Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Điều tra và khảo sát đặc điểm sinh học của giống gà Cáy Củm tại Cao Bằng (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.41 KB, 56 trang )

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------

PHAN TRƢỜNG SƠN
Tên đề tài:
ĐIỀU TRA VÀ KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC CỦA GIỐNG GÀ CÁY CỦM TẠI CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi Thú y

Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Lớp

: K43 - CNTY

Khoá học

: 2011 - 2015



Thái Nguyên, 2015


ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------

PHAN TRƢỜNG SƠN
Tên đề tài:
ĐIỀU TRA VÀ KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC CỦA GIỐNG GÀ CÁY CỦM TẠI CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi Thú y

Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Lớp


: K43 - CNTY

Khoá học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Hƣng Quang

Thái Nguyên, 2015


iii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là nội dung rất quan trọng đối với mỗi sinh viên
trước lúc ra trường. Giai đoạn này vừa giúp cho sinh viên kiểm tra, hệ thống
lại những kiến thức lý thuyết và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học,
cũng như vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn sản xuất.
Để đạt được mục tiêu đó, được sự nhất trí của Ban Chủ nhiệm Khoa
Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: ‘‘Điều tra và khảo sát đặc điểm sinh học của giống gà Cáy
Củm tại Cao Bằng”.
Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận sự giúp đỡ tận tình của cán
bộ tại cơ sở, các thầy cô giáo trong Khoa chăn nuôi thú y, đặc biệt là sự
hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Hưng
Quang đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Chăn nuôi
Thú y, các cán bộ làm việc tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Cao Bằng, các cán bộ tại huyện Hòa An, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi vượt
qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu của quá trình thực tập.
Do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế bản khóa luận này

không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý
chân thành của các thầy, cô giáo và toàn thể các bạn bè đồng nghiệp để khóa
luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Phan Trường Sơn


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Số lượng vật nuôi của xã Đức xuân, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng .......27
Bảng 4.2. Tổng số vật nuôi của xã các năm 2013, 2014, tháng 5/2015....................28
Bảng 4.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ...........................................................31
Bảng 4.4. Số lượng đàn gà Cáy Củm tại xã Đức Xuân, huyện Hòa An, tỉnh Cao
Bằng năm 2013, 2014, 5/2015 ..................................................................................32
Bảng 4.5. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh của gà Cáy Củm .............................33
Bảng 4.6. Một số đặc điểm về ngoại hình và màu sắc lông, da (n = 10) ..................34
Bảng 4.7. Kích thước các chiều đo của gà Cáy Củm trưởng thành (n = 6) ..............35
Bảng 4.9. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý của gà Cáy Củm (n = 3) ...........37
Bảng 4.10. Sinh trưởng tích lũy của gà Cáy Củm ....................................................38
Bảng 4.11. Sinh trưởng tuyệt đối của gà Cáy Củm ..................................................39
Bảng 4.12. Kết quả mổ khảo sát đánh giá năng xuất thịt của gà Cáy Củm trưởng
thành ..........................................................................................................................41
Bảng 4.13. Kết quả đánh giá chất lượng thịt gà Cáy Củm (n = 3) ............................41


v
DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà trống và gà mái ...................................39
Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối gà Cáy Củm...............................................40


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẲT
Cs

Cộng sự

Kcal/kg

Kilocalo/kilogram

KL

Khối lượng

M

Mét

TS

Tiến sỹ

STT

Số thứ tự


UBND

Ủy ban nhân dân


vii
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1 MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................1
1.1.1. Mục tiêu của đề tài ...........................................................................................2
1.1.2. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học .....................................................................................................3
2.1.1. Giới thiệu về giống gà Cáy Củm.......................................................................3
2.1.2. Một số đặc điểm về ngoại hình và tập tính của gà ............................................3
2.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của gà ............................................................4
2.2.1. Khái niệm ..........................................................................................................4
2.2.2. Đặc điểm phát triển cơ quan tiêu hóa................................................................5
2.2.3. Đặc điểm về khả năng miễn dịch ......................................................................7
2.3. Đặc điểm tiêu hóa.................................................................................................7
2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gà ...................................10
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP KHẢO SÁT .........14
3.1. Đối tượng khảo sát .............................................................................................14
3.2. Địa điểm và thời gian .........................................................................................14
3.3. Nội dung thực hiện .............................................................................................14
3.4. Phương pháp tiến hành .......................................................................................14
3.4.1. Phương pháp điều tra và theo dõi....................................................................14
3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ........................................................................15

3.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu..................................................................15
3.4.4. Phương pháp sử lý số liệu ...............................................................................18
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................19
4.1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT ................................................................19
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................19
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................21


viii
4.1.3. Tình hình sản xuất tại cơ sở ............................................................................23
4.1.4. Đánh giá chung ...............................................................................................25
4.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT ...........................................26
4.2.1 Nội dung ...........................................................................................................26
4.2.2. Phương pháp....................................................................................................26
4.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất ................................................................................27
4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................31
4.3.1. Kết quả điều tra về đàn gà Cáy Củm tại cơ sở. ...............................................31
4.3.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm ngoại hình của gà Cáy Củm ............................33
4.3.3. Đặc điểm sinh học về chỉ số huyết học của gà Cáy Củm ...............................36
4.3.4. Đặc điểm sinh học về khả năng sinh trưởng của gà Cáy Củm .......................37
4.3.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của gà Cáy Củm ..42
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................44
5.1. Kết luận ..............................................................................................................44
5.2 Đề nghị ...............................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
Phần 1

MỞ ĐẦU
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta là một nước nông nghiệp. Bên cạnh trồng trọt, ngành chăn nuôi
nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng chiếm một vị trí rất quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng
cho con người, ngoài ra còn cung cấp một lượng lớn phân bón cho ngành
trồng trọt và một số sản phẩm phụ cho ngành công nghiệp chế biến.
Chính vì thế, Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới phát triển chăn
nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, nhằm không ngừng nâng cao
năng suất, hiệu quả chăn nuôi, cải thiện đời sống nhân dân.
Trong những năm gần đây, sự du nhập các giống mới, đặc biệt là các
giống nhập nội có năng suất cao đã làm suy giảm nguồn gen của các giống
bản địa một cách nhanh chóng. Hoạt động này đã làm mai một đi nguồn gen
bản địa và gây nên những tổn thất nguồn gen rất đáng tiếc trong bảo tồn đa
dạng sinh học.
Thực tiễn tại nước ta, việc mở rộng giao lưu, giao thông, giao thương và
triển khai mạnh mẽ các chương trình khuyến nông đã mang đến các
giống/dòng vật nuôi mới có năng suất cao đã gây áp lực rất lớn đến những
giống nội địa với năng suất thấp bị giảm dần, thậm chí có những giống/dòng
đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng hoặc bị lai tạp.
Gà Cáy Củm là một giống gà địa phương mới được phát hiện tại Cao
Bằng, theo người dân địa phương thì đây là giống gà không có phao câu, thịt
thơm ngon, nhưng lại ít người biết đến. Hiện nay, giống gà này có mặt tại xã
Đức Xuân, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
Gà Cáy Củm đang ngày mất dần đi, số lượng còn rất ít được nuôi rải rác
tại một số hộ dân của người dân tộc H’mông ở vùng sâu, vùng xa địa hình hẻo


2
lánh. Để mọi người biết về giống gà Cáy Củm và chăn nuôi đạt năng suất,

hiệu quả cao, thì phải biết về những đặc điểm sinh học, tập tính của gà.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn sản xuất, nhằm bảo tồn nguồn gen, khai
thác và phát triển giống gà Cáy Củm, bước đầu chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài ‘‘Điều tra và khảo sát đặc điểm sinh học của giống gà Cáy Củm tại
Cao Bằng’’.
1.1.1. Mục tiêu của đề tài
- Điều tra về đàn gà Cáy Củm tại cơ sở.
- Đánh giá một số đặc điểm sinh học của gà Cáy Củm.
1.1.2. Ý nghĩa của đề tài
 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

Giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa kiến thức đã học, áp dụng vào
thực tế. Đồng thời cung cấp số liệu khoa học cho giảng dạy, chăn nuôi gà nói
riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung.
 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

Kết quả của đề tài là cơ sở cho người chăn nuôi biết được một số đặc
điểm sinh học để áp dụng vào việc chăn nuôi và nhân giống để phát triển
giống gà Cáy Củm quy mô đại trà.


3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Giới thiệu về giống gà Cáy Củm
Gà Cáy Củm hay còn gọi là gà cúp (gà không có phao câu).
Theo báo Tiền phong, 2014 [1]: Gà Cáy Củm đã được nuôi từ lâu đời tại
xã Đức Xuân và Ngũ Lão (huyện Hòa An) và xã Lưu Ngọc (huyện Trà Lĩnh,
Cao Bằng) và rải rác tại một số xã thuộc huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang),

từng được dùng cúng lễ cầu may mắn và là vật linh thiêng trong nhà người
H’Mông. Hiện nay, giống gà này giảm số lượng và chỉ được nuôi xen kẽ rất ít
ở các hộ người H’Mông, vì theo quan niệm của người địa phương, những
ngày giỗ, tết phải ăn và biếu bố mẹ gà trống thiến to béo. Gà Cáy Củm không
đạt yếu tố thẩm mỹ.
2.1.2. Một số đặc điểm về ngoại hình và tập tính của gà
* Đặc điểm về ngoại hình
- Lông
Màu sắc của lông đa dạng giống gà Ri: Màu lông nâu, xám, hoa mơ,
vàng có sọc đen, ánh xanh cánh sả, đen… Lông mượt và nhiều.
Lúc mới nở và còn nhỏ con trống và con mái có màu lông giống nhau.
Khi trưởng thành:
+ Con trống: Màu lông con trống rực rỡ, đẹp mắt. Màu sắc lông đa
dạng: nâu đỏ, xám, nâu, đen, ánh vàng.
+ Con mái: Màu nâu, xám, vàng nâu, đen... Lông mềm sang có màu
nâu, xám, lông trắng sọc đen.
- Đặc biệt là lông đuôi cúp xuống (vì không có phao câu).
- Mào: Mào đơn, mào dâu, màu đỏ.


4
- Tầm vóc: Tầm vóc thanh gọn, thân tương đối ngắn, chân cao vừa
phải, mào bé, xương nhỏ, lông xếp xít vào thân.
- Màu mắt: Đen, nâu.
- Màu dái tai: Trắng đỏ, trắng
- Màu sắc chân: Chủ yếu có màu vàng, có một số màu đen, nâu.
* Đặc điểm về tập tính
Sống theo đàn, tính tình hiền lành, linh hoạt, nhanh nhẹ.
2.1.3. Khả năng sản xuất
Khối lượng gà trưởng thành:

Con trống: 2,0 – 2,5 kg.
Con mái: 1,5 - 2,0 kg.
Tuổi thành dục:
Trống: 150 ngày
Mái: 130 ngày
Tuổi đẻ lứa đầu: 150 ngày
Sản lượng trứng: 13 - 16 quả/lứa, 130 - 150 quả/năm.
Trọng lượng trứng: 40 - 50 gam/quả.
Vỏ trứng thường có màu trắng, một số ít có màu nâu.
Khoảng cách lứa đẻ: Trung bình 20 ngày.
Thời gian ấp nở: 21 ngày
Tỷ lệ ấp nở là: 80%.
2.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của gà
2.2.1. Khái niệm
- Khái niệm sinh trưởng:
Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất do đồng hóa và dị hóa, là sự
tăng lên về chiều cao, chiều dài, chiều ngang, khối lượng của các bộ phận và


5
toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở đặc tính di truyền từ thế hệ trước. “Thực chất
của sinh trưởng chính là tăng trưởng và phân chia của các tế bào trong cơ thể”.
Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992), [6] đã khái quát:
“Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ thông qua trao đổi chất, là
sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ
cơ thể trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước”.
+ Sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ
thể hay từng bộ phận cơ thể tăng lên trong một đơn vị thời gian.
+ Sinh trưởng tương đối: Là phần khối lượng kích thước, thể tích của
toàn cơ thể hay từng bộ phận cơ thể tại thời điểm sinh trưởng sau tăng lên so

với thời điểm sinh trưởng trước.
- Khái niệm phát dục:
Phát dục là một quá trình thay đổi về chất lượng tức là sự thay đổi, tăng
thêm và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của cơ quan, bộ phận trong cơ
thể, nhờ vậy vật nuôi hoàn thiện được các chức năng của cơ thể sống. (Dương
Mạnh Hùng, 2008) [3].)
2.2.2. Đặc điểm phát triển cơ quan tiêu hóa
Theo Nguyễn Duy Hoan, 1998 [2]: Tiêu hóa là quá trình phân giải các
chất dinh dưỡng trong thức ăn từ những hợp chất hóa học phức tạp thành
những hợp chất đơn giản mà cơ thể gia cầm có thể hấp thu và lợi dụng được.
Cơ quan tiêu hóa gồm: Khoang miệng, hầu, thực quản trên, diều, thực
quản dưới, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, manh tràng, trực tràng và lỗ
huyệt, đồng thời có sự tham gia của gan và tụy.
Gà không có môi và răng, hàm ở dạng mỏ chỉ có vai trò lấy thức ăn
chứ không có tác dụng nghiền nhỏ. Mỏ chia làm 3 phần: Đầu mỏ, thân mỏ
và gốc mỏ.


6
Hầu ở giữa khoang miệng và thực quản trên. Khoang mũi và miệng
thông về phía hầu, phía trước hầu có khe hô hấp của thanh quản.
Thực quản chia làm 2 phần: Phần trên bắt đầu từ hầu và tận cùng là ở
diều, phần dưới từ diều đến dạ dày tuyến. Thực quản có dạng ống, đường
kính gà trưởng thành khoảng 7- 9 mm.
Diều là khoảng mở rộng của thực quản ở khoang ngực. Diều được hình
thành trong quá trình phát triển tiến hóa của ống tiêu hóa để dự trữ và chuẩn
bị tiêu hóa thức ăn.
Dạ dày gồm hai phần là dạ dày cơ và dạ dày tuyến
Dạ dày cơ có dạng như hai chiếc đĩa nhỏ úp vào nhau và có thành rất
dày, có màu đỏ thẫm.

Dạ dày tuyến giống như cái bao túi.
Ruột chiều dài của ruột phụ thuộc vào loài, tuổi và đặc điểm thức ăn.
Chiều dài là 170 cm gấp 6 lần chiều dài của thân. Ruột được chia làm 2 phần:
ruột non và ruột già. Trong phần ruột non gồm: Tá tràng, ruột non và hồi
tràng. Ở khoảng giữa phần ruột non có mấu vàng thô sơ phân chia ruột non
với hồi tràng. Phần ruột già có manh tràng và trực tràng. Ruột già không phát
triển, nó do trực tràng thô ngắn và hai manh tràng đổ vào đoạn đầu trực tràng
tạo thành. Trực tràng thông ra lỗ huyệt.
Tuyến tụy nằm ở đoạn vòng tá tràng có dạng dải và màu vàng.
Gan là một trong những tuyến to nhất, gan gà nặng 30 - 40 g. Gan tiết
ra dịch mật đổ vào tá tràng, gan thực hiện chức năng bảo vệ: Tiêu các chất
độc xuất hiện trong máu từ ruột vào dạ dày. Ở giai đoạn bào thai, gan thực
hiện chức năng tạo máu. Gan nằm sau tim, có màu xám hoặc màu vàng.
* Đặc điểm về khả năng điều tiết thân nhiệt
Gà con lúc mới nở còn rất yếu nên chúng cần phải có những điều kiện
môi trường đặc biệt.


7
Do nhiệt độ của cơ thể cao, gà con có lớp lông tơ mỏng manh và khả
năng sinh nhiệt kém nên dễ mất nhiệt, giảm thân nhiệt và chết vì lạnh, vì vậy
cần phải sưởi ấm cho gà con. Tuần đầu tiên gà con yếu nhất, cần ấm và
thoáng khí.
Gà con lúc mới nở khả năng điều tiết thân nhiệt cũng chưa hoàn chỉnh,
thân nhiệt còn chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Gà con có thân
nhiệt thay đổi khi nhiệt độ bên ngoài xuống thấp quá dưới 15 0C hoặc quá cao
trên 380C. Do đó gà con rất ngạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường
bên ngoài (Phạm Văn Hùng, 2004) [5]
2.2.3. Đặc điểm về khả năng miễn dịch
Gà con mới nở có thân nhiệt chưa ổn định, thân nhiệt thấp hơn gà trưởng

thành (380C), khả năng điều tiết thân nhiệt kém, khả năng miễn dịch cũng
kém nên phải có biện pháp phòng bệnh cho gà con từ khi mới nở để tăng khả
năng miễn dịch. Ngay trong tuần đầu, gà con phải tập làm quen với thức ăn,
nước uống và các điều kiện ngoại cảnh rất khác biệt so với môi trường máy
ấp nhằm giúp gà hoàn thiện các chức năng sinh lý để chúng sinh trưởng và
phát triển tốt (Lâm Minh Thuận và cộng sự, (2013) [9])
2.3. Đặc điểm tiêu hóa
- Tiêu hóa ở miệng
Gia cầm tìm thức ăn chủ yếu nhờ vào thị giác và xúc giác, rất ít khi nhờ
vào khứu giác và vị giác. Mỏ gà cấu tạo bằng chất sừng, hình thoi có mép
trơn và nhọn nên rất thích hợp cho việc lấy thức ăn nhỏ và xé rách khối thức
ăn lớn.
Khi thức ăn đi trong khoang miệng, nó được thấm ướt nước bọt để dễ
nuốt. Các tuyến nước bọt của gia cầm phát triển kém. Động tác nuốt ở gia
cầm được thực hiện nhờ chuyển động rất nhanh của lưỡi, khi đó thức ăn được
chuyển rất nhanh vào vùng trên của hầu vào thực quản. Thanh quản được


8
nâng lên phía trước và lên trên, lối vào thanh quản bị ép tới đáy của xương
dưới lưỡi và gốc lưỡi, ngăn không cho thức ăn rơi vào đường hô hấp. Viên
thức ăn thu nhận được ở cuống lưỡi được đẩy vào lỗ thực quản và sau đó, do
những co bóp nhu động của thành thực quản, nó được đẩy vào diều. Ở gia
cầm đói thức ăn được đẩy thẳng vào dạ dày, không qua diều. Trong thành
thực quản có các tuyến nhầy hình ống, tiết ra chất nhầy, cũng có tác dụng làm
ướt và trơn thức ăn khi nuốt.
- Tiêu hóa ở diều
Ở gà diều là một chỗ phình rộng hơn, hình túi. Diều nằm bên phải, chỗ
đi vào khoang ngực, ngay trước chạc ba nối liền 2 xương đòn phải trái. Mặt
ngoài của diều được tiếp xúc trực tiếp với cơ da, cơ này giúp cho nó giãn nở

rộng khi thức ăn rơi vào. Các lỗ dẫn vào và dẫn ra của diều rất gần nhau và có
các cơ thắt. Giữa các cơ thắt lại có ống diều - là một phần của diều. Khi gia
cầm đói, thức ăn theo ống này đi thẳng vào dạ dày, không qua túi diều. Ở gà,
diều chứa được 100 - 120 g thức ăn. Thức ăn ở diều được làm mềm ra, quấy
trộn và được tiêu hoá từng phần bởi các men của thức ăn và các vi khuẩn nằm
trong thức ăn thực vật.
- Tiêu hóa ở dạ dày
Thức ăn từ diều được chuyển vào dạ dày tuyến, nó có dạng ống ngắn,
vách dày, được nối với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ. Vách dạ dày tuyến cấu tạo
gồm màng nhày, cơ và mô liên kết. Bề mặt của màng nhầy có những nếp gấp
dễ thấy, đậm và liên tục.
Dịch dạ dày được tiết vào trong khoang của dạ dày tuyến, có axit
clohidric, enzim và musin. Dịch dạ dày tinh khiết là một chất lỏng không màu
hoặc hơi trắng đục có pH axit. Độ pH của dịch dạ dày ở gia cầm trung bình là
3,0 thường là 2,6. Độ pH sẽ giảm xuống sau khi tiếp nhận thức ăn giàu chất
kiềm, cacbonat canxi, bột xương.


9
Dạ dày cơ (mề) có dạng hình đĩa, hơi bị bóp ở hai bên, nằm ở phía sau
thuỳ trái của gan và lệch về khoang bụng trái. Lối vào và lối ra ở dạ dày cơ rất
gần nhau, nhờ vậy, thức ăn được giữ lại tại đây lâu hơn, chúng sẽ bị nghiền
nát bằng cơ học, trộn lẫn với men và được tiêu hoá dưới tác dụng của các dịch
dạ dày cũng như enzim và chất tiết của vi khuẩn. Dịch tiêu hoá không được
tiết ra ở dạ dày cơ.
Sự co bóp nhịp nhàng của mề xảy ra trong 2 pha: trong pha đầu, 2 cơ
chính co bóp và sau đó là các cơ trung gian (pha thứ 2). Thời gian của mỗi
nhịp co của 2 đôi cơ ở gà trong khoảng 2 - 3 giây, còn cả chu kỳ co bóp là 20
giây. Tần số co bóp phụ thuộc vào độ rắn của thức ăn. Khi ăn thức ăn ướt có 2
lần co bóp, còn thức ăn cứng 3 lần trong 1 phút.

Nếu không có sỏi trong dạ dày cơ thì sự hấp thu các chất dinh dưỡng và
hệ số tiêu hoá thức ăn bị giảm xuống. Ở gia cầm non, việc thiếu sỏi trong dạ
dày làm giảm khối lượng tuyệt đối của dạ dày 30 - 35%. Các cơ của dạ dày sẽ
trở nên nhũn và xuất hiện những vết loét trên màng nhầy.
- Tiêu hóa ở ruột: Quá trình tiêu hoá các chất dinh dưỡng đều xảy ra ở
ruột non gia cầm. Nguồn các men tiêu hoá quan trọng nhất là từ dịch dạ dày,
cùng với mật đi vào manh tràng, chất tiết của các tuyến ruột có ý nghĩa kém hơn.
Thành ruột cũng có lớp nhung mao nhăn nheo. Các tuyến tiêu hoá phân
bố suốt dọc thành niêm mạc ruột.
Ở tá tràng, các chất được tiêu hoá và hấp thu với tốc độ mạnh dưới tác
dụng của mật, tuyến tuỵ và tuyến ruột. Dịch mật được tiết ra từ gan, có màu
xanh lá cây và sánh nhầy.
Tiêu hoá ở ruột già cũng có hai quá trình lên men và thối rữa. Lên men
xảy ra mạnh ở manh tràng, thối rữa ở trực tràng. Manh tràng gia cầm khá phát
triển nên quá trình lên men tương đối mạnh, nhất là những gia cầm ăn nhiều


10
thức ăn thực vật thô sơ. Ruột của gia cầm nói chung tương đối ngắn, thức ăn
lưu lại không quá một ngày đêm.
Đầu cuối của trực tràng đổ vào một xoang chung gọi là xoang tiết niệu
sinh dục. Nó do bốn bộ phận thông với nhau tạo thành. Trực tràng thông với
bộ phận lớn nhất gọi là bộ phận đường phân.
Khi thức ăn chuyển xuống đoạn cuối ruột già, nước được hấp thu
mạnh, phần bã còn lại ở trạng thái đặc, khi đi vào xoang tiết niệu sinh dục nó
hỗn hợp với nước tiểu trở nên sền sệt. Phân gia cầm thải ra ngoài nổi trên mặt
một màu trắng hạt bã đó là các thể urat (muối kết tinh của axit uric).
2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gà
 Giống


Khả năng sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào mỗi dòng, giống và
mỗi cơ thể. Trong cùng điều kiện chăn nuôi, mỗi giống khác nhau có khả
năng sản xuất khác nhau. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs, (1994) [4] thì sự
khác nhau về khối lượng gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn
giống gà hướng trứng 13 - 30%. Giống gà thịt có tốc độ sinh trưởng cao hơn
giống gà kiêm dụng và gà hướng trứng. Chế độ chăm sóc và điều kiện ngoại
cảnh phù hợp với tính trạng sinh trưởng ở mỗi giống sẽ khác nhau.
Giống là yếu tố quan trọng quyết định năng suất của gia cầm. Nên khi
nghiên cứu về sinh trưởng của gà đặc biệt chú ý đến yếu tố giống.
 Tính biệt

Tốc độ sinh trưởng ở động vật nói chung và gia cầm nói riêng còn do
tính biệt quy định, trong đó con trống tốc độ sinh trưởng nhanh hơn con mái.
Theo nghiên cứu của các nhà di truyền học về gia cầm, thì thật sự khác nhau
về khối lượng giữa con trống và con mái là do gen liên kết với giới tính quy
định ở gà trống hoạt động mạnh hơn gà mái.


11
Theo Trần Tuấn Ngọc (dịch) (1984) [7] thì lúc mới nở gà trống nặng
hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng thì sai khác càng lớn. Ở 8 tuần tuổi sự sai khác
về khối lượng giữa gà trống và gà mái là 27%.
 . Độ tuổi

Sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào độ tuổi, nó tuân theo quy luật
sinh trưởng phát dục theo giai đoạn.
Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều và có tính chu kỳ, gia
cầm non có tốc độ sinh trưởng rất cao. Trong thời gian ngắn khối lượng có thể
tăng lên hàng chục lần, về sau tốc độ sinh trưởng giảm dần ở từng độ tuổi, tốc
độ sinh trưởng của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể cũng không đều.

 Tốc độ mọc lông

Theo H.Brandsch và H.Bilchel (1972) [10] cho biết tốc độ mọc lông
cũng là đặc tính di truyền. Tính trạng mọc lông liên quan đến trao đổi chất,
sinh trưởng phát triển của gia cầm. Gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thường
có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn so với gia cầm có tốc độ mọc lông chậm.
 Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố có tác động mạnh đến
tốc độ sinh trưởng cũng như chất lượng thịt, trứng gia cầm. Chúng trực tiếp
ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, vì vậy nghiên cứu chế độ dinh dưỡng
hợp lý cho gia cầm là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.
Dinh dưỡng cho gà thịt bao gồm: Protein, gluxit, lipit, muối khoáng,
vitamin và chất xơ.
+ Ảnh hưởng của protein: Protein là chất cần thiết trong khẩu phần thức
ăn cho gà. Ta cần phải cung cấp đủ protein và cân bằng các axít amin thiết
yếu trong khẩu phần. Nếu thiếu và không cân bằng dẫn đến hậu quả gà chậm
lớn, còi cọc, dễ sinh bệnh. Mặt khác, ta phải phối hợp các nguyên liệu giàu


12
protein có nguồn gốc thực vật và động vật trong khẩu phần như: bột cá, bột
thịt, khô dầu đậu tương, khô dầu mè…
+ Ảnh hưởng của gluxit: Gluxit là chất chủ yếu sinh năng lượng, đảm
bảo cho các hoạt động sống diễn ra bình thường, phải cung cấp đầy đủ gluxit
cho gà để giúp cho quá trình sinh trưởng phát triển diễn ra bình thường. Nếu
thừa gluxit trong khẩu phần ăn của gà dẫn đến hiệu suất tiêu hóa thức ăn thấp
và dễ mắc bệnh ỉa chảy. Nếu thiếu gluxit thì cơ thể huy động lượng gluxit dự
trữ dưới dạng mỡ và một phần trong gan làm cho quá trình trao đổi chất giảm,
gà còi cọc.

+ Ảnh hưởng của lipit: Lipit là một chất được cấu tạo chủ yếu bởi các
axit béo. Nó có tác dụng chủ yếu tham gia cấu tạo tế bào làm mô đệm, cách
nhiệt, dung môi hòa tan một số vitamin: A, D, E, K, cung cấp nước nội sinh
và là nơi dự trữ năng lượng chủ yếu dưới dạng mỡ cho cơ thể gà.
+ Ảnh hưởng của năng lượng: Nhu cầu năng lượng cho gà sinh trưởng
bao gồm năng lượng cho duy trì và năng lượng cho tăng trọng. Deaton, Fallie,
(1976) [11] đã nghiên cứu về các mức năng lượng khác nhau, trong thức ăn
của gà đã đưa ra kết luận rằng mức năng lượng tối ưu cho gà thịt là 3000 3200 Kcal/kg thức ăn.
+ Ảnh hưởng của chất khoáng và vitamin: Khoáng đa lượng (Ca, P, Na,
Cl) có nhiều trong bột xương, bột cá, bột vỏ sũ… Cùng khoáng vi lượng (Fe,
Cu, Co, Mn, I…) có nhiều trong bột máu, bột cá... Các nguyên tố khoáng là
các nguyên liệu xây dựng nên bộ xương tham gia cấu trúc tế bào và tham gia
vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Việc cung cấp đầy đủ chất khoáng
giúp cho gà sinh trưởng và phát triển bình thường.
Vitamin tham gia vào mọi hoạt động sinh lý, sinh hóa trong cơ thể và
đóng vai trò là chất xúc tác, kích thích. Nhu cầu về các loại vitamin ở gà


13
không giống nhau, đối với gà con cần các loại như: A, D 3, E, K, B1, B3, B6,
B12, PP và Colin đối với gà đẻ cần các loại vitamin: A, D, E và Colin.
+ Ảnh hưởng của yếu tố nước: Trong cơ thể nước chiếm 70% khối
lượng cơ thể. Thiếu nước 1 - 2 ngày gà có thể bị chết. Nhiệt độ môi trường
cao gà cần một lượng nước nhiều hơn bình thường, ở 22 0C gà cần một lượng
nước gấp 1,5 - 2 lần lượng thức ăn. Còn nhiệt độ lên 350C thì gà cần một
lượng nước gấp 4,5 - 5 lần lượng thức ăn.
 Các yếu tố khác

Ngoài những yếu tố trên thì sinh trưởng của gia cầm còn chịu ảnh
hưởng của môi trường, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng, độ

thông thoáng và mật độ nuôi. Điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất cho gà sinh
trưởng phát triển là 18 - 210 C.
Khi nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi 10C thì lượng thức ăn tiêu thụ của gà
biến đổi tương đương 2 kcal. Khi nhiệt độ cao gà kém ăn, sinh trưởng chậm,
tỷ lệ chết cao, stress nhiều. Nếu nhiệt độ quá thấp gà kêu nhiều ít ăn uống. Ở
gà non chưa tự điều chỉnh được nhiệt độ cơ thể, sức chống chịu kém. Khi
nhiệt độ môi trường 350C, độ ẩm 60% làm khối lượng cơ thể gà giảm 30 35% (gà trống), 20 - 30% (gà mái) so với điều kiện thích hợp.
Ngoài những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm chúng ta
phải quan tâm tới các yếu tố khác: Sức sống, khả năng kháng bệnh, mật độ
nuôi. Chính những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng
và phát triển của vật nuôi.


14
PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1. Đối tƣợng khảo sát
Đề tài được thực hiện trên đàn gà Cáy Củm.
3.2. Địa điểm và thời gian
- Địa điểm: Xã Đức Xuân, huyện Hòa An
- Thời gian: Từ tháng 12/2014 đến tháng 5/2015.
3.3. Nội dung thực hiện
- Điều tra về số lượng đàn gà Cáy Củm tại xã Đức Xuân - Hòa An Cao Bằng.
- Đặc điểm sinh học về ngoại hình của gà Cáy Củm.
- Đặc điểm sinh học một số chỉ tiêu về chỉ số huyết học và sinh lý của
gà Cáy Củm.
- Đặc điểm sinh học về khả năng sinh trưởng, phát triển của gà Cáy
Củm từ 1 ngày tuổi đến 8 tuần tuổi.
- Đặc điểm sinh học về khả năng sinh sản của gà Cáy Củm ở địa
phương.

3.4. Phƣơng pháp tiến hành
3.4.1. Phương pháp điều tra và theo dõi
- Sử dụng phiếu điều tra phỏng vấn và phân tích số liệu thực tế
- Điề u tra thu thâ ̣p thông tin từ cán bô ̣ kỹ thuâ ̣t của cơ sở.
- Điều tra thu thập thông tin từ các hộ chăn nuôi tại địa phương
- Trực tiế p theo dõi sự sinh trưởng của gà trong thời gian thực tâ ̣p , ghi
chép số liệu cẩn thận theo từng chỉ tiêu, xử lý số liệu bằng thống kê.
- Dùng mắt để quan sát đặc điểm ngoại hình, kết hợp với chụp ảnh
minh họa.


15
- Lấy máu gà đem phân tích chỉ số huyết học tại Bệnh viện trường Y Đại học Thái Nguyên.
- Theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý của gà Cáy củm.
3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
* Chọn mẫu: Chọn gà con khỏe mạnh tiến hành thí nghiệm để tính khả
năng sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tích lũy.
* Bố trí thí nghiệm:
Lấy số gà đã chọn nuôi thí nghiệm.
Bố trí thí nghiệm: Sử dụng 40 gà Cáy Củm một ngày tuổi trong đó có
20 trống và 20 mái. Thí nghiệm được lặp lại 2 lần.
Gà được nuôi nhốt từ 1 ngày tuổi đến tuần thứ 4, từ tuần thứ 5 nuôi gà
theo phương thức thả vườn.
Cân khối lượng gà qua các tuần để xác định khả năng sinh trưởng của
gà. Bước đầu theo dõi khả năng tăng khối lượng của gà Cáy Củm.
3.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu
- Phương pháp đánh giá sự sinh trưởng và phát dục:
Để đánh giá về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi người ta dùng
phương pháp định kỳ cân khối lượng và đo kích thước các chiều cơ thể. Hiện
nay, số lượng gà Cáy Củm còn quá ít, do vậy bước đầu đánh giá sơ bộ khả

năng sinh trưởng của gà Cáy Củm nuôi tại Cao Bằng.
- Phương pháp cân:
Gà Cáy Củm được cân đảm bảo cùng một người cân, loại cân, cùng
điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, chế độ thức ăn, nước uống... và được cân
vào buổi sáng trước khi cho gà thí nghiệm ăn.
Khối lượng gà được cân theo tuần tuổi, để đánh giá được sinh trưởng
của gà.
- Phương pháp đo các chiều


16
Thời điểm đo, có thể cùng thời điểm với cân nhưng chỉ có kết quả tốt
khi đã khá lớn.
+ Sinh trưởng tích luỹ
Sinh trưởng tích lũy chính là khối lượng cơ thể gia cầm qua các giai
đoạn nuôi (thường xác định theo tuần tuổi). Cân vào các thời điểm: Bắt đầu
TN (1 ngày tuổi), 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 tuần tuổi. Cân vào ngày, giờ nhất định
trước khi cho ăn, cân từng con một. Trong thực tế, thường cân gia cầm vào
buổi sáng, trước khi cho ăn, cho uống.
+ Sinh trưởng tuyệt đối
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng cơ thể trong một đơn
vị thời gian giữa hai lần khảo sát, đó là hệ quả được rút ra khi tính toán số liệu
thu được từ sinh trưởng tích luỹ. Trong chăn nuôi gia cầm, người ta thường
xác định sinh trưởng tuyệt đối theo từng tuần tuổi (khối lượng tuần sau trừ
khối lượng tuần trước liền kề) và tính trung bình mỗi ngày trong tuần. Vì vậy,
thông thường đơn vị tính sinh trưởng tuyệt đối là gam/con/ngày
Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức:
P2- P1
A=


t2- t1

Trong đó:
A là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
P1 là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm t1 (g)
P2 là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm t2 (g)
t1 là thời điểm khảo sát trước (ngày tuổi)
t2 là thời điểm khảo sát sau (ngày tuổi)
+ Sinh trưởng tương đối:
Đó là khối lượng gia cầm tăng lên tương đối của lần cân sau so với lần cân
trước. Trong chăn nuôi gia cầm, người ta thường xác định sinh trưởng tương


17
đối theo từng tuần tuổi, đơn vị tính sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm
(%). Công thức tính sinh trưởng tương đối:
R(%) 

P1  P2
 100
(P2  P1 ) / 2

Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%)
P1 là khối lượng cơ thể ở lần cân trước (g)
P2 là khối lượng cơ thể ở lần cân sau (g)
Ngoài ra, còn tính các chỉ số sau:
Tỷ lệ thân thịt:
Tỷ lệ thân thịt (%) =

Khối lượng thân thịt (g)

Khối lượng sống (g)

x100

Tỷ lệ cơ đùi/kl thân thịt:
Tỷ lệ cơ đùi/KL thân thịt (%) =

Khối lượng cơ đùi (g)
Khối lượng thân thịt (g)

x100

Tỷ lệ cơ ngực/KL thân thịt:
Khối lượng cơ ngực (g)

Tỷ lệ cơ ngực/KL thân thịt (%) =

Khối lượng thân thịt (g)

x100

Tỷ lệ cơ đùi/khối lượng sống:
Tỷ lệ cơ đùi/KL sống (%) =

Khối lượng cơ đùi (g)
Khối lượng sống (g)

x100

Tỷ lệ cơ ngực/khối lượng sống:

Khối lượng cơ ngực (g)
Tỷ lệ cơ ngực/KL sống (%) =

Khối lượng sống (g)

Tỷ lệ chết:
Tỷ lệ chết (%) =

Số con chết

Tổng số gà nuôi
- Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt.

x100

x 100


×