Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nhận xét đặc điểm góc ANB và khoảng cách AO BO ở bệnh nhân lệch lạc khớp cắn theo chiều trước sau lức tuổi từ 18 25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 79 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHAN HỒNG NHUNG

NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM GÓC ANB VÀ KHOẢNG CÁCH AO-BO Ở
BỆNH NHÂN LỆCH LẠC KHỚP CẮN THEO CHIỀU TRƯỚC SAU
LỨA TUỔI TỪ 18-25

Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt
Mã số: 62722801

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ BỆNH VIỆN

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc đánh giá tương quan của hàm trên với hàm dưới có ý nghĩa quan
trọng trong chỉnh hình răng mặt, nó đóng vai trò quyết định trong việc chẩn
đoán, lên kế hoạch điều trị và tiên lượng kết quả sau điều trị. Chính vì vậy, rất
nhiều tác giả trên thế giới đã cố gắng nghiên cứu để tìm ra phương pháp nhằm
đánh giá chính xác mối tương quan này và phim chụp sọ nghiêng từ xa (phim
cephalometric) là một công cụ không thể thiếu để đánh giá sọ mặt theo chiều


trước sau.
Phim cephalometric bắt đầu được giới thiệu và sử dụng trên lâm sàng bởi
Broadbent [1] từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, kể từ đó nhiều phân tích như
Bjork [2], Down [3], Steiner [4], Ricketts [5]…đã được đưa ra để trợ giúp các
nhà lâm sàng. Tất cả các phân tích này đã được tạo ra để phân tích đặc điểm về
cấu trúc xương, răng và mô mềm. Một trong những phương pháp được sử dụng
rộng rãi nhất và đơn giản nhất để xác định tương quan theo chiều trước sau của
xương hàm trên và xương hàm dưới là góc ANB.
Góc ANB được đề ra bởi Riedel [6] năm 1952 và được sử dụng trong
phân tích của Steiner [4], đây là một trong những số đo trên phim cephalometric
được sử dụng phổ biến nhất và đơn giản nhất trong việc đánh giá tương quan
giữa xương hàm trên và xương hàm dưới theo chiều trước sau. Tuy nhiên góc
này lại bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: vị trí theo chiều trước sau của điểm
Nasion, đường S-N, và tác động xoay của xương hàm… [7],[8]. Chính vì vậy,
trong nhiều trường hợp, góc ANB không đánh giá được chính xác tương quan
xương hàm trên và xương hàm dưới. Jacobson [9] đã nhận ra điều này và đã phát
triển một phân tích để vượt qua hạn chế của góc ANB, đó là khoảng cách AOBO hay còn gọi là phân tích Wits. Kể từ đó, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện
để đánh giá hiệu quả của phân tích Wits trong chẩn đoán ban đầu và sau khi điều


3

trị, cũng như để thiết lập giá trị Wits ở các chủng tộc người khác nhau. Tuy
nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá
hiệu quả của phân tích này. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Nhận xét đặc điểm góc ANB và khoảng cách AO-BO ở bệnh nhân lệch lạc
khớp cắn theo chiều trước - sau tuổi từ 18-25” với hai mục tiêu sau:
1. Nhận xét đặc điểm của góc ANB và khoảng cách AO-BO ở bệnh nhân
lệch lạc khớp cắn theo chiều trước - sau tuổi từ 18-25
2. Nhận xét vai trò của hai giá trị này trong đánh giá sai khớp cắn loại I,

loại II và loại III.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm chung về khớp cắn:
1.1.1 Định nghĩa khớp cắn:
Khớp cắn là để chỉ đồng thời động tác khép hàm và trạng thái khi hai hàm
khép lại với nhau.[10],[11],[12]
Động tác khép hàm trong nha khoa là nói đến giai đoạn cuối của chuyển
động nâng hàm dưới lên để dẫn đến sự tiếp xúc mật thiết giữa hai hàm đối diện.
Trạng thái khi hai hàm khép lại là nói đến liên quan của các mặt nhai các
răng đối diện khi cắn khít nhau.
Như vậy khớp cắn có nghĩa là những quan hệ chức năng và rối loạn chức
năng giữa hệ thống răng, cấu trúc giữ răng, khớp thái dương hàm và cấu trúc
thần kinh cơ.
1.1.2 Khớp cắn trung tâm:
Ở khớp cắn trung tâm thì hàm trên và hàm dưới ở vị trí chạm múi tối đa,
lồi cầu ở vị trí cao nhất và giữa nhất.
Khi hai cung răng ở vị trí khớp cắn trung tâm có những quan hệ các răng
theo ba hướng [13]
- Trước – sau (gần – xa):
 Núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên ở giữa hai núm
ngoài gần và giữa của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.
 Sườn gần răng nanh trên tiếp xúc với sườn xa răng nanh dưới.


5


 Rìa cắn răng cửa trên tiếp xúc với rìa cắn răng cửa dưới hoặc ở phía
trước 1-2mm.
- Ngang:
 Cung răng trên chùm ngoài cung răng dưới, sao cho núm ngoài răng
trên chùm ra ngoài núm ngoài răng dưới.
 Đỉnh núm ngoài răng dưới tiếp xúc với rãnh giữa hai núm của răng
hàm nhỏ và răng hàm lớn trên.
 Hai phanh môi trên và dưới tạo nên một đường thẳng và ở giữa mặt
trước của khớp cắn.
- Đứng:
 Răng trên tiếp xúc với răng dưới ở vừa khít vùng răng hàm nhỏ và
lớn.
 Rìa cắn răng cửa trên vừa chạm rìa cắn răng cửa dưới hoặc chùm
sâu 1-2mm.
Trong những điều kiện này, mỗi răng của một cung răng sẽ tiếp xúc với
mặt nhai của hai răng đối diện trừ răng cửa giữa hàm dưới và răng số 8 hàm trên.
Đó là yếu tố cho sự ổn định các răng của hai hàm.
1.1.3. Khớp cắn bình thường theo Angle
Năm 1980 Edward H. Angle công bố phân loại khớp cắn. Ông lấy răng
hàm lớn thứ nhất hàm trên là chía khóa của khớp cắn và tương quan khớp cắn
hai hàm sẽ là: đỉnh múi ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh
giữa ngoài răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới và các răng còn lại sắp xếp đều trên
một đường cong đều đặn và liên tục ta được một khớp cắn bình thường [10],[11]


6

1.2. Lệch lạc khớp cắn theo chiều trước sau theo Angle:
Định nghĩa: Lệch lạc khớp cắn là sự lệch lạc của tương quan giữa các răng
trên một hàm và/ hoặc giữa hai hàm gây ảnh hưởng đến chức năng và thẩm

mỹ.[11],[13]

A

B

C

D

Hình 1.1[14] Phân loại tương quan răng hàm lớn thứ nhất theo Angle
A: Khớp cắn bình thường

B: Sai khớp cắn loại I

B: Sai khớp cắn loại II

D: Sai khớp cắn loại III

1.2.1. Lệch lạc khớp cắn loại I:
Định nghĩa: Đỉnh múi ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm trên khớp với
rãnh giữa ngoài răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới nhưng đường khớp cắn không
đúng do các răng mọc không đúng vị trí, xoay răng hoặc nguyên nhân khác.


7

A: Lệch lạc răng và

B: Lùi hai hàm


C: Nhô hai hàm

xương ổ răng
Hình 1.2: Tương quan xương loại I
- Nguyên nhân:
 Do răng:
. Răng mọc chen chúc ở vùng phía trước hàm trên và hàm dưới
. Khe hở ở vùng răng trước và thân răng của nghiêng ra trước
. Khớp cắn ngược ở vùng răng trước
. Khớp cắn chéo răng sau 1 hoặc 2 bên
. Chen chúc ở vùng răng hàm nhỏ
 Do xương
. Vẩu xương hai hàm
. Lùi xương hai hàm
1.2.2. Lệch lạc khớp cắn loại II:
Định nghĩa: Đỉnh múi ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm trên ở phía
gần so với rãnh giữa ngoài răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.


8

Loại II có hai tiểu loại
 Tiểu loại 1: răng cửa trên nhô ra trước.
 Tiểu loại 2: răng cửa trên ngả sau (lưỡi). Có thể gặp răng cửa bên
trồi lên và nhô ra ngoài (khớp cắn nắp hộp)
Phân loại theo hình thái: thông thường lệch lạc khớp cắn loại II được
phân chia theo bốn nhóm sau:
 Lệch lạc khớp cắn loại II do sự di chuyển của răng, ví dụ lệch lạc do
răng, xương ổ răng.

 Lệch lạc khớp cắn loại II do nguyên nhân hàm dưới: hàm dưới lùi
phía sau, hàm trên ở đúng vị trí. Đa số các trường hợp lệch lạc khớp
cắn loại II điều trị chỉnh nha thuộc loại này.
 Lệch lạc khớp cắn loại II do nguyên nhân hàm trên: hàm trên nhô ra
trước, hàm dưới ở đúng vị trí.
 Lệch lạc khớp cắn loại II do nguyên nhân cả hai hàm: là sự kết hợp
của cả hai nhóm trên, kèm theo còn có sự lệch lạc về răng.

A: Răng, xương ổ răng hàm trên
nhô ra trước

B: XHT nhô ra trước


9

C: XHD lùi ra sau

D: XHT nhô và XHD lùi

Hình 1.3: Tương quan xương loại II
Phân loại dựa trên phim đo sọ mặt nghiêng:
Dựa trên các giá trị đo được trên phim sọ nghiêng chia thành năm nhóm
lệch lạc khớp cắn loại II [15], [16]
 Lệch lạc khớp cắn loại II không do nguyên nhân ở xương hàm:
Góc ANB có thể bình thường. Thường hay gặp cả xương hàm trên
và xương hàm dưới đều lùi, góc SNA và SNB đều giảm. Răng cửa
trên nghiêng trước, răng cửa dưới nghiêng trước hoặc ngả lưỡi tùy
theo sự bù trừ của hệ thống thần kinh cơ đối với độ cắn chìa quá
mức.

 Lệch lạc khớp cắn loại II do chức năng: Hàm dưới lùi về phía sau ở
tư thế cắn khít trung tâm nhưng có vị trí bình thường ở tư thế nghỉ.
Góc ANB giảm ở tư thế cắn khít trung tâm. Ở loại này xương hàm
dưới thường có kích thước bình thường do không bị kém phát triển.
 Lệch lạc khớp cắn loại II do nguyên nhân ở hàm trên:
Độ lồi nhìn nghiêng của mặt tăng chủ yếu do xương hàm trên nhô
(góc S-N-A tăng) hoặc do phức hợp răng-xương ổ răng (góc S-N-Pr


10

tăng), hoặc do trục răng cửa trên nghiêng ra trước (góc giữa trục
răng cửa và SN tăng).
Xương hàm trên có thể có kích thước bình thường nhưng được đặt ở
vị trí phía trước hoặc có thể có kích thước quá dài. Mặt khác, nếu
mặt phẳng khẩu cái càng nghiêng lên trên và ra trước thì sẽ làm
xương hàm trên càng nhô.
 Lệch lạc khớp cắn loại II do nguyên nhân ở hàm dưới: góc SNB nhỏ
do hàm dưới lùi. Xương hàm dưới có thể có kích thước bình thường
nhưng ở vị trí phía sau hoặc ở vị trí bình thường nhưng kích thước
ngắn.
 Lệch lạc khớp cắn loại II do sự kết hợp của bốn nhóm trên: đặc biệt
là sự kết hợp của xương hàm trên nhô và xương hàm dưới lùi ( góc
SNA tăng, góc SNB giảm).
1.2.3. Lệch lạc khớp cắn loại III:
Định nghĩa: Đỉnh múi ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm trên nằm ở
phía xa so với rãnh giữa ngoài răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới [15],[16]
Cần phải phân biệt lệch lạc khớp cắn loại III thật sự với lệch lạc khớp cắn
loại III giả. Trong lệch lạc khớp cắn loại III giả các răng hàm có tương quan
khớp cắn bình thường nhưng bệnh nhân có tật trượt hàm dưới ra trước khi cắn

khít hai hàm, tạo cắn ngược vùng cửa.
- Khớp cắn loại III thật: Kiểu mặt lõm, cằm đưa ra trước. Xương hàm trên
lùi, hoặc xương hàm dưới đưa ra trước hoặc kết hợp cả hai. Khớp cắn chéo răng
hàm một bên hoặc hai bên. Khớp cắn hở, chiều dài mặt tăng. Khớp cắn ngược
vùng cửa, khớp cắn chéo vùng răng hàm. Độ cắn chìa thường có giá trị âm. Răng
cửa trên nghiêng ra ngoài, răng cửa dưới ngả trong. Cung răng dưới rộng, cung


11

răng trên hẹp. Cành cao xương hàm dưới ngắn, góc hàm dưới rộng, thân xương
hàm dưới dài, vòm khẩu cái hẹp.
- Khớp cắn loại III giả: Kiểu mặt lõm. Xương hàm hài hòa ở tư thế cắn
khít trung tâm. Khớp cắn đối đầu hoặc cắn ngược nhẹ. Độ cắn chìa có thể thay
đổi. Răng cửa trên ngả vào trong, răng cửa dưới nghiêng ra ngoài. Hình dáng
cung răng thay đổi. Có thể phát triển theo thời gian thành loại III thật sự với sự
bất hài hòa xương hàm.
Phân loại theo nguyên nhân: có hai loại nghuyên nhân chính
 Do di truyền
 Do chức năng
Phân loại dựa trên phim sọ nghiêng: có năm loại lệch lạc khớp cắn loại III
 Lệch lạc khớp cắn loại III do mất tương quan răng-xương ổ răng.
Góc ANB bình thường. Tương quan về răng đảo ngược như răng
cửa trên nghiêng về phía lưỡi, răng cửa dưới nghiêng về phía tiền
đình. Thường gặp ở các trẻ nhỏ thời kỳ răng đang thay.
 Lệch lạc khớp cắn loại III do xương hàm dưới dài:
 Góc SNA bình thường, góc SNB lớn hơn bình thường tạo nên
góc ANB có giá trị âm.
 Cả cành lên và nền xương hàm dưới đều lớn. Nền xương hàm
dưới không chỉ dài mà còn ở vị trí phía trước.

 Trục răng cửa trên nghiêng ngoài, răng cửa dưới ngả trong.
 Hình thể lưỡi phẳng, vị trí của lưỡi đưa ra trước và nằm thấp
trong miệng.


12

 Lệch lạc khớp cắn loại III do nguyên nhân hàm trên kém phát triển:
Nền xương hàm trên nhỏ và lùi.
 Góc SNA nhỏ hơn bình thường, góc SNB bình thường.
 Cung đáy xương hàm trên ngắn hơn so với cung răng hàm
trên.
 Điển hình cho nhóm này là bệnh nhân bị khe hở môi vòm
miệng, cũng như ở người châu Á với tầng mặt giữa kém phát
triển.
 Lệch lạc khớp cắn loại III do kết hợp cả xương hàm trên kém phát
triển và xương hàm dưới quá phát triển. Góc SNA nhỏ, nền xương
hàm trên ngắn. Góc SNB lớn, nền xương hàm dưới dài.
 Lệch lạc khớp cắn loại III do xương nhưng có sự bù trừ của xương
ổ răng. Trục răng của trên nghiêng về phía tiền đình. Trục răng cửa
dưới ngả lưỡi. Răng cửa trên phủ phía ngoài răng cửa dưới (giá trị
dương).

A: XHD nhô ra trước

B: Vẩu răng, xương ổ răng hàm dưới


13


C: XHT lùi ra sau

D: XHT lùi ra sau và XHD nhô
ra trước

Hình 1.4: Tương quan xương loại III
1.3. Phân tích phim Cephalometric:
1.3.1. Phim Cephalometric:
Phim chụp sọ mặt từ xa bao gồm hai loại: Phim sọ mặt từ xa chụp thẳng
và phim sọ mặt từ xa chụp nghiêng [17],[18],[19]
Chụp từ xa là khoảng cách giữa bóng phát tia X và khối sọ mặt của bệnh
nhân tối thiểu bằng 1,5m. Sử dụng phim chụp nghiêng vì ở tư thế này làm giảm
độ phóng đại xuống ít nhất và dễ đánh giá hơn.
Phim Cephalometric có những công dụng sau:
- Quan sát hệ thống sọ-mặt-răng
- Nghiên cứu sự phát triển của hệ thống sọ-mặt-răng
- Xác định các chuẩn bình thường của sọ mặt theo từng lứa tuổi
- Phân tích, chẩn đoán, lập kế hoạch điều trị, và tiên đoán kế hoạch điều trị
- Phân tích quá trình điều trị


14

- Phân tích quá trình tăng trưởng
- Phân tích sự tái phát và những thay đổi sau điều trị.
Phim Cephalometric dùng để đánh giá tương quan chiều trước sau giữa
hàm trên và hàm dưới đặc biệt đối với lệch lạc khớp cắn loại II hoặc loại III,
phim giúp cho việc chẩn đoán nguyên nhân là do hàm trên hay hàm dưới để có
kế hoạch điều trị thích hợp.
1.3.2.Các điểm chuẩn trên phim sọ nghiêng

Ở xương sọ
 Nasion (Na): là điểm trước nhất, chỗ nối xương trán và xương chính
mũi.
 Sella Turcia (S): điểm giữa hố yên xương bướm mà ta ước lượng.
 Porion (Po): điểm cao nhất của bờ trên ống tai ngoài.

Hình 1.5: Các điểm chuẩn trên phim sọ nghiêng[20]


15

Ở xương hàm trên:
 Orbital (Or): điểm thấp nhất của bờ dưới ổ mắt
 Anterior Nasal Spine (ANS): điểm gai mũi trước
 Posterior Nasal Spine (PNS): điểm gai mũi sau
 Subspinal (A): điểm sau nhất của xương ổ răng hàm trên
 Pterygomaxillare (Ptm): khe chân bướm hàm có hình giọt nước,
giới hạn phía trước là bờ sau của xương hàm trên, giới hạn phía sau
là phần trước mỏm chân bướm của xương bướm. Điểm thấp nhất
của khe chân bướm hàm là Ptm.
Ở xương hàm dưới:
 Submental (B): điểm sau nhất của xương ổ răng hàm dưới
 Gnathion (Gn): điểm trước nhất và dưới nhất của cằm
 Menton (Me): điểm thấp nhất của xương hàm dưới.
 Pogonion (Pog hoặc Pg): điểm trước nhất của xương cằm hàm dưới
 Gonion (Go) điểm dưới nhất và sau nhất của góc hàm dưới.
Các mặt phẳng tham chiếu:
 Mặt phẳng nền sọ (S-N): là mặt phẳng để đánh giá sự thay đổi do
quá trình tăng trưởng hoặc điều trị của cá thể đó vì hai điểm S và N
tương đối dễ xác định và ít bị thay đổi.

 Mặt phẳng Frankfort Horizotal (FH): đi qua hai điểm Po và Or.
 Mặt phẳng khẩu cái (PP - Palatal Plane): là mặt phẳng đi qua hai
điểm gai mũi trước và gai mũi sau.
 Mặt phẳng khớp cắn (OP – Occlusal Plane): là mặt phẳng đi qua
giữa độ cắn chùm của răng hàm lớn thứ nhất và độ cắn chùm răng
cửa, nếu trong trường hợp răng cửa sai vị trí thì mặt phẳng này đi


16

qua giữa độ cắn chùm răng hàm lớn thứ nhất và răng hàm nhỏ thứ
nhất.
 Mặt phẳng hàm dưới (MP – Maldibular Plane): có 4 mặt phẳng hàm
dưới.
 Mặt phẳng hàm dưới đi qua hai điểm Gnathion và Gonion
 Mặt phẳng đi qua hai điểm Menton và Gonion
 Mặt phẳng song song với trụ thân xương hàm dưới và tiếp
tuyến với điểm thấp nhất của hàm dưới
 Mặt phẳng phía sau tiếp tuyến với góc hàm nơi thấp nhất,
phía trước tiếp tuyến với điểm thấp nhất của cằm

Hình 1.6: Các mặt phẳng tham chiếu trên phim sọ nghiêng[21]
1.3.3. Góc ANB trong phân tích Steiner
Năm 1952, Riedel đã giới thiệu góc ANB cho việc đánh giá mối tương
quan xương hàm trên và xương hàm dưới theo chiều trước sau. Tuy nhiên


17

Steiner [4] là người đã phổ biến góc này vào năm 1959 trong một bài báo của

ông. Góc này đã được chấp nhận rộng rãi như là một phương pháp có ý nghĩa
quan trọng trong việc đánh giá tương quan xương hai hàm theo chiều trước sau
[22] và hiện nay góc này vẫn là giá trị trên phim sọ nghiêng từ xa được sử dụng
phổ biến nhất trong chẩn đoán và điều trị của các bác sỹ nắn chỉnh răng tại Việt
Nam.
Góc ANB là góc giữa đường thẳng NA (Nasion – Subspinal) và đường
thẳng NB ( Nasion – Submental). Góc này được xác định bằng cách đo trực tiếp
hoặc bằng cách lấy góc SNA trừ đi góc SNB.

Hình 1.7: Góc SNA, SNB, ANB[23]
Góc ANB dương : điểm A nằm trước điểm B. Góc ANB âm: điểm A nằm
sau điểm B. Góc này được dùng để đánh giá xương hàm trên nằm ở phía trước
hay phía sau so với xương hàm dưới, và mức độ chênh lệch giữa xương hàm trên
và xương hàm dưới theo chiều trước – sau.


18

Thông thường, trong thực hành lâm sàng các bác sỹ nắn chỉnh răng
thường xác định góc ANB thông qua góc SNA và góc SNB vì hai góc này giúp
đánh giá tương quan của xương hàm trên và xương hàm dưới so với nền sọ
Xương hàm trên: giá trị góc SNA để đánh giá hàm trên ở phía trước hay
phía sau so với nền sọ [15],[19]
 Giá trị trung bình của góc SNA là 82o, nếu SNA > 82o: hàm trên
nhô ra trước, nếu SNA<82o: hàm trên lùi ra sau.
 Tuy nhiên đối với nhóm người Việt Nam có khuôn mặt hài hòa, giá
trị SNA là 84,13+/- 4,01o ở nam và 83,87+/- 2,9o ở nữ.
Xương hàm dưới: giá trị góc SNB để đánh giá hàm dưới ở phía trước hay
phía sau so với nền sọ [15],[19]
 Giá trị trung bình của góc SNB là 80o. Nếu SNB>80o: hàm dưới nhô

ra trước. Nếu SNB<80o: hàm dưới lùi ra sau.
 Đối với nhóm người Việt Nam có khuôn mặt hài hòa, giá trị của
SNB là 80,97+/-3,24o ở nam và 80,8+/- 2,41o ở nữ.
Góc SNA và SNB chỉ đánh giá tương quan của xương hàm trên và xương
hàm dưới nhô hoặc lùi so với nền sọ. Còn góc ANB=SNA-SNB xác định sự
khác biệt theo chiều trước sau giữa nền xương hàm trên và nền xương hàm dưới.
 Giá trị trung bình của góc ANB là 2o
 Nếu góc ANB > 4o: khuynh hướng hạng II xương
 Nếu góc ANB < 0o: khuynh hướng hạng III xương
Sự khác biệt theo chiều trước sau giữa hai hàm càng lớn thì càng khó điều
trị sai khớp cắn.


19

1.3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng lên góc ANB:
Mặc dù vẫn rất phổ biến và hữu dụng, nhưng góc ANB đã được chứng
minh trong y văn là thường có sự khác biệt giữa giá trị của góc này và sự khác
biệt thực sự với nền sọ [24]. Một vài tác giả đã chỉ ra rằng điểm Nasion không cố
định trong quá trình phát triển (điểm Nasion tăng lên 1mm mỗi năm) và bất cứ
sự thay đổi vị trí nào của điểm Nasion cũng ảnh hưởng trực tiếp đến góc ANB
[24]. Hơn nữa, sự xoay của xương hàm trong quá trình phát triển cũng như điều
trị chỉnh nha cũng có thể làm thay đổi góc ANB. Chiều dài, độ nghiêng của nền
sọ và chiều cao mặt trước cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến góc ANB. Tuổi
càng tăng, giá trị góc ANB càng giảm do sự phát triển xoay theo chiều kim đồng
hồ của xương hàm.

Hình1.8: Sự thay đổi giá trị góc ANB khi thay đổi vị trí điểm Nasion[25]
A: Theo chiều trước sau


B: Theo chiều đứng

Binder [26] đã nhận ra ảnh hưởng hình học lên góc ANB, ông đã chỉ ra
rằng, điểm Nasion cứ di chuyển ra trước 5mm theo chiều ngang thì giá trị của
góc ANB lại giảm 2,5o. Điểm Nasion cứ thay đổi vị trí lên trên 5mm thì góc


20

ANB giảm 0,5o và điểm Nasion cứ thay đổi vị trí xuống dưới 5m thì góc ANB
tăng 1o.
Năm 1975, Jacobson đã chỉ ra mối tương quan giữa giá trị góc ANB và vị
trí điểm Nasion [9].

Hình 1.9: Ảnh hưởng theo chiều trước – sau của vị trí điểm Nasion lên góc
ANB[9]
Hình 1.9A: Bản vẽ của một khớp cắn bình thường với góc ANB là 20
Hình 1.9B: Mối liên quan giữa hai xương hàm với nhau vẫn không thay
đổi. Tuy nhiên, vị trí của điểm Na nằm xa hơn về phía trước làm cho chiều dài
của nền sọ trước tăng lên. Điều này làm giảm góc ANB, trong trường hợp này là
từ 20 xuống -20. Góc ANB cũng giảm khi các xương hàm lùi ra sau trong phức
hợp sọ mặt.
Hình 1.9C: Tương quan hai hàm không thay đổi nhưng điểm Na lùi ra sau
(làm giảm chiều dài của nền sọ trước) điều này làm tăng góc ANB, trong trường


21

hợp này là từ 20 lên 50. Vị trí về phía trước của hai hàm trong phức hợp sọ mặt
cũng làm tăng góc ANB.


Hình 1.10: Ảnh hưởng của sự xoay của nền hàm lên góc ANB[9]
Hình 1.10A: Biểu đồ mô tả bản vẽ phim mặt nghiêng của một khớp cắn
bình thường với góc ANB là 20 .
Hình 1.10B: Tương quan hai hàm không thay đổi nhưng hai hàm xoay
ngược chiều kim đồng hồ liên quan trực tiếp tới mặt phẳng SN. Sự xoay này có
ảnh hưởng tạo ra tương quan hai hàm hạng III. Góc ANB giảm từ 20 xuống -50.
Sự xoay theo chiều kim đồng hồ của hai hàm so với sọ hay mặt phẳng
tham chiếu SN tạo ra hiệu quả ngược lại, tức là tương quan hạng II.
Hình 1.10C: Vị trí xoay theo chiều kim đồng hồ làm tăng góc ANB từ 20
lên 80 mặc dù hai hàm vẫn có tương quan không thay đổi.


22

Sự xoay theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ của đường
SN ( vì điểm Nasion cao hơn hay thấp hơn Sella) không làm tăng hay giảm góc
ANB.
1.3.5. Phân tích Wits
Năm 1975, Jacobson đã nhận ra rằng các số đo từ nền sọ mâu thuẫn trong
việc đánh giá tương quan hai hàm theo chiều trước sau[9], [27]. Vì vậy, ông đã
phát triển phân tích Wits để vượt qua những trở ngại của phân tích Steiner.
Phân tích Wits đã được phát triển bởi đại học Witwaterstand, Nam Phi;
trước hết để nghiên cứu mối tương quan theo chiều trước sau giữa hàm trên và
hàm dưới.

Hình 1.11: Giá trị Wits (AO-BO)[28]
Các điểm mốc được sử dụng trong phân tích Wits:[9],[27]
 Mặt phẳng cắn: Jacobson đã dựng mặt phẳng cắn bằng cách chia
đôi sự lồng múi của răng hàm nhỏ và răng hàm lớn thứ nhất gọi là

mặt phẳng cắn chức năng.


23

 AO là hình chiếu vuông góc của điểm A lên mặt phẳng cắn.
 BO là hình chiếu vuông góc của điểm B lên mặt phẳng cắn.
 Đo khoảng cách giữa hai điểm AO và BO ta có giá trị Wits.
Giá trị bình thường: BO ở trước AO 1mm ở nam giới và hai điểm này
trùng nhau ở nữ giới.
 Ở khớp cắn loại II: AO ở trước nhiều so với BO
 Ở khớp cắn loại III: BO ở trước nhiều so với AO
Hạn chế của phân tích Wits:
 Phân tích Wits dựa trên độ nghiêng của mặt phẳng cắn, nó tránh
được việc sử dụng điểm Nasion và giảm tác động xoay trong quá
trình xương hàm phát triển, tuy nhiên nó sử dụng mặt phẳng cắn là
một thông số về răng để mô tả tương quan về xương. Mặt phẳng
cắn có thể bị ảnh hưởng bởi quá trình mọc răng, sự phát triển của
cung hàm cũng như quá trình điều trị chỉnh nha. Hơn nữa việc xác
định chính xác mặt phẳng cắn trên phim sọ nghiêng từ xa cũng
không phải là một điều dễ dàng [22]
 Sự xoay theo chiều kim đồng hồ của mặt phẳng cắn đặt AO ở sau
BO.
 Sự xoay ngược chiều kim đồng hồ của mặt phẳng cắn đặt BO ở sau
AO.
Vì vậy phân tích Wits về xương hàm nên được phối hợp với các phương
pháp khác để đánh giá tương quan hai hàm theo chiều trước sau.


24


1.4. Một số nghiên cứu trên thế giới
1.4.1. Nghiên cứu của Jacobson năm 1975
Trong đánh giá bất hài hòa mặt theo chiều ngang , góc ANB là giá trị đo
được sử dụng nhiều nhất. ANB là số đo đánh giá loạn sản xương hàm:
Góc ANB ở khớp cắn bình thường có giá trị thường là 2o. Góc này lớn
hơn chỉ ra khuynh hướng bất hài hòa xương hạng II, góc này nhỏ hơn, ngược lại
phản ánh sự bất hài hòa xương hạng III. Nhưng đã nói ở trên, điều này được
chấp nhận một cách phổ biến. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, luận điểm này
không sử dụng được.

Hình 1.12: Sự khác nhau giữa góc ANB và Wits(góc ANB=6o)[9]
Ở hình 1.12 A đưa ra một ví dụ về sai khớp cắn loại II và một khớp cắn
hoàn toàn bình thường với cùng một góc ANB là 6o (Hình 1.13 B)
Sự bất hài hòa xương hàm trong những ví dụ này không được phản ánh
một cách thỏa đáng bởi góc ANB. Những biến thể phổ biến này cho thấy tầm


25

quan trọng trong việc cố gắng đánh giá mức độ bất hài hòa sọ mặt trong chỉnh
nha.
Tương quan hai hàm với những mặt phẳng sọ tham chiếu đưa ra những
mâu thuẫn vốn có bởi sự thay đổi trong kiểu sọ mặt. Bao gồm các mức độ thay
đổi của xương sọ mặt như: tương quan theo chiều trước sau của Na và xương
hàm, sự liên quan giữa yếu tố xoay của xương hàm với các mặt phẳng nền sọ
tham chiếu.
Vị trí của Na theo chiều trước sau: sự liên quan vị trí trước hoặc sau của
Na do nền sọ trước quá dài hoặc quá ngắn hoặc vị trí ở trước hoặc ở sau của cả
hàm trên và hàm dưới trong phức hợp sọ mặt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới góc

ANB.

Hình 1.13: Sự khác nhau giữa góc ANB và Wits (góc ANB=7o)[9]
Hình 1.13A: bản vẽ phim cephalometric của sai khớp cắn loại II, góc
ANB là 7o, điều này được đánh giá là loạn sản xương loại II nặng.
Hình 1.13B: trên bản vẽ phim sọ nghiêng là một bệnh nhân có khớp cắn
hoàn toàn bình thường, nhưng một nghịch lý là anh ta cũng có góc ANB là 7o.


×