Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Phân tích những nguyên tắc nhận thức của CNDVBC và chỉ ra sự khác biệt của nguyên tắc nhận thức đó với CNDV siêu hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.6 KB, 8 trang )

MỞ ĐẦU
Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan bởi con người, là
quá trình tạo thành tri thức trong bộ óc con người về hiện thực khách quan. Tuy
nhiên, trong suốt chiều dài lịch sử triết học trước Marx, từ những nhà duy tâm
chủ quan đến duy tâm khách quan, cho tới những người theo thuyết bất khả tri
đều không nhìn nhận nhận thức theo đúng bản chất của nó. Sau cuộc cách mạng
vĩ đại trong triết học của Marx và Engels, nhận thức đã được chủ nghĩa duy vật
thừa nhận rằng con người có khả năng nhận thức thế giới và coi nhận thức là sự
phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người. Để đi sâu vào tìm hiểu một
khía cạnh của nhận thức, em xin triển khai đề tài: “Phân tích những nguyên tắc
nhận thức của CNDVBC và chỉ ra sự khác biệt của nguyên tắc nhận thức đó với
CNDV siêu hình”.

NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Định nghĩa nhận thức
Khi nói về bản chất của nhận thức, trong lịch sử triết học đã xuất hiện
nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Ở đây nhóm chỉ nêu định
nghĩa nhận thức của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng nhận thức là sự phức hợp cảm giác
của con người, trong khi đó chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng nhận thức
là sự hồi tưởng lại những linh hồn bất tử về thế giới các ý niệm mà nó đã từng
chiêm ngưỡng nhưng đã bị lãng quên hoặc nhận thức là tự ý thức về mình của ý
niệm tuyệt đối.
Theo kết luận của chủ nghĩa Marx-Lenin, nhận thức là một quá trình phản
ảnh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên
cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo những tri thức về thế giới khách quan đó.
2. Định nghĩa chủ nghĩa duy vật
Trong triết học, chủ nghĩa duy vật là một hình thức của chủ nghĩa duy vật
lí (physicalism) với quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự coi là tồn
tại là vật chất; rằng, về căn bản, mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi


hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất.
3. Định nghĩa phương pháp biện chứng
Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với
nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau. Ở đây, đối tượng được nhận thức ở trạng
thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá
trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi
ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.
4. Định nghĩa phương pháp siêu hình
Phương pháp siêu hình là phương pháp nhận thức đối tượng ở trạng thái
cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập
nhau có một ranh giới tuyệt đối. Đối tượng được nhận thức ở trạng thái tĩnh tại;
nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự
biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.


II. Phân tích những nguyên tắc nhận thức của CNDVBC
Sau cuộc cách trong lý luận nhận thức với sự ra đời của CNDVBC, lý
luận nhận thức của chủ nghĩa Marx dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản dưới đây.
1. Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan và độc lập với ý thức con
người
1.1 Nội dung nguyên tắc
Nguyên tắc này thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan và độc lập
với ý thức con người. Đó chính là đối tượng của nhận thức, chủ nghĩa duy vật
biện chứng quan niệm rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định
ý thức khi thừa nhận vật chất tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức, thì sự nhận
thức thế giới phải xuất phát từ thế giới khách quan. Như vậy, với tư cách một
phạm trù triết học, vật chất không tồn tại một cách trực quan, cảm tính, mà là
sản phẩm khái quát của tư duy trừu tượng.
Vật chất là tất cả những gì tồn tại khách quan, ở bên ngoài và độc lập với
ý thức, cảm giác của con người dù con người có nhận thức được hay không. Đây

là thuộc tính cơ bản của vật chất và là tiêu chuẩn thực tiễn để phân biệt vật chất
với ý thức. Trong xã hội, vật chất tồn tại dưới dạng những quan hệ xã hội, đó
chính là quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ giữa con người với con
người trong quá trình sản xuất vật chất. Các quan hệ này được hình thành và tồn
tại một cách khách quan, không lệ thuộc vào ý thức của con người.
1.2 Ý nghĩa của nguyên tắc
Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên: đã trang bị một thế giới quan khoa học
cho các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu thế giới vi mô và vĩ mô để tìm ra những
dạng tồn tại mới của vật chất, qua đó khẳng định bản chất vật chất của thế giới
cũng như sự tồn tại vô hạn, vô tận của nó.
Trong lĩnh vực khoa học xã hội: cho phép xác định cái gì là vật chất trong
lĩnh vực xã hội. Đó chính là quan hệ vật chất của xã hội, đặc biệt là lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất. Từ đó, giúp các nhà khoa học có cơ sở lý luận để
giải thích những nguyên nhân cuối cùng của các biến cố xã hội và tìm ra các
phương án tối ưu để hoạt động thúc đẩy xã hội phát triển.
2. Thừa nhận năng lực nhận thức thế giới của con người
2.1 Nội dung nguyên tắc
Nguyên tắc cho rằng nhận thức là sự phản ánh thế giới hiện thực khách
quan vào trong đầu óc con người cho nên không có cái gì là không thể biết. Dứt
khoát là không có và không thể có đối tượng nào mà con người không thể biết
được, chỉ có những cái hiện nay con người chưa biết, nhưng trong tương lai với
sự phát triển của khoa học và thực tiễn, con người sẽ biết được.
Thế giới khách quan tuy rộng lớn với rất nhiều sự vật hiện tượng tự nhiên
cũng như xã hội nhưng sẽ không tồn tại các đối tượng mà con người không thể
biết được. Xét trên thực tiễn, những cái hiện nay con người chưa biết, chưa
khám phá, còn hoài nghi chỉ là sự chưa biết tạm thời. Trong tương lai, với sự
phát triển của khoa học và thực tiễn, con người sẽ biết được, nhận thức được thế
giới một cách toàn diện nhất, đầy đủ nhất. Do đó, lý luận nhận thức Macxít đã



tin vào con người, khẳng định sức mạnh của con người trong việc nhận thức và
cải tạo thế giới.
2.2 Ý nghĩa của nguyên tắc
Đây là một nguyên tắc nhận thức quan trọng của chủ nghĩa duy vật biện
chứng trong đó khẳng định khả năng nhận thức được thế giới của con người.
Nhận thức không tự nhiên sinh ra, nó là sự phản ánh của thế giới hiện thực
khách quan vào bộ não của con người. Đây cũng chính là nguyên tắc của chủ
nghĩa duy vật biện chứng giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học:
tư duy của chúng ta có thể nhận thức được thế giới hiện thực không? Trong các
quan niệm và các khái niệm của chúng ta về thế giới hiện thực, chúng ta có thể
phản ánh được một hình ảnh đúng đắn của hiện thực không? Trước đây, phần
lớn các nhà triết học thừa nhận con người có thể nhận thức được thế giới và
cũng còn một số nhà triết học như Hium và Cantơ phủ nhận khả năng nhận thức
của con người.
3. Nhận thức là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác, sáng tạo
3.1 Nội dung của nguyên tắc
Nhiệm vụ của nhận thức là đạt đến chân lý, nghĩa là đến tri thức có nội
dung phù hợp với hiện thực khách quan. Nhận thức không phải là một hành
động tức thời, giản đơn, máy móc và thụ động. Quá trình nhận thức diễn ra theo
con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi từ tư duy trừu tượng
đến thực tiễn. Đó cũng là quá trình nhận thức đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít
đến biết nhiều, từ hiện tượng đến bản chất, từ kém sâu sắc đến sâu sắc hơn.
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là những nấc thang hợp thành
chu trình nhận thức. Trên thực tế, chúng thường đan xen vào nhau trong một quá
trình nhận thức; song chúng có những nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Nếu
nhận thức cảm tính gắn liền với hoạt động thực tiễn, với sự tác động của khách
thể cảm tính, là cơ sở cho nhận thức lý tính thì nhận thức lý tính, nhờ có tính
khái quát cao, lại có thể hiểu biết được bản chất, quy luật vận động và phát triển
sinh động của sự vật; giúp cho nhận thức cảm tính có định hướng đúng và trở
nên sâu sắc hơn.

Tuy nhiên, nếu dừng lại ở nhận thức lý tính thì con người mới chỉ có được
những tri thức về đối tượng, còn bản thân tri thức ấy có chân thực hay không thì
con người chưa biết được. Trong khi đó, nhận thức đòi hỏi phải xác định xem
những tri thức ấy có chân thực hay không. Để thực hiện điều đó, nhận thức nhất
thiết phải trở về với thực tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn, làm thước đo tính
chân thực của những tri thức đã đạt được trong quá trình nhận thức.
Nguyên tắc này được coi là nguyên tắc nền tảng, có bản nhất của nhận thức
CNDVBC bởi lẽ, nguyên tắc đã cho thấy quá trình biện chứng của nhận thức, sự
năng động, sáng tạo trong nhận thức của con người, khắc phục những sai lầm của
các nhà triết học trước đó. Nhận thức trang bị cho con người tri thức về đối tượng
cần cải tạo, cần tác động. Trên cơ sở những tri thức đó, con người xác định mục
tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, phương tiện,
… để thực hiện mục tiêu của mình, cải biến hiện thực khách quan. Các nguyên tắc
nhận thức của CNDVBC định hướng cho con người nhận thức đúng đắn, phù hợp
với quy luật khách quan,cải biến thế giới khách quan theo hướng tích cực, có lợi


cho con người. Bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, nhận thức có
thể quyết định hành động của con người, quyết định sự đúng sai, thành bại của hoạt
động thực tiễn.
Nếu như không có nguyên tắc nền tảng này trong tư duy biện chứng duy vật
thì không thể khái quát hình thái kinh tế - xã hội, không thể phát hiện ra những mâu
thuẫn trong lòng xã hội là động lực quyết định xã hội tiến lên và những vấn đề mấu
chốt của lịch sử xã hội, như quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra
lịch sử, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, quy luật phát triển của xã hội và
khuynh hướng tất yếu của sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội thấp lên hình
thái kinh tế xã hội cao hơn với tư cách quá trình lịch sử - tự nhiên.
3.2 Ý nghĩa của nguyên tắc
Nguyên tắc này vẫn giữ nguyên giá trị đối với vấn đề về nhận thức thời
đại hiện nay. Nhận thức sâu sắc về thời đại có ý nghĩa trên nhiều phương diện,

như xác định chiến lược, sách lược; xây dựng, củng cố niềm tin cho con người
vào sự phát triển và tiến bộ xã hội; xác lập phương thức trong quan hệ quốc tế.
Với việc nhận thức đúng đắn, tích cực và sáng tạo sẽ giúp chúng ta nắm bắt
đúng đắn khuynh hướng phát triển của xã hội từ hiện thực sinh động trong nước
và quốc tế hiện nay.
Việc nắm vững nguyên tắc nền tảng về nhận thức này có một ý nghĩa
quan trọng trong hoạt động thực tiễn. Nó đòi hỏi khi xem xét, đánh giá mỗi sự
vật, hiện tượng hay trong tất cả các lĩnh vực khác của khoa học, cần suy luận
một cách biện chứng. Nghĩa là đừng giả định nhận thức của chúng ta là bất di
bất dịch và có sẵn, mà phải phân tích xem sự hiểu biết nảy sinh ra từ sự không
hiểu biết như thế nào, sự hiểu biết không đầy đủ và không chính xác trở thành
đầy đủ hơn và chính xác hơn như thế nào.
4. Cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn.
4.1 Nội dung nguyên tắc
Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã
hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội để thoả mãn nhu cầu của
mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới và để làm chủ thế giới.
Thực tiễn có 3 loại hình cơ bản là: Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính
trị - xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học (bao gồm cả thực nghiệm khoa
học tự nhiên và khoa học xã hội).
Con người quan hệ với thế giới không phải bắt đầu bằng lý luận mà bằng
thực tiễn. Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận
thức ở con người được hình thành và phát triển. Bằng hoạt động thực tiễn, con
người tác động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc lộ những thuộc tính, những
tính quy luật để cho con người nhận thức chúng.
Thực tiễn còn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của
nhận thức. Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng kết kinh
nghiệm, khái quát lý luận, nó thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các ngành
khoa học. Khoa học ra đời chính vì chúng cần thiết cho hoạt động thực tiễn của
con người. Nhận thức sau khi ra đời phải quay về phục vụ thực tiễn, hướng dẫn,

chỉ đạo thực tiễn, phải biến thành hành động thực tiễn của quần chúng. Lý luận,


khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực
tiễn phục vụ mục tiêu phát triển nói chung.
4.2 Ý nghĩa của nguyên tắc
Sự phân tích trên đây về vai trò thực tiễn đối với nhận thức, đối với lý
luận đòi hỏi chúng ta phải quán triệt quan điểm thực tiễn.. Nghiên cứu lý luận
phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn tới
các sai lầm của bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, bệnh quan liêu.
III. Sự khác biệt của những nguyên tắc nhận thức của chủ nghĩa duy vật
biện chứng với chủ nghĩa duy vật siêu hình
Chủ nghĩa duy vật biện chứng do Marx và Engels xây dựng từ những năm
40 của thế kỷ XIX và được V.I.Lenin phát triển. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
ra đời trên cơ sở kế thừa tinh hoa trong lịch sử triết học, dựa trên cơ sở những
thành tựu của khoa học tự nhiên vì vậy, đã khắc phục được hạn chế của chủ
nghĩa duy vật siêu hình. Trên cơ sở phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan
trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, chủ nghĩa duy vật biện chứng là
công cụ vĩ đại cho hoạt động nhận thức và thực tiễn cách mạng.
Tuy rằng có sự khác nhau cơ bản về phương pháp luận, nhưng CNDVBC
và CNDVSH cũng có những sự đồng nhất nhất định trong quan điểm về một vài
bộ phận trong các nguyên tắc.
Do cùng mang tính chất là học thuyết triết học nhất nguyên (duy vật), cả
CNDVBC và CNDVSH đều thừa nhận sự tồn tại của thế giới như một chỉnh thể
mà bản chất của nó là vật chất. Nguyên tắc “Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại
khách quan và độc lập với ý thức con người” được CNDVSH đồng tình tuy
nhiên không được áp dụng triệt để và đem lại nhiều đóng góp do các nhà triết
học DVSH chỉ nhìn thế giới khách quan theo từng bộ phận nhỏ và cụ thể của nó.
Nguyên tắc “thừa nhận năng lực nhận thức thế giới của con người” cũng
có điểm tương đồng giữa hai chủ nghĩa duy vật biện chứng và siêu hình. Các

nhà duy vật siêu hình đề cao con người, đề cao giá trị con người, song quan
niệm con người cũng như một cỗ máy : Thomas Hobbes hiểu trái tim của con
người như chiếc lò xo, thần kinh như sợi chỉ, còn các khớp xương như các bánh
xe ; Francis Becon coi ý thức của con người là “linh hồn biết cảm giác” tồn tại
trong óc và luôn chảy theo các dây thần kinh và mạch máu ...
Có đồng nhất cũng sẽ có mâu thuẫn, hai nguyên tắc nhận thức còn lại của
CNDVBC đều đối mặt với những tư tưởng đối lập của CNDVSH. Nếu như
CNDVBC thừa nhận tính biện chứng của nhận thức, tính tích cực, tự giác, sáng
tạo của ý thức, thì quan điểm của CNDVSH lại hạ thấp hoặc phủ nhận vai trò
của ý thức, chưa cho thấy được sự tác động trở lại vô cùng quan trọng của ý thức
đối với vật chất trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người, hay nói cách khác
CNDVBC chưa cho thấy tính sáng tạo, năng động của ý thức; tính biện chứng
của quá trình phản ánh thế giới hiện thực khách quan. Quan điểm duy vật biện
chứng cho rằng mọi dạng cụ thể của vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định,
khẳng định vận động là tuyệt đối, là vĩnh viễn nhưng điều đó không có nghĩa là
phủ nhận sự đứng im, cân bằng; song đứng im, cân bằng chỉ là hiện tượng tương
đối, tạm thời và thực chất đứng im, cân bằng chỉ là một trạng thái đặc biệt của


vận động. Các nhà duy vật thời cận đại giải thích sự phản ánh thế giới hiện thực
khách quan một cách đơn giản, máy móc: coi phản ánh như sự phản chiếu
gương (hình ảnh ý thức phản ánh giống như hình ảnh của vật trong gương), theo
đó phản ánh là một quá trình trực quan thụ động. Do chịu sự ảnh hưởng bởi
quan điểm siêu hình và do thiếu quan điểm thực tiễn nên nhiều nhà duy vật
trước Marx đã coi nhận thức là quá trình phản ánh nguyên xi trạng thái bất động
của sự vật, do đó ta không thấy được tính năng động, sáng tạo của ý thức. Con
người chỉ nhận thức trực tiếp bằng các giác quan, bề ngoài, đại biểu cho CNDV
trước Marx là Feuerbach. Feuerbach đã chứng minh cảm giác vốn là sự phản
ánh các vật thể của thế giới vật chất, được coi là nguồn gốc của tư duy lý luận.
Ông cũng thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa trực quan cảm tính và tư duy lý

tính và cho rằng chúng ta đọc cuốn sách tự nhiên bằng các giác quan, nhưng
chúng ta không dùng giác quan để hiểu được nó. Tuy nhiên, trong khi tiến lên
giai đoạn tư duy trong quá trình nhận thức, con người không phải đạt tới một thế
giới nào khác siêu trần gian như các nhà duy tâm vẫn khẳng định mà vẫn đứng
nguyên trên cơ sở của trái đất và tính cảm giác. Như vậy, hạn chế trong nhận
thức của Feuerbach chính là tính chất tĩnh quan, không hiểu được vai trò của
thực tiễn đối với nhận thức.
CNDVSH thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người và
coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người.
CNDVSH là trạng thái hoài nghi về sự vật và biến sự nghi ngờ về tính xác thực
của tri thức thành một nguyên tắc của nhận thức. Đến thời kì cận đại, khuynh
hướng này phủ nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người hoặc hạn
chế ở cảm giác bề ngoài của sự vật. Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ
bản của chủ nghĩa duy vật, phát triển rõ nét từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, và
đạt đỉnh cao vào thế kỷ XIX, nó gắn với thời kỳ cơ học cổ điển phát triển mạnh,
do đó chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc.
Đặc điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình là nhận thức thế giới như một cỗ máy
cơ giới mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trạng thái biệt lập, tĩnh tại. Nếu có
biến đổi thì chỉ có sự tăng, giảm đơn thuần về số lượng, do những nguyên nhân
bên ngoài gây ra. Marx nhận xét: khuyết điểm của CNDVSH là thiếu quan điểm
thực tiễn, lý luận của nó mang tính trực quan nên không giải quyết được một
cách thực sự khoa học và triệt để những vấn đề của lý luận nhận thức. Vì vậy,
Marx đã đưa quan điểm thực tiễn vào lý luận, khẳng định vai trò của thực tiễn
đối với nhận thức, chính ông là người đã khắc phục những hạn chế của CNDV
cũ. CNDV Macxit khi khẳng định sự phụ thuộc của ý thức vào vật chất, đã vạch
ra sự tác động trở lại vô cùng quan trọng của ý thức đối với vật chất, ý thức là sự
phản ánh thế giới hiện thực khách quan vào bộ óc con người, vật chất là cái
quyết định ý thức diễn ra trên cơ sở thực tiễn. Bằng hoạt động thực tiễn, con
người cải biến sự vật trong hiện thực, nhờ đó mới cải biến được sự vật trong
hình ảnh tư tưởng của nó. Ngược lại, ý thức muốn tác động vào thế giới vật chất

để làm biến đổi nó thì phải thông qua hoạt động thực tiễn, nếu tách rời khỏi thực
tiễn, vĩnh viễn bản thân ý thức tự nó không thể trực tiếp thay đổi được gì trong
hiện thực cả.


KẾT LUẬN
Như vậy, thông qua việc phân tích những nguyên tắc của nhận thức và chỉ
ra điểm khác biệt của những nguyên tắc đó đối với CNDVSH, chúng ta đã thấy
được nơi mà nhận thức thật sự được nhìn nhận đúng với bản ngã của nó. Với
bốn nguyên tắc nhận thức được CNDVBC xây dựng và bảo vệ, không chỉ những
lý luận về nhận thức được khai sáng mà nhận thức còn được hòa chung vào
dòng chảy của CN Marx-Lenin, trở nên có tính ứng dụng, đóng góp vào tiến
trình “cải tạo thế giới” nói chung.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình triết học Mác – Lênin, nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2013
2. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà xuất bản
chính trị quốc gia, 2010
3. Triết học 1-3, nhà xuất bản chính trị quốc gia



×