi trường, chúng ta có thể nhận
định rằng: “Sự cố môi trường do thiên tai gây ra, các hiện tượng thiên tai tự
nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán gây biến đổi tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc
biến đổi môi trường nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến con người và sinh vật.”.
1.2.1. Thiên tai gây ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên
Các loại thiên tai diễn ra hàng năm trên địa bàn cả nước như hạn hán, lũ lụt,
xâm nhập mặn, gió, lốc xoáy... là những nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến
môi trường sống của nước ta trong những năm qua. Hậu quả thiên tai làm tăng
khả năng tổn thương nặng nề đến môi trường.

- Ảnh hưởng đến môi trường nước:
Nguồn nước có thể bị ô nhiễm nặng nề bởi thiên tai, đặc biệt là lũ lụt và
ngập úng. Các loại nước nước độc hại từ các nhà máy, các loại nước từ các nhà
vệ sinh, nước tại các cống rãnh bẩn đã tích tụ lâu ngày, hòa cùng với nước ao hồ,
sông, suối gây ô nhiễm môi trường.

14


Tình trạng xâm nhập mặn do triều cường và nước dâng làm giảm trữ lượng
nước ngọt, suy thoái nguồn tài nguyên nước, gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế.

Hình 1.4: Nguồn nước ô nhiễm được tích tụ lâu ngày.
(Nguồn: Báo giaothong.vn năm 2014)
- Ảnh hưởng đến môi trường đất:
Lũ lụt, ngập úng sẽ làm gia tăng xâm nhập mặn, mặn vào sâu trong nội
đồng hơn, thời gian mặn kéo dài và có những diễn biến phức tạp, gây suy thoái
môi trường đất, đất bị nhiễm mặn gây ảnh hưởng đến diện tích đất trồng trọt, tới
hoa màu và hoạt động lao động của người dân. Ngoài ra lũ lụt, ngập úng là nguy
cơ lan truyền các chất độc hại ra một phạm vi rộng, qua thời gian nước chứa các
chất độc hại sẽ ngấm dần các chất ô nhiễm đó vào trong lòng đất gây ô nhiễm
môi trường đất, phá hủy diện tích đất trồng và cây cối, phá hủy hệ sinh thái tự
nhiên.
- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên:
Các đợt giông, lốc xoáy, sạt lở cũng đã tác động mạnh đến môi trường sinh
thái trên cả nước. Các vùng cửa sông, cửa biển bị sạt lở mạnh gây mất đất dọc
ven sông, phá hủy thảm thực vật, sinh cảnh, tàn phá rừng, làm mất nơi cư trú của
các loài động vật.
Sự nước dâng và xâm nhập mặn gây mất đất, suy thoái hệ sinh thái nông
nghiệp, rừng, đất ngập nước, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân và

hệ sinh thái. Tài nguyên nước ngọt, đa dạng sinh học nông nghiệp và lâm nghiệp
của nước ta sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai.

15


Hình 1.5: Hệ sinh thái bị tàn phá do thiên tai.
(Nguồn: Báo Điện tử Thoitietnguyhiem.net năm 2015)
1.2.2. Thiên tai ảnh hưởng đến môi trường nhân tạo
Môi trường nhân tạo do con người tạo ra như các cơ sở hạ tầng cá hay các
hệ sinh thái nhân tạo như rừng, các nơi ở mới cho các loài sinh vật, các hệ động
thực vật.
- Ảnh hưởng tới cơ sở hạ tầng, các công trình xây dựng:
Hạn hán gay gắt (đặc biệt vào mùa khô) kết hợp nước biển dâng làm mặn
xâm nhập sâu vào đất liền với nồng độ cao, đi sâu vào hệ thống công trình xây
dựng nội vùng sẽ tác động đến độ an toàn công trình, đặc biệt là các công trình
bê tông như cống, đập, kênh bê tông,.. Sau một thời gian dài, mặn sẽ xâm nhập
vào lõi sắt, thép trong công trình gây nên gỉ sét kết cấu từ đó gây mất an toàn,
giảm tuổi thọ công trình, hiệu quả hoạt động công trình không cao, gây lãng phí,
hiệu quả đầu tư thấp. Nhiều công trình dân dụng, nhà cửa của người dân được
tiến hành xây dựng kiên cố ven sông, rạch khi nước biển dâng cao, cộng với các
yếu tố bất thường sẽ làm ngập các nhà cửa, gây hư hại, không thể sử dụng được.
Lũ lụt, ngập úng, lũ, quét, sạt lở đất đã phá hủy nhà cửa, các công trình xây
dựng, phương tiên đi lại, bàn ghế, chúng cuốn trôi các trang thiết bị phục vụ cho
cuộc sống của người dân.

16


Hình 1.6: Thiên tai cuốn trôi, xói lở nhiều đoạn đường ray tàu hỏa.

(Nguồn: Báo Điện tử dantri.com.vn năm 2014)
- Ảnh hưởng tới các hệ sinh thái nhân tạo:
Thiên tai gây ảnh hưởng tới các hệ sinh thái nhân tạo như các công viên,
nơi ở của các loài động vật, các rừng nhân tạo,.. làm mất đi nơi sống của các loài
ở đó.

Hình 1.7: Các cơn bão lớn tàn phá cây cối, các công viên nhân tạo.
(Nguồn: Báo Điện tử thanhnien.vn năm 2015)
1.2.3. Ảnh hưởng của thiên tai đến con người
1.2.3.1. Ảnh hưởng của thiên tai đến tình hình phát triển kinh tế
- Thiên tai ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp:
Thiên tai tạo điều kiện cho những loại bệnh dịch phát triển mạnh mẽ, gây
hại cho cây trồng và vật nuôi. Diện tích đất canh tác bị xâm nhập mặn, hạn hán
giảm năng suất thu hoạch và gây ra nhiều loại bệnh cho cây. Đồng thời những
trận mưa lớn, ngập úng, hạn hán kéo dài, rét đậm rét hại,.. cũng làm gây chết

17


những cây thu hoạch lâu năm hay những đàn gia súc lớn gây thiệt hại kinh tế
khá lớn cho nền kinh tế nước nhà và đời sống người dân.

Hình 1.8: Hạn hán và nhiễm mặn gây tàn phá những ruộng lúa ở Bến Tre.
(Nguồn: Báo Điện tử dantri.com.vn năm 2015)
- Thiên tai ảnh hưởng đến ngành thủy sản:
Do ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như áp thấp nhiệt
đới, lũ lụt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển của ngành nuôi trồng
và chế biến thủy sản. Nước biển lấn sâu vào trong nội địa gây mặn hóa nguồn
nước và đất gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của các loài thủy sản
nước ngọt, trong khi đó lại tăng số lượng các loài thủy sản nước mặn. Hậu quả

của sự thay đổi thời tiết, khí hậu trong thời gian qua, mưa nhiều đã khiến cho
dịch bệnh phát triển, nguồn nước thay đồi nhanh làm các đối tượng nuôi tại một
số địa phương bị chết, gây thiệt hại nặng nề cho người dân.

Hình 1.9: Hạn và mặn đã làm tôm tại các ao nuôi bị chết tại Kiên Giang.
(Nguồn: Báo Điện tử dantri.com.vn năm 2014)

18


- Thiên tai ảnh hưởng đến ngành lâm nghiệp:
Nước dâng làm giảm diện tích ngập mặn tác động xấu đến diện tích từng
ven biển. Ranh giới giữa rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh có thể sẽ bị thu hẹp
lại. Nhiệt độ tăng cao, hạn hán kéo dài làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển
sâu bệnh, dịch bệnh. Nước ngập úng, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất cũng là nguyên
nhân gây tàn phá rừng. Đây là một trong những nguy hiểm quan trọng đối với
bảo vệ rừng.
- Thiên tai ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác.
Những tác động của thiên tai và các sự cố môi trường đã làm cho nhiều
ngành kinh tế khác bị thiệt hại nặng, như các ngành về du lịch, dịch vụ, ngành
vận tải.
1.2.3.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Con người luôn có nguy cơ đối mặt với thiên tai như bão, lũ lụt, lố xoáy,..
Dưới tác động của Biến đổi khí hậu, sự gia tăng của các hiện tượng thiên tai sẽ
làm cho môi trường sống của con người bị thay đổi là quy luật tất yếu không thể
tránh khỏi. Thiên tai ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân, đặc biệt là
người dân tộc, người già, trẻ em và phụ nữ, chúng gây ra một số bệnh thường gặp
ở người và động vật, như sốt xuất huyết, bệnh tả, cúm gia cầm,... Ngoài ra, còn có
nhiều bệnh có diễn biến phức tạp và bất thường hơn, khi môi trường bị ô nhiễm do
lũ lụt và ngập úng, chúng có mức độ lây lan rộng hơn và gây ra những thiệt hại

đáng kể.
Lượng mưa tăng cùng với mực nước biển dâng cao vào mùa lũ sẽ phá hủy
hệ thống nước thải và các nhà vệ sinh, tạo điều kiện cho sự sinh sôi của nhiều
loại vi khuẩn gây hại. Chúng là những tác nhân trực tiếp gây ra những loại bệnh
tật thường gặp như tiêu chảy, bị bệnh về đường hô hấp,... thành phần vật truyền
nhiễm (véc tơ truyền bệnh) có giai đoạn sống trong nước thay đổi, cùng với sự
lây lan theo nguồn nước khác, bao gồm cả các bệnh của động vật, bệnh có ổ
dịch tự nhiên hay bệnh dịch từ nơi khác đến làm ảnh hưởng đến sức khỏe người
dân trong vùng và các vùng lân cận gây ra những thiệt hại đáng kể.
Nhiệt độ tăng cao, hạn hán kéo dài sẽ làm mực nước ngầm tầng nông bị
tụt giảm, giảm trữ lượng nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của
con người. Nguồn nước bị nhiễm bẩn, bị nhiễm mặn đã khiến người dân tại các
19


huyện ven biển bị thiếu nước ngọt sử dụng, do đó việc thiếu nguồn nước sạch sử
dụng sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống người dân và nguy cơ mắc bệnh
cao.
1.2.3.3. Ảnh hưởng đến sinh kế người dân
Thiên tai tác động đến tài sản, sinh kế của người dân tại bao gồm nhà cửa,
nguồn nước, sức khỏe cộng đồng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Những tác động này
có thể làm suy giảm khả năng của con người trong việc đảm bảo cuộc sống,
thoát khỏi đói nghèo. Sinh kế của con người phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến
của thời tiết và nguồn nước tự nhiên, phương thức mà một hộ gia đình nghèo tìm
kiếm thu nhập và đáp ứng nhu cầu cơ bản của mình thường là những hoạt động
sinh kế có liên quan tới môi trường tự nhiên và những người nghèo ven biển chủ
yếu làm nông nghiệp và nghề đánh bắt. Do đó, ngư dân là đối tượng bị ảnh
hưởng nặng nề khi xâm nhập mặn và nước biển dâng. Khi môi trường bị xuống
cấp, đa dạng sinh học bị mất đi hoặc khả năng tiếp cận của họ tới những nguồn
tài sản chung đó bị hạn chế, làm giảm cơ hội tạo thu nhập và sẽ giảm tốc độ tăng

trưởng kinh tế, gia tăng đói nghèo.

Hình 1.10: Thiên tai tàn phá nhà cửa của con người.
nguồn
1.2.4. Công tác ứng phó sự cố môi trường do thiên tai gây ra
1.2.4.1. Công tác ứng phó sự cố môi trường do thiên tai gây ra ở một số nước
trên Thế giới [4]
“Thiên tai, sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường là một trong những
nguyên nhân chính làm những thảm họa môi trường ngày càng trở nên trầm
20


trọng hơn. Chính vì thế, hầu hết các các quốc gia trên Thế giới đều có những
chính sách nhằm phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường.
- Hoa Kỳ: là quốc gia luôn chú trọng công tác này. Họ ban hành hai văn
bản pháp luật điều chỉnh, đó là OPA (Luật ô nhiễm dầu năm 1990) và CERLA
(hay còn gọi là Superfund)
+ OPA: cung cấp các quy định về khắc phục tài nguyên thiên nhiên và các
dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động thải dầu.
+ CERLA: cung cấp các quy định về khắc phục tài nguyên thiên nhiên và
các dịch vụ liên quan đến cấp phát các chất độc hại.
Các quy chế về vấn đề này của Hoa Kỳ có tầm ảnh hưởng lớn đối với việc
ban hành chỉ thị chung của Châu Âu về phòng ngừa và ứng phó sự cố môi
trường.
- Châu Âu: là ví dụ điển hình cho công tác này. Các quốc gia châu Âu đã
xây dựng được hệ thống pháp luật chung nhất điều chỉnh việc phòng ngừa, ứng
phó và khắc phục sự cố môi trường. Ngày 21 tháng 4 năm 2004, Nghị viện và
Tòa án châu Âu ra Chỉ thị số 2004/35/EC về trách nhiệm pháp lý đối với các vấn
đề môi trường (ELD) liên quan đến phòng ngừa và khắc phục thảm họa môi
trường. Dựa trên cơ sở các quy định chung này, các nước thành viên phải hoàn

thành việc xây dựng pháp luật quốc gia trước tháng 7 năm 2010. Hiện tại, hầu
hết các quốc gia thuộc liên minh châu Âu đều có quy định riêng về vấn đề ứng
phó sự cố môi trường.
- Trung Quốc: Không có luật riêng quy định về công tác này, các quy định
về công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường chỉ được tìm
thấy trong Luật Bảo vệ môi trường và nằm rải rác ở một số luật chuyên ngành
khác. Trung Quốc sử dụng Hiến pháp làm nền tảng và lấy Luật bảo vệ Môi
trường là cơ sở chính làm khung pháp lý cho các vấn đề môi trường.
Tại chương 4 của Luật Bảo vệ môi trường của nước này quy định nội dung
về phòng ngừa và kiểm soát môi trường và các thảm họa khác. Riêng đối với
việc phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố của từng môi trường cụ thể, Trung
Quốc đã tiến hành thông qua một số luật riêng.
Qua việc tìm hiểu một số quốc gia và khu vực điển hình về công tác ứng
phó sự cố môi trường, chúng ta có thể thấy rằng: Dù có luật riêng hay chỉ là các
quy định nằm rải rác ở các luật chuyên ngành khác nhau thì các quốc gia đã
nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng khung pháp lý, điều chỉnh
phù hợp. Nội dung của các quy định tập trung chủ yếu vào việc xác định thảm

21


họa môi trường, các hành vi gây hại tới môi trường, trách nhiệm của các bên liên
quan và các hình phạt cụ thể cho từng loại vi phạm.
Từ kinh nghiệm của các nước, Việt Nam có thể rút ra một số bài học kinh
nghiệm cho việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật về công
tác ứng phó sự cố môi trường.
1.2.4.2. Công tác ứng phó sự cố môi trường do thiên tai gây ra ở Việt Nam
Ở Việt Nam, công tác ứng phó sự cố môi trường do thiên tai gây ra được
thực hiện như sau:
Nhà nước ta đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật đề

hướng dẫn tổ chức, thực hiện và các văn bản quy định chi tiết của bộ máy quản
lý nhà nước trong lĩnh vực phòng chống thiên tai và sự cố môi trường.
Trong thời gian qua, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây
dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và tổ chức thực hiện có
hiệu quả. Khi có sự cố thiên tai xảy ra, Nhà nước giao tập trung cho các cơ quan
quản lý nhà nước trực thuộc tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các
nhiệm vụ về phòng chống, khắc phục sự cố môi trường. Trong trường hợp xảy ra
thiên tai, lũ lụt gây ô nhiễm môi trường. Việc ứng phó sự cố môi trường được thực
hiện bằng nhiều cách khác nhau, đồng thời tập trung tuân thủ thực hiện các hướng
dẫn kỹ thuật của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Trong những năm qua thiên tai xảy ra thường xuyên ở Việt Nam, với sự
chủ động, tích cực trong công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai
của các cấp, các ngành và nhân dân đã giúp hạn chế được những thiệt hại của
thiên tai, góp phần ổn định cuộc sống người dân sau khi sự cố xảy ra [4].

22


CHƯƠNG 2.
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM VỀ PHÒNG
CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam về công tác phòng
chống thiên tai và ứng phó sự cố môi trường
Tại Việt Nam, hoạt động bảo vệ môi trường chính thức được ghi nhận từ
năm 1993 khi Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng
12 năm 1993, đây là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất
cảu nước ta về vấn đề bảo vệ môi trường [4].
Nhận thức được sự nguy hiểm của ô nhiễm môi trường, tầm quan trọng của
việc bảo vệ môi trường đối với sự phát triển của đất nước, trong hơn 20 năm
qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật

trong lĩnh vực môi trường và nhiều chương trình, dự án, chiến lược bảo vệ môi
trường được thực thi. Để thể hiện sự quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường
nói chung, công tác phòng chống thiên tai và ứng phó sự cố môi trường nói
riêng. Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ ngành địa
phương đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này như
sau:
2.1.1. Những văn bản pháp luật Việt Nam về công tác phòng, chống thiên tai
Kể từ năm 1993 tới nay, một số văn bản pháp luật liên quan đến công tác
phòng chống thiên tai như:
- Pháp lệnh về phòng chống lụt bão năm 1993 (sửa đổi bổ sung năm 2000)
gồm các quy định cụ thể về việc phòng chống, ngăn ngừa, ứng phó, khắc phục
sự cố môi trường do thiên tai, bão lụt gây ra.
- Luật Tài nguyên nước năm 1998 (số 08/1998/QH10): Luật được Quốc
hội ban hành ngày 20 tháng 05 năm 1998, Luật có chương IV nói về công tác
Phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ lụt và tác hại khác do nước gây ra.
- Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001 (Số
32/2001/PL-UBTVQH10): Pháp lệnh đươc Uỷ ban thường vụ Quốc hội khóa 10
ban hành ngày 04 tháng 04 năm 2001, pháp lệnh đưa ra những quy định về khai
thác và bảo vệ các công trình thủy lợi có liên quan đến việc phòng, chống lụt,
bão.

23


- Nghị định số 08/2006/NĐ-CP: Nghị định được Chính phủ ban hành ngày
16 tháng 01 năm 2006, quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng chống
lụt, bão đã được sửa đổi bổ sung vào ngày 24 tháng 08 năm 2000.
- Quyết định số 46/2006/QĐ-TTg: Quyết định được Thủ Tướng ban hành
ngày 28 tháng 02 năm 2006, Quyết định phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể lĩnh
vực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.

- Luật đê điều (số 79/2006/QH11): Luật được Quốc hội khóa 11 ban hành
ngày 29 tháng 11 năm 2006. Luật quy định về quy hoạch phòng chống lũ lụt của
tuyến sông có đê.
- Quyết định 78/2007/QĐ-TTg: Ngày 29 tháng 05 năm 2007, Thủ tướng
Chính phủ quyết định ban hành quy chế phòng, chống động đất, sóng thần.
- Nghị định số 113/2007/NĐ-CP: Nghị định được Chính phủ ban hành
ngày 28 tháng 06 năm 2007, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Đê điều năm 2006 [1].
- Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg: Quyết định được Thủ tướng thông qua
ngày 16 tháng 11 năm 2007, Quyết định quy định về việc phê duyệt chiến lược
quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.
- Quyết định số 76/2009/QĐ-TTg: Ngày 11 tháng 05 năm 2009, Thủ tướng
đã ban hành Quyết định quy định về việc kiện toàn Ủy ban quốc gia tìm kiếm
cứu nạn và hệ thống tổ chức tìm kiếm cứu nạn của các bộ, ngành trung ương và
địa phương.
- Nghị định số 04/2010/NĐ-CP: Nghị định được Chính phủ ban hành ngày
15 tháng 01 năm 2010, Nghị định về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phòng, chống lụt, bão [1].
- Nghị định số 14/2010/NĐ-CP: Nghị định được Chính phủ thông qua
ngày 27 tháng 02 năm 2010, Nghị định quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương và
Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của các Bộ ngành và địa
phương. Nghị định có chương IV nói về việc phối hợp, ứng phó các tình huống
thiên tai.
- Thông tư số 30/2010/TT-BGTVT: Thông tư được Bộ Giao thông vận tải
ban hành ngày 01 tháng 10 năm 2010, quy định về việc phòng, chống và khắc
phục hậu quả lụt, bão trong ngành đường bộ.
- Luật Phòng, chống thiên tai 2013 : Dựa trên Hiến pháp nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã sửa đổi bố sung một số điều trong Nghị
quyết số 51/2001/QH10 ngày 19 tháng 6 năm 2013, Quốc hội đã ban hành Luật

24


phòng, chống thiên tai trên phạm vi toàn quốc. Luật có các nội dung liên quan
đến việc phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
- Nghị định số 66/2014/NĐ-CP: Căn cứ vào Luật Tổ chức Chính phủ ngày
25 tháng 12 năm 2001 và căn cứ vào Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 và
theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 14
tháng 07 năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Phòng chống thiên tai năm 2013.
2.1.2. Những văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam về công tác ứng phó sự
cố môi trường
Danh mục các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác phòng ngừa,
ứng phó và khắc phục sự cố môi trường được liệt kê trong kể từ năm 1992 đến
nay như sau:
- Hiến pháp năm 1992, được sửa đổi ngày 25 tháng 12 năm 2001 có những
quy định mang tính nguyên tắc về bảo vệ môi trường. Trong đó, Điều 29 đã quy
định: “Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi
cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài
nguyên và huỷ hoại môi trường.”.
- Thông tư 2262/TT-MTg: Thông tư được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường ban hành ngày 29 tháng 12 năm 1995 hướng dẫn của Bộ trưởng bộ khoa
học, công nghệ và môi trường về việc khắc phục sự cố tràn dầu.
- Quyết định 395/1998/QĐ-BKHCNMT: Quyết định được Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường ban hành ngày 10 tháng 04 năm 1998, Quyết định về
việc ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát
triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên
quan. Trong đó, có chương VI quy định việc khắc phục ô nhiễm môi trường, suy
thoái môi trường, sự cố môi trường.

- Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg: Quyết định được ban hành ngày 12
tháng 05 năm 2005, Quyết định quy định về quy chế hoạt động ứng phó sự cố
tràn dầu, trong đó có chương II quy định việc tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu.
- Luật bảo vệ môi trường năm 2005 (Số 52/2015/QH11): Ngày 29 tháng 11
năm 2005, Quốc hội đã ban hành luật này, nó là đạo luật trung tâm trong hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật về Bảo vệ môi trường. Trong đó, công tác
phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường được quy định tại chương XI
của Luật.

25


×