Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động sau thu hồiđất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý - tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.48 KB, 23 trang )

Header Page 1 of 237.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

ĐỖ QUỐC HOÀN

CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG SAU THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ - TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2015

Footer Page 1 of 237.


Header Page 2 of 237.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

ĐỖ QUỐC HOÀN

CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG SAU THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ - TỈNH HÀ NAM



Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN QUANG TUYẾN
XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2015

Footer Page 2 of 237.


Header Page 3 of 237.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các kết quả
nghiên cứu trong luận văn là xác thực và chƣa từng đƣợc công bố trong kỳ bất công
trình nào khác trƣớc đó.
Tác giả luận văn

Footer Page 3 of 237.



Header Page 4 of 237.

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO
ĐỘNG SAU THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP .........................................................4
1.1. Tổng quan nghiên cứu về việc làm và chính sách giải quyết việc làm cho lao
động bị thu hồi đất nông nghiệp ..................................................................................4
1.2. Đặc điểm của lao động bị thu hồi đất và sự cần thiết của chính sách giải quyết
việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất .................................................................6
1.2.1. Đặc điểm của lao động bị thu hồi đất do quá trình CNH – HĐH ................6
1.2.2. Sự cần thiết của chính sách giải quyết việc làm cho người lao động ...........9
1.3. Một số vấn đề chung về việc làm và chính sách giải quyết việc làm ........ Error!
Bookmark not defined.
1.3.1. Khái niệm và vai trò của việc làm ................. Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Chính sách giải quyết việc làm...................... Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Các chính sách giải quyết việc làm cho người lao động sau thu hồi đất
nông nghiệp ............................................................. Error! Bookmark not defined.
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách giải quyết việc làm cho người lao
động sau thu hồi đất nông nghiệp ........................... Error! Bookmark not defined.
1.4. Kinh nghiệm về chính sách giải quyết việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi
đất ở một số địa phƣơng và một số bài học kinh nghiệmError!

Bookmark


not

defined.
1.4.1. Kinh nghiệm về chính sách giải quyết việc làm cho người lao động bị thu
hồi đất ở một số địa phương .................................... Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Phủ Lý .. Error! Bookmark not defined.

Footer Page 4 of 237.


Header Page 5 of 237.

CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUError! Bookmark
not defined.
2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu và tài liệu nghiên cứuError!

Bookmark

not

defined.
2.1.1. Số liệu thứ cấp ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Số liệu sơ cấp ................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu ............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả......................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp ............. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
LAO ĐỘNG SAU THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM ............................... Error! Bookmark not defined.

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và việc làm của lao động sau
thu hồi đất nông nghiệp ở TP Phủ lý, Hà Nam ......... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Thực trạng việc làm của lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn
Thành phố Phủ Lý ................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Phân tích thực trạng chính sách giải quyết việc làm cho lao động sau thu hồi đất
nông nghiệp trên địa bàn Thành Phố Phủ Lý ............ Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Chính sách đào tạo nghề ............................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Chính sách đất đai đối với việc làm .............. Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người lao động để giải quyết việc làm
................................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Chính sách phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, doanh nghiệp và
chính sách phát triển làng nghề ở nông thôn .......... Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Chính sách xuất khẩu lao động nhằm giải quyết việc làm cho người lao
động bị thu hồi đất nông nghiệp .............................. Error! Bookmark not defined.

Footer Page 5 of 237.


Header Page 6 of 237.

3.3. Đánh giá các chính sách giải quyết việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất
trên địa bàn Phủ Lý ................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Thành công của chính sách giải quyết việc làm cho người lao động bị thu
hồi đất ở thành phố Phủ Lý ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Hạn chế của chính sách giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi
đất ở thành phố Phủ Lý ........................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong chính sách việc làm cho người lao
động sau thu hồi đất nông nghiệp ........................... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU THU HỒI ĐẤT NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM ........... Error!
Bookmark not defined.
4.1. Các quan điểm, mục tiêu hoàn thiện chính sách giải quyết việc làm cho ngƣời
lao động bị thu hồi đất ............................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.1. Quan điểm về hoàn thiện chính sách giải quyết việc làm cho người lao
động bị thu hồi đất ................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.2. Mục tiêu về hoàn thiện chính sách giải quyết việc làm cho người lao động
bị thu hồi đất ............................................................ Error! Bookmark not defined.
4.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách giải quyết việc làm cho nông dân sau khi thu
hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý . Error! Bookmark not defined.
4.2.1. Giải pháp về chính sách đào tạo nghề theo từng nhóm tuổi và và từng đối
tượng lao động......................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.2. Chính sách phát triển thị trường lao động .... Error! Bookmark not defined.
4.2.3. Chính sách huyến khích phát triển đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất
kinh doanh để giải quyết việc làm ........................... Error! Bookmark not defined.
4.2.4. Chính sách đẩy mạnh phát triển làng nghề và ngành nghề truyền thống để
giải quyết việc làm ................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.5. Chính sách hướng dẫn và khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình
................................................................................. Error! Bookmark not defined.

Footer Page 6 of 237.


Header Page 7 of 237.

KẾT LUẬN ............................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................11
PHỤ LỤC


Footer Page 7 of 237.


Header Page 8 of 237.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Footer Page 8 of 237.

Stt

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

CĐ-ĐH

2

CHXHCN

3

CNKT

4


CNH-HĐH

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

5

CN-XDCB

Công nghiệp- Xây dựng cơ bản

6

DNVVN

7

GQVL

8

ILO

9

KVNN

10

LD


11

LĐPT

Lao động phổ thông

12

HTX

Hợp tác xã

13

THCN

Trung học chuyên nghiệp

14

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

15

UBND

Uỷ ban nhân dân


16

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

Cao đẳng - Đại học
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Công nhân kỹ thuật

Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Giải quyết việc làm
International Labor Organization
Khu vực nhà nƣớc
Liên doanh

i


Header Page 9 of 237.

DANH MỤC BẢNG

Stt

Bảng

Nội dung

Trang


1

Bảng 3.1 Chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2014 của tỉnh Hà Nam

41

2

Bảng 3.2 Cơ cấu kinh tế Thành phố Phủ Lý năm 2014

42

3

Bảng 3.3 Cơ cấu lao động thành phố Phủ Lý năm 2014

42

4

Bảng 3.4 Tổng hợp kết quả thu hồi đất trên địa bàn thành phố Phủ Lý

43

5

Bảng 3.5 Tổng hợp kết quả chi trả tiền bồi thƣờng GPMB các dự án

58


trên địa bàn thành phố Phủ Lý từ năm 2010-2014
6

Bảng 3.6 Số ngƣời lao động đƣợc giải quyết việc làm giai đoạn 2012

65

- 2014
7

Bảng 3.7 So sánh tỷ lệ số ngƣời có việc làm trƣớc và sau khi bị thu

65

hồi đất ở Phủ Lý năm 2014
8

Bảng 3.8 Tổng hợp Nguồn vốn tín dụng ƣu đãi đối với ngƣời lao động
để giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố Phủ Lý

Footer Page 9 of 237.

ii

69


Header Page 10 of 237.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình Công nghiệp hoá ở Việt Nam gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế theo hƣớng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động
công nghiệp và dịch vụ. Trong đó xu hƣớng đô thị hoá, phát triển các khu công
nghiệp, các trung tâm kinh tế, văn hoá mới đòi hỏi một diện tích đáng kể đất nông
nghiệp đƣợc thu hồi cho các mục đích xây dựng khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
Điều đó dẫn đến tình trạng một số động lao động mất đất sản xuất, mất nghề phải
chuyển sang các công việc khác. Tình hình này đang diễn ra đối với quá trình Công
nghiệp hoá, Hiện đại hoá của các địa phƣơng trên cả nƣớc. Thực tế cho thấy, các
khu công nghiệp và khu đô thị mới một mặt là nơi tập trung những ƣu thế của nền
văn minh công nghiệp, tạo ra nhiều cơ hội việc làm phi nông nghiệp cho lao động
nông thôn; mặt khác quá trình đô thị hoá và công nghiệp hóa lại gây ra tình trạng
mất việc làm của nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Giải quyết việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá là yêu cầu cấp
bách, đồng thời tạo tiền đề cần thiết bảo đảm đô thị hoá, công nghiệp hoá thành
công bền vững.
Thành phố Phủ Lý cũng đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa
khá nhanh trong các năm gần đây. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP đã giảm từ
18,3% năm 2005 xuống còn 15,1% năm 2014, và tỷ trọng lao động trong nông
nghiệp cũng giảm tƣơng ứng từ 71,5% xuống 63%. Quá trình này một mặt đã góp
phần đƣa Phủ Lý trở thành thành phố theo hƣớng công nghiệp, nhƣng bên cạnh đó
cũng gây ra những tác động đáng kể tới việc làm cho một bộ phận lớn nông dân bị
thu hồi đất nông nghiệp phục vụ quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Mặc dù
đã có các chính sách đƣợc ban hành và thực thi nhằm giúp nông dân khi bị thu hồi
đất chuyển đổi nghề nghiệp để gia đình họ có đƣợc sinh kế tốt hơn nhƣng trên thực
tế thì các chính sách này chƣa thực sự giúp các lao động bị thu hồi đất có đƣợc công
việc ổn định và tốt hơn. Việc phân tích và đánh giá các chính sách này dƣới góc độ
quản lý kinh tế là công việc có ý nghĩa thực tiễn và lý luận. Vì vậy tôi đã chọn chủ


Footer Page 10 of 237.

1


Header Page 11 of 237.

đề: "Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động sau thu hồi đất nông nghiệp
trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam" làm đề tài luận văn Thạc sỹ. Câu hỏi
nghiên cứu của luận văn là: Chính quyền Thành phố Phủ Lý cần có những chính
sách gì để thực hiện có hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho người lao động
sau thu hồi đất nông nghiệp?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1. Mục tiêu
Mục tiêu chính của luận văn là đánh giá thực trạng việc làm và chính sách
giải quyết việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, từ đó đề xuất các
chính sách góp phần giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở
Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
2.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc tạo việc làm cho ngƣời lao động.
- Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách tạo việc làm đối với ngƣời lao
động bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- Đề xuất các chính sách để giải quyết việc làm cho ngƣời nông dân khi bị
thu hồi đất trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là: các chính sách liên quan đến việc
làm và tạo việc làm cho nông dân khi bị thu hồi đất tại Phủ Lý Hà Nam giai đoạn từ
sau 2005 tới 2014.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là: Thực trạng việc làm và chính
sách giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Thành Phố Phủ Lý, tỉnh Hà
Nam giai đoạn từ sau 2005.
- Địa điểm nghiên cứu, khảo sát: địa bàn các xã ngoại thành Thành Phố Phủ
Lý, tỉnh Hà Nam.

Footer Page 11 of 237.

2


Header Page 12 of 237.

4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách
giải quyết việc làm cho ngƣời lao động sau thu hồi đất nông nghiệp
Chƣơng 2: Thiết kế và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng chính sách giải quyết việc làm cho ngƣời lao động sau thu
đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Chƣơng 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách giải quyết việc làm cho
ngƣời lao động sau thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà
Nam

Footer Page 12 of 237.

3


Header Page 13 of 237.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO
ĐỘNG SAU THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Tổng quan nghiên cứu về việc làm và chính sách giải quyết việc làm cho
lao động bị thu hồi đất nông nghiệp
Vấn đề việc làm nói chung và chính sách giải quyết việc làm cho ngƣời bị
thu hồi đất nói riêng là một vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đồng
thời cũng rất nhạy cảm và tác động sâu rộng đến thành công của tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa nên là chủ đề nhận đƣợc sự quan tâm rộng rãi.
Công trình nghiên cứu “Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở
nông thôn Hà Tĩnh”, luận án Tiến sĩ kinh tế của Thái Ngọc Tịnh, Trƣờng Đại học
Nông Nghiệp I Hà Nội, 2003. Trong luận án tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận
và thực tiễn về giải quyết việc làm, thực trạng giải quyết việc làm ở nông thôn Hà
Tĩnh đồng thời đƣa ra những giải pháp phù hợp nhằm giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn ở Hà Tĩnh.
“Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho người lao động” của
TS Nguyễn Hữu Dũng, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội 2005. Công trình nghiên
cứu này đã phân tích sâu sắc các nội dung có liên quan đến lý luận về thị trƣờng lao
động, định hƣớng nghề nghiệp cho ngƣời lao động và mối quan hệ với thị trƣờng
lao động; thực trạng thị trƣờng lao động ở nƣớc ta cũng nhƣ thực trạng định hƣớng
nghề nghiệp cho ngƣời lao động thời gian qua; dự báo cung cầu của thị trƣờng lao
động, định hƣớng nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Có thể
nói đây là công trình nghiên cứu khá toàn diện về thị trƣờng lao động và định
hƣớng nghề nghiệp cho ngƣời lao động của nƣớc ta.
Năm 2007 Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã cho xuất bản công trình
nghiên cứu do Chính phủ giao Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì, GS.TSKH
Lê Du Phong là chủ nhiệm đề tài: “Thu nhập, đời sống, việc làm của những người
có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh


Footer Page 13 of 237.

4


Header Page 14 of 237.

tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia”. Công trình nghiên
cứu này đã trình bày khá rõ cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến thu nhập, đời
sống, việc làm của những ngƣời có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN, khu đô thị,
kết cấu hạ tầng KT-XH, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia. Đặc
biệt, công trình nghiên cứu đã tập trung phân tích một cách sâu sắc và toàn diện
thực trạng thu nhập, đời sống và việc làm của ngƣời có đất bị thu hồi trên phạm vi
cả nƣớc. Trên cơ sở đó đã đƣa ra các quan điểm và một hệ thống giải pháp toàn
diện, đồng bộ, có cơ sở khoa học và có tính khả thi để giải quyết việc làm, bảo đảm
thu nhập và đời sống của những ngƣời có đất bị thu hồi, trong đó có sự quan tâm
thỏa đáng đến đội ngũ lao động ở lứa tuổi ngƣời lao động.
Đề tài: “Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình giải phóng mặt bằng trên
địa bàn thành phố Hà Nội”, luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Trần Đông Dực, Đại
học Bách Khoa Hà Nội 2011. Luận án này đã tập trung phân tích khá sâu sắc thực
trạng thu hồi đất và GPMB, nhất là đất nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà
Nội, cũng nhƣ tác động tích cực và tiêu cực của thu hồi đất và GPMB đến việc làm
và đời sống của những ngƣời có đất bị thu hồi (trƣớc hết là với đội ngũ ngƣời lao
động). Luận án cũng đã đƣa ra nhiều giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi để
làm tốt hơn công tác GPMB ở Hà Nội những năm sắp tới.
“Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam:
Phương pháp tiếp cận, định giá đất và giải quyết khiếu nại của dân”, Ngân hàng thế
giới (2011). Ấn phẩm là kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của Ngân hàng thế
giới tại Việt Nam với chủ đề “ Xã hội và các xung đột đất đai” nhằm hỗ trợ Bộ tài

nguyên và môi trƣờng cải thiện chính sách và thực tiễn về thu hồi và chuyển dịch
đất đai để đạt đƣợc sự tăng trƣởng bền vững trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp
hóa nhanh chóng hiện nay.
Năm 2012, Nguyễn Đình Tuấn, Học viện Chính trị - Hành chính đã hoàn
thành Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu
hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Thanh Hoá”. Kết quả
nghiên cứu của đề tài nêu lên sự cần thiết phải GQVL cho ngƣời nông dân bị thu
hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH, làm rõ hơn cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm

Footer Page 14 of 237.

5


Header Page 15 of 237.

về GQVL cho nông dân bị thu hồi đất ở nƣớc ta nói chung. Luận văn cho thấy thực
trạng GQVL cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Thanh Hoá, từ đó đề xuất định
hƣớng và một hệ thống giải pháp đồng bộ có tính khả thi trong GQVL cho nông dân
bị thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị ở tỉnh Thanh Hoá.
Trần Quang Tuyến (2014) đã nghiên cứu tổng quan có hệ thống nhiều nghiên
cứu trong và ngoài nƣớc về tác động của mất đất nông nghiệp do đô thị hóa, công
nghiệp hóa tới việc làm cho lao động nông thôn. Tác giả phát hiện ra rằng mất đất
có tác động tiêu cực ở các nƣớc có ít cơ hội cho việc làm phi nông nghiệp nhƣng
mất đất lại có tác động tích cực tới chuyển đổi nghề ở các nƣớc có nhiều cơ hội cho
việc làm phi nông nghiệp. Với các bằng chứng định lƣợng ở nhiều nghiên cứu ở
Việt Nam, tác giả đã chỉ ra rằng quá trình thu hồi đất nông nghiệp có tác động tích
cực nhiều hơn ở các tỉnh thành phát triển và các vùng ven đô nơi có nhiều cơ hội
chuyển đổi nghề và tác động này tích cực hơn về dài hạn khi ngƣời dân bị thu hồi
đất có thời gian chuyển đổi nghề. Tuy nhiên, một bộ phận lao động lớn tuổi và thiếu

kỹ năng không có khả năng chuyển đổi nghề và tác giả cho rằng việc phát triển cơ
sở hạ tầng và chợ địa phƣơng có thể là một kênh tạo việc làm tốt cho lao động lớn
tuổi vùng ven đô ở các thành phố lớn của Việt Nam.
Các công trình khoa học nói trên chủ yếu đề cập đến vấn đề giải quyết việc
làm cho lao động nói chung, cho lao động nông thôn nói riêng… Tuy nhiên chƣa có
công trình nào đề cập và phân tích vấn đề giải quyết việc làm cho lao động bị thu
hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý - tỉnh Hà Nam. Do vậy, tác giả
đã lựa chọn chủ đề: “Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động sau thu hồi
đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam” làm đề tài luận văn
Thạc sỹ. Luận văn là một công trình nghiên cứu có tiếp thu những thành tựu khoa
học có liên quan nhƣng có tính độc lập, không lặp lại các công trình khác.
1.2. Đặc điểm của lao động bị thu hồi đất và sự cần thiết của chính sách giải
quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất
1.2.1. Đặc điểm của lao động bị thu hồi đất do quá trình CNH – HĐH
* Đặc điểm việc làm của nông dân trước khi thu hồi đất:
- Lao động nông nghiệp của nông dân là thứ lao động tất yếu, chiếm tỷ trọng

Footer Page 15 of 237.

6


Header Page 16 of 237.

lớn trong cơ cấu lao động của đất nƣớc cũng nhƣ trong giai đoạn trƣớc khi thu hồi
đất của nông dân. Ở Việt Nam, xuất phát điểm của quá trình CNH, HĐH đất nƣớc là
một nƣớc có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với nhiệm vụ chủ
yếu là sản xuất lƣơng thực và bảo đảm sự sinh tồn của dân cƣ. Đây cũng là đặc
trƣng cơ bản của các nƣớc có nền văn minh lúa nƣớc trên thế giới. Với tỷ lệ trên
65% dân số sống ở nông thôn, lực lƣợng lao động nông nghiệp chiếm từ 65 - 70%

tổng lao động toàn xã hội; năng suất lao động thấp; phân công lao động khu vực
nông nghiệp, nông thôn kém phát triển điều này tạo ra áp lực buộc ngƣời dân phải
sống dựa vào đất nông nghiệp - con đƣờng cơ bản để duy trì sự sống.
- Quy mô việc làm ở nông thôn cho đến ngày nay vẫn chủ yếu ở quy mô nhỏ
lẻ, quy mô gia đình. Mỗi một đơn vị, một cơ sở sản xuất chỉ giải quyết đƣợc việc làm
cho 3 - 4 nhân công. Việc xuất hiện và ngày càng phát triển các trang trại có quy mô
ngày càng lớn hiện nay ở các vùng nông thôn đang tạo một nhu cầu hợp tác mới
trong lao động sản xuất ở nông thôn và cùng theo đó sẽ tạo ra quy mô việc làm lớn
hơn. Tuy nhiên cho đến ngày nay, mặc dù nhu cầu này đang phát triển những vẫn
chƣa chiếm đƣợc tỷ lệ cao trong việc cung cấp việc làm cho lao động ở nông thôn.
- Lao động của nông dân mang tính chất là lao động giản đơn, công việc
mang tính nặng nhọc, hiệu quả công việc và năng suất lao động thấp hơn so với các
ngành sản xuất khác. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là gắn với tự nhiên, chịu
sự tác động của tự nhiên; đất đai là yếu tố chính, giữ vai trò quyết định đến sản xuất
nông nghiệp. Mặc dù có hàng ngàn năm kinh nghiệm trồng lúa, nhƣng cho đến ngày
nay mọi công cụ lao động phục vụ cho công nghệ trồng lúa vẫn chỉ là các dụng cụ
cầm tay, thủ công. Từ khâu làm đất, chăm sóc, tƣới tiêu, bón phân, phun thuốc trừ
sâu, thu hoạch… trong ngành trồng trọt, ngƣời nông dân vẫn làm bằng phƣơng pháp
thủ công. Một số loại máy móc nhƣ máy cày, máy gặt đập liên hợp, bơm phun
nƣớc… thời hợp tác hoá nông nghiệp đã có lúc đƣợc đƣa vào đồng ruộng nhƣng
không mang lại hiệu quả kinh tế, không có ngƣời quản lý và duy tu sửa chữa kịp
thời nên đã dần dần mai một.
Trong thời kỳ đổi mới, một phần là do ruộng đất chia cắt thành nhiều mảnh

Footer Page 16 of 237.

7


Header Page 17 of 237.


nhỏ để khoán sản cho dân nên việc áp dụng máy móc không mấy thuận lợi, mặt
khác ngƣời nông dân không đủ vốn đầu tƣ và cũng không đủ trình độ kỹ thuật để sử
dụng các công cụ lao động hiện đại. Trong những năm gần đây, một số vùng nông
thôn đã phát triển theo hƣớng cơ giới hoá, nhiều công cụ lao động hiện đại đã đƣợc
dần dần sử dụng. Nhƣng xu hƣớng chính cho đến bây giờ vẫn là dùng các công cụ
thủ công, lạc hậu. Do diện tích đất đai sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta nhỏ bé, manh
mún nên đã là nhân tố cản trở lớn cho việc cơ giới hoá nông nghiệp, áp dụng máy
móc, khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Do vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp của
nông dân nƣớc ta vẫn phụ thuộc chủ yếu vào sức lao động giản đơn của ngƣời lao
động vẫn là những hoạt động đòi hỏi tính nặng nhọc trong sản xuất hơn so với các
ngành sản xuất khác.
Chất lƣợng lao động của nông dân còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của
sự nghiệp đổi mới. nông dân Việt Nam cũng còn có nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu của phát triển kinh tế, của sự nghiệp phát triển đất nƣớc. Thể hiện:
Việc chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang mục đích khác là việc làm
cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội. Tuy nhiên, việc thu hồi đất nông nghiệp đã làm ảnh hƣởng đến việc làm
và thu nhập của hàng chục nghìn lao động nông thôn trên cả nƣớc nói chung và ở
Hà Nam nói riêng. Những năm qua, các cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng đã nỗ lực
giải quyết vấn đề việc làm cho đối tƣợng này, nhƣng đến nay công tác này vẫn đang
đối mặt với rất nhiều khó khăn.
* Đặc điểm việc làm của nông dân sau khi thu hồi đất:
Đứng trên quan điểm phát triển, việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng
các KCN, khu đô thị là cần thiết và đúng đắn tạo điều kiện chuyển dịch lao động từ
nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ; góp phần tạo ra cơ hội việc làm mới, ổn
định hơn, thu nhập cao hơn so với sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nếu xét riêng bộ
phận bị thu hồi đất thì quá trình thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho việc phát triển
các KCN đang xuất hiện nhiều vấn đề bất cập. Đó là tình trạng không ít lao động
nông nghiệp bị mất đất, mất việc làm chƣa tìm đƣợc việc làm mới dẫn đến thất


Footer Page 17 of 237.

8


Header Page 18 of 237.

nghiệp; và tình trạng nông dân bị thu hồi đất phải chuyển đổi sang làm những nghề
không cơ bản do trình độ thấp, không đáp ứng đƣợc yêu cầu của sản xuất công
nghiệp và dịch vụ.
Phần phân tích tổng quan nghiên cứu cho thấy sau khi thực hiện việc chuyển
một phần đất nông nghiệp sang xây dựng các KCN, khu chế xuất, khu kinh tế mở,
một bộ phận không nhỏ những ngƣời nông dân bị mất việc, phải chuyển đổi nghề
nghiệp. Nhƣ vậy, việc phát triển KCN trong thời gian qua đã làm cho một bộ phận
lao động, chủ yếu là lao động nông nghiệp bị mất một phần hoặc toàn bộ tƣ liệu sản
xuất, dẫn đến mất việc làm, gặp nhiều khó khăn trong tìm và tạo việc làm mới. Đất
canh tác của họ đã đƣợc chuyển đổi mục đích sử dụng, nhƣờng chỗ cho các KCN,
nhƣng lao động lại chƣa đƣợc chuyển đổi tƣơng ứng. Tốc độ chuyển đổi đất nông
nghiệp sang công nghiệp và đô thị hóa nhanh, nhƣng tốc độ chuyển dịch lao động từ
nông nghiệp sang công nghiệp còn chậm, chƣa tƣơng xứng. Sự lệch pha này làm
cho ngƣời nông dân bị thu hồi đất rơi vào cảnh không có việc làm, không tìm đƣợc
việc làm mới và không có thu nhập ổn định.
1.2.2. Sự cần thiết của chính sách giải quyết việc làm cho người lao động
Chính sách việc làm cho ngƣời lao động nói chung và ngƣời nông dân bị thu
hồi đất nói riêng có vai trò quan trọng không chỉ đối với xã hội mà còn đối với
doanh nghiệp và bản thân ngƣời lao động. Cụ thể là:
Đối với xã hội:
Công nghiệp hoá là xu hƣớng tất yếu của các quốc gia muốn nhanh chóng
thoát khỏi tình trạng kinh tế nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, mức sống thấp

sang nền kinh tế công nghiệp, năng suất cao. Trong quá trình đó sẽ dẫn dến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, và kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động. Hoạt động sản xuất
mới ra đời, hoạt động sản xuất cũ mất đi, thất nghiệp phát sinh. Cho nên, giải quyết
việc làm cho ngƣời lao động là cần thiết nhằm giảm thất nghiệp, hạn chế sự di
chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, giảm gánh nặng cho các thành phố lớn
trong vấn đề giải quyết việc làm. Đồng thời, giải quyết việc làm góp phần nâng cao
chất lƣợng cuộc sống, hạn chế tiêu cực xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo và

Footer Page 18 of 237.

9


Header Page 19 of 237.

bình ổn xã hội. Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động là biện pháp trung tâm của
mọi quốc gia, nó cho phép giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
Đối với doanh nghiệp:
Giải quyết việc làm là trách nhiệm của doanh nghiệp nhƣ trong điều 13 Bộ
luật lao động nƣớc CHXHCN Việt Nam đã quy định. Giải quyết việc làm cho ngƣời
lao động chính là duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ngƣời lao động
là một trong những yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, quyết định sự thành bại của
doanh nghiệp. Giải quyết việc làm đầy đủ cho ngƣời lao động sẽ làm tăng thu nhập,
sức mua cũng tăng lên, thúc đẩy sản xuất phát triển. Một doanh nghiệp không thể
tồn tại chỉ với những cỗ máy mà nó phải đƣợc vận hành bởi con ngƣời, có sự tác
động của con ngƣời. Đặc biệt trong điều kiện của nƣớc ta hiện nay, các doanh
nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, sản xuất chủ yếu sử dụng nhiều
lao động.
Đối với người lao động:
Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động đáp ứng quyền lợi của ngƣời lao

động, quyền có việc làm và nghĩa vụ phải làm việc của ngƣời trong độ tuổi lao
động, có khả năng lao động nhƣ Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã ghi nhận. Có việc làm đồng nghĩa với có thu nhập, từ đó nâng cao vị thế
của ngƣời lao động trong gia đình và xã hội. Nếu không có việc làm sẽ không có
thu nhập và không có điều kiện thoả mãn các nhu cầu chính đáng về vật chất và tinh
thần của ngƣời lao động, chất lƣợng cuộc sống giảm sút, nảy sinh những hàng động,
suy nghĩ tiêu cực, gia tăng các tệ nạn xã hội, kìm hãm sự phát triển của đất nƣớc.
Đối với người nông dân nói riêng:
Đất đai là tƣ liệu sản xuất quan trọng của ngƣời nông dân.Giờ đây, khi đất
canh tác của ngƣời nông dân bị quy hoạch làm khu công nghiệp khu đô thị làm cho
nông dân rơi vào tình trạng tƣ liệu sản xuất bị mất hoặc giảm đi. Ngoài việc cày cấy
ra, họ không biết làm gì, không nghề nghiệp, không trình độ. Ngƣời thì bỏ đi làm ăn
xa, lao động trẻ bỏ đi cầu thực nơi xa, chỉ còn phụ nữ, ngƣời già, trẻ nhỏ ở lại.
Trong khi, họ là những ngƣời thƣờng rất dễ bị tổn thƣơng trƣớc sự chi phối của quy

Footer Page 19 of 237.

10


Header Page 20 of 237.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VIII, 2001. Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2001 – 2010. Hà Nội.
2. Bộ Chính trị, 2014. Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính
trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công
ty nông, lâm nghiệp10. Đảng cộng sản Việt Nam, 1994. Văn Kiện Hội nghị lần thứ
VII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII. Hà Nội: NXB Sự thật.

3. Ban Tƣ tƣởng Văn hoá Trung ƣơng, 2001. Tài liệu hỏi đáp về các văn kiện
đại hội IX của Đảng. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
4. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, 2007. Báo cáo thực hiện chính sách,
pháp luật về đền bù, giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho người dân có
đất bị thu hồi. Hà Nội.
5. Bộ Lao động -Thƣơng binh và Xã hội, 1999. Sổ tay thống kê thông tin thị
trường lao động ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
6. Cục Thống kê Hà Nam, 2007. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2007. Hà
Nam.
7. Nguyễn Hữu Dũng, 2005. Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp
cho người lao động. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
8. Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung, 1997. Về chính sách giải quyết việc
làm ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
9. Trần Đông Dực, 2011. Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình giải phóng
mặt bằng ở thành phố Hà Nội. Hà Nội: Đại học Bách Khoa Hà Nội.
10. Đảng cộng sản Việt Nam, 1996. Văn Kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc
lần thứ VIII. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
11. Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa, 2006. Nghị quyết số 08/2006/NQHĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010. Khánh Hòa
12. Lê Du Phong, 2007. Thu nhập, đời sống, việc làm của những người có đất bị

Footer Page 20 of 237.

11


Header Page 21 of 237.

thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia. Hà Nội: Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia.

13. Lê Du Phong và Nguyễn Thành Độ, 2003. Chuyển dịch cơ cấu Kinh tế trong
điều kiện hội nhập với khu vực và trên thế giới. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
14. Chu Tiến Quang, 2001. Việc làm ở nông thôn -thực trạng và giải pháp. Hà
Nội: NXB Nông nghiệp.
15. Surichai Wungaeo, 1997. Sự chuyển đổi trong kinh tế thị trường ở Thái Lan,
Hội thảo quốc tế Những thay đổi về văn hoá, xã hội trong quá trình chuyển sang
nền kinh tế thị trường ở một số nước Châu Á. Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, 1112/12/1997, Hà Nội.
16. Bùi Ngọc Thanh và cộng sự, 1996. Nghiên cứu chính sách xã hội nông thôn
Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
17. Thủ tƣớng Chính phủ, 2006. Chỉ thị số 11/2006/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, ngày 27/3/2006 về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động
vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Hà Nội.
18. Thái Ngọc Tịnh, 2003. Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở
nông thôn Hà Tĩnh. Đại học nông nghiệp I Hà Nội.
19. Tổng cục Thống kê, 1995. Hướng dẫn nghiệp vụ chỉ tiêu xã hội ở Việt Nam
(VIE/93/P16). Hà Nội: NXB Thống kê.
20. Nguyễn Đình Tuấn, 2012. Giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồi
đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Thanh Hoá. Luận văn thạc
sỹ. Học viện Chính trị - Hành chính.
21. UBND tỉnh Hà Nam, 2014. Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND về việc ban
hành Quy định một số nội dung vè bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước
thu hồi đất trên đại bàn tỉnh Hà Nam

Footer Page 21 of 237.

12


Header Page 22 of 237.


Tiếng Anh
1. Jose L.Tongzon, 1998. The Economies of Southeast Asia-The Growth and
Devolopment of ASEAN Economies.
2. Matin

Rama,

2001.

Globalization

and

workers

in

developing

countries.Development Research Group, World Bank, 1818 H Street, NW
Washington, DC2043.
3. Nolwen Heraff – Jean Yves Martin, 2003.Travail, emploi et ressources
humaines au Viêt-nam, Quinze ans de renouveau
4. Paul Savchenko, 1987. What is Labour?, ABC of Social and Political
Knowledge, Progress publishers- Moscow.
5. Reardon, 1997. Using Evindence of Household income diversification to
inform study of rural nonfarm labour market in Africa. World Development, 25 (5):
735-747.
6. Tuan, Francis & Somwaru, Agapi & Diao, Xinshen, 2000. Rural labor
migration, characteristics, and employment patterns. TMD discussion papers 63,

International Food Policy Research Institute (IFPRI)
7. Tuyen, T. Q., 2014. A review on the link between nonfarm employment, land
and rural livelihoods in developing countries and Vietnam. Ekonomski horizonti,
16(2), 113-123.

Footer Page 22 of 237.

13


Header Page 23 of 237.

Footer Page 23 of 237.



×