Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Báo cáo thực hành CTXH với người khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 45 trang )

BẢNG VIẾT TẮT
Nội dung
Công tác xã hội
Sinh viên thực tập
Trung tâm Sống độc lập
Independent live center
(Trung tâm Sống độc lập)
Personal assistant
(Người hỗ trợ cá nhân)
Thân chủ
Giảng viên hướng dẫn
Kiểm huấn viên

Ký hiệu
CTXH
SVTT
TT SĐL
ILC
PA
TC
GVHD
KHV

1 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép em xin được cảm ơn Bang giám đốc Học viện, ban
lãnh đạo khoa Công tác xã hội đã quan tâm và tạo điều kiện, lên kế hoạch cho
chúng em có thời gian được thực tập cuối khóa để có cơ hội áp dụng tất cả
những kiến thức sau 7 kỳ học vào thực hành nghề nghiệp trước khi bước vào


nghề nghiệp chính thức.
Cùng với đó em xin được cám ơn Giảng viên hướng dẫn Tiến sĩ Lê Thị
Thanh Thủy đã theo sát và dành thời gian giúp đỡ chúng em hoàn thiện nội dung
báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Đặc biệt là sự đón nhận và giúp đỡ nhiệt tình của Trung tâm Sống độc lập,
là đơn vị đã có nhiều lần liên kết và nhận nhiều sinh viên về thực tập tại đây, đây
cũng chính là những thuận lợi mà em và một số bạn sinh viên nữa đã có được
trong thời gian thực tập.
Với đối tượng em lựa chọn là người khuyết tật, là đối tượng em đã được
học lý thuyết nhưng thời gian tiếp cận chưa nhiều nên chắc chắn trong quá trình
thực hành nghề nghiệp cũng như nội dung báo cáo có những sơ suất, rất mong
được sự nhận xét và xin ý kiến để em sớm được hoàn thiện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

2 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a


MỤC LỤC
BẢNG VIẾT TẮT.................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................2
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
3
I. PHẦN THỨ NHẤT: DẪN NHẬP.....................................................................4
1.1. Lý do chọn vấn đề thực tập........................................................................4
a. Về cơ sở lý luận:........................................................................................4
b. Về thực tiễn:..............................................................................................6
1.2. Phạm vi thực tập.........................................................................................7
1.3. Mục tiêu của cá nhân trong đợt thực tập....................................................7
1.4. Phương pháp tiến hành trong qua trình thực tập :......................................7
II. NỘI DUNG CHÍNH.........................................................................................8

2.1. Tổng quan về địa bàn thực tập...................................................................8
a. Lịch sử hình thành cơ sở (đơn vị) thực tập:...............................................8
b. Mục đích của cơ sở (đơn vị) thực tập......................................................10
c. Cơ cấu tổ chức của cơ sở thực tập:..........................................................11
d. Mô tả và đánh giá các mô hình dịch vụ mà cơ sở thực tập này đang thực
hiện..............................................................................................................12
e. Đánh giá chung của sinh viên về địa bàn thực tập..................................15
2.2. Các hoạt động thực hiện trong quá trình thực tập....................................16
a. Kế hoạch thực tập dự kiến của cá nhân:..................................................16
b. Hoạt động thực hiện:...............................................................................19
c. Lượng giá về tiến trình làm việc với thân chủ:........................................21
2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ đợt thực tập:..............................................22
a. Mối liên hệ giữa kiến thức lý thuyết được học trong nhà trường và kiến
thức thực tế tại cơ sở, địa phương đến thực tập...........................................22
b. Phương pháp tiếp cận cơ sở thông qua các đối tượng:............................23
c. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thực tập:.........................................24
d. Giải quyết các vấn đề khó khăn:.............................................................24
III. TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN..........................................26
3.1. Mô tả trường hợp:....................................................................................26
3.2. Quá trình lựa chọn thân chủ....................................................................26
3.3. Hồ sơ xã hội của thân chủ:......................................................................27
3.4. Các giai đoạn trong tiến trình:..................................................................31
Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ:...................................................................31
Giai đoạn 2: Đánh giá và thiết lập kế hoạch giúp đỡ..................................33
Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch.................................................................35
Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc.............................................................39
IV. KHÓ KHĂN, TRỞ NGẠI VÀ KIẾN NGHỊ.................................................42
4.1 Khó khăn trở ngại:.....................................................................................42
4.2 Kiến nghị, đề xuất:....................................................................................42
a. Đối với cơ sở thực tập:............................................................................42

b. Đối với Học viện :...................................................................................43
3 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a


PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Hình ảnh của Trung tâm Sống độc lập

Cầu thang khó tiếp cận

Nhà WC dành riêng cho TC Phòng thân chủ tại tầng 1

Thân chủ cùng bạn bè

Thân chủ và chồng

4 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a


I. PHẦN THỨ NHẤT: DẪN NHẬP
1.1. Lý do chọn vấn đề thực tập
a. Về cơ sở lý luận:
Công tác xã hội là một ngành khoa học hướng tới trợ giúp và đảm bảo an
sinh tới các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội, trong đó có người khuyết
tật (NKT). Hiện nay, người khuyết tật được Đảng và Nhà nước quan tâm
thông qua việc ban hành nhiều chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều
người khuyết tật chưa có điều kiện và khả năng tiếp cận những chính sách
ưu đãi mà họ được hưởng, đặc biệt họ còn gặp phải sự kỳ thị và phân biệt
đối xử trong cộng đồng xã hội. Đây chính là một rào cản lớn, cản trở khả
năng hòa nhập và phát triển của người khuyết tật.

Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn một tỷ người (trong số 6,9 tỷ
người) có khiếm khuyết về mặt thể chất, cảm giác, trí tuệ hoặc tâm thần ở
các mức độ khác nhau. Con số này tương đương với khoảng 15% dân số thế
giới (WHO và WB 2011). Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê năm
2009, Việt Nam có khoảng 6,7 triệu người từ 5 tuổi trở nên là người khuyết
tật tương đương 7,8% dân số, còn theo tổng điều tra dân số năm 2009 có
75,7% NKT sống ở nông thôn;43,3% tổng số người từ 60 tuổi trở nên là
NKT; tỷ lệ biết đọc, biết viết trong nhóm thanh thiếu niên khuyết tật (15-24
tuổi) thấp hơn với thanh thiếu niên bình thường (69,1% so với 97,1%). Tỷ số
biết đọc và biết viết giữa phụ nữ và nam giới tuổi từ 15-24 là 0,8 ở NKT và
0,6 NKT nặng; tại đô thị tỷ lệ người không khuyết tật thất nghiệp là 4,3% và
ở NKT là 13,9%. Tổng số trẻ khuyết tật từ 0-18 tuổi khoảng 662.000 chiếm
2,4% tổng số trẻ em. Trong tổng số 28 triệu trẻ em hiện nay, số trẻ khuyết tật
ước tình là 950.000 em, chiếm khoảng 3,47% (Theo Viện Chiến lược và phát
triển chương trình giáo dục 2005).
Với con số nêu trên, Việt nam là nước có tỷ lệ NKT cao so với các nước
trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Theo luật NKT Việt Nam năm
2010 thì phân loại khuyết tật thành 6 dạng, đó là khuyết tật vận động, khuyết
tật nghe, khuyết tật nhìn, khuyết tật thần kinh tâm thần, khuyết tật trí tuệ và
dạng khuyết tật khác. Theo các khảo sát nghiên cứu của Bộ Y tế, Bộ Lao
Động, Thương Binh và Xã hội,....và một số tổ chức quốc tế khác NKT vận
động chiếm 35,46%, thị giác là 15,70%, tỷ lệ người đa tật chiếm khá cao:
20,22% trong tổng số người NKT. Người khuyết tật sống cùng gia đình
5 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a


chiếm 95, 85%, với NKT sống độc thân chiếm 3,31%, NKT sống trong trại
bảo trợ xã hội của Nhà nước là 0,22%, NKT sống lang thang là 0,62%.
Trong những năm tới số lượng NKT có xu hương gia tăng do tai nạn giao
thông, tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. (Dự

báo số NKT vận động do nguyên nhân này mỗi năm sẽ có thêm khoảng 3040 ngàn người), đồng thời những nguyên nhân dẫn tới khuyết tật cũng sẽ có
biến động và khác hơn so với giai đoạn trước đây.
Như đã trình bày ở trên mặc dù NKT đã được bình đẳng hơn trong việc
tiếp cận với các dịch vu như y tế, giáo dục...nhưng phải nhìn thực tế NKT
vẫn nhận được ít thành quả kinh tế xã hội hơn nhóm không bị khuyết tật. Do
đó, nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) cần tìm hiểu được các khó khăn
và nhu cầu của NKT để từ đó với vai trò tham vấn, kết nối của mình,
NVCTXH sẽ giúp đỡ NKT vượt qua những khó khăn, phát huy khả năng,
trình độ của họ giúp họ có điều kiện được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức
khỏe, phục hồi chức năng, hỗ trợ việc làm, học văn hóa, trợ giúp về mặt
pháp lý...để họ có thể nắm bắt được các quyền lợi mà họ được hưởng theo
quy định của pháp luật.
Có thể nói bên cạnh những hạn chế do khuyết tật gây ra và những hạn
chế về trình độ năng lực, NKT còn phải đối mặt với những rào cản khác như
định kiến xã hội, hạ tầng cơ sở chưa phù hợp, tâm lý mặc cảm tự ti của NKT,
sự phân biệt kỳ thị đối xử... Đây là những rào cản mà họ rất khó để hòa nhập
vào môi trường xã hội nếu như không có sự hỗ trợ từ Đảng, Nhà nước và
cộng đồng. Chính vì vậy, NVCTTXH đóng vai trò là cầu nối hỗ trợ NKT
giúp họ hòa nhập với cộng đồng - xã hội và phát huy khả năng của họ.
NKT là nhóm thiểu số lớn nhất trên thế giới, chiếm khoảng 10% dân số,
tương đương 650 triệu người và có mặt ở mọi cộng đông dân cư. Ở Việt
Nam, tỷ lệ NKT dao động trong khoảng 6-15% tuỳ theo định nghĩa mà
nghiên cứu sử dụng (theo số liệu của Bộ LĐTB&XH là khoảng 6,7 triệu
NKT, tương đương 7,8% dân số).
Tình yêu, hôn nhân tự nguyện là quyền cơ bản của tất cả mọi người,
trong đó bao gồm NKT. Quyền này đã được đề cập trong nhiều tài liệu và
công ước quốc tế, pháp luật của Việt Nam. Công ước quốc tế về quyền của
NKT do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua trong kỳ họp thứ 61 năm
2006 và được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn ngày 28/11/2014 nêu rõ “Quốc
6 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a



gia thành viên tiến hành các biện pháp hiệu quả và thích hợp để xoá bỏ sự
phân biệt đối xử đối với người khuyết tật trong các vấn đề liên quan đến hôn
nhân, gia đình, cha mẹ, họ hàng, trên cơ sở bình đẳng với những người khác,
để bảo đảm: Công nhận quyền của mọi người khuyết tật ở độ tuổi kết hôn
được kết hôn và xây dựng gia đình trên cơ sở đồng ý tự nguyện và hoàn toàn
của người dự định trở thành vợ hoặc chồng người đó..”. Ở Việt Nam, Luật
NKT năm 2010 cũng đã quy định tại Điều 14 “Nghiêm cấm việc cản trở
quyền hôn nhân, quyền nuôi con của NKT”.
Trong khi nhiều vấn đề của NKT như giáo dục, dạy nghề tạo việc làm,
hỗ trợ kinh tế, phục hồi chức năng và chăm sóc sức khoẻ nói chung đã được
thể chế hoá trong các quy định pháp luật và cụ thể hoá trong các chương
trình dành riêng cho NKT thì quyền được yêu, được kết hôn sinh con và có
một đời sống tình dục an toàn vẫn chưa được quan tâm một cách thích đáng,
thậm chí trong nhiều trường hợp không được thừa nhận.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, NKT luôn mong muốn được yêu, được
kết hôn như những người không khuyết tật khác trong xã hội, tuy nhiên cơ
hội để có tình yêu, hôn nhân của họ còn rất hạn chế. Nghiên cứu của Viện
nghiên cứu phát triển xã hội 2006 cho thấy phần lớn NKT từ 15 tuổi trở lên
nói rằng lý do họ chưa kết hôn vì khuyết tật chiếm tỷ lệ từ 60-80%.
Là một nhân viên công tác xã hội trong tương lai nhận thức được những
rào cản mà người khuyết tật gặp phải là những khó khăn mà không chỉ của
họ mà còn là của xã hội, hỗ trợ người khuyết tật phá bỏ những rào cản đó để
hòa nhập với xã hội là một trong những trách nhiệm của mỗi một người dân
trong công động,…Vì vậy, trong kỳ thực tập tốt nghiệp này, tôi đã chọn
phương pháp công tác xã hội cá với người khuyết tật (đối tượng khuyết tật
vận động) để hỗ trợ họ ổn định về tâm lý, tăng năng lực trong cuộc sống, có
thêm được một số kỹ năng để sống độc lập và đặc biệt tìm hiểu sâu và hỗ trợ
họ có được quyền tự do trong tình yêu, hôn nhân như tất cả mọi người, nhằm

nâng cao nhận thức của gia đình và xã hội trong vấn đề này.
b. Về thực tiễn:
Hiện tại sinh viên đang làm part-time tại Trung tâm sống độc lập Hà Nội,
công việc chính của sinh viên là hỗ trợ cá nhân cho người khuyết tật hay còn
gọi tắt là PA (Personal assistant). Công việc này đã giúp sinh viên có cơ hội
tiếp cận trực tiếp với những người khuyết tật với nhiều dạng tật, nhiều hoàn
7 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a


cảnh và độ tuổi, giới tính khác nhau. Song song với đó sinh viên vừa hoàn
thành chương trình môn học Công tác xã hội với người khuyết tật, vì vậy
công việc của sinh viên vừa là cơ hội áp dụng lý thuyết vào thực tiễn.
Dựa trên những thuận lợi về điều kiện tiếp cận và mong muốn được thực
hành kiến thức, nâng cao kỹ năng và cơ hội việc làm sau này,sinh viên quyết
định lựa chọn đối tượng người khuyết tật để thực tập phương pháp thực hành
Công tác xã hội cá nhân.
1.2. Phạm vi thực tập
a. Thời gian: Từ ngày 11/12/2017 đến ngày 02/02/2018
b. Không gian: Trung tâm Sống độc lập Hà Nội – số 4 ngõ 49 Vạn Bảo –
Ba Đình – Hà Nội.
c. Giới hạn nội dung:
Đối tượng: người khuyết tật vận động giai đoạn đầu của người cao tuổi.
Nội dung: Tìm hiểu những khó khăn, rào cản của đối tượng trong sinh
hoạt, lao động đặc biệt vấn đề trong tình yêu hôn nhân gia đình của người
khuyết tật vận động. Từ đó thiết lập hoạt động hỗ trợ đối tượng giải quyết
vấn đề.
1.3. Mục tiêu của cá nhân trong đợt thực tập
Thông qua quá trình thực tập để có thể trau dồi kiến thức về công tác xã
hội cá nhân tại cơ sở. Thấy được sự khác biệt giữa lí thuyết với đối tượng
ngoài thực tế

Học hỏi thêm kiến thức, trao đổi kinh nghiệm với thực tế tại cơ sở để
thấy được những chính sách, dịch vụ mà đối tượng yếu thế được hưởng.
Áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân để hỗ trợ thân chủ phát
huy tiềm năng, giúp thân chủ có cách nhìn nhận lạc quan hơn về cuộc sống.
Xây dựng niềm tin để thân chủ phấn đấu trong điều trị phục hồi sức khỏe,
học tập cũng như giảm tâm lí mặc cảm tự ti và tham gia tích cực vào các
hoạt động xã hội, hòa nhập tốt với cộng đồng.
1.4. Phương pháp tiến hành trong qua trình thực tập:
Thực hiện áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân để thực hành,
sử dụng kiến thức, các kỹ năng, phương pháp trong công tác xã hội cá nhân
nhằm tìm hiểu những vấn đề cũng như những nhu cầu của để từ đó cùng
thân chủ xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm giải quyết vấn đề, hỗ trợ, định
8 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a


hướng và kết nối thân chủ với các nguồn lực để thân chủ vươn lên trong
cuộc sống.

9 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a


II. NỘI DUNG CHÍNH
2.1. Tổng quan về địa bàn thực tập
a. Lịch sử hình thành cơ sở (đơn vị) thực tập:
Cơ sở thực tập: Trung tâm Sống độc lập Hà Nội - ILC (Independent Live
Center)
Địa điểm: 49 Vạn Bảo – Liễu Giai – Ba Đình – Hà Nội
Email:
Người khuyết tật như những thành viên khác của xã hội, họ có những nhu
cầu cơ bản nhất của một con người như tự mình lựa chọn những món đồ mình

yêu thích, nấu một bữa ăn ngon, cùng gia đình, bạn bè tham gia các hoạt động
của cộng đồng, xã hội, nhu cầu về học tập, lao động và cống hiến. NKT có
quyền sống độc lập, có thể tự lựa chọn, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về
những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình từ suy nghĩ , hành động đến
lối sống… Tuy nhiên, do khiếm khuyết của cơ thể, do suy nghĩ bi quan về khả
năng và giá trị của NKT, nhất là do những rào cản vô hình và hữu hình đã khiến
NKT không thể hoặc mất đi khả năng sống độc lập.
“Sống độc lập” không có nghĩa là bạn phải tự làm mọi việc hay là sống
một mình. Sống độc lập có nghĩa là: với sự trợ giúp của xã hội và cộng đồng,
NKT có thể sống hòa nhập. Thực chất, sống độc lập có nghĩa là NKT có thể tự
quyết định và điều khiển toàn bộ sự hỗ trợ của người khác đối với mình, trong
đó có việc sử dụng các thiết bị trợ giúp cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của
bản thân; tiếp cận một cách bình đẳng với người không khuyết tật trong các cơ
hội về nhà ở, giao thông vận tải, y tế, giáo dục – đào tạo, việc làm và các phúc
lợi, dịch vụ xã hội.
Khởi đầu bằng các phong trào về quyền dân sự và người tiêu dùng ở Mĩ
vào những năm 1960, phong trào Sống độc lập đã lan rộng cả sang các phong
trào về quyền của NKT, bắt đầu vào những năm 1970. Các nhà có ý tưởng và
nhà tổ chức cho phong trào sống độc lập đầu tiên là những NKT nặng.
Năm 1972: Trung tâm Sống độc lập đầu tiên trên thế giới đã được Ed
Robert, một NKT vận động nặng, phải sử dụng máy thở, thành lập ở Berkeley,
Hoa Kỳ. Kể từ đó, TTSĐL đã được nhân rộng và phát triển mạnh ở Bắc Mỹ và
Châu Âu.

10 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a


Năm 1986: Tại Châu Á, TTSĐL đầu tiên của Nhật Bản (Hội chăm sóc
con người – HCA) đã được thành lập, chủ tịch là ông Shoji Nakanishi, một NKT
nặng do tổn thương cột sống.

Khoảng năm 1999 – 2007: 3 Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu các TTSĐL
đã được tổ chức, Hội nghị gần đây nhất được tổ chức vào tháng 9/2007 tại
Seoul, Hàn Quốc, với qquyết định tạo lập mạng lưới các TTSĐL ở các châu lục.
Đầu tháng 5/2008: Công ước về quyền của NKT có hiệu lực trên toàn cầu.
Quyền sống độc lập của NKT và yêu cầu cung cấp các dịch vụ hỗ trợ NKT sống
độc lập đã được nếu rõ tại Điều 19 – Sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.
Năm 1988: HCA tổ chức tập huấn chuyên sâu về Tham vấn đồng cảnh lần
đầu tiên tại Nhật Bản. 30 NKT từ khắp Nhật Bản đã tham dự và tạo ra một sức
ảnh hưởng lớn.
Năm 1991: Hội đồng các TTSĐL Nhật Bản (JIL) đã được thành lập với
130 tổ chức thành viên và bầu ông Shoji Nakanaishi làm chủ tịch . Các hoạt
động tự vận động tuyên truyền và dich vụ của mạng lưới này dành cho NKT
nặng đã tạo lập một ảnh hưởng lớn tới chính phủ Nhật Bản.
Năm 1996: Mô hình TTSĐL và Tham vấn đồng cảnh đã được công nhận
trên toàn quốc.
Từ năm 2000 đến năm 2007: Phong trào sống độc lập đã từ Nhật Bản lan
sang các quốc gia ở Châu Á là Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin, Malaysia,
Pakistan.
TTSĐL Hà Nội là một mô hình thí điểm loại hình NKT điều hành và
cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho NKT.
TTSĐL Hà Nội là một dự án do Nippon Foundation tài trợ, năm 2008 tổ
chức của NKT khu vực Châu Á Thái Bình Dương (DIP/AP) trao cho nhóm vì
tương lai tươi sáng của NKT thành phố Hà Nội việc thực hiện dự án thành lập
TTSĐL của NKT Hà Nội. Tháng 1 năm 2009 TTSĐL của NKT thành phố Hà
Nội được thành lập do cô Nguyễn Hồng Hà (Trưởng nhóm tương lai tươi sáng)
làm giám độc dựa án. Thực hiện dự án là nhóm Tương lai tươi sáng của NKT
với trợ giúp về mặt hành chính của hội NKT Hà Nội.
Cũng giống như các TTSĐL khác trên thế giới, TTSĐL Hà Nội không
phải là một nơi tập trung NKT nặng để nuôi dưỡng. Đây là một tổ chức phi lợi
nhuận và dựa vào cộng đồng, tại đây trung tâm tuyên truyền và tư vấn cho NKT

về Sống độc lập, khuyến khích họ làm việc hòa nhập, đồng thời cung cấp sự trợ
11 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a


giúp tích cực cho NKT thuộc tất cả các dạng tật. Trung tâm cũng tạo ra một
phong trào Sống độc lập của NKT nặng để cất lên tiếng nói mạnh mẽ bảo vệ
quyền sống độc lập của NKT nặng ghi trong điều 19 của Công ước quốc tế về
quyền của người khuyết tật.
Hiện nay địa bàn hoạt động của Trung tâm là 11/29 quận huyện của Hà
Nội (các quận nội thành Hà Nội cũ). Trong 3 năm hoạt động, trung tâm có 7
thành viên, co 75 người hỗ trợ cá nhân và 58 hội viên là NKT nặng đang sinh
sống ở 11/29 quận, huyện ở Hà Nội, Trung tâm luôn nỗ lực hết mình để đem lại
cuộc sống tốt đẹp hơn cho NKT.
Từ năm 2010 đến nay: chương trình Sống độc lập được phát triển tới TP
Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
b. Mục đích của cơ sở (đơn vị) thực tập
- Hỗ trợ từng cá nhân khuyết tật để họ phát huy được tiềm năng của mình
ở mức cao nhất ngay tại gia đình và cộng đồng.
- Vận động xã hội ủng hộ và là một tiếng nói mạnh mẽ để đảm bảo quyền
của NKT được tiếp cận nhà ở, việc làm, giao thông, giao tiếp, các phương tiện
giải trí và các dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội một cách bình đẳng như những
người không khuyết tật.
Nguyên tắc hoạt động
Lãnh đạo chủ chốt là người khuyết tật (Giám đốc và Phó Giám đốc Trung
tâm Hỗ trợ Sống độc lập là người khuyết tật).
Nhân viên của Trung tâm bao gồm nhân viên văn phòng và nhân viên hỗ
trợ tại địa bàn
Cung cấp các dịch vụ tư vấn đồng cảnh, tập huấn kỹ năng sống độc lập,
cung cấp người hỗ trợ cá nhân (người không khuyết tật hỗ trợ người khuyết tật)
và cung cấp thông tin về các văn bản chính sách, quy chuẩn về tiếp cận và tư

vấn về cách sửa chữa nhà cửa theo hướng tiếp cận,…).
Đối tượng sử dụng dịch vụ: Nhóm mục tiêu sử dụng dịch vụ của một
trung tâm sống độc lập là người khuyết tật thuộc tất cả các dạng.
Đối với Trung tâm Hỗ trợ Sống độc lập Hà Nội, vì nguồn kinh phí 100%
từ nước ngoài và khởi đầu là dự án thí điểm nên hiện tại đối tượng phục vụ của
Trung tâm là người khuyết tật vận động nặng và được gọi là hội viên/ thành viên
của Trung tâm.
Các thành viên trong trung tâm đều thuộc 3 dạng khuyết tật vận động đặc
12 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a


biệt nặng: bại não, tổn thương cột sống và bại liệt.
Tất cả đều phải dùng xe lăn và cần có sự trợ giúp từ các nguồn lực khác
nhau.
c. Cơ cấu tổ chức của cơ sở thực tập:
Tổ chức nhân sự: Trung tâm Sống độc lập gồm 5 người, trong đó bao gồm
Ban Giám đốc, các cán bộ điều phối và thư ký. Ban Giám đốc Trung tâm có bà
Nguyễn Hồng Hà, Giám đốc, là người lãnh đạo mọi hoạt động của Trung tâm, là
người xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động và đôi khi thay đổi chúng để
làm cho chúng phù hợp hơn với tình hình thực tế; bà Nguyễn Bích Thuỷ, Phó
Giám đốc. là người hỗ trợ Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạt động, thúc đẩy
và giám sát việc thực hiện.
Nhân viên của trung tâm bao gồm nhân viên tại địa bàn và nhân viên văn
phòng.
Nhân viên văn phòng: điều phối viên và thư ký
* Cơ cấu tổ chức của Trung tâm hỗ trợ sống độc lập :
Giám đốc
Nguyễn Hồng Hà

P. Giám đốc

Nguyễn Bích Thủy

Nhân viên
văn phòng

Nhân viên
hỗ trợ tại
địa bàn

d. Mô tả và đánh giá các mô hình dịch vụ mà cơ sở thực tập này đang thực hiện
* Tham vấn đồng cảnh:
Một trong những hoạt động quan trọng của TTSĐL Hà Nội là tham vấn
đồng cảnh do những NKT thực hiện. Chúng ta gọi việc một NKT trở thành nhà
tham vấn và đồng thời cũng được một NKT khác tham vấn là “Tham vấn đồng
cảnh”.
Các hoạt động tham vấn đồng cảnh bao gồm: chia sẻ kinh ngiệm sống độc
lập, thông tin về nhà ở, kỹ năng sử dịch vụ hỗ trợ cá nhân và làm việc với người
13 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a


hỗ trợ ca nhâm, hiểu biết về phương pháp sử dụng các nguồn lực xã hội tham
khảo các việc làm phù hợp và hàng loạt phương pháp tụ vận động tuyên truyền
cho bản thân mình.
Mục tiêu của tham vấn đồng cảnh: + Phục hồi sự tự tin của NKT: xây
dựng lại mối quan hệ con người và làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
+ Trang bị kiến thức về cuộc sông cho NKT, chủ yếu là những kiến thức
liên quan đến đời sống hàng ngày như nấu ăn, dinh dưỡng, quản lý tiền bạc, làm
việc nhà,...
+ Trang bị kỹ năng sống và làm việc: kỹ năng giao tiếp với bạn đồng
cảnh, với người trợ giúp, những cuộc giao lưu.

Tham vấn đồng cảnh hỗ trợ tích cực cho việc nhận biết về sống độc lập
trong cộng đồng thông qua lắng nghe lẫn nhau ở vị trí ngang hàng.
* Chương trình sống độc lập (gọi tắt theo tên Tiếng anh là ILP – Independent
Live Plan)
Đây là chương trình mang đến cho NKT những kiến thức và các kỹ năng
cần thiết cho cuộc sống độc lập, mà khi sống cùng gia đình hoặc tại cơ sở chăm
sóc họ không được trải qua, từ những việc thiết thực nhất như quản lý tiền bạc,
nấu ăn,... cho đến những kỹ năng sống cao hơn như xây dựng mối quan hệ với
những người sống xung quanh, tổ chức sự kiện hay vận động xã hội và chính
quyền ủng hộ quyền của NKT.
ILP là cơ hội để NKT khôi phục và làm mới bản thân, nâng cao năng lực
thông qua trải nghiệm. Kinh nghiệm thu được trong ILP hỗ trợ NKT giải quyết
các vấn đề đang lo lắng, khuyến khích họ tự tin sống độc lập, làm phong phú
thêm cuộc sống của họ và tạo điều kiện cho họ có cuộc sống hòa nhập, cao hơn
nữa là đóng góp vào sự phát triển của xã hội.
* Tập huấn và cung cấp Người hỗ trợ cá nhân – PA (Personal Asisstant) miễn
phí cho NKT
Một hoạt động không kém phần quan trọng để duy trì cuộc sống độc lập
của NKT tại cộng đồng là cung cấp người hỗ trợ cá nhân tại chỗ ở và nơi làm
việc của NKT. Tại một TTSĐL thì đây là hoạt động của người không khuyết tật
hỗ trợ cho NKT.
Khác với tình nguyện viên, những người hỗ trợ cá nhân là những người
được trả lương và được tập huấn đầy đủ những kỹ năng hỗ trợ và giao tiếp, xây
dựng quan hệ tốt với NKT. Việc xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa NKT, là
14 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a


người sử dụng dịch vụ, và người hỗ trợ cá nhân cũng là một cách thức tốt nhắm
lập lại mối quan hệ mà con người mà NKT nặng có một thời gian dài sống cô
lập tại các trung tâm bảo trợ hay trong gia đình đã quên đi, hoặc chưa bao giờ

biết tới. Đồng thời đây cũng chính là một môi trường hòa nhập, NKT cùng làm
việc với những người không khuyết tật vì một mục đích chung.
Nhân viên hỗ trợ cá nhân (PA) là người không khuyết tật, độ tuổi từ 18
đến 40 tuổi. làm việc theo nguyên tắc làm việc của PA, giúp NKT trong sinh
hoạt, học tập, làm việc và tham gia vào các hoạt động xã hội, thực hiện thực hiện
các quyền của NKT như đã nêu trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền
của NKT (Điều 19) và phát huy khả năng của họ. PA giúp NKT hoà nhập cộng
đồng, đi học, đi làm, trở thành những người sống độc lập và có ích cho xã hội.
Thông qua những nguyên tắc cơ bản trên chúng ta có thể dễ dàng so sánh
giữa PA và tình nguyện viên:
Giống nhau: đều thực hiện những hoạt động tốt giúp đỡ NKT.
Khác nhau:
PA
Tình nguyện viên
- Được trả lương
- Không được trả lương
- Được tập huấn,có kỹ năng làm - Không có kỹ năng
việc hỗ trợ
- Có nguyên tắc làm việc và đạo - Hoạt động tự do, tùy hoàn
đức nghề nghiệp
cảnh
- Luôn lắng nghe, thấy hiểu làm
theo yêu cầu của người cần giúp - Giúp đỡ theo ý kiến chủ quan
đỡ. Luôn tôn trọng quyền độc của cá nhân
lập của NKT
* Các hoạt động khác:
- Tuyên truyền mô hình sống độc lập tại cộng đồng và giúp gây dựng
phong trào sống độc lập và TTSĐL ở một số thành phố lớn.
- Qua những hoạt động của NKT và những hoạt động về vấn đề NKT vận
động chính quyền và cộng đồng ủng hộ quyền của NKT, trong đó có quyền

sống độc lập .
- Cung cấp thông tin, tham gia đóng góp, kiến nghị các nội dung trong các
văn bản pháp luật về chính sách NKT.
- Dịch vụ vận chuyển với xe oto có thang nâng duy nhất tại Việt Nam.
15 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a


- Kết hợp, đồng hành tổ chức cùng các dự án về các hoạt động liên quan
đến người khuyết tật.
- Tư vấn cải tạo nhà cửa theo hướng tiếp cận với NKT.
- Những hoạt động khác liên quan đến vấn đề NKT.
- Kinh doanh xe lăn, xe lăn điện hỗ trợ người khuyết tật và người già
trong cuộc sống.
e. Đánh giá chung của sinh viên về địa bàn thực tập.
Thuận lợi
Khó khăn
- Cán bộ, nhân viên nhiệt tình cởi - Khu văn phòng không có
mở.
thang máy để người dùng xe lăn
- Môi trường làm việc chuyên tiếp cận các tầng trong tòa nhà.
nghiệp.
- Một số không gian còn hạn
- Mô hình Sống độc lập được hình chế tiếp cận với người dùng xe
thành và đang phát triển ở Hà Nội và lăn: nhà vệ sinh, không gian
một số tỉnh thành trên cả nước.
phòng họp, chiều cao của bếp,
- Cơ sở trang thiết bị hỗ trợ người …
khuyết tật tương đối đầy đủ, môi
trường tiếp cận với người khuyết tật.
Cơ hội

Thách thức
- Sinh viên được trải nghiệm trong - Một số cán bộ là người khuyết
môi trường CTXH chuyên nghiệp.
tật gặp khó khăn trong tiếp cận
- Được thực hành đúng ngành nghề, không gian của văn phòng
sử dụng những kiến thức kỹ năng vào
các trường hợp cụ thể.
- Tìm hiểu và tiếp cận với mô hình
Sống độc lập rất thiết thức và có ý
nghĩa đối với nguời khuyết tật.
2.2. Các hoạt động thực hiện trong quá trình thực tập
a. Kế hoạch thực tập dự kiến của cá nhân:
Dựa trên cơ sở mẫu kế hoạch thực tập, sinh viên đã xây dựng bảng kế
hoạch hoạt động theo tháng, tuần chi tiết, cụ thể để phục vụ cho việc theo dõi và
thực hiện công việc tốt hơn.
16 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TỔNG THÊ
NỘI DUNG: THỰC TẬP TỐT NGHIỆP PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XA
HỘI CÁ NHÂN
Thời gian: từ ngày 11/12/2017 đến hết ngày 04/02/2018
Nội
dung

Mục
tiêu
Tiếp
cận và
tìm

hiểu về
1. Tìm môi
hiểu trường
thực tế làm
cơ sở việc
thực
tập

Tìm
kiếm
thông
2. Tiếp tin về
cận và thân
bước chủ,
đầu xác xác
định định
vấn đề vấn đề
của
sơ bộ
thân
chủ

Người
Thời gian
thực hiện
- Liên hệ với cơ sở Trần Hằng Từ
ngày
thực
Nga
11/12/2017

tập, gặp mặt trao
đến
đổi kế hoạch thực
15/12/2017
tập trong thời gian
tới.
- Tiếp cận, tìm hiểu
thông tin về cơ sở
thực tập.
- Xây dựng mối
quan hệ với các
nhân viên tại cơ sở
thực tập.
Hoạt động

Kết qua
Tạo
dựng
được mối
quan hệ
làm việc
với cơ sở
thực tập.
- Thu thập
thông tin
về cơ sở
hoàn thiện
nội dung
báo cáo


- Xây dựng mối Trần Từ
ngày - Thu thập
quan hệ với thân Hằng Nga 16/12/2017 thông tin
chủ
- Thân chủ đến
về
nhu
- Hòa nhập và làm
22/12/2017 cầu của
quen với môi trường
thân chủ.
sống và làm việc
Xác
của thân chủ
định vấn
- Thu thập thông tin
đề
ban
ban đầu về thân chủ.
đầu
- Xác định vấn đề
Định
ban đầu cùng thân
hướng
chủ.
vấn
đề
- Xác định các nhu
cần giải
cầu thân chủ mong

quyết.
muốn.
3. Xây Lập kế - Thống nhất các Trần Hằng Từ
ngày Xây dựng
dựng hoạch
vấn đề ưu tiên cần Nga
23/12/2017 hoàn thiện
kế
giải
giải quyết và các - Thân chủ đến
kế hoạch
hoạch quyết
nhu cầu mong muốn Kiểm 29/12/2017 trợ giúp
trợ
cho
của thân chủ.
huấn viên
thân chủ.
giúp những
- Sinh viên cùng Giảng
Chuẩn bị
vấn đề thân chủ xây dựng viên hướng
cho việc
17 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a


ưu tiên

Thực
hiện kế

hoạch
hoạt
động
phù hợp
và đạt
4.Thực hiệu
hiện kế quả
hoạch
trợ
giúp
thân
chủ

5.
Lượng
giá
hoạt
động
trợ
giúp và
chia tay
thân
chủ

Đánh
giá các
hoạt
động đã
thực
hiện

được
cùng
thân
chủ

các hoạt động để
tiến hành kế hoạch
trợ giúp.
- Thông qua kế
hoạch có sự hỗ trợ
của kiểm huấn viên
và giảng viên hướng
dẫn.
- Chỉnh sửa kế
hoạch chuẩn bị cho
việc thực hiện kế
hoạch.
- Báo cáo tình hình
thực tập cho giảng
viên hướng dẫn
ngày 01/01/2018.
- Bắt đầu cùng thân
chủ thực hiện các
hoạt động trong kế
hoạch trợ giúp.
- Báo cáo liên tục
tình hình thực hiện
kế hoạch với kiểm
huấn viên và giảng
viên hướng dẫn.

- Chỉnh sửa các hoạt
động phù hợp với
điều kiện của thân
chủ và sinh viên.
- Thông báo thời
gian chuẩn bị kết
thúc hoạt động trợ
giúp với thân chủ.
- Sinh viên cùng
thân chủ đánh giá
từng hoạt dộng đã
đạt được.
- Nhận diện những
thuận lợi, khó khăn,
ưu điểm, nhược
điểm của thân chủ
và cả sinh viên trong
quá trình thực hiện
kế hoạch.

dẫn

thực hiện
kế hoạch

Trần
Hằng Nga
- Thân chủ
Kiểm
huấn viên

Giảng
viên hướng
dẫn

Từ
ngày
01/01/2018
đến
21/01/2018

Kế hoạch
được thực
hiện đạt
đúng mục
tiêu

Trần
Hằng Nga
- Thân chủ
Kiểm
huấn viên
Giảng
viên hướng
dẫn

Từ
ngày
22/01/2018
đến
26/01/2018


Mục tiêu

các
hoạt động
đều
đạt
hiệu quả.

18 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a


Chuẩn
bị đầy
đủ các
hồ sơ
thực tập
tốt
6.
nghiệp,
Chuẩn chữ ký,
bị hồ con
sơ thực dấu.
tập tốt
nghiệp

7.
Hoàn
thiện
hồ sơ

thực
tập tốt
nghiệp.

Hoàn
thiện
báo cáo
và toàn
bộ hồ
sơ thực
tập tốt
nghiệp

- Rút kinh nghiệm
và bài học.
- Ghi nhận những
thay đổi tích cực của
thân chủ.
- Thông báo kết quả
lượng giá với kiểm
huấn viên và giảng
viên hướng dẫn.
-Trở về học viện báo
cáo sơ bộ với giảng
viên hướng dẫn
trong thời gian qua.
- 25/01/2018 gửi
báo cáo sơ bộ cho
giảng viên.
- Hoàn thiện các

bảng biểu theo yêu
cầu thực tập
- Viết Báo cáo thực
tập theo đề cương
đã duyệt
- Tranh thủ ý kiến
giúp đỡ của Kiểm
huấn viên
- Hoàn thiện toàn bộ
hồ sơ thực tập theo
qui định
- Chia tay cơ sở
thực tập.
- Nộp báo cáo thực
tập cho giảng viên
ngày 04/02/2018.
- Hoàn thành các
báo cáo và hồ sơ
thực tập tốt nghiệp
theo
quy định nộp cho
giảng viên hướng
dẫn (sinh viên phải

Trần
Hằng Nga
Kiểm
huấn viên
cơ sở
Giảng

viên hướng
dẫn

Từ
ngày
29/01/2017
đến
02/02/2018

Hoàn
thiện sơ
bộ hồ sơ
thực tập

Trần
Hằng Nga
Giảng
viên hướng
dẫn.

Từ
ngày
03/02/2018
đến
09/02/2018

Kết thúc
hoạt động
thực tập
tốt nghiệp


19 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a


xin
chữ ký của giảng
viên hướng dẫn vào
hồ sơ thực tập) ngày
05/02/2018
- Nộp hồ sơ thực tập
tốt nghiệp vào ngày
trong tuần cho giáo
viên chủ nhiệm tại
văn phòng Khoa
Công tác xã hội từ
ngày 08/02 đến
09/02.
b. Hoạt động thực hiện:
Tiến trình công tác xã hội cá nhân là quá trình tương tác hỗ trợ giữa nhân
viên công tác xã hội và đối tượng mà ở đó diễn ra các hoạt động chuyên môn
chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ đối tượng tăng cường năng lực tự giải quyết vấn đề.
Bước 1. Tiếp cận và bước đầu xác định vấn đề của thân chủ
Bước 2. Tìm hiểu, phân tích thông tin về thân chủ:
Bước 3. Phân tích nguyên nhân, xác định vấn đề ưu tiên
Bước 4. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề cho những vấn đề theo thứ tự ưu
tiên
Bước 5. Triển khai các hoạt động trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề
Bước 6. Lượng giá (đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ) về các hoạt động và kết quả
đạt được
Bước 7. Kết thúc

Sinh viên thực hiện 7 bước trên trong 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ
Xây dựng mối quan hệ ban đầu, tạo dựng lòng tin, mối quan hệ giữa Nhân
viên CTXH với thân chủ và thu thập thông tin ban đầu
Giai đoạn 2: Đánh giá và thiết lập kế hoạch trợ giúp
Nhân viên CTXH đánh gia những vấn đề ưu tiên, nhu cầu mà thân chủ mong
muốn sau đó xây dựng mục tiêu và các hoạt động thành kế hoạch trợ giúp thân
chủ trong thời gian thực tập.
Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch
20 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a


Thân chủ cùng sinh viên thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đã cùng xây
dựng, kiểm tra và lượng giá từng hoạt động theo thời gian đã đặt ra của kế
hoạch.
Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc
Các kỹ năng áp dụng:
Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cơ bản buộc nhân viên CTXH sử dụng một
cách chuyên nghiệp trong xuyên suốt quá trình làm việc với thân chủ. Đặc biệt
kỹ năng giao tiếp với đối tượng là người khuyết tật cần được sử dụng linh hoạt
và đặc biệt hơn bởi đặc điểm tâm lý của đối tượng này thường nhạy cảm, tự ti và
phải phù hợp với từng dạng khuyết tật. Tránh những giao tiếp không phù hợp, sử
dụng ngôn từ, hành động nhạy cảm đến khiếm khuyết của họ.
Kỹ năng lắng nghe và kỹ năng quan sát là hai kỹ năng đảm bảo cho việc thu
thập thông tin một cách đầy đủ và chính xác nhất, quan sát một cách khách quan
những hoạt động, thái độ, lắng nghe thân chủ để hiểu và nhìn nhận đúng những
quan điểm, thái độ tâm lý của người khuyết tật để tìm ra những nội lực, nguồn
lực mà thân chủ có được. từ đó thu thập thông tin một cách khách quan hơn.
Kỹ năng thấu cảm giúp Nhân viên CTXH đặt mình vào hoàn cảnh của thân
chủ để hiểu được những khó khăn nhất là đối với người khuyết tật. Họ có những

rào cản về tâm lý rất đặc biệt: tự ti, e ngại từ dạng tật, định kiến xã hội,… ngoài
ra còn khó khăn về tiếp cận thông tin, hạ tầng công cộng, giao thông,… để từ đó
đưa ra giải pháp, hoạt động hỗ trợ đa chiều hơn cho thân chủ.
Các lý thuyết CTXH được sử dụng:
Thuyết nhu cầu của Maslow là một trong những lý thuyết được ưu tiên sử
dụng trong việc lựa chọn và xác định vấn đề được hỗ trợ giải quyết cho thân
chủ. Từ việc xác định những vấn đề ban đầu, sinh viên dung thang đo nhu cầu
của thuyết nhu cầu để tìm ra những nhu cầu mà thân chủ cần được giải quyết
đầu tiên, cũng như kết hợp sự lựa chọn của thân chủ để đưa ra vấn đề sẽ được
xây dựng hỗ trợ.
Thuyết hệ thống được áp dụng trong việc tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ của thân
chủ trong đó có môi trường xung quanh và tiểu hệ thống gia đình. Thân chủ có
mối quan hệ với những nguồn lực này, sau khi được đánh giá tiềm năng, sẽ khai
thác các nguồn lực đó để cùng tham gia vào quá trình hỗ trợ vấn đề cho thân
chủ, giải thích được nguyên nhân của vấn đề.

21 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a


Thuyết vai trò cũng là thuyết cần được sử dụng, mỗi cá thể đều mang trong
mình hai vai trò ẩn và hiện, cần tìm ra và cho thân chủ nhận diện được vai trò
của mình, từ đó thúc đẩy và tăng năng lực của thân chủ thực hiện chính vai trò
đó.
Thuyết tiếp theo đó là thuyết nhận thức – hành vi, trong quá trình thực hành,
Nhân viên CTXH sẽ xem xét và xây dựng những hành động nhằm thay đổi suy
nghĩ, nhận thức phá bỏ những vấn đề còn hạn chế của thân chủ, kết hợp với quá
trình lượng giá dựa trên những thay đổi hành vi sau này.
Trong thời gian thực tập sinh viên đã thực hiện các hoạt động trong kế hoạch
thực tập cá nhân với thân chủ, ngoài ra còn một số những hoạt động như sau:
- Thực hiện hỗ trợ cá nhân cho người khuyết tật: sinh viên thực hiện vai trò

là người hỗ trợ cá nhân cho người khuyết tật để tiếp cận và hiểu rõ hơn môi
trường, hoàn cảnh sống và thu thập đầy đủ những thông tin, nguồn lực xung
quanh thân chủ với những hoạt động cụ thể như: hỗ trợ công việc nhà, hỗ trợ di
chuyển xe lăn ở những nơi khó tiếp cận,…
- Thực hiện vấn đàm cá nhân: sinh viên thực hiện 4 buổi vấn đàm cá nhân
hỗ trợ trong các hoạt động của kế hoạch trợ giúp thân chủ.
- Các hoạt động tình nguyện tại trung tâm: tham gia truyền thông kinh
doanh về xe lăn điện, hỗ trợ nhân viên tại trung tâm,…
- Hỗ trợ người khuyết tật trong các buổi tập huấn tham vấn đồng cảnh.
c. Lượng giá về tiến trình làm việc với thân chủ:
- Về kết quả làm việc với thân chủ:
Quá trình làm việc với thân chủ được thực hiện đầy đủ 7 bước theo tiến trình
trong 4 giai đoạn.
Thân chủ hợp tác tích cực và tự nguyện trong mọi hoạt động của quá trình.
Thân chủ được khai thác tích cực các nguồn lực hỗ trợ từ môi trường xung
quanh.
Trong quá trình làm việc với thân chủ sinh viên được tạo điều kiện thuận lợi
trong việc tiếp cận và khai thác thông tin cũng như được sự hỗ trợ nhiệt tình của
kiểm huấn viên và giảng viên hướng dẫn.
Ngoài những hạn chế về thể chất, dạng tật thì thân chủ có nhiều điểm mạnh
được khai thác nhằm tìm ra những cơ hội trong việc giải quyết vấn đề.
- Về kết quả của toàn bộ quá trình thực tập:
22 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a


Trong toàn bộ quá trình thực tập sinh viên đã áp dụng lý thuyết và sử dụng
các kỹ năng vào trong các hoạt động của tiến trình trợ giúp thân chủ. Sinh viên
được nhận nhiều điều kiện tốt để thực hiện các hoạt động đó từ phía cơ sở thực
tập, thầy cô hướng dẫn, thân chủ và các nguồn lực xung quanh thân chủ.
Bản thân sinh viên cũng cố gắng tìm kiếm những thông tin và vận dụng linh

hoạt để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và những mặt hạn chế về kỹ năng nghề
nghiệp của mình để có thể thực hiện tiến trình trợ giúp hiệu quả nhất.
2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ đợt thực tập:
a. Mối liên hệ giữa kiến thức lý thuyết được học trong nhà trường và kiến thức
thực tế tại cơ sở, địa phương đến thực tập.
Sinh viên nhận thấy những kiến thức về lý thuyết Công tác xã hội với người
khuyết tật được học ở năm cuối đã được áp dụng vào quá trình thực hành rất
nhiều, song song với đó sinh viên cũng đã được tiếp cận nhiều hơn những đặc
điểm, hoàn cảnh sống cũng như tâm lý, tình cảm, những khó khăn và rào cản mà
người khuyết tật gặp phải trong cuộc sống. Sinh viên có cái nhìn khách quan
hơn về người khuyết tật, những khả năng và nguồn lực có thể giúp họ sống độc
lập như những người không khuyết tật.
Đặc biệt sinh viên được trải nghiệm trong môi trường sống khó khăn vì
không thể tiếp cận, đó là rào cản khó khăn nhất và chưa được khắc phục:
phương tiện đi lại, cơ sở hạ tầng, thiết kế không gian, tiếp cận thông tin,…
Ngoài ra sinh viên được tiếp cận với mô hình Sống độc lập, là một trong
những mô hình ưu việt và hữu ích nhất để nâng cao năng lực, đảm bảo nhân
quyền của người khuyết tật trong cộng đồng và mang lại những hỗ trợ thiết thực
nhất cho NKT nặng.
Những kinh nghiệm bản thân rút ra được sau quá trình thực tập đó là cách
tiếp cận với người khuyết tật, nhân viên công tác xã hội phải thực sự hiểu và
nắm bắt được tâm lý, đặc điểm của người khuyết tật, dạng khuyết tật của họ
trước khi tiếp cận. Với mỗi dạng khuyết tật có những cách giao tiếp, hỗ trợ, thu
thập thông tin khác nhau, cần vận dụng linh hoạt và sử dụng tốt các kỹ năng đã
học được để đạt hiệu quả trong quá trình thực hành. Luôn luôn đặt mình vào
hoàn cảnh của người khuyết tật và có cái nhìn khách quan đến môi trường xung
quanh của họ để xác định được tất cả những nguồn lực hỗ trợ.
Sau 8 tuần thực tập và làm việc tại Trung tâm Sống độc lập Hà Nội, được
thực hành và tiếp cận thực tế với người khuyết tật, bản thân sinh viên có rất
23 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a



nhiều thay đổi trong cách thực hành, làm việc cũng như nhìn nhận khách quan
hơn về người khuyết tật. Cụ thể, sinh viên nhận thấy ngoài những kiến thức, lý
thuyết đã được học, thì những thực tế khi làm việc trực tiếp với người khuyết tật
đã bổ sung thêm rất nhiều vào những kiến thức học được. Những kỹ năng khi
làm việc với từng cá nhân người khuyết tật cần được sử dụng linh hoạt không
được rập khuôn vì NKT có dạng tật và tâm lý khác nhau.
Trong những ngày đầu làm việc với thân chủ, sinh viên đã phải tìm hiểu kỹ
về dạng khuyết tật cũng như cách tiếp cận với thân chủ, tuy nhiên cũng phải mất
thời gian để có thể hiểu và thực hành tốt. Hiện tại, sinh viên cơ bản đã có thể
làm việc khá tốt với người khuyết tật nhất là khuyết tật vận động: cách hỗ trợ,
giao tiếp, tâm lý, đặc điểm của dạng khuyết tật này.
Có được sự thay đổi trên, đó là nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của ban
lãnh đạo, các nhân viên cũng là những kiểm huấn viên của sinh viên, hướng dẫn
nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn. Sự tham gia tự nguyện và nhiệt tình của
thân chủ đã tạo điều kiện cho sinh viên có thể thực hành kỹ năng nghề nghiệp
cho đợt thực tập cuối khóa này.
b.Phương pháp tiếp cận cơ sở thông qua các đối tượng:
- Cán bộ quản lý: Sinh viên tiếp cận dựa trên mối quan hệ là kiểm huấn
viên và sinh viên thực tập. Tất cả các hoạt động với thân chủ được thông qua
kiểm huấn viên phê duyệt và kiểm soát. Đảm bảo các nguyên tắc tại cơ sở và
nguyên tắc nghề nghiệp, dựa trên sự tự nguyện và tôn trọng lẫn nhau..
- Kiểm huấn viên nhiệt tình giúp đỡ trong các hoạt động, hướng dẫn cho
sinh viên cách thức làm việc với thân chủ, giới thiệu về mô hình Sống độc lập.
- Thân chủ: mối quan hệ giữa thân chủ và nhân viên công tác xã hội diễn ra
thuận lợi và hiệu quả. Quá trình hợp tác tích cực và tự nguyện, đảm bảo giải
quyết các vấn đề và nhu cầu của thân chủ trong thời gian thực tập.
- Cộng đồng xung quanh là môi trường khai thác các nguồn lực một cách
hiệu quả và hỗ trợ tích cực trong các hoạt động trợ giúp. Phương pháp làm việc

đa dạng với nhiều nguồn lực khác nhau.
c. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thực tập:
Việc lập kế hoạch được thực hiện cùng thân chủ là quá trình diễn ra dựa
trên quan hệ nghề nghiệp.

24 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a


d. Giải quyết các vấn đề khó khăn:
- Liên quan đến sinh hoạt cá nhân:
Cá nhân sinh viên không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cá nhân, sinh viên
có thể điều chỉnh phù hợp với thời gian thực tập và thời gian hỗ trợ người
khuyết tật, cơ bản thời gian theo kế hoạch đã phù hợp với điều kiện sinh hoạt
của cá nhân sinh viên.
- Liên quan đến kiến thức nghề nghiệp:
Mặc dù là sinh viên năm cuối đã được học và trau dồi nhiều kiến thức về
thực hành công tác xã hội nhưng bản thân sinh viên khi áp dụng vẫn gặp nhiều
khó khăn trong thực tiễn. Nhiều trường hợp còn khiến sinh viên lung túng trong
cách giải quyết và phải nhờ sự hỗ trợ giúp đỡ từ kiểm huấn viên và giảng viên
hướng dẫn.
Qua nhiều trải nghiệm sinh viên rút ra nhiều bài học mà chưa được học trong
lý thuyết, từ đó tiếp thu thêm được nhiều kinh nghiệm thực tiễn hơn cho bản
thân.
- Liên quan đến giao lưu tiếp cận:
Quá trình giao lưu tiếp cận với thân chủ ban đầu được tạo thuận lợi nhờ sự hỗ
trợ của điều phối viên của cơ sở giới thiệu với tư cách là sinh viên thực tập, vì
vậy sinh viên dễ dàng tạo lập mối quan hệ với thân chủ hơn.
Ngoài ra với các mối quan hệ xung quanh thân chủ, sinh viên tiếp cận thông
qua các hoạt động trợ giúp thân chủ. Từ đó thiết lập mối quan hệ thân quen dựa
vào thân chủ để khai thác thông tin.

- Liên quan đến sự hỗ trợ của các địa phương, đơn vị, cơ sở xã hội nơi sinh
viên đến thực tập tốt nghiệp:
Tại cơ sở thực tập đây là môi trường chuyên nghiệp, làm việc đảm bảo nguyên
tác và có quy định rõ ràng. Vì vậy sinh viên rèn luyện được tác phong nghề
nghiệp nghiêm túc và chuẩn chỉnh. Cán bộ nhân viên thân thiện, giúp đỡ nhiệt
tình, tạo môi trường thân thiện khi sinh viên đến trao đổi hoạt động.

25 |B á o c á o t h ự c t ậ p – S v : Tr ầ n H ằ n g N g a


×