Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Các mô hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.32 KB, 8 trang )

Các mô hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Các mô hình lý thuyết về
chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis
Nhà kinh tế học người Mỹ gốc Jamaica A.Lewis, đã đưa ra các giải thích về mối quan
hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình tăng trưởng. Đặc trưng chủ yếu của
mô hình hai khu vực cổ điển là phân chia nền kinh tế thành hai khu vực công nghiệp
và nông nghiệp và nghiên cứu quá trình di chuyển lao động giữa hai khu vực. Khu vực
nông nghiệp, ở mức độ tồn tại, có dư thừa lao động và lao động dư thừa này dần dần
được chuyển sang khu vực công nghiệp. Sự phát triển của khu vực công nghiệp quyết
định quá trình tăng trưởng của nền kinh tế, phụ thuộc vào khả năng thu hút lao động dư
thừa do khu vực nông nghiệp tạo nên, và khả năng đó lại phụ thuộc vào tốc độ tích lũy
vốn của khu vực công nghiệp.

Đường hàm sản xuất khu vực nông nghiệp(1)

1/8


Các mô hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Đường sản phẩm biên và sản phẩm trung bình của lao động khu vực nông nghiệp. (2)
Mô hình của Lewis được bắt đầu từ khu vực truyền thống, khu vực nông nghiệp : TPa
= f(La,K,T) với yếu tố đầu vào biến đổi là lao động (La) còn yếu tố vốn (K), công nghệ
(T) cố định như hình vẽ (1) và thấy được: khi lao động trong khu vực nông nghiệp tăng
từ 0 đến La2 thì tổng sản phẩm của khu vực nông nghiệp tăng từ 0 đến L2 thì tổng sản


phẩm của khu vực nông nghiệp tăng dần từ 0 đến TP2. Tuy vậy mực tăng càng về sau có
xu hướng giảm dần tức là sản phẩm biên của lao động có xu hướng giảm dần theo quy
mô. TP2 là mức tổng sản phẩm đạt cao nhất của khu vực nông nghiệp, tại đây người ta
đã khai thác và sử dụng hết số và chất lượng ruộng đất. Nếu lao động tiếp tục được bổ
sung vào khu vực nông nghiệp thì tổng sản phẩm của khu vực nông nghiệp không thay
đổi, tức là MP= 0.
Ở hình 2 mô tả đường biểu diễn sản phẩm biên MP và sản phẩm trung bình của lao động
khu vực nông nghiệp (APa). Đường biểu diễn thể hiện mức Mpa= 0 bắt đầu từ điểm L
= L2, và tại đó mức AP2=TP2/L2=0A. Như vậy khi khu vực nông nghiệp có dư thừa
lao động thì mức tiền công trong khu vực nông nghiệp theo mức sản phẩm biển của lao
động và Lewis gọi đây là mức tiền công tối thiểu hay mức tiển công đủ sống cho người
lao động ở khu vực này. Trong điều kiện có dư thừa lao động thì mọi người lao động
trong khu vực nông nghiệp được trả một mức tiền công như nhau và nó chính là mức
tiền công tối thiểu, được tính bằng mức sản phẩm trung bình của lao động.
Khu vực hiện đại hay khu vực công nghiệp Trước hết để tiến hành hoạt động của mình,
khu vực công nghiệp phải lôi kéo được lao động từ nông nghiệp sang. Điều kiện để
chuyển được lao động từ nông thôn ra thành thị là khu vực công nghiệp phải trả cho họ
một mức tiền công lao động cao hơn mức tiền công tối thiểu ở khu vực nông nghiệp hinệ
họ đang được hưởng. Theo Lewis, thì mức tiền công phải trả cao hơn là khoảng 30% so
với mức tiền công tối thiểu.
Khu vực công nghiệp khi thu hút lực lượng từ nông nghiệp sang chỉ phải trả cho họ một
mức tiền công ngang bằng nhau. Cho đến khi khu vực nông nghiệp hết dư thừa lao động.
Nếu khu vực công nghiệp vẫn tiếp tục có nhu cầu thu hút thêm lực lượng lao động thì

2/8


Các mô hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

phải trả một mức tiền công ngày càng lớn hơn. Khi khu vực nông nghiệp hết dư thừa

lao động, quá trình trao đổi giữa hai khu vực ngày càng trở nên bất lợi về phía công
nghiệp. Trong tổng thu nhập tạo nên, tỷ lệ để trả lương có xu hướng tăng lên trong khi
tỷ lệ lợi nhuận để lại có xu hướng giảm dần. Kết quả là hiện tượng bất bình đẳng về kinh
tế có xu hướng giảm đi. Trong trường hợp đó, để giảm sự bất lợi cho công nghiệp, cần
phải đầu tư lại cho cả nông nghiệp nhằm tăng năng suất lao động, giảm cầu lao động ở
khu vực này. Việc rút lao động từ nông nghiệp ra không làm giảm tổng sản phẩm nông
nghiệp, giá nông sản không tăng và sức ép của việc tăng tiền công lao động ở khu vực
công nghiệp giảm đi. Trong điều kiện đó thì cả nông nghiệp và công nghiệp đều cần tập
trung đầu tư theo chiều hướng áp dụng công nghệ hiện đại.
Mô hình của Lewis có những hạn chế, những hạn chế này xuất phát từ chính những giả
định do ông đặt ra có thể không xảy ra trên thực tế: Giả định thứ nhất rằng tỷ lệ lao động
thu hút từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp tương ứng với tỷ lệ vốn tích
lũy của khu vực này. Trên thực tế, khi khu vực công nghiệp thu được lợi nhuận, vốn tích
lũy có thể được thu hút và sử dụng vào những ngành sản xuất sản phẩm có dung lượng
vốn cao và như vậy ý nghĩa của việc giải quyết việc làm cho khu vực nông nghiệp sẽ
không còn nữa. Trong điều kiện nền kinh tế mở, sẽ không có gì đảm bảo rằng nhà tư bản
công nghiệp khi thu được lợi nhuận chỉ có tái đầu tư trong nước, họ phải tìm nơi đầu tư
có lợi nhất và đó rất có thể là đầu tư ra nước ngoài, nơi có giá đầu tư rẻ hơn. Giả định
thứ hai rằng nông thôn là khu vực dư thừa lao động còn thành thị thì không. Trên thực
tế thì thất nghiệp vẫn có thể xẩy ra ở khu vực thành thị. Mặt khác khu vực nông thôn
cũng có thể tự giải quyết tình trạng dư thừa lao động thông qua các hình thức tạo việc
làm tại chỗ mà không cần phải chuyển ra thành phố. Giả định thứ ba rằng khu vực công
nghiệp không phải tăng lương cho số lao động từ nông thôn chuyển sang khi ở đây còn
dư thừa lao động. Trên thực tế, ở các nước đang phát triển mức tiền công khu vực công
nghiệp vẫn có thể tăng lên kể cả khi ở nông thôn có dư thừa lao động vì khu vực công
nghiệp đòi hỏi tay nghề lao động ngày càng cao hơn nên vẫn phải trả một mức tiền công
lao động cao hơn. Ở một số nước hoạt động của tổ chức công đoàn rất mạnh nên họ có
thể tạo ra những áp lực đáng kể để khu vực công nghiệp phải tăng lương cho người lao
động.


Mô hình hai khu vực của trường phái tân cổ điển
Tư tưởng nghiên cứu của các nhà kinh tế thuộc trường phái tân cổ điển là đặt khoa học
công nghiệp là một yếu tố trực tiếp và mang tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế.
Điều này đã giúp họ phê phán quan điểm dư thừa lao động trong nông nghiệp của trường
phái cổ điển và thực hiện những nghiên cứu khác biệt về mối quan hệ công nghiệp với
nông nghiệp trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Mô hình tân
cổ điển về hai khu vực kinh tế được phân tích như sau:

3/8


Các mô hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Khu vực nông nghiệp
Dưới sự tác động của khoa học công nghệ, các nhà kinh tế thuộc trường phái tân cổ điển
cho rằng yếu tố ruộng đất trong nông nghiệp không có điểm dừng, con người có thể cải
tạo và nâng cao chất lượng ruộng đất. Với lập luận đó, đường biểu diễn hàm sản xuất
trong nông nghiệp với yếu tố lao động biến đổi TP = F(L) của trường phái tân cổ điển
sẽ luôn có xu thế dốc lên thể hiện dưới sơ đồ sau:

Đường hàm sản xuất trong nông nghiệp tân cổ điển.
Sơ đồ cho thấy, mọi sự tăng lên của lao động đều dẫn đến tăng sản lượng nông nghiệp,
tức là sản phẩm cận biên của lao động trong khu vực này luôn dương (MP > 0). Điều đó
có nghĩa là sự tăng dân số không phải là hiện tượng bất lợi hoàn toàn và do đó không
có lao động dư thừa để có thể chuyển sang khu vực khác mà không làm giảm đầu ra của
nông nghiệp. Tuy vậy, qua sơ đồ ta thấy mặc dù đường biểu diễn hàm sản xuất trong
nông nghiệp không có phần nằm nganh nhưng độ dốc cũng có xu thế giảm dần, tức là
với một số lượng lao động tăng lên bằng nhau, càng về sau thì mức tăng lên của tổng
sản phẩm ngày càng giảm đi. Biểu hiện trì trệ này được giải thích bởi quy luật lợi nhuận
biên giảm dần theo quy mô, cho dù có sự tác động của khoa học công nghệ nhưng đất

đai trong nông nghiệp vẫn có dấu hiệu giảm đi về số và chất lượng, nên sản phẩm biên
của lao động không bằng 0 nhưng có chiều hướng giảm dần. Mức sản phẩm biên của
lao động trong nông nghiệp luôn dương, điều này cũng có nghĩa là mức tiền công lao
động trong nông nghiệp được trả theo mức sản phẩm cận biên của lao động chứ không
phải trả theo mức sản phẩm trung bình của lao động như mô hình Lewis. Đường cung
lao động trong nông nghiệp cũng luôn có xu thế dốc lên.

4/8


Các mô hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Đường cung lao động trong nông nghiệp.
Trên thực tế vì mức sản phẩm biên của lao động mặc dù không bằng 0 nhưng có xu
thế giảm dần nên đường cung lao động trong nông nghiệp mặc dù không có đoạn nằm
ngang nhưng có độ dốc giảm dần theo quy mô gia tăng lao động sử dụng.
Khu vự công nghiệp
Điều kiện để thu hút lao động: để chuyển lao động từ nông nghiệp sang, khu vực công
nghiệp phải trả một mức tiền công lao động cao hơn mức tiền công của khu vực nông
nghiệp. Hơn thế nữa, mức tiền công phải trả của khu vực công nghiệp sẽ tăng dần lên
theo hướng sử dụng ngày càng nhiều lao động. Mức tiền công khu vực công nghiệp có
xu hướng tăng lên do: Thứ nhất, sản phẩm biên của lao động khu vực nông nghiệp luôn
lớn hơn 0, khi chuyển dịch lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp sẽ làm tăng liên tục
sản phẩm cận biên của lao động cồn lại trong nông nghiệp, cho nên khu vực công nghiệp
phải trả mức tiền công ngày càng tăng. Thứ hai, khi lao động chuyển khỏ nông nghiệp
làm cho đầu ra của nông nghiệp giảm xuống và kết quả là giá cả nông sản ngày càng
cao, tạo ra áp lực phải tăng lương cho người lao động.
Quan điểm đầu tư
Trong điều kiện trên, để cho quá trình trao đổi giữa hai khu vực không tạo ra những
bất lợi ngày càng nhiều cho công nghiệp thì các nhà tân cổ điển cho rằng cần phải đầu

tư cả cho nông nghiệp ngay từ đầu chứ không phải chỉ quan tâm đến đầu tư cho công
nghiệp. Việc đầu tư cho nông nghiệp phải được thể hiện theo hướng nâng cao năng suất
lao động ở khu vực này để mặc dù rút bớt lao động trong nông nghiệp chuyển sang
công nghiệp cũng không ảnh hưởng đến sản lượng lương thực, thực phẩm, giá nông sản
không tăng, giảm sức ép tăng giá tiền công lao động công nghiệp. Mặt khác để giảm bớt
áp lực, khu vực công nghiệp một mặt, cần đầu tư theo chiều sâu để giảm cầu lao đông;
mặt khác, khu vực này cần tập trung đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa xuất khẩu để
đổi lấy lương thực, thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài về. Điều đó làm cho mặc dù
lượng lương thực, thực phẩm sản xuất trong nước có thể giảm đi, nhưng giá nông sản
không tăng do được thay thế bằng nông sản nhập khẩu. Tuy khu vực nông nghiệp không
5/8


Các mô hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

có thất nghiệp nhưng vẫn có biểu hiện trì trệ tương đối so với công nghiệp tức là với
một số lượng lao động bổ sung cho nông nghiệp bằng nhau nhưng mức tổng sản phẩm
gia tăng có xu hướng ngày càng giảm.

Mô hình hai khu vực của Harry T.Oshima
Harry T.Oshima là nhà kinh tế người Nhật, ông nghiên cứu mối quan hệ giữa hai khu
vực dựa trên những đặc điểm khác biệt của các nước Châu Á so với các nước Âu – Mỹ,
đó là nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao, vào thời gian cao điểm của mùa vụ
vẫn có hiện tượng thiếu lao động và lại dư thừa nhiều trong mùa nhàn rỗi.
Ông đồng ý với Lewis rằng khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động, nhưng theo ông
thì điều đó không phải lúc nào cũng xẩy ra, đặc biệt là lúc thời vụ căng thẳng thì khu
vực nông nghiệp còn thiếu lao động. Vì vậy, quan điểm của Lewis cho rằng sự dư thừa
lao động nông nghiệp có thể chuyển sang khu vực công nghiệp mà không làm giảm sản
lượng nông nghiệp là điều không thích hợp với đặc điểm châu Á, nhất là những vùng
lúa nước, ở đây sản lượng nông nghiệp được tạo ra phụ thuộc nhiều vào đỉnh cao của

thời vụ - ở những thời điẻm không có dư thừa lao động Oshima cũng cho rằng về mặt lý
thuyết thì trường phái tân cổ điển hòa toàn đúng khi họ đặt vấn đề ngay từ đầu phải đồng
thời quan tâm đầu tư cho cả hai khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoặc là ông cũng
đồng ý với quan điểm của Ricardo cho rằng một mo hình phát triển phải được bắt đầu từ
hiệu suất nông nghiệp hoặc từ khả năng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp để nhập khẩu
lương thực. Nhưng Oshima cho rằng quan điểm của trường phái tân cổ điển và hướng
thứ 2 trong quan điểm của Ricardo là khó thực hiện được nếu không nói là thiếu thực tế
trong điều kiện của các nước đang phát triển. Oshima đã phân tích mối quan hệ của hai
khu vực trong sự quá độ về cơ cấu từ nền kinh tế do nông nghiệp chiếm ưu thế sang nền
kinh tế công nghiệp.
Oshima đã phân tích quá trình tăng trưởng theo các giai đoạn:
Giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng là tạo việc làm cho thời gian nhàn rỗi theo
hướng tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp.
Ông cho rằng ở các nước châu Á gió mùa là mang tính thời vụ cao, lao động thất nghiệp
mang tính thời vụ lại càng trầm trọng hơn khi sản xuất nông nghiệp mang nặng tính chất
độc canh, nhỏ lẻ phân tán. Vì vậy mục tiêu của giai đoạn đầu trong quá trình tăng trưởng
là giải quyết hiện tượng thất nghiệp thời vụ ở khu vực nông nghiệp. Biện pháp hợp lý
nhất là để thực hiện mục tiêu này là đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, xen canh, tăng
vụ trồng thêm rau, quả, cây lấy củ, mở rộng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi và đánh
bắt cá, trồng cây lâm nghiệp. Hướng phát triển này tỏ ra phù hợp đối với khả năng vốn,
trình độ kỹ thuật của nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn này. Do đó có nhiều việc
làm hơn, thu nhập của nông dân bắt đầu tăng lên, họ có thể chi tiêu nhiều hơn cho giống
mới, phân hóa học, thuốc trừ sâu và công cụ lao động. Đồng thời để nâng cao năng suất
6/8


Các mô hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

lao động và hiệu quả các hoạt động khác, khu vực nông nghiệp cần có sự hỗ trợ của
Nhà nước về các mặt: Xây dựng hệ thống kênh mương, đập tưới tiêu nước, hệ thống vận

tải nông thôn để trao đổi hàng hóa, hệ thống giáo dục và điện khí hóa nông thôn. Theo
đó thực hiện cải tiến các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn. Trong giai
đoạn đầu này, nhu cầu lương thực cho số dân tăng lên là hết sức cần thiết. Việc tăng sản
lượng nông sản sẽ giảm sản lượng nhập khẩu hoặc mở rộng xuất khẩu lương thực, thực
phẩm. Cả hai trường hợp đều nhằm có thêm ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị cho
các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Dấu hiệu kết thức giai đoạn này là khi
chủng loại nông sản sản xuất ra ngày càng nhiều với quy mô lớn, nhu cầu cung cấp các
yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng cao và xuất hiện yêu cầu chế biến nông
sản với quy mô lớn nhằm tăng cường tính chất hàng hóa trong snả xuất nông sản đặt ra
vấn đề phát triển ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ với quy mô lớn.
Giai đoạn hai: Hướng tới việc làm đầy đủ bằng cách đầu tư phát triển đồng thời cả nông
nghiệp và công nghiệp.
Giai đoạn này là đầu tư phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ theo
chiều rộng, cụ thể: tiếp tục thực hiện đa dạng hóa sản xuất cây trồng và vật nuôi trong
nông nghiệp, thực hiện sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, xen canh, tăng vụ, nhằm
tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa ngày càng lớn; Phát triển các ngành công nghiệp
chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống, đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ nhằm tăng cường
số lượng việc làm và nâng cao tính hàng hóa; phát triển các ngành công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp sản xuất nông cụ thường, nông cụ cầm tay, nông cụ cải tiến cho nông
nghiệp, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu,
giống và các yếu tố đầu vào khác cho nông nghiệp. Để đảm bảo hiệu quả các loại hình
phát triển trên đòi hỏi phải có sự hoạt động đồng bộ từ sản xuất vận chuyển, bán hàng
đến các dịch vụ hỗ trợ tài chính tín dụng và các ngành có liên quan khác. Cần thiết phải
hình thành các hình thức tổ chức sản xuất mang tính liên kết sản xuất giữa công nghiệp,
nông nghiệp và cả dịch vụ dưới dạng các trang trại, các tổ hợp sản xuất công – nông
nghiệp, nông – công nghiệp – thương mại … Phát triển nông nghiệp tạo điều kiện mở
rộng thị trường công nghiệp, tạo yêu cầu tăng quy mô sản xuất công nghiệp cũng như
nhu cầu các hoạt động dịch vụ. Khi đó việc di dân từ các khu vực nông thôn đến thành
thị để phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ ngày càng tăng. Dấu hiệu kết
thúc giai đoạn này là tốc độ tăng trưởng việc làm có biểu hiện lớn hơn tốc độ tăng trưởng

lao động, làm cho thị trượng lao động bắt đầu bị thu hẹp, tiền lương thực tế tăng lên.
Giai đoạn sau khi có việc làm đầy đủ: thực hiện phát triển các ngành kinh tế theo chiều
sâu nhằm giảm bớt cầu lao động.
Trong nông nghiệp do quy mô nhu cầu việc làm tăng mạnh dẫn tới tiền công ở khu vực
này cũng được nhích dần lên với tốc độ ngày càng tăng. Do ưu thế của các ngành này cần
vố đầu tư ít vốn, công nghệ dễ học hỏi, thị trường dễ tìm và dễ thâm nhập, có khả năng
cạnh tranh ở thị trường ngoài nước làm cho xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh. Khu vực

7/8


Các mô hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

dịch vụ cũng ngày càng mở rộng. Sự tăng trưởng của khu vực dịch vụ nhằm phục vụ sản
xuất nông nghiệp, các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu và công nghiệp sản xuất
hàng xuất khẩu. Tất cả đã làm cho hiện tượng thiếu lao động trở nên ngày càng phổ biến
trong tất cả các ngành và các khu vực của nền kinh tế. Trong giai đoạn này là phải đầu
tư phát triển theo chiều sâu trên toàn bộ các ngành kinh tế. Một mặt, trong nông nghiệp
cần hướng tới sử dụng máy móc thiết bị thay thế lao động và áp dụng phương pháp công
nghệ sinh học nhằm tăng sản lượng. Các máy cày, gặt đập, phun nước, máy bơm, làm
cỏ, máy sấy, và các phương tiện vận tải cơ giới ngày càng mở rộng và tiết kiệm thời
gian cho người lao động trên đồng ruộng. Trong điều kiện đó khu vực nông nghiệp có
khả năng rút bớt lao động để chuyển sang các ngành công nghiệp ở thành phố mà vẫn
không làm giảm sản lượng nông nghiệp ở nông thôn. Mặt khác, khu vực công nghiệp
tiếp tục phát triển theo hướng thay thế sản phẩm nhập khẩu và hướng về xuất khẩu với
sự chuyển dịch dần về cơ cấu sản xuất sản phẩm.

8/8




×