Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG và ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TP cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.31 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐHSP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐỊA LÝ

BÀI TIỂU LUẬN MÔN ĐỊA LÝ DU LỊCH

TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 6/2010

-0-


MỤC LỤC
I.

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH------------------------------------------------4
I.1.

Tài nguyên du lịch:-----------------------------------------------------------------4

I.1.1. Điều kiện tự nhiên:-------------------------------------------------------------- 4
I.1.2. Dân số và nguồn nhân lực:-----------------------------------------------------4
I.1.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:--------------------------------------------------------4
I.1.4. Các di tích lịch sử, văn hoá nhân văn:----------------------------------------4
I.2.

Tình hình phát triển du lịch--------------------------------------------------------5

I.2.1. Về khách du lịch:---------------------------------------------------------------- 5
I.2.2. Về doanh thu du lịch và GDP du lịch:----------------------------------------7
I.2.2.a. Doanh thu du lịch----------------------------------------------------------7
I.2.2.b. GDP du lịch----------------------------------------------------------------- 9
I.2.2.c. Chi tiêu khách du lịch-----------------------------------------------------9


I.2.3. Về cơ sở vật chất kỹ thuật:---------------------------------------------------10
I.2.3.a. Cơ sở lưu trú du lịch tại Cần Thơ:--------------------------------------10
I.2.3.b. Cơ sở ăn uống:------------------------------------------------------------11
I.2.3.c. Các điểm tham quan, dịch vụ vui chơi giải trí và các tiện nghi khác:
11
I.2.3.d. Phương tiện vận chuyển, đưa đón khách:-----------------------------12
I.2.4. Lao động ngành du lịch:------------------------------------------------------12
I.2.5. Về đầu tư phát triển:-----------------------------------------------------------13
I.2.5.a. Đầu tư trong nước:-------------------------------------------------------13
I.2.5.b. Đầu tư nước ngoài:-------------------------------------------------------15
I.2.6. Đánh giá chung về việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch giai đoạn
2001-2005:

16

I.2.6.a. Những kết quả đạt được:-------------------------------------------------16
I.2.6.b. Những hạn chế:-----------------------------------------------------------18

-1-


I.2.6.c. Nguyên nhân:-------------------------------------------------------------18
I.3.

NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC:----------------------------------------19

I.3.1. Cơ hội – lợi thế:---------------------------------------------------------------- 19
I.3.2. Thách thức và hạn chế:-------------------------------------------------------20
II. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN NĂM 2010 – TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2020----------------------------------------------------------------------------- 22

II.1.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN:-------------------------------------------------22

II.1.1. Tầm nhìn 2020:---------------------------------------------------------------22
II.1.2. Tầm nhìn đến năm 2010:----------------------------------------------------23
II.2.

NHIỆM VỤ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH:------------------23

II.2.1. Nhiệm vụ tổng quát:----------------------------------------------------------23
II.2.2. Nhiệm vụ trước mắt (2006 – 2010):----------------------------------------23
II.3.

CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU:-----------------------------------------------------25

II.3.1. Chỉ tiêu khách du lịch:-------------------------------------------------------25
II.3.2. Doanh thu du lịch và GDP du lịch:-----------------------------------------26
II.3.2.a. Doanh thu du lịch:-------------------------------------------------------26
II.3.2.b. Tỷ VNĐ------------------------------------------------------------------ 27
II.3.2.c. GDP du lịch:-------------------------------------------------------------27
II.3.3. Nhu cầu phòng lưu trú:------------------------------------------------------28
II.3.4. Nhu cầu lao động:------------------------------------------------------------28
II.3.5. Đầu tư phát triển du lịch:----------------------------------------------------29
II.3.5.a. Đầu tư giai đoạn đến năm 2010:---------------------------------------29
II.3.5.b. Đầu tư giai đoạn 2011 – 2015:-----------------------------------------31
II.3.5.c. Đầu tư giai đoạn 2015 – 2020:-----------------------------------------32
II.3.5.d. Các dự án ưu tiên đầu tư:-----------------------------------------------33
III.


CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN--------------36

III.1.

CÁC CHÍNH SÁCH:-----------------------------------------------------------36

III.1.1. Chính sách về thuế:----------------------------------------------------------36
III.1.2. Chính sách về huy động vốn đầu tư:--------------------------------------36

-2-


III.1.3. Chính sách về thị trường:---------------------------------------------------37
III.1.3.a. Thị trường khách nội địa:----------------------------------------------37
III.1.3.b. Thị trường khách quốc tế:---------------------------------------------37
III.1.4. Chính sách đối với doanh nhân – doanh nghiệp du lịch:----------------38
III.1.5. Chính sách về khoa học kỹ thuật:------------------------------------------38
III.2.

CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:--------------------------------38

III.2.1. Triển khai thực hiện và cụ thể hóa các qui hoạch:-----------------------38
III.2.1.a. Phát triển không gian du lịch:-----------------------------------------39
III.2.1.b. Phát triển loại hình du lịch:--------------------------------------------39
III.2.1.c. Điểm du lịch chủ yếu:--------------------------------------------------39
III.2.1.d. Cụm du lịch chính:-----------------------------------------------------40
III.2.2. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch – hoàn thiện cơ sở vật chất:----41
III.2.3. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch:---------------------------------42
III.2.4. Giải pháp về mối quan hệ liên ngành và liên vùng trong họat động du
lịch:


44
III.2.5. Giải pháp xúc tiến du lịch:--------------------------------------------------45
III.2.6. Giải pháp về đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và

hợp tác quốc tế:46
III.2.7. Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực:----------------------------47
III.2.8. Giải pháp về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch:----------49
III.2.9. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên - môi trường du lịch:-------------------50

-3-


I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
I.1. Tài nguyên du lịch:
I.1.1. Điều kiện tự nhiên:
Cần thơ là thành phố trực thuộc trung ương, là trung tâm kinh tế - văn hóa xã hội của
vùng ĐBSCL, cách TP. Hồ Chi Minh 170km và cách các tỉnh lân cận trong vùng trên dưới
60km và nằm trong tam giác động lực phát triển du lịch TP. Hồ chí Minh – Cần Thơ – Kiên
Giang nên có điều kiện phát triển du lịch và trở thành điểm hội tụ của vùng.
I.1.2. Dân số và nguồn nhân lực:
Nguồn lao động trong độ tuổi dồi dào, cơ cấu trẻ có trình độ, dễ tiếp cận khoa học
công nghệ mới. Dân số toàn thành phố có 1.114.259 người, trong đó có 559.040 người là
dân cư thành thị và 555.219 người là dân cư nông thôn. Mật độ dân sô bình quân là 802
người/km2 (ở thành thị là 1.737 người/km2 và nông thôn là 558 người/km2). Về dân tộc,
ngoài người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất, tại Cần Thơ còn có dân tộc Khơmer và người Hoa.
Các dân tộc tại Cần Thơ sống hoà đồng, tôn trọng tập tục của nhau, hình thành nên sự giao
thoa văn hoá hấp dẫn, đặc sắc giữa các dân tộc.
I.1.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch như: Bưu chính viễn thông, ngân hàng, hệ

thống giao thông và các dịch vụ y tế, bảo hiểm,... tương đối phát triển, nên có nhiều thuận
lợi phát triển du lịch. Sau năm 2008 khi cầu Cần Thơ hoàn thành và sân bay quốc tế Trà Nóc
đi vào hoạt động thì Cần Thơ sẽ là điểm đến hấp dẫn trước khi lan toả đến các địa phương
khác trong vùng.
I.1.4. Các di tích lịch sử, văn hoá nhân văn:
Ngoài các điểm di tích mang dấu ấn của các danh nhân trong lịch sử của địa phương
Cần Thơ, còn có khá nhiều di tích liên quan đến lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của khu
vực ĐBCSL. Các di tích lịch sử văn hoá của Cần Thơ bao gồm các di tích được nhà nước
công nhận và các di tích có ý nghĩa đối với du lịch của địa phương, trong đó có các chợ nổi
đã được đông đảo du khách trong và ngoài nước biết đến.
Thành phố Cần Thơ là đô thị ven sông có 65km trải dài theo dòng sông Mêkong, có
nhiều tiềm năng du lịch và hệ thống các cù lao với cảnh quan thiên nhiên sông nước miệt
vườn như: bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng, Phong Điền, vườn cò Bằng Lăng, các khu du

-4-


lịch vườn Mỹ Khánh, Thủy Tiên, Xuân Mai và hệ thống nhà vườn ven thành phố là những
điểm du lịch hấp dẫn. Cần Thơ còn có nhiều di tích văn hóa lịch sử, lễ hội truyền thống, có
nông trường Sông Hậu và Cờ Đỏ, có trường Đại học Cần Thơ và Viện lúa đồng bằng sông
Cửu Long là những Trung tâm khoa học kỹ thuật và đào tạo có tầm cỡ của vùng, thời gian
qua thành phố Cần Thơ đã hình thành 04 loại hình du lịch được ưa thích là:
- Du lịch sinh thái sông nước: với hệ thống sông ngòi chằng chịt và hệ thống cồn trên
sông Hậu như: cồn Cái Khế, cồn Khương, cồn Ấu, cồn Sơn, cù lao Tân Lộc, chợ nổi Cái
Răng, Phong Điền và đội tàu du lịch trên sông.
- Du lịch văn hóa truyền thống: Các di tích văn hóa – lịch sử, tượng đài Bác Hồ, hệ
thống các nhà Bảo tàng, Đình Bình Thủy, chùa Ông, bến Ninh Kiều, Đại học Cần Thơ, Viện
lúa đồng bằng sông Cửu Long, nông trường sông Hậu, làng cổ Bình Thủy – Lộ Vòng cung
lịch sử, chợ cổ Cần Thơ và các làng nghề ven thành phố.
- Du lịch vườn: vườn cò Bằng Lăng và hệ thông các điểm, khu du lịch vườn đa dạng

các chủng loại và dịch vụ du lịch như: homestay, cùng làm nông dân, tìm hiểu nền văn minh
lúa nước…
- Du lịch gắn với hội nghị, hội thảo, khen thưởng, triển lãm: với hội chợ triển lãm
quốc tế định kỳ hàng năm và nhiều cơ quan trung ương đóng trên địa bàn, loại hình du lịch
này được đánh giá là sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới.

I.2. Tình hình phát triển du lịch
I.2.1. Về khách du lịch:
- Khách du lịch quốc tế đến Cần Thơ có mức tăng trưởng hàng năm khá cao. Nếu
năm 2001 chỉ đón được 72.704 lượt khách thì đến năm 2005 đã đón được 104.841 lượt
khách, mức tăng trưởng khách quốc tế giai đoạn này là 12,83%/năm.
- Khách nội địa đến Cần Thơ lớn hơn nhiều so với khách quốc tế do tài nguyên du
lịch phù hợp cho việc phục vụ khách nội địa và xu hướng đi du lịch trong nước tăng. Nếu
năm 2001 mới đón được 190.376 lượt khách thì đến năm 2005 đã tăng lên 357.300 lượt,
tăng gấp đôi so với năm 2001, mức tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là
17,07%/năm.
- Tuy số lượng khách đến Cần Thơ có mức tăng trưởng khá nhưng ngày khách lưu trú
tại Cần Thơ còn ở mức thấp (trung bình đối với khách quốc tế là 1,29 ngày/khách và khách

-5-


nội địa là 1,23 ngày/khách). Điều này cho thấy các sản phẩm du lịch của Cần Thơ còn đơn
điệu, các dịch vụ chưa phong phú và đa dạng nên chưa hấp dẫn du khách lưu lại lâu hơn.
Tình hình phát triển khách du lịch thời kỳ 2001 – 2005
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu

2001


2002

2003

2004

2005

Bình quân
thời kỳ
2001-2005

Tổng số khách

263.008

300.145

355.318

407.330

462.141

357.588

- Khách quốc tế

72.704


90.496

74.367

86.648

104.841

85.811

% so với tổng

27,64%

30,15%

20,93%

21,27%

22,69%

24,53%

% tăng trưởng

20,01%

24,47%


-17,82%

16,51%

21%

12,83%

- Khách nội địa

190.376

209.649

280.951

320.682

357.300

271.792

% so với tổng

72,36%

69,85%

79,07%


78,73%

77,31%

75,47%

% tăng trưởng

15,66%

10,12%

34,01%

14,14%

11,42%

17,07%

Nguồn: Sở Du lịch Thành phố Cần Thơ
- So sánh lượng khách du lịch của Cần Thơ với cả nước và một số địa phương
khác: tuy có những lợi thế so sánh nhất định về các nguồn lực phát triển du lịch
nhưng thời gian qua lượng khách du lịch đến Cần Thơ chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn
so với một số địa phương có hoạt động du lịch phát triển thuộc vùng du lịch Nam
Trung bộ và Nam bộ như TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa.

Bảng tổng hợp lượng khách du lịch đến cả nước, Cần Thơ, Khánh Hoà, TP. Hồ Chí
Minh


Địa phương

Cả nước

Đối tượng khách

1995

2000

2004

2005

du lịch
Khách nội địa

6.908.000

Khách quốc tế

1.351.296

2.130.000

2.930.000

3.200.000

Khách nội địa


114.135

164.592

320.682

357.300

11.200.000 14.500.000 15.000.000

-6-


Cần Thơ

Khách quốc tế

33.300

60.584

86.648

104.841

Khách nội địa

225.500


278.628

710.000

800.000

Khánh Hoà
TP. Hồ Chí

Khách quốc tế

91.500

118.827

190.000

218.000

Khách nội địa

940.000

2.400.000

2.500.000

2.750.000

Minh


Khách quốc tế

915.000

1.100.000

1.580.000

1.800.000

Nguồn: Viện NCPT Du lịch
Lượng khách du lịch nội địa của Cần Thơ chỉ bằng 13% lượng khách của TP. Hồ Chí
Minh, bằng 45% so với Khánh Hòa; trong khi khách Du lịch quốc tế còn chiếm tỷ lệ ít hơn
rất nhiều – chỉ khoảng 6% so với TP. HCM và bằng 48% của Khánh Hòa. Các số liệu thống
kê về khách du lịch, doanh thu cho thấy sự phát triển của du lịch Cần Thơ chưa tương xứng
với vị trí và tiềm năng. Vấn đề đặt ra là phải tạo được các sản phẩm du lịch đặc thù có tính
cạnh tranh cao cả về qui mô và chất lượng sản phẩm hấp dẫn du khách; tạo được thị trường
khách ổn định riêng cho mình đồng thời tăng cường liên kết với các thành phố, tỉnh bạn để
khai thác thêm các nguồn khách, đặc biệt là thị trường khách TP. HCM – trung tâm tiếp
nhận và điều phối du khách Du lịch lớn nhất của cả nước.
I.2.2. Về doanh thu du lịch và GDP du lịch:
I.2.2.a.

Doanh thu du lịch

Doanh thu du lịch bao gồm các khoản do du khách chi trả, đó là nguồn thu từ lưu trú,
ăn uống, bán hàng, vận chuyển khách du lịch và các dịch vụ khác. Giai đoạn 2001-2005
mức tăng trưởng khách du lịch cao nên doanh thu xã hội từ du lịch của Cần Thơ cũng tăng
đáng kể. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản thu này không chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu

mà còn do nhiều ngành khác có tham gia các hoạt động du lịch thu hoặc do người dân địa
phương phục vụ khách du lịch thu. Số liệu thống kê được đánh giá sau đây chỉ mang tính
tương đối, chưa phản ảnh đầy đủ doanh thu của ngành du lịch ở địa phương.
Năm 2001, doanh thu thuần du lịch Cần Thơ đạt 102,417 tỷ đồng, đến năm 2005 tăng
lên 231,260 tỷ đồng nâng doanh thu xã hội toàn ngành lên 486 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng
bình quân giai đoạn này là 23,81%/năm.
Doanh thu du lịch thời kỳ 2001 – 2005

Đơn vị: tỷ đồng

-7-


Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

Bình quân
thời kỳ

1. Doanh thu du 102,417


133,715 155,536

189,143

231,260

2001-2005
162,414

lịch
- Khách quốc tế

24.464

35.719

31.445

36.469

63,537

38,327

% so với tổng

23,89%

26,71%


20,22%

19,28%

27,47%

23,51%

- Khách nội địa

77.953

97.996

124.091

152.674

167,723

124,087

% so với tổng

76,11%

73,29%

79,78%


80,72%

72,53%

76,44%

2. Doanh thu xã hội 215,000

281,000

327,000

397,000

486,000

341,200

từ Du lịch
3.Tăng

30,70%

16,37%

21,41%

22,42%

23,81%


trưởng 28,14%

doanh thu du lịch
Nguồn: Sở Du lịch TP. Cần Thơ

I.2.2.b.

GDP du lịch

Năm 2001, tỷ lệ GDP du lịch so với tổng GDP toàn tỉnh là 1,40%, năm 2004 là
1,97% và năm 2005 là 2,02% tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 về giá trị
gia tăng ngành du lịch đạt 21,27%/năm.
I.2.2.c.

Chi tiêu khách du lịch

Theo thống kê, chi tiêu bình quân của khách du lịch tại Cần Thơ là 444.555 đồng
(tương đương 28USD theo giá hiện hành). Trong đó, một khách du lịch quốc tế chi tiêu
khoảng 25-30USD/ngày còn khách nội địa chi tiêu khoảng 23USD/ngày. Cơ cấu chi tiêu
của khách du lịch phần lớn là chi cho ăn uống và lưu trú, chiếm 77,69% tổng chi phí. Các
chi phí vui chơi giải trí, vận chuyển và mua sắm chiếm tỷ lệ thấp. Do đó, cần đầu tư tăng
thêm các dịch vụ hỗ trợ này để tăng doanh thu và kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch tại Cần Thơ năm 2004

-8-


Cho thuê



n hà
ng

phò
ng

ă
n

35%

43%

Lữhà
nh
5%
Doanh thu

Vui chơi

khá
c

Vậ
n

giả
i trí DL


8,34%

chuyể
n

1%

khá
ch DL


n hà
ng
hoá
5%

3%

I.2.3. Về cơ sở vật chất kỹ thuật:
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm các tiện nghi về lưu trú, ăn uống, điểm tham
quan vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và các dịch vụ du lịch khác.
Là thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều tiềm năng du lịch mang đậm sắc thái
sơng nước miệt vườn, giữ vai trò trung tâm thu hút và điều phối khách cho cả vùng. Cơ sở
vật chất kỹ thuật của ngành du lịch Cần Thơ phát triển khá nhanh về số lượng và chất lượng,
từng bước đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ và vui chơi giải trí của du khách.
I.2.3.a.

Cơ sở lưu trú du lịch tại Cần Thơ:


Bao gồm các khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, các làng du lịch, khu du lịch vườn…
phát triển hợp lý các loại hình cơ sở lưu trú khơng những tạo sự độc đáo hấp dẫn khách mà
còn mang lại lợi ích kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư.
Đến năm 2005 tồn thành phố có 95 cơ sở lưu trú với tổng số 2.328 phòng, trong đó
có 21 khách sạn được sếp hạng từ 1 đến 4 sao. Ngoại trừ các khách sạn Victoria Cần Thơ,
Cửu Long, Golf Cần Thơ có số phòng xấp xỉ 100 phòng, còn lại hầu hết các cơ sở lưu trú
khác đều có qui mơ nhỏ, lượng phòng ít, thiếu các dịch vụ hỗ trợ và các phòng họp lớn phục
vụ hội nghị - hội thảo.
Bảng tổng hợp cơ sở lưu trú của thành phố Cần Thơ
-9-


Thời kỳ: 2001 - 2005
Hạng mục

2001

2002

2003

2004

2005

45

53

72


93

101

+ Số buồng

1.332

1.485

1.767

2.236

2.428

+ Số giường

2.315

2.600

3.219

3.690

3.983

40


47

66

87

95

+ NK, nhà nghỉ

2

2

2

2

2

+ Làng du lịch

1

1

1

1


1

+ Khu du lịch

2

3

3

3

3

+ Chưa xếp hạng

11

15

20

22

19

+ Đủ tiêu chuẩn

25


29

38

47

57

+ 1 sao

2

2

3

4

4

+ 2 sao

3

3

5

11


11

+ 3 sao

2

2

4

4

4

+ 4 sao

2

2

2

2

2

47

45,2


45

46,2

54,1

Số lượng cơ sở lưu trú

2. Cơ sở lưu trú theo loại hình
+ Khách sạn

3. Cơ sở lưu trú theo hạng

4. Công suất sử dụng buồng (%)

Nguồn: Sở Du lịch TP. Cần Thơ
I.2.3.b.

Cơ sở ăn uống:

Các cơ sở ăn uống du lịch bao gồm các nhà hàng, làng ẩm thực, quán cà phê, quán
rượu có phục vụ ăn uống… Các cơ sở phục vụ ăn uống nằm trong các cơ sở lưu trú, phục vụ
nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của khách đang lưu trú tại các khách sạn.
Các cơ sở ăn uống nằm độc lập bên ngoài các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch,
trong các cơ sở vui chơi giải trí… nhằm phục vụ khách tham quan du lịch và các tầng lớp
dân cư địa phương.
Trên địa bàn thành phố hiện có 42 nhà hàng, trong đó có 25 nhà hàng nằm trong các
cơ sở lưu trú với khoảng 3.150 chỗ ngồi, và 17 nhà hàng độc lập với 1.700 ghế. Các nhà
hàng chủ yếu chỉ phục vụ các món Âu, Á đáp ứng nhu cầu trung bình của khách lưu trú,

một số nhà hàng lớn của thành phố như nhà hàng khách sạn Ninh Kiều, nhà hàng khách sạn

- 10 -


Cửu Long, nhà hàng Hoa Sứ, Lam Kiều có sức chứa trên 1.000 chỗ ngồi, có khả năng phục
vụ các bữa tiệc có qui mô lớn.
Ngoài ra còn có rất nhiều các quán ăn có qui mô từ 40 đến 50 ghế/quán, phục vụ các
món ăn với giá cả phù hợp khả năng và nhu cầu đa dạng khách du lịch. Tại thời điểm hiện
nay số lượng các nhà hàng ăn uống của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên
địa bàn thành phố đảm bảo yêu cầu phục vụ khách du lịch.
I.2.3.c.

Các điểm tham quan, dịch vụ vui chơi giải trí và các tiện nghi khác:

Ngoài 14 điểm tham quan di tích văn hoá lịch sử được xếp hạng có 9 di tích cấp quốc
gia, du lịch Cần Thơ đã quan tâm đầu tư xây dựng, phát triển mới một số khu du lịch vườn,
Trung tâm văn hoá miền Tây, công viên nước, nhà lồng chợ cổ Cần Thơ, phố đi bộ dọc bến
Ninh Kiều, du thuyền trên sông… đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu và phát triển du
lịch. Ngành du lịch đã tiến hành rà soát và đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án
đầu tư đã được phê duyệt, trong đó đáng chú ý dự án khôi phục lộ Vòng Cung - làng cổ
Bình Thuỷ, dự án khu du lịch Cồn Khương, cồn Cái Khế, vườn cò Bằng Lăng…
Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vườn tại địa phương đang là mô hình kinh
doanh du lịch khá hiệu quả, thu hút nhiều nhà vườn có điều kiện tham gia. Cần Thơ hiện có
10 điểm du lịch vườn sinh thái đang hoạt động, trong đó làng du lịch sinh thái Mỹ Khánh đã
hình thành thương hiệu khá nổi tiếng, hàng năm thu hút trên 40.000 lượt khách đến vui chơi,
giải trí; khu du lịch sinh thái Thuỷ Tiên, vườn du lịch Xuân Mai (xã Phước Thới – Ô Môn),
vườn du lịch sinh thái Giáo Dương (Phong Điền)…cũng là những điểm dừng khá thú vị của
du khách trong và ngoài nước khi đến Cần Thơ.
Ngoài ra, còn có các dịch vụ khác bao gồm: 4 vũ trường (2 trong khách sạn và 2

ngoài khách sạn), 45 phòng massage và 31 phòng karaoke, 12 phòng họp dùng cho hội
nghị- hội thảo với 2.000 ghế; 2 phòng tập thể hình và các dịch vụ đờn ca tài tử tại các nhà
hàng khách sạn lớn, trên du thuyền và các điểm vườn du lịch… bên cạnh đó hệ thống các
nhà bảo tàng, công viên trong thành phố cũng thu hút một số lượng khá lớn khách du lịch
trong nước và quốc tế đến tham quan.
I.2.3.d.

Phương tiện vận chuyển, đưa đón khách:

Những phương tiện vận chuyển khách du lịch bao gồm phương tiện chuyên chở
khách du lịch trên bộ và trên sông. Các phương tiện này phần lớn thuộc sở hữu của các
doanh nghiệp tư nhân và các thành phần kinh tế khác. Phương tiện vận chuyển khách du

- 11 -


lịch trên bộ hiện có 42 xe từ 04 đến 45 chỗ ngồi với sức chứa 420 khách và khoản 300 đầu
xe taxi đang hoạt động trên địa bàn thành phố.
Về phương tiện vận tải thủy có 64 tàu, thuyền, canô có sức chứa 640 ghế, 03 du
thuyền 50-500 chỗ, 10 canô 10-35 chỗ tại bến Ninh Kiều, T81, Đoàn 30 luôn sẵn sàng phục
vụ du khách.
I.2.4. Lao động ngành du lịch:
Số lượng và chất lượng lao động trong ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Trong những năm gần đây, số lượng lao động
trong ngành du lịch gia tăng một cách đáng kể. Cùng với sự gia tăng không ngừng về số
lượng, chất lượng lao động cũng được nâng cao, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, thái độ và
khả năng giao tiếp của nhân viên phục vụ từng bước được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của
du khách .
Cơ cấu lao động trong ngành du lịch thành phố Cần Thơ
Giai đoạn 2001-2005

Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu

2000

Tổng số lao động

1.221

2001
1.320

2002
1.520

2003

2004

2005

1.732

1.928

2.300

Trong đó:
- Đại học và trên đại học


155

210

250

260

- Trung cấp và cao đẳng

153

400

600

630

- Đào tạo về du lịch

307

478

450

500

Thu nhập bìnhquân(1.000đ)


784

1.100

1.200

785

936

1.000

Nguồn: Sở Du lịch TP. Cần Thơ

Thời gian qua, Sở Du lịch thành phố đã phối hợp với các cơ sở đào tạo, đặc biệt là
Trường Trung học nghiệp vụ du lịch Vũng Tàu tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản
trị nhà hàng, khách sạn tại thành phố Cần Thơ. Đối tượng tham gia hầu hết là đội ngũ cán
bộ của các đơn vị kinh doanh du lịch nhà nước, một số ít thuộc thành phần kinh tế tư nhân
từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển ngành.

- 12 -


I.2.5. Về đầu tư phát triển:
Thu hút đầu tư là một trong nhữnng phương thức kích thích ngành du lịch phát triển
nhanh. Các dự án đầu tư du lịch không những là yếu tố mới để thu hút khách du lịch mà còn
tạo công ăn việc làm cho người lao động.
I.2.5.a.

Đầu tư trong nước:


Trước năm 2000, nguồn vốn đầu tư trong nước không đáng kể do luật khuyến khích
đầu tư trong nước chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư, nguồn vốn Ngân sách Nhà nước
không nhiều lại phải chia sẻ cho nhiều nhu cầu cấp thiết, đầu tư tư nhân ít và manh mún,
chưa tạo nên những thay đổi tích cực cho hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành. Thành phố
Cần Thơ cũng ở tình trạng chung của cả nước, vốn đầu tư cho phát triển ngành, thực hiện
các dự án theo qui hoạch trên địa bàn thành phố Cần Thơ còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến
việc đầu tư nâng cấp, mở rộng các cơ sở vật chất phục vụ du khách, nhất là các điểm vui
chơi giải trí.
+ Đầu tư phát triển cơ sở lưu trú: nguồn vốn các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn
thành phố chú trọng đầu tư là phát triển cơ sở lưu trú nhằm tăng năng lực phục vụ của hệ
thống khách sạn, nâng thu nhập từ dịch vụ lưu trú chiếm 60 - 70% tổng thu nhập du lịch
toàn thành phố. Các nội dung đầu tư bao gồm: xây dựng mới, thay thế, bổ sung trang thiết bị
mới, phát triển dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác trong khách sạn đáp ứng nhu cầu tối
thiểu cho du khách.
Nguồn vốn đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch giai đoạn đến
năm 2005 là 466,5 tỷ đồng (96 dự án) đã đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ của khách du lịch.
+ Đầu tư vào các khu du lịch, vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng ăn uống: Trong
năm 2003 khu công viên nước Cần Thơ đã chính thức đi vào hoạt động góp phần tăng thêm
điểm vui chơi giải trí cho dân cư trong thành phố và du khách mỗi khi đến Cần Thơ. Đây là
một trong những công viên nước có qui mô lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các
doanh nghiệp du lịch đã đầu tư mở rộng các khu du lịch vườn Thủy Tiên, Xuân Mai, khôi
phục nhà lồng chợ cổ Cần Thơ, xây dựng bến tàu du lịch,… với tổng vốn đầu tư khoảng 10
tỷ đồng.
+ Đầu tư cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch: Công tác tuyên truyền quảng
bá du lịch đã được các ngành du lịch quan tâm. Trong năm 2000 và 2001, du lịch Cần Thơ
đã phối hợp với các đơn vị kinh doanh du lịch trong và ngoài thành phố nghiên cứu, khảo

- 13 -



sát để xây dựng các chương trình quảng bá cho du lịch Cần Thơ. Sở Du lịch cũng đã cùng
Tổng cục Du lịch khảo sát xây dựng tuyến du lịch chuyên đề sinh thái; khảo sát tuyến Du
lịch đến các thành phố miền Trung – Tây Nguyên. Năm 2003 đã phối hợp với các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh tổ chức thành công “Liên hoan du lịch Đồng
bằng sông Cửu long, Mekong festival” để lại dấu ấn tốt đẹp, du khách gần xa biết và đến
Cần Thơ ngày càng nhiều hơn.
+ Phát hành các ấn phẩm về Du lịch: năm 2003, phối hợp với báo Sài Gòn Giải
Phóng xuất bản cuốn sách: “Du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long”; năm 2004 xuất bản
được 02 đĩa CD-ROM giới thiệu tiềm năng Du lịch Cần Thơ, in 5.000 tập gấp “Cần Thơ vùng đất của sự khám phám mới”, một cuốn sách hướng dẫn về Du lịch Cần Thơ,... bên
cạnh đó đã tổ chức cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ tham dự Hội chợ
kinh tế thương mại ASEM, Liên hoan Văn hoá – Du lịch Việt Nhật, Liên hoan Du lịch Cà
Mau, Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội 2005, giao lưu học hỏi kinh nghiệm kêu gọi đầu tư
phát triển du lịch tại An Giang, Kiên Giang, kinh nghiệm tổ chức các loại hình du lịch sinh
thái và xúc tiến đầu tư ở Thái Lan, Trung Quốc.
+ Thực hiện chương trình hành động quốc gia về du lịch, Sở Du lịch đã cho lắp đặt
các biển quảng cáo tấm lớn về du lịch Việt Nam, hỗ trợ và nâng cấp 05 đội đàn ca tài tử của
các doanh nghiệp để sẵn sàng phục vụ khách. Liên kết nối các tour du lịch đến các địa
phương trong vùng, trong đó đáng chú ý là việc phối hợp với du lịch tỉnh Trà Vinh trong
việc liên kết khai thác Khu du lịch biển Ba Động…
Xúc tiến các hoạt động nhằm tăng cường hợp tác kinh doanh du lịch trong và ngoài
nước như : tham dự Hội nghị cấp Bộ trưởng Du lịch châu Á tại Hà Nội, phối hợp với Hiệp
hội Du lịch và Bộ Du lịch Campuchia về hợp tác du lịch và khai thác tuyến du lịch sông
Mekong, tổ chức các buổi tiếp xúc với đại diện các Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự các nước
trong khu vực Tây Âu, Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Phi,…để giới thiệu tiềm
năng và phương hướng hợp tác du lịch trong giai đoạn 2005-2010.
Năm 2005 tiếp tục phối hợp với Đài phát thanh truyền hình Cần Thơ và báo Cần thơ
để nâng cao chất lượng chuyên trang du lịch. Tiếp tục hoàn thiện và cho xuất bản các ấn
phẩm về du lịch Cần Thơ như xây dựng đĩa VCD giới thiệu các danh lam thắng cảnh, làng
nghề, ấn phẩm về thông tin địa danh, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, tiếp tục cập nhật


- 14 -


và nâng cấp website về thành phố Cần Thơ, trong đó có tăng cường tỷ trọng các thông tin
về du lịch, ẩm thực.
I.2.5.b.

Đầu tư nước ngoài:

Trong tổng số 32 dự án còn hiệu lực đầu tư vào thành phố Cần Thơ thì chỉ có 01 dự
án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với số vốn đầu tư là 5,235 triệu USD (khách sạn Victoria Cần
Thơ) chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số vốn đầu tư trên địa bàn thành phố cũng như trong cả
nước. Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2010 đã xác
định phát triển du lịch theo hướng khai thác sinh thái đặc thù của thành phố để từng bước
đưa du lịch thành một ngành dịch vụ quan trọng, mang lại thu nhập lớn cho kinh tế của
thành phố.

Hiện trạng đầu tư nước ngoài tại Cần Thơ
(Tính đến tháng 03/2005)

Địa bàn đầu tư

Đầu tư các lãnh vực
Số dự án

Cần Thơ

32


Vùng Du lịch Nam
Trung bộ và Nam
bộ

1.947

Đầu tư vào lãnh vực Du lịch

Vốn đầu tư (USD)
111.698.676
20.492.660.000

Số dự án
1

Vốn đầu tư (USD)
5.235.000

210

6.634.630.000

Nguồn: Viện NCPT Du lịch

I.2.6. Đánh giá chung về việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch giai đoạn
2001-2005:
I.2.6.a.

Những kết quả đạt được:


Cùng với sự lớn mạnh của du lịch cả nước, thời gian qua du lịch Cần Thơ đã có bước
phát triển đáng kể, thể hiện qua các mặt như sau:
- Lượng khách du lịch đến Cần Thơ có mức tăng trưởng khá cao, nhất là giai đoạn từ
năm 2000 đến nay, doanh thu từ du lịch cũng cao hơn so với các tỉnh lân cận, hoạt động du
lịch lữ hành có nhiều tiến bộ đáp ứng nhu cầu đi du lịch trong và ngoài nước của người dân
ĐBSCL và của khách du lịch nước ngoài.

- 15 -


- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng đã được cải thiện cả về số lượng lẫn chất
lượng, bước đầu đáp ứng yêu cầu của du khách. Cùng với sự phát triển cơ sở vật chất kỹ
thuật ngành, các lĩnh vực kết cấu hạ tầng của thành phố như giao thông, điện, thông tin liên
lạc phát triển khá nhanh, một số hạ tầng cơ sở du lịch đang được đầu tư xây dựng đã góp
phần nâng cao chất lượng phục vụ khách và bước đầu tạo được sự quan tâm các nhà đầu tư
trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, mở ra triển vọng mới về đẩy mạnh xã hội hoá
du lịch.
Mối quan hệ hợp tác với các tỉnh trong khu vực, vùng và TP. HCM được đẩy mạnh,
bước đầu đã ký kết chương trình hợp tác với TP. HCM, với An Giang và Kiên Giang. Xúc
tiến các chương trình hợp tác với TP. Sán Đầu – Trung Quốc và TP. Phnômpênh –
Campuchia,… bước đầu đã phát huy được lợi thế về tiềm năng du lịch và vai trò trung tâm
trung chuyển khách của vùng. Năm 2005 khách du lịch đến ĐBSCL hơn 4.635.000 lượt
khách thì ngành du lịch Cần Thơ đã đón tiếp trên 1.300.000 lượt chiếm 28% tổng số khách
của cả vùng, từng bước góp phần xây dựng thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm du lịch
của vùng, nơi hội tụ văn minh sông nước Mêkong.
- Các loại hình du lịch đặc trưng của thành phố đã tạo được sự hấp dẫn khách đặc
biệt là du lịch sông nước – miệt vườn, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, giới thiệu về
quê hương con người Cần Thơ được chú trọng, nhờ đó du lịch Cần Thơ đã tạo được hình
ảnh bước đầu của mình đối với du khách trong và ngoài nước.
- Đội ngũ lao động dồi dào, từng bước được tiêu chuẩn hoá và bổ sung kịp thời, công

tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch được quan tâm tổ chức thường xuyên để đáp
ứng yêu cầu phát triển cho từng thời kỳ. Hình thức đào tạo bồi dưỡng đa dạng từ đào tạo tại
chổ đến tập trung, từ bồi dưỡng đến chính qui, đã góp phần bổ sung nguồn nhân lực lao
động du lịch.
- Công tác quản lý nhà nước về du lịch có nhiều tiến bộ. Sở Du lịch thành phố Cần
Thơ đã tham mưu giúp UBND thành phố thực hiện nhiều công việc liên quan đến công tác
quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. Xây dựng và triển khai quy hoạch, kế
hoạch, chương trình phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố đã được phê duyệt. Thực hiện có hiệu quả công tác phòng
chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố; công tác quản lý chuyên ngành từng bước đi
vào nề nếp, tạo thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển.

- 16 -


- Đã có sự chuyển biến nhất định trong nhận thức về vị trí vai trò của ngành du lịch,
hoạt động du lịch được các cấp chính quyền quan tâm hơn, việc UBND thành phố ban hành
Chỉ thị “Đẩy mạnh phát triển Du lịch” và Quyết định thành lập Trung tâm Xúc tiến du lịch,
Thanh tra chuyên ngành, Ban quản lý Dự án đầu tư phát triển du lịch đã tạo ra sức bật mới
cho du lịch Cần Thơ.
I.2.6.b.

Những hạn chế:

- Sự phát triển du lịch Cần Thơ chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của một đô
thị trung tâm vùng. Du lịch Cần Thơ chưa có những sản phẩm đặc trưng, dịch vụ du lịch
thiếu tính độc đáo, chưa tạo được thị trường khách riêng cho mình, mối quan hệ liên kết với
các tỉnh trong nước và TP. HCM còn hạn chế, chưa phát huy hết hiệu quả.
- Doanh thu từ du lịch quốc tế của Cần Thơ còn chiếm tỷ trọng thấp so với tổng
doanh thu, phần lớn là chi phí ăn ngủ, không tận thu được từ các dịch vụ hỗ trợ khác nên tỷ

trọng GDP du lịch trong nền kinh tế của thành phố còn thấp chỉ đạt khoảng 2,02%.
- Tuy ngành du lịch Cần Thơ đã không ngừng nâng cấp, xây dựng mới các hệ thống
khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch, nhưng nhìn chung qui mô xây dựng hầu hết là
vừa và nhỏ, trang thiết bị nội thất chưa đồng bộ. Thiếu những điểm vui chơi giải trí và
những lễ hội, sự kiện ấn tượng để tạo sức hấp dẫn khách, không có sản phẩm lưu niệm đặc
trưng, ẩm thực kém phong phú. Các khu du lịch vườn phát triển tự phát, trùng lấp chưa gắn
với một quy hoạch chung thống nhất, chưa tạo sự đa dạng về hình thức và phong phú về
chủng loại.
- Du lịch lữ hành nội địa và quốc tế tuy có tiến bộ nhưng thị trường còn nhỏ lẻ, thiếu
đầu tư quãng bá lớn trong và ngoài nước, hiệu quả của công tác xây dựng tour tuyến chuyển
biến chậm .
- Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, trật tự an toàn tại các khu du lịch còn nhiều
bất cập. Đáng chú ý là hệ thống thu gom, chứa và xử lý sơ bộ chất thải tại các điểm du lịch
chưa đảm bảo yêu cầu, nhiều nơi còn chưa có.
- Hạn chế kéo dài của du lịch Cần Thơ là chưa có dự án tầm cở, việc đầu tư và triển
khai thực hiện các dự án đầu tư vào các khu điểm du lịch đã được phê duyệt còn chậm. Việc
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch và chính sách đầu tư phát triển du lịch chưa được
quan tâm đúng mức.

- 17 -


I.2.6.c.

Nguyên nhân:

Những kết quả đạt được của du lịch Cần Thơ thời gian qua gắn liền với sự lãnh đạo
của Thành ủy – UBND, sự phối hợp hỗ trợ của các Sở ban ngành và địa phương trên địa bàn
thành phố Cần Thơ. Đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ đạo giúp đỡ thường xuyên của Tổng cục
Du lịch, sự năng động của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và sự thân thiện

mến khách của các tầng lớp nhân dân thành phố Cần Thơ.
Tuy nhiên, cần phân tích nguyên nhân yếu kém để có giải pháp tháo gỡ trong thời
gian tới.
Tồn tại yếu kém của du lịch Cần Thơ có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ quan là do
nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của ngành du lịch chưa nhất quán trong các cấp, các
ngành của thành phố, tư tưởng xem nhẹ lĩnh vực du lịch vẫn còn phổ biến nên việc lãnh đạo
và đầu tư thiếu tập trung.
Thời gian dài ngành du lịch chưa được quan tâm đầu tư về vốn, cơ sở hạ tầng và cả
cơ chế chính sách. Quy hoạch phát triển du lịch được phê duyệt nhưng việc triển khai, tổ
chức thực hiện thường không gắn với quy hoạch. Vai trò tham mưu của Sở Du lịch trong
hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn còn chưa ngang tầm. Hoạt động của các
doanh nghiệp du lịch phát triển tự phát nhỏ lẻ, đặc biệt là khu vực quốc doanh còn yếu kém.
Mối quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết giữa du lịch Cần Thơ với du lịch trong và ngoài
nước còn bó hẹp, chưa phát huy hiệu quả.
Bên cạnh đó, cũng cần nhìn nhận những nguyên nhân khách quan đang cản ngại
không nhỏ đến sự phát triển của du lịch Cần Thơ. Đó là, thành phố Cần Thơ thiếu những di
tích, thắng cảnh mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế, cơ sở hạ tầng yếu kém nên thiếu sức hấp
dẫn các nhà đầu tư. Mặt khác, việc đầu tư vào một khu du lịch, khu vui chơi giải trí ấn
tượng, một nhà hàng khách sạn tầm cỡ đòi hỏi phải có diện tích đất rộng, vốn đầu tư lớn
nhưng thu hồi vốn chậm, do đó nếu thành phố không có chính sách ưu đãi đầu tư thật tốt thì
khó có thể thu hút đầu tư phát triển du lịch.

I.3. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC:
I.3.1. Cơ hội – lợi thế:
- Có nhiều Nghị quyết của trung ương và các văn bản, Chỉ thị của UBND thành phố
Cần Thơ về đẩy mạnh phát triển du lịch, đặc biệt là Nghị quyết 45/NQTW ngày 17 tháng 02

- 18 -



năm 2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
- Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo kịp thời của Tổng cục Du lịch,
Thành ủy và UBND thành phố, sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp, các ngành và địa phương.
- Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập thúc đẩy du lịch phát triển, tăng khả năng thu hút
đầu tư nước ngoài.
- Tình hình chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, khoa học kỹ thuật
tiến bộ, người dân hiền hòa mến khách và thu nhập từng bước được cải thiện làm gia tăng
nhu cầu du lịch.
- Nằm trong khu vực kinh tế năng động của cả nước và ảnh hưởng tác động lan tỏa từ
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vị thế của thành phố Cần Thơ đang được nâng cao, mở
ra điều kiện quan hệ hợp tác với các tỉnh trong vùng và TP. Hồ Chí Minh.
- Có vị trí địa lí trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, giao thông thuỷ, bộ,
hàng không thuận lợi, tài nguyên du lịch đa dạng, hạ tầng du lịch tương đối khá.
- Có hệ thống các siêu thị lớn, Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế, Viện lúa ĐBSCL,
trường Đại học Cần Thơ, hệ thống các trung tâm báo chí và hệ thống cảng biển khá quy mô
như: Trà Nóc, Cái Cui có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải từ 10.000 tấn trở lên. Sân bay
Trà Nóc đang được đầu tư nâng cấp thành sân bay quốc tế, cầu Cần Thơ đang được xây
dựng sẽ hoàn thành vào năm 2008 và sự phát triển mới của các khu công nghiệp trên địa
bàn là cơ hội tốt để du lịch thành phố phát triển đột phá vượt trội trong thời gian tới.
Ngoài ra, khi gia nhập WTO du lịch Việt Nam sẽ có bước tăng trưởng nhanh, kéo
theo sự phát triển của các địa phương trong đó có Cần Thơ, du khách và các nhà đầu tư sẽ
biết đến Cần Thơ nhiều hơn đó là du lịch nghĩ dưỡng, tín ngưỡng và khám phá dựa vào
thiên nhiên sinh thái độc đáo khí hậu ôn hoà, lợi thế vườn cây ăn trái, hệ thống cồn dọc sông
Hậu. Dòng sông Mekong được nhiều nước quảng bá về du lịch cũng là lợi thế cho du lịch
Cần Thơ thu hút khách nhất là khách từ thị trường EU có nhu cầu tìm hiểu du lịch sông
nước.
I.3.2. Thách thức và hạn chế:
- Cần Thơ chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng để cung cấp cho khách du lịch nội địa
và cả trên thị trường du lịch quốc tế. Các điểm tham quan ngày càng phát triển nhiều, cố


- 19 -


gắng tự tạo vị trí mà không có một tiêu chuẩn rõ ràng nào cho việc xác định thị trường trọng
điểm và khả năng thực sự của các nơi này.
- Du lịch đã và đang phát triển rộng khắp, nhưng Cần Thơ vẫn chưa có một chiến
lược rõ ràng để xác định thị trường cần nhắm tới.
- Mãng du lịch nội địa vẫn chưa được xem là vấn đề cần quan tâm nhiều trong việc
nghiên cứu về nhu cầu và quan điểm của khách hàng, thì nay sẽ là một điểm nhấn quan
trọng cho sự phát triển của du lịch Cần Thơ, xu hướng du lịch nội vùng có khả năng phát
triển nhanh hơn là những chuyến du lịch đường dài hay du lịch xuyên lục địa.
- Tuy nhiên, cần thấy rằng Cần Thơ đang nằm trong môi trường cạnh tranh của các
tỉnh trong khu vực như Tiền Giang, Vĩnh Long (tỉnh dẫn đầu về du lịch miệt vườn sông
nước), và các tỉnh có tài nguyên du lịch biển, đảo, núi như: An Giang, Kiên Giang, Phú
Quốc, Cà Mau,…Ngoài ra, còn có một thách thức vô cùng to lớn là khi Việt Nam gia nhập
WTO thì sự cạnh tranh đối với các công ty du lịch nước ngoài ngày càng găy gắt hơn, các
chi nhánh đại lý du lịch nước ngoài sẽ vào Việt Nam hoạt động với phong cách chuyên
nghiệp, quy mô và mạng lưới ở tầm toàn cầu…sẽ ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động của các
doanh nghiệp du lịch Cần Thơ, do đó từ bây giờ phải có sự chuẩn bị để kịp thích ứng với
môi trường cạnh tranh trong thời gian tới.
- Cần Thơ vẫn chưa bắt kịp các đối thủ cạnh tranh trong khu vực về vận dụng các
hình thức quảng cáo cho du lịch mà vẫn còn vận các phương thức xúc tiến cổ điển.
- Du lịch phát triển sẽ tác động tiêu cực đến môi trường ngày càng lớn, làm ảnh
hưởng đến đời sống văn hóa, môi trường nông thôn.
- Dịch bệnh Sars, cúm gia cầm và thảm họa thiên tai làm ảnh hưởng đến phát triển du
lịch.
- Nhận thức về xã hội hóa du lịch chưa đầy đủ, chưa tạo được sự đồng thuận về phát
triển du lịch trong các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân.
- Việc thực hiện và quản lý quy hoạch còn lỏng lẽo, sự phối hợp liên ngành chưa cao

và thiếu tiếng nói chung trong đầu tư và phát triển du lịch.
- Nguồn nhân lực dồi dào nhưng thiếu tính chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn kỹ
thuật còn nhiều bất cập, công tác đào tạo phát triển chưa đáp ứng yêu cầu.
Việc vạch ra chiến lược phát triển du lịch tương lai trong đó có bước chuẩn bị khi gia
nhập WTO cho thấy rằng, du lịch Cần Thơ cần phải cẩn trọng nếu như muốn có những bước
- 20 -


đột phá trong cuộc đua tìm kiếm thị trường du lịch. Nếu như các tỉnh khác đã áp dụng một
cách khéo léo sự kết hợp giữa nắm bắt cơ hội và phát triển bền vững để trở thành địa
phương có vị trí dẫn đầu trong khu vực, thì Cần Thơ phải biết vượt qua những hạn chế và
khó khăn hiện tại đồng thời phải biết tận dụng thời cơ phát triển du lịch hiện tại đang có và
tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, phối hợp tổ chức các sự kiện du lịch lớn ở khu
vực và tầm quốc gia, nâng cao hình ảnh du lịch Cần Thơ ra thế giới đồng thời đầu tư có hiệu
quả khu du lịch quốc gia “Hệ thống cồn dọc sông Hậu” và một số điểm du lịch nổi bật, gây
ấn tượng để làm điểm nhấn thu hút khách, gắn kết, hợp tác với các nước tiểu vùng sông
Mekong để khai thác du lịch dựa vào dòng sông Mekong huyền thoại.
Chiến lược (W/O matrix – khắc phục điểm yếu và tận dụng thời cơ) là cách chọn lựa
để Cần Thơ khẳng định được mình. Giai đoạn chuyển mình này vẫn cần có một bước đột
phá với sự ủng hộ mạnh mẽ của các cấp, ban ngành của thành phố Cần Thơ.

II. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN NĂM
2010 – TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
I.4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
I.4.1. Tầm nhìn 2020:
Phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của một thành phố trung tâm khu vực, thu hút
mạnh mẽ các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố xứng đáng là trung tâm du lịch của vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Đến năm 2020, ngành du lịch Cần thơ phải phát triển ngang tầm với yêu
cầu của một thành phố đồng bằng cấp quốc gia, văn minh, hiện đại. Khu nội thị xây dựng

hoàn chỉnh các khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí tổng hợp, trung tâm văn hóa Tây
Đô, trung tâm hội nghị quốc tế và nhiều khách sạn cao cấp hiện đại. Mở rộng không gian du
lịch ngoại thành với nhiều nhà hàng – khách sạn mới và hệ thống du lịch vườn, du lịch nông
thôn phục vụ ăn uống tại chỗ. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, các loại hình ẩm thực,
tham quan mua sắm, giải trí cuối tuần... đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du khách gần xa. Mở
nhiều tuyến điểm du lịch mới, các tour du lịch liên vùng và du lịch quốc tế. Đào tạo đội ngũ
nhân viên du lịch chuyên nghiệp, phong cách phục vụ văn minh, lịch sự. Phấn đấu để thành

- 21 -


phố Cần Thơ thực sự là “Điểm đến du lịch lý tưởng – an toàn – thân thiện", nơi hội tụ của
“Văn minh sông nước Mêkông”.
I.4.2. Tầm nhìn đến năm 2010:
Từ nay đến năm 2010 là thời gian du lịch Cần Thơ phải tăng tốc để tạo sự chuyển
biến đột phá trong hoạt động du lịch và tạo đà cho những năm tiếp sau. Trước hết, phải huy
động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất để làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt du lịch thành
phố, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chính có tốc độ phát triển cao và bền vững, đóng
góp đáng kể trong tăng trưởng chung của thành phố, góp phần để thành phố Cần Thơ đạt
tiêu chí đô thị loại I trước năm 2010. Sớm hoàn thành các khu du lịch, khu vui chơi giải trí
lớn và nhiều khách sạn cao cấp, hoàn thành một số hạng mục của Trung tâm văn hóa Tây
Đô. Tập trung đầu tư để tạo ra sản phẩm du lịch mới, đẩy mạnh các hoạt động lữ hành trong
nước và lữ hành quốc tế để phục vụ du khách khi sân bay quốc tế Trà Nóc và cầu Cần Thơ
hoàn thành. Tăng cường đầu tư, hoàn thành cơ bản cơ sở hạ tầng ngành du lịch theo quy
hoạch và có chính sách hấp dẫn để thu hút mạnh đầu tư du lịch. Phối hợp với Tổng cục Du
lịch xây dựng và đưa vào khai thác Trường trung cấp du lịch Cần Thơ.

I.5. NHIỆM VỤ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH:
I.5.1. Nhiệm vụ tổng quát:
Nhận thức đúng mức vị trí, tầm quan trọng của du lịch trong quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa của một thành phố trực thuộc Trung ương và trung tâm khu vực
đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở đó, tăng cường đầu tư cả nhân lực, tài lực và cơ chế
chính sách để thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển
du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Phát triển du lịch bền
vững, theo đúng quy hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển
theo hướng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch hội nghị hội thảo, đi đôi với
phát triển nhanh chóng các sản phẩm và dịch vụ du lịch hiện đại hấp dẫn để thu hút du
khách. Không ngừng phấn đấu để thành phố Cần Thơ sớm trở thành trung tâm du lịch của
đồng bằng sông Cửu Long.
I.5.2. Nhiệm vụ trước mắt (2006 – 2010):
Đầu tư phát triển mạnh du lịch, đưa du lịch trở thành ngành có tốc độ tăng trưởng
cao, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP; phát triển du lịch thành phố theo hướng du lịch
xanh, du lịch sinh thái với các sản phẩm dịch vụ du lịch đa dạng dựa trên tiềm năng, lợi thế

- 22 -


của vùng đồng bằng sông nước, trái cây bốn mùa, đặc biệt là phát triển khu du lịch quốc gia
“Hệ thống cồn dọc sông Hậu”, vành đai xanh Lộ Vòng cung kết hợp tham quan di tích lịch
sử văn hóa để tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù. Phối hợp với các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trong cả nước để khai thác tối đa vị trí
trung tâm trung chuyển khách của vùng, hình thành các tuyến du lịch sinh thái, du khảo văn
hóa hấp dẫn, an toàn; phát triển các tour du lịch liên vùng và du lịch quốc tế, tạo điều kiện
cho nhân dân, doanh nghiệp của thành phố và các tỉnh lân cận trong kinh doanh và nghỉ
ngơi giải trí.
Đẩy mạnh xã hội hóa du lịch, có chính sách khuyến khích và tạo thuận lợi cho các
thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. Tập trung đầu tư vào các khu du lịch
có qui mô lớn, khu vui chơi giải trí tổng hợp và mở rộng hệ thống cơ sở vật chất, xây dựng
và phát triển các điểm du lịch mới bao gồm: xây dựng từ 1 đến 2 khu resort, hình thành khu
du lịch quốc gia “Hệ thống cồn dọc sông Hậu”, hoàn chỉnh khu du lịch cồn Cái Khế, khu

du lịch sinh thái cồn Ấu, cồn Khương, vườn cò Bằng Lăng; hình thành tuyến du lịch du
khảo làng cổ Bình Thủy – Lộ Vòng cung, chợ nổi Cái Răng, Phong Điền; đầu tư mở rộng
bến Ninh Kiều, chợ đêm Tây đô, phố đi bộ tham quan nhà lồng cổ chợ Cần Thơ và bến tàu
du lịch. Tu bổ và bảo tồn các điểm di tích lịch sử, di tích văn hóa. Tổ chức, xây dựng các sự
kiện du lịch, tăng cường quảng bá để du khách gần xa có thêm thông tin và biết đến Cần
Thơ nhiều hơn.
Xây dựng khu Trung tâm văn hóa Tây Đô đáp ứng yêu cầu là nơi giáo dục truyền
thống, tổ chức lễ hội, du lịch vui chơi, giải trí cho cả vùng và gìn giữ bản sắc văn hóa miền
Tây Nam bộ.
Khu vực nội thị sẽ tập trung nâng cấp và xây dựng một số khách sạn có qui mô lớn
đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 4 – 5 sao, nhiều nhà hàng có khả năng phục vụ cùng lúc 500
khách trở lên và một vài nhà hàng có qui mô phục vụ cùng lúc 1.000 đến 2.000 khách.
Trang bị đầy đủ các phương tiện vận chuyển chuyên dùng cả đường sông và đường bộ,
phương tiện thông tin hiện đại, các cửa hàng bán vật phẩm lưu niệm, đặc sản của Cần Thơ
và đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng nhu cầu tham quan thành phố và du lịch sông nước.
Khu vực ngoại thành xây dựng các nhà nghỉ, các nhà hàng khách sạn đạt chuẩn tiện nghi, an
toàn, vệ sinh phục vụ khách kể cả khách quốc tế để đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ tại chổ. Tăng
cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ nhân viên lành nghề, tác phong

- 23 -


và phong cách phục vụ chuẩn mực, văn minh lịch sự, hài lòng khách. Phối hợp với Tổng
cục Du lịch tiến hành xây dựng Trường trung cấp du lịch tại Cần Thơ để đào tạo nguồn nhân
lực du lịch cho cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

I.6. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU:
Căn cứ vào tốc độ phát triển du lịch thành phố giai đoạn 2001 – 2005 và các
tiêu chí tính toán từ nguồn số liệu của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, chương trình xây
dựng và phát triển du lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2010 – tầm nhìn đến năm 2020 phấn

đấu đạt các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 như sau:
I.6.1. Chỉ tiêu khách du lịch:
Năm 2005, khách du lịch quốc tế đến Cần Thơ đạt 104.841 lượt khách tăng 21% so
với năm 2004. Dự kiến đến năm 2010 sẽ thu hút 220.000 lượt khách quốc tế đến Cần Thơ,
đến năm 2020 đón tiếp 800.000 lượt khách.
Năm 2005, ngành du lịch Cần Thơ đã đón và phục vụ 357.300 lượt khách du lịch nội
địa, (tăng 11,42% so với năm trước). Dự kiến năm 2010 đạt 800 ngàn khách nội địa có lưu
trú và đến năm 2020 là 2,6 triệu lượt khách nội địa có lưu trú.
Ngày lưu trú bình quân của khách du lịch ở Cần Thơ trong năm 2005 tương đối thấp
(1,30 ngày đối với khách du lịch quốc tế và 1,20 ngày đối với khách du lịch nội địa). Thời
gian tới cần làm phong phú và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhất là các dịch vụ vui
chơi giải trí về đêm để đến năm 2010, ngày lưu trú bình quân của khách du lịch quốc tế đạt
02 ngày/khách và đến năm 2020 là 3,5 ngày và khách du lịch nội địa là 1,6 ngày, năm 2020
là 2,5 ngày/khách.
Là đầu mối giao thông của vùng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch tương đối phát triển
nên hàng năm Cần Thơ đón một lượng lớn khách du lịch dừng chân và tham quan trong
ngày tương đối lớn (gọi chung là khách không lưu trú) năm 2005 đã phục vụ trên 800 ngàn
lượt, lớn gấp gần 2 lần so với khách lưu trú, đây là đối tượng khách có tỷ trọng tăng trưởng
lớn trong thời gian tới, cần có sự đầu tư tốt hơn vào các cơ sở dịch vụ để đến năm 2010
phục vụ 1 triệu khách và năm 2020 phục vụ 1,4 triệu khách không lưu trú.

- 24 -


×